MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA 2
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA 2
1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA 3
1.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA QUA CÁC NĂM 5
1.4. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA 6
1.5. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA 6
1.6. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA 9
1.6.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 9
1.6.2. Đặc điểm vận dụng các chế độ kế toán 10
1.6.2.1. Đặc điểm vận dụng các chính sách kế toán 10
1.6.2.2. Đặc điểm tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 10
1.6.2.3. Đặc điểm tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 10
1.6.2.4. Đặc điểm tổ chức hệ thống sổ kế toán 10
1.6.2.5. Đặc điểm tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 12
1.7. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA 12
1.7.1. Đặc điểm về quy trình kiểm toán tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA 12
1.7.1.1. Thực hiện các công việc trước kiểm toán 14
1.7.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể 16
1.7.1.3. Lập kế hoạch kiểm toán cụ thể 18
1.7.2.4. Thực hiện kiểm toán 18
1.7.2.5. Kết luận và lập báo cáo kiểm toán 21
1.7.1.6. Thực hiện các công việc sau kiểm toán 22
1.7.2. Đặc điểm tổ chức hệ thống hồ sơ kiểm toán tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA 23
1.7.3. Đặc điểm hệ thống kiểm soát chất lượng tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA 25
1.7.3.1. Phân công trách nhiệm cho các nhân viên nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn 25
1.7.3.2. Xây dựng và tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách về kiểm soát chất lượng 27
PHẦN II. ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN DCPA 29
2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU, RỦI RO CỦA CÔNG TY DCPA 29
2.1.1. Đánh giá rủi ro, trọng yếu trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán tại công ty DCPA 29
2.1.1.1. Đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 29
2.1.1.2. Đánh giá trọng yếu trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 34
2.1.2. Đánh giá rủi ro, trọng yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại công ty DCPA 35
2.2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU, RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN KHÁCH HÀNG A 36
2.2.1. Đánh giá trọng yếu, rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khách hàng A 36
2.2.1.1. Đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khách hàng A 36
2.2.1.2. Đánh giá trọng yếu trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khách hàng A 63
2.2.2.Đánh giá rủi ro, trọng yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 65
2.3. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU, RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN KHÁCH HÀNG B 67
2.3.1. Đánh giá trọng yếu, rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khách hàng B 67
2.3.1.1. Đánh giá rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khách hàng B 67
2.3.1.2. Đánh giá trọng yếu trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán khách hàng B 87
2.3.2. Đánh giá rủi ro, trọng yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 89
2.4. SO SÁNH QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO, TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN A VÀ CÔNG TY TNHH B 89
2.4.1. Điêm giống nhau trong quy trình đánh giá rủi ro trọng yếu 2 công ty A và B 89
2.4.2. Điểm khác nhau trong quy trình đánh giá rủi ro, trọng yếu của hai công ty A và B 90
PHẦN III. ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO, TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DCPA 92
3.1. NHẬN XÉT VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DCPA Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Ưu điểm 92
3.1.2. Nhược điểm 93
3.2. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ RỦI RO, TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DCPA 93
3.2.1. Xây dựng các mức rủi ro kiểm toán cụ thể hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xác định mức trọng yếu, thiết kế chương trình kiểm toán. 93
3.2.2. Áp dụng quy trình kiểm toán khác nhau với những khách hàng khác nhau 94
3.2.3. Sử dụng hệ thống chỉ tiêu đa dạng làm cơ sở cho việc xác định mức trọng yếu 94
KẾT LUẬN 95
104 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1766 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn DCPA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiền và các khoản phải trả
Sau khi tìm hiểu khái quát về công ty A, kiểm toán viên tiến hành phân tích tình hình tài chính của công ty A thông qua số liệu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh.
Bảng 3: Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán công ty cổ phần A
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu
Số tiền
Chênh lệch
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
%
A. Tài sản
I. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
8.672.531.797
10.479.205.536
1.806.673.739
20,83
1. Vốn bằng tiền
979.654.254
2.093.312.708
1.113.658.454
113,68
- Tiền mặt
129.084.567
394.876.950
265.792.383
205,91
- Tiền gửi ngân hàng
850.569.687
1.698.435.758
847.866.071
99,68
2. Hàng tồn kho
4.124.598.654
5.475.989.987
1.351.391.333
32,76
- Nguyên vật liệu
1.567.098.954
1.897.098.076
329.999.122
21,06
- Công cụ dụng cụ
456.932.714
389.380.384
(67.552.330)
(14,78)
- CP sản xuất kinh doanh dở dang
904.643.710
876.954.034
(27.689.676)
(3,06)
- Thành phẩm
1.195.923.267
2.312.557.493
1.116.634.226
93,37
3. Phải thu
1.568.524.939
1.149.805.783
(418.719.156)
(26,70)
-Phải thu khách hàng
1.568.524.939
1.149.805.783
(418.719.156)
(26,70)
4.Tài sản lưu động khác
1.999.753.950
2.030.097.058
30.343.108
1,52
- Chi phí trả trước ngắn hạn
1.999.753.950
2.030.097.058
30.343.108
1,52
II. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
8.376.688.500
10.097.874.950
1.721.186.450
20,55
1. Tài sản cố định
7.979.604.000
8.956.947.972
977.343.972
12,25
- Tài sản cố định hữu hình
7.979.604.000
8.956.947.972
977.343.972
12,25
2. Tài sản dài hạn khác
397.084.500
1.140.926.978
743.842.478
187,33
- Chi phí trả trước dài hạn
397.084.500
1.140.926.978
743.842.478
187,33
Tổng tài sản
17.049.220.297
20.847.080.486
3.797.860.189
22,28
B. Nguồn vốn
I. Nợ phải trả
8.424.570.000
10.957.087.030
2.532.517.030
30,06
1. Nợ ngắn hạn
5.454.570.000
6.970.790.058
1.516.220.058
27,80
-Vay ngăn hạn
2.650.000.000
2.450.000.000
(200.000.000)
(7,55)
- Phải trả người bán
2.804.570.000
4.520.790.058
1.716.220.058
61,19
2. Nợ dài hạn
2.970.000.000
3.986.296.972
1.016.296.972
34,22
- Vay dài hạn
2.970.000.000
3.986.296.972
1.016.296.972
34,22
II. Nguồn vốn chủ sở hữu
8.624.650.297
9.889.993.456
1.265.343.159
14,67
1. Nguồn vốn kinh doanh
7.000.000.000
7.000.000.000
0
0
- Vốn góp
7.000.000.000
7.000.000.000
0
0
2. Nguồn kinh phí, quỹ
567.000.000
754.000.000
187.000.000
32,98
- Quỹ khen thưởng phúc lợi
567.000.000
754.000.000
187.000.000
32,98
3. Lợi nhuận chưa phân phối
1.057.650.297
2.135.993.456
1.078.343.159
101,96
Tổng nguồn vốn
17.049.220.297
20.847.080.486
3.797.860.189
22,28
Bảng 4: Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh của công ty A
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu
Số tiền
Chênh lệch
2006
2007
Số tiền
%
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
16.087.884.950
21.987.059.060
5.899.174.110
36,67
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
230.090.067
-
(230.090.067)
(100)
3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
15.857.794.883
21.987.059.060
6.129.264.177
38,65
4 Giá vốn hàng bán
12.057.987.095
16.098.954.300
4.040.967.205
33,51
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
3.799.807.788
5.888.104.760
2.088.296.972
54,96
6 Doanh thu hoạt động tài chính
-
-
-
-
7 Chi phí hoạt động tài chính
239.098.098
340.000.058
100.901.960
42,20
8 Chi phí bán hàng
123.789.065
150.098.134
26.309.069
21,25
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.783.025.543
2.034.659.023
251.633.480
14,11
10Thu nhập khác
23.098.087
-
(23.098.087)
(100)
11 Chi phí khác
28.097.054
30.845.109
2.748.055
9,78
12 Lợi nhuận khác
(4.998.967)
(30.845.109)
(25.846.142)
517,03
13 Tổng lợi nhuận trước thuế
1.648.896.115
3.332.502.436
1.683.606.321
102,11
14 Chi phí thuế TNDN
461.690.912
933.100.682
471.409.770
102,11
15 Tổng lợi nhuận sau thuế
1.187.205.203
2.399.401.754
1.212.196.551
102,11
Bảng 5: Phân tích một số chỉ tiêu tài chính công ty A
Chỉ tiêu
2006
2007
Chênh lệch
Số tuyệt đối
Số tương đối (%)
1.Hệ số khả năng thanh toán nhanh
0,4671
0,4652
(0,0019)
(0,41)
2. Hệ số khả năng thanh toán tức thời
0,1796
0,3003
0,1207
67,2
3. ROA
0,0967
0,1599
0,0632
65,29
4. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
0,0738
0,1091
0,0353
47,88
Qua phân tích các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty A, có thể thấy tốc độ gia tăng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp cao, tình hình tài chính khả quan, khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt.
Kết luận: Mức rủi ro mong muốn cho toàn bộ báo cáo tài chính của doanh nghiệp là mức thấp.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính
Các câu hỏi kiểm toán viên sử dụng để đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính đước thể hiện qua bảng 5
Bảng 6: Câu hỏi đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính
Câu hỏi
Trả lời
1. Kiểm toán viên có nghi ngờ tính liêm chính của ban giám đốc công ty A không?
Không
2. Đánh giá của kiểm toán viên về trình độ của Ban Giám đốc công ty A?
Các thành viên trong Ban Giám đốc đều có trình độ quản lý tốt, am hiểu về lĩnh vực kinh doanh.
3. Sự thay đổi thành phần Ban Giám đốc, hội đồng quản trị trong năm 2007?
Không
4. Trình độ của kế toán trưởng và các nhân viên kế toán chủ yếu, kiểm toán viên nội bộ?
Kế toán trưởng là người có nhiều năm kinh nghiệm, các nhân viên kế toán chủ yếu đều có trình độ đại học, ý thức làm việc tốt, kiểm toán viên nội bộ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán.
5. Những áp lực bất thường đối với Ban Giám đốc và nhân viên kế toán?
Không
6. Lĩnh vực hoạt động của công ty A?
Chế biến gỗ
7. Đặc điểm về quy trình công nghệ?
Công ty sử dụng dây chuyền chế biên gỗ tiên tiến được nhập khẩu từ Hà Lan.
8. Các đơn vị thành viên
Công ty không có chi nhánh, chỉ mở các văn phòng giao dịch tại Hải Phòng, Hưng Yên.
9. Sự thay đổi chính sách kế toán?
Từ năm 2007, công ty áp dụng chế độ kế toán mới ban hành kèm theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC
10. Những biến động về thị trường, cạnh tranh?
Thị trường đầu vào của công ty trong những năm gần đây có sự biến động lớn về giá cả, hàng hoá khan hiếm, tuy nhiên thị trường đầu ra rất lớn, cạnh tranh không nhiều.
Kết luận về mức rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty A
Trung bình
Thông qua những tìm hiểu về công ty A theo các nội dung như bảng hỏi trên, có thể thấy: tính liêm chính của ban Giám đốc công ty A được đánh giá cao, trình độ của ban Giám đốc và các nhân viên kế toán tốt, hoạt động của công ty ổn định, không có những biến động đáng kể. Tuy nhiên, có một vấn đề cần xem xét, trong năm vừa qua, thị trường đầu vào của công ty tương đối khan hiếm, giá cả tăng cao, điều này có thể dẫn tới những biến động trong sản xuất. Do đó, mức rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty A được đánh giá ở mức trung bình.
Đánh giá rủi ro kiểm soát cho toàn bộ báo cáo tài chính
Rủi ro kiểm soát được kiểm toán viên đánh giá dựa trên đánh giá từng yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Môi trường kiểm soát
Để đánh giá môi trường kiểm soát trong công ty A, kiểm toán viên chủ yếu dựa vào việc xem xét các chính sách, thủ tục quản lý trong công ty, phỏng vấn Ban Giám đốc và quan sát thực tế hoạt động của công ty.
Bảng 7: Đánh giá môi trường kiểm soát trong công ty A
Câu hỏi
Trả lời
1. Phân chia trách nhiệm quản lý giữa các thành viên trong Ban Giám đốc?
Các vấn đề quản lý đều phải được thông qua bởi phó tổng giám đốc phụ trách và tổng giám đốc.
2. Kiểm toán viên có nghi ngờ tính trung thực của các thành viên trong hội đồng quản trị không?
Không
3.Các thành viên ban kiểm soát có đủ trình độ không?
Có
4. Các thành viên ban kiểm soát có bị nghi ngờ về tính trung thực không?
Không
5. Doanh nghiệp có các văn bản cụ thể quy định về phân cấp quyền hạn, trách nhiệm phê chuẩn các nghiệp vụ không?
Có
6. Việc phê chuẩn các nghiệp vụ có được tiến hành theo đúng cấp có thẩm quyền không?
Có
7. Có sự chồng chéo về quyền hạn, trách nhiệm giữa các bộ phận không?
Không
8. Có sự phân chia rành mạch 3 chức năng: xử lý nghiệp vụ, ghi sổ và bảo quản tài sản không?
Có
9. Có những nghiệp vụ bị bỏ sót trong phân chia quyền hạn và trách nhiệm không
Không
10. Công ty có văn bản quy định cụ thể về chính sách tuyển dụng không?
Có
11. Có nhân viên kế toán của công ty chưa được đào tạo qua trường lớp chính quy không?
Không, các nhân viên kế toán của công ty đều tốt nghiệp chuyên ngánh kế toán của các trường đại học
12. Nhân viên kế toán có thái độ hợp tác với kiểm toán viên không?
Có
13. Các chính sách của công ty có được phổ biến rộng rãi tới các nhân viên của công ty không?
Có
14. Đường lối chiến lược của công ty có được lập cụ thể, rõ ràng không?
Có
15. Kế hoạch của công ty có được thực hiện khoa học và nghiêm túc không?
Có
16. Ban giám đốc và hội đồng quản trị có theo dõi thường xuyên việc thực hiện kế hoạch và có những điều chỉnh phù hợp khi cần thiết không?
Có
17. Trong năm kiểm toán, có những thay đổi về chế độ chính sách ảnh hưởng đến hoạt động của công ty không?
Không
Đánh giá chung về môi trường kiểm soát của công ty cổ phần A
Tốt
Thông qua đánh giá môi trường kiểm soát nội bộ của công ty A theo các nội dung trên, có thể thấy thành viên hội đồng quản trị và ban Giám đốc công ty A được đánh giá cao về tính trung thực và trình độ, cơ cấu tổ chức của công ty tương đối hợp lý, góp phần hiệu quả vào việc ngăn chặn các sai phạm, năng lực của các nhân viên trong công ty phù hơp với công việc, công ty thiết lập và duy trì được ban kiểm soát hoạt động có hiệu quả. Do đó, môi trường kiểm soát của công ty A được đánh giá tốt.
Hệ thống kế toán
Bảng 8: Đánh giá hệ thống kế toán trong công ty A
Câu hỏi
Trả lời
1.Nhân sự kế toán trong công ty A
Phòng kế toán gồm 7 người: kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán hàng tồn kho, kế toán tài sản cố định, kế toán tiền và các khoản phải trả, kế toán bán hàng, kế toán mua hàng. Phân chia công việc giữa các nhân viên không bị chồng chéo.
2. Chính sách kế toán được doanh nghiệp áp dụng
Công ty A áp dụng chế độ kế toán được ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC. Trong năm 2007, không có sự thay đổi về chính sách kế toán đối với công ty.
3. Nguyên tắc ghi nhận ngoại tệ
Ghi theo tỷ giá hạch toán
4. Nguyên tắc tính khấu hao tài sản cố định
Công ty A tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần
5. Tính giá xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá
Theo phương pháp FIFO
6. Công ty có quy định cụ thể về quy trình luân chuyển chứng từ không?
Có
7. Quá trình luân chuyển chứng từ có theo đúng quy định của công ty không?
Có
8. Hình thức ghi sổ kế toán được áp dụng trong công ty
Nhật ký chung
9. Có tồn tại các bút toán không thường xuyên ảnh hưởng lớn đến báo cáo tài chính của công ty không?
Không
10. Có tồn tại số lượng lớn các giao dịch tại thời điểm trước và sau kết thúc niên độ kế toán không?
Không
Đánh giá chung về hệ thống kế toán của công ty A
Tốt
Thông qua đánh giá hệ thống kế toán của công ty A theo các tiêu chí như trên, có thể thấy hệ thống kế toán của công ty A hoạt động hữu hiệu, đảm bảo các mục tiêu kiểm soát chi tiết: tính có thực, sự phê chuẩn, tính đầy đủ, sự đánh giá, sự phân loại, tính đúng kỳ, tính chính xác cơ học. Do đó, hệ thống kế toán của công ty A được đánh giá tốt.
Các thủ tục kiểm soát
Bảng 9: Đánh giá các thủ tục kiểm soát trong công ty A
Câu hỏi
Trả lời
1.Công ty có quy định cụ thể về phân công chức năng nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng người trong bộ phận không?
Có
2. Quy định của công ty về phân công chức năng, nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng người trong bộ phận có được thực hiện khoa học và nghiêm túc không?
Có
3. Các chức năng nhiệm vụ có được phân chia cho những nhân viên khác nhau để đảm bảo không ai thực hiện toàn bộ các khâu trong một quá trình quản lý không?
Có
4. Công ty có quy định rõ về nhiệm vụ phê chuẩn và chế độ uỷ quyền không?
Có
5. Những quy định về chế độ phê chuẩn và uỷ quyền của công ty có được thực hiện nghiêm túc không?
Có
6. Công ty có quy định cụ thể về chứng từ, sổ sách, quá trình kiểm soát đối với tài sản và các hoạt động của đơn vị không?
Có
7. Quy định của công ty về chứng từ, sổ sách, quá trình kiểm soát đối với tài sản và các hoạt động của đơn vị có được thực hiện nghiêm túc không?
Có
Đánh giá chung về các thủ tục kiểm soát của công ty A
Tốt
Thông qua đánh giá các thủ tục kiểm soát trong công ty A, có thể thấy công ty có đầy đủ các quy định và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định nhằm đảm bảo các nguyên tắc cơ bản trong xây dựng các thủ tục kiểm soát: nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc phân công phân nhiệm và chế độ uỷ quyền. Do đó, các thủ tục kiểm soát của công ty A được đánh giá tốt.
Kiểm toán nội bộ
Bảng 10: Đánh giá bộ phận kiểm toán nội bộ trong công ty A
Câu hỏi
Trả lời
1. Trong công ty A có tồn tại bộ phận kiểm toán nội bộ không?
Có
2. Bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty A trực thuộc cấp nào?
Hội đồng quản trị
3. Đánh giá về phạm vi hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty A
Tương đối rộng rãi, bao phủ tất cả các mặt hoạt động của công ty
4. Kiểm toán viên có nghi ngờ về tính trung thực của bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty A không?
Không
Đánh giá chung về bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty A
Tốt
Trong công ty A tồn tại bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc hội đồng quản trị, được trao quyền tương đối rộng rãi và hoạt động hiệu quả. Do đó, bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty A được đánh giá tốt.
Kết luận về rủi ro kiểm soát cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty : qua tìm hiểu, có thể thấy môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát và bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty A đều được đánh giá ở mức tốt, do đó, rủi ro kiểm soát cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty A được đánh giá ở mức thấp.
Xác định mức rủi ro phát hiện cho toàn bộ báo cáo tài chính
Theo đánh giá của kiểm toán viên, rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính ở mức trung bình, rủi ro kiểm soát thấp, do đó, để rủi ro kiểm toán mong muốn cho toàn bộ báo cáo tài chính ở mức thấp, kiểm toán viên xác định rủi ro phát hiện cho toàn bộ báo cáo tài chính ở mức trung bình.
Đánh giá rủi ro trong giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán
Trong giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành đánh giá rủi ro kiểm toán đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trên báo cáo tài chính
Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trên báo cáo tài chính
Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tiền
Bảng 11: Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tiền của công ty A
Câu hỏi
Trả lời
1. Quy mô khoản mục tiền
2.093.312.708
2. Tỷ trọng khoản mục tiền trong tổng tài sản
10,04% àchiếm tỷ trọng lớn, đây là khoản mục quan trọng
3. Kết quả kiểm toán năm 2006 đối với khoản mục tiền
Không có sai phạm trọng yếu
4. Mức biến động số dư tài khoản tiền so với năm trước
Số tuyệt đối : 1.113.658.454 VND
Số tương đối: 113,68%
à mức biến động lớn
5.Tài khoản có chứa đựng nhiều ước tính kế toán không?
Nhà cung cấp và khách hàng của A đều là các doanh nghiệp trong nước, các giao dịch chủ yếu băng tiền Việt Nam, do đó, không có các ước tính kế toán
6. Tài khoản tiền có chưa đựng nhiều nghiệp vụ phức tạp không?
Không
7. Tài khoản tiền có chứa đựng các nghiệp vụ ít xảy ra trong các nghiệp vụ liên quan đến tiền không?
Không
8.Trong năm 2007, công ty có thay đổi gì về chính sách kế toán liên quan đến tiền không?
Không
9. Rủi ro đối với khoản mục tiền của công ty A
Số dư khoản mục tiền của công ty A trong năm 2007 tăng khá lớn so với năm 2006, mặt khác công ty A đang cần vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất, cần chú ý khả năng ghi tăng các khoản tiền để tăng khả năng thanh toán.
Kết luận về mức rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tiền của công ty A
Cao
Số dư khoản mục tiền chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty A, khoản mục này lại có mức biến động lớn trong năm được kiểm toán. Khoản mục tiền lại là một khoản mục dễ bị ghi tăng nhằm gia tăng khả năng thanh toán cho công ty, tạo thuận lợi cho việc vay vốn. Do đó, rủi ro tiềm tàng cho khoản mục tiền của công ty A được đánh giá ở mức cao.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục các khoản phải thu
Trong tổng số tài sản của công ty A, khoản mục các khoản phải thu chiếm tỷ trọng không quá lớn là 5,52%, kết quả kiểm toán năm trước đối với khoản phải thu không có sai phạm trọng yếu, khoản mục này không chứa đựng các ước tính kế toán và các nghiệp vụ phức tạp, các chính sách liên quan đến các khoản phải thu không thay đổi trong năm 2007. Tuy nhiên, so với năm 2006, số dư khoản mục phải thu giảm đáng kể (26,7%), cần chú ý khả năng gian lận nhằm làm thay đôi khả năng thanh toán và cách nhìn của các nhà đầu tư về chính sách tín dụng của công ty. Mặt khác, trên bảng cân đối kế toán của công ty không tồn tại khoản mục phải thu nội bộ, cần chú ý khả năng cộng các khoản phải thu nội bộ vào phải thu khách hàng.
Với phân tích như trên, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục phải thu của công ty A được đánh giá ở mức trung bình.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục hàng tồn kho
Bảng 12: Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục hàng tồn kho của công ty A
1. Quy mô khoản mục hàng tồn kho
5.475.989.987 VND
2. Tỷ trọng khoản mục hàng tồn kho trong tổng tài sản
26,27%
3. Kết quả kiểm toán năm 2006 đối với khoản mục hàng tồn kho
Không có sai phạm trọng yếu
4. Mức biến động số dư tài khoản hàng tồn kho so với năm trước
Số tuyệt đối: 1.351.391.333VND
Số tương đối: 32,76%
5.Tài khoản hàng tồn kho có chứa đựng nhiều ước tính kế toán không?
Có, thường là các ước tính liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
6. Tài khoản hàng tồn kho có chứa đựng nhiều nghiệp vụ phức tạp không?
Không
7. Tài khoản hàng tồn kho có chứa đựng các nghiệp vụ ít xảy ra trong các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho không?
Không
8.Trong năm 2007, công ty có thay đổi gì về chính sách kế toán liên quan đến hàng tồn kho không?
Không
9. Rủi ro đối với khoản mục hàng tồn kho của công ty A
-Hàng tồn kho có thể bị ghi tăng bằng cách ghi tăng giá.
- Hàng tồn kho có thể bị phân loại sai như nhầm lẫn giữa hàng gửi bán, thành phẩm, hàng mua đang đi đường…
Kết luận về mức rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục hàng tồn kho của công ty A
Trung bình
Khoản mục hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của công ty A (26,27%), chứa đựng nhiều ước tính kế toán. Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục hàng tồn kho của công ty A được đánh giá ở mức trung bình.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tài sản lưu động khác
Số dư tài khoản tài sản lưu động khác của công ty A biến động rất ít trong năm 2007 (tăng 1,52%), khoản mục không chứa đựng các nghiệp vụ phức tạp và các nghiệp vụ bất thường, kết quả kiểm toán năm 2006 đối với khoản mục này không có sai phạm trọng yếu và trong năm 2007, công ty A không có thay đổi về chính sách kế toán liên quan đến tài sản lưu động khác. Tuy nhiên, trong tổng tài sản của công ty A, khoản mục này chiếm tỷ trọng tương đối lớn (9,74%) lại chứa đựng các ước tính kế toán liên quan đến chi phí trả trước ngắn hạn. Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tài sản lưu động khác của công ty A được đánh giá ở mức trung bình.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tài sản cố định
Khoản mục tài sản cố định của công ty A biến động không lớn trong năm 2007 cả về số dư (tăng 12,25%) và chính sách kế toán có liên quan, không có các nghiệp phức tạp và các nghiệp vụ bất thường. Tuy nhiên, khoản mục này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản (42,96%) lại chứa đựng các ước tính kế toán, cần chú ý khả năng tính sai giá trị khấu hao. Mặt khác, tài sản cố định thường bị ghi tăng bằng cách ghi nhận các tài sản không thuộc quyền sở hữu của đơn vị. Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tài sản cố định của công ty A được đánh giá ở mức trung bình.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục chi phí trả trước dài hạn
Khoản mục chi phí trả trước dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản (5,74%), không chưa đựng các nghiệp vụ phức tạp và các nghiệp vụ bất thường. Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục chi phí trả trước của công ty A được đánh giá ở mức thấp.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục nợ ngắn hạn
Khoản mục nợ ngắn hạn của công ty A chiếm tỷ trọng lớn (33,44%). Tuy nhiên, mức biến động không nhiều (tăng 27,08%), không chứa đựng các ước tính kế toán, các nghiệp vụ phức tạp và các nghiệp vụ bất thường, trong năm 2007 công ty không có thay đổi về chính sách kế toán có liên quan, kết quả kiểm toán năm 2006 đối với khoản mục này không có sai phạm trọng yếu. Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục nợ ngắn hạn của công ty A được đánh giá ở mức thấp.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục nợ dài hạn
Khoản mục nợ dài hạn của công ty A chiếm tỷ trọng lớn (19,12%). Tuy nhiên, mức biến động không nhiều (tăng 34,22%), không chứa đựng các ước tính kế toán, các nghiệp vụ phức tạp và các nghiệp vụ bất thường, trong năm 2007 công ty không có thay đổi về chính sách kế toán có liên quan, kết quả kiểm toán năm 2006 đối với khoản mục này không có sai phạm trọng yếu. Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục nợ dài hạn của công ty A được đánh giá ở mức thấp.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu
Khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu của công ty A chiếm tỷ trọng lớn (47,44%), chứa đựng nhiều ước tính kế toán và các nghiệp vụ phức tạp, nguồn vốn chủ sở hữu dễ bị phân loại sai. Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục vốn chủ sở hữu của công ty A được đánh giá ở mức cao.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục doanh thu
Quy mô của khoản mục doanh thu rất lớn (bằng 105,47% tổng tài sản) lại dễ xảy ra sai sót (ghi khống để tăng lợi nhuận, ghi giảm để trốn thuế, phân loại doanh thu sai). Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục doanh thu của công ty A được đánh giá ở mức cao.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục chi phí
Quy mô khoản mục chi phí rất lớn (bằng 78,85% tổng tài sản) lại dễ xảy ra sai sót (ghi tăng để trốn thuế, ghi giảm để tăng lợi nhuận, phân loại sai). Do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục chi phí của công ty A được đánh giá ở mức cao.
Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với từng số dư tài khoản, từng khoản mục trên báo cáo tài chính
Đánh giá rủi ro kểm soát đối với khoản mục tiền
Bảng 13: Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục tiền của công ty A
Câu hỏi
Trả lời
1. Các nghiệp vụ liên quan đến tiền có được ghi chép thường xuyên, đúng thời điểm phát sinh nghiệp vụ không?
Có
2. Các khoản tiền thu có được nộp vào két hoặc gửi vào tài khoản ngân hàng đúng thời gian quy định không?
Có
3. Các khoản chi tiền có được phê duyệt đúng cấp có thẩm quyền không?
Có
4. Số dư tiền của công ty A có được coi là hợp lý không?
Có
5. Có sự cách ly hợp lý giữa người ghi sổ và người giữ tiền không?
Có
6. Công ty có đối chiếu hàng tháng với ngân hàng không?
Có
7. Việc đối chiếu với ngân hàng có do nhân viên phòng kế toán thực hiện không?
Không
Kết luận về mức rủi ro kiểm soát đối với khoản mục tiền
Thấp
Công ty thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các thủ tục kiểm soát đối với khoản mục tiền. Do đó, rủi ro kiểm soát đối với khoản mục tiền của công ty A được đánh giá ở mức thấp.
Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục phải thu
Bảng 14. Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục phải thu của công ty A
1. Các khoản phải thu có được theo dõi riêng cho từng khách hàng không?
Có
2. Các khoản phải thu có thường xuyên được đối chiếu với khách hàng không?
Có
3. Công ty có lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi không?
Không
4. Việc hạch toán các khoản phải thu có đúng kỳ không?
Có
5. Việc phê duyệt các khoản phải thu không thu hồi được có được thực hiện đúng cấp có thẩm quyền không?
Có
Kết luận về mức rui ro kiểm soát đối với khoản mục phải thu
Trung bình
Thủ tục kiểm soát đối với khoản mục phải thu của công ty A tương đối tốt. Tuy nhiên, công ty không lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi, điều này sẽ gây khó khăn cho việc quản lý các khoản phải thu. Do đó, rủi ro kiểm soát đối với khoản mục phải thu của công ty A được đánh giá ở mức trung bình.
Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục hàng tồn kho
Bảng 15. Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục hàng tồn kho của công ty A
1. Thủ kho có kiêm nhiệm vụ ghi sổ kế toán về hàng tồn kho không?
Không
2. Hàng tồn kho có được kiểm kê định kỳ không?
Có
3. Việc xuất hàng tồn kho có được phê chuẩn đúng cấp có thẩm quyền không?
Có
4. Các hoạt động nhập, xuất kho có đầy đủ các chứng từ hợp lệ không?
Có
5. Kho hàng có an toàn không?
Có
6. Công ty có thực hiện việc phân loại hàng tồn kho chậm luân chuyển, lỗi thời và để riêng ra không?
Có
7. Phiếu nhập kho, xuất kho có được ghi sổ kế toán kịp thời không?
Có
8. Có lập sổ chi tiết theo dõi từng loại hàng tồn kho không?
Có
9. Công ty có lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho không?
Không
10. Các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho có được ghi sổ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30440.doc