- Nội dung sách giáo khoa sinh học lớp 9 ở học kì I đề cập đến sự di truyền và biến dị, bên cạnh việc kế thừa, nội dung sách giáo khoa còn phát triển và có một số phần khác biệt với sách giáo khoa cũ. Vì vậy mục tiêu của chương trình đòi hỏi học sinh phải nắm vững được những kiến thức cơ bản, đồng thời phải có kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình, kĩ năng thao tác thực hành, có năng lực tư duy nhanh nhạy để trả lời bài tập trắc nghiệm và phương pháp giải bài tập. Vì vậy định hướng phương pháp dạy học chủ yếu ở phần này là cần phải triệt để sử dụng các phương pháp trực quan và thực hành đi theo con đường tìm tòi nghiên cứu cho nên việc sử dụng các phương tiện trực quan hỗ trợ việc học tập của học sinh là vấn đề không thể thiếu.
- Qua áp dụng trong thực tiễn dạy học, việc sử dụng bài giảng điện tử trong việc tái hiện trực quan đã giúp học sinh học tập một cách có hiệu quả hơn, học sinh hứng thú học tập hơn khi sử dụng các phương pháp khác. Đồng thời giáo viên minh họa bài một cách nhẹ nhàng hơn, không mất nhiều thời gian cho việc treo tranh vẽ hoặc giải thích nhiều.
34 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4438 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Sử dụng phần mềm Violet 1.5 trong bộ môn Sinh học Lớp 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được thiết kế sử dụng tính đa phương tiện để kích thích người học vận động trí não để tìm câu trả lời. Phần giải đáp cũng được thiết kế sẵn trong bài giảng điện tử
g) Yêu cầu về thể hiện khi thiết kế : Đầy đủ, chính xác và phải trực quan
2.2 . Dạy học với : Bài giảng điện tử soạn bằng phần mềm Violet 1.5
a ) Khái niệm
- Dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay đã và đang trở thành một phong trào sôi nổi ở các trường Phổ thông.
- Ta có thể hiểu bài giảng điện tử là bài giảng được biên soạn trên máy tính bằng các phần mềm chuyên dụng rồi được trình chiếu qua máy chiếu (projector) .
b) Thiết kế bài giảng điện tử .
Có nhiều phần mềm khác nhau có thể dùng cho mục đích này, nhưng phần mềm Violet của công ty cổ phần tin học Bạch kim (Việt Nam) có nhiều ưu điểm để soạn một bài giảng điện tử giảng dạy bộ môn sinh học lớp 9 do:
Ưu thế về tính tương thích cao với hệ điều hành Windows
Khả năng hỗ trợ multimedia rất mạnh.
Sự đa dạng về hiệu ứng, nhưng sử dụng hiệu ứng lại đơn giản.
c) Vị trí của bài giảng điện tử soạn bằng phần mềm Violet 1.5 trong quá trình dạy học :
- Có thể xem quá trình dạy học như một quá trình thông tin 2 chiều:
+ Kiến thức cần truyền thụ được chuyển giao từ giáo viên đến học sinh và thông tin phản hồi từ học sinh đến giáo viên. Chú ý rằng kênh thông tin phản hồi không chỉ diễn ra sau tiết dạy mà nó có thể (và cần thiết) diễn ra thường xuyên ngay trong tiết dạy.
+ Trong dạy học trước đây, kiến thức cần truyền thụ được giáo viên chuyển giao cho học sinh thông qua các phương tiện truyền thống như: đọc, nói, viết ,…Và thông tin phản hồi nhận được cũng nhờ phần lớn vào các phương tiện đó.
- Trong dạy học với bài giảng điện tử soạn bằng phần mềm Violet, kiến thức được lưu trữ trong tập tin của Violet và được chuyển giao cho học sinh dưới dạng hình ảnh, âm thanh,…trên màn hình chiếu. Tuy nhiên vì Violet không được thiết kế để giao tiếp với người xem, nên tính tương tác với người xem hầu như không có. Do vậy để thiết lập kênh thông tin phản hồi, trong dạy học ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện truyền thống: nói, viết,..thật ra vẫn cần thiết.
d) Bài giảng điện tửcó lợi gì hơn?
- Đối với môn sinh học lớp 9 nói riêng, bài giảng điện tử soạn bằng phần mềm Violet có ưu thế rất lớn ở chỗ: Giúp giáo viên thực hiện được nhiều thứ mà cách dạy truyền thống không thể làm được như: Trình diễn sơ đồ động, phim ảnh, tài liệu minh họa đa dạng và phổ biến được đến từng học sinh, … Cho phép giáo viên liên kết sử dụng các phần mềm chuyên dụng phục vụ bộ môn.
2.3. Các bước xây dựng bài giảng điện tử soạn bằng phần mềm Violet 1.5
a) Lựa chọn chủ đề dạy học thích hợp
Chúng ta sử dụng bài giảng điện tử trong các trường hợp sau đây :
+ Dạy học các khái niệm, hiện tượng khoa học trừu tượng trong đó học sinh khó hình dung.
+ Khi cần giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nào đó, thông qua hoàn thành số lượng lớn các bài tập
+ Xây dựng các phần mềm dạy học thí nghiệm ảo hỗ trợ thực hiện các thí nghiệm trong điều kiện không thể thực hiện thí nghiệm đó
b) Bước đầu xây dựng kịch bản
Bước 1 : Xây dựng mô hình thể hiện các thành tố của nội dung dạy học
Bước 2 : Mô hình hoá quá trình dạy học
Bước 3 : Hình dung việc thể hiện các thành tố trên màn hình, cách thể hiện thông tin, thể hiện hiệu ứng phản hồi trong từng pha dạy học, thứ tự của các pha dạy học.
Bước 4 : Mô tả các pha dạy học theo trật tự tuyến tính hoá
c) Kiểm thử :
- Kiểm tra lại toàn bộ chương trình, thử lại các tương tác cùng hiệu ứng.
* Chú ý :
- Mỗi trang màn hình cần thể hiện một cách cô đọng nhất, với số lượng chữ ít nhất.
- Không nên lạm dụng màu sắc của chữ, mảng trang trí.
- Không nên lạm dụng các hiệu ứng khi không cần thiết như chữ chạy ra, chạy vào.
* Tất cả các điều trên nhiều khi khiến người học bị nhiễu hoặc phân tán khả năng nhận biết thông tin.
2.4. Giới thiệu một số chức năng chính của phần mềm Violet 1.5 sử dụng có hiệu quả tốt trong soạn bài giảng điện tử giảng dạy bộ môn sinh học lớp 9.
a)Tạo trang màn hình cơ bản
- Để tạo trang màn hình, vào menu Nội dung → Thêm đề mục, cửa sổ nhập liệu đầu tiên sẽ xuất hiện. Gõ tên Chủ đề và tên Mục, rồi nhấn nút “Tiếp tục”, cửa sổ soạn thảo trang màn hình sẽ hiện ra và ta có thể đưa nội dung kiến thức vào đây.
- Có 3 nút chức năng trên cửa sổ soạn thảo là: “Ảnh, phim”, “Văn bản”, “Công cụ”
b) Chèn ảnh, phim
- Từ phiên bản 1.4, Violet hỗ trợ mọi định dạng file multimedia thông dụng bao gồm: flv, mpg, avi, mov, wmv, asf, dat, 3gp (phim), jpg, gif, png, bmp, ico, wmf, emf (ảnh), swf (Flash) mp3 (âm thanh). Với bất kỳ loại file tư liệu nào, chỉ cần kéo thả vào màn hình soạn thảo, hoặc dùng nút “Ảnh, phim” là đều có thể đưa vào Violet được
- Click nút này để nhập các file dữ liệu multimedia (ảnh, phim,...) vào cửa sổ soạn thảo trang màn hình, bảng nhập liệu sẽ hiện ra như sau:
- Hộp "Tên file dữ liệu" cho biết file dữ liệu nào đang được chọn. Để đơn giản, có thể nhấn vào nút "…" để mở ra hộp Open File giống như trong các ứng dụng Windows.
Nếu chọn file Flash (SWF) thì sẽ xuất hiện thêm hộp “Vị trí dữ liệu trong file”. Bình thường không cần nhập gì vào đây.
Nếu nhập file âm thanh hoặc phim thì sẽ xuất hiện thêm hộp lựa chọn để xác định xem dữ liệu phim, âm thanh này có được tự động Play hay không.
- Việc nhập tư liệu bằng nút “Ảnh, phim” cũng có thể được thực hiện dễ dàng và trực quan hơn bằng cách từ cửa sổ Windows hoặc Windows Explorer, ta kéo trực tiếp các file tư liệu (ảnh, phim, flash, mp3) rồi thả vào màn hình soạn thảo. Nếu cần thay đổi các tham số như Vị trí dữ liệu trong file Flash hay Tự động play video thì chỉ cần click đúp chuột vào tư liệu.
c) Sử dụng công cụ chuẩn vẽ hình cơ bản
- Cách sử dụng: trên cửa sổ soạn thảo, click chuột vào nút “Công cụ”, một thực đơn hiện ra, chọn mục “Vẽ hình”, cửa sổ nhập liệu sẽ hiện ra như sau:
d)Thiết kế bài tập trắc nghiệm
- Để tạo một bài tập, ta nhấn nút "Công cụ" ở cửa sổ soạn thảo trang màn, rồi chọn một trong các loại bài tập được hiện ra trong menu ("Bài tập trắc nghiệm", "Bài tập ô chữ", "Bài tập kéo thả chữ"). Sau đó, cửa sổ nhập liệu cho loại bài tập được chọn sẽ hiện ra.
- Violet cho phép tạo được nhiều kiểu bài tập trắc nghiệm: Một đáp án đúng,Nhiều đáp án đúng,Đúng/Sai, Câu hỏi ghép đôi
Ví dụ 1: Tạo một bài tập trắc nghiệm như sau:
Ở ruồi giấm 2n=8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kỳ giữa của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau:
a. 4 b. 8 c. 16 d. 32
Nhập liệu cho bài tập trên như sau:
- Làm tương tự đối với loại câu trắc nghiệm dạng đúng -sai
Ví dụ 2: Tạo kiểu bài trắc nghiệm“Ghép đôi”.
- Hãy kéo mỗi ý ở cột trái đặt vào một dòng tương ứng ở cột phải để có kết quả đúng.
- Ta thực hiện các bước làm như bài tập trên, song phải chọn kiểu bài tập là “Ghép đôi”, và chú ý khi soạn thảo phải luôn đưa ra kết quả đúng đằng sau mỗi phương án. Sau đó, Violet sẽ trộn ngẫu nhiên các kết quả để người làm bài tập sắp xếp lại.
- Nhấn nút đồng ý ta được bài tập hiển thị lên màn hình như sau:
Sử dụng hình ảnh trong bài tập trắc nghiệm:
- Dùng Macromedia Flash, Corel Draw để vẽ hình và tạo ra một file .swf, hoặc dùng một phần mềm xử lý ảnh (chẳng hạn như Paint Brush, Photoshop,...) để vẽ hình và tạo ra một file ảnh JPEG. Nhập tên file này vào ô nhập liệu “Ảnh”, ảnh này sẽ được hiện ra trong bài trắc nghiệm ở ngay phía dưới của câu hỏi.
- Ngoài Flash, Corel và các chương trình xử lý ảnh, ta cũng có thể vẽ ở bất kì chương trình nào: Sketchpad, Geocabri, Word, v.v… rồi dùng chức năng chụp hình và ghi ảnh thông qua các phần mềm như Paint, Photoshop,...
Tạo bài tập ô chữ
Ví dụ 3: Ta lần lượt nhập câu hỏi và câu trả lời trong đề bài vào các hộp nhập liệu. Cuối cùng, nhấn nút “Đồng ý” ta sẽ thu được một trang bài tập ô chữ. Khi giải ô chữ học sinh sẽ click chuột vào câu hỏi, rồi gõ câu trả lời tương ứng vào hộp, nhấn Enter thì sẽ có kết quả trên ô chữ .
Tạo bài tập kéo thả chữ
- Trên một đoạn văn bản có các chỗ trống (...), người soạn có thể tạo ra 3 dạng bài tập như sau:
Kéo thả chữ: nhiệm vụ của học sinh là kéo các từ tương ứng thả vào những chỗ trống. Ngoài các từ phương án đúng của đoạn văn bản còn có thêm những phương án nhiễu khác.
Điền khuyết: Không có sẵn các từ phương án, học sinh phải click chuột vào ô trống để gõ (nhập) phương án của mình vào.
Ẩn/hiện chữ: Khi click chuột vào chỗ trống thì đáp án sẽ hiện lên (nếu đang ẩn), hoặc ẩn đi (nếu đang hiện).
Ví dụ 4: Tạo bài tập kéo thả chữ vào đoạn văn như sau
Đoạn văn
Phép lai phân tích là phép giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen và cá thể mang tính trang lặn. Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
Các từ : Trội, lặn, kiểu gen, phân tính, đồng hợp trội
- Nhập liệu cho bài tập trên như sau:
- Khi nhập liệu, ta sẽ gõ câu hỏi và toàn bộ nội dung văn bản (có cả các từ mà sau này sẽ được ẩn đi) vào ô nhập liệu. Sau đó, chọn các từ ẩn này (bôi đen từ) rồi nhấn nút "Chọn chữ". Hoặc đơn giản hơn, để chọn một từ ta gõ 2 cặp ký hiệu xổ dọc cạnh nhau ở 2 đầu của từ đó: ||||.
- Trong các dạng bài tập này, ta cũng có thể chèn thêm hình ảnh vào phía dưới câu hỏi giống như trong phần tạo bài tập trắc nghiệm, và cũng có thể gõ các công thức giống như trong phần nhập văn bản bình thường, với mẫu LATEX(...).
- Riêng đối với bài tập kéo thả chữ, ta có thể nhập thêm các phương án nhiễu bằng cách nhấn nút “Tiếp tục”. Nếu không cần phương án nhiễu hoặc với các bài tập điền khuyết và ẩn/hiện chữ thì ta có thể nhấn luôn nút “Đồng ý” để kết thúc quá trình nhập liệu.
Ví dụ 5: Bài tập điền khuyết
- Ta có thể sửa lại bài tập trên thành dạng bài tập "Điền khuyết" bằng cách vào menu Nội dung ® mục Sửa đổi thông tin ® Nhấn “Tiếp tục” ® click đúp vào bài tập kéo thả ® Chọn kiểu “Điền khuyết” ® Nhấn nút “Đồng ý”.
- Học sinh khi click chuột vào các ô trống ... thì ngay tại đó sẽ xuất hiện một ô nhập liệu như hình trên, cho phép nhập phương án đúng vào đó.
- Khi kiểm tra độ chính xác của các phương án, máy tính sẽ bỏ qua sự khác biệt về chữ hoa, chữ thường và số lượng dấu cách giữa các từ.
* Để tạo ra loại bài tập "Ẩn/hiện chữ" thì cũng thao tác hoàn toàn tương tự như trên.
e) Tạo hiệu ứng hình ảnh
- Với một đối tượng (ảnh, văn bản, bài tập,...) để mở bảng hiệu ứng hình ảnh, đầu tiên ta chọn đối tượng, click vào nút tròn thứ nhất ở phía trên bên phải đối tượng để mở bảng thuộc tính, sau đó click vào nút tròn ở góc dưới bên phải của bảng thuộc tính.
g) Tạo các hiệu ứng chuyển động và biến đổi
- Chọn một hình ảnh, đoạn văn bản hoặc plugin trên màn hình soạn thảo, khi đó sẽ hiện ra 3 nút tròn nhỏ ở phía trên bên phải. Click vào nút (nút đang quay), bảng lựa chọn hiệu ứng sẽ hiện ra như sau:
h) Đóng gói bài giảng .
- Sau khi soạn thảo xong và lưu bài giảng, ta vào mục :
Bài giảng ® Đóng gói (phím tắt F4) chọn “Xuất ra file chạy (EXE)”.
- Có thể đóng gói dạng HTML, phần mềm sẽ chạy dưới dạng giao diện Web, và có thể đưa lên Website của trường, Website cá nhân hoặc một hệ thống E-learning nào đó. Nhờ vậy, giáo viên có thể truy cập, sử dụng bài giảng của mình thông qua Internet ở mọi nơi, mọi lúc mà không cần mang theo đĩa mềm hay CD.
Nội dung gói bài giảng và cách chạy
- Sau khi đã đóng gói và xuất ra dưới dạng file chạy (EXE), Nếu muốn chạy bài giảng thì click đúp chuột vào file chạy EXE (file có biểu tượng hình chữ F).
- Nếu đóng gói ra dạng HTML thì thay vì file chạy EXE sẽ có hai file “Index.html” và “Player.swf”. Sau khi copy cả thư mục gói bài giảng này lên Web thì người dùng các nơi chỉ cần gọi đường dẫn URL của thư mục Web là bài giảng có thể chạy được trên bất kỳ trình duyệt nào. Trên máy tính cá nhân, nếu chạy thẳng file HTML thì bài giảng cũng sẽ được mở bằng trình duyệt mặc định, thường là Internet Explorer hoặc Mozilla Firefox.
2.5. Những dạng bài có thể sử dụng phần mềm Violet 1.5 soạn bài giảng điện tử dùng trong tiết dạy
- Nội dung chương trình sinh học lớp 9 có thể phân thành 3 dạng kiến thức cơ bản, được tích hợp xuyên suốt trong chương trình ở 2 phần:
+ Phần I : Di truyền và biến dị
+ Phần II : Sinh vật và môi trường.
- Việc sử dụng bài giảng điện tử khi giảng dạy các dạng kiến thức này là tuỳ thuộc vào nội dung bài học, dạng kiến thức, cơ sở vật chất hiện có và việc áp dụng thực tiễn dạy học của mỗi Giáo viên.
a) Dạng kiến thức di truyền , biến dị
- Nội dung sách giáo khoa sinh học lớp 9 ở học kì I đề cập đến sự di truyền và biến dị, bên cạnh việc kế thừa, nội dung sách giáo khoa còn phát triển và có một số phần khác biệt với sách giáo khoa cũ. Vì vậy mục tiêu của chương trình đòi hỏi học sinh phải nắm vững được những kiến thức cơ bản, đồng thời phải có kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình, kĩ năng thao tác thực hành, có năng lực tư duy nhanh nhạy để trả lời bài tập trắc nghiệm và phương pháp giải bài tập. Vì vậy định hướng phương pháp dạy học chủ yếu ở phần này là cần phải triệt để sử dụng các phương pháp trực quan và thực hành đi theo con đường tìm tòi nghiên cứu cho nên việc sử dụng các phương tiện trực quan hỗ trợ việc học tập của học sinh là vấn đề không thể thiếu.
- Qua áp dụng trong thực tiễn dạy học, việc sử dụng bài giảng điện tử trong việc tái hiện trực quan đã giúp học sinh học tập một cách có hiệu quả hơn, học sinh hứng thú học tập hơn khi sử dụng các phương pháp khác. Đồng thời giáo viên minh họa bài một cách nhẹ nhàng hơn, không mất nhiều thời gian cho việc treo tranh vẽ hoặc giải thích nhiều.
Ví dụ 1: Bài 5/SGK/14 “ Lai hai cặp tính trạng”
- Ở hoạt động 1: Giáo viên chiếu đoạn Flash mô tả hình 5/SGK cho học sinh quan sát. Ở đoạn phim Flash này, giáo viên có thể lần lượt hướng dẫn học sinh xác định từng tổ hợp ở F2 ® Sau đó tiếp tục hướng dẫn học sinh xác định kiểu gen.
Sơ đồ giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen
Sau đó phát cho các nhóm phiếu học tập : Bảng 5/SGK
® Học sinh qua phân tích thí nghiệm trên hình vẽ sẽ thảo luận nhóm hoàn thành bảng này
® Đại diện nhóm chiếu trình bày trên webcam hoặc máy chiếu hắt cho cả lớp quan sát, nhận xét.
Ví dụ 2: Bài 8 / SGK sinh học lớp 9 “Nhiễm sắc thể”
® Giáo viên có thể chiếu trình bày các hình vẽ SGK, kết hợp với việc chiếu các đoạn phim mô tả về hình dạng NST, cặp NST tương đồng, một số hình dạng của NST và phim mô tả về cấu trúc NST ở kì giữa: :
- Thay vì nếu không ứng dụng công nghệ thông tin thì giáo viên phải dùng các hình vẽ trên giấy khổ lớn sẽ rất cồng kềnh và lúng túng trong các hoạt động và không thể mô tả một cách sinh động các nội dung trên.
b) Dạng kiến thức sinh thái - môi trường
- Những bài có dạng kiến thức này được phân bố trong học kì II của chương trình sinh học lớp 9. Đây là những bài học chủ yếu đòi hỏi học sinh phải tìm tòi, tìm hiểu trên rất nhiều nguồn tư liệu và những hiểu biết thực tế của bản thân mình. Vì vậy trong nhiều tiết học giáo viên có thể lựa chọn nhiều phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
- Nội dung các bài học ở phần này đòi hỏi phải khai thác tối đa các hình ảnh trực quan, các sơ đồ hệ thống hoá kiến thức, các bảng biểu mang tính chất tổng hợp, cho nên việc giáo viên sử dụng máy chiếu cho học sinh quan sát các tranh ảnh màu, các sơ đồ, đoạn phim…Sẽ gây được hứng thú học tập cho học sinh.
Ví dụ : Bài 50/SGK sinh học lớp 9 : “ Hệ sinh thái”
- Hoạt động 1: Để giúp học sinh lĩnh hội thế nào là một hệ sinh thái, việc giáo viên dùng lời giải thích sẽ gây nên sự lan man, dài dòng, khiến học sinh khó nhớ, khó hiểu ® Giáo viên dùng phim chiếu mô tả một hệ sinh thái rừng nhiệt đới kết hợp với cho học sinh quan sát hình 50.1/SGK , qua đó học sinh sẽ nắm bài tốt hơn.
Hoạt động 2: Giáo viên chiếu những đoạn phim về hệ sinh thái, trong đó các sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng chặt chẽ với nhau.
- Kết hợp chiếu hình vẽ “ Một lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng” " Với các mũi tên có thể di chuyển để học sinh có thể thấy rõ các chuỗi thức ăn
Hình 50.2 : Một lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng
® Dựa vào hình vẽ học sinh sẽ viết được các chuỗi thức ăn. Đến lúc này giáo viên có thể yêu cầu các nhóm viết các chuỗi thức ăn.
Ví dụ: ………® Sâu ® ………….. ® Cáo
®Từ đó học sinh sẽ nắm vững khái niệm về một lưới thức ăn.
- Học sinh có thể hoàn thành bài tập về lưới thức ăn sau: Trong hệ sinh thái gồm các sinh vật (Thực vật, sâu, ếch, dê, thỏ, hổ, cáo, đại bàng, rắn, gà, châu chấu, sinh vật phân hủy). Hãy thành lập lưới thức ăn sau:
…………… ……… ……………..
Thực vật ……… Gà
…………….. Hổ
………… ………… …………
Sinh vật phân hủy
c) Dạng kiến thức ứng dụng.
- Các kiến thức ứng dụng thường vận dụng các kiến thức cơ bản ( Kiến thức giải phẩu, sinh lý…) đã được lĩnh hội trước đó để tìm ra biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể, nhằm tăng cường sức khoẻ, phương pháp sử lý các tình huống bất thường xãy ra đối với cơ thể và trong việc xây dựng các thói quen, tập quán tốt. Các kiến thức này liên quan nhiều đến đời sống thực tế của bản thân học sinh. Vì vậy khi dạy những dạng bài có dạng kiến thức này giáo viên cần phải lựa chọn những phương pháp dạy học thích hợp nhằm khai thác triệt để vốn tri thức đã có, những kinh nghiệm của học sinh đã tích luỹ bằng phương pháp đàm thoại có tính chất tìm tòi, thảo luận nhóm, trao đổi thông tin giữa các học sinh.
- Sử dụng bài giảng điện tử đối với những dạng bài này, Giáo viên có thể dùng những hình ảnh minh hoạ hoặc các bảng biểu yêu cầu học sinh tìm tòi để điền vào hoặc các bài tập trắc nghiệm ứng dụng.
Ví dụ 1: Bài 29/SGK/82 “Bệnh tật và di truyền ở người”
- Sau khi giới thiệu các hình vẽ 29.1,29.2,29.3/SGK và cho học sinh xem một số đoạn phim về bệnh tật ở người do di truyền.
® Học sinh có thể thấy được tác hại và nguyên nhân phát sinh, từ đó rút ra được các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh tật, bệnh di truyền…
Ví dụ 2: Bài 34/SGK/99 “ Thoái hoá do tự thụ phấn và do giao phối gần”
- Hoạt động 1: Giáo viên có thể chiếu minh họa các đoạn phim và hình ảnh về sự thoái hóa giống vật nuôi và cây trồng ® Qua đó học sinh sẽ rút ra được hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở ngô do tự thụ phấn và ở bò, gà…do giao phối gần.
® Học sinh sẽ trả lời được thoái hoá do tự thụ phấn và giao phối gần là gì và thấy được hậu quả của hiện tượng này.
- Hoạt động 2: Giáo viên chiếu hình 34.2/SGK để minh họa sự biến đổi tỉ lệ dị hợp và thể đồng hợp qua các thế hệ trong tự thụ phấn
® Từ đó học sinh sẽ trả lời được các câu hỏi mục ▼/SGK/100
? Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào ?
? Tại sao thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa ?
- Hoạt động 3: Trong hoạt động này học sinh sẽ rút ra được tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hoá nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống ® Từ đó học sinh sẽ có những áp dụng trong thực tiễn sản xuất sau này.
Ví dụ 3: Bài 58/SGK/73 “ Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên”
-Hoạt động 1: Giáo viên có thể chiếu hình ảnh về một số dạng tài nguyên thiên nhiên ® Học sinh dựa vào bảng hoàn thành ghi kết quả vào bảng theo yêu cầu mục ▼/SGK.
- Hoạt động 2: Giáo viên chiếu bảng 58.2, 58.3/SGK đồng thời phát phiếu học tập cho các nhóm ® Yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng. Học sinh sẽ thảo luận nhóm điền vào các bảng này
- Sau đó đại diện các nhóm dùng webcam hoặc máy chiếu hắt chiếu trình bày .
- Giáo viên cũng dùng các hình vẽ và phim mô tả nội dung các hình 58.1,58.2/SGK trong hoạt động này để giúp học sinh bằng trực quan có thể lĩnh hội nội dung kiến thức.
2.6. Những dạng bài sử dụng phần mềm Violet 1.5 soạn bài giảng điện tử dùng trong tiết dạy hiệu quả nhất
- Trong chương trình sinh học 9, việc áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động dạy học như là một phương tiện trực quan, giúp trình bày trực quan có hiệu quả nhất đó là các dạng:
+ Dạng kiến thức di truyền, biến dị
+ Dạng bài có các kiến thức ứng dụng
+ Các bài có tranh ảnh, phim, bảng biểu, sơ đồ minh họa hoặc để học sinh sử dụng trong việc tìm kiếm, phát hiện kiến thức.
+ Phim minh họa nếu là dạng kiến thức sinh thái- môi trường
+ Tất cả các bài sử dụng nhiều bài tập trắc nghiệm khách quan trong củng cố, đánh giá và kiểm tra bài cũ.
- Ví dụ 1 : Dạng kiến thức Di truyền
Đề cương giáo án gợi ý dạy bài sử dụng phần mềm Violet 1.5 soạn
bài giảng điện tử
Môn : Sinh học lớp 9
Giáo viên dạy minh hoạ: Trần Anh Huy (THCS Lê Quý Đôn)
Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào
- Giáo viên giới thiệu về chu kì tế bào, chiếu các phim minh họa chu kì tế bào và sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào. Kết hợp hình vẽ 9.1, 9.2/SGK® Yêu cầu học sinh quan sát.
® Trong chu kì tế bào hình thái NST cũng thay đổi có tính chất chu kì.
- Chiếu cho học sinh quan sát đoạn phim về sự biến đổi hình thái NST trong chu kì Tế bào.
Sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào
- Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập điền các từ gợi ý sau: “Ít, nhiều, nhiều nhất, cực đại”
Hình thái NST
Kì trung gian
Kì đầu
Kì Giữa
Kì sau
Kì cuối
- Mức độ duỗi xoắn
- Mức độ đóng xoắn
- Các nhóm thảo luận hoàn thành bảng ® Chiếu trình bày trên webcam hoặc máy chiếu hắt và nhận xét
- Giáo viên chuẩn kiến thức đáp án bảng 9.1/SGK ® Các nhóm sửa chữa
- Rút ra kết luận
Hoạt động 2:
- Giáo viên chiếu đoạn phim về diễn biến NST trong quá trình nguyên phân. Yêu cầu học sinh quan sát diễn biến hình thái NST
- Học sinh kết hợp quan sát hình 9.1, 9.2/SGK trả lời các câu hỏi
? Hình thái NST ở kì trung gian?
? Cuối kì trung gian NST có đặc điểm gì?
- Học sinh đọc thông tin SGK
- Phát phiếu học tập bảng 9.2/SGK cho học sinh quan sát các hình vẽ ở bảng phiếu học tập ® Học sinh kết hợp đọc thông tin SGK ® Các nhóm thảo luận lựa chọn các thông tin thích hợp hoàn thành vào phiều học tập.
® Đại diện nhóm chiếu trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Cuối cùng học sinh sẽ thấy được những diễn biến cơ bản của NST ở các kì Nguyên phân
Hoạt động 3:
- Giáo viên chiếu đoạn phim mô tả hiện tượng sau:
- Hợp tử (0,001 mg) ® trẻ sơ sinh (3-4 kg ) ® Cơ thể trưởng thành (50-60 kg )
? Nguyên phân có ý nghĩa sinh học gì đối với cơ thể?
® Từ đó học sinh sẽ rút ra được ý nghĩa của nguyên phân.
Củng cố
- Giáo viên soạn các bài tập trắc nghiệm khách quan bằng phần mềm Violet để củng cố.
- Hệ thống câu hỏi đã kiểm tra học sinh bài sử dụng thực nghiệm - Bài 9 “Nguyên phân”sinh học lớp 9
- Dạng câu hỏi : Trắc nghiệm và tự luận (Thời gian làm bài 10 phút)
Trắc nghiệm Chọn câu trả lời đúng:
1.Kì nào sau đây chiếm 90% thời gian trong chu kì tế bào?
a. Kì trung gian b. Kì đầu c. Kì giữa d. Kì sau e. Kì cuối
2. Sự nhân đôi của NST xãy ra ở :
a. Kì trung gian b. Kì đầu
c. Kì giữa d. Kì sau e. Kì cuối
3. Sự phân li của các NST diễn ra ở:
a. Kì giữa b. Kì trung gian
c. Kì cuối d. Kì sau e. Kì đầu
4. Trong nguyên phân sự phân chia tế bào để tạo ra 2 tế bào con diễn ra ở:
a. Kì sau b. Kì giữa
c. Kì cuối d. Kì đầu
5. Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở:
a. Kì trung gian b. Kì sau
c. Kì đầu d. Kì cuối e. Kì giữa
6. Nguyên phân là một quá trình:
a. Giúp gia tăng số lượng tế bào làm cho cơ thể đa bào lớn lên
b. Bổ sung cho những tế bào già và chết, tế bào bị tổn thương của cơ thể
c. Duy trì bộ NST lưỡng bội qua các thế hệ tế bào
d. Cả a,b,c
Tự luận: Trình bày ý nghĩa của nguyên phân
- Ví dụ 2 : Dạng kiến thức ứng dụng
Đề cương giáo án gợi ý dạy bài sử dụng phần mềm Violet 1.5 soạn
bài giảng điện tử
Bài 31: Công nghệ Tế bào
Giáo viên dạy minh hoạ: Trần Anh Huy (THCS Lê Quý Đôn)
Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1 : Khái niệm công nghệ tế bào
- GV : Chiếu sơ đồ các công đoạn nhân giống phong lan.
® Giải thích sơ đồ
- GV : Chiếu sơ đồ nhân bản vô tình cừu Đôli
Giải thích sơ đồ các công đoạn thực hiện
? Giữa hai phương pháp này có điểm gì giống nhau cơ bản ?
- GV : Giảng giải người ta gọi việc ứng dùng những quy trình kĩ thuật trên để tạo ra những cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh là ngành công nghệ tế bào.
? Công nghệ tế bào là gì ?
- GV : Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm ( 3 phút ) trả lời câu hỏi mục /SGK/89
- HS : Thảo luận, thống nhất y kiến ® Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV : Giúp học sinh hoàn chỉnh nội dung.
Hoạt động 2 : Ứng dụng công nghệ tế bào
- GV : Giải thích về một số dụng cụ, thiết bị và các điều kiện vô trùng…
- GV : Chiếu phim mô tả các công đoạn nhân giống mía bằng phương pháp nuôi cấy mô ( Viện Di Truyền Nông Nghiệp )
- Giới thiệu các công đoạn nuôi cấy mô.
? Các cây non được tạo ra từ bộ phận nào của cây gốc ?
- Dựa vào các công đoạn nhân giống mía trong ống nghiệm ® GV yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập điền vào chỗ trống các công đoạn nhân giống vô tính trong ống nghiệm đối với cây trồng.
- Bài Tập : Chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống
+ Các cụm từ : Hoocmon sinh trưởng, mô phân sinh, dinh dưỡng đặc, mô sẹo.
+ Để nhân giống vô tính cây trồng trong ống nghiệm, người ta thường tách ||…………|| rồi nuôi cấy trên môi trường ||………….|| trong ống nghiệm để tạo ra các ||………||. C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuyên đề - Sử dụng phần mềm violet 15 trong bộ môn sinh học lớp 9.doc