Chuyên đề Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển và một số giải pháp nâng cao hiệu quả giao nhận tại công ty TNHH thương mại Hoàng Thạnh

Kiểm tra Bộ chứng từ:

 

Đây là khâu quan trọng vì đây là cơ sở pháp lý trong trường hợp có sai sót sau này. Nếu chứng từ đồng bộ, chính xác, hợp lý sẽ giúp nhân viên giao nhận lấy hàng được nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian, chi phí như: Phí lưu Container, lưu kho. Lưu bãi

Trong trường hợp nếu các Công ty khách hàng tự lên sẵn tờ khai Hải quan thì kiểm tra sự phù hợp giữa những nội dung được khai trên tờ khai Hải quan và Bộ chứng từ kèm theo này. Đặc biệt là việc kiểm tra áp mã tính thuế hàng hóa nhập khẩu, khi phân loại hàng hóa cần căn cứ vào: Tính chất, đặc điểm, cấu tạo, công dụng và phương pháp mô tả của mặt hàng nhập khẩu để xếp vào nhóm hàng phù hợp.

 

doc109 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3358 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển và một số giải pháp nâng cao hiệu quả giao nhận tại công ty TNHH thương mại Hoàng Thạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quốc tế, là điều kiện bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp xuất nhập khẩu vì nó thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Hải quan, bảo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ quyền lợi chủ quyền an ninh Quốc gia. Ngoài ra nó là cơ sở pháp lý để xác định hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu. Do vậy việc lên tờ khai phải chính xác và cẩn thận. Khi nhận được Fax của khách hàng, bộ phận chứng từ sẽ tiến hành lên tờ khai. Sau khi đã tổng hợp được tất cả những thông tin về lô hàng, nhân viên chứng từ sẽ lên tờ khai cho lô hàng nhập khẩu này. Có hai cách khai báo: cách thứ nhất là khai viết lên tờ khai Hải quan và cách thứ hai là khai báo bằng tờ khai điện tử. Hiện đang lưu hành là tờ khai HQ/2002-NK màu xanh nhạt do Bộ Tài Chính phát hành. Tờ khai gồm có hai phần: phần dành cho người làm thủ tục Hải quan kê khai và phần dành cho kiểm tra của Hải quan . Sau đây là cách lên tờ khai HQ/2002 – NK mặt hàng gốm sứ vận chuyển bằng đường biển của người nhập khẩu là công ty Sứ Viglacera Bình Dương, tờ khai số 609/NK/KD/KV4-3 ( Bộ chứng từ của công ty Sứ Viglacera được đính kèm ở phần phụ lục). Góc trên bên trái tờ khai: Cục Hải quan: TP.Hồ Chí Minh. Chi cục Hải quan: KV4/ICD – 3/Transimex. Phần giữa tờ khai: Phần dành cho nhân viên mở tờ khai sau khi đã đăng ký được tờ khai. Cụ thể sẽ ghi như sau: Tờ khai số: Sau khi mở xong tờ khai, Hải quan sẽ cung cấp, số tờ khai của lô hàng công ty Sứ Viglacera Bình Dương là 609/NK/KD/KV4-3. Ngày đăng ký: ghi ngày mở tờ khai là ngày 16/03/2010. Số lượng phụ lục tờ khai: 00 A-Phần dành cho người làm thủ tục Hải quan kê khai: Phần này bao gồm từ ô số 1 đến ô 29 Ô số 1: Người nhập khẩu: Ghi rõ mã số thuế vào ô trống (mỗi chữ số điền vào một ô trống); ghi tên và địa chỉ của doanh nghiệp nhập khẩu vào phần để trống bên dưới. Đối với ví dụ này ta sẽ ghi mã số thuế và tên, địa chỉ của công ty. + Mã số thuế : 0 1 0 0 1 0 8 1 7 3 0 1 7 (Từng con số được ghi lần lượt vào các ô bắt đầu từ ô bên trái) 0 1 0 0 1 0 8 1 7 3 0 1 7 + Người nhập khẩu: CTY SỨ VIGLACERA BÌNH DƯƠNG, Khu sản xuất Tân Đông Hiệp Dĩ An, Bình Dương Ô số 2:Người xuất khẩu: Thường tờ khai Nhập khẩu không cần ghi mã số thuế người xuất khẩu mà chỉ cần ghi rõ tên và địa chỉ của nhà xuất khẩu vào phần để trống bên dưới. + Người xuất khẩu : THAI GYPSUM PRODUCTS PUBLIC CO., LTD 539/2 SI-ATUTTHAYA RD, RATCHATHEWI BANGKOK 10400, THAILAND Ô số 3: Ngườì uỷ thác: Nếu hàng hoá qua công ty uỷ thác thì cũng điền mã số thuế và tên, địa chỉ công ty uỷ thác vào, còn không có thì bỏ trống. Ô số 4: Đại lý làm thủ tục Hải quan: Nếu làm thủ tục Hải quan qua đại lý thì điền mã số thuế và tên, địa chỉ đại lý làm thủ tục Hải quan này vào, nếu không qua đại lý thì bỏ trống. Ô số 5: Loại hình : nhập khẩu theo loại hình nào thì đánh dấu x vào ô trống đó. Có các loại hình được viết tắt như sau: KD : kinh doanh ĐT : đầu tư GC : gia công SXXK : sản xuất xuất khẩu NTX : nhập tái xuất TN : tái nhập Loại hình khác Theo ví dụ trên thì ta đánh dấu x vào ô KD. Ô số 6: Giấy phép : Nếu mặt hàng không có giấy phép hạn ngạch hay giấy phép của bộ chuyên ngành thì bỏ trống. Nếu có thì dựa vào giấy phép điền số của giấy phép, ngày cấp và ngày hết hiệu lực của giấy phép vào. Ô số 7: Hợp đồng : Dựa vào bản hợp đồng (hoặc chứng từ liên quan) để điền số hợp đồng và ngày của hợp đồng vào. Trên hợp đồng, No và Date thường nằm ngay dưới tiêu đề CONTRACT. Còn ngày hết hạn thì thường là không thể hiện. Số và ngày hợp đồng của ví dụ này là: + 02/TG-BD/10, ngày 23/02/2010 Ô số 8: Hoá đơn thương mại: Dựa vào hoá đơn (hoặc chứng từ liên quan) lấy số hoá đơn và ngày của hoá đơn để điền vào. Trên hoá đơn thường thể hiện là Invoice No and Date hoặc có khi thể hiện là Our Reference and Date. + Invoice Number : 2100254 Invoice Date : 11/03/2010 Ô số 9: Phương tiện vận tải: Dựa vào BL (Bill of Lading ) điền tên, số hiệu và ngày đến của phương tiện vận tải( tàu) + Tên, số hiệu: VAN PHUC V.VP04E Ngày đến: 14/03/2010. Ô số 10: Vận tải đơn: Ghi số và ngày của Bill Theo ví dụ trên: Số là BR05100319558 , ngày 11/03/2010. Ô số 11: Nước xuất khẩu: Ghi rõ tên nước xuất khẩu và ký hiệu tên nước vào ô vuông bên dưới. Có thể tra biểu thuế để biết ký hiệu tên các nước. Ở ví dụ này là: THAILAND (TH) (căn cứ vào hợp đồng) Ô số 12: Cảng, địa điểm xếp hàng : Dựa vào BL : BANGKOK Ô số 13: Cảng, địa điểm dỡ hàng: Dựa vào thông báo hàng đến: ICD TRANSIMEX Ô số 14: Điều kiện giao hàng: Dựa vào hợp đồng để điền điều kiện Incoterms và kèm theo địa điểm . Ở ví dụ này là: CIF HOCHI MINH.( lấy từ hợp đồng) Ô số 15: Đồng tiền thanh toán: Điền ký hiệu đồng tiền vào ô trống. Ở ví dụ này là USD (theo thỏa thuận trong hợp đồng); Tỷ giá tính thuế: 18.544 VND/USD (ghi tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai Hải quan giữa đơn vị nguyên tệ với tiền Việt Nam để tính thuế bằng đồng Việt Nam). Tỷ giá tính thuế: Tỷ giá giữa đồng Việt Nam vời đồng tiền nước dùng để xác định trị giá tính thuế là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế, được đăng trên báo Nhân Dân, đưa tin trên mạng điện tử hàng ngày, thường thì gọi 8011108 để biết tỷ giá hiện tại (thường làm tròn tăng lên để phòng hờ tỷ giá tăng). Thời điểm của tờ khai này có tỉ giá là 18.544 VND/USD. Ô số 16: Phương thức thanh toán: Dựa vào hợp đồng mục PAYMENT để tìm phương thức thanh toán điền vào. Phương thức thanh toán ở ví dụ này là DP. Ô số 17: Tên hàng, quy cách phẩm chất: Ở ô này nếu có ba hoặc dưới ba mặt hàng thì ghi rõ tên kèm theo quy cách phẩm chất của từng mặt hàng vào mỗi ô này theo thứ tự đã in sẵn. Còn nếu có nhiều hơn ba mặt hàng thì chỉ cần ghi chung một tên đại diện và ghi “chi tiết theo phụ lục”. Nếu hàng hoá là hàng mới mà trong hợp đồng ghi là: “100% brand new goods” thì ghi vào tờ khai là “hàng mới 100%”. Ở ví dụ này thì với công ty Sứ Viglacera chỉ có một mặt hàng nên khai thẳng vào đây là Thạch cao dạng bột MOLDA SN 75(25kgs); NPL sản xuất gốm sứ, hàng mới 100% Ô số 18: Mã số hàng hoá:Đây là một trong những ô quan trọng nhất của tờ khai, cho biết mã số thuế của hàng nhập khẩu nên cán bộ Hải quan tính thuế sẽ hết sức chú ý ô này, do đó nhân viên làm chứng từ phải hết sức cẩn thận để tra biểu thuế để tìm MS hàng hoá điền vào. Nếu nhiều mặt hàng, nhiều MS thì không ghi (chỉ ghi chi tiết vào phụ lục tờ khai). Với ví dụ tờ khai của công ty Sứ Viglacera Bình Dương thì chỉ có 1 mặt hàng nên khai thẳng lên tờ khai mã số hàng hoá là 2520209000. Ô số 19: Xuất xứ: Dựa vào tờ Origin trên hợp đồng để tìm xuất xứ, nếu nhiều mặt hàng và có nhiều xuất xứ thì không ghi mà chỉ cần ghi vào phụ lục. Ở ví dụ này thì hàng có xuất xứ là: THAILAND Ô số 20: Lượng: Ghi số lượng từng mặt hàng, nếu chi tiết theo phụ lục thì chỉ cần ghi tổng số lượng. Tờ khai này là 24 Ô số 21: Đơn vị tính: Ghi đơn vị tính của từng mặt hàng vào đây, nếu có nhiều mặt hàng mà cùng đơn vị tính thì ghi chung vào đây, nếu có nhiều mặt hàng mà các đơn vị tính khác nhau thì chỉ cần ghi chi tiết vào phụ lục. Ở tờ khai này có đơn vị tính là TẤN Ô số 22: Đơn giá nguyên tệ: Nếu ít mặt hàng thì ghi đơn giá vào, nếu “chi tiết theo phụ lục” thì không ghi đơn giá vào đây được. Ở ví dụ này thì công ty Sứ Viglacera Bình Dương có 1 mặt hàng nên đánh đơn giá vào ô này là 170. Ô số 23: Trị giá nguyên tệ = (20)*(22). Nếu nhiều mặt hàng thì chỉ cần ghi tổng giá trị vào đây. Dựa vào Invoice để tìm tổng trị giá nguyên tệ của toàn bộ lô hàng. Theo tờ khai này là 4,080.00 Ô số 24: Thuế Nhập khẩu: Đối với hàng hoá nhập khẩu, trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá tính thuế được quy định theo luật thuế hiện hành - Trị giá tính thuế = Trị giá nguyên tệ (đã bao gồm F và I) x tỷ giá tính thuế Nếu có ít mặt hàng thì tính trị giá tính thuế cho từng mặt hàng tương ứng với từng mặt hàng đã khai ở ô 17. Còn nếu có nhiều mặt hàng thì lấy tổng trị giá (đã bao gồm F và I) x tỷ giá để điền vào, còn chi tiết thì sẽ khai vào phụ lục. Ở ví dụ này được tính như sau: -Trị giá tính thuế = 4.080 x 18,544 USD = 75,659,520 VNĐ -Thuế suất (%): tra biểu thuế một cách cẩn thận (thuế nhập khẩu) và lưu ý đến xuất xứ của hàng hoá để tìm mức thuế suất chính xác. Nếu có nhiều mặt hàng và có nhiều mức thuế suất khác nhau thì chỉ cần khai vào phụ lục. Với tờ khai của công ty Sứ Viglacera Bình Dương chỉ có 1 mặt hàng nên mức thuế suất được ghi ở đây – mức thuế là 0%. - Tiền thuế = Trị giá tính thuế * thuế suất. Nếu có ít mặt hàng hoặc có nhiều mặt hàng mà có cùng thuế suất thì mới tính tiền thuế ở đây được, nếu có nhiều mức thuế suất khác nhau thì không thể tính ở đây được mà chỉ có thể tính ở phụ lục lục và lấy tổng tiền thuế điền vào ô cộng tiền thuế ở tờ khai này. Ô số 25: Thuế GTGT: -Trị giá tính thuế = Trị giá tính thuế(24) + tiền thuế(24) -Thuế suất : tra biểu thuế (VAT) - Tiền thuế = Trị giá tính thuế * thuế suất Cũng tương tự như phần thuế nhập khẩu, nếu có nhiều mặt hàng mà cùng mức thuế suất thì mới tính ở đây được, nếu không cùng mức thuế suất thì phải tính ở phụ lục rồi lấy tổng tiền thuế điền vào. Với tờ khai này có mức thuế VAT là 10% nên có thể khai ở đây được và được tính như sau: Tiền thuế = Trị giá tính thuế * thuế suất = 7,565,952 VNĐ Ô số 26: Thu khác: Nếu có các khoản thu khác thì điền vào (thường là không có). Ô số 27: Tồng số tiền =(24)+(25)+(26). Ghi số tiền bằng số và i bằng chữ Ở ví dụ này được ghi như sau: Tổng số tiền bằng số: 7,565,952 VNĐ Bằng chữ: bảy triệu năm trăm sáu mươi lăm nghìn chín trăm năm mươi hai đồng. Ô số 28: Chứng từ đi kèm: Hợp đồng thương mại (1 bản sao), hoá đơn thương mại (1 bản chính, 1 bản sao), bản kê chi tiết (1 bản chính, 1 bản sao), vận tải đơn (1 bản chính hoặc 1 bản sao), giấy giới thiệu. Ô số 29: Giám đốc của công ty nhập khẩu sẽ ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên vào đây. Giám đốc: NGUYỄN MINH KHOA B-Phần dành cho kiểm tra của Hải quan: Phần này bao gồm từ ô 30 đến ô 38 Ô số 30: Phần ghi kết quả kiểm tra của Hải quan: Hải quan sẽ đánh dấu x vào ô “miễn kiểm tra” nếu hàng miễn kiểm hoặc đánh dấu vào ô “kiểm tra xác suất” hay “kiểm tra toàn bộ” nếu hàng bị kiểm tra thực tế. Sau khi kiểm tra xong sẽ ghi chi tiết về tình trạng hàng hoá vào phần để trống bên dưới. Theo tờ khai này HQ sẽ ghi kiểm tra tỷ lệ xác suất 5%. Sau khi kiểm tra xong sẽ ghi chi tiết tình trạng hàng hóa vào phần bên dưới. Ô số 31:Đại diện doanh nghiệp (ký, ghi rõ họ tên): Nếu hàng miễn kiểm thì sau khi trả tờ khai người làm thủ tục Hải quan sẽ ký vào đây. Còn nếu hàng bị kiểm tra thì sau khi kiểm hoá xong thực tế lô hàng thì cán bộ Hải quan sẽ đưa cho người làm thủ tục Hải quan ký vào đây. Ô số 32:Cán bộ kiểm hóa (Ký, ghi rõ họ tên): Hai cán bộ được phân kiểm sẽ đóng dấu và ký tên vào đây. Ô số 33: Tổng số tiền phải điều chỉnh sau khi kiểm tra(Tăng/Giảm): Sau khi bộ phận thuế kiểm tra (thường thì sẽ kiểm tra xem doanh nghiệp áp đúng mức thuế suất hay chưa và điều chỉnh tỷ giá) sau đó sẽ đưa ra quyết định có bị điều chỉnh thuế hay không. Nếu có Hải quan sẽ ghi tổng số tiền thuế phải điều chỉnh vào đây. Ô số 34: Tổng số tiền thuế và thu khác phải nộp (ô 27+ 33): Hải quan sẽ ghi số tiền bằng số và bằng chữ mà doanh nghiệp phải nộp. Ô số 35: Lệ phí hải quan: Hải quan sẽ ghi số tiền lệ phí Hải quan bằng số và bằng chữ. Ô số 36: Cán bộ kiểm tra thuế ký, ghi rõ họ tên, ngày tháng năm kiểm tra thuế. Ô số 37: Ghi chép khác của Hải quan: Ví dụ như ghi chú “hàng nộp thuế ngay”, “tạm giải phóng hàng” …Nếu không co ghi chép gì thì để trống. Ô số 38: Xác nhận đã làm thủ tục hải quan: ký,ghi rõ họ tên ( phụ thuộc vào mức độ kiểm tra do lãnh đạo chi cục phân luồng trên lệnh hình thức, nếu mức 1 thì cán bộ mở tờ khai sẽ ký thông quan, mức 2 thì cán bộ tính giá thuế sẽ ký thông quan, mức 3 thì cán bộ kiểm hoá sẽ lý thông quan) và đóng dấu của chi cục hải quan tại nơi làm thủ tục Hải quan. Cách lên phụ lục tờ khai PLTK/2002-NK Phụ lục tờ khai dành cho lô hàng có trên ba mặt hàng khác nhau. Phụ lục tờ khai cũng tương tự như tờ khai có hai phần, phần dành cho người khai Hải quan và phần dành cho kiểm tra của Hải quan. Nhưng thường thì phần dành cho người khai Hải quan quan trọng hơn và đòi hỏi sự chính xác hơn, còn phần dành cho Hải quan có thể theo dõi chung với tờ khai. Phần dành cho người khai Hải quan được kê khai như sau: - Phụ lục số: điền số thứ tự của phụ lục/tổng số phụ lục. Ví dụ: 1/1, 1/2, 2/2 - Kèm tờ khai số: ghi số tờ khai vào - Ngày đăng ký tờ khai Ở phụ lục tờ khai cũng có ô (17) (18) (19) (20) (21) (22) (23) (24) (25) (26) giống như tờ khai nhưng do có nhiều mặt hàng nên phải dùng đến phụ lục và phụ lục luôn phải được khai chi tiết cho từng mặt hàng. Cách tính và cách khai cũng giống như bên tờ khai. Nhưng nếu như hàng hoá nhập với điều kiện Incoterms chưa bao gồm chi phí và bảo hiểm như FOB hay EXW chẳng hạn thì khi tính trị giá tính thuế chi tiết cho từng mặt hàng thì phải phân bổ chi phí và bảo hiểm cho từng mặt hàng. Cách lên tờ khai trị giá tính thuế hàng nhập khẩu HQ/2002 TGTT Tờ khai trị giá tính thuế này cần thiết khi các mặt hàng có thuế nhập khẩu, hoặc có thuế suất thuế nhập khẩu là 0% nhưng giá hàng nhập được thể hiện là giá FOB, còn nếu hàng nhập theo điều kiện CIF mà có thuế suất thuế nhập khẩu là 0% thì không cần tờ khai trị giá tính thuế này. Nếu có dưới 8 mặt hàng thì không cần phụ lục tờ khai trị giá tính thuế, còn nếu nhiều hơn 8 mặt hàng thì phải dùng phụ lục tờ khai trị giá tính thuế. Nội dung tờ khai trị giá tính thuế hàng nhập khẩu gồm các nội dung được khai như sau: Mục 1: Ngày xuất khẩu : dựa vào ngày ghi trên vận đơn Ngày 11 tháng 03 năm 2010 Điều kiện áp dụng trị giá giao dịch: gồm 4 mục, từ mục thứ 2 đến mục thứ 5 mỗi mục có 2 ô trả lời: có và không, đánh dấu x vào ô trả lời đúng Phần xác định trị giá tính thuế : gồm 19 mục, từ mục thứ 6 đến mục 24. Nếu lô hàng nhập khẩu có liên quan đến các mục này thì điền hết và nếu không thì bỏ trống. Thường thì ghi các mục sau: Mục 6: STT các mặt hàng trong tờ khai Mục 7: Đơn giá của từng mặt hàng Mục 16: Chi phí vận chuyển (Nếu đơn giá là giá FOB) = x đơn giá nguyên tệ Ví dụ: phụ lục tờ khai trị giá tính thuế của công ty Viglacera Bình Dương ô (16) được tính như sau: Mặt hàng số 1 = 170 USD (cước phí không có) Mục 17: Chi phí bảo hiểm (Nếu trình bảo hiểm) =x đơn giá nguyên tệ. Mục 23: Trị giá tính thuế nguyên tệ = [(7)+…+(17)]-[(18)+…+(22)] Ở ô này của mặt hàng số 1 của công ty Viglacera Bình Dương ta có: ô (7) + ô (16) = 170USD Mục 24: Trị giá tính thuế = (23) x tỷ giá Ở ô này mặt hàng số 1 của Viglacera ta có 170 USD x 18,544 = 3,152,480 VND. Lấy lệnh giao hàng (Delivery Order-D/O) Công việc quan trọng đối với hàng nhập Sea sau khi lấy chứng từ là việc đi lấy lệnh giao hàng (Delivery of Order – D/O). Nhân viên sẽ đem các chứng từ sau đến đại lý thuộc công ty Vận tải Biển Đông tại số 84-86 Nguyễn Trường Tộ - Quận 4 – Tp. HCM để lấy lệnh giao hàng. Các chứng từ đó là: Giấy thông báo hàng đến (Notice of Arrival) Bill of lading (có ký hậu chuyển nhượng của Ngân hàng) Giấy giới thiệu Giấy CMND Tại đây đại lý hãng tàu sẽ giao từ 3 đến 4 D/O tuỳ theo hãng tàu và lưu lại một bản có chữ ký xác nhận của nhân viên đi lấy lệnh sau khi nhân viên này đóng đầy đủ các khoản phí cần thiết. Lệnh giao hàng gồm có : Tên hãng tàu Địa chỉ hãng tàu Tên và địa chỉ công ty nhận hàng Số B/L Tên tàu/chuyến Ngày đến Cảng đi Cảng đến Số/ký mã hiệu container (cont) :gồm cả phần chữ lẫn phần số, là phần quan trọng của lô hàng vì dựa vào đây nhân viên giao nhận mới xác nhận được lô hàng của mình có đúng hay không,hàng được giao đã đủ hay còn thiếu để có thể nhanh chóng liên hệ với hãng tàu để giải quyết các tình trạng trên nếu có xảy ra Số seal : Rất quan trọng vì dựa vào đây nhân viên giao nhận sẽ xác định được đây có phải là container chuyên chở hàng hoá của công ty trước khi được kiểm hoá hay không. Ứng với mỗi Cont khác nhau sẽ có số Seal khác nhau. Mô tả hàng hoá : Gồm có tổng số Cont và loại Cont, mô tả dạng và số lượng hàng được đóng tương ứng với dạng đó; mô tả đầy đủ và rõ ràng phần chữ và phần ký mã hiệu riêng của từng lô hàng. Tổng trọng lượng của hàng hoá (trọng lượng bao gồm cả bì) Tổng số khối Sau khi kiểm tra chính xác các chi tiết trong D/O thì đóng các phí sau: Phí D/O: 400,000 VNĐ/bộ (áp dụng từ ngày 01/10/2009) Phí vệ sinh cont: 150,000 VNĐ (đối với cont 20 feet) Các phí trên chưa bao gồm VAT: 10% Phí THC: 75 USD/20 feet Khi nhận D/O nhân viên cần kiểm tra cận thận các nội dung D/O Nếu có gì sai sót cần phải yêu cầu nhân viên hãng tàu tu chỉnh ngay và đóng dấu tu chỉnh vào chỗ đã tu chỉnh. Ngoài ra, khi nhận D/O nhân viên còn phải chú ý đến thời gian tính phí lưu kho bãi. Nếu nhân viên dự kiến không thể thông quan trước ngày hiện tại thì phải gia hạn thêm thời gian trong lệnh giao hàng. Bên cạnh đó, nhân viên còn chú ý đến những Đại lý không có văn phòng tại cảng dỡ hàng thì yêu cầu đóng dấu rút ruột vào D/O ngay khi nhận vì lô hàng này là hàng cont. Làm thủ tục Hải quan hàng nhập khẩu Chuẩn bị bộ hồ sơ Hải quan Bộ hồ sơ Hải quan gồm có: Phiếu tiếp nhận hồ sơ Lệnh hình thức (do cán bộ Hải quan in ra sau khi đã có số tờ khai) Tờ khai Hải quan (2 bản chính ), 2 phụ lục tờ khai (nếu có) Tờ khai trị giá tính thuế (1 bản sao), 1 phụ lục trị giá tính thuế ( nếu có) Giấy giới thiệu Hợp đồng thương mại (1 bản sao) Vận tải đơn (1 bản sao) Hoá đơn thương mại (1 bản chính. 1 bản sao ) Phiếu đóng gói (1 bản chính, 1 bản sao ) nếu hàng nhiều loại khác nhau. C/O (nếu là C/O form D, E, S) Bản sao Hoá đơn tiền cước (nếu nhập FOB), đối với lô hàng này nhập theo điều kiện FOB nên không có hóa đơn tiền cước. Bản sao Hoá đơn bảo hiểm (nếu nhập FOB và có trình hoá đơn bảo hiểm) Những chứng từ khác nếu cần. Nếu doanh nghiệp lần đầu tiên làm thủ tục Hải quan thì cần phải có thêm giấy phép đăng ký kinh doanh (01 bản sao) và giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (01 bản sao). Lô hàng này Công ty Sứ Viglacera đã nhập nhiều lần nên không cần phải có các giấy này. Luồng vàng, đỏ Sơ đồ 2.3: làm thủ tục Hải quan hàng nhập khẩu Cán bộ phân công Lãnh đạo duyệt tỷ lệ Mở tờ khai Hải quan Lấy hàng, thanh lý Kiểm tra giá thuế Luồng vàng Luồng đỏ Kiểm hóa Bộ phận trả tờ khai Thương vụ cảng Mở tờ khai Hải quan Nhân viên giao nhận là thành viên Đặng Thị Mỹ Hằng sau khi kiểm tra đầy đủ chứng từ, thì ngày 16/03/2010 sẽ mang bộ tờ khai tới chi cục Hải quan cảng Sài Gòn, khu vực 3 – Transimex mà hàng hóa của mình cập cảng ở đó để làm thủ tục hải quan. Nhân viên Giao nhận bốc số thứ tự và chờ đến lượt số của mình sẽ được phân vào ô số nào tại khu vực đăng ký tờ khai thì sẽ đến gặp Cán bộ Hải quan ở ô đó để mở tờ khai. Sau một thời gian thì tờ khai này được phân cho Cán bộ Hải quan Nguyễn Thị Ngọc Tuyến mở tờ khai. Nhân viên Đặng Thị Mỹ Hằng nộp hồ sơ cho Cán bộ này và Cán bộ Hải quan nhập mã số thuế để kiểm tra điều kiện mở tờ khai của doanh nghiệp và kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế. Nếu doanh nghiệp còn nợ thuế thì Hải quan sẽ không tiến hành mở tờ khai vì thế doanh nghiệp phải đóng toàn bộ thuế đã đến hạn nộp vào ngân sách Nhà nước, thì mới được Hải quan chấp nhận mở tờ khai. Trường hợp đã đóng thuế mà chưa đưa vào máy thì nhân viên Giao nhận yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp hóa đơn đã đóng tiền thuế, để họ xuất trình Hải quan thuế xem xét, sau khi xem xét và xác nhận doanh nghiệp đã đóng thuế mà chưa lưu vào máy thì Cán bộ Hải quan sẽ tiến hành lưu vào máy và cho mở tờ khai. Trong trường hợp doanh nghiệp mất hóa đơn thuế thì buộc doanh nghiệp phải đóng thuế lại mới được chấp nhận mở tờ khai. Lô hàng “Thạch cao dạng bột MOLDA SN 75” của công ty Công ty Sứ Viglacera Bình Dương không nợ thuế nên đã được Hải quan mở tờ khai ngay và được Cán bộ Hải quan ký tên, đóng dấu vào ô 36 trên tờ khai HQ/2002-NK số 609 và được chấp nhận giá thuế. Qui trình luân chuyển tờ khai SƠ ĐỒ 2.4: Tóm tắt quy trình luân chuyển tờ khai hàng nhập khẩu (Đường Biển) đúng sai Ra quyết định điều chỉnh và thông báo thuế Tiếp nhận tờ khai Bộ phận Giá thuế Ra thông báo thuế Bộ phận chuyển tờ khai Lãnh đạo Chi cục Các bộ theo luồng Ký thông quan Bộ phận kiểm tra hàng hóa Bộ phận trả tờ khai Bộ phận trả tờ khai Lãnh đạo đội duyệt Bộ phận Giá thuế đỏ Xanh, vàng sai đúng Sau khi hoàn thành tiếp nhận và đăng ký hồ sơ, công chức Hải quan sẽ chuyển hồ sơ sang bộ phận tính thuế. Ở Hải quan cảng thì bên cạnh một công chức Hải quan tiếp nhận hồ sơ sẽ có một công chức tính thuế ngồi cạnh bên và làm việc trực tiếp với bộ hồ sơ đó. Đối với lô hàng “ Thạch cao dạng bột MOLDA SN 75” thì Cán bộ tính thuế cũng chính là Cán bộ Hải quan mở tờ khai là Nguyễn Thị Ngọc Tuyến vì ở chi cục Hải quan cảng Sài Gòn KV 3 – Transimex rất ít cán bộ Hải Quan. Nếu tờ khai luồng xanh thì bộ phận giá thuế sẽ không kiểm tra lại nữa. Nếu tờ khai luồng vàng hoặc đỏ thì hồ sơ sẽ được tính giá trước, sau đó qua thuế và bộ phận này sẽ đóng dấu lên lệnh hình thức. Sau khi hồ sơ đã qua bộ phận tính giá thuế thì bộ phận luân chuyển hồ sơ sẽ chuyển hồ sơ tới lãnh đạo chi cục duyệt và phân luồng lại mức độ kiểm tra cho lô hàng và ký lên lệnh hình thức. Tiếp theo bộ phận luân chuyển tờ khai sẽ mang hồ sơ đã được lãnh đạo chi cục ký duyệt phân luồng và chuyển cho từng bộ phận. Nếu luồng xanh thì chuyển cho cán bộ mở tờ khai ký thông quan Nếu luồng vàng chuyển cho cán bộ giá thuế ký thông quan Nếu luồng đỏ thì chuyển cho cán bộ kiểm hóa theo tên do lãnh đạo đội phân công kiểm hóa và cán bộ kiểm hóa sẽ ký thông quan hàng hóa sau khi kiểm tra thực tế hàng hóa. Sau khi ký thông quan thì tất cả tờ khai chuyển cho lãnh đạo đội duyệt lần cuối trước khi chuyển cho bộ phận thu phí và trả tờ khai. Bộ phận luân chuyển hồ sơ sẽ ghi vào sổ theo dõi và ghi số tờ khai luồng đỏ cùng tên hai cán bộ kiểm hóa lên bảng thông báo Nhân viên giao nhận sẽ theo dõi xem lô hàng mình có phải kiểm thì liên hệ cán bộ kiểm hóa được phân công để kiểm hóa nếu không thì nộp thuế và lệ phí rồi nhận tờ khai. Nói một cách chi tiết về mức độ kiểm tra hàng hóa nhập khẩu như sau: Mức 1: Mức kiểm tra luồng xanh đối với những lô hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp có quá trình chấp hành tốt luật Hải quan nếu có đủ 2 điều kiện sau: Hàng hóa không thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải có giấy phép hay phải có giám định, phân tích, phân loại nhưng chưa nộp văn bản cho phép cho Cơ quan Hải quan. Hàng hóa không thuộc diện phải đóng thuế ngay. Mức 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ (luồng vàng), miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa. Đối với mức kiểm tra này thì hàng hóa nhập khẩu thuộc các diện sau: Hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc phải giám định, phân tích, phân loại nhưng chưa nộp văn bản cho phép cho Cơ quan Hải quan. Hàng hóa thuộc diện phải đóng thuế ngay Hàng hóa phát hiện có nghi vấn về hồ sơ Hải quan Mức 3: Kiểm tra chi tiết hồ sơ Hải quan và hồ sơ chi tiết hàng hóa (luồng đỏ), gồm các mức kiểm tra chi tiết sau: Mức 3a: Kiểm tra toàn bộ lô hàng Mức 3b: Kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện thì kết thúc kiểm tra, nêu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi kết luận mức độ vi phạm. Mức 3c: Kiểm tra thực tế 5% lô hàng, nếu không phát hiện thì kết thúc kiểm tra, nêu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi kết luận mức độ vi phạm. Nếu Cán bộ Hải quan không đồng ý với mức độ kiểm tra của máy tính thì đề xuất mức kiểm tra khác, bằng cách ghi thêm vào ô tương ứng trên lệnh hình thức và chuyển toàn bộ hồ sơ đến lãnh đạo chi cục để xác định mức độ kiểm hóa. Đối với bộ hồ sơ máy xác định mức 1, Cán bộ tiếp nhận đề xuất mức 2, hồ sơ chuyển đến lãnh đạo chi cục, nếu lãnh đạo chi cục đề xuất mức 3c thì bộ hồ sơ sẽ được chuyển đến cho bộ phận phân công kiểm tra viên để tiến hành phân công kiểm tra thực tế hàng hóa. Đối với hồ sơ khi máy xác định mức 2, Cán bộ Hải quan tiếp nhận mức 2, thì bộ hồ sơ sẽ được chuyển đến cho Cán bộ Hải quan duyệt giá, tính thuế, khi đã kiểm tra tất cả các dữ liệu của hồ sơ, hồ sơ sẽ được ký thông quan tại đây. Chú ý: Đối với những lô hàng được sự quản lí của Hải quan khu vực như: khu Công nghiệp chế xuất, khu nằm ngoài địa bang TP. Hồ Chí Minh. Các khu vực này đều có Hải quan, nếu hàng nhập về thuộc quyền quản lí của họ thì buộc người giao nhận phải mở tờ khai tại khu vực đó. Như thế thì trong bộ hồ sơ phải kèm theo Biên bản bàn giao hàng giữa Hải quan khu vực quản lí hàng (Hải quan ngoài cửa khẩu) với Hải quan tại cảng hàng nhập về (Hải quan cửa khẩu) và đơn đề nghị chuyển cửa khẩu, khi đã mở xong tờ khai, Hải quan tại khu vực quản lí hàng sẽ trả nửa bộ hồ sơ lại cho người Giao nhận, cùng với đơn đề nghị chuyển cửa khẩu đã có con dấu và chữ kí của Hải quan tại đó. Người Giao nhận mang bộ hồ sơ nói trên đến chi cục Hải quan mà hàng nhập về để làm thủ tục di lí hàng. Hải quan cửa khẩu sẽ xem xét , đóng dấu vào biên bản bàn giao và cấp seal để niêm phong hàng lại và cho chở hàng về Chi cục Hải quan quản lí, để người giao nhận hoàn tất khâu nhập hàng. Đối với hàng Gia cô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy trình thủ tục Hải quan dối với hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển và một số giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình nhập khẩu tại Công ty TNHH thươn.doc
Tài liệu liên quan