PHẦN MỞ ĐẦU Trang 01
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TSCĐ VÀ KIỂM TOÁN TSCĐ 03
1.1/ Tổng quan TSCĐ 03
1.1.1/ Khái niệm về TSCĐ 03
1.1.1.1/ TSCĐ hữu hình 03
1.1.1.2/ TSCĐ vô hình 03
1.1.1.3/ TSCĐ thuê tài chính 03
1.1.1.4/ Bất động sản đầu tư 04
1.1.1.5/ Khấu hao TSCĐ 04
1.1.2/ Đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ 05
1.1.2.1/ Đặc điểm TSCĐ 05
1.1.2.2/ Yêu cầu quản lý TSCĐ 05
1.2/ Kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ 07
1.2.1/ Mục đích 07
1.2.2/ Các thủ tục kiểm soát 08
1.3/ Quy trình kiểm toán TSCĐ 09
1.3.1/ Đặc điểm kiểm toán đối với TSCĐ 09
1.3.2/ Mục tiêu kiểm toán TSCĐ 09
1.3.3/ Quy trình kiểm toán TSCĐ 09
1.3.3.1/ Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 10
1.3.3.2/ Giai đoạn thực hiện kiểm toán 12
1.3.3.3/ Giai đoạn hoàn thành kiểm toán 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN Á CHÂU 22
2.1/ Giới thiệu chung về Công ty 22
2.1.1/ Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 22
2.1.1.1/ Giới thiệu về Công ty 22
2.1.1.2/ Lịch sử hình thành 22
2.1.2/ Đặc điểm của Công ty 23
2.1.2.1/ Mục tiêu hoạt động của Công ty 23
2.1.2.2/ Đặc điểm về kinh doanh 23
2.1.2.3/ Cách thức tổ chức quản lý 24
2.2/ Quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty TNHH Kiểm toán Á Châu 26
2.2.1/ Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 26
2.2.2/ Giai đoạn thực hiện kiểm toán 31
2.2.3/ Giai đọan hoàn thành kiểm toán 36
2.2.4/ Ví dụ minh họa quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty ABC. 37
2.3/ Nhận xét về Công ty và quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty Á Châu 55
2.3.1/ Nhận xét về Công ty 55
2.3.1.1/ Ưu điểm 55
2.3.1.2/ Nhược điểm 56
2.3.2/ Nhận xét về quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty 58
2.3.2.1/ Ưu điểm 58
2.3.2.2/ Nhược điểm 59
CHƯƠNG 3: CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN Á CHÂU 61
3.1/ Các mục tiêu 61
3.2/ Các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty Á Châu 61
3.2.1/ Các kiến nghị chung đối với Công ty 61
3.2.2/ Các kiến nghị đối với quy trình kiểm toán TSCĐ tại Công ty 62
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
44 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2101 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy trình kiểm toán tại công ty TNHH kiểm toán Á Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chế độ kế toán hiện hành. Để phát hiện các trường hợp ghi tăng nguyên giá đối với các chi phí không đủ tiêu chuẩn, KTV cần xem xét những chứng từ phỏng vấn các nhân viên liên quan đến từng trường hợp cụ thể. Việc nghiên cứu chính sách kế toán của đơn vị trong giai đoạn tìm hiểu KSNB cũng giúp cho KTV đánh giá khả năng xảy ra sai sót này.
- Rà soát lại tất cả các hợp đồng thi công và chi phí liên quan đến xây dựng cơ bản dở dang phát sinh và hoàn thành trong năm.
- Lần theo việc kết chuyển từ tài khoản xây dựng cơ bản dở dang đến tài khoản TSCĐ hữu hình. Mục đích thử nghiệm nhằm kiểm tra xem mọi khoản mục liên quann đều đã được kêt chuyển đúng đắn hay chưa.
- Xem xét việc đánh giá các tài sản do doanh nghiệp tự xây dựng: nên áp dụng các thử nghiệm bổ sung để so sánh giữa tổng chi phí xây dựng thực tế phát sinh với giá ước tính do bên ngoài cung cấp. Cần lưu ý đặc biệt đến các tài sản mà chi phí thực tế phát sinh cao hơn giá thi công của thị trường.
b.3/ Chứng kiến kiểm kê các TSCĐ tăng lên trong kỳ
Thông thường KTV chỉ chứng kiến kiểm kê đa số TSCĐ mua trong năm chớ không chứng kiến kiểm kê toàn bộ TSCĐ. Việc chứng kiến kiểm kê càng cần thiết đối với các đơn vị kinh tế có hệ thống KSNB yếu kém.
Khi chứng kiến kiểm kê có thể chọn một trong hai hướng sau đây: bắt đầu từ các TSCĐ hay từ sổ sách kế toán. Khi chọn hướng đi từ số liệu trên sổ chi tiết để quan sát sự hiện hữu của tài sản trên thực tế, là nhằm KTV xác định rằng các TSCĐ ghi trên sổ kế toán là có thật và đang được sử dụng. Ngược lại khi bắt đầu kiểm tra từ một số TSCĐ được chọn trong thực tế và lần lượt xem việc ghi nhận trên sổ chi tiết, sẽ cung cấp bằng chứng là tất cả các TSCĐ hiện hữu đều đã được ghi nhận .
b.4/ Kiểm tra quyền sở hữu hợp pháp đối với TSCĐ
Để kiểm tra, KTV cần thu thập các bằng chứng có liên quan như văn bản pháp lý về quyền sở hữu TSCĐ, các hóa đơn đóng bảo hiểm, hóa đơn nộp thuế…
Khi thu thập bằng chứng đối với các BĐS, KTV cần lưu ý rằng giấy chứng nhận quyền sở hữu chưa hẳn là một bằng chứng về quyền, bởi lẽ khi bán TSCĐ thì giấy chứng nhận mới sẽ được lập nhưng có thể vẫn còn giấy chứng nhận cũ. Do vậy bằng chứng xác thực nhất là các chứng từ khác có liên quan những hóa đơn nộp thuế, những hợp đồng bảo hiểm, các phiếu thu tiền cho thuê – nếu đó là tài sản cho thuê cũng như các khoản chi để hoàn trả vốn và lãi cho các tài sản đem thế chấp. Ngoài ra cũng cần kiểm tra các hợp đồng mua tài sản để xác định số tiền mà đơn vị còn thiếu người bán.
Việc kiểm tra về quyề đối với TSCĐ cần dựa trên sự hiểu biết về các quy định pháp lý ở từng thời kỳ. Trong một số trường hợp KTV có thể cần phải sử dụng ý kiến chuyên gia.
b.5/ Kiểm tra việc ghi nhận đầy đủ TSCĐ
Mục đích chính là nhằm xác định chi phí sữa chữa bảo dưỡng nào sẽ ghi tăng nguyên giá TSCĐ hoặc nên tính vào chi phí của niên độ. Các thủ tục có thể thực hiện là:
- Lập bảng phân tích chi phí sữa chữa, bảo dưỡng phát sinh hàng tháng rồi đối chiếu với số phát sinh của năm trước để phát hiện các tháng có biến động bất thường, từ đó tìm kiếm những khoản chi phí có số tiền lớn để kiểm tra chứng từ gốc và các tài liệu liên quan.
- Kiểm tra chi tiết các khoản chi phí sữa chữa bảo dưỡng lớn đã được phân bổ hoặc trích lập từng phần vào chi phí thông qua các tài khoản chi phí trả trước hay chi phí phải trả.
KTV cần xem xét bản chất của chi phí, sự cải thiện tình trạng sau sữa chữa và khả năng tăng thêm lợi ích trong tương lai …từ đó phát hiện các khoản chi cần phải ghi tăng nguyên giá TSCĐ thay vì ghi nhận vào chi phí trong kỳ hoặc ngược lại.
KTV cần lưu ý các công trình xây dựng cơ bản dở dang đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trước ngày kết thúc niên độ ( thường căn cứ vào biên bản hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng TSCĐ) nhưng lại chưa được ghi nhận là TSCĐ. Việc kiểm tra thường bắt đầu từ việc xem xét tất cả các hợp đồng thi công quan trọng đã phát sinh trước ngày kết thúc niên độ và kiểm tra đến các chứng từ liên quan.
Xem các TSCĐ mua dưới hình thức trả góp có được ghi tăng tài sản hay không và phần chưa trả có được ghi tăng nợ phải trả hay không. KTV cũng cần chú ý xem xét việc tính toán nguyên giá TSCĐ mua trả góp để bảo đảm phù hợp với cuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
b.6/ Kiểm tra các nghiệp vụ ghi giảm TSCĐ trong kỳ
Mục tiêu kiểm tra là để xem liệu có TSCĐ nào bị thanh lý nhượng bán TSCĐ trong kỳ nhưng không được phản ánh vào sổ kế toán hay không. Khi kiểm tra KTV thường thực hiện các bước như sau:
- Nếu mua TSCĐ trong năm, phải xem xét các TSCĐ cũ có được mang đi trao đổi hay được thanh lý hay không.
- Phân tích tài khoản thu nhập khác để xác đinh xem có khoản thu nhập nào phát sinh từ việc bán TSCĐ hay không.
- Nếu có sản phẩm ngưng sản xuất trong năm, cần điều tra về việc sử dụng các thiết bị chuyên dùng để sản xuất sản phẩm này.
- Phỏng vấn các nhân viên và quản đốc để xem có TSCĐ nào được thanh lý trong năm hay không.
- Điều tra các khoản giảm về bảo hiểm TSCĐ, để xem liệu có phải bắt nguồn từ nguyên nhân giảm TSCĐ hay không.
- Đối chiếu giữa số liệu sổ sách với số liệu kiểm kê để xem có bị mất mát, thiếu hụt TSCĐ hay không
b.7/ Xem xét các hợp đồng cho thuê TSCĐ để kiểm tra doanh thu cho thuê
Khi kiểm tra cho thuê BĐS, KTV nên thu thập các họa đồ chi tiết về moị BĐS và quan sát trực tiếp. Họa đồ sẽ giúp cho KTV phát hiên những tài sản được khai là không sử dụng, nhưng thực tế là đã cho thuê và không ghi vào sổ sách kế toán. Họa đồ còn giúp KTV ước tính phần doanh thu cho thuê của đơn vị.
Ngoài ra KTV sẽ phân tích doanh thu cho thuê và so sánh với hợp đồng cho thuê và nhật ký thu tiền.
Cuối cùng, cần xem xét việc hạch toán có tuân thủ các chuẩn mực hay chế độ kế toán hay không. Muốn vậy, KTV cần xem xét cẩn thận các hợp đồng thuê để xác định xem kế toán có ghi chép đúng đắn hay không. Mặc khác nhờ sự nghiên cứu của hợp đồng, KTV cũng xác định được các chi phí như điện nước …sẽ do ai trả và đối chiếu với tài khoản chi phí có liên quan.
b.8/ Xem xét việc trình bày và công bố trên BCTC
Theo quy định hiện hành, trên Bảng cân đối kế toán, số dư của các TSCĐ và giá trị hao mòn lũy kế được trình bày riêng theo từng loại là TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính và BĐS đầu tư.
Ngoài ra, đơn vị phải công bố trong thuyết minh BCTC về:
- Chính sách kế toán đối với TSCĐ bao gồm nguyên tắc xác định nguyên giá, phương pháp khấu hao và thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỉ lệ khấu hao.
- Tình hình tăng giảm TSCĐ theo từng loại và từng nhóm TSCĐ về:
+ Nguyên giá của TSCĐ bao gồm số dư đầu kỳ, số tăng giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ.
+ Giá trị hao mòn lũy kế.
+ Giá trị còn lại – Giá trị còn lại TSCĐ đang dùng để cầm cố, thế chấp, tài sản tạm thời không sử dụng, tài sản chờ thanh lý…
1.3.3.2.2.2/ Kiểm toán chi phí khấu hao
a/ Thủ tục phân tích
KTV thường tính tỉ lệ khấu hao bình quân bằng tỷ số giữa chi phí khấu hao với tổng nguyên giá TSCĐ. Một sự thay đổi đột ngột trong tỷ số này giúp KTV lưu ý đến những thay đổi trong chính sách khấu hao của đơn vị, trong cơ cấu TSCĐ hoặc khả năng có sai sót trong việc tính toán khấu hao. Tỷ lệ này cần tính cho từng loại TSCĐ ( nhà xưởng, máy móc thiết bị…) vì sẽ giúp được sự ảnh hưởng của cơ cấu TSCĐ.
Ngoài ra KTV còn so sánh chi phí khấu hao kỳ này với kỳ trước, chi phí khấu hao với giá thành sản phẩm nhập kho…Những biến động bất thường đều cần được tìm hiểu và giải thích nguyên nhân.
b/ Thử nghiệm chi tiết
b.1/ Thu thập hay tự soạn một bảng phân tích tổng quát về khấu hao và giá trị hao mòn lũy kế
Trong đó ghi rõ về số dư đầu kỳ, số khấu hao trích trong năm, số khấu hao tăng giảm trong năm và số dư cuối kỳ. Trên cơ sở đó KTV sẽ:
- So sánh số dư đầu kỳ với số liệu kiểm toán năm trước.
- So sánh tổng số khấu hao tăng giảm ở số liệu chi tiết với tổng số ghi trên sổ cái.
- So sánh tổng số dư cuối kỳ trên các sổ chi tiết với số dư cuối kỳ trên sổ cái.
b.2/ Xem xét lại các chính sách khấu hao của đơn vị
Xem xét phương pháp khấu hao sử dụng có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không. Theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, tùy theo đặc điểm của mình, đơn vị được lựa chọn một trong 3 phương pháp khấu hao, đó là khấu hao theo đường thẳng, khấu hao theo số dư giảm dần và khấu hao theo số dư sản phẩm.
Phương pháp khấu hao sử dụng có phù hợp với lợi ích kinh tế mà TSCĐ mang lại cho doanh nghiệp hay không.
Thời gian sử dụng hữu ích có được ước tính phù hợp hay không. Xem xét mức độ sử dụng hữu ích được xác định căn cứ vào mức độ sử dụng ước tính của TSCĐ trong kỳ, để xác định xem cường độ sử dụng tài sản có tăng cao hay quá giảm so với mức bình thường hay không. Nếu có, mức khấu hao có được điều chỉnh tương ứng không.
Sự cần thiết thay đổi chính sách khấu hao. Nếu xét thấy cần thiết KTV cần thảo luận với người quản lý đơn vị về việc thay đổi thời gian tính khấu hao, về mức khấu hao do hao mòn vô hình. Trong mọi trường hợp thay đổi chính sách khấu hao, KTV cần lưu ý đơn vị về việc công bố các thông tin này trên Bảng thuyết minh BCTC
b.3/ Kiểm tra mức khấu hao
- So sánh tỷ lệ khấu hao của năm hiện hành với năm trước và điều tra các chênh lệch (nếu có ).
- Tính toán lại mức khấu hao cho một số TSCĐ và lần theo số liệu của nó trên sổ cái. Chú ý phát hiện các trường hợp TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn tiếp tục tính khấu hao.
- So sánh số phát sinh Có của tài khoản hao mòn TSCĐ với chi phí khấu hao ghi trên các tài khoản chi phí.
b.4/ Kiểm tra các khoản ghi giảm giá trị hao mòn lũy kế do thanh lý hay nhượng bán TSCĐ
- Đối chiếu các khoản ghi giảm này với hồ sơ kiểm toán phân tích các tài sản thanh lý nhượng bán trong năm.
- Kiểm tra tính chính xác của việc tính toán và ghi chép giá trị hao mòn lũy kế cho đến ngày thanh lý nhượng bán.
Lưu ý: Đối với tài sản thuê tài chính thời gian sử dụng để trích khấu hao TSCĐ đúng bằng thời gian của hợp đồng thuê tài sản đó.
Điểm khác của chương trình kiểm toán TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình:
Do đặc điểm chung của TSCĐ vô hình là không có hình thái vật chất, vì thế mà việc xác minh sự hiện hữu của TSCĐ vô hình mang tính phức tạp hơn nhiều so với TSCĐ hữu hình. Thông thường kế toán chỉ tập trung vào việc xem xét các khoản chi phí đã được đơn vị vốn hóa có thực sự phát sinh và thõa mãn các tiêu chuẩn và điều kiện quy định về TSCĐ vô hình hay không, cụ thể:
- Đối với TSCĐ được tạo ra từ nội bộ, KTV cần chú ý xem xét đơn vị có phân chia quá trình hình thành TSCĐ theo hai giai đoạn nghiên cứu và triển khai hay không. Vì nếu không thể phân biệt, đơn vị bắt buộc phải hạch toán tất cả chi phí phát sinh vào chi phí trong kỳ. Còn đối với tài sản tạo ra trong giai đoạn triển khai thì chỉ được ghi nhận là TSCĐ vô hình khi thõa mãn các điều kiện ghi trong chuẩn mực.
- Đối với TSCĐ vô hình được hình thành từ sát nhập, KTV chủ yếu tập trung xem xét việc thõa mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình. Theo VAS 04, những trường hợp đơn vị không xác định nguyên giá một cách đáng tin cậy thì các tài sản vô hình được hình thành trong sát nhập phải hạch toán vào lợi thế thương mại.
1.3.3.3/ Giai đoạn hoàn thành kiểm toán
1.3.3.3.1/ Xem xét các sự kiện sau ngày khóa sổ
a/ Xem xét các khoản nợ tiềm tàng
Trong thực tế, có những sự kiện đã phát sinh trong năm và có thể dẫn đến một khoảng công nợ hay thiệt hại mà cho đến thời điểm khóa sổ vẫn chưa xác định là có chắc có xảy ra hay không và số tiền cụ thể là bao nhiêu.
Thông thường nợ tiềm tàng có thể phát sinh do những nguyên nhân sau:
- Các sự kiện chưa xét xử do đơn vị xâm phạm quyền sở hữu…
- Những tranh chấp về thuế với cơ quan thuế.
- Các bảo lãnnh về công nợ của người khác.
Một số thủ tục kiểm toán :
- Trao đổi với người quản lý về khả năng có các khoản nợ tiềm tàng chưa được công bố.
- Yêu cầu luật sư hay tư vấn pháp lý của đơn vị cung cấp thư xác nhận.
- Xem xét biên bản họp Hội đồng quản trị để biết được những hợp đồng, các vụ kiện quan trọng.
b/ Xem xét các sự kiện sau ngày khóa sổ
Các cuộc kiểm toán được tiến hành sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Do đó trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc niên độ đến khi hoàn thành BCKT có thể xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC.
KTV có thể sử dụng các thủ tục sau:
- Xem xét lại các thủ tục do đơn vị quy định áp dụng nhằm đảm bảo mọi sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC đều được xác định.
- Xem xét các biên bản Đại hội cổ đông, họp hội đồng quản trị, họp ban kiểm soát , họp Ban giám đốc sau ngày khóa sổ lập BCTC
- Xem xét BCTC kỳ gần nhất của đơn vị và kế hoạch tài chính và cũng như các báo cáo quản lý khác của giám đốc.
- Yêu cầu đơn vị hoặc luật sư của đơn vị cung cấp thêm thông tin về các vụ kiện tụng, tranh chấp đã cung cấp trước đó (nếu có).
- Trao đổi với giám đốc đơn vị để xác định những sự kiện đã xảy ra sau ngày khóa sổ lập BCTC.
c/ Xem xét về giả đinh hoạt động liên tục
Đây là một vấn đề quan trọng trong kiểm toán BCTC. Mặc dù VSA 200 đã lưu ý người sử dụng rằng BCKT không phải là sự bảo đảm cho khả năng tồn tại cho DN trong tương lai thế nhưng giả định hoạt động liên tục vẫn là một giả định cơ bản để trình bày BCTC. Do đó KTV phải lưu tâm xem xét sự thích hợp của giả định này trong suốt quá trình kiểm toán BCTC để có ý kiến thích hợp trên BCKT.
1.3.3.3.2/ Đánh giá kết quả
Giai đoạn này điều quan trọng là phải tập hợp tất cả các kết quả vào một kết luận chung. Cuối cùng KTV phải kết luận bằng chứng kiểm toán đã được tập hợp đủ để đảm bảo cho kết luận là BCTC được trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không.
Do đó khi đánh giá kết quả KTV thường tiến hành các thủ tục
- Áp dụng các thủ tục phân tích
- Đánh giá sự đầy đủ của bằng chứng. KTV thường xem xét lại chương trình kiểm toán. Để tạo thuận lợi cho công việc này các tổ chức kiểm toán thường dùng bảng kiểm tra việc hoàn thành kiểm toán.
- Đánh giá tổng hợp các sai sót chưa điều chỉnh: KTV sẽ đưa ra các kết luận về việc BCTC có thể hiện các TSCĐ của DN tại thời điểm ghi trong bảng cân đối một cách trung thực.
KTV cần đánh giá tổng hợp sai sót không trọng yếu cần lập các bút toán điều chỉnh và tổng hợp các sai sót dự kiến về TSCĐ rồi so sánh với mức sai sót có thể bỏ qua để xem có thể chấp nhận được khoản mục TSCĐ hay không. Sau đó KTV tổng hợp các sai sót của khoản mục TSCĐ để xem chúng có vượt quá mức trọng yếu của BCTC hay không, đồng thời KTV phải đảm bảo các giải trình kèm theo được thực hiện cho từng loại TSCĐ.
Trên cơ sở tổng hợp kết luận về tất cả các phần hành kiểm toán, KTV lập BCKT trong đó có đưa ra ý kiến của mình về sự trung thực và hợp lý của BCTC của đơn vị được kiểm toán.
Rà soát lại hồ sơ kiểm toán
Theo VSA 230: “ Hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do KTV lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ. Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán được thể hiện trên giấy, trên phim, ảnh, trên phương tiện tin học hay bất kỳ phương tiện lưu trữ nào khác theo quy định pháp luật hiện hành”.
Việc rà soát lại hồ sơ kiểm toán là điều rất cần thiết vì:
- Giúp đánh giá công việc của các KTV phụ vì họ là những người đảm nhận một khối lượng công việc rất lớn trong cuộc kiểm toán .
- Bảo đảm sự tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán.
- Khắc phục những thiên lệch trong xét đoán của KTV.
1.3.3.3.3/ Công bố BCKT
Sau khi tiến hành xong các công việc KTV sẽ lập Báo cáo tổng hợp về phần hành, riêng phần hành TSCĐ thường chưa thể đưa ra ý kiến ngay mà phải kết hợp với kết quả của các phần hành khác. Trong trường hợp kiểm toán TSCĐ có hạn chế về phạm vi kiểm toán mà không thể thu thập bằng chứng kiểm toán để khẳng định về tính trung thực hợp lý của khoản mục TSCĐ thì kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến ngoại trừ.
Kết thúc công việc kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán sẽ lập và phát hành BCKT theo chuẩn mực kiểm toán.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN Á CHÂU
2.1/ Giới thiệu chung về công ty
2.1.1/ Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
2.1.1.1/ Giới thiệu về công ty
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN Á CHÂU ( tên gọi cũ là Công ty TNHH Kiểm toán – Tin học Thế Kỷ Mới).
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài là ASIA AUDITING COMPANY LIMITED, viết tắt là ASAA. CO. LTD.
Địa chỉ trụ sở chính: 007 Lô A Chung cư Ngô Tất Tố, Phường 19, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM.
- Số điện thoại : (08) 3 8.404.556
- Số fax : (08) 3 8.405.031
Ngoài trụ sở chính thì Công ty còn có hai văn phòng đại diên tại Ninh Thuận và Nha Trang:
Địa chỉ trụ sở văn phòng đại diện tại Ninh Thuận: 278A Ngô Gia Tự - Tấn Tài – Tp. Phan Rang Tháp Chàm.
- Số điện thoại : 068.3 922.784
Địa chỉ trụ sở văn phòng đại diện tại Nha Trang: 19 Ngô Đức Kế - Phường Tân Lập– Tp. Nha Trang.
- Số điện thoại : 058. 6 283.970
2.1.1.2/ Lịch sử hình thành
Hoạt động kiểm toán đã có lịch sử lâu dài ở nước ta và gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của xã hội, những lĩnh vực và loại hình kiểm toán khác nhau đã lần lượt hình thành, đặc biệt là sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, tự do hóa kinh tế trong đó có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Do đó được sự cho phép của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. HCM, Công ty TNHH Kiểm toán Á Châu thành lập ngày 28/08/2006.
- Hình thức là Công ty TNHH có hai thành viên trở lên.
- Có trụ sở chính tại 007 Lô A Chung cư Ngô Tất Tố, Phường 19, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM.
- Theo giấy phép kinh doanh số 4102042414.
- Với vốn điều lệ là 1.000.000.000đ.
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường dịch vụ kiểm toán, đặc biệt là nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán của các doanh nghiệp ngày càng nhiều thì trong quá trình hoạt động, ngoài trụ sở chính tại Tp.HCM nơi phát sinh hoạt động kinh doanh chủ yếu thì Công ty còn thành lập thêm 2 Văn phòng:
- Văn phòng đại diện tại Ninh Thuận theo giấy phép kinh doanh số 4322000012 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Ninh Thuận cấp ngày 29/07/2008;
- Văn phòng đại diện tại Nha Trang theo giấy phép kinh doanh số 372200083 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 29/11/2008.
2.1.2/ Đặc điểm của Công ty
2.1.2.1/ Mục tiêu hoạt động của công ty
Công ty TNHH Kiểm toán Á Châu hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, bảo vệ quyền lợi và bí mật kinh doanh của khách hàng trên cơ sở tuân thủ theo Chuẩn mực kiểm toán – Kế toán Việt Nam, Quốc tế và các chế độ, quy định hiện hành.
Mục tiêu hoạt động của Công ty là giúp các DN thực hiện tốt công tác kế toán theo quy định pháp luật, đồng thời giúp các DN nắm bắt kịp thời các quy định của pháp luật nhằm hỗ trợ cho sự phát triển và hoàn thiện công tác kế toán - tài chính; đảm bảo các số liệu trên BCTC được phản ánh trung thực hợp lý, giúp các DN phát hiện và điều chỉnh các sai sót, phòng ngừa rủi ro và thiệt hại xảy ra trong quá trình hoạt động.
Mục tiêu lâu dài của công ty là trở thành Công ty chuyên nghiệp hàng đầu với việc cung cấp các dịch vụ có chất lượng càng cao hơn nữa về Kiểm toán và tư vấn Tài chính Kế toán, mở rộng thị phần trong lĩnh vực hoạt động để đáp ứng cho nhu cầu kiểm toán trong quá trìnnh xây dựng và phát triển kinh tế.
Công ty không ngừng nâng cao chất lượng cán bộ và công nhân viên, tiếp tục tạo một môi trường làm việc tốt để ổn định nguồn nhân lực hiện có đồng thời thu hút những người có năng lực đến làm việc tại Công ty.
2.1.2.2/ Đặc điểm về kinh doanh
a/ Khách hàng
Chất lượng dịch vụ của Công ty ngày càng được nâng cao nên khách hàng của Công ty ngày càng nhiều. Công ty đã và đang phục vụ cho nhiều DN với nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất, thương mại, dịch vụ….
b/ Các dịch vụ mà công ty cung cấp
Dịch vụ kiểm toán và đảm bảo
- Kiểm toán BCTC.
- Kiểm toán xây dựng cơ bản.
- Kiểm toán hoạt động.
- Kiểm toán nội bộ.
- Kiểm toán tuân thủ .
- Kiểm toán cho mục tiêu đặc biệt.
Dịch vụ kế toán
- Soát xét chứng từ, sổ sách kế toán.
- Ghi sổ kế toán .
- Phân tích kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh.
- Lập và tổng hợp BCTC, Báo cáo tập đoàn.
- Xây dựng và tổ chức hệ thống kế toán, hệ thống KSNB, lưu trữ chứng từ kế toán.
- Làm kế toán trưởng.
Dịch vụ thuế
Kế toán thu nhập và chuẩn bị tờ khai thuế:
- Lập và rà soát tờ khai thuế giá trị gia tăng.
- Tính toán lợi nhuận và chuẩn bị tờ khai thuế DN.
- Soát xét lợi tức thuế, Báo cáo hàng năm và các vấn đề trọng yếu liên quan khác.
- Xem xét Báo cáo nộp thuế cho các dự án đầu tư nhằm tiết kiệm chi phí tối đa.
- Lập và nộp hồ hoàn thuế giá trị gia tăng.
Dịch vụ trợ giúp giải quyết giải trình thuế:
- Trợ giúp giải trình.
- Đại diện quá trình quyết toán thuế.
- Trợ giúp thương thảo và thông tin liên lạc giữa các bên.
- Dịch vụ tư vấn liên quan đến hải quan, chuyển chi phí và các khoản liên quan khác giữa các bên liên quan.
Thuế thu nhập cá nhân và các dịch vụ thuế khác
- Tư vấn hoạch định và làm thủ tục hoàn thuế.
- Tuân thủ và lập kế hoạch thuế thu nhập cá nhân.
Dịch vụ tư vấn
- Đề xuất những mô hình thuế hiệu quả.
- Tổ chức đào tạo và tổ chức nhân viên kế toán theo yêu cầu của khách hàng.
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến công tác kế toán – tài chính.
- Tư vấn thành lập, hợp nhất, chia tách công ty, tái cấu trúc DN.
- Phân tích thị trường, phân tích rủi ro theo yêu cầu.
2.1.2.3/ Cách thức tổ chức quản lý
a/ Sơ đồ tổ chức
Kiểm toán viên
Kiểm toán viên
- Trưởng phòng.
- Nhân viên giao dịch
CÔNG TY
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
TP.KIỂM TOÁN BCTC
TP.KIỂM TOÁN QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ
TP.KẾ TOÁN
Trợ lý kiểm toán
Trợ lý kiểm toán
Kế toán
b/ Cách thức quản lý
- Giám đốc: là người lãnh đạo toàn bộ công ty, chịu trách nhiệm về tổ chức và điều hành mọi hoạt động trong công ty. Thực hiện các kế hoạch của công ty, tiến hành xử phạt hoặc khen thưởng. Trực tiếp quản lý, phân bổ nhiệm vụ cho cấp dưới. Lập kế hoạch và ra quyết định cuối cùng có tính chất chiến lược về mọi hoạt động của công ty. Chịu trách nhiệm với nhà nước về mọi hoạt động của công ty.
- Phó giám đốc: là người chịu trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ góp ý kiến cho giám đốc về các kế hoạch và quyết định có liên quan đến hoạt động của công ty. Phụ trách công việc phân công, đề xuất các phương án, chương trình kế hoạch và các biện pháp hoạt động kinh doanh. Đồng thời chịu trách nhiệm mọi hoạt động của công ty trước giám đốc cũng như trước pháp luật.
- Kiểm toán viên: là người chịu trách nhiệm về việc thực hiện kiểm toán do công ty giao, chịu trách nhiệm trước giám đốc cũng như trước pháp luật.
- Trợ lý kiểm toán : là người thực hiện các nhiệm vụ do KTV giao, hỗ trợ và giúp đỡ KTV trong quá trinh thực hiện kiểm toán.
- Trưởng phòng kế toán : chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế toán , chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Công ty.
- Kế toán viên : thực hiện các nhiệm vụ do kế toán trưởng giao
2.2/ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN Á CHÂU
2.2.1/ Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
2.2.1.1/ Tiếp nhận khách hàng
Nếu là khách hàng mới bắt đầu bằng việc khách hàng trực tiếp liên hệ với công ty để yêu cầu kiểm toán hoặc thông qua sự quen biết ngoại giao của Ban giám đốc công ty…Còn nếu khách hàng thường xuyên hoặc đã được Công ty kiểm toán nhiều năm thì công ty có thể liên hệ trực tiếp với khách hàng hay khách hàng có thể liên hệ với Công ty khi có yêu cầu về kiểm toán thông qua thư mời kiểm toán.
Thông qua thư mời kiểm toán thì Công ty sẽ tìm hiểu sơ bộ tình hình kinh doanh, môi trường hoạt động của khách hàng đê nhằm xác định phạm vi kiểm toán và khối lượng công việc thực hiện như:
- Cơ cấu tổ chức, chủ sở hữu.
- Mục tiêu kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, các sản phẩm chính.
- Xem xét sơ bộ hệ thống kế toán: chính sách chứng từ, chế độ kế toán, việc luân chuyển chứng từ, lưu trữ chứng từ…
Căn cứ vào việc khảo sát thì Công ty lập thư báo phí và gởi cho khách hàng, mức phí được xây dựng dựa trên khối lượng thời gian bỏ ra để hoàn thành công việc và mức phí thể hiện kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của cán bộ tham gia kiểm toán cùng các chi phí khác liên quan đến cuộc kiểm toán , khi khách hàng đồng ý thì khách hàng và Công ty sẽ thực hiện việc ký hợp đồng kiểm toán. Sau đó công ty sẽ gửi thư hẹn kiểm toán để thông báo thời gian kiểm toán.
Đồng thời KTV yêu cầu đơn vị chuẩn bị những tài liệu sau:
- Sổ cái và các sổ kế toán chi tiết liên quan đến TSCĐ, chi phí XDCB dở dang.
- Danh sách chi tiết TSCĐ tăng, thanh lý, chuyển nhượng, giảm khác trong năm/ kỳ theo từng loại.
- Bảng tổng hợp TSCĐ phản ánh số dư đầu năm, phát sinh tăng, giảm trong năm/ kỳ, số cuối năm/ kỳ của nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại của TSCĐ theo từng loại TSCĐ.
- Bảng khấu hao TSCĐ trong năm/ kỳ.
- Bảng kê chi tiết chi phí XDCB, lưu ý các chi phí này được tập hợp theo từng loại TSCĐ.
- Các chứng từ, hợp đồng liên quan đến TSCĐ và chi phí XDCB dở dang.
2.2.1.2/ Tìm hiểu hệ thống KSNB
Việc nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá được rủi ro giúp cho KTV thiết kế được những thủ tục kiểm toán thích hợp cho khoản mục TSCĐ, đánh giá được khối lượng và độ phức tạp của cuộc kiểm toán từ đó xác định được trọng tâm cuộc kiểm toán.
Đối với khách hàng mới, KTV tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống KSNB, nhưng KTV chủ yếu xem xét hệ thống kế toán, ít có thực hiện, nếu có thực hiện thì cũng không thố