MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI VÀ KHÁI QUÁT VỀ RÀO CẢN KĨ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HOA KÌ 4
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Viện nghiên cứu Thương mại 4
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Viện nghiên cứu Thương mại 4
1.2.1. Chức năng 4
1.2.2. Nhiệm vụ 5
1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Viện Nghiên cứu Thương mại 5
1.3.1. Ban Nghiên cứu Chiến lược phát triển thương mại 7
1.3.2. Ban Nghiên cứu Chính sách và Cơ chế quản lý thương mại 7
1.3.3. Ban Nghiên cứu Thị trường 8
1.3.4. Ban Nghiên cứu Thương mại môi trường 9
1.3.5. Phòng Quản lý Khoa học và Đào tạo 9
1.3.6. Phòng Hợp tác quốc tế 10
1.3.7. Phòng Thông tin tư liệu 10
1.3.8. Phòng Nghiên cứu và Phát triển dự án 12
1.3.9. Văn phòng 13
1.3.10. Phòng Tài chính kế toán 13
1.3.11. Phân Viện Nghiên cứu Thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh 14
1.3.12. Trung tâm Tư vấn và Đào tạo kinh tế thương mại 14
1.4. Khái quát về rào cản kĩ thuật trong thương mại quốc tế của Hoa Kì 15
1.4.2. Các rào cản kỹ thuật trong thương mại Mỹ ( TBTs) 16
1.4.1. Các rào cản phi thuế quan (NTBs) 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RÀO CẢN KĨ THUẬT CỦA HOA KÌ ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 17
2.1 Tổng quan về xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hoa Kì 17
2.1.1 Về kim ngạch xuất khẩu 17
2.1.2 Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu 20
2.1.3 Về khả năng cạnh tranh của các mặt hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường Hoa Kì 25
2.1.4 Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kì 25
2.1.4.1 Những thành tựu đạt được 25
2.1.4.2 Thách thức và những vấn đề đặt ra 25
2.2 Khái quát về các rào cản kĩ thuật của Hoa Kì đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam 25
2.2.1 Rào cản kĩ thuật của Hoa Kì đối với thủy sản nhập khẩu 25
2.2.1.1 Quy định của Hoa Kì về vệ sinh an toàn thực phẩm 25
2.2.1.2 Quy định của Hoa Kì về bảo vệ môi trường và nguồn lợi 25
2.2.1.3 Luật ghi nhãn xuất xứ đối với hàng thủy sản 25
2.2.1.4 Dự luật nông nghiệp 2008 25
2.2.1.5 Luật an toàn y tế công cộng và chuẩn bị phản ứng khủng bố sinh học 25
2.2.2 Ảnh hưởng của rào cản kĩ thuật đối với thủy sản xuất khẩu Việt Nam 25
2.2.2.1 Ảnh hưởng tích cực của rào cản kĩ thuật 25
2.2.2.2 Ảnh hưởng tiêu cực của rào cản kĩ thuật 25
2.3 Thực trạng khả năng đáp ứng các yêu cầu về các rào cản kĩ thuật của Hoa Kì đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam 25
2.3.1 Về vệ sinh an toàn thực phẩm 25
2.3.1.1 Tình hình đáp ứng tiêu chuẩn HACCP 25
2.3.1.2 Tình hình kiểm soát dư lượng kháng sinh và các hóa chất độc hại 25
2.3.2 Về bảo vệ môi trường và nguồn lợi 25
2.3.2.1 Tình hình đáp ứng các quy định về bao bì, ghi nhãn mác hàng thủy sản 25
2.3.2.2 Tình hình đáp ứng về các tiêu chuẩn môi trường 25
2.4 Đánh giá chung về việc vượt qua các rào cản kĩ thuật của Hoa Kì của hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam 25
2.4.1 Những kết quả đạt được 25
2.4.2 Bất cập từ phía Việt Nam 25
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN KĨ THUẬT CỦA HOA KÌ ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 25
3.1 Định hướng phát triển xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang Hoa Kì 25
3.2 Giải pháp vượt qua các rào cản kĩ thuật của Hoa Kì của hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam 25
3.2.1 Giải pháp từ phía nhà nước 25
3.2.1.1 Tổ chức quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản 25
3.2.1.2 Tổ chức xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật chống bán phá giá và vệ sinh an toàn thực phẩm 25
3.2.1.3 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang Hoa Kỳ 25
3.2.1.4 Hỗ trợ các doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định hàng thuỷ sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ 25
3.2.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 25
3.2.2.1 Duy trì nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định 25
3.2.2.2 Đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ chế biến thuỷ sản 25
3.2.2.3 Tăng cường xây dựng và phát triển thương hiệu thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ 25
3.2.3 Giải pháp từ phía hiệp hội 25
3.2.3.1 Phát triển thương hiệu gắn với hệ thống tiêu chuẩn sản phẩm 25
3.2.3.2 Hỗ trợ doanh nghiệp để giảm chi phí và giá thành 25
3.2.3.3 Tạo dựng hình ảnh chung về ngành thuỷ sản Việt Nam 25
3.2.3.5 Tích cực hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nguyênliệu thuỷ sản 25
3.2.3.6 Tổ chức nhiều phương thức quản lý cộng đồng 25
KẾT LUẬN 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6032 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Rào cản kĩ thuật của Hoa Kì đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng sản phẩm, xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao tính cạnh tranh của thủy sản Việt Nam trên thị trường Hoa Kì. Tuy nhiên trong thời gian tới các doanh nghiệp thủy sản cũng như các bộ ngành có liên quan cần kết hợp chặt chẽ, nỗ lực hết mình để có thể vượt qua những khó khăn và thách thức trong thời gian tới.
2.1.4 Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kì
2.1.4.1 Những thành tựu đạt được
- Trong thời gian qua, danh mục sản phẩm xuất khẩu và hàm lượng thuỷ sản chế biến không ngừng gia tăng. Các doanh nghiệp đã dần dần chuyển từ việc xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm đông lạnh sangcác sản phẩm ăn sẵn. Tuy nhiên thủy sản Việt Nam vẫn còn tiềm năng rất lớn trong xuất khẩu thủy sản và hải sản chế biến vì thị trường Hoa Kì là một thị trường lớn với hệ thống phân phối các sản phẩm thủy sản rất phát triển.
- Năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Hoa Kì ngày càng được nâng cao. Chủng loại hàng hóa ngày càng phong phú đa dạng đồng thời chất lượng hàng hóa cũng được cải thiện đáng kể, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình trên thị trường Hoa Kì.
2.1.4.2 Thách thức và những vấn đề đặt ra
Thách thức đầu tiên đặt ra là tác động cộng hưởng của hàng rào kĩ thuật trong môi trường kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay do cấc nhà nhập khẩu nói chung và Hoa Kì nói riêng sẽ chú trọng khai thác các rào cản kĩ thuậtnhằm đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp trong nước. Ở Hoa Kì, Bộ Nông nghiệp Hoa Kì đang thực hiện Luật Nông nghiệp (Farm Bill 2008) trong đó bao gồm việc định nghĩa lại catfish nhằmtạo ra nhiều rào cản hơn nữa đối với mặt hàng cá tra, cá basa của Việt Nam, hạn chế xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kì.
Thêm vào đó là việc thiếu nghiêm trọng nguồn nguyên liệu cho chế biến, đặc biệt là khu vực miền Bắc và miền Trung thiếu đến 50-70%/năm nguyên liệu. Quá trình sản xuất ở nước ta chủ yếu mang tính mùa vụ do nguồn nguyên liệu không ổn định, lúc thừa lúc thiếu. Để khai thác tối đa công suất của các nhà máy chế biến, bên cạnh những tháng đủ nguyên liệu thu mua từ người nuôi trồng, những tháng thiếu nguyên liệu buộc các doanh nghiệp phải nhập khẩu. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp Trung Quốc trong quá trình thu mua nguyên liệu thủy sản nuôi hoặc đánh bắt xa bờ. Ví dụ: Thời điểm cuối tháng 9, đầu tháng 10 là cuối vụ thu hoạch tôm chân trắng ở khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình thu mua nguyên liệu cho sản xuất.
Quá trình nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam dang phát triển một cách tự phát, thiếu quy hoạch, không đồng bộ thống nhất trong trong việc phát triển như: thuỷ lợi, giống, thức ăn…Hoạt động kiểm tra tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm soát dư lượng kháng sinh trong nguyên liệu thủy sản chưa chặt chẽ khiến dư lượng kháng sinh trong các mặt hàng xuất khẩu vẫn còn khá cao, đặc biệt là mặt hàng tôm gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm gặp phải khó khăn lớn do việc nuôi trồng diễn ra manh mún, trình độ sản xuất chưa đồng đều cũng khiến cho các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam chịu nhiều sức ép về giá. Bên cạnh đó, ngành thủy sản vẫn chưa tiến hành quy hoạch vùng nuôi trồng một cách khoa học, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.
Do công nghệ chế biến chưa phát triển,vẫn còn ở mức thấp so với các nước như Thái Lan, Trung Quốcnên các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn đơn điệu, chưa đa dạng, chủ yếu là tôm, mực đông lạnh, cá tra, cá basa dưới dạng thô hoặc ở dạng sơ chế, dẫn đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm này còn thấp. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp có uy tín cao về các sản phẩm mực khô lột da cao cấp, tôm khô cũng không thể sản xuất vì nguồn nguyên liệu đảm bảo an toàn vệ sinh quá ít.
Ngành thủy sản cũng chưa có những chương trình xúc tiến thương mại tổng thể cho thủy sản Việt Nam. Chưa có kênh thông tin đến từng người tiêu dùng mà mới chỉ có kênh thông tin đến nhà nước và cơ quan quản lý nên chưa tạo hiệu quả quảng cáo cao.
Một vấn đề nữa là chi phí sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay quá cao vì ngoài chi phí về vận tải, container, cảng biển, hải quan,…thì chi phí kiểm tra chất lượng sản phẩm thủy sản trước khi xuất khẩu cao gần bằng chi phí vận chuyển container đến Trung Mĩ hoặc châu Âu (khoảng 1000USD/container).
Năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam còn thấp do chủng loại mặt hàng còn nghèo nàn, không phong phú, chủ yếu là tôm, mực đông lạnh, cá tra, cá basa dưới dạng thô hoặc sơ chế nên giá trị xuất khẩu không cao.
Một thách thức quan trọng nữa là do thiếu sự đồng thuận giữa các doanh nghiệp, một số doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá tạo điều kiện cho các nhà nhập khẩu gây sức ép về giá đối với các doanh nghiệp khác, tạo hiệu ứng giảm giá dây chuyền. Ngoài ra, nếu các doanh nghiệp thống nhất không thu mua nguyên liệu bảo quản bằng hóa chất thì có thể khiến ngư dân cải thiện chất lượng nguyên liệu thủy sản.
Từnhững thác thức như trên, vấn đề đặt ra đối với thủy sản Việt Nam là cần có những định hướng và giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực xuất khẩu cho mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Hoa Kì.
2.2 Khái quát về các rào cản kĩ thuật của Hoa Kì đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
2.2.1 Rào cản kĩ thuật của Hoa Kì đối với thủy sản nhập khẩu
2.2.1.1 Quy định của Hoa Kì về vệ sinh an toàn thực phẩm
a. Tiêu chuẩn HACCP
Tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis Control Critical Point- Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm thông qua việc phân tích mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn.
Doanh nghiệp muốn xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kì phải gửi kế hoạch, chương trình HACCP cho Cục thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kì (FDA), nếu FDA kết luận là đạt yêu cầu thì doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu. FDA sẽ kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu, nếu phát hiện lô hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì sẽ bị từ chối nhập khẩu, sẽ bị trả về nước hoặc tiêu hủy tại chỗ, mọi chi phí phất sinh do doanh nghiệp chịu, ngoài ra tên doanh nghiệp được đưa vào mục “ Cảnh báo nhanh” trên internet. Nếu 5 lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp bị giữ lại ở cảng nhập khẩu để kiểm tra theo chế độ tự động đảm bảo đủ tiêu chuẩntoàn vệ sinh, doanh nghiệp làm đơn đề nghị thì sẽ được FDA xóa tên khỏi mục cảnh báo nhanh.
Hiện nay, FDA đã kí Bản ghi nhớ (MOU) với Canada, Hàn Quốc, một số nước Nam Mỹ đối với hàng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, điều nay cho phép cơ quan có thẩm quyền cao nhất về kiểm soát VSATTP tại nước xuất khẩu tự chỉ định doanh nghiệp được xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kì mà không cần trình kế hoạch, chương trình HACCP.
b. Luật bảo vệ người tiêu dùng thủy sản thương mại
Theo luật này, Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Dịch vụ sức khỏe và Con người xây dựng cơ sở vật chất nhằm tạo ra một hệ thống nhập khẩu thủy sản an toàn hơn. Hai bộ được yêu cầu kiểm tra và thực hiện kiểm nghiệm đối với thủy sản nhập khẩu, thanh tra các cơ sở sản xuất ở nước ngoài, thực hiện trợ giúp kĩ thuật và đào tạo cho chính phủ và các cơ sở sản xuất ở nước ngoài, tăng cường nhập khẩu từ các nước có quá trình duy trì các tiêu chuẩn vệ sinh cao.
Luật cho phép tăng cường số lượng và năng lực các phòng kiểm nghiệm thuộc Cơ quan quản lí Đại Dương và khí quyển quốc gia (NOAA) có tham gia chương trình thanh tra thủy sản của Cục nghề cá biển Hoa Kì. Một khoản ngân sách là 15 triệu USD hàng năm sẽ được cấp cho giai đoạn từ 2009-2013 để thực hiện các điều khoản trong luật.
c. Quy định về sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản ở Hoa Kì
Theo quy định của FDA, ở nhiều nước khác trong nuôi trồng thủy sản trừ những loại kháng sinh bị cấm còn lại đều được phép sử dụng, ngược lại ở Hoa Kì, trừ những loại kháng sinh được phép sử dụng còn lại tất cả đều bị cấm. FDA đã chỉ rõ 6 loại kháng sinh được phép sử dụng, tên nhà cung cấp, đối tượng, quy định và cách thức sử dụng từng loại: chorionic ganadotropin, formalin solution, tricaine methanesulfonate, oxytetracyline, sulfamerazine, hỗn hợp sulfadimethoxine
Bên cạnh đó, FDA còn quy định 18 thứ khác không phải là kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản gồm có: axit acetic, calcium chloride, calcium oxide, carbon dioxide gas, fuller’s earth, tỏi (cả củ), hydrogen peroxide, ice, magnesium sulfate, hành (cả củ), papain, potassium chloride, povidone iodine, sodium bicarbonate, sodium chloride, sodium sunfite, thiamine hydrochloride, axit urea và tannic.
d. Dự luật H.R.3610 gồm những quy định sau:
Dự luật H.R.3610 còn được gọi là Luật an toàn nhập khẩu thực phẩm và dược phẩm 2007,nhằm siết chặt hơn nữa việc kiểm soát an toàn thực phẩm và dược phẩm nhập khẩu vào Hoa Kì. Luật gồm 14 điều, trong đó có những quy định như sau:
+Thu phí sử dụng khi nhập khẩu
Khi nhập khẩu các lô hàng thực phẩm và dược phẩm sẽ phải thu phí sử dụng, phí này được dung cho việc thuê thêm nhân viên kiểm tra tại cảng nước xuất khẩu và nhập khẩu, tăng cường nhân lực và trang thiết bị cho các phòng kiểm nghiệm của FDA để thực hiện việc kiểm nghiệm thực phẩm và dược phẩm một cách hiệu quả.
+ Hạn chế số cảng nhập thực phẩm
Việc nhập khẩu thực phẩm có thể bị hạn chế vào một số cảng nhất định, nơi mà FDA trang bị đầy đủ nhân lực và thiết bị để tiến hành kiểm tra.
+ Kiểm soát các nhà nhập khẩu
Nhà nhập khẩu tại Hoa Kì sẽ phải bị kiểm tra, bắt buộc, phải lưu trữ các chi tiết và chứng từ cần thiết để truy nguyên nguồn gốc sản phẩm nhạp khẩu và xuất trình lên chính phủ các tài liệu về đảm bảo an ninh hệ thống cung cấp. Khi có dấu hiệu vi phạm thì công ty và giám đốc đều phải chịu trách trước pháp luật.
+ Tiền phạt
Nếu nhà nhập khẩu bị phát hiện nhập khẩu các loại thực phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Luật Thực phẩm và Dược phẩm hiện hành sẽ phải chịu phạt tiền lên đến 500.000USD.
+ Quyền triệu hồi
Dự luật đề xuất việc trao quyền độc lập để ra lệnh triệu hồi các lô sản phẩm cho FDA thay vì do nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và nhà phân phối thực phẩm quyết định. Đây sẽ là lời cảnh báo đối với các nhà nhập khẩu khi họ buộc phải xem xét điều chỉnh bản “Kế hoạch quản lý triệu hồi” của họ.
+ Yêu cầu chứng nhận
Theo dự luật, FDA sẽ bị buộc phải thay đổi phương thức và biện pháp quản lý an toàn thực phẩm nhập khẩu để phù hợp với các quy định của USDA. Điều này có nghĩa là họ phải quy định các quốc gia và cơ sở sản xuất thực phẩm có hệ thống đảm bảo an toàn thực phẩm phù hợp với hệ thống của Hoa Kì, cấp code cho các cơ sở này và tăng cường mức độ kiểm tra các lô hàng nhập khẩu hơn nhiều lần so với trước đây.
+ Hạn chế sử dụng oxit cacbon và bắt buộc ghi nhãn
Quy định ghi nhãn dự kiến bắt buộc như sau: “LƯU Ý AN TOÀN: Oxit cacbon đã được sử dụng để tạo màu cho sản phẩm này. Không nên chỉ dựa vào màu sắc và thời hạn để đánh giá độ tươi của sản phẩm. Phải loại bỏ các sản phẩm có mùi khó chịu, bị nhầy nhớt hoặc bao gói bị bục”.
2.2.1.2 Quy định của Hoa Kì về bảo vệ môi trường và nguồn lợi
Đây là quy định của một số luật chủ yếu của Hoa Kì nhằm bảo vệ môi trường có sử dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu nhằm buộc chính phủ các nước xuất khẩu thuỷ sản vào Hoa Kì áp dụng những thông lệ bảo vệ loài cá heo, hải sản, chim rừng và các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng khác.
- Luật bảo vệ động vật biển có vú 1972 quy định cấm nhập khẩu động vật biển có vú và sản phẩm của loài này, trừ khi phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Luật cũng cho phép Bộ Tài chính cấm nhập khẩu cá hoặc các sản phẩm chế biến từ cá nếu quá trình đánh bắt dẫn đến nguy hiểm cho các loài động vật có vú ở biển mà vượt quá tiêu chuẩn của Hoa Kì. Ngoài ra, đến năm 1984, có bổ sung thêm điều luật yêu cầu các nước xuất khẩu cá ngừ sang Hoa Kì phải chứng minh có áp dung chương trình bảo tồn cá heo tương đương với chương trình của Hoa Kì.
- Đạo luật năm 1973 về các lài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cho phép Bộ Nội Vụ Hoa Kì được quyền cấm nhập khẩu một số loài động vật hay họ động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
- Luật bảo vệ động vật hoang dã nằm trong nhóm luật bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, những ai vi phạm luật này sẽ bị xử lý theo quy định của Luật pháp Hoa Kì.
- Luật thực thi lệnh cấm đánh bát ngoài khơi xa bằng lưới quét
Luật được ban hành năm 1992 nhằm hỗ trợ cho việc thực thi trên phạm vi quốc tế Nghị quyết của Liên Hợp quốc cấm đánh bắt cá bằng lưới quét với quy mô lớn ngoài khơi xa sau ngày 31/12/1992.
Ngoài ra, Luật công Mỹ 102- 162 đã cấm nhập khẩu tôm từ các khu vực trên thế giới nếu việc đánh bắt gây nguy hiểm đối với loài rùa biển trừ khi nước đánh bắt được chứng nhận đã yêu cầu tàu thuyền ử dụng các thiết bị xua đuổi rùa biển.
2.2.1.3 Luật ghi nhãn xuất xứ đối với hàng thủy sản
Luật này được áp dụng từ ngày 30/9/2008, quy định các nhà bán lẻ thựcphẩm tại Hoa Kì phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ (nước sản xuất) đối với các sản phẩm thủy sản, thịt tươi, các sản phẩm tiêu dung khác. Ngoài ra, luật này cũng cho phép ghi nhãn vùng đối với các sản phẩm sản xuất trong nước, ví dụ như “ Trồng tại Canifornia”.
Luật này không áp dụng đối với thực phẩm chế biến, thực phẩm bán tại các nhà hàng đặc sản, trường học, bệnh viện, các tổ chức cung cấp dịch vụ ăn uống. Riêng thủy sản nuôi và đánh bắt tự nhiên tại Hoa Kì, thủy sản từ Indonexia, Aixolen được áp dụng quy định về xuất xứ từ năm 2005. Những thực phẩm tươi không có nguồn gốc xuất xứ sẽ phải chịu mức phạt 1000 USD.
Luật ghi nhãn gây khó khăn đối với những nhà sản xuất nhỏ vì thủ tục giấy tờ là một vấn đề gây phức tạp, tốn nhiều thời gian đối với các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, luật này lại có tác dụng rất hữu hiệu đối với người tiêu dùng để có thể dễ dàng lựa chọn được sản phẩm với những thông tin về xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng.
2.2.1.4 Dự luật nông nghiệp 2008
Dự luật nông nghiệp 2008 còn được gọi là Luật nông trại 2008 (Farm Bill 2008) đang trong quá trình triển khai, cho phép Bộ Nông Nghiệp Hoa Kì (USDA) thanh kiểm tra và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhóm cá da trơn (catfish) mà trước đây do Cục thực phẩm và dược phẩm Hoa Kì đảm nhiệm. Ngoài ra, USDA cũng tiến hành mở rộng định nghĩa catfish nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra của Việt Nam, vì theo luật này cá tra xuất khẩu sang Hoa Kì được quản lí bởi hệ thống chất lượng và sản xuất tương đương hệ thống quản lý chất lượng và sản xuất của Hoa Kì.
2.2.1.5 Luật an toàn y tế công cộng và chuẩn bị phản ứng khủng bố sinh học
Luật này quy định các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói, phân phối, tiếp nhận và bảo quản thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng hoặc súc vật ở Hoa Kì đều phải đăng kí với Cơ quan quản lí thực phẩm vầ dược phẩm Hoa Kì (FDA), nhằm kiểm soát hệ thống cung cấp thực phẩm vào Hoa Kì, bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống khủng bố sinh học. Sau khi đăng kí tên công ty, địa chỉ hoạt động, tên và địa chỉ người đại diện tại Hoa Kì, các loại thực phẩm xuất sang Hoa Kì cho FDA, doanh nghiệp phải thông báo trước tất cả các chuyến tàu chuyên chở thực phẩm nhập khẩu vào Hoa Kì. Ngoài ra, phải cung cấp các thông tin hàng hóa kê khai trên hóa đơn nhập khẩu bằng fax, email cho FDA trước khi hàng đến, không sớm hơn 5 ngày và không chậm hơn 8 giờ trước khi hàng đến. Bất kì sự thay đổi về thông tin hàng hóa phải được thông báo trước. Đối với các cơ sơ sản xuất, chế biến, đóng gói những thực phẩm dễ hư thối thì thời gain báo quản hồ sơ là 1 năm, còn với các sản phẩm khác thì là 2 năm. Doanh nghiệp không mất chi phí cho việc đăng kí nhưng nếu không đăng kí, không bảo quản hồ sơ thì sẽ bị khởi kiện bởi chính phủ Liên bang.
2.2.2 Ảnh hưởng của rào cản kĩ thuật đối với thủy sản xuất khẩu Việt Nam
2.2.2.1 Ảnh hưởng tích cực của rào cản kĩ thuật
-Việc đối mặt với rào cản kĩ thuật đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho ngành thuỷ sản Việt Nam đổi mới phát triển. Trước đây, chất lượng sản phẩm thủy sản nói chung và các sản phẩm chế biến xuất khẩu còn thấp, trình độ sản xuất chế biến chưa thực sự phát triển do rào cản kĩ thuật ở các nước nhập khẩu còn thấp, chưa có nhiều tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu xuất khẩu theo quan điểm “bán cái mình có”, chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng khai thác điều kiện tự nhiên hoặc các mặt hàng sơ chế có giá trị thấp. Năm 2001, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kì khối lượng trên 70.000 tấn thủy sản các loại, trị giá 489,03 triệu USD, trong đó chủ yếu là các mặt hàng tôm đông lạnh (49%), cá đông lạnh(12%), các mặt hàng này chủ yếu là các mặt hàng sơ chế, không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người tiêu dùng Hoa Kì. Từ năm 2003 cho đến nay, xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng Hoa Kì về sự đa dạng chủng loại các sản phẩm, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã đầu tư vốn và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm thủy sản, kiểm soát dư lượng kháng sinh và hóa chất độc hại trong sản phẩm thủy sản một cách nghiêm ngặt. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 4.247 triệu USD trong đó các mặt hàng tôm và cua chế biến chiếm tỷ trọng khá lớn, khoảng 35%. Hiện nay, các doanh nghiệp đã thay đổi quan điểm của mình, “bán cái khách hàng cần”, quan tâm và đáp ứng nhu cầu của thị trường là chiến lược hàng đầu của các doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu đó, ngành thủy sản Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống luật pháp, thành lập các cơ quan chuyên quản lí kiểm soát chất lượng thủy sản đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn kĩ thuật của Hoa Kì, góp phần nâng cao vị thế của thủy sản trên thị trường.
- Rào cản kĩ thuật đã mở ra cơ hội nâng cao chất lượng nâng cao chất lượng, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu cũng như sản phẩm thuỷ sản tiêu thụ trong nước. Nhằm vượt qua các tiêu chuẩn khắt khe, chất lượng hàng thủy sản Việt Nam ngày càng được nâng cao, hiện nay đã có mặt trên hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trở thành một trong 10 quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Riêng với thị trường Hoa Kì, sản phẩm thủy sản Việt Nam ngày càng tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao vị thế của mình. Năm 2009, theo số liệu thống kê của NAFIQAVED có 442 cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đạt tiêu chuẩn ngành thủy sản Việt Nam về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có doanh nghiệp Việt Nam đã đạt 5 chứng chỉ phù hợp vói tiêu chuẩn quốc tế. Hội đồng chứng nhận nuôi trồng thủy sản Bang Florida (Mỹ) đã chứng nhận cho 2 trại giống, 6 nhà máy thủy sản, 2 trại nuôi tôm, 24.227 nhà máy chế biến tôm, 1347 trại nuôi tôm của Việt Nam có chứng nhận thực hành nuôi tốt(BAP).
- Rào cản kĩ thuật góp phần tích cực vào quá trình bảo vệ môi trường thông qua việc thực hiện các biện pháp nhằm vượt qua rào cản trong quá trình chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Theo số liệu đã được thống kê của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hàng năm trung bình ngành thủy sản thải vào môi trường một lượng chất thải khoảng 160-180 nghìn tấn, nước thải chưa qua xử lý hoặc chỉ xử lý tạm thời khoảng 8-12 triệu m3. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kì phải không ngừng đầu tư vào quá trình xử lý rác thải, giảm ảnh hưởng tới môi trường để vượt qua các rào cản về môi trường của Hoa Kì.
- Tạo điều kiện để Việt Nam hoàn thiện hệ thống luật pháp về các tiêu chuẩn và quy định đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu nhằm chủ động đáp ứng các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu. Năm 2007, ngành thủy sản đã tham gia xây dựng Luật An toàn vệ sinh thực phẩm và dự thảo luật chất lượng sản phẩm hàng hóa cùng với việc áp dụng các biện pháp cấp bách kiểm soát hóa chất và kháng sinh cấm trong hàng thủy sản xuất khẩu vào Hoa Kì, quy định chỉ tiêu kiểm tra và mức giới hạn tối đa cho phép đối với các sản phẩmthủy sản xuất khẩu vào Hoa Kì, đồng thời cũng quy định các hoạt động kiểm tra hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng, chế biến, tỉ lệ mạ băng trong sản phẩm thủy sản xuất khẩu.
Năm 2008, Việt Nam thực hiện việc kiểm soát dư lượng hóa chất độc hại với tất cả các sản phẩm thủy sản chủ lực, nuôi tập trung: tôm sú, tôm chân trắng, tôm càng xanh, cá tra, cá basa, cá rô phi, cua…chỉ tiêu và tần suất lấy mẫu kiểm tra đối với từng đối tượng cụ thể được thực hiện theo đúng quy định của các thị trường như Hoa Kì, EU.
Việt Nam đã ban hành 2 quy chế “Bảo vệ môi trường trong công nghiệp chế biến thủy sản” và “Quy chế bảo vệ môi trường vùng nuôi tôm tập trung” nhằm kiểm soát việc ô nhiễm môi trường, nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường của hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
2.2.2.2 Ảnh hưởng tiêu cực của rào cản kĩ thuật
Rào cản kĩ thuật tạo ra tác động tiêu cực là hạn chế thuỷ sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường Hoa Kì do không vượt qua được các rào cản này do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như:
- Nước ta còn thiếu vốn, trình độ khoa hoc công nghệ thấp,thiếu trình độ quản lí và kinh nghiệm, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gặp phải khó khăn rất lớn khi gặp phải các rào cản kĩ thuật của Hoa Kì được xây dựng trên cơ sở khoa học công nghệ tiên tiến như các tiêu chuẩn HACCP, kiểm soát dư lượng kháng sinh và các chất độc hại trong sản phẩm thủy sản.... Điều này gây ra khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam khi phải vượt qua các rào cản kĩ thuật của Hoa Kì.
- Các doanh nghiệp xuất khẩu thiếu chủ động trong việc tìm hiểu các rào cản của thị trường Hoa Kì và đáp ứng nó. Hiện nay, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chỉ thực sự nghiên cứu tìm hiểu những rào cản kĩ thuật khi hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Hoa Kì không được nhập khẩu, bị trả lại hoặc tiêu hủy chứ không chủ động nghiên cứu các rào cản trước nhằm đảm bảo sản xuất các sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn Hoa Kì.
- Thị trường Hoa kì luôn không ngừng đổi mới các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, nâng cao và đưa ra nhiều tiêu chuẩn mới,hạ thấp ngưỡng phát hiện dư lượng kháng sinh và hoá chất được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm thuỷ sản. Ví dụ như thời gian gần đây, Hoa Kì đã thông qua Đạo luật Farm Bill nhằm đưa cá tra, cá basa của Việt Nam vào danh mục Catfish, tạo thêm rào cản đối với mặt hàng này. Trong điều kiện hiện nay khi mà các rào cản thuế quan đang dần được dỡ bỏ thì các rào cản kĩ thuật càng trở thành một biện pháp phi thuế quan hữu hiệu mà Hoa Kì dựng lên nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước.
2.3 Thực trạng khả năng đáp ứng các yêu cầu về các rào cản kĩ thuật của Hoa Kì đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
2.3.1 Về vệ sinh an toàn thực phẩm
Nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh ATTP của Hoa Kì, ngành thủy sản Việt Nam ngày càng chú trọng tới việc đảm bảo các tiêu chuẩn này, đặc biệt là việc kiểm soát dư lượng kháng sinh trong sản phẩm và thực hiện tiêu chuẩn HACCP. Mặc dù vẫn còn tồn tại nhiều bất cập nhưng ngành thủy sản cũng đã đạt được những thành công nhất định.
2.3.1.1 Tình hình đáp ứng tiêu chuẩn HACCP
Nhằm đáp ứng tốt các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm, trong những năm gần đây ngành thủy sản Việt Nam rất quan tâm và chú ý vấn đề ATVSTP cho người tiêu dùng trong nước và trên thế giới. Năm 2007, ngành thủy sản đã tham gia xây dựng Luật An toàn vệ sinh thực phẩm và dự thảo Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, áp dụng các biện pháp cấp bách kiểm soát hóa chất, kháng sinh trong mặt hàng thủy sản xuất khẩu,quy định chỉ tiêu kiểm tra và mức giới hạn tối đa cho phép đối với thủy sản xuất khẩu vào Hoa Kì, thực hiện các hoạt động kiểm tra hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồn chế, tỉ lệ mạ băng trong sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường khác là Liên Xô và EU.
Theo số liệu của NAFIQAVED tính đến hết năm 2008 thì Việt Nam có 432 cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đạt tiêu chuẩn ngành thủy sản Việt Nam về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm .
HAVICO là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đã đi đầu trong việc áp dụng hệ thống quản trị tích hợp 5 tiêu chuẩn quốc tế đồng thời với việc đảm bảo các hoạt động xã hội và chăm lo đời sống người lao động, đó là:
Hệ thống Quản lý chất lượng (QMS) phù hợp ISO 9001:2000
Hệ thống Kiểm soát các mối nguy về an toàn vệ sinh thực phẩm phù hợp tiêu chuẩn HACCP Codex Rev2.2005
Hệ thống Quản lý chất lượng đảm bảo tính an toàn và hợp pháp của sản phẩm phù hợp BRC – Global Standards Food Rev 4.2005
Hệ thống Quản lý môi trường (EMS) phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 14001-2004
Hệ thống quản lý nguồn nhân lực và các trách nhiệm xã hội với người lao động phù hợp tiêu chuẩn SA 8000:2001
Sau một quá trình cố gắng nỗ lực nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm,Việt Nam cũng đã trở thành 1 trong số các quốc gia được Hội đồng Chứng nhận nuôi trồng thủy sản Bang Florida ( Hoa Kì) cấp chứng nhận “ Thực hành nuôi tốt” cho2 trại giống, 6 nhà máy thủy sản, 2 trại nuôi tôm, 24227 nhà máy chế biến tôm và 1347 trại nuôi tôm của Việt Nam.
Trong tháng 3/2010, Cục Quản lí chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm (NAFIQAVED) và các Trung tâm vùng đã tổ chức 102 lượt kiểm tra điều kiện an toàn vệ sinh cơ sở sản xuất thủy sản theo tiêu chuẩn ngành và quy định các thị trường có thỏa thuận song phương. Kết quả là điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của đa số các doanh nghiệp đáp ứng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Rào cản kĩ thuật của Hoa Kì đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.doc