MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG 3
I.Giới thiệu chung về tín dụng xuất nhập khẩu 3
1. Khái niệm, đặc trưng của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 3
1.1. Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ (TDCT) 3
1.2. Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ 4
2.Thư tín dụng chứng từ (Letter of Credit - L/C) 5
2.1. Khái niệm thư tín dụng 5
2.2. Nội dung chủ yếu của thư tín dụng 6
2.3. Các loại thư tín dụng 8
II.Rủi ro trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng 13
1. Rủi ro là gì? 13
2. Rủi ro trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ và nguyên nhân của rủi ro 14
2.1. Rủi ro tín dụng 14
2.2. Rủi ro đạo đức 16
2.3. Rủi ro quốc gia 18
2.4. Rủi ro pháp lý 20
2.5. Rủi ro ngoại hối 20
2.6. Rủi ro về tác nghiệp 21
3. Chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ 23
3.1. Chỉ tiêu về định mức ký quỹ 23
3.2. Chỉ tiêu về cho vay bắt buộc 24
3.3. Chỉ tiêu về nợ quá hạn 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH DOANH TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT NAM HÀ NỘI 25
I.Vài nét về hoạt động của hệ thống NHNo&PTNT 25
1.Giới thiệu về hệ thống NHNo&PTNT 25
2.Hoạt động kinh doanh của hệ thống NHNo&PTNT 26
II.Thực trạng tín dụng xuất nhập khẩu tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội 29
1.Tình hình hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu 29
2.Thực trạng rủi ro tín dụng xuất nhập khẩu tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội 33
CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 49
1.Định hướng hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội trong thời kỳ phát triển mới 49
1.1.Định hướng phát triển chung của Chi nhánh 49
1.2. Định hướng phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Chi nhánh. 50
2.Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng xuất nhập khẩu đối với NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội 51
2.1. Nhóm giải pháp đối với Ngân hàng 52
2.2. Nhóm giải pháp đối với dịch vụ khách hàng 61
3.Kiến nghị 66
3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ 66
3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 68
3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. 71
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Rủi ro và quản trị rủi ro đối với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất khẩu, Ngân hàng đã không phát hiện ra sai sót nhỏ trong mô tả hàng hoá rất phức tạp mà vẫn tiến hành thanh toán. Nhưng doanh nghiệp nhập khẩu đã căn cứ vào sai sót đó để trì hoãn việc thanh toán, gây thiệt hại lớn cho Ngân hàng.
* Rủi ro trong thanh toán L/C xuất khẩu
Mặc dù chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong thanh toán TDCT nhưng những rủi ro phát sinh trong nghiệp vụ này cũng không phải hiếm. Nguyên nhân của rủi ro cũng có nguồn gốc từ phía khách hàng và từ chính Ngân hàng, ngoài ra còn có những nguyên nhân khách quan khác.
Bộ chứng từ do khách hàng của Ngân hàng, nhà nhập khẩu lập cũng gặp nhiều sai sót. Đó cũng có thể là những sai sót đơn giản, hoặc những sai sót khá nghiêm trọng, ảnh hưởng tới qua trình thanh toán. Ví dụ như trường hợp Công ty HATRAPACO xuất khẩu tủ gỗ sang Công ty HOME DECOR của Italia với giá trị L/C là 25,145.00 USD, trong L/C quy định chuyển tải qua Hồng Kông, nhưng vì không thuê được tàu nên Công ty đã giao hàng chuyển tải qua Singapore, do đó bị nhà nhập khẩu từ chối thanh toán. Hay trong bộ chứng từ của Công ty AZIZ MOHAMMED TRADING lập để thanh toán L/C cho UNIMEX khi công ty này nhập khẩu gạo khi gửi sang NHNo & PTNT Nam Hà Nội chỉ có hai bản vận đơn gốc (trong UCP 500 quy định chứng từ phải có đủ 3 bản vận đơn gốc). Nói chung, số chứng từ có sai sót chiếm một tỷ lệ lớn, mà chứng từ không phù hợp với L/C thì việc thanh toán không thể thực hiện được, làm cho thời gian thanh toán luôn bị kéo dài do phải sửa chữa nhiều lần. Phần lớn những sai sót này được Ngân hàng phát hiện, thông báo cho nhà xuất khẩu để kịp thời sửa chữa, xử lý. Nhưng cũng có những lỗi không thể sửa chữa được mà phải chờ sự đồng ý của bên mua, làm kéo dài thời gian thanh toán, khiến cho nhà xuất khẩu không thể đáp ứng yêu cầu vòng quay của vốn. Hơn nữa, bên bán còn phải chịu phạt sai sót chứng từ theo quy định của L/C. Và những sai sót dù nhỏ trong chứng từ cũng có thể là lý do để người mua giảm giá hoặc từ chối thanh toán. Trong trường hợp này thì người bán phải chịu rủi ro lớn nhất, song với tư cách là người cố vấn và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, uy tín của Ngân hàng cũng bị ảnh hưởng khi quá trình thanh toán không suôn sẻ, quyền lợi của khách hàng không được bảo vệ.
Trong nghiệp vụ thanh toán L/C xuất khẩu, với tư cách là Ngân hàng của nhà xuất khẩu, NHNo & PTNT Nam Hà Nội có nhiệm vụ kiểm tra L/C, thông báo L/C, kiểm tra bộ chứng từ hàng xuất và giải quyết bộ chứng từ sau khi đã kiểm tra. Cũng giống như đối với thanh toán L/C nhập khẩu, những rủi ro tác nghiệp rủi ro mà Ngân hàng thường gặp do nguyên nhân từ chính bản thân Ngân hàng hay phát sinh trong khâu kiểm tra chứng từ. Chỉ một sự thiếu cẩn trọng không phát hiện ra sai sót dù nhỏ trong bộ chứng từ cũng có thể khiến cho nhà xuất khẩu không được thanh toán, khiến cho uy tín của Ngân hàng bị giảm sút.
Ngoài hai nguyên nhân chủ yếu trên, Ngân hàng còn gặp phải rủi ro tác nghiệp do một số nguyên nhân khách quan khác. Ví dụ như trường hợp Công ty XNK Điện Biên sau khi xuất hàng là gỗ giáng hương cho bên đối tác (TICHING CO. LTD đã xuất trình bộ chứng từ tại Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội. Sau khi kiểm tra chứng từ thấy phù hợp, Ngân hàng gửi bộ chứng từ cho LAND BANK OF TAIWAN để yêu cầu thanh toán. Nhưng sau một thời gian hợp lý mà vẫn không nhận được tiền thanh toán từ phía Ngân hàng phát hành, Chi nhánh đã điện giục thanh toán và nhận được điện trả lời rằng họ đã nhận bảo lãnh và sẵn sàng thanh toán khi nhận được chứng từ. Sau khi kiểm tra với cơ quan chuyển phát nhanh, Ngân hàng mới biết rằng bộ chứng từ đã bị thất lạc trên đường đi. Hoặc có trường hợp do đường truyền kém làm cho L/C nhận được không rõ ràng, thậm chí không đọc được và nhận sai số điện; hay khi thông báo L/C, cũng do đường truyền kém làm bức điện không rõ ràng, khiến Ngân hàng phát hành phải yêu cầu lập lại bức điện.
Có thể nói rằng, kiểm tra chứng từ là một khâu hết sức quan trọng trong thanh toán, cả L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu, hầu hết những rủi ro tác nghiệp đều phát sinh trong khâu này. Chính vì vậy, cán bộ Ngân hàng cần phải luôn luôn thận trọng để không bỏ qua sai sót của người lập chứng từ, nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng và cũng chính là bảo vệ cho uy tín của Ngân hàng.
b. Rủi ro tín dụng
Đây là loại rủi ro chủ yếu và dễ xảy ra nhất, đồng thời cũng để lại hậu quả nặng nề nhất cho các Ngân hàng. Lý do chủ yếu là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam còn yếu về thực lực tài chính cũng như thiếu về kinh nghiệm kinh doanh, hoạt động của họ chủ yếu dựa vào Ngân hàng nên kết quả kinh doanh của họ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín cũng như chất lượng tín dụng của Ngân hàng, khiến cho Ngân hàng luôn phải đối mặt với nguy cơ rủi ro tiềm ẩn.
* Rủi ro tín dụng trong thanh toán hàng nhập khẩu
Đối với NHNo & PTNT Nam Hà Nội nói riêng và với các NHTM Việt Nam nói chung thì hiện nay, doanh số thanh toán L/C cho hàng nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu so với tổng doanh số thanh toán L/C của Chi nhánh. Chính vì thế, những rủi ro tín dụng rất dễ xảy ra với nghiệp vụ thanh toán này. Người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu cơ bản để đánh giá mức độ rủi ro này.
Chỉ tiêu đầu tiên để xác định nguy cơ rủi ro của Ngân hàng là doanh số L/C chưa thanh toán, nó phản ánh số L/C mà Ngân hàng đứng ra bảo lãnh nhưng chưa tất toán được, thường là L/C trả chậm. Trong những năm vừa qua, doanh số thanh toán L/C nhập tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội liên tục tăng nhưng doanh số chưa thanh toán lại giảm đáng kể khiến cho tỷ trọng doanh số chưa thanh toán có xu hướng giảm rõ rệt:
Bảng 3: Doanh số L/C chưa thanh toán (2003 - 2005)
tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội
Đơn vị: USD
Năm
Doanh số thanh toán L/C nhập
Doanh số L/C chưa thanh toán
Tỷ trọng
(%)
Số món
Số tiền
2003
17,867,666
23
5,132,412
28.7
2004
28,789,743
11
1,755,191
6.1
2005
47,748,444
2
1,264,038
2.6
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đối ngoại 2002 - 2004)
Năm 2003, nguy cơ rủi ro đối với Chi nhánh là rất cao khi doanh số chưa thanh toán lên tới 5,132,412 USD, chiếm 28.7% tổng doanh số thanh toán L/C nhập. Nguyên nhân chính của tình trạng này là trong năm đó có nhiều khách hàng mở L/C trả chậm, sau khi đã nhận hàng lại kinh doanh thua lỗ nên đến hạn không thể thanh toán cho Ngân hàng. Rút kinh nghiệm, sang năm 2004, Chi nhánh đã quy định những điều kiện chặt chẽ đối với các doanh nghiệp để hạn chế mở L/C trả chậm, đó là:
- Doanh nghiệp phải có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán L/C trong thời hạn cam kết đã quy định trong L/C.
- Trường hợp ký quỹ dưới 100% giá trị L/C thì phải có cam kết bằng văn bảo đảm bảo số dư tài khoản của doanh nghiệp mở tại Chi nhánh vào thời điểm thanh toán đủ để Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho nước ngoài.
- Tại thời điểm xin mở L/C, doanh nghiệp không vi phạm cam kết dẫn đến chậm trễ trong thanh toán hoặc buộc Ngân hàng phải ứng trước tiền để thanh toán cho các L/C trả chậm trước đó.
- Có bảo đảm hợp pháp bằng một hoặc nhiều hình thức (ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản…) cho việc mở L/C trả chậm theo yêu cầu của Ngân hàng.
Nhờ đó mà doanh số chưa thanh toán của năm 2004 chỉ còn 1,755,191 USD, chiếm tỷ trọng 6.1%. Và sang năm 2005, chỉ tiêu này tiếp tục giảm xuống còn 1,264,038 USD, chiếm 2.6% so với tổng doanh số thanh toán L/C nhập.
Do hoạt động TTQT còn khá mới mẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm, NHNo & PTNT Nam Hà Nội rất thận trọng trong việc thẩm định khách hàng. Trong thủ tục mở L/C, khách hàng bao giờ cũng phải ký quỹ, nhưng thông thường họ chỉ ký quỹ một phần, phần còn lại là Ngân hàng cho vay. Tỷ lệ miễn ký quỹ càng cao thì nguy cơ rủi ro của Ngân hàng càng lớn. Chính vì vậy, khi nhận kí quỹ, Ngân hàng phải kiểm tra tính xác thực của tài khoản kí quỹ để tránh giả mạo. Đồng thời, khách hàng phải cam kết sẽ nộp phần còn lại bằng nguồn vốn nào. Nếu bằng nguồn vốn tự có thì phải nộp lúc nhận chứng từ. Nếu bằng nguồn vốn vay ngoại tệ của ngân hàng thì phải làm thủ tục vay ngắn hạn. Căn cứ vào việc thẩm định, phân loại khách hàng và hạn mức mở L/C, Giám đốc Chi nhánh giao cho phòng TTQT hoặc phòng Tín dụng thẩm định hồ sơ, đề xuất mức ký quỹ dựa trên cơ sở bảo đảm an toàn thanh toán và thu hút khách hàng trên địa bàn, cụ thể là:
- Chi nhánh không miễn ký quỹ 100% cho bất kỳ khách hàng nào
- Miễn ký quỹ 70 - 90% cho những khách hàng có uy tín, khả năng tài chính tốt và có mối quan hệ lâu dài với Ngân hàng; thậm chí có trường hợp khách hàng được miễn ký quỹ 95% giá trị thanh toán L/C nhưng phải có sự phê duyệt của giám đốc Chi nhánh.
. - Miễn ký quỹ 0% cho những khách hàng mới hoặc không có uy tín với Ngân hàng
Một chỉ tiêu quan trọng khác để đánh giá rủi ro trong phương thức TDCT là nợ quá hạn. Trong những năm vừa qua, tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh có những thay đổi theo chiều hướng tốt:
Bảng 4: Tình hình nợ quá hạn thanh toán L/C nhập (2003 - 2005)
tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội
Năm
Doanh số thanh
toán L/C nhập (USD)
Doanh số nợ
quá hạn (USD)
Tỷ trọng (%)
2003
17,867,666
37,522
0.21
2004
28,789,743
48,943
0.17
2005
47,748,444
28,649
0.06
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đối ngoại 2003 - 2005)
Từ năm 2003 đến năm 2005, tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh biến động theo chiều hướng giảm dần: năm 2003, doanh số nợ quá hạn là 37.522 USD, chiếm tỷ lệ 0.21%, đến năm 2004, mặc dù doanh số nợ quá hạn tăng lên 48,943 USD nhưng do tổng doanh số thanh toán L/C nhập tăng nhiều hơn nên tỷ lệ nợ quá hạn vẫn giảm xuống còn 0.17%; đến năm 2005, con số này chỉ còn là 0.06% với doanh số nợ là 28,649 USD. Nói chung, đây là một tỷ lệ tương đối thấp so với các NHTM khác. Để đạt được thành tích này, Ngân hàng đã áp dụng rất nhiều các biện pháp tích cực để giải quyết cho các L/C trả chậm, cụ thể là:
- Nếu số tiền doanh nghiệp còn thiếu (hoặc không có) do nguyên nhân khách quan, Ngân hàng sẽ tự động ghi nợ đối với doanh nghiệp với lãi suất tín dụng trong hạn tại thời điểm ghi nợ với thời hạn trả nợ căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh và thời hạn thu hồi vốn của doanh nghiệp.
- Trường hợp những doanh nghiệp nhập khẩu theo L/C trả chậm mà chưa tiêu thụ hàng hoá thì Chi nhánh sẽ căn cứ vào khả năng tiêu thụ và tình trạng hàng tồn kho để thu hồi nợ.
- Nếu số tiền doanh nghiệp còn thiếu (hoặc không có) do nguyên nhân chủ quan, hoặc không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ trong thời hạn do Ngân hàng quy định hay doanh nghiệp sử dụng vốn nhập hàng trả chậm vào những mục đích khác thì Chi nhánh sẽ ghi nợ quá hạn hoặc chuyển nợ quá hạn với lãi suất nợ quá hạn do NHNo quy định tại thời điểm đó đồng thời kiểm tra, tiến hành đánh giá hàng nhập khẩu, tài sản thế chấp để làm thủ tục siết nợ, phát mại tài sản theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong một số trường hợp (không trả được nợ do nguyên nhân khách quan), Ngân hàng phải cho vay bắt buộc đối với các doanh nghiệp để thanh toán các L/C quá hạn. Như vậy, cho vay bắt buộc chính là một hình thức của nợ quá hạn và đây cũng là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá rủi ro trong thanh toán L/C nhập. Doanh số cho vay bắt buộc của NHNo & PTNT Nam Hà Nội trong những năm qua có xu hướng ngày càng giảm:
Bảng 5: Tình hình cho vay bắt buộc thanh toán L/C nhập
tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội (2003 - 2005)
Năm
Doanh số thanh toán L/C nhập (USD)
Doanh số cho vay
bắt buộc (USD)
Tỷ trọng
(%)
2003
17,867,666
231,133
1.29
2004
28,789,743
136,675
0.47
2005
47,748,444
109,821
0.23
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kết quả kinh doanh đối ngoại 2003 - 2005)
Trong khi doanh số Ngân hàng thanh toán L/C hàng nhập khẩu có xu hướng tăng lên một cách rõ rệt thì doanh số cho vay bắt buộc của Chi nhánh lại ngày càng giảm dần. Điều đó cho thấy nguy cơ rủi ro tín dụng trong TTQT của Chi nhánh đang thực sự biến đổi theo chiều hướng khả quan. Từ 231,133 USD năm 2002, chiếm tỷ trọng 1.29% so với tổng giá trị thanh toán L/C nhập thì đến năm 2004, doanh số cho vay bắt buộc đã giảm xuống còn 109,821 USD, chiếm tỷ trọng 0.23%. Ta có thể thấy rõ xu hướng biến động tích cực của hai chỉ tiêu nợ quá hạn và cho vay bắt buộc qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2: Nợ quá hạn và Cho vay bắt buộc trong TT L/C nhập
tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội (2003 - 2005)
(Đơn vị: nghìn USD)
* Rủi ro tín dụng trong thanh toán xuất khẩu
Đối với NHNo & PTNT Nam Hà Nội, nghiệp vụ thanh toán L/C xuất khẩu diễn ra không nhiều nhưng điều đó không có nghĩa là không có rủi ro. Trong nghiệp vụ này, rủi ro tín dụng thường xảy ra đối với việc chiết khấu các bộ chứng từ của nhà xuất khẩu và cho vay tài trợ xuất khẩu.
Chiết khấu chứng từ có hai loại: chiết khấu miễn truy đòi và chiết khấu truy đòi nhưng tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội, chiết khấu miễn truy đòi được thực hiện rất hạn chế bởi nó chứa đựng nguy cơ rủi ro cao, thông thường, Ngân hàng chỉ thực hiện chiết khấu truy đòi (Ngân hàng thực hiện chiết khấu chứng từ được quyền truy đòi khách hàng nếu Ngân hàng phát hành từ chối thanh toán). Để được thực hiện chiết khấu, khách hàng phải có tài khoản và giao dịch thường xuyên tại NHNo; vay, trả sòng phẳng, hoạt động kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh; đồng thời khách hàng phải có vận đơn lập theo lệnh của Ngân hàng phát hành và toàn bộ vận đơn gốc phải được xuất trình tại Chi nhánh , chứng từ có nội dung hoàn toàn phù hợp với L/C; các mặt hàng phải được phép xuất khẩu tại Việt Nam; ngoài ra, Ngân hàng phát hành cũng phải là Ngân hàng có uy tín trong TTQT để đảm bảo khả năng thanh toán cho Chi nhánh. Việc chiết khấu chứng từ tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội được áp dụng cho cả L/C trả ngay và L/C trả chậm. Riêng đối với những bộ chứng từ của L/C trả chậm có thời hạn từ 30 ngày trở lên, Chi nhánh chỉ thực hiện chiết khấu khi đã nhận được chấp nhận thanh toán của Ngân hàng phát hành. Tỷ lệ chiết khấu được Ngân hàng áp dụng tuỳ từng trường hợp cụ thể nhưng không được quá 95% giá trị bộ chứng từ. Rủi ro xảy ra khi Ngân hàng đã thực hiện chiết khấu chứng từ nhưng lại không được Ngân hàng phát hành thanh toán bởi nhiều lý do khác nhau mà Ngân hàng phát hành đưa ra, nhưng nói chung thì trường hợp này rất hiếm khi xảy ra bởi các Ngân hàng tham gia thanh toán thường là những Ngân hàng có uy tín trong TTQT và có mối quan hệ đại lý với Chi nhánh. Nói chung thì NHNo & PTNT Nam Hà Nôi rất tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu. Chính vì thế, doanh số cho vay chiết khấu chứng từ của Chi nhánh trong những năm qua vẫn thường xuyên tăng: từ 29,324 USD năm 2003 tăng lên 95,637 USD năm 2004, đến năm 2005 đã là 124,365 USD.
Còn về nghiệp vụ cho vay tài trợ xuất khẩu, rủi ro thường xảy ra khi khách hàng sử dụng vốn vay sai với mục đích ban đầu, có thể là kinh doanh một mặt hàng khác với cam kết; hoặc hàng hoá doanh nghiệp sản xuất ra để xuất khẩu nhưng kém chất lượng, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng nước ngoài. Những rủi ro loại này có thể xảy ra không nhiều nhưng vẫn gây thiệt hại không nhỏ cho Ngân hàng. Nguy cơ rủi ro loại này được thể hiện thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn. Trong những năm gần đây, chỉ tiêu này của Chi nhánh thường ở mức độ thấp: tỷ lệ nợ quá hạn so với doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu năm 2003 ở mức 1.4% (khoảng 1250 USD), đến năm 2004 là 0.9% (1,431 USD) và giảm xuống còn 0.79% năm 2005 (khoảng 1,682 USD).
c. Rủi ro đạo đức
Có thể thấy rằng, Ngân hàng nói riêng và các bên tham gia thanh toán nói chung luôn phải đối mặt với rủi ro đạo đức do bên đối tác cố tình vi phạm, không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình vì họ thường ở rất cách xa nhau, thậm chí không hề gặp mặt nhau trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới sự tín nhiệm và uy tín của các bên có liên quan. Vì thế, việc lựa chọn bạn hàng trong buôn bán ngoại thương là một vấn đề hết sức quan trọng, chính thiện chí của các bên đối tác sẽ quyết định đến sự an toàn của quá trình thanh toán.
Rủi ro đạo đức từ phía nhà nhập khẩu xảy ra đối với Ngân hàng trong trường hợp khách hàng không có thiện chí, tìm mọi cách để không thực hiện nghĩa vụ của mình. Đó là khi khách hàng yêu cầu Ngân hàng phát hành thư bảo lãnh cho nhận hàng trước khi nhận được chứng từ giao hàng qua Ngân hàng và cam kết thanh toán tiền hàng, đồng thời không khiếu nại gì về bộ chứng từ nếu có sai sót, uỷ quyền cho Ngân hàng tự động ghi nợ vào tài khoản của mình để thanh toán. Nhưng khi nhận hàng, doanh nghiệp đã bội ước, không thực hiện cam kết với Ngân hàng do không tiêu thụ được hàng hoá, kinh doanh thua lỗ, không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng làm cho Ngân hàng còn phải chịu thêm rủi ro tín dụng. Hoặc có trường hợp khách hàng cố tình viện cớ bộ chứng từ có sai sót để trì hoãn thanh toán hay xin giảm giá khi hàng hoá nhập về mà không tiêu thụ được do sự biến động của thị trường tiêu thụ trong nước nằm ngoài dự đoán của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ và không có khả năng thanh toán cho Ngân hàng, từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín, thậm chí cả khả năng tài chính của Ngân hàng (trong trường hợp tài trợ nhập khẩu). Ví dụ như trường hợp Công ty CP Thành An yêu cầu Chi nhánh mở L/C để nhập khẩu thép không gỉ từ Công ty R.M CREATIONS nhưng khi hàng về đến cảng thì Công ty không muốn nhận hàng vì vào thời điểm đó, giá cả của mặt hàng này trên thị trường đã bị giảm xuống, chắc chắn sẽ chịu thua lỗ. Do đó, nhà nhập khẩu đã căn cứ vào lý do chứng từ bị sai một ký tự trong tên địa chỉ rất dài của người hưởng lợi để từ chối nhận hàng, làm cho Ngân hàng bị mất uy tín với bên đối tác nước ngoài.
Đặc trưng của phương thức TDCT là việc thanh toán chỉ dựa trên cơ sở chứng từ mà không căn cứ vào thực trạng hàng hoá, nên nhiều khách hàng nước ngoài đã lợi dụng khe hở này để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng và Ngân hàng nhập khẩu. Họ có thể dùng nhiều thủ đoạn tinh vi như lập chứng từ giả phù hợp với L/C để nhận thanh toán từ Ngân hàng mà trên thực tế hàng hoá không đúng như hợp đồng đã ký về số lượng hay chất lượng, hoặc thậm chí không giao hàng hoá. Đó là trường hợp của Công ty VILEXIM khi nhập khẩu đồng nguyên liệu từ ATLAS TECHNOLOGY nhưng hàng hoá nhập về chỉ là đồng phế thải, không đúng như quy định của L/C. Khi mở Container, hải quan đã không cho phép nhập vào Việt Nam do vi phạm các quy định về môi trường. Và Toà án nhân dân thành pháp Hải Phòng cũng có quyết định khẩn cấp tạm thời đình chỉ thanh toán L/C. Về phía NHNo & PTNT Nam Hà Nội, trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận được bộ chứng từ, Chi nhánh đã lập điện thông báo cho Ngân hàng nước ngoài về quyết đình chỉ trả tiền trên nhưng Ngân hàng nước ngoài không có ý kiến phản hồi. Có thể thấy rằng, trong những trường hợp như thế này, nếu không thẩm định, kiểm tra chính xác giá trị của bộ chứng từ thì nguy cơ phải đối mặt với rủi ro của cả Ngân hàng và khách hàng là hoàn toàn có thể xảy ra, gây thiệt hại và làm ảnh hưởng lớn tới uy tín của Ngân hàng.
Còn trong một số trường hợp khách hàng mở L/C trả chậm, do chưa phải thanh toán ngay với đối tác nước ngoài nên các nhà nhập khẩu có tâm lý xem thường việc quản lý, tiêu thụ hàng hoá hoặc khi tiêu thụ được hàng nhưng do chưa đến hạn thanh toán với nước ngoài, doanh nghiệp đã lợi dụng vốn để kinh doanh mặt hàng khác mong kiếm được nhiều lợi nhuận hơn nhưng lại gặp rủi ro, kinh doanh thua lỗ dẫn đến việc mmất khả năng thanh toán cho Ngân hàng. Để đảm bảo uy tín của mình, Ngân hàng tiến hành cho doanh nghiệp vay bắt buộc để trả nợ cho nhà xuất khẩu, và có thể sau đó, doanh nghiệp cũng trả hết nợ cho Ngân hàng nhưng quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng đã bị giảm sút.
d. Rủi ro kinh tế, chính trị, pháp lý
Rủi ro kinh tế, rủi ro chính trị được coi là những rủi ro do nguyên nhân khách quan khiến cho nhà nhập khẩu không nhận được hàng, còn nhà xuất khẩu không nhận được tiền hàng và còn tác động không nhỏ tới bản thân Ngân hàng. Chi nhánh cũng đã gặp phải một số trường hợp rủi ro do nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế, ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước ASEAN đã làm không ít doanh nghiệp XNK phải lao đao, thua lỗ, không còn khả năng thanh toán, gây rủi ro không chỉ cho riêng doanh nghiệp mà còn cho cả đối tác lẫn Ngân hàng. Hoặc trường hợp Tổng công ty lương thực Miền Bắc đã ký hợp đồng xuất khẩu chè sang thị trường Iraq với giá trị L/C là 428,521.00 USD nhưng đến thời hạn trả tiền, khi NHNo & PTNT Nam Hà Nội lập lệnh đòi tiền thì Ngân hàng phát hành L/C bên Iraq không thể thanh toán được với lý do bị cấm vận.
Trên thế giới hiện nay, hầu hết phương thức TDCT đều được điều chỉnh bởi UCP 500, nhưng UCP 500 lại mang tính chất pháp lý tuỳ ý, có nghĩa là các bên tham gia khi áp dụng UCP 500 thì phải thoả thuận ghi vào văn bản của hợp đồng và có dẫn chiếu trong L/C. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương thức TTQT nói chung và TDCT nói riêng tại mỗi nước còn do hệ thống luật pháp nước đó quy định. Và nếu có tranh chấp xảy ra do có sự khác biệt giữa UCP 500 và hệ thống luật pháp thì vẫn phải tuân theo luật pháp quốc gia. Chính điều này đã dẫn đến sự không đồng nhất trong quá trình tiến hành các giao dịch thanh toán L/C mà thiệt hại có thể xảy ra cho các bên. Hiện nay, ở nước ta, hệ thống các văn bản pháp quy chưa đồng bộ, thường xuyên có những thay đổi trong chính sách XNK cũng như chính sách thuế, gây rủi ro cho các bên tham gia. Trong trường hợp TCT máy và thiết bị công nghiệp đề nghị vay vốn Ngân hàng để mở L/C với giá trị là 111,664.39 USD để nhập khẩu phôi thép từ NANJING RED SUN INT TRADING CO., nhưng khi hàng về đến cảng thì Nhà nước ban hành quyết định tăng thuế đối với mặt hàng này, do vậy, sau khi nhập lô hàng này về, công ty đã bị lỗ và không thể thanh toán được tiền hàng đúng như thời hạn thoả thuận. Hay trường hợp Công ty cung ứng vật liệu xây dựng ký hợp đồng xuất khẩu ván sàn gỗ cho Công ty MONDOO B.V.B.A của Bỉ và thanh toán qua NHNo & PTNT Nam Hà Nội, sau khi hợp đồng được ký kết thì Nhà nước lại ban hành quyết định tăng thuế để hạn chế xuất khẩu ván sàn, chính vì vậy, công ty đã gặp khó khăn trong việc thu gom hàng dẫn đến việc giao hàng chậm cho bên đối tác và bị họ phạt chậm thanh toán, gây thiệt hại cho Công ty.
Nói chung, những thiệt hại do nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế, chính trị hay pháp lý không phải lúc nào cũng gây thiệt hại về tài chính cho Ngân hàng nhưng thường xuyên làm chậm quá trình thanh toán, gây ảnh hưởng tới uy tín của Ngân hàng.
e. Rủi ro ngoại hối
Rủi ro loại này thường do nguyên nhân từ sự thay đổi của tỷ giá khi việc thanh toán đã được ấn định bằng một loại ngoại tệ nhất định. Khi tỷ giá tăng hay giảm đều có thể ảnh hưởng đến nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu. Còn rủi ro đối với bản thân Chi nhánh thường xảy ra liên quan đến quy định của Ngân hàng chỉ cho phép giữ trạng thái ngoại hối tối đa là 300,000.00 USD. Đó là trường hợp của VINAMOTOR yêu cầu Chi nhánh mở L/C trị giá 342,000.00 USD để nhập khẩu khung gầm ô tô từ SAMSUNG COR. Khi đến thời hạn, VINAMOTOR đã chấp nhận mua ngoại tệ để thanh toán cho nhà xuất khẩu nhưng Ngân hàng lại không có đủ ngoại tệ để thanh toán ngay cho họ, làm chậm lại quá trình thanh toán và bị Ngân hàng nước ngoài phạt. Những trường hợp như vậy không chỉ gây tổn thất cho tài chính của Ngân hàng mà còn làm cho quan hệ cũng như uy tín của Ngân hàng với khách hàng bị giảm sút.
Cũng có trường hợp Ngân hàng gặp phải rủi ro khi xảy ra tình trạng tỷ giá trên thị trường quốc tế cao hơn thị trường trong nước. Đó là khi Ngân hàng phải thực hiện chuyển đổi loại ngoại tệ để thanh toán. Ví dụ như Ngân hàng phải thanh toán cho nhà xuất khẩu bằng JPY, và Ngân hàng phải dùng USD để đổi lấy JPY theo tỷ giá trên thị trường quốc tế. Còn nhà nhập khẩu thì dùng VNĐ để mua JPY theo giá thị trường trong nước. Rủi ro sẽ xảy ra đối với Ngân hàng khi tỷ giá trên thị trường quốc tế cao hơn thị trường trong nước.
2.3. Đánh giá thực trạng
2.3.1.Thành tựu
Mặc dù là một nghiệp vụ mới mẻ, ra đời chưa được 5 năm nhưng hoạt động TTQT nói chung và thanh toán TDCT nói riêng của NHNo & PTNT Nam Hà Nội đang ngày càng phát triển và có những dấu hiệu hết sức khả quan trong công tác đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong phương thức L/C:
- Với một đội ngũ các cán bộ trẻ, có trình độ, hết sức năng động và nhiệt tình khi phục vụ khách hàng đến Ngân hàng mở và thanh toán L/C; với mức phí thấp và độ đảm bảo an toàn cao, Ngân hàng đã tạo được vị thế nhất định trong TTQT và ngày càng thu hút được nhiều khách hàng lớn, có uy tín, tình hình tài chính lành mạnh và ổn định. Nhờ đó mà doanh số thanh toán TDCT có sự tăng trưởng đếu đặn trong những năm gần đây.
- Quy trình thực hiện L/C được kết hợp một cách hợp lý với công tác thẩm định, tín dụng cũng như thanh toán… đã rút ngắn thời gian thực hiện và tạo hiệu quả cao trong ngiệp vụ, tạo sự tin tưởng cho khách hàng cũng như nâng cao uy tín của Ngân hàng.
- Ngân hàng còn thực hiện các chính sách cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu chứng từ… để tạo điều kiện tốt nhất, nhanh nhất cho khách hàng nhập khẩu nhận được hàng, cho khách hàng xuất khẩu nhận được tiền hàng.
- Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Ban Giám đốc Chi nhánh, cùng với việc học hỏi được nhiều kinh nghiệm công tác trong quản lý rủi ro từ các Ngân hàng đi trước, NHNo & PTNT Nam Hà Nội đã có những thành tích đáng kể trong việc hạn chế rủi ro khi thực hiện thanh toán bằng phương thức TDCT:
Doanh số chưa thanh toán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31957.doc