MỤC LỤC
Phần mở đầu . 2
I. Lý do chọn đề tài: . 2
I.1 Lý do cần thiết . 2
I.2 Khả năng ứng dụng thực tế của đề tài . 3
I.3 Dự kiến kết quả của đề tài . 4
I.4 Nội dung nghiên cứu khác đã liên quan đến đề tài 4
I.5 Những vấn đề cụ thể của đề tài cần góp ý . 5
II. Mục đích, nhiệm vụ của đề tại: . 5
II.1 Mục đích của đề tài . 5
II.2 Nhiệm vụ của đề tài . 6
Phần nội dung . 7
III. Y tưởng và giải pháp: . 7
III.1 Nghiên cứu ý tưởng sáng tác . 7
- Khái quát về lịch sử trang phục truyền thống Hàn Quốc. 7
-Nghiên cứu xu hướng mốt 16
III.2 Các giải pháp thiết kế . 17
- Hình kết cấu và biểu tượng của bộ sưu tập . 17
- Phác thảo mẫu . 18
IV. Giải pháp lựa chọn: 18
IV.1 Mẫu số 1 19
IV.2 Mẫu số 2 20
IV.3 Mẫu số 3 20
Kết luận. 21
Tài liệu tham khảo 22
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6262 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Sáng tác trang phục dạo phố xuân hè cho nữ thanh niên dựa trên nghiên cứu trang phục truyền thống Hanbok _Hàn Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng phục truyền thống Hanbok_Hàn Quốc cũng không phải là chủ đề mới với các nhà thiết kế trong và ngoài nước nhưng mỗi người, mỗi nhà thiết kế nhìn nó với một cảm nhận khác nhau để tìm được cho mình một góc độ riêng thể hiện:
-Sinh viên: Nguyễn Thị Lê Na (CD02112, khoá học 2002-2006) với đồ án tốt nghiệp gồm 12 mẫu sử dụng tông màu: tím ánh đỏ, xanh pháp, vàng...thể hiện một phong cách trẻ trung, năng động nhưng duyên dáng.
-Sinh viên: Tạ Thuý Quỳnh (CD04022, khoá học 2004-2008) với đồ án tốt nghiệp gồm 10 mẫu sử dụng tông màu: vàng, đỏ, đen và xanh lá cây thể hiện một phong cách trang nhã, thanh lịch, nhưng trẻ trung.
I.5 Những vấn đề cụ thể của đề tài cần góp ý
Nghiên cứu, tìm tòi, kế thừa và học hỏi cùng với cảm hứng riêng em đã tìm cho mình một hướng đi mới. Bộ sưu tập của em có tông màu chủ đạo là màu: hồng nhạt, vàng, cam nhạt, xanh với mong muốn xây dựng hình ảnh người phụ nữ duyên dáng, trẻ trung, nhưng cá tính_cách nhìn vẻ đẹp mới cho giới trẻ mà vẫn mang vẻ đẹp cổ truyền phương Đồng.Với cùng một đề tài này, đồ án tốt nghiệp của các sình viên khoá trước nói chung và bản thân em nói riêng đều chưa lột tả được hết tất cả các vẻ đẹp vốn có của Hanbok_Hàn Quốc. Do điều kiện khách quan và chủ quan như kinh nghiệm còn ít và khả năng thực tế chưa cao, điều kiện kinh tế...em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của thầy cô giáo cho đồ án tốt nghiệp của mình.
II. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài:
II.1 Mục đích của đề tài
Nghiên cứu trang phục truyền thống Hanbok_Hàn Quốc trong sáng tác trang phục dạo phố mùa xuân hè với những tiêu chí quan trọng như kiểu dáng và chất liệu với mục đích là có thể tạo ra những sản phẩm phù hợp với khí hậu, tư duy thẩm mỹ của người Việt Nam nói chung và nữ thanh niên nói riêng.
Là một nhà thiết kế trong tương lai, sáng tạo nghệ thuật là công việc đòi hỏi người thiết kế luôn không ngừng phải tìm kiếm cái mới, tìm cho mình một cảm hứng riêng , một con đường đi riêng để phát triển.Mong muốn được cống hiến mang lại cái đẹp cho cuộc sống, cho mọi người.
Với suy nghĩ đó, qua việc tìm hiểu về Hàn Quốc nói chung, trang phục nói riêng. Cùng với dòng cảm xúc ấn tượng về một đất nước Hàn Quốc có bề dày truyền thống. Em mong muốn xây dựng nên hình ảnh người phụ nữ Việt: duyên dáng, trẻ trung, cá tính mang hơi thở cảm xúc xứ Hàn Quốc mà vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc mình. Rút gần những khảng cách về không gian địa lý, khoảng cách màu da sắc tộc, mang con người và những nền văn hóa xích lại gần nhau.
Bộ sưu tập thích hợp cho nhiều điều kiện sinh hoạt, những cuộc đi chơi, giao lưu gặp gỡ.v..v...Phục vụ đối tượng trẻ có độ tuổi từ 20-30, dễ tiếp thu tư tưởng mới, xu hướng mới, có thu nhập và đầu tư trang phục, sống trong môi trường văn hóa và yêu cái đẹp.
II.2 Nhiệm vụ của đề tài:
Để làm sáng tỏ mục đích của mình, nhiệm vụ đặt ra để nghiên cứu rất quan trọng đó là phần trọng tâm của đồ án phải làm. Vì vậy em đặt ra những nhiệm vụ phải làm trong đồ án tốt nghiệp của mình như sau:
- Nghiên cứu đặc điểm chung nhất, nét độc đáo trong kết cấu, cách mặc, cách trang trí và cách sử dụng các hoa văn của Hanbok. Từ đó rút ra những đặc trưng tiêu biểu, phù hợp để làm nền tảng cho sáng tác trang phục dạo phố hài hoà văn hoá truyền thống Hàn Quốc với văn hoá Việt Nam.
- Nghiên cứu về xu hướng phát triển của thời trang dạo phố trên thế giới, những đặc thù trong sáng tác trang phục dạo phố và xu hướng sử dụng trang phục truyền thống trong thiết kế hiện đại để học hỏi và áp dụng trong các thiết kế của đề tài để phù hợp với thị trường Việt Nam.
- Nghiên cứu kỹ chất liệu, màu sắc, kết hợp với phụ kiện, phụ liệu đi kèm để sử dụng cho phù hợp với khí hậu, nhiệt độ, điều kiện sử dụng nhưng vẫn không là mất đi vẻ đẹp vốn có của trang phục truyền thống Hanbok, đáp ứng được tính thẩm mỹ và tính ứng dụng nhưng vẫn năng động, trẻ trung trong trang phục dạo phố.
PHầN NộI DUNG
III. ý tưởng và giải pháp:
III.1 Nghiên cưú ý tưởng sáng tác
- Khái quát về lịch sử trang phục truyền thống Hanbok_Hàn Quốc
Để có và hiểu được ý tưởng giải quyết nội dung nhiệm vụ trên của đề tài cần phải hiểu lịch sử và khái quát về trang phục truyền thống Hanbok_Hàn Quốc.
Hanbok viết tắt của cụm từ Han_gukboksik mang ý nghĩa là "Y phục truyền thống của Hàn Quốc" bắt đầu từ triều đại Choson theo khuynh hướng Nho giáo (1392-1910) trải qua nhiều triều đại nó được biến cải nhưng kiểu dáng hầu như không thay đổi, ngoại trừ chiều dài của Jeogori (áo khoác) và Chima (váy xoè) (Hình2,3,4).
Trang phục Hanbok có đặc điểm là đường may đơn giản, không có túi. Bộ Hanbok cho phụ nữ gồm có một váy quấn và một áo vét kiểu bô-le-rô, thường được gọi là "Chima" và "Chogori". “Chima” trong tiếng Hàn có nghĩa là “váy” còn “Chogori” có nghĩa là “áo vét”. Bộ Hanbok của nam giới thì gồm một áo vét ngắn và một chiếc quần, và được gọi là “Paji”. Thông thường, Hanbok nam rộng rãi và có viền ở gấu (Hình5). Cả hai bộ y phục này đều có thể được mặc với một chiếc áo choàng dài có đường nét tương tự (gọi là Turumagi) trùm ra bên ngoài.
Bộ Hanbok truyền thống ngày nay vẫn mặc vốn là mẫu có từ triều đại Choson theo khuyng hướng Nho giáo (1392 - 1910). Yangban - tầng lớp quý tộc cha truyền con nối, nổi tiếng là uyên bác và có chức vị cao chứ không phải là giàu sang - đã mặc Hanbok làm bằng vải lụa trơn màu sáng hoặc in hoa, vào lúc thời tiết mát mẻ và mặc những loại vải thô, vải cao cấp, các chất liệu nhẹ vào mùa nóng. Ngược lại, những ngời dân thường lại bị luật pháp cũng như tài chính bó buộc nên chỉ dùng các loại vải bông hay sợi gai tẩy trắng và vì thế, chỉ có thể mặc màu trắng, đôi khi màu hồng, màu xanh nhạt, màu xám và màu chì. Phụ nữ trẻ trước khi cưới mặc váy màu đỏ (Chima) và áo vét màu vàng (Chogori). Sau khi cưới và sau khi nghỉ tuần trăng mật về thì mặc Chima đỏ và Chogori xanh lá cây để cúi chào trình diện cha mẹ chồng và để tỏ lòng tôn kính của mình. Tuy nhiên, ngày nay phụ nữ thường mặc bộ Hanbok màu hồng tại các lễ cầu hôn, mặc váy cới kiểu phương Tây và váy đỏ truyền thống cộng với áo vét xanh.
Trong những dịp khác người ta mặc Hanbok đủ các màu với các chất liệu.Phụ nữ thời Yangban thường mặc chiếc váy quấn rộng 12 p'' ok (khổ rộng của vải) gấp vạt áo sang bên trái. Người dân thường thì chỉ được mặc Chima với khổ rộng hơn 10 hoặc 11 p'' ok và phải gấp vạt áo sang bên phải. Phía trong Hanbok, phụ nữ thường mặc một cái quần buộc túm dài, áo lót một mảnh cao trên eo, váy một mảnh, và một áo giống như áo vét nhỏ hơn Chogori một chút. Hầu hết mọi người ngày nay cũng vẫn mặc như vậy. Độ rộng của Chima cho phép người ta mặc được nhiều quần áo bên trong, tiện lợi cho mùa đông và cả cho thời gian mang thai. Ngày nay người ta thường mặc những cái váy có độ rộng bằng hai lần rưỡi khổ vải; tuy nhiên, vải ngày nay thường có độ rộng gấp đôi khổ vải thời xa. Hầu hết các Chima hiện đại đều có những dải đeo qua vai để cho dễ mặc. Để có một dáng đẹp thì Chima phải được kéo chặt sao cho nó bó sát vào ngực tạo thành một mặt phẳng và đường khâu phải nằm ngay dưới xương bả vai. Phía bên trái của Chima cần được giữ chặt để khi đi lại không bị thõng xuống và hở ra những đồ mặc bên trong. Phụ nữ đứng tuổi thường kéo phía mép ngực trái lên cao để tránh bị trễ xuống khi vận động. Hầu hết các Chogori đều có một cái khoá dây hoặc một vài ruy băng nhỏ ở bên trong để giữ áo được chặt. Những chiếc ruy băng dài của áo vét được buộc chặt để tạo thành Ctkorum (nơ) - một kiểu nơ không giống hình con bớm của phương Tây. Cái Ctkorum rất quan trọng bởi vì nó là một trong ba thứ để ngời ta đánh giá vẻ đẹp và chất lượng của bộ Hanbok. Hai cái còn lại là đường cong của tay áo và sự khéo léo trong việc hoàn thịên bộ áo đó bằng một băng vải được khâu nối liền với cổ và vạt phía trước của chogori. Các góc của bộ áo này thường là vuông vức. Người ta thường lợc một chiếc cổ trắng có thể tháo rời (gọi là Tongjong) vào bộ áo. Vì Hanbok không có túi, nên cả nam lẫn nữ thường mang theo ví, hay còn gọi là Chumoni. Chumoni đợc chia thành hai loại: loại tròn và loại gấp nếp, hơi giống hình tam giác, cả hai đều có dây rút. Chúng thờng được trang điểm bằng những chiếc nút và những qủa tua cầu kỳ tuỳ theo địa vị và giới tính của ngời mặc bộ đồ. Mặc dù một số bộ phận và chi tiết phụ của Hanbok đã tồn tại từ thời xa, nhưng bộ trang phục hai mảnh ngày nay thì mới chỉ được bắt đầu từ thời Vương quốc thứ ba (năm 57 trớc Công nguyên - năm 668 sau Công nguyên), khi các Vương quốc Koguryo, Paekche và Shilla đô hộ bán đảo Triều Tiên. Đây chính là các chi tiết tả thực của những bức tranh treo trên tường các nhà mồ Koguryo từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 6. Các nhân vật nam, nữ trang trí trên tường thường mặc áo vét có tay dài hẹp, có vạt trái đè lên vạt phải, mặc quần và đi hài. Bộ quần áo kiểu đó chắc chắn là để đáp ứng nhu cầu cuộc sống ở vùng phương bắc có khí hậu khắc nghiệt, địa hình khó khăn và cuộc sống chủ yếu là trên lưng ngựa. Đồng thời do đặc điểm địa lý, có thể kiểu trang phục này đã chịu ảnh hưởng của phong cách Trung Quốc. Những người Paekche và Shilla cũng có những trang phục tương tự : áo choàng dài bằng lụa của quan lại được du nhập vào Triều Tiên từ thời Đường bên Trung Hoa. Sau đó đến năm 648, dới thời Shila, nó đợc cải biên để các quan chức và những người thuộc hoàng tộc mặc trùm ra ngoài trang phục dân tộc. Phụ nữ giàu sang thời đó mặc váy dài tới gót chân, quần dài và áo vét dài đến hông có tay rộng và đai ở eo. Đàn ông sang trọng thì mặc quần rộng, gấu hẹp và có viền, áo vét.
Trải qua nhiều triều đại, bộ đồ Chima và Chogori đã đợc biến cải khác nhiều. Dưới thời Koryo, năm 935, Chima đợc may ngắn đi, eo được kéo cao lên sát ngực và đợc buộc bằng một ruy băng rộng bản, dài. Kiểu áo này cho tới nay vẫn còn được coi là mốt. Bộ Chogori cũng được may ngắn di, cánh tay hơi lượn. Đồng thời phụ nữ cũng chải đầu khác đi. Họ tết tóc thành bím trên đỉnh đầu; đàn ông thì bắt đầu cạo đầu nhưng chỏm mào giữa đầu thì vẫn được giữ lại. Đến năm 1392, khi triều đại Choson lên thay Koryo và được trị vì bởi một vị tướng của triều đại Koryo có tên là Yi Song-gye, thì bộ quần áo dân tộc lại có một chút thay đổi. Các vị vua triều đại này rất chú trọng đến lễ nghi nên đã qui định chặt chẽ cách thức ăn mặc của hoàng gia, quý tộc và dân thờng trong các nghi lễ khác nhau, kể cả cưới xin và ma chay. ở thời này, đức tính chính trực, liêm chính của đàn ông và sự trong trắng của đàn bà là những giá trị xã hội đợc coi trọng hàng đầu và được thể hiện trong cách ăn mặc. Do đó, bộ Hanbok của đàn ông có thay đổi chút ít, nhưng bộ han-bok của phụ nữ thì thay đổi rất nhiều qua các thế kỷ. Cho đến thế kỷ 15, phụ nữ mới bắt đầu mặc Chogori dài và mặc chiếc váy dài gấp nếp để che dấu toàn bộ đường nét của cơ thể. Tuy nhiên, cùng với thời gian, chogori dần dần bị thu ngắn lại và bây giờ thì nó chỉ còn che được ngực, do đó độ rộng của Chima cũng cần phải thay đổi. Vì thế người ta may nó sát vào nách và giữ nguyên kiểu dáng đó cho đến ngày nay.
Hanbok được thiết kế phù hợp với lối sinh hoạt (kiểu phòng truyền thống Ondol_sưởi ấm từ dưới sàn) của người Hàn Quốc nhưng cũng là một biểu trưng cho văn hoá Hàn Quốc bơi Hàn Quốc là đất nước có nhiều truyền thống lâu đời, trang phục Hanbok từ lâu đã được xem như trang phục rất trang trọng làm nên nét duyên dáng và kín đáo của phụ nữ Hàn. Trong các dịp lễ tết, Hanbok vẫn luôn là trang phục mà các cô gái Hàn lựa chọn.
Hanbok là trang phục làm nên vẻ đẹp của con người Hàn. Trang phục có form dáng hình thang rộng về phía dưới, chiếc áo khoác một mảnh là xu thế rất phổ biến ở châu á, Hanbok có phong cách riêng biệt thể hiện bằng sự kết hợp của các đường thẳng và đường cong duyên dáng ngụ ý thể hiện sự tôn trọng thiên nhiên sâu sắc, che lấp được khuyết điểm của hình thể bởi các đường sọc thẳng, kết cầu tạo hình khiến người thấp mặc trở nên cao hơn. Chất liệu Hanbok cũng đa dạng: xưa người dân Hàn dệt vải bằng cây gai, cây đay, nuôi tằm dệt lụa và sử dụng chất liệu này, giới thượng lưu thì sử dụng các loại vải hảo hạng từ phương xa tới, ngoài ra còn có loại vải thêu, vẽ, lụa trơn màu sáng hoặc in hoa, lụa có giắt vàng. Hanbok được tạo nên với nhiều màu sắc qua nhiều thế kỷ, màu sắc được sử dụng có 5 màu cơ bản tư ợng trưng cho Ngũ hành (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ) của phương Đông: màu xanh, vàng, đỏ, trắng và đen, ngoài ra còn có các màu như màu cam, xanh nước biển, xám, ghi.... Vào thời xưa khả năng thêu thùa và may vá của một người phụ nữ thường được ngầm định dùng để đánh giá cống hiến và chăm lo cho gia đình, vì vậy phụ kiện đi kèm trang phục như ví Chumoni, tất, các loại mũ chùm đầu được trang trí khá nhiều hoạ tiết thêu và ngay cả trên các bộ trang phục Hanbok (Hình6,7).
Trang phục châu Âu thâm nhập vào Hàn Quốc từ thời kỳ chiến tranh TriềuTiên (1950-1953). Trong thời kỳ công nghiệp hoá mạnh mẽ n hững năm 1960-1970, người ta thấy Hàn Quốc không phù hợp với cách ăn mặc thoải mái nên trang phục này không thông dụng như trước. Nhưng gần đây, nhưng người yêu thích trang phục truyền thống Hanbok_Hàn Quốc đã vận động mặc lại trang phục này và đã tạo ra những kiểu cách mới để thuận tiện hơn khi mặc.
Trang phục dạo phố và tiêu chí trong sáng tác trang phục dạo phố xuân-hè:
_Trang phục dạo phố là trang phục được dùng trong những ngày nghỉ, vào những thời gian rảnh rỗi và phù hợp với mọi người trong nhiều hoàn cảnh sử dụng. Trang phục dạo phố thường được sử dụng rộng rãi, nhất là không gian ngoài trời như đi dạo chơi, tụ tập, đi picnic, hay đi shopping cùng với bạn bè, người thân.v..v.Chính vì thế, trang phục dạo phố phải đáp ứng được tính năng vận động nhiều lúc sử dụng trong không gian ngoài trời, phải tạo cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái nhưng vẫn trẻ trung, năng động và phù hợp với xu hướng mốt.
_Thiết kế trang phục dạo phố cần đáp ứng được những tiêu chí nhất định mang tính đặc thù riêng của lĩnh vực này. Mỗi lĩnh vực thời trang khác nhau thì đều mang những đặc điểm riêng để phù hợp với công năng và mục đích sử dụng. Thời trang dạo phố cùng thời trang công sở, thời trang dạ hội là loại hình trang phục ứng dụng và gắn bó mật thiết với những hoạt động xã hội của con người. Công năng của trang phục dạ hội chỉ thích hợp đi dự tiệc, đến những buổi dạ hội thường là những buổi tối, phải giao tiếp với nhiều người khác nhau với phong cách sang trong, kiêu sa, cầu kỳ, phải nhẹ nhàng thướt tha, gợi cảm với chất liệu thường là voan, lụa, organzi..v..v. Còn trang phục công sở có công năng sử dụng khi đi làm, mặc đến công sở, lịch sự, đơn giản, chất liệu có phong phú hơn như: vải boi, vải thô, song kiểu dáng không được tự do, phóng khoáng. Vì vậy, chúng ta có thể thấy công năng của thời trang dạo phố vượt hơn so với trang phục dạ hội và công sở.
Trang phục dạo phố luôn vận động không ngừng và hướng tới những đối tượng khách hàng khác nhau, do đó yêu cầu đặt ra trước tiên là sự đa dạng về phong cách, kiểu dáng để có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều cá nhân khác nhau trong xã hội. Một tiêu chí nữa là các kiểu dáng được đưa vào thiết kế trang phục dạo phố phải mới lạ, có nét độc đáo riêng, trẻ trung, năng động thì mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Chúng ta đang sống trong một xã hội năng động, nhịp sống hối hả với nhiều hoạt động phong phú và đa dạng mỗi ngày, vì vậy những bộ trang phục đem lại sự thoải mái, tự tin, thuận tiện trong công việc và sinh hoạt hàng ngày là điều mà mọi người mong muốn. Vậy tiêu chí cần quan tâm tiếp theo khi thiết kế trang phục dạo phố đó là chất liệu. Chất liệu đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sự thoải mái hay không thoải mái cho người sử dụng. Mỗi vùng khác nhau lại có khí hậu khác nhau, do đó các mẫu thiết kế phải sử dụng chất liệu, màu sắc phù hợp với đặc điểm thời tiết, khí hậu của Việt Nam, đặc biệt là mùa hè với thời tiết nóng nực thì các chất liệu sử dụng cần thoả mãn một số yêu cầu nhất đình như thông thoáng, nhẹ, mềm mại, màu sắc tươi sáng mà không quá đậm qua chói gây phản cảm đối với người xung quanh, nên tránh những chất liệu gây nóng và khó chịu như vải pha nylon, vải dày, thô cứng.
Trên đây là những tiêu chí cơ bản nhất cần có trong các mẫu thiết kế trang phục dạo phố xuân hè, từ đó em sẽ có cách kết hợp giữa đặc điểm nghiên cứu trang phục truyền thống Hanbok_Hàn Quốc với những tiêu chí này để bộ sưu tập của mình phù hợp với đề tài.
Trang phục truyền thống với thời trang dạo phố:
Những thiết kế hiện đại lấy ý tưởng từ trang phục truyền thống nói chung và những thiết kế lấy ý tưởng từ trang phục truyền thống Hanbok_Hàn Quốc nói riêng.
Trào lưu trang phục phương Tây trong những năm gần đây ít nhiều bị ảnh hưởng bởi phong cách phương Đông.Sàn diễn thời trang xuân hè 2008 xuất hiện khá nhiều những bộ trang phục lấy ý tưởng từ trang phục truyền thống Nhật Bản, Nga, đó là những cái nôi văn hóa lâu đời của thế giới (Hình8)
Những nhà thiết kế phương Tây cũng tìm đến Hàn Quốc, một quốc gia có nền văn hóa lâu đời. Nhà thiết kế trẻ người Pháp Christophe Guillarme,28 tuổi nổi tiếng với sự pha trộn phong cách nhiều nền văn hoá để tạo ra nhiều thiết kế sống động. Tại buổi trình diễn thời trang đầu tiên tại Hàn Quốc, nhà thiết kế 28 tuổi này đã cho ra mắt bộ sưu tập với màu sắc phong phú và chất liệu vải ngoại nhập với ý tưởng cho mùa thời trang là: phong cách sành điệu và gợi cảm.Đó chính là Hanbok, trang phục truyền thống của Hàn Quốc. Dường như Hanbok đã trở thành mối quan tâm tiếp theo của nhà tạo mẫu này.
Guillarme tâm sự về lần đầu tiên nhìn thấy Hanbok khi mới 15 tuổi “Hanbok để lại cho tôi hình ảnh không thể nào quên vì sự tương phản ấn tượng giữa váy rộng và áo lửng (áo bôlêrô giống áo khoác). Tôi nhìn thấy những bộ váy truyền cảm hứng từ Hanbok ở Busan năm nay.” “Tôi thấy Hanbok lần đầu tiên tại buổi trình diễn thời trang của Lee Young-hee tại Paris và thấy rất thích. Tôi thích thiết kế váy dạ hội sử dụng mô típ giống Hanbok.” Guillarme có khách hàng trên toàn thế giới, trong đó có Dubai, Kuwait, Nhật Bản, Philippin, ả Rập và Anh. Nhưng đặc biệt, chàng thiết kế trẻ tuổi đồng thời cũng là nhà kinh doanh này coi thị trường Châu á là thị trường rất hấp dẫn. Anh tin tưởng rằng giờ đây Châu á là điểm đến của các nhà thiết kế triển vọng.Guillarme muốn vào thị trường Hàn Quốc và cho biết anh sẵn sàng tạo đưa ra những thay đổi thiết kế thích hợp để đáp ứng khiếu thẩm mỹ người dân nước sở tại.
Xuân hè 2008, Fredriksson đưa ra bộ sưu tập lấy ý tưởng từ trang phục truyền thống Hanbok_Hàn Quốc trên nền tông màu trắng kem với nhiều chất liệu như vải lụa, thô, cotton. Phom dáng xoè rộng từ ngực dần xuống và tập trung trang trí cách điệu phần cổ, phần ngực. Bộ sưu tập mang phong cách hiện đại, tính ứng dụng rất cao (Hình9).
Bae Young Jin và Lee Young Hee là hai nhà thiết kế thời trang nổi tiếng nhất Hàn Quốc và trên thế giới với ý tưởng từ chính những trang phục truyền thống của quê hương mình sáng tạo ra những mẫu mã quần áo hiện đại, duyên dáng, sang trọng ứng dụng vào đời sống hàng ngày (Hình10). Mẫu thời trang của nhà tạo mẫu Lee Young Hee luôn có kiểu dáng gọn gàng, hiện đại hơn nhưng không hề đơn giản mà được cách điệu cầu kỳ, tỉ mỉ trong từng chi tiết nhỏ thể hiện văn hoá truyền thống phong phú của Hàn Quốc qua ý tưởng bộ Hanbok. Bae Young Jin thì thiết kế những chiếc váy xoè bằng vải thô, đặc biệt kiểu dáng thanh mảnh và sự duyên dáng nằm ở chỗ các hoa văn truyền thống trên nền vải mềm mại gợi nên nét quyến rũ nhất cho người mặc.
Có thể thấy rằng bằng phong cách, quan điểm thẩm mỹ và các hình thái khác nhau nhưng tất cả đều cùng chung một mục đích là tìm tòi sự mới lạ trong vẻ đẹp của trang phục xưa để đưa nó vào cuộc sống hiện đại, vì một phần qua trang phục, con người dễ giao lưu, hiểu nhau hơn.
- Nghiên cứu xu hướng mốt
Xu hướng mốt thế giới xuân hè 2006
Kiểu dáng: Xu hướng 2006 thiên về kiểu dáng váy ngắn, dáng váy chữ A xoè rộng trên đầu gối, có thể đến ngang gối hoặc xuống quá gối. Các đường cắt coup ở ngực và chân ngực được thiết kế tạo cảm giác thoáng mát, trẻ trung. Điểm nhấn ở chân ngực là những chiếc đai hoặc kết nơ cùng hoặc khác chất liệu. Ngoài ra các nhà thiết kế còn tạo những khoảng hở cổ và bờ vai nhằm nhấn mạnh bờ vai thon, nhỏ, quyến rũ cho phái nữ. Năm 2006 không chỉ có đầm ngắn mà còn nổi bật bởi một số đầm dài quá gót chân và những chiếc áo ngắn nhưng chưa sinh động, kiểu dáng và sự sáng tạo chưa được phong phú, chau chuốt nhiều.
Màu sắc: Ngoài những gam màu trang nhã được sử dụng như: màu trắng, kem, ghi, xám, tim nhạt.v..v.. còn nổi bật lên bởi một số màu sắc trẻ trung, tươi sáng như: màu vàng, hồng và một số loại vải hoa với những hoạ tiết in sặc sỡ tạo sự sinh động cho trang phục. Nhưng sắc màu chủ đạo và xuyên suốt xu hướng mốt 2006 vẫn là những sắc màu trang nhã.
Chất liệu: Chất liệu lụa, chiffon vẫn là chất liệu được sử dụng chủ đạo của năm 2006 tạo ra sự mềm mại, ngoài ra còn có các chất liệu khác như: thô, tơ lụa cũng được sử dụng nhưng không nhiều. Chất liệu còn rất hạn chế, chưa đạt tới sự tinh tế trong việc sáng tạo, sử dụng, kết hợp chất liệu (Hình11).
Xu hướng mốt xuân hè 2009
Kiểu dáng: Xu hướng năm 2009 là sự kết hợp cả đầm ngắn và đầm dài. Dáng váy không chỉ đơn giản hình chữ A, dáng váy năm 2009 còn có dáng váy xoè rộng, ôm thân, cắt xẻ đơn giản nhưng hiện đại, mà không kém phần tinh tế tạo nên những bộ trang phục phong phú, thu hút, bắt mắt. Phần trên của thân váy vẫn là đường cắt coup ở ngực và chân ngực nhưng được sử lý kỹ hơn như xếp pli, cuốn hoa. Khoảng hở ở cổ và bờ vai không còn quá lớn, mà kết hợp thêm quai bản nhỏ ớ cổ, vai..v..v.. Điểm nhấn cho bộ trang phục không chỉ ở phần ngực mà còn ở chân váy in các họa tiết, áo khoác ngoài mềm mại.
Màu sắc: Năm 2009 là sự kết hợp rất hài hoà và phong phú với nhưng tông màu như: màu trắng, đen, xanh lam, đỏ, vàng...tạo ra xu hướng 2009 phong phú, sinh động hơn 2006, khắc phục hạn chế xu hướng năm 2006 bởi tông màu vàng, đỏ, hồng, xanh hết sức trẻ trung.
Chất liệu: chất liệu sử dụng trong năm 2009 hết sức đa dang, sử dụng những chất liệu mềm mại, sang trọng như: tơ, lụa, chiffon, voan, ren, lông..v..v.; hoạ tiết hoa, hình ảnh thiên nhiên được in nhiều trên một số chất liệu vải tạo sự độc đáo, riêng biệt cho mỗi bộ trang phục(Hình12)
Dự đoán xu hướng mốt năm 2010
Kiểu dáng: Xu hướng mốt năm 2010 vẫn tiếp tục xu hướng mốt của năm trước, không thay đổi nhiều, nhưng có sự phá cách với váy xoè nhưng ngắn hơn, nhiều tầng, hoặc váy xoè ngắn có thể đi kèm quần soóc ngắn, hoặc quần bó.
Màu sắc: Vẫn sử dụng gam màu của năm 2009, năm 2010 vẫn sẽ sử dụng tông màu sặc sỡ nhưng có thể thêm một số màu mới như: màu đỏ, vàng, cam, xanh lá, xanh yamaha, tím..v..v.. đầy sức trẻ và nổi bật.
Chất liệu: Chất liệu được sử dụng vẫn hết sức đa dạng, phong phú, kết hợp bên cạnh nhưng chất liệu mềm mại như tơ, lụa, chiffon, voan là chất liệu nhung, lông, da, giả da tạo sự hiện đại, khoẻ khoắn, năng động. Ngoài ra còn có nhiều chất liệu được sáng tạo mới, hay được in hoạ tiết tạo nên những bộ trang phục rực rỡ sắc màu.
Từ truyền thống trang phục với việc cập nhập xu hướng mốt hiện đại sẽ tạo ra những kiểu cách mới đáp ứng nhu cầu thị trường.
III.2 Các giải pháp thiết kế
- Hình kết cấu và biểu tượng của bộ sưu tập :
Kết cấu trang phục là việc xây dựng những dạng thức cơ bản về hình, về tỷ lệ, đặc thù cấu trúc làm sao phù hợp, tối giản nhất cho công việc thiết kế, nhằm thống nhất một hình thức hợp lý của sơri mẫu. Kết cấu biểu tượng của đề tài trong bộ sưu tập được dựa trên cơ sở nghiên cứu xu hướng mốt mới nhất 2009-2010, về cơ sở lý luận và thực tiễn (Hình13).
Biểu tượng bộ sưu tập là một hệ thống những giấu hiệu đã được đơn giản hoá, tiêu chuẩn hóa để hợp thành hình ảnh mang dấu hiệu khái quát cao và đặc trưng riêng, nhất quán ý tưởng và hình thức sáng tạo.
Đặc trưng về kiểu dáng, kết cấu, màu sắc trong trang phục truyền thống Hanbok_Hàn Quốc cùng việc nghiên cứu xu hướng màu và là đặc điểm quan trọng được cô đọng để đưa vào phương án xây dựng biểu tượng. Dựa trên những kết cấu cơ bản nhất trên trang phục truyền thống dành cho phái nữ Hàn Quốc là chiếc áo khoác lửng, ngắn ngang ngực với chiếc cổ chữ V kín và phần váy bồng xoè rộng dần xuống tới gót chân.
Biểu tượng của bộ sưu tập dựa trên một phần tỉ lệ kết cấu xu hướng mốt. Phương án biểu tượng có dáng hình thang, bố cục cân đối, hoàn chỉnh tạo độ vững chắc.Tỉ lệ từ cổ áo đến đai lưng chiếm khoảng gần 1/3 tổng thể hình. Phần trọng tâm của biểu tượng được đặt phía trên với điểm nhấn chính tại vị trí eo lên đến ngực, là vị trí thường được trang trí trong trang phục truyền thống Hanbok.
Phương án màu được sử dụng gần với màu của xu hướng mốt và màu đặc trưng chắt lọc trong trang phục truyền thống Hanbok_Hàn Quốc để tạo hiệu quả tốt nhất cho biểu tượng cũng như việc sáng tác trang phục (Hình14).
Phương án màu:Trong mùa xuân hè năm nay gam màu chủ đạo trong bộ sưu tập của em là những gam màu nóng, tươi sáng phù hợp với các bạn trẻ năng động thích thể hiện cá tính như màu: màu hồng, màu cam nhạt, màu vàng, màu trắng..v..v..(Hình15).
- Phác thảo mẫu:
Các mẫu ở phương án thiết kế liên quan về kết cấu, kiểu dáng, màu sắc và chất liệu giữa các trang phục trong bộ sưu tập. Phương án thiết kế phù hợp xu hướng mốt thế giới, đồng thời mang được cá tính riêng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21354.doc