Sau khi kết thúc ca bán hàng, nhân viên quầy sẽ được giám sát viên in báo cáo doanh thu bán hàng của ca trực thông qua việc quét thẻ vào hệ thống (chỉ có giám sát viên mới có quyền in báo cáo này)
Độc lập với việc in báo cáo doanh thu của giám sát viên, thu ngân cũng sẽ lập Báo cáo bán hàng hằng ngày của thu ngân gồm các thông tin: doanh thu bán hàng bằng tiền mặt, doanh thu bán hàng thu qua thẻ tín dụng, hàng hóa bị trả lại hay trao đổi, các hóa đơn bị hủy bỏ,
Báo cáo doanh thu bán hàng và Báo cáo bán hàng hằng ngày của thu ngân và tiền sẽ được nộp cho trưởng thu ngân sau mỗi ca bán hàng. Trưởng thu ngân sẽ đối chiếu để kiểm tra 2 bảng báo cáo này, nếu có bất kì một sự chênh lệch nào giữa 2 báo cáo, trưởng thu ngân sẽ đối chiếu với bảng kê chi tiết được in ra từ hệ thống POS. Nếu không có chênh lệch nào, trưởng thu ngân sẽ lập Bảng tóm tắt doanh thu hằng ngày. Ngoài ra, trưởng thu ngân cũng sẽ in Báo cáo hiệu quả làm việc của thu ngân và Báo cáo các nghiệp vụ bất thường từ POS để đối chiếu với số tiền thật thu được.
Tất cả các báo cáo này sẽ được nộp cho cô Hồng – quản lý trung tâm để kiểm tra. Sau khi kiểm tra Báo cáo bán hàng hằng ngày của thu ngân, Bảng tóm tắt doanh thu hằng ngày, Báo cáo hiệu quả làm việc của thu ngân và Báo cáo các nghiệp vụ bất thường, quản lý trung tâm sẽ ký vào Báo cáo bán hàng hằng ngày của thu ngân và bảng tóm tắt doanh thu hằng ngày. Tất cả các báo cáo này sau đó sẽ được gửi lại trưởng bán hàng để lưu trữ.
Hôm sau, trưởng bán hàng sẽ nộp tiền mặt vào ngân hàng và lập Báo cáo tiền gửi ngân hàng hằng ngày. Báo cáo này sẽ được gửi cho cô Hồng để kiểm tra và sau đó sẽ được gửi cho kế toán doanh thu – cô Thanh để đối chiếu và nhập vào hệ thống ghi nhận tiền RCB (receiving cash book).
59 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2399 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy trình đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán tại công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và ban kiểm soát nội bộ.
Cấu trúc của tổ chức và việc phân chia trách nhiệm, quyền hạn.
Chính sách nhân sự và thực tiễn.
Khi tìm hiểu về môi trường kiểm soát tại doanh nghiệp, kiểm toán viên cần phải xem xét từng yếu tố cũng như mối quan hệ giữa các yếu tố, bởi vì sự vắng mặt của bất kì một nhân tố nào cũng có thể làm mất đi sự hữu hiệu của các nhân tố khác. Đặc biệt là để tránh những trường hợp các nhà quản lý chỉ thiết lập các quy định, nội dung cư xử mang tính hình thức nhưng khi thực hiện thì có thể họ lại vi phạm chính các quy định đó nên đòi hỏi trong quá trình tìm hiểu, kiểm toán viên phải chú ý đến bản chất, biểu hiện thực tế của môi trường kiểm soát hơn là hình thức của nó.
Đánh giá rủi ro:
Đánh giá rủi ro là một bộ phận quan trọng trong hệ thống kiểm soát nội bộ, nếu quy trình này được thực hiện hiệu quả thì rất có ích cho việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu của kiểm toán viên. Trong quá trình tìm hiểu về quy trình đánh giá rủi ro của doanh nghiệp, kiểm toán viên cần tập trung vào các rủi ro mà doanh nghiệp đã nhận diện được và xem xét liệu các rủi ro này có khả năng gây ra các sai lệch trọng yếu trên báo cáo tài chính hay không. Trong trường hợp kiểm toán viên xác định được các rủi ro mà quy trình đánh giá rủi ro tại doanh nghiệp không nhận diện được, kiểm toán viên cần phải cân nhắc xem nguyên nhân nào làm doanh nghiệp không phát hiện ra các rủi ro này, từ đó đánh giá sự hiệu quả của quy trình đánh giá rủi ro tại doanh nghiệp.
Thông tin và truyền thông:
Khi tìm hiểu, kiểm toán viên cần tập trung chủ yếu hệ thống thông tin có liên quan đến các mục tiêu báo cáo tài chính (trong đó bao gồm cả hệ thống kế toán), bao gồm các thủ tục được tự động hóa hay thực hiện thủ công và các loại sổ sách nhằm thu thập, phân loại, ghi chép, xử lý, và báo cáo các nghiệp vụ diễn ra trong doanh nghiệp.
Hoạt động kiểm soát:
Giai đoạn này thực hiện việc tìm hiểu các hoạt động kiểm soát ở cấp độ toàn doanh nghiệp thông qua việc xem xét các biểu hiện (so sánh thực tế và dự tính hoặc năm trước), quy trình xử lý thông tin, các hoạt động kiểm soát vật chất và phân công trách nhiệm của doanh nghiệp. Các hoạt động kiểm soát ở mức độ từng quy trình xử lý thì kiểm toán viên có thể thu thập được khi tìm hiểu các quy trình quan trọng hay các nghiệp vụ quan trọng và khi tìm hiểu các thành phần khác có liên quan của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Giám sát:
Cũng giống như tìm hiểu về hoạt động kiểm soát, các giám sát liên quan đến toàn bộ doanh nghiệp thì có thể tìm hiểu tại bước này còn các giám sát đối với từng quy trình cụ thể thì có thể thu thập khi tìm hiểu về các quy trình nghiệp vụ quan trọng.
Một trong những hoạt động kiểm soát quan trọng nhất là hoạt động kiểm toán nội bộ. Khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, cũng cần phải tìm hiểu về chức năng kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp bao gồm sự hiệu quả của hoạt động kiểm toán nội bộ và ảnh hưởng chung của nó tới hệ thống kiểm soát nội bộ. Khi muốn sử dụng các kết quả của kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên cần kiểm tra và đánh giá các kết quả đó để đảm bảo về sự phù hợp của chúng đối với các mục tiêu của kiểm toán viên.
Tìm hiểu ảnh hưởng của tin học đến kiểm soát nội bộ ở mức độ tổng thể
Ngoài việc tìm hiểu 5 bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên cần tìm hiểu sự ảnh hưởng của tin học đến kiểm soát nội bộ ở mức độ tổng thể trong trường hợp doanh nghiệp tin học hóa:
Tổ chức, mức độ phức tạp của các thiết bị thông tin.
Sự tin cậy của doanh nghiệp đối với hệ thống thông tin.
Sự đầy đủ của các nguồn thông tin.
Công tác đào tạo cán bộ tin học.
Quá trình doanh nghiệp đánh giá rủi ro của quy trình xử lý thông tin.
Sự tin cậy của doanh nghiệp đối với hệ thống thông tin trong quá trình kiểm soát.
Sự tồn tại và đầy đủ của các quy định bảo mật, lưu trữ và truy cập…
Nhận diện rủi ro có sai lệch trọng yếu do gian lận
Để nhận diện những rủi ro có sự trình bày sai sót trọng yếu do gian lận, kiểm toán viên cần phải có các thông tin cần thiết thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:
Thực hiện phỏng vấn ban giám đốc, ban kiểm soát, kiểm soát nội bộ và những người khác trong doanh nghiệp để có được đánh giá của họ về rủi ro có gian lận và cách các rủi ro đó được kiểm soát.
Thảo luận giữa các thành viên trong nhóm kiểm toán.
Cân nhắc các mối quan hệ bất thường đã được nhận diện trong khi thực hiện thủ tục phân tích ở giai đoạn lập kế hoạch.
Cân nhắc việc tồn tại của một hay nhiều yếu tố rủi ro về gian lận.
Cân nhắc các thông tin khác có thể hữu ích trong việc nhận diện những rủi ro có sự sai lệch trọng yếu do gian lận.
(một số nhân tố cần cân nhắc khi nhận diện rủi ro do gian lận được đính kèm trong phần phụ lục – bảng 4, phần B)
Sau khi thu thập được các thông tin ở trên, kiểm toán viên sẽ sử dụng các thông tin đó để xác định loại rủi ro, khả năng xảy ra rủi ro, rủi ro đó có khả năng gây ra sai lệch trọng yếu không, và rủi ro đó tác động đến tổng thể báo cáo tài chính hay chỉ ảnh hưởng đến một tài khoản hay một cơ sở dẫn liệu nào đó. Đồng thời khi nhận diện các rủi ro, kiểm toán viên cần xem xét các tài khoản nào trên báo cáo tài chính có rủi ro tiềm tàng cao để tập trung nhận diện các sai lệch trọng yếu có liên quan đến tài khoản đó.
Phản ứng trước rủi ro có gian lận
Với mỗi rủi ro có sai lệch trọng yếu do gian lận, kiểm toán viên sẽ có một phản ứng thích hợp. Phản ứng của kiểm toán viên chịu ảnh hưởng bởi bản chất và tầm quan trọng của rủi ro đã nhận diện và sự đánh giá về chương trình và thủ tục kiểm. Thông thường, phản ứng của kiểm toán viên có thể ảnh hưởng toàn diện đến phương pháp kiểm toán, hoặc ảnh hưởng đến nội dung, thời gian và phạm vi của những thủ tục kiểm toán được thực hiện.
Đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ ở mức độ tổng thể
Kiểm toán viên sẽ tiến hành đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ ở mức độ tổng thể sau khi đã tìm hiểu từng bộ phận cấu thành. Kết quả đánh giá này sẽ hỗ trợ cho kiểm toán viên trong việc đánh giá tổng hợp rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cũng như hỗ trợ cho việc quyết định chiến lược tiếp cận và thời gian kiểm toán. Không có một công thức hay tiêu chuẩn chung nào để đánh giá khi nào hệ thống kiểm soát nội bộ là hữu hiệu hay không, việc đánh giá thường là chủ quan và phụ thuộc vào sự xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Do đó, công việc này sẽ được thực hiện bởi các kiểm toán viên cao cấp, nhiều kinh nghiệm. Thông thường, khi cân nhắc các yếu tố để đi đến kết luận về sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên thường đặt ra câu hỏi: “Sai sót có thể xảy ra ở đâu?”. Nếu nhận thấy năm bộ phận của kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả, kiểm toán viên sẽ đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ở mức độ tổng thể là hữu hiệu. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng trong một số trường hợp, mặc dù kiểm toán viên không nhận thấy bất kì sự không hiệu quả nào liên quan đến các bộ phận của kiểm soát nội bộ thì kiểm soát nội bộ của toàn hệ thống vẫn có thể không hữu hiệu hoặc không được thực hiện như thiết kế ban đầu. Do đó, việc đánh giá này đòi hỏi rất nhiều sự cân nhắc của kiểm toán viên.
Xác lập mức trọng yếu
Thông thường cơ sở để xác lập mức trọng yếu là lợi nhuận trước thuế với các tỷ lệ cụ thể như sau:
PM = 5% * Lợi nhuận trước thuế
TE = 50% * PM
SAD = 5% * PM
Việc thực hiện sẽ được thông qua phần mềm theo bảng sau:
A
Trong đó:
Kiểm toán viên lựa chọn cơ sở xác lập mức trọng yếu
B
Khi lợi nhuận trước thuế không được xem là cơ sở thích hợp để thiết lập PM, kiểm toán viên sẽ đưa ra cơ sở khác (tài sản lưu động, nguồn vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế, doanh thu, …)
C
Phương pháp để có được số liệu cho cơ sở xác định PM.
D
Phương pháp xác định khác ngoài cơ sở dự đoán và lý do của lựa chọn đó.
E
Kiểm toán viên lựa chọn loại hình công ty (công ty đã niêm yết hay chưa?)
F
Kiểm toán viên đưa ra giá trị mức trọng yếu.
G
Khi lựa chọn giá trị lớn hơn mức thấp nhất (5%), kiểm toán viên sẽ đưa ra lý do cho sự lựa chọn của mình.
H
Kiểm toán viên đưa ra tỷ lệ của mức trọng yếu ở mức độ khoản mục.
I
Lý do kiểm toán viên chọn tỷ lệ của TE là 75% của PM.
K
Mức sai sót không đáng kể (SAD).
L
Giá trị của sai sót không đáng kể.
Nhận diện các tài khoản trọng yếu và cơ sở dẫn liệu liên quan
Từ những thông tin thu thập được trong quá trình tìm hiểu khách hàng hoặc sự hiểu biết về những thay đổi trong năm kiểm toán như: sự thay đổi các yếu tố kinh doanh, thay đổi trong hệ thống kiểm soát nội bộ, sự phân tích về thông tin tài chính và phi tài chính, …, kiểm toán viên sẽ tiến hành việc nhận diện các tài khoản hoặc nhóm tài khoản trọng yếu nhằm xây dựng thủ tục kiểm toán các tài khoản này. Nếu nhận diện tài khoản là không trọng yếu, hoặc không đến mức trọng yếu kiểm toán viên cần phải đưa ra lý do hỗ trợ cho kết luận của mình. Tại Ernst & Young, có 3 mức đánh giá:
Không trọng yếu: các tài khoản hoặc nhóm tài khoản được kiểm toán viên đánh giá là không trọng yếu khi mức độ phức tạp của các tài khoản hoặc nhóm tài khoản không cao và số dư không vượt quá mức TE.
Không đến mức trọng yếu: bao gồm các tài khoản có mức độ phức tạp không cao nhưng số dư đã vượt quá mức TE.
Trọng yếu: kiểm toán viên sẽ đánh giá là trọng yếu khi mức độ phức tạp của các tài khoản cao và số dư vượt quá mức TE.
Tìm hiểu, đánh giá các nghiệp vụ chính và các thủ tục kiểm soát liên quan
Tìm hiểu, đánh giá các nghiệp vụ chính:
Mục đích của thủ tục này là nhằm tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ở mức độ chi tiết để đánh giá các yếu tố rủi ro ở mức độ khoản mục, xem xét sự ảnh hưởng của các chu trình nghiệp vụ lên báo cáo tài chính nhằm nhận diện các sai sót có thể xảy ra liên quan đến mục tiêu kiểm toán. Các loại nghiệp vụ phát sinh thường xuyên, không thường xuyên, nghiệp vụ ước tính là các vấn đề chính kiểm toán viên cần tìm hiểu trong bước này. Thêm vào đó, kiểm toán cũng cần phải xác định một số vấn đề liên quan như:
Các tài khoản và các nhóm tài khoản quan trọng ảnh hưởng đến quy trình nghiệp vụ kiểm toán viên muốn tìm hiểu.
Những rủi ro tiềm tàng liên quan đến các tài khoản đó.
Những quy trình chính và những ứng dụng thông tin xử lý các quy trình nghiệp vụ, …
Việc tìm hiểu, đánh giá các nghiệp vụ chính sẽ được thực hiện thông qua việc phỏng vấn nhân sự liên quan, xem xét các văn bản hướng dẫn của doanh nghiệp, quan sát các phương pháp xử lý và lưu đồ.
Xem xét các sai sót có khả năng xảy ra:
Kiểm toán viên sẽ tìm hiểu quy trình từ khi bắt đầu đến khi ghi nhận, xử lý và báo cáo của các loại nghiệp vụ quan trọng để nhận diện các sai sót có khả năng xảy ra cần phải có thủ tục kiểm soát. Tại các điểm chính của quy trình, kiểm toán viên đặt câu hỏi: “Sai sót nào có thể xảy ra?” (“What could go wrong?”) nhằm nhận diện các sai sót có thể gây ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm toán. Từ việc xác định các điểm trong quy trình cần phải có thủ tục kiểm soát, kiểm toán viên sẽ đưa ra thêm một số câu hỏi cho khách hàng nhằm xác định các thủ tục kiểm soát thích hợp. Nếu việc xác định các điểm trong quy trình có thể xảy ra sai sót càng chi tiết thì khả năng kiểm toán viên có thể tập trung vào các thủ tục kiểm soát quan trọng càng cao.
Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát:
Sau khi đã có hiểu biết đầy đủ về những quy trình chủ yếu, kiểm toán viên sẽ tìm hiểu các thủ tục kiểm soát mà khách hàng tiến hành nhằm đảm bảo sẽ không có khả năng xảy ra sai sót trọng yếu. Các thủ tục kiểm soát này được thiết kế dưới nhiều hình thức khác nhau tùy theo mục tiêu cũng như đặc điểm của từng doanh nghiệp.
Việc tìm hiểu các thủ tục kiểm soát sẽ được thực hiện thông qua phỏng vấn những người liên quan trong quy trình, xem xét tài liệu và chứng từ liên quan. Phạm vi tìm hiểu các thủ tục kiểm soát này phụ thuộc vào việc kiểm toán viên có quyết định dựa vào các thủ tục kiểm soát hay không; mức độ phức tạp của quy trình, mức độ ứng dụng tin học hóa của quy trình, khả năng xảy ra sai sót và mức độ trọng yếu của các tài khoản bị ảnh hưởng bởi các quy trình.
Walk – through:
Phép thử walk – through được thực hiện thông qua việc xem xét tài liệu, phỏng vấn nhân viên tham gia vào quy trình và hiểu biết của họ về các yêu cầu công việc, xem xét liệu các thủ tục của quy trình và thủ tục kiểm soát liên quan có hoạt động bình thường hay không. Kiểm toán viên cũng sẽ tìm hiểu liệu có ngoại lệ nào so với quy trình và thủ tục kiểm soát đã được quy định hay không, có bất kì sai biệt nào giữa những hiểu biết của kiểm toán viên về quy trình (cho đến thời điểm hiện tại) với những gì diễn ra trong thực tế.
Đánh giá về hiệu quả của các thủ tục kiểm soát và xem xét khả năng có thể tin cậy vào thủ tục kiểm soát hay không
Việc đánh giá này được thực hiện sau khi kiểm toán viên đã có những hiểu biết đầy đủ về các nghiệp vụ chính cũng như các thủ tục kiểm soát có liên quan của doanh nghiệp nhằm xác định liệu doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết hay chưa, hoặc nếu doanh nghiệp đang tiến hành đầy đủ các thủ tục kiểm soát cần thiết thì liệu các thủ tục đó có hữu hiệu trong việc giảm thiểu rủi ro có sai sót trọng yếu xảy ra hay không?
Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Thử nghiệm kiểm soát được thực hiện nhằm thu thập thêm bằng chứng, tăng độ tin cậy của kiểm toán viên đối với các thủ tục kiểm soát tại doanh nghiệp.
Thử nghiệm kiểm soát được thực hiện bằng sự kết hợp giữa bốn phương pháp sau:
Phỏng vấn: kiểm toán viên đặt câu hỏi cho nhà quản lý hoặc nhân viên về cách thức hệ thống kiểm soát được thực hiện nhằm xác nhận các thủ tục kiểm soát thực sự hoạt động.
Quan sát: được thực hiện nhằm thu thập bằng chứng về các hoạt động kiểm soát nhưng không ghi nhận trên tài liệu như quan sát tờ séc có được cất giữ an toàn?, ...
Kiểm tra các bằng chứng cụ thể: được áp dụng đối với các hoạt động kiểm soát để lại dấu vết như sự xét duyệt của nhà quản lý, …
Thực hiện lại: kiểm toán viên sẽ thực hiện lại một số hoạt động kiểm soát hoặc kiểm tra lại sự chính xác của các dữ liệu cơ sở.
Kiểm toán viên thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát cho những thủ tục kiểm soát mà kiểm toán viên dự định sẽ làm giảm các thử nghiệm cơ bản.
Đánh giá rủi ro kết hợp
Đánh giá rủi ro tiềm tàng
Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng được thực hiện trên các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính và dựa vào xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Những thông tin thu thập được trong quá trình tìm hiểu về khách hàng, đặc điểm kinh doanh và xu hướng của nền kinh tế đối đối với khách hàng kiểm toán năm đầu tiên hoặc sự hiểu biết từ cuộc kiểm toán năm trước sẽ cung cấp cho kiểm toán viên những bằng chứng hỗ trợ cho việc đánh giá rủi ro tiềm tàng. Kiểm toán viên sẽ đánh giá rủi ro tiềm tàng đến các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính là “cao” hoặc “thấp”.
Cao: khi kiểm toán viên nhận diện được các sai sót trọng yếu hay những yếu tố khác làm kiểm toán viên tin rằng có khả năng cao về những sai sót trọng yếu.
Thấp: khi kiểm toán viên nhận diện được các nhân tố khiến kiểm toán viên tin rằng rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu là thấp.
Đánh giá rủi ro kiểm soát
Kiểm toán viên tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát cho mỗi cơ sở dẫn liệu có liên quan đến tài khoản hay nhóm tài khoản quan trọng dựa trên đánh giá của kiểm toán viên về sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát đến chu trình nghiệp vụ đó. Rủi ro kiểm soát được đánh giá ở 3 mức độ:
Thấp: khi kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát là hữu hiệu và thực hiện đầy đủ các thử nghiệm kiểm soát để xác định rằng hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hữu hiệu trong thực tế.
Trung bình: khi kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát là hữu hiệu và thực hiện giới hạn các thử nghiệm kiểm soát.
Cao: khi kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ không hữu hiệu hay kiểm toán viên không kiểm tra được.
Đánh giá rủi ro kết hợp
Việc đánh giá rủi ro kết hợp được dựa trên sự đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thông qua ma trận sau:
RỦI RO KIỂM SOÁT
Thấp
Trung bình
Cao
RỦI RO TIỀM TÀNG
Thấp hơn
Tối thiểu
Thấp
Trung bình
Cao hơn
Thấp
Trung bình
Cao
Bốn mức độ của rủi ro kết hợp gồm:
Tối thiểu: kiểm toán viên có những bằng chứng đáng kể cho rằng những sai sót trọng yếu của cuộc kiểm toán không có khả năng xảy ra. Khi đó, kiểm toán viên chỉ cần thực hiện các thủ tục phân tích kết hợp với kiểm tra một vài khoản mục lớn để đạt được mục tiêu kiểm toán.
Thấp: kiểm toán viên có bằng chứng để chứng minh rằng các sai sót trọng yếu sẽ không xảy ra, tuy nhiên những bằng chứng này không có độ tin cậy cao.
Trung bình: kiểm toán viên có bằng chứng để chứng minh rằng ít có khả năng xảy ra sai sót trọng yếu trong cuộc kiểm toán.
Cao: kiểm toán viên có bằng chứng để tin rằng có những sai lệch trọng yếu của cuộc kiểm toán sẽ xảy ra hoặc những bằng chứng không hữu hiệu để kết luận ngược lại. Trong trường hợp này, hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá ở mức độ không hiệu quả. Do đó, toàn bộ chương trình kiểm toán sẽ dựa trên các thử nghiệm cơ bản.
2.3 KHẢO SÁT VIỆC VẬN DỤNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN CỦA MỘT HỒ SƠ KIỂM TOÁN TIÊU BIỂU
2.3.1 Giai đoạn tiền kế hoạch
Đây là khách hàng đã được Ernst & Young kiểm toán năm trước nên phần sơ lược về khách hàng sẽ giới thiệu các thông tin về khách hàng đã thu thập năm trước và cập nhật một số thay đổi trong năm hiện hành.
Giới thiệu về khách hàng:
Tên khách hàng: Công ty Trách nhiệm hữu hạn ABC Việt Nam (sau đây sẽ được gọi tắt là “Công ty”)
Đây là công ty 100% vốn nước ngoài , được thành lập tại Việt Nam bởi tập đoàn ABC Malaysia theo Giấy phép đầu tư số 2439/GP do Bộ kế hoạch và đầu tư cấp ngày 24 tháng 12 năm 2004
Trụ sở chính của công ty đặt tại số 45 đường D, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Các hoạt động chính:
Thiết kế các sản phẩm thời trang (quần áo, giày dép, nữ trang, …), bao gồm cả việc cung cấp dịch vụ thiết kế cho các doanh nghiệp trong nước nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, giao gia công và giám sát việc sản xuất các sản phẩm thời trang gồm có hàng may mặc, giày dép, đồ trang sức.
Thúc đẩy việc xuất khẩu các sản phẩm thời trang, hàng công nghiệp, thực phẩm chế biến và nông sản của Việt Nam.
Thí điểm thành lập Trung tâm mua sắm hiện đại ABC tại số 45 đường D, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh để bán buôn, bán lẻ các sản phẩm thời trang, mỹ phẩm, quần áo, đồ trang sức, giày dép, sản phẩm da, dụng cụ sử dụng điện, đồ dùng gia đình, văn phòng phẩm, đồ chơi, quà tặng, vật dụng vệ sinh, thực phẩm và hàng tiêu dùng.
Kinh doanh các sản phẩm mua trực tiếp từ trong nước (các nhà sản xuất công nghiệp, nhà sản xuất khác, từ nhà phân phối, nhà nhập khẩu) và nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm trong nước không sản xuất được (với tỷ lệ nhập khẩu không quá 5% tổng giá trị hàng hóa tại trung tâm).
Cung cấp các dịch vụ có liên quan trong trung tâm mua sắm như ăn uống, giải khát, vui chơi…
Cho thuê lại mặt bằng đối với các dịch vụ liên quan tại trung tâm mua sắm.
Các thay đổi trong năm hiện hành:
Mở rộng kinh doanh: một trung tâm mua sắm mới được thành lập tại E Plaza.
Công ty có một công ty con là Công ty trách nhiệm hữu hạn ABC Hà Nội (“Công ty con”). Công ty con là một công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, trong đó công ty ABC sở hữu 49% vốn đầu tư và có quyền kiểm soát công ty con theo điều lệ của công ty con.
Nhân sự: số lượng nhân sự trung bình trong năm là 186 người bao gồm 7 nhà quản trị (năm trước là 187 người gồm 8 nhà quản trị)
Đánh giá sơ bộ rủi ro khách hàng và quyết định chấp nhận hay từ chối khách hàng:
BẢNG 2.3: BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ RỦI RO VÀ KHẢ NĂNG CHẤP NHẬN KHÁCH HÀNG
Phần 1: Thông tin cơ bản về khách hàng:
Tên khách hàng
Loại hình doanh nghiệp
Các hoạt động chính
(các phần này đã được giới thiệu trong phần tìm hiểu khách hàng)
Tình hình tài chính của khách hàng trong hai năm gần nhất
ĐVT: ngàn đồng Việt Nam
Năm tài chính
Tổng tài sản
Tổng nợ
Vốn chủ sở hữu
Tổng doanh thu
Lãi/Lỗ trước thuế
30/6/07
164.187.077
85.906.812
78.280.265
121.022.655
12.873.961
30/6/08
238.943.043
78.282.925
160.660.118
146.854.390
28.838.730
Đánh giá mức độ sử dụng báo cáo tài chính và rủi ro kinh doanh:
Có Không N/A
Khách hàng có những khoản nợ công chúng hoặc phát £ T £
hành cổ phiểu không
Khách hàng có những dấu hiệu cổ phần hóa trong thời £ T £
gian tới không?
Khách hàng có được phân loại là rủi ro kinh doanh năm £ T £
trước không?
Nếu trả lời “Có” cho những câu hỏi trước, khách hàng có phụ £ £ T
thuộc vào chương trình giám sát gần đây không?
Ý kiến kiểm toán năm trước: chấp nhận toàn phần
Phần 2: Đánh giá sơ bộ rủi ro khách hàng:
Trong những ngành dưới đây, khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nào?
£ Ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm thông thường, môi giới bảo hiểm và môi giới chứng khoán.
£ Bảo hiểm nhân thọ, mua bán bất động sản, mua bán vật liệu.
£ Hoạt động du lịch, quỹ trợ cấp, công ty đầu tư và những doanh nghiệp khác mà chấp nhận những khoản tiền hoặc thế chấp của khách hàng.
R Những lĩnh vực khác.
Hình thức sở hữu của khách hàng?
Công ty 100% vốn nước ngoài
Từ nào diễn đạt rõ nhất về ban giám đốc của khách hàng?
Có cấu trúc tổ chức và hoạt động
Chính sách kế toán của khách hàng
Thận trọng
Đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ?
Mạnh và hữu hiệu
Quy mô của khách hàng? (chỉ sử dụng chỉ tiêu doanh thu vì lĩnh vực hoạt động của công ty không nằm trong lĩnh vực nhạy cảm như đã đề cập ở trên)
8 triệu USD – 75 triệu USD
Mức độ nợ và đòn bẩy tài chính của khách hàng?
Trung bình
Có sự nghi ngờ nào về khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng không?
Không
Mối quan hệ giữa ban giám đốc và kiểm toán viên?
Tốt
Động cơ của khách hàng để khai khống doanh thu/ tài sản thuần?
Trung bình
Khách hàng có cố tình làm sai?
Chúng ta không nghi ngờ gì về điều này
Khách hàng có xu hướng lính líu đến việc kiện tụng?
Khả năng bị kiện tụng là rất hiếm
Mức độ chủ quan trong việc xác định kết quả?
Trung bình
Khách hàng có ban giám đốc độc lập/ không tham gia điều hành không?
Có
15a.Năng lực điều hành của ban giám đốc điều hành?
Tốt
15b.Năng lực của giám đốc tài chính/ trưởng phòng tài chính?
Tốt
TỔNG ĐIỂM: 30/380
Kiểm toán viên đánh giá rủi ro của khách hàng này ở mức “thấp” và không tiếp tục câu hỏi ở bảng 3 – phụ lục.
Phần 3: Đánh giá việc chấp nhận khách hàng:
Có Không N/A
Tính chính trực của ban giám đốc: chúng ta có bất cứ lý do gì để nghi ngờ tính chính trực của ban giám đốc hay không, ngay cả trong mối quan hệ với bên thứ ba hoặc với chính chúng ta? (nếu có chúng ta sẽ không tiếp tục quan hệ)
Rủi ro về công ty: có bất kỳ rắc rối nào về phía khách hàng có thể dẫn đến công ty sẽ bị mất tiền do kiện tụng hay do phải chịu sự mất mát về danh tiếng không? (nếu có, khách hàng sẽ được phân loại là tồn tại rủi ro kinh doanh và chúng ta sẽ không được tiếp tục quan hệ)
Khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng của chúng ta: chúng ta có bất kỳ lý do gì để nghi ngờ sự độc lập của chúng ta và khả năng cung cấp dịch vụ có chất lượng?
Cam kết về kinh tế: có rủi ro gì về việc chúng ta thu được ít phí hơn?
Sự hài lòng từ mối quan hệ: có bất kỳ sự tác động nào làm ảnh hưởng đến mối quan hệ lâu dài với khách hàng?
Lần đầu tiên đánh giá việc chấp nhận khách hàng này: nếu đây là khách hàng lần đầu, liệu có sự khác biệt nào giữa kinh nghiệm và thông tin đã biết và hiểu tại thời điểm chấp nhận kiểm toán?
Mô tả sơ lược rủi ro khách hàng: số điểm ở phần 2 đạt 50 hoặc hơn?
£ T £
£ T £
£ T £
£ T £
£ T £
£ T £
£ T £
Từ việc cập nhật những thay đổi của khách hàng và những thông tin thu thập được ở bàng trên, kiểm toán viên thấy rủi ro của khách hàng này là thấp và quyết định tiếp tục ký hợp đồng với khách hàng này.
2.3.2 Giai đoạn lập kế hoạch
Tìm hiểu thông tin về khách hàng
Tìm hiểu bản chất của doanh nghiệp
Hình thức công ty
Các hoạt động chính
(đã trình bày ở phần tiền kế hoạch)
Chính sách kế toán chủ yếu:
Các báo cáo theo luật quy định: công ty tuân theo những quy định và yêu cầu của hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam
Các báo cáo cho tập đoàn: công ty sẽ áp dụng Malaysia GAAP.
Hình thức sổ kế toán áp dụng được đăng ký của công ty là Chứng từ ghi sổ.
Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 và kết thúc vào ngày 30 tháng 6 của năm tiếp theo
Tìm hiểu về môi trường công nghệ thông tin: các phần mềm được ứng dụng tại ABC bao gồm: hệ thống ghi nhận doanh thu (POS), phần mềm kế toán, phần mềm tính lương, phần phềm thương mại. Các phần mềm này được cung cấp từ tập đoàn tại Malaysia.
Tìm hiểu tình hình thị trường và các nhân tố tác động
Xu hướng kinh tế chung và điều kiện kinh tế trong nước: Việt Nam đã đạt được những thành công nổi bật và đáng khích lệ về mặt kinh tế - xã hội trong những năm gần đây với tốc độ phát triển GDP cao trong khu vực châu Á. Bằng việc đưa ra các chính sách và thủ tục mở rộng hơn, tỉ lệ vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng.
Xu hướng ngành công nghiệp và các đối thủ cạnh tranh: Bên cạnh sự gia tăng nhanh chóng của các siêu thị trong những năm gần đây, các trung tâm mua sắm cao cấp chỉ mới bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam như: Diamond Plaza, Zen Plaza, … ABC Plaza ra đời là một dấu hiệu tốt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quy trình đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán tại công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam.doc