MỤC LỤC
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ IFC THỰC HIỆN 3
1.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và tư vấn quốc tế IFC thực hiện 3
1.2 Đặc điểm kế toán TSCĐ của khách hàng ảnh hưởng đến báo cáo kiểm toán do Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế IFC thực hiện 4
1.2.1 Đặc điểm của tài sản cố định ảnh hưởng tới BCTC do IFC thực hiện 4
1.2.2 Công tác quản lý Tài sản cố định 4
1.2.2.1 Quản lý về mặt hiện vật: bao gồm cả quản lý về số lượng và chất lượng của Tài sản cố định 5
1.2.2.2. Quản lý về mặt giá trị: là xác định đúng nguyên giá và giá trị còn lại của Tài sản cố định đầu tư, mua sắm, điều chuyển và giá trị hao mòn 5
1.2.3 Tổ chức công tác kế toán Tài sản cố định 11
1.2.3.1 Hệ thống chứng từ sổ sách kế toán 11
1.2.3.2 Hệ thống tài khoản kế toán 12
1.2.3.3 Hạch toán Tài sản cố định và khấu hao Tài sản cố định 14
1.2.3.4 Phân loại Tài sản cố định 14
1.2.3.5 Nhiệm vụ Kiểm toán khoản mục TSCĐ 15
1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế IFC thực hiện 16
1.3.1 Chuẩn bị kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH IFC thực hiện 16
1.3.1.1 Tiếp cận khách hàng 16
1.3.1.2 Lập kế hoạch Kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán đối với TSCĐ 16
1.3.1.2.1 Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng 17
1.3.1.2.2 Đặc điểm TSCĐ ở Công ty XYZ 18
1.3.1.2.3 Tìm hiểu sơ bộ về Hệ thống kiểm soát nội bộ và Hệ thống kế toán đối với Công ty XYZ 18
1.3.1.2.4 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ 20
1.3.1.2.5 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 25
1.3.1.2.5 Đánh giá trọng yếu và rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục TSCĐ 27
1.3.1.2.6 Xác định các mục tiêu Kiểm toán trọng tâm và phương pháptiếp cận Kiểm toán 28
1.3.1.2.7 Thiết kế chương trình kiểm toán TSCĐ 30
1.3.2 Thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH IFC thực hiện 37
1.3.2.1 Kiểm tra hệ thống đối với khoản mục TSCĐ 37
1.3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích 38
1.3.2.3 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết 40
1.3.3 Kết thúc kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH IFC thực hiện 53
1.3.3.1 Soát xét giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên 54
1.3.3.2 Soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC 54
1.3.3.3 Lập Báo cáo Kiểm toán 55
CHƯƠNG 2: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ IFC THỰC HIỆN 56
2.1 Nhận xét về thực trạng quy trình kiểm toán Khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế IFC thực hiện 56
2.1.1 Những ưu điểm 56
2.1.2 Những tồn tại 59
2.2 Các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế IFC 60
KẾT LUẬN 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2208 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế IFC thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p với các quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành .
- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi sang VND theo tỷ giá do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ được phản ánh vào Báo cáo kết quả kinh doanh.
- Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Báo cáo tài chính kèm theo được lập cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2009 để công bố thông tin theo quy định pháp luật hiện hành đối với tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam.
- Phương pháp kế toán TSCĐ: Công ty phản ánh theo nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại. Nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua cộng chi phí thu mua cộng chi phí lắp đặt chạy thử (nếu có).
Khấu hao TSCĐ hữu hình được thực hiện theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản.
Tỷ lệ khấu hao được tính phù hợp với tỷ lệ khấu hao quy định tại thông tư số 203/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Hàng năm, Công ty Báo cáo quyết toán phù hợp với các quy định của nhà nước. Tất cả các Báo cáo tài chính của Công ty được trình lên cơ quan có thẩm quyền chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính
1.3.1.2.4 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ
Sau khi đã thu thập các thông tin ban đầu về khách hàng, KTV của IFC yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu về BCTC và tiến hành phân tích sơ bộ tính thích hợp, phân tích xu hướng biến động, đánh giá xem xét xem có những biến động bất thường xảy ra không. Các tài liệu KTV cần gồm:
- Tiền
+ Biên bản kiểm kê quỹ tại thời điểm kết thúc năm.
+ Bảng đối chiếu xác nhận số dư tiền gửi tất cả các ngân hàng tại thời điểm 31/12 hàng năm.
- Phải thu
+ Sổ tổng hợp các khoản phải thu theo đối tượng.
+ Biên bản đối chiếu (hoặc xác nhận) công nợ phải thu tại thời điểm 31/12 các năm.
- Tạm ứng
+ Các quy định về tạm ứng hiện hành tại Công ty.
+ Bảng kê chi tiết số dư tạm ứng theo từng đối tượng tính đến thời điểm 31/12.
- Hàng tồn kho
+ Biên bản kiểm kê hàng tồn kho cho năm tài chính
+ Các định mức tiêu hao vật tư.
+ Các quy định liên quan tới việc tính giá thành sản phẩm.
- Tài sản cố định
+ Bảng tổng hợp TSCĐ gồm nguyên giá, khấu hao, giá trị còn lại theo từng chủng loại nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị văn phòng.
+ Bảng kê chi tiết tăng giảm TSCĐ trong kỳ theo chủng loại TSCĐ (bao gồm các thông tin như ngày mua, số liệu chứng từ, quy cách TSCĐ, số tiền…).
+ Bảng kê chi tiết tính khấu hao theo chủng loại TSCĐ.
+ Bảng đăng ký khấu hao với cơ quan tài chính nhà nước.
+ Các biên bản đánh giá TSCĐ khi bàn giao, thanh lý, chuyển nhượng.
+ Biên bản kiểm kê TSCĐ tại ngày 31/12 (nếu có).
+ Các Báo cáo quyết toán chi phí xây dựng cơ bản dở dang hoàn thành.
-Vốn đầu tư
+ Bảng xác nhận vốn đã đầu tư.
- Vay
+ Bảng kê chi tiết vay các đối tượng
+ Các khế ước vay (số vốn gốc, lãi suất).
- Các hợp đồng
+ Các hợp đồng xây dựng, hợp đồng mua bán hàng hoá, nguyên vật liệu, cung cấp máy móc thiết bị phát sinh trong năm.
2. Bộ hồ sơ, chứng từ nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá hoặc TSCĐ.
-Thuế
+ Bảng tính thuế trong kỳ.
+ Bảng kê nộp thuế các loại.
- Các chi phí
+ Chi phí lương (bảng tính lương).
+ Chi phí quản lý và chi phí khác.
- Các khoản nợ và chi phí trích trước
+ Chi tiết số dư các khoản nợ và chi phí trích trước đến ngày 31/12 hàng năm.
Thông qua các tài liệu mà khách hàng cung cấp, KTV nhận thấy khi lọc ra các loại tài khoản để làm sổ chi tiết từ máy tính, kế toán vẫn để nguyên cột Tài khoản đối ứng mà không sửa lại, như vậy là không đúng.
Hầu hết các sổ chi tiết TK 111, 112, 141 chưa có ngày tháng mở sổ, ngày tháng kết thúc ghi sổ, chưa ghi tài khoản cấp I, cấp II. Chưa có dấu giáp lai của đơn vị giữa mỗi sổ.
Kiểm toán viên sử dụng phương pháp so sánh số liệu của năm trước và năm nay để tính số tương đối và tuyệt đối trên Bảng cân đối kế toán.
Qua Bảng phân tích cơ cấu tài sản nhận thấy tài sản của Công ty XYZ tập trung chủ yếu vào Hàng tồn kho, nhất là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Nếu xét từ đặc điểm kinh doanh của Công ty XYZ là một Công ty sản xuất kinh doanh kim khí.
Để nắm rõ hơn tình hình tài chính của Công ty, KTV cũng tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn như sau:
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
A. TSNH
26,593,034,756
21.8
129,431,961,764
45.3
102,838,927,008
62.7
I –Tiền
4,620,206,282
8,490,090,807
II - Các khoản phải thu
21,972,828,474
120,941,870,957
III - Hàng tồn kho
76,647,165,212
62.9
133,349,621,469
46.6
56,702,456,257
62.69
B. TSCĐ và ĐTDH
18,606,423,911
15.3
23,117,669,578
8.1
4,511,245,667
2.7
I -TSCĐ HH
15,934,526,599
20,445,772,266
II-TSCĐ VH
701,697,312
701,697,312
III- TSCĐ thuê tài chính
1,970,200,000
1,970,200,000
Tổng cộng
121,846,623,879
100
285,899,252,811
100
164,052,628,932
Biểu 1- trích giấy tờ làm việc bảng phân tích cơ cấu tài sản
Biểu 2-trích giấy tờ làm việc bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
I - Nợ ngắn hạn
56,847,071,745
49.9
177,124,032,312
76.3
120,276,960,567
101.7
1. Vay ngắn hạn
56,847,071,745
177,124,032,312
II - Nợ dài hạn
2,495,608,756
2.2
1,913,184,715
0.9
(582,424,041)
-0.5
1. Nợ dài hạn
2,495,608,756
1,913,184,715
III - Nguồn vốn chủ sở hữu
54,467,440,714
47.9
53,005,650,640
22.8
(1,461,790,074)
-1.2
1. Nguồn vốn kinh doanh
52,000,000,000
52,000,000,000
3. Lợi nhuận chưa phân phối
2,467,440,714
1,005,650,640
Tổng cộng
113,810,121,215
100
232,042,867,667
100
118,232,746,452
Qua bảng phân tích cơ cấu tài sản và bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn có thể nhận thấy Công ty XYZ sử dụng vốn kinh doanh chủ yếu là đi vay ngắn hạn. Điều đó cho thấy Công ty đã chiếm dụng vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh của mình.
Về TSCĐ, có thể nhận thấy số lượng tăng xong giảm về tỷ trọng có biến động tương đối lớn. KTV nên tìm hiểu kĩ vấn đề này, tránh mất cân đối trong cơ cấu kinh doanh của công ty XYZ
1.3.1.2.5 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Ở giai đoạn lập kế hoạch ban đầu, việc tìm hiểu về HTKSNB chỉ mang tính chất sơ lược nhằm mục đích tiếp cận với khách hàng, trong phần này KTV tiến hành thực hiện thu thập thông tin liên quan về HTKSNB để đảm bảo cho việc đánh giá cũng như sẽ làm căn cứ thích hợp cho việc thực hiện các thử nghiệm sau này.
Đánh giá HTKSNB được IFC thực hiện dưới hình thức bảng câu hỏi trắc nghiệm. Dưới đây là Bảng câu hỏi về HTKSNB đối với Công ty XYZ:
Biểu 3- Trích giấy tờ làm việc của KTV về đánh giá HTKSNB
IFC
Tên khách hàng :
Công ty XYZ
Ngày thực hiện
Khoản mục :
Tìm hiểu HTKSNB
Người thực hiện
DEF
STT
Diễn giải
Không áp dụng
Có
Không
A
TỔNG QUÁT
1
Toàn bộ các ghi chép kế toán được cập nhật hàng ngày và lập Bảng cân đối số phát sinh hàng tháng không?
v
2
Các ghi chép có được duyệt bởi lãnh đạo hay không?
v
3
Tất cả các chứng từ có được duyệt bởi lãnh đạo hay không?
v
4
Ban lãnh đạo có rà soát các hợp đồng bảo hiểm theo định kỳ hay không?
v
5
Công ty có quy định các cán bộ chủ chốt phải nghỉ phép hàng năm không?
v
6
Nhân viên kế toán có được đào tạo qua trường lớp chính quy không?
v
7
Công việc của những người nghỉ phép có được người khác đảm nhiệm thay không?
v
Người kiểm tra:
Trưởng phòng:
Ban giám đốc:
Qua bảng phân tích câu hỏi ở trên HTKSNB của XYZ được đánh giá là tin cậy và rủi ro kiểm soát ở mức trung bình, vì vậy đối với Công ty XYZ, KTV tăng cường thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đồng thời thu hẹp các thử nghiệm cơ bản.
Sau đó, KTV xây dựng một kế hoạch chi tiết và gửi cho khách hàng một bản, lưu tại hồ sơ Kiểm toán nhằm phục vụ cho cuộc Kiểm toán sau này.
Đối với khoản mục TSCĐ, việc đánh giá HTKSNB được Công ty IFC thực hiện dưới hình thức bảng câu hỏi để xác nhận xem Công ty XYZ có thực hiện vấn đề về HTKSNB không. Dưới đây là bảng câu hỏi về đánh giá HTKSNB đối với khoản mục TSCĐ Công ty XYZ :
Biểu 4- trích giấy tờ làm việc bảng đánh giá của KTV về HTKSN đối với TSCĐ
Qua bảng đánh giá HTKSB đối với TSCĐ của Công ty XYZ, KTV đánh giá KSNB đối với TSCĐ ở mức tin cậy và rủi ro kiểm soát ở mức trung bình, vì vậy đối với Công ty XYZ, KTV tăng cường các thử nghiệm kiểm soát đồng thời thu hẹp các thử nghiệm cơ bản.
1.3.1.2.5 Đánh giá trọng yếu và rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục TSCĐ
Công ty IFC đánh giá rủi ro tiềm tàng mà khách hàng kiểm toán có thể gặp, mục đích nhằm định hướng cho cuộc Kiểm toán và hướng tới các vấn đề trọng tâm có ảnh hưởng trọng yếu tới cuộc Kiểm toán.
Theo đánh giá ban đầu rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra đối với Công ty XYZ như sau:
- Chịu ảnh hưởng của cạnh tranh từ các đối thủ cùng ngành kinh doanh.
- Là Công ty sản xuất và kinh doanh kim khí, nên hàng tồn kho sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh và gây ứ đọng vốn.
- Luật pháp và các chính sách nhà nước chưa ổn định.
- Có thể bị hao hụt mất mát và những rủi ro do tự nhiên như bão lụt
Công ty IFC xác định mức trọng yếu dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, doanh thu, tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn. Tùy vào từng cuộc kiểm toán, KTV lựa chọn những chỉ tiêu xác định mức trọng yếu sao cho phù hợp. ở IFC dựa vào kinh nghiệm nhiều năm thực hiện đã đưa ra bảng đánh giá mức độ trọng yếu như sau:
STT
Chỉ tiêu
Mức độ trọng yếu (%)
Tối thiểu
Tối đa
1
Doanh thu
0.4
0.8
2
Lợi nhuận trước thuế
4
8
3
TSLĐ và ĐTNH
1.5
3
4
Nợ ngắn hạn
1.5
2
5
Tổng tài sản
0.8
1
Công ty XYZ là công ty chuyên kinh doanh về sản xuất kim khí là chủ yếu nên mức độ trọng yếu chủ yếu được xác định căn bản dựa vào chỉ tiêu tổng tài sản và giá trị hàng tồn kho.
Sau khi có được những ước tính ban đầu về mức dộ trọng yêu KTV sẽ tiến hành phân bổ ước tính này cho từng khoản mục trên BCTC. Nó sẽ giúp cho KTV lập kế hoạch và thu thập những bằng chứng thích hợp phù hợp với mức độ trọng yếu.
Đối với khoản mục TSCĐ của công ty XYZ được đánh giá trọng yếu và rủi ro tiềm tàng ở mức độ trung bình ( có thể sai trong cách tính khấu hao, hoặc trích thừa, thiếu khấu hao ). Do vậy, đối với Công ty XYZ, KTV của IFC phải tiến hành kiểm tra toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh tài sản cố đinh, toàn bộ các chứng từ sổ sách.
1.3.1.2.6 Xác định các mục tiêu Kiểm toán trọng tâm và phương pháptiếp cận Kiểm toán
Cuộc kiểm toán của IFC đối với Công ty XYZ nhằm đạt những mục tiêu như sau:
Giúp Công ty XYZ hoàn thành BCTC theo đúng những quy định hiện hành mà nhà nước quy định.
Xác định tính tuân thủ, hợp lý và tuân thủ của BCTC cho năm tài chính kết thúc vào 31/12/2009
Góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toàn và cung cấp cho BGĐ của Công ty những thông tin tin cậy về việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tài chính, kinh doanh, những tồn tại yếu kém cần khắc phục trong công tác kế toán của Công ty.
Đối với cách tiếp cận kiểm toán tùy thuộc từng khách hàng kiểm toán mà IFC có cách tiếp cận riêng. Với công ty XYZ , IFC tiếp cận theo khoản mục từng loại tài khoản.
Đối với khoản mục TSCĐ, Sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin cần thiết về khách hàng, KTV đưa ra các mục tiêu Kiểm toán TSCĐ.
Mục tiêu Kiểm toán đặc thù đã xác định cùng với việc xem xét các BCTC của Công ty XYZ, KTV nhận thấy TSCĐ của công ty XYZ có nhiều biến động. TSCĐ của công ty tăng do mua sắm mới, điều chuyển, giảm do thanh lý nhượng bán và khấu hao. Sự tăng này do XYZ đầu tư mới máy móc để mở rộng sản xuất, giảm do thanh lý máy móc quá lạc hậu của công ty. KTV đưa ra nhận định ban đầu là không có sai phạm trọng yếu nên có thể giới hạn việc khảo sát mở rộng.
Mục tiêu của KTV trong kiểm toán khoản mục TSCĐ giúp KTV xác định các thủ tục Kiểm toán trọng tâm, đưa ra đánh giá khái quát toàn bộ BCTC và giới hạn những nghiệp vụ phát sinh có khả năng rủi ro cao.
Mục tiêu đối với khoản mục TSCĐ được KTV xác định như sau:
Mục tiêu Kiểm toán
Mục tiêu Kiểm toán đặc thù với khoản mục TSCĐ
1. Tính hiện hữu
TSCĐ có thực sự tồn tại ở trong doanh nghiệp khách hàng không
2. Sở hữu
TSCĐ có thuộc về doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng TSCĐ trong hoạt động của mình hay không?
3. Tính đầy đủ
- Các yếu tố được tính vào TSCĐ phải có đủ các tiêu chuẩn đáp ứng là TSCĐ; việc bán và xuất, các khoản lợi ích thu được hay thất thu mà hoạt động này mang lại được hạch toán đầy đủ.
- Việc xác định khấu hao và ghi chép vào sổ sách kế toán phải đầy đủ cho tất cả tài sản theo quy định.
4. Tính chính xác
- Giá trị ghi vào Nguyên giá TSCĐ phải chính xác và không bao gồm các yếu tố phải ghi vào chi phí.
- Khấu hao TSCĐ có được xác định chính xác theo đúng các quy định hiện hành hay không?
5. Trình bày và phân loại
TSCĐ có được phân loại và miêu tả một cách chính xác hay không? Về nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại.
6. Tính hợp lý chung
- Thời gian tính khấu hao TSCĐ ấn định cho tài sản là hợp lý, tuân thủ theo đúng quy định hiện hành cua BTC không.
- Việc mua sắm, điều chuyển, thanh lý TSCĐ đều được phê chuẩn hợp lý hay không.
7. Tính nhất quán
Phương pháp tính khấu hao trong kỳ kế toán phải nhất quán
Mục đích của sơ bộ về TSCĐ giúp KTV xác định được các thủ tục Kiểm toán trọng tâm, đưa ra đánh giá khái quát toàn bộ BCTC và khoanh vùng có nhiều khả năng xảy ra rủi ro
1.3.1.2.7 Thiết kế chương trình kiểm toán TSCĐ
Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện kiểm toán đối với Công ty XYZ:
Việc lựa chọn nhóm trưởng và thừi gian thực hiện cuộc Kiểm toán giữ vai trò rất quan trọng, nó đảm bảo cho cuộc Kiểm toán đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất với mức phí thấp nhất có thể chấp nhận. Điều này được BGĐ Công ty IFC lựa chọn rất cẩn thận trong mỗi cuộc Kiểm toán.
Qua đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh, mức độ rủi ro tiềm tàng, HTKSNB và mục tiêu Kiểm toán, BGĐ IFC quyết định dự kiến nhóm trưởng, số lượng người và thời gian để hoàn thành cuộc Kiểm toán tại Công ty XYZ như sau:
Ban giám đốc giao cho kiểm toán viên Lê hoài N làm nhóm trưởng cùng với ba trợ lý kiểm toán viên Trần Thị L, Nguyễn Thanh H, Lê Hữu N tiến hành kiểm toán từ ngày 10/02/20010 đến ngày 16/02/2010. nhóm trưởng là KTV Lê Hoàn N là kiểm toán viên có chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề cùng với 2 KTV, 1 trợ lý Kiểm toán. Trong đó phần hành TSCĐ do Lê Hoài N thực hiện.
Trưởng nhóm Kiểm toán chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc IFC và Ban giám đốc của XYZ về sự thành công cũng như chất lượng cuộc Kiểm toán và có trách nhiệm lập kế hoạch Kiểm toán tổng thể và chương trình Kiểm toán.
Chương trình Kiểm toán TSCĐ:
Nhóm trưởng KTV Lê Hoài N sẽ chịu trách nhiệm thiết kế chương trình kiểm toán phân công công việc phù hợp cho cả nhóm kiểm toán. Về phần TSCĐ, chương trình kiểm toán TSCĐ được thiết kế và thực hiện cho Công ty CP sản xuất và kinh doang kim khí XYZ như sau :
RỦI RO XÁC ĐỊNH CHI TIẾT
Những rủi ro chi tiết này được xác định trong bước lập kế hoạch kiểm toán rủi ở các bước tìm hiểu kiểm HTKSB đối với TSCĐ, các đặc điểm của TSCĐ, cách quản lý TSCĐ ở Công ty XYZ
Những rủi ro chi tiết dưới đây được xác định trong chương trình kiểm toán đối với công ty XYZ:
Chi tiết rủi ro
Phương pháp
kiểm toán
Thủ tục kiểm toán
Người thực hiện
Nhận xét/
Tham chiếu
Không có rủi ro
Sau khi trả lời các câu hỏi về "Thủ tục kiểm toán chi tiết" trong "Kế hoạch kiểm toán tài khoản TSCĐ hữu ", tiến hành các thủ tục trong bảng sau đây đối với TSCĐ.
CÁC THỦ TỤC KIỂM TOÁN TỔNG HỢP
1. KIỂM TRA SỐ DƯ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
2. PHÂN TÍCH SỐ DƯ CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
3. KIỂM TRA CHI TIẾT KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
4. KIỂM TRA VIỆC PHẢN ÁNH TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
5. KIỂM TRA TÀI SẢN THUÊ TÀI CHÍNH
6. KIỂM TRA SỐ DƯ TÀI SẢN CÓ LIÊN QUAN TỚI BÊN THỨ BA
7. KIỂM TRA VIỆC ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN
8. KIỂM TRA TÀI SẢN CÓ GỐC NGOẠI TỆ LỚN
Thủ tục kiểm toán chi tiết
1
KIỂM TRA SỐ DƯ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
A. Thu thập bảng tổng hợp TSCĐ phản ánh só đầu kỳ, phát sinh tăng giảm, số cuối kỳ của nguyên giá, khấu hao lũy kế, giá trị còn lại, lãi/lỗ do thanh lý (nếu có) của từng loại TSCĐ theo đúng phân loại.
1. Kiểm tra các số tổng hợp
2. Đối chiếu tổng nguyên giá, khấu hao lũy kế với sổ cái và Sổ đang ký TSCĐ. Đối chiếu số lãi (lỗ) do thanh lý TSCĐ với sổ cái.
B. Chọn một số tài sản năm trước và phát sinh tăng năm nay từ bảng tổng hợp trên và thực hiện những bước sau:
1. Kiểm tra tình hiện hữu (tồn tại) của tài sản, khẳng định tính sở hữu của các TS đó là thuộc về khách hàng và giá trị còn lại của các TS này là phù hợp với điều kiện hiện tại của chúng.
2. Đối chiếu nguyên giá với các chứng từ mua gốc có liên quan như phiếu chi, hóa đơn mua hàng.
3. Xác định xem số phát sinh tăng TSCĐ trong kỳ có bao gồm các khoản như là chi phí trích trước dài hạn không.
4. Nếu có tài sản tăng là do thay thế TS cũ, cần xác định nghiệp vụ thanh lý TS cũ đó.
C. Nếu trong số những TS được chọn ở trên có cả TS đã thanh lý trong kỳ thì :
1. Kiểm tra các văn bản phê chuẩn cho việc thanh lý TS và các chứng từ thu do thanh lý có liên quan.
2. Tính toán lại lãi (lỗ) do thanh lý
D. Thực hiện các thủ tục phân tích đối với số dư TSCĐ:
1. Xem xét các số liệu sau để xây dựng nên số ước tính kiểm toán đối với TSCĐ: số dư TSCĐ năm trước, số tăng giảm trong kỳ so với năm trước, lãi (lỗ) thanh lý TSCĐ.
2. Xác định số chênh lệch có thể chấp nhận được để tìm ra những chênh lệch trong yếu giữa số ước tính kiểm toán và số báo cáo.
3. So sánh số ước tính kiểm toán với số báo cáo. Nếu số chênh lệch thực tế lớn hơn số chênh lệch có thể chấp nhận được thì phải tìm ra sự giải thích hợp lý cho số chênh lệch đó thông qua việc kiểm tra các chứng từ có liên quan.
E. Soát xét những thay đổi trọng yếu đối với tình hình tăng giảm TS, xem xét những nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó như: đầu tư đổi mới công nghệ-tăng năng suất lao động, thay đổi kế hoạch sản xuất ...
F. Thu thập các thông tin phục vụ cho việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
G. Đánh giá kết quả kiểm tra
2
PHÂN TÍCH SỐ DƯ CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
A. Xét xem các chính sách và thủ tục kế toán cho việc tính toán và ghi chép khấu hao TSCĐ có được áp dụng hợp lý, tuân theo các quy định của nhà nước, và nhất quán không ?
B. Thực hiện các thủ tục phân tích sau để kiểm tra số dư TSCĐ:
1. Xem xét các số liệu sau để xây dựng nên số ước tính kiểm toán đối với khấu hao TSCĐ: Số dư TSCĐ phát sinh trong năm, số khấu hao năm trước, tỷ lệ khấu hao theo quy định của nhà nước.
2. Nếu cần thiết, phân tách các số liệu sử dụng để xây dựng số ước tính kiểm toán và số chi phí khấu hao đã hạch toán ở mức độ chi tiết để trợ giúp KTV đạt được độ tin cậy mong muốn. Xem xét các số phân tách chi tiết sau: theo phân loại của TSCĐ; theo kỳ kế toán; theo phương pháp khấu hao; ...
3. Xác định số chênh lệch có thể chấp nhận được để tìm ra những chênh lệch trong yếu giữa số ước tính kiểm toán và số báo cáo.
4. So sánh số ước tính kiểm toán với số báo cáo. Nếu số chênh lệch thực tế lớn hơn số chênh lệch có thể chấp nhận được thì phải tìm ra sự giải thích hợp lý cho số chênh lệch đó thông qua việc kiểm tra các chứng từ có liên quan.
C. Soát xét các tài khoản chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế phát sinh trong kỳ và xét xem liệu có chi phí nào cần hạch toán tăng nguyên giá TS không. Kiểm tra các chứng từ có liên quan.
D. Đánh giá kết quả kiểm tra
3
KIỂM TRA CHI TIẾT KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
A. Xét xem các chính sách và thủ tục kế toán cho việc tính toán và ghi chép khấu hao TSCĐ có được áp dụng hợp lý, tuân theo các quy định của nhà nước, và nhất quán không ?
B. Chọn một số TS từ bảng tổng hợp TSCĐ (xem thủ tục tổng hợp 1) để kiểm tra chi tiết khấu hao TSCĐ như sau:
1. Tính toán lại chi phí khấu hao và so với số phát sinh do khách hàng tính trong kỳ.
2. Đối chiếu tổng chi phí khấu hao và khấu hao lũy kế với sổ cái.
3. Xem xét những bút toán khấu hao lớn trong kỳ và đối chiếu với chi phí và sổ cái có liên quan. Kiểm tra các chứng từ có liên quan nếu cần thiết.
C. Đánh giá kết quả kiểm tra
4
KIỂM TRA VIỆC PHẢN ÁNH TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
A. Xét xem tài sản cố định có được hạch toán theo cơ sở đúng đắn và hợp lý không ? (VD: hạch toán theo nguyên tắc giá gốc)
B. Xét xem các tài khoản tài sản có được trình bày theo các tiêu chí như sau không:
1. Phân loại tài sản theo cùng tỷ lệ khấu hao
2. Phương pháp tính khấu hao
3. Mô tả tổng quát phương pháp tính khấu hao đối với mỗi phân loại TSCĐ.
4. Toàn bộ số khấu hao TS đều được tính vào chi phí
5. Những cam kết về mua tài sản
6. Các tài sản được thế chấp, cầm cố
7. Các nghiệp vụ với bên thứ ba
5
KIỂM TRA TÀI SẢN THUÊ TÀI CHÍNH
A. Thu thập bảng tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ thuê tài chính và thực hiện các bước sau:
1. Đối chiếu số tổng hợp với sổ cái.
2. Xem xét mức độ ưu tiên đầu tư vốn cho các tài sản thuê TC
3. Xem xét phương pháp khấu hao đối với các tài sản cho thuê TC
B. Chọn một số tài sản đã thuê và mới thuê trong năm và thực hiện các bước sau:
1. Kiểm tra sự hiện hữu của tài sản và khẳng định rằng khách hàng vẫn đang sử dụng những tài sản này.
2. Kiểm tra chi phí thuê tài chính đã trả và thời hạn thuê thông qua hợp đồng thuê tài chính.
3. Tính toán lại giá trị hiện tại của tài sản đi thuê và tiền lãi trả trong kỳ.
4. Tính toán lại chi phí khấu hao cho TS thuê tài chính.
C. Đối với những tài sản không còn thuê nữa thì phải kiểm tra các biên bản thanh lý, kết thúc hợp đồng thuê và việc hạch toán các tài sản này.
D. Đánh giá kết quả kiểm tra
6
KIỂM TRA CÁC NGHIỆP VỤ HẠCH TOÁN TÀI SẢN VỚI BÊN THỨ BA
A. Thu thập bảng tổng hợp các nghiệp vụ về TSCĐ với bên thứ ba và thực hiện các bước sau:
1. Xem xét tính hợp lý của các nghiệp vụ mua bán tài sản với bên thứ ba.
2. Xem xét việc trình bày những thông tin có liên quan sau: bản chất mối quan hệ giữa khách hàng và bên thứ ba; diễn giải nghiệp vụ; tổng giá trị hợp đồng; các khoản phải thu, phải trả có liên quan.
3. Đánh giá kết quả kiểm tra
B. Xem xét việc gửi thư xác nhận các số dư CPTT trọng yếu với bên thứ ba.
7
KIỂM TRA VIỆC ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
A. Thu thập bảng tổng hợp các tài sản được đánh giá lại cuối kỳ và thực hiện các bước sau:
1. Xét xem tổ chức (cá nhân) thực hiện việc đánh giá lại TSCĐ có độc lập với khách hàng và đủ năng lực thực hiện việc đánh giá lại hay không ?
2. Copy báo cáo đánh giá lại TSCĐ và bảo đảm rằng những ý kiến đưa ra trong báo cáo phục vụ cho việc đánh giá lại TSCĐ.
3. Đối chiếu phần chênh lệch tăng/giảm TS tới phần dự phòng đánh giá lại TSCĐ.
8
KIỂM TRA CÁC TÀI SẢN CÓ SỐ DƯ NGOẠI TỆ LỚN
A. Xem xét các bằng chứng có liên quan tới các tài sản có gốc ngoại tệ. Xác định các tỷ giá chuyển dổi được áp dụng và việc hạch toán chênh lệch tỷ giá.
B. Đối chiếu các nghiệp vụ xử lý chênh lệch tỷ giá với số cái.
1.3.2 Thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH IFC thực hiện
Quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ trong BCTC do IFC thự hiện gồm có các bước sau:
- Kiểm tra hệ thống đối với khoản mục TSCĐ
- Thực hiện các bước phân tích và đánh giá
- Kiểm tra chi tiết khoản mục TSCĐ
1.3.2.1 Kiểm tra hệ thống đối với khoản mục TSCĐ
Tình hình quản lý TSCĐ
Quản lý TSCĐ tại đơn vị khách hàng có vai trò quan trọng trong quyết định công việc của các Kiểm toán viên. Nếu TSCĐ được quản lý, có quy trình kiểm soát chặt chẽ thì KTV sẽ tiết kiệm được thời gian và phạm vi Kiểm toán ngược lại nếu công tác quản lý TSCĐ lỏng lẻo thì KTV sẽ phải tập trung hơn vào các nhiệm vụ liên quan đến TSCĐ.
Công ty XYZ đã đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu đặt ra đối với công tác kiểm tra, kiểm soát TSCĐ. Để xác định rõ điều này IFC tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với những cá nhân đơn vị có liên quan (Ban giám đốc, các cán bộ công nhân viên) bằng bảng câu hỏi được xây dựng sẵn kết hợp với những câu hỏi ngoài và các biện pháp nghiệp vụ (chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, hiểu biết của KTV) thu thập thông tin khác liên quan.
Qua bảng đánh giá HTKSNB của Công ty XYZ, KTV nhận thấy XYZ đã đáp ứng khá đầy đủ yêu cầu đặt ra đối với công tác kiểm tra, kiểm soát tại Công ty. Mọi câu hỏi có tính chất bao quát nhất đề ra cho HTKSNB đối với khoản mục TSCĐ và khấu hao đều được Công ty thực hiện tốt. Khi có phát sinh tăng TSCĐ thuộc phạm vi hoạt động của bộ phận nào thì bộ phận đấy sẽ phải đảm bảo về sự hiện hữu và hoạt động của tài sản. Nếu có sự cố đối với tài sản phải thông báo kịp thời để có biện pháp xử lý. Bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số thiếu sót nhất định như thiếu chứng từ, Ban giám đốc không tiến hành kiểm tra định kỳ theo tháng hay quý, thực hiện chức năng kiêm nhiệm, chức năng phê chuẩn còn thiếu hoặc chưa phù hợp…
Vì vậy, KTV đánh giá HTKSNB đối với khoản mục TSCĐ là đảm bảo tính hiệu lực, rủi ro kiểm soát ở mức trung bình có thể chấp nhận được, các bằng chứng Kiểm toán thu thập từ hệ thống này đáng tin cậy. Bước đầu, KTV xác định cần phải tiến hành mở rộng các thử nghiệm kiểm soát nhưng cũng luôn giữ ở mức độ hợp lý và kết hợp với các thử nghiệm cơ bản ở mức cần thiết.
KTV cũng tiến hành xem xét Bảng đăng ký khấu hao TSCĐ của XYZ với Bộ Tài chính, Bảng đăng ký đó như sau:
Số năm
Nhà cửa vật kiến trúc
5 - 22
Máy móc, thiết bị
3 - 12
Phương tiện vận tải
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31449.doc