Chuyên đề Sở hũu chung hợp nhất trong quan hệ hôn nhân theo quy định của luật hôn nhân gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thực hiện

Hiến pháp 1992 ra đời, thừa nhận 3 thành phần sở hũu và xác lập 5 thành phần kinh tế đã có tác dụng thúc đẩy sự phát triển đất nước. Sự bất hợp lý của chế định tài sản chung vợ chồng trong luật HNGĐ 1986 bộc lộ nhiều bất cập và hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của chủ sở hữu trong quan hệ hôn nhân, dẫn đến hạn chế tính năng động trong hoạt động kinh tế, mặt khác, không tạo được một hành lang pháp lý an toàn để bảo vệ tài sản riêng xuất hiện sau thời điểm đăng ký kết hôn.

Quy định của nhà lập pháp tại khoản 2 điều 27 luật HNGĐ năm 2000 theo quy tắc hệ thống, không thể đi ngược lại với quy định của bộ luật dân sự, đã tạo một sự bảo vệ pháp lý đối với tài sản riêng của công dân mua trong thời kỳ hôn nhân.

Với 3 quy phạm được quy định tại 3 khoản của điều 27 luật hôn nhân gia đình năm 2000, luận điểm “ có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng “ đã thật sự cáo chung.

Tài sản chung của vợ chồng đã được nhà lập pháp chia ra 2 đường lối xử lý rõ rệt:

- Với tài sản có giá trị lớn, có giấy chứng nhận rõ ràng: loại tài sản này được khoản 1 và khoản 2 điều 27 luật HNGĐ 2000 đồng thời tác động. Có thể xác định rằng, khoản 1 và khoản 2 điều 27 luật HNGĐ có mối quan hệ biện chứng trong một chỉnh thể thống nhất, không thể tách rời.

- Khoản 3 điều 27 luật HNGĐ 2000 là trường hợp khác của sở hữu chung hợp nhất trong quan hệ hôn nhân: sự mô hình hóa điều luật đã chứng minh một cách rõ ràng phạm vi điều chỉnh của khoản 3 điều 27 luật HNGĐ 2000. Loại tài sản không có giấy chứng nhận và không có chứng cứ thông thường giá trị không lớn, việc truy tìm nguồn gốc không đơn giản, không gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích hợp pháp của người khác nhiều nếp phải chia nhầm nên vì lợi ích chung của xã hội, thể hiện tính nhân đạo của luật pháp, nhà lập pháp đã chia đôi tất cả tài sản dạng này.

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1919 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Sở hũu chung hợp nhất trong quan hệ hôn nhân theo quy định của luật hôn nhân gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thực hiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong trường hợp dùng tiền riêng để mua tài sản, việc chủ tài sản đứng tên một mình cũng là việc hết sức bình thường, đây là quy tắc xử sự hiển nhiên trong đời sống xã hội. Trên nền tảng nghiên cứu thực tiễn, nhà lập pháp đã bổ sung khoản 2 điều 27 luật HNGĐ với ý nghĩa như trên, điều này không áp dụng đối với loại QSD đất do nhà nước cấp, giao, cho thuê theo quy định tại điều 24, 25 nghị định 70/2001 CP ( trường hợp này, chủ sở hữu chính là nhà nước, và nhà nước đã thể hiện (*ý chí*) quyền định đoạt tài sản của mình tại điều 24, 25 NĐ 70/2001CP: cho chung cả hai vợ chồng nếu cấp, giao, cho thuê sau khi kết hôn ) Loại tài sản được quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 27 luật HNGĐ 2000 đồng thời điều chỉnh mang đặc điểm sau : Tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất trong quan hệ hôn nhân và có giấy chứng nhận QSH thì phải thoả đồng thời 3 điều kiện về thời điểm phát sinh, nội dung và hình thức như sau: Thời điểm : phát sinh sau khi đăng ký kết hôn Nội dung : nguồn tạo lập thuộc ít nhất một trong sáu nguồn quy định tại khoản 1 điều 27 luật HNGĐ 2000 Hình thức : giấy chứng nhận QSH ghi tên cả vợ và chồng Ghi chú : ở từ “ phát sinh” được sử dụng thay thế từ “ tạo lập” vì “ tạo lập trong thời kỳ hôn nhân” có ý nghĩa chính xác là : dùng tích lũy lao động kể từ thời điểm đăng ký kết hôn trở về sau” để mua ( đã được hướng dẫn tại khoản 3 NQ 01/1988 của HĐTP TAND tối cao ) – Để thoả ý nghĩa “ tạo lập trong thời kỳ hôn nhân”, nguồn sử dụng mua tài sản phải thuộc một trong sáu nguồn quy định tại khoản 1 điều 27 luật HNGĐ 2000, vấn đề được nêu rõ tại phần nội dung. Phải hiểu một cách đúng đắn rằng: mua tài sản chỉ là công đoạn cuối cùng của quá trình tạo lập, đó là thời điểm kết thúc quá trình tạo lập. VD : xét khái niệm hình vuông như sau để thấy rõ 3 điều kiện đồng thời thỏa mãn: Hình vuông là : - một tứ giác ( 1 ) - có hai cạnh liền kề bằng nhau ( 2 ) - có ít nhất một góc vuông ( 3 ) thiếu 1 trong 3 điều kiện trên , chúng ta không có hình vuông Như vậy: Khi nói đến tài sản chung của vợ chồng có giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu, phải đồng thời thỏa mãn cả 3 điều kiện về thời điểm tạo lập, nội dung và hình thức. Khoản 1 và khoản 2 điều 27 luật HNGĐ 2000 là cặp quy phạm pháp luật có mối quan hệ biện chứng và không thể tách rời, thể hiện đường lối xử lý của nhà lập pháp đối với loại tài sản có nguồn gốc và giấy chứng nhận QSH Khoản 3 điều 27 luật HN&GĐ năm 2000 - Đây chính là “trường hợp khác” của tài sản chung của vợ chồng 3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung Phạm vi điều chỉnh của khoản 3 điều 27 luật HNGĐ 2000: Để xác định phạm vi điều chỉnh của khoản 3 điều 27, cần xem xét từng từ ngừ mà nhà lập pháp đã sử dụng: Tài sản: Được định nghĩa tại bộ luật dân sự 1995 cũng như bộ luật dân sự 2005 bao gồm : vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Chứng cứ: Là những “tư liệu khách quan, phản ánh trung thực bản chất sự việc, diễn tiến sự việc” Tài sản không có chứng cứ: Bao gồm: “vật, tiền, giấy tờ có giá” không có “tư liệu khách quan, phản ánh trung thực bản chất quyền sở hữu” Những tài sản không có chứng cứ về quyền sở hữu trước hết phải là những tài sản không có giấy chứng nhận QSH, thông thường đó là những “ vật” giá trị không lớn, có thể kể ra như : tivi, tủ lạnh, giường, bàn ghế…..nói chung là những dạng trang thiết bị trong nhà. Không thể cho rằng tài sản đã có giấy chứng nhận ( dù chỉ ghi tên một người ) là loại tài sản không có chứng cứ. Có thể thấy như sau:  TÀI SẢN CẦN XEM XÉT : • Trường hợp có giấy chứng nhận, xảy ra các tình huống: a- Ghi tên vợ và chồng b- Ghi tên vợ hoặc chồng • Trường hợp không có giấy chứng nhận, sẽ có các tình huống: a- Có chứng cứ b- Không có chứng cứ Như vậy, không có chứng cứ chỉ xảy ra đối với những trường hợp tài sản không có giấy chứng nhận QSH. “Không có chứng cứ chứng minh là tài sản riêng của mỗi bên” chỉ có nghĩa đơn giản là : “không có gì cho thấy rằng đó là tài sản riêng” Khoản 3 điều 27 luật HNGĐ 2000b chỉ điều chỉnh những tài sản không có chứng cứ thể hiện đó là tài sản riêng của mỗi bên, điều kiện tiên quyết của “không có chứng cứ” phải thỏa mãn điều kiện “ không có giấy chứng nhận” vì giấy chứng nhận hiển nhiên là một chứng cứ có giá trị pháp lý hữu hiệu. Do thói quen suy nghĩ về tài sản chỉ có nhà, đất và xe cộ nên đã dẫn đến sai lầm trong tư duy khi nghiên cứu khoản 3 điều 27 luật HNGĐ 2000 Ý nghĩa : khoản 3 điều 27 luật HNGĐ 2000 - Thể hiện tính nhân đạo của luật pháp : dù những tài sản đó có thật sự do tiền riêng của một bên mua, nhưng khi ly hôn, cũng không nên toan tính những thứ quá lặt vặt làm cạn tình, những thứ không đáng kể thì cho nhau cũng được, dù sao cũng nên giữ một điều gì đó tốt đẹp khi chia tay nhau. - Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan Toà án khi tiến hành xem xét giải quyết, vì việc truy cứu nguồn gốc của những tài sản không có giấy chứng nhận QSH một cách đúng đắn mất rất nhiều thời gian mà thường là kết quả không cao, hiệu quả xã hội kém, do đó, nhà lập pháp đã đưa ra một giải pháp hợp lý là những tài sản có giá trị không đáng kể ( thường không có chứng cứ rõ ràng) thì chia đôi, Khoản 3 điều 27 luật HNGĐ 2000 chính là trường hợp khác của sở hũu chung hợp nhất trong quan hệ hôn nhân Khoản 3 điều 27 luật HNGĐ 2000 thể hiện đường lối xử lý của nhà lập pháp đối với loại tài sản không có giấy chứng nhận QSH không có chứng cứ nguồn gốc, thông thường, đây chỉ là những tài sản có giá trị nhỏ Qua nghiên cứu ý nghĩa các quy phạm pháp luật về chế định sở hũu chung hợp nhất trong quan hệ hôn nhân, có thể xây dựng mô hình TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG THEO QUY ĐỊNH LUẬT HNGĐ 2000 & PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA KHOẢN 3 ĐIỀU 27 LUẬT HNGĐ 2000 ĐIỀU KIỆN – HOÀN CẢNH TẠO RA SỰ XUẤT HIỆN TƯ TƯỞNG TÀI SẢN CÓ ĐƯỢC TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN LÀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG & SỰ SAI LẦM CỦA TƯ TỬỞNG NÀY SO VỚI QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT Trên cơ sở những nguyên lý cơ bản đã nêu, có thể thấy phát biểu : “Có được sau khi kết hôn là tài sản chung” , sẽ gặp sai phạm sau : 01- Vi phạm quy tắc nguyên văn của điều luật: đây là điều không được điều 27 luật HNGĐ 2000 ghi nhận 02- Nếu giải thích từ có được với nghĩa : phát sinh sau thời điểm đăng ký kết hôn, so sánh với các điều kiện đồng thời thoả mãn của sở hũu chung hợp nhất trong quan hệ hôn nhân, chúng ta nhận ra cách giải thích này chỉ mới thoả dấu hiệu về thời điểm, còn thiếu 02 dấu hiệu về nội dung (nguồn ) và hình thức 03- Nếu giải thích từ có được với nghĩa “ phát sinh bất chấp điều kiện sau khi kết hôn”, chúng ta sẽ có “ tài sản chung của vợ chồng” là một tập hợp nguồn vô hạn, không xác định, điều này mâu thuẫn với khoản 1 điều 27, quy định sở hũu chung hợp nhất trong quan hệ hôn nhân chỉ gồm 06 nguồn xác định Cũng như đoạn từ “ quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được” sử dụng tại phần cuối khoản 1 điều 27, để hiểu rõ, cần nghiên cứu các quy phạm pháp luật hướng dẫn liên quan là điều 24, 25 cũng như điều 26 Nghị định 70-2001 CP ” Hoàn cảnh xuất hiện tư tưởng “ có được sau khi kết hôn là tài sản chung” Hiến pháp 1980 không thừa nhận sở hũu tư nhân nên các quy định của luật dân sự, luật HNGĐ 1986, luật đất đai…. đều không đề cập hình thức của quyền này. Do đó, nhìn lại điều 14 luật HNGĐ 1986 chỉ nêu nội dung sở hũu chung hợp nhất trong quan hệ hôn nhân như sau Điều 14 Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được cho chung Có thể thấy rằng: Đây là một quy phạm pháp luật chỉ quy định về nội dung của điều luật, trong đó, sở hũu chung hợp nhất bao gồm các nguồn sau: - Tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra - Thu nhập về nghề nghiệp - Thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng - Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được cho chung So sánh với điều 27 luật HNGĐ 2000, có thể thấy - Lượng nguồn thuộc sở hũu chung hợp nhất trong quan hệ hôn nhân được quy định tại luật HNGĐ 1986 ( 04 nguồn) ít hơn lượng nguồn quy định tại luật HNGĐ 2000 ( 06 nguồn ) - Điều 14 luật HNGĐ 1986 chỉ tương ứng với một phần khoản 1 điều 27 luật HNGĐ 2000, có nghĩa là điều 14 luật HNGĐ 1986 chỉ quy định nội dung, không có phần hình thức và “ trường hợp khác” như điều 27 luật HNGĐ 2000 - Khoản: “ thu nhâp hợp pháp khác” của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chưa được giải thích rõ như trường hợp hướng dẫn tại điểm 3a NQ 02-2000 của HĐTP TAND tối cao, sự khiếm khuyết này tạo cơ sở cho việc giải thích và áp dụng luật tuỳ tiện trong thực tiễn Khoản 2 điều 27 luật HNGĐ là một sự bổ sung sáng suốt của nhà lập pháp trên cơ sở nghiên cứu những quy tắc ứng xử thông thường trong đời sống xã hội mà mọi người đều biết và có nghĩa vụ tuân thủ với nền tảng sự thừa nhận sở hữu tư nhân của hiến pháp 1992 Trong thực tế, việc xác định nguồn của một tài sản thường không đơn giản, đặc biệt đối với những tài sản có giá trị lớn đòi hỏi quá trình tích lũy lâu dài. Với sự thiếu quy định về hình thức do điều kiện khống chế của Hiến pháp 1980 không thừa nhận sở hữu tư nhân, điều đó đã gây không ít trở ngại cho những người áp dụng pháp luật để giải quyết các trường hợp tranh chấp tài sản trong hôn nhân, và hậu quả tất yếu là người áp dụng pháp luật đã phải mặc nhiên giả định rằng : tài sản xuất hiện, phát sinh sau thời điểm đăng ký kết hôn là tài sản chung. Giả định trên đã biến tài sản chung của vợ chồng do luật định là một lượng nguồn hũu hạn gồm 04 nguồn đã trở thành có lượng nguồn vô hạn.  Luận điểm trên xét về logic, ngoại diên hoàn toàn không phù hợp với nội hàm của khái niệm tài sản chung được luật quy định, nhưng không đủ cơ sở phản biện và cũng không có giải pháp nào hợp lý hơn trong hoàn cảnh đó nên cách áp dụng trên đã mặc nhiên được thừa nhận rộng rãi và trở thành một tư duy quen thuộc trong đồi sống xã hội. Lợi dụng kẻ hở này của luật pháp, trong thời kỳ này cũng xuất hiện những kịch bản ly hôn để chiếm tài sản, tuy không được các tư liệu chính thống ghi nhận nhưng cũng được dư luận nói đến hiện tượng này ở nơi đó, nơi đây trong đời sống xã hội. Điều luật khi áp dụng trong thực tiễn với tư tưởng trên cũng đã tạo ra sự bất hợp lý ngày càng lớn khi kinh tế đất nước phát triển, giá trị nhà đất ngày càng tăng cao,  Ghi chú:  Vấn đề đưa ra những giả định ( hợp lý và có thể chấp nhận ) đã được áp dụng trong giải quyết các bài toán kỹ thuật, có những trường hợp phải chấp nhận những giả thiết có thề không sát thực tế ( nhưng không thể cho kết quả với sai số quá lớn ), để nhà khoa học giải quyết được mục tiêu đặt ra. VD: Chúng ta biết rằng : hỗn hợp bê tông gồm cát, đá và xi măng. Khảo sát một mặt cắt ngang của dầm bê tông: có thể thấy rằng tại mỗi vị trí đều có cấu tạo khác nhau: chỗ thì đá lớn, chỗ thì đá nhỏ, có vị trí chỉ có cát và có vị trí có xi măng. Do đó, khả năng chịu nội lực trong cấu kiện tại mỗi vị trí đều khác nhau.  Nhưng để xác lập được công thức tính diện tích cốt thép trong bê tông, người ta phải giả định rằng : bê tông là vật liệu đồng nhất và đẳng hướng , và từ giả thiết đó, nhà nghiên cứu mới xác lập được công thức tính diện tích cốt thép như sau : Fa = M/(Ra x b x ho) Hiến pháp 1992 ra đời, thừa nhận 3 thành phần sở hũu và xác lập 5 thành phần kinh tế đã có tác dụng thúc đẩy sự phát triển đất nước. Sự bất hợp lý của chế định tài sản chung vợ chồng trong luật HNGĐ 1986 bộc lộ nhiều bất cập và hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của chủ sở hữu trong quan hệ hôn nhân, dẫn đến hạn chế tính năng động trong hoạt động kinh tế, mặt khác, không tạo được một hành lang pháp lý an toàn để bảo vệ tài sản riêng xuất hiện sau thời điểm đăng ký kết hôn.  Quy định của nhà lập pháp tại khoản 2 điều 27 luật HNGĐ năm 2000 theo quy tắc hệ thống, không thể đi ngược lại với quy định của bộ luật dân sự, đã tạo một sự bảo vệ pháp lý đối với tài sản riêng của công dân mua trong thời kỳ hôn nhân.  Với 3 quy phạm được quy định tại 3 khoản của điều 27 luật hôn nhân gia đình năm 2000, luận điểm “ có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng “ đã thật sự cáo chung.  Tài sản chung của vợ chồng đã được nhà lập pháp chia ra 2 đường lối xử lý rõ rệt: - Với tài sản có giá trị lớn, có giấy chứng nhận rõ ràng: loại tài sản này được khoản 1 và khoản 2 điều 27 luật HNGĐ 2000 đồng thời tác động. Có thể xác định rằng, khoản 1 và khoản 2 điều 27 luật HNGĐ có mối quan hệ biện chứng trong một chỉnh thể thống nhất, không thể tách rời. - Khoản 3 điều 27 luật HNGĐ 2000 là trường hợp khác của sở hữu chung hợp nhất trong quan hệ hôn nhân: sự mô hình hóa điều luật đã chứng minh một cách rõ ràng phạm vi điều chỉnh của khoản 3 điều 27 luật HNGĐ 2000. Loại tài sản không có giấy chứng nhận và không có chứng cứ thông thường giá trị không lớn, việc truy tìm nguồn gốc không đơn giản, không gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích hợp pháp của người khác nhiều nếp phải chia nhầm nên vì lợi ích chung của xã hội, thể hiện tính nhân đạo của luật pháp, nhà lập pháp đã chia đôi tất cả tài sản dạng này. Như vậy, với quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 27 trong mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, chúng ta có dạng tài sản chung của vợ chồng hoàn chỉnh là một dạng đồng thời thỏa mãn 3 điều kiện về thời điểm tạo lập, nội dung và hình thức như sau: - Thời điểm : phát sinh sau khi đăng ký kết hôn - Nội dung : có nguồn tạo lập thuộc ít nhất một trong sáu nguồn quy định tại khoản 1 điều 27 luật HNGĐ 2000 - Hình thức : giấy chứng nhận QSH ghi tên cả vợ và chồng Thiếu một trong 3 yếu tố trên, không thể có sở hữu chung hợp nhất trong quan hệ hôn nhân và khoản 3 chính là “trường hợp khác: của tài sản chung vợ chồng. II - VỊ TRÍ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG VỚI TOÀN BỘ TÀI SẢN TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN Để có nhận định tổng quát về vấn đề này, cần nghiên cứu chế định tài sản riêng của vợ hoặc chồng được quy định tại điều 32 luật HNGĐ, và sự tham gia của luật dân sự khi xác định rõ nguồn tạo lập tài sản không thuộc khoản 1 điều 27 luật HNGĐ được quy định tại điều 5 luật HNGĐ 2000. Khoản 1 điều 32 xác định nội dung nguồn tài sản thuộc sở hũu riêng trong quan hệ hôn nhân, điều 32 không xác định phần hình thức, điều này cũng có lý do: QSD đất do nhà nước cấp, giao, cho thuê sau khi kết hôn hiển nhiên thuộc sở hũu chung hợp nhất dù giấy chứng nhận chỉ ghi tên một người. Để tránh sự mâu thuẫn này, nhà lập pháp đã không ghi nhận phần hình thức Điều 5 luật HNGĐ 2000 quy định : Áp dụng quy định của bộ luật dân sự Các quy định của luật dân sự liên quan đến quan hệ hôn nhân gia đình được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân gia đình trong trường hợp pháp luật về hôn nhân gia đình không có quy định Chế định hôn nhân gia đình vốn là một bộ phận của ngành luật dân sự, được tách ra thành một ngành luật riêng vì có đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh mang tính đặc thù, tuy nhiên, về nguyên lý, vẫn tuân thủ những quy tắc chung của luật dân sự. Dù không có sự bổ sung của điều 5 luật HNGĐ 2000, người áp dụng pháp luật vẫn có thể viện dẫn những quy phạm pháp luật dân sự liên quan khi thiếu quy phạm pháp luật trong HNGĐ Ý nghĩa của điều 5 đối với chế định tài sản chung của vợ chồng: Như đã nêu, sau khi kết hôn, tổng quát, có rất nhiều tài sản phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng nhà lập pháp Việt Nam quy định chỉ những tài sản có ít nhất một trong 06 nguồn thuộc khoản 1 điều 27 luật HNGĐ 2000 là thuộc sở hũu chung hợp nhất. Như vậy, ngoại trừ những nguồn xác định rõ thuộc nội dung tại khoản 1 điều 32, tất cả các tài sản có nguồn tạo lập khác với nguồn quy định tại khoản 1 điều 27 đều chịu sự điều chỉnh của luật dân sự, có nghĩa là : trong trường hợp này, không tồn tại hình thức sở hũu chung hợp nhất. VD : Sau khi kết hôn 01 tháng, gia đình vợ cho vợ 70 luợng vàng SJC, chồng tích lũy trước khi kết hôn được 30 luợng SJC, hai bên góp vào mua căn nhà 100 luợng SJC.  Xét về nguồn tạo lập: - tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động SXKD : dùng tích lũy lao động trong thời kỳ hôn nhân : không có - thu nhập khác trong thời kỳ hôn nhân ( hướng dẫn tại điểm 3a NQ 02-2000 của HĐTP TAND tối cao, các điều khoản áp dụng theo quy định của luật dân sự 1995): đào cổ vật, nhặt của rơi, quản lý gia súc gia cầm thất lạc: không có - tài sản do vợ chồng được thừa kế chung, cho tặng chung: không có - quyền sử dụng đất do nhà nước cấp, giao, cho thuê sau khi kết hôn: không có. Như vậy : nguồn tạo lập căn nhà không thuộc khoản 1 điều 27 luật HNGĐ, có nghĩa là luật HNGĐ chưa quy định, áp dụng điều 5 luật HNGĐ 2000 vào trường hợp này, tài sản sẽ được luật dân sự điều chỉnh, và như vậy, không tồn tại sở hữu chung hợp nhất, chúng ta xác định được tài sản trên thuộc trường hợp sở hữu chung theo phần. Từ các nghiên cứu trên, chúng ta xây dựng được mối quan hệ, vị trí của khối tài sản chung vợ chồng với các tài sản khác trong quan hệ hôn nhân trong mô hình TỔNG QUÁT VỀ CÁC NGUỒN TÀI SẢN TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN III - TRƯỜNG HỢP HẠN CHẾ ÁP DỤNG KHOẢN 2 ĐIỀU 27  LUẬT HNGĐ 2000 Khi khảo sát một tài sản, thông thường, khó thể xác định được nội dung nguồn tạo lập, như đã phân tích, đây chính là trở ngại của chế định tài sản chung của vợ chồng trong luật HNGĐ 1986. Do đó, trên thực tế, chỉ có thể căn cứ vào biều hiện bên ngoài của tài sản, đó là sụ thể hiện dưới dạng hình thức: có giấy chứng nhận QSH hoặc không có giấy chứng nhận QSH, và chỉ khi xét một tài sản không có giấy chứng nhận QSH, chúng ta mới quan tâm đến sự điều chỉnh của khoản 3 điều 27 luật HNGĐ. - Trường hợp giấy chứng nhận QSH ghi tên cả vợ và chồng: Tài sản chung có giấy chứng nhận ghi tên cả vợ và chồng có 2 khả năng : sở hữu chung hợp nhất hoặc sở hữu chung theo phần. Trường hợp này, chúng ta có điều kiện về hình thức thỏa mãn, cần xác định hai điều kiện còn lại. nếu: - nguồn tạo lập thuộc ít nhất một trong sáu nguồn quy định tại khoản 1 điều 27 ( điều kiện về thời điểm phát sinh sau khi kết hôn nhiên nhiên được thỏa mãn ) : sở hữu chung hợp nhất. - nguồn tạo lập khác với nguồn quy định tại khoản 1 điều 27 ( điều kiện về thời điểm phát sinh trước hoặc sau khi đăng ký kết hôn sẽ không còn quan trọng nữa ) : tài sản thuộc sở hữu chung theo phần. Như đã phân tích, việc xác định nguồn thật sự của một tài sản không đơn giản, nếu rơi vào trường hợp này, buộc phải chấp nhận giả định sau : Trong trường hợp : - Thời điểm : phát sinh sau khi đăng ký kết hôn - Hình thức: Giấy chứng nhận QSH ghi tên cả vợ và chồng Thoả các dấu hiệu trên, tài sản mặc nhiên được xem là SHC hợp nhất Nếu có ý kiến cho rằng đó là SHC theo phần, buộc phải có chứng cứ. - Trường hợp giấy chứng nhận QSH chỉ ghi tên vợ hoặc chồng: Theo quy định tại khoản 2 điều 27 luật HNGĐ 2000, không thể là sở hữu chung cho dù xuất hiện sau thời điểm đăng ký kết hôn Khoản 3 điều 5 Nghị định 70-2001CP quy định: Trong trường hợp TS thuộc sở hũu chung của vợ chồng, đã đăng ký QSH trước ngày nghị định này có hiệu lực mà chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng…….thì tài sản đó vẫn thuộc sở hũu chung của vợ chồng… Tài sản thuộc SHC của vợ chồng được nêu tại khoản 3 điều 5 NĐ 70-2001 CP chính là tài sản thuộc 1 trong sáu nguồn quy định tại khoản 1 điều 27 luật HNGĐ 2000 Xác định điều kiện, hoàn cảnh để tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng trên giấy chứng nhận được xem là tài sản chung của vợ chồng : Quy phạm pháp luật quy định: điều kiện: Trong trường hợp TS thuộc sở hũu chung của vợ chồng : đây là điều kiện hoàn cảnh: đã đăng ký QSH trước ngày nghị định này có hiệu lực mà chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng:  Chỉ trong điều kiện hoàn cảnh như trên, tuy giấy chứng nhận QSH chỉ ghi tên 1 bên vợ hoặc chồng mới có thể xem là tài sản chung của vợ chồng Để hiểu rõ hơn, vấn đề đặt ra là : Tài sản ghi tên 1 bên vợ hoặc chồng không thể là chung theo quy định tại khoản 2 điều 27, tại sao lại có thể xác định đó là chung ? Quy phạm pháp luật đã nêu rõ điều kiện là : tài sản đó phải thuộc SHC, có nghĩa đó là tài sản phải có nguồn thuộc quy định tại khoản 1 điều 27 luật HNGĐ 2000, điều đó chỉ xác định được khi có chứng cứ cho thấy rằng : nguồn tạo lập tài sản thuộc quy định tại khoản 1 điều 27 – Đây là mấu chốt quan trọng để xác định tài sản có giấy chứng nhận ghi tên 1 bên vợ hoặc chồng là tài sản chung của vợ chồng Như vậy, nếu không có chứng cứ về nguồn tạo lập tài sản thuộc quy định của quy phạm, tài sản chỉ ghi tên 1 bên vợ hoặc chồng không thể hiển nhiên là tài sản chung, có nghĩa là không tồn tại sở hữu chung hợp nhất.  Thực tiễn cho thấy. người áp dụng pháp luật đã áp dụng theo cách sau : Trong trường hợp TS đã đăng ký QSH trước ngày nghị định này có hiệu lực mà chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng…….thì tài sản đó vẫn thuộc sở hũu chung của vợ chồng… Họ thay “tài sản chung của vợ chồng” bằng từ “ tài sản”, làm biến đổi ý nghĩa của quy phạm pháp luật, hậu quả là xoá sạch chứng cứ, tài sản có giấy chứng nhận ghi tên một người và không có giấy chứng nhận là như nhau, điều này đã hoàn toàn trái với ý chí của nhà lập pháp  Như vậy: tuy chế định tài sản chung của vợ chồng trong luật HNGĐ 2000 hoàn toàn khác và tiến bộ hơn so với chế định luật HNGĐ 1986, nhưng cách làm trên của người áp dụng pháp luật đã dẫn đến hệ quả áp dụng luật HNGĐ 2000 vẫn không khác cách áp dụng luật HNGĐ 1986 : “ có được sau khi kết hôn là tài sản chung “ một tư duy vốn đã bất cập với luật HNGĐ 1986 như đã phân tích và tỏ ra mâu thuẫn và sai lầm nghiêm trọng đối với chế định TSC của vợ chồng theo quy định tại điều 27 luật HNGĐ 2000 Điểm 3b Nghị quyết 02-2000 của HĐTP TAND tối cao cũng mang ý nghĩa tương tự Trích Nghị quyết 02-2000 của HĐTP TAND tối cao: 3. Tài sản chung của vợ chồng (Đìêu 27). a. Khoản 1 Điều 27 đã quy định tài sản chung của vợ chồng và hình thức sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng. "Những thu nhập hợp pháp khác" của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể là tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng thưởng xổ số mà vợ, chồng có được hoặc tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại các Điều 247, 248, 249, 250, 251 và 252 Bộ luật dân sự... Trong thời kỳ hôn nhân. b. Khoản 2 Điều 27 quy định: "Trong truờng hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng". Thực tiễn cho thấy, chỉ tài sản rất lớn, rất quan trọng với đời sống gia đình thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu mới ghi tên của cả vợ chồng (như: nhà ở, quyền sử dụng đất...), Song cũng không phải trong mọi trường hợp. Đối với các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận thường chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng ( như xe môtô, xe ôtô, tàu, thuyền vận tải). Mặt khác, khoản 1 điều 32 đã quy định cụ thể đối với tài sản riêng của vợ, chồng. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng, nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1 điều 32 ( vi dụ: được thừa kề riêng một khoản tiền và dùng khoản tiền này mua cho bản thân một chiếc xe môtô mà không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng). Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang tranh chấp là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 3 điều 27 tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng.(1) Theo quy tắc 2 - quy tắc văn phạm “tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân” : được quy định tại khoản 3b của Nghị quyết chính là một đoạn từ thay thế cho “những tài sản được quy định tại khoản 3a”  “những tài sản được quy định tại điểm 3a của Nghị quyết 02/2000” chính là “những tài sản có nguồn tạo lập thuộc quy định tại khoản 1 điều 27 luật HN&GĐ năm 2000” Thay vào khoản 3 của Nghị quyết, sẽ có một hướng dẫn rõ ràng như sau : …………….Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp “những tài sản có nguồn tạo lập thuộc khoản 1 điều 27 luật HN&GĐ ” mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hũu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng,….. Với quy tắc văn phạm, cách giải thích trên hoàn toàn phù hợp vói điều 27 luật HNGĐ năm 2000, đảm bảo quy tắc giá trị pháp lý ( VB có giá trị pháp lý thấp không được trái với VB có giá trị pháp lý cao hơn, NQ hướng dẫn luật không được trái luật )  Cách giải thích từ có được với ý nghĩa phát sinh sau thời điểm đăng ký kết hôn hay phát sinh bất chấp điều kiện đầu mâu thuẫn với điều 27 luật HNGĐ 2000 như đã phân tích Như vậy Khoản 3 điều 5 NĐ 70-2001CP và điểm 3b Nghị quyết 02/2000 của HĐTP TAND Tối cao chính là một quy phạm pháp luật quy định những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà khi rơi vào điều kiện hoàn cảnh đó, khoản 2 điều 27 luật HN&GĐ năm 2000 bị hạn chế áp dụng. Hoàn cảnh đó là : Giấy chứng nhận QSH chỉ ghi tên 1 bên vợ hoặc chồng Nhưng đó phải là tài sản chung của vợ chồng, và để xác định điều này, buộc phải có chứng cứ cho thấy: Nguồn tạo lập tài sản thuộc ít nhất một trong 6 nguồn quy định tạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo khoa học chuyên đề quyền sở hữu chung hợp nhất trong quan hệ hôn nhân gia đình.doc
Tài liệu liên quan