Chuyên đề Sự phát triển của hệ thống siêu thị Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Tính tất yếu của đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2

4. Phương pháp nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG SIÊU THỊ TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN 4

1.1. Một số vấn đề chung về hệ thống phân phối bán lẻ hàng hóa 4

1.1.1. Khái niệm phân phối và hệ thống bán lẻ hàng hóa 4

1.1.2. Vai trò của hệ thống phân phối bán lẻ hàng hóa 5

1.1.2.1. Là cầu nối trung gian đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến với người tiêu dùng cuối cùng 5

1.1.2.2. Định hướng tiêu dùng và kích thích thương mại phát triển 7

1.1.2.3. Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp 8

1.1.2.4. Vai trò của phân phối bán lẻ hàng hóa trong chuỗi giá trị 9

1.2. Một số vấn đề chung về hệ thống siêu thị tại Việt Nam 9

1.2.1. Khái niệm siêu thị 9

1.2.3. Siêu thị trong mạng lưới phân phối bán lẻ hiện đại 11

1.3. Vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống siêu thị Việt Nam 16

1.3.1. Các yếu tố cần chú trọng 16

1.3.1.1. Hàng hóa 16

1.3.1.2. Chất lượng phục vụ 16

1.3.1.3. Mặt bằng siêu thị 18

1.3.5. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống siêu thị 18

1.3.5.1. Doanh thu bán hàng 18

1.3.5.2. Lợi nhuận bán hàng 19

1.3.5.3. Thị phần của siêu thị 20

1.3.5.4. Lượng khách đến mua hàng tại siêu thị 20

1.4. Cam kết về dịch vụ phân phối của Việt Nam khi gia nhập WTO 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG SIÊU THỊ TẠI VIỆT NAM 23

2.1. Khái quát tình hình hoạt động của hệ thống siêu thị ở Việt Nam 23

2.1.1. Sự hình thành và đặc điểm chung 23

2.1.2. Thực trạng hoạt động của hệ thống siêu thị Việt Nam từ năm 2000 đến nay 26

2.1.2.1. Về số lượng và quy mô 26

2.1.2.2. Về loại hình hoạt động 27

2.1.2.3. Về chủ thể tham gia quản lý 30

2.1.2.4 Về khả năng cạnh tranh của các siêu thị 31

2.2. Đánh giá chung về sự phát triển của hệ thống siêu thị Việt Nam 38

2.2.1. Những thành tựu đạt được 38

2.2.1.1 Quy mô hoạt động được mở rộng 38

2.2.1.2 Hàng hoá đa dạng và chất lượng phục vụ được nâng cao 39

2.2.1.3 Tăng cường sự hợp tác 40

2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân 41

2.2.2.1. Siêu thị có vốn đầu tư trong nước không đủ sức cạnh tranh với các siêu tthị có vốn đầu tư nước ngoài 41

2.2.2.2 Siêu thị Việt Nam chưa phát huy được lợi thế và chưa thu hút được hầu hết người tiêu dùng 43

2.2.2.3 Sự thiếu sót trong khâu quản lý nguồn vốn, đào tạo nhân lực và chất lượng hàng hoá 44

2.2.2.4. Sự liên kết của các siêu thị Việt nam còn yếu và lỏng lẻo 47

CHƯƠNG 3: 51

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÓ HIỆU QUẢ 51

HỆ THỐNG SIÊU THỊ VIỆT NAM 51

3.1. Bối cảnh kinh tế 51

3.2. Cơ hội và thách thức trong phát triển hệ thống siêu thị ở Việt Nam hiện nay 53

3.2.1. Cơ hội 53

3.2.2. Thách thức 62

3.3. Dự báo sự phát triển của hệ thống siêu thị Việt Nam trong thời gian tới 71

3.3.1. Với hệ thống siêu thị của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước 71

3.3.2. Với hệ thống siêu thị của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài 73

3.3.3. Với hệ thống siêu thị Việt Nam nói chung 75

3.4. Giải pháp phát triển có hiệu quả hệ thống siêu thị Việt Nam 76

3.4.1. Nhóm giải pháp từ phía Chính phủ 76

3.4.1.1. Kinh nghiệm của Chính phủ các quốc gia 76

3.4.1.2. Giải pháp đề xuất: 82

3.4.2. Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp bán lẻ 84

3.4.2.1. Kinh nghiệm của các Tập đoàn bán lẻ quốc tế 84

3.4.2.2. Giải pháp đề xuất 89

KẾT LUẬN 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 5795 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Sự phát triển của hệ thống siêu thị Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh của Bộ Công thương) và 74 siêu thị được chứng nhận. Sự thiếu sót trong khâu quản lý nguồn vốn, đào tạo nhân lực và chất lượng hàng hoá Về nguồn vốn và nhân lực - Theo nhận định chung của nhiều chuyên gia là: nhiều cái được gọi là "siêu thị" ở Việt Nam không hơn các cửa hàng bách hóa, mậu dịch quốc doanh trước đây là mấy thậm chí không đạt tiêu chuẩn do Bộ Công thương quy định. - Vốn kinh doanh của các siêu thị (trừ một số siêu thị lớn) còn rất khiêm tốn, rất hiếm doanh nghiệp có trên 100 tỉ đồng vốn lưu động tự có. Nhiều siêu thị có nguồn hàng ký gửi, đại lý chiếm từ 30 đến 70%. Việc tự tổ chức thu mua, chủ động nguồn hàng, đầu tư ban đầu vào sản xuất để nắm hàng rất ít - Hiệp hội siêu thị Hà Nội đã chỉ ra những điểm yếu đang tồn tại trong hệ thống phân phối Việt Nam: tính chuyên nghiệp yếu vì đa phần nguồn nhân lực đều chưa qua đào tạo, chỉ có khoảng 4-5% nhân lực được đào tạo chuyên ngành, 60-70% các đơn vị kinh doanh chưa sử dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý và khoảng 20% đơn vị mới xây dựng được trang web ở mức độ đơn giản với nội dung nghèo nàn. Hậu cần cho hệ thống phân phối như kho bảo quản, các kho lạnh, xe tải chuyên dùng thiếu đồng bộ, chưa đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Việc tổ chức cung ứng hàng hoá chủ yếu là có gì bán nấy, chưa xây dựng được vùng cung cấp nguồn hàng ổn định để tiêu thụ. - Các kho dự trữ, sơ chế hàng hóa, các thiết bị bán hàng, thanh toán vận chuyển được trang bị chỉ ở mức trung bình của khu vực. Chưa có các trung tâm kho vận thương mại để đảm nhiệm toàn bộ hệ thống vận hành cho một chuỗi siêu thị có tính chất chuyên nghiệp cao. - Hầu hết các siêu thị trung bình và nhỏ không có nguồn hàng ổn định, dễ bị lúng túng khi có những biến động về giá cả, cung cầu hàng hóa... Theo phân loại tiêu chuẩn siêu thị tại Quyết định 1371/BTM trước đây của Bộ Thương mại chỉ có 10% siêu thị đạt loại 1, còn lại đa số là loại 2 và 3. - Quy hoạch siêu thị ở nước ta chủ yếu mang tính tự phát, chưa theo một quy hoạch phát triển đã được định trước dẫn tới tình trạng có khu vực tập trung quá nhiều siêu thị, có nơi lại không hoặc thưa thớt. Minh chứng rõ nhất là ở các khu đô thị mới của Hà Nội hiện nay hầu như không có mạng lưới bán hàng phục vụ nhân dân. Về chất lượng hàng hoá và dịch vụ - Cuối tháng tám, đoàn thanh tra liên ngành Hà Nội đã phát hiện những sai phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm tại siêu thị Big C. Tại quầy bán thức ăn sẵn, ruồi muỗi đậu đầy thức ăn, người bán hàng không mang găng tay và khẩu trang. Thậm chí siêu thị này còn làm sai nguyên tắc vệ sinh phòng dịch khi nhập gà nguyên lông vào nội thành để giết mổ...Xu thế sử dụng thực phẩm tại các siêu thị đang trở thành phổ biến tại các thành phố bởi khách hàng rất tin tưởng vào độ “sạch” của thực phẩm ở đây. Riêng ở Hà Nội đã có trên 20 siêu thị hoạt động rất tấp nập Vậy nhưng thời gian qua, với sự phát hiện của khách hàng cũng như kết quả các đợt kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tại các siêu thị, có nhiều sản phẩm đáng giật mình về độ an toàn của nó đối với sức khoẻ của người tiêu dùng. - Ngoài ra, hạng mục mà các chủ siêu thị, trung tâm thương mại (TTTM) hay “quên” nhất là khu vệ sinh và hệ thống phòng cháy chữa cháy. Không những siêu thị mini thiếu mà các siêu thị to, vị thế đẹp và khá đông khách như Hà Nội Marko (Tây Sơn), CG Mart (Cầu Giấy) cũng không có nơi giành cho khách đi vệ sinh.Trong số gần 100 siêu thị, trung tâm thương mại ở Hà Nội, chỉ có khoảng 20% đạt yêu cầu. Số còn lại thì nhỏ hẹp, thiếu dịch vụ ăn uống giải trí, và khả năng phục vụ trẻ emvv - Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại chưa có quy hoạch và quản lý thiếu chặt chẽ. Hầu hết, doanh nghiệp thương mại của Hà Nội vốn ít, thiếu tính chuyên nghiệp, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu. Ða số hàng hóa tại các trung tâm thương mại, siêu thị là hàng đại lý ký gửi, chiếm khoảng 60 - 70%. - Mặt khác, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm trong nước, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kém, lại thiếu tính chủ động trong hợp tác liên kết, liên doanh để thu mua, tiêu thụ hàng hóa, trao đổi thông tin. Do vậy, doanh nghiệp muốn tái sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh để tăng thị phần, tự đầu tư vốn để chủ động thu mua hàng trực tiếp là khá khó khăn. 2.2.2.4. Sự liên kết của các siêu thị Việt nam còn yếu và lỏng lẻo Từ năm 2006, các DN bán lẻ VN đã tăng tốc đầu tư mở rộng mạng lưới và chuẩn bị nguồn lực cho cuộc cạnh tranh khi vào WTO. Hàng loạt siêu thị mới ra đời, nhiều dự án xây dựng trung tâm thương mại cao cấp, hệ thống kho vận... được khởi công. Thế nhưng, nhìn chung, nỗ lực của các DN chỉ mới dừng lại ở phát triển bề rộng chứ chưa có chiều sâu. Theo một chuyên gia kinh tế, DN VN không chỉ thiếu vốn, mặt bằng, nhân lực, hậu cần mà còn thiếu liên kết. DN bán lẻ nào cũng kinh doanh một loại siêu thị tổng hợp chứ chưa có siêu thị hàng hóa đặc trưng và ít hợp tác với nhau. Điển hình là Saigon Co.op và Satra vẫn không tìm được tiếng nói chung sau nhiều lần họp bàn phương án liên doanh. Việc liên kết giữa bốn “anh cả” bán lẻ VN là Saigon Co.op, Tập đoàn Phú Thái, Satra, Hapro ra đời từ tháng 5-2007 nhưng đến nay vẫn giẫm chân tại chỗ. Hệ quả là chưa có được một tập đoàn bán lẻ nội địa nào đủ mạnh để có thể cạnh tranh với các đại gia nước ngoài. Để tự cứu mình, một số DN bán lẻ trong nước âm thầm liên doanh với DN nước ngoài. Giám đốc một siêu thị lớn cho rằng cứ theo đà này thì trong vòng 5 năm nữa, khó duy trì chứ đừng mong đến phát triển thương hiệu bán lẻ nội địa. Sự liên kết giữa sản xuất và lưu thông của hệ thống siêu thị Việt Nam Theo đánh giá của các chuyên gia, vấn đề lớn nhất của siêu thị Việt Nam hiện nay là tính chuyên nghiệp, sự hợp tác để tổ chức nguồn hàng giữa các siêu thị, liên kết giữa sản xuất và lưu thông. Trên thực tế, vẫn còn tồn tại khá phổ biến tình trạng các siêu thị lớn gây sức ép với các nhà cung ứng; và các siêu thị nhỏ bị các nhà cung ứng gây sức ép. Trong khi đó, những siêu thị của nước ngoài như Wal-Mart, Metro có hệ thống thu mua và phân phối toàn cầu. Đây là một điểm yếu của siêu thị Việt Nam khi phải tham gia cạnh tranh với các siêu thị nước ngoài. Hàng hóa ở các siêu thị được phân phối theo hình thức mua đến đâu bán đến đó, ít dự trữ. Mối liên hệ giữa sản xuất và lưu thông rất lỏng lẻo, mạnh ai nấy làm. Do đó, làm tăng chi phí của siêu thị và đẩy giá các mặt hàng cao lên so với hàng hóa tại các chợ truyền thống. Khâu thu mua và phân phối hàng hóa trong các siêu thị Việt Nam còn nhiều bất cập. Trong khi đó, để phát triển tốt hệ thống siêu thị Việt Nam, đảm bảo về giá cả và chất lượng hàng hóa cần đi từ mối quan hệ chặt chẽ giữa thu mua và phân phối. Việc tổ chức thu mua, vận chuyển hàng thiếu liên tục, thiếu những đơn hàng dài hơi, thiếu ổn định do thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa bên cung cấp sản phẩm với siêu thị. Hiện nay ở nước ta chưa có những nhà phân phối chuyên nghiệp với quy mô lớn. Các nhà kinh doanh bán lẻ phải tự tìm đến các nhà sản xuất cũng như những nhà sản xuất phải tự tìm đến các siêu thị. Bình quân một siêu thị có đến hàng trăm, thậm chí trên 1000 nhà cung cấp khác nhau. Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi tìm kiếm những nhà cung cấp các loại hàng thực phẩm tươi sống, đặc biệt là các loại rau củ quả, thịt, cá, vừa đảm bảo số lượng và chất lượng vì số lượng các nhà sản xuất hàng hóa với quy mô lớn hầu như không đáng kể, sản phẩm sản xuất ra thường không ổn định. Hệ thống phân phối hiện đại đòi hỏi một hệ thống hậu cần chuyên nghiệp. Trong khi đó, ở các siêu thị của Việt Nam, các giám đốc vẫn còn tranh cãi về việc trung tâm phân phối hoặc nhà cung cấp không giao đủ hàng bán trong các dịp lễ tết. Có tới 40% hàng hóa trong các siêu thị của ta hiện nay chủ yếu là “chờ người ta mang đến bán cho đại lý hoặc chờ người ta đưa vào quầy cho mình bán”, nên không thể cạnh tranh được về giá với các siêu thị “ngoại”. Thậm chí các siêu thị Việt Nam còn cạnh tranh theo kiểu tranh mua, tranh bán nguồn hàng ở các địa phương. Bên cạnh đó, việc điều phối các loại xe giao hàng đúng loại, đúng nơi, đúng thời điểm vẫn còn được điều hành khá đơn giản. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà còn làm gia tăng chi phí lao động cũng như quản lý. Sự liên kết giữa các siêu thị trong nước Hiện nay, giữa các siêu thị có giao hàng, bán hàng cho nhau nhưng chỉ là sự liên kết lỏng lẻo. với những mặt hàng bán chậm, tùy thuộc các mối quan hệ mà giữa các siêu thị có sự hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, với những mặt hàng bán chạy, thường có xu hướng “mạnh ai nấy làm”. Giữa các siêu thị trong nước vẫn còn thiếu các liên kết chặt chẽ để có thể cùng bình đẳng, cùng có lợi về việc trao đổi kinh nghiệm, thị trường thu mua, tổ chức nguồn hàng. Mặt khác, các siêu thị bán lẻ nào cũng kinh doanh một loại siêu thị tổng hợp chứ chưa có siêu thị hàng hóa đặc trưng và ít hợp tác với nhau. Hệ quả là chưa có được một tập đoàn bán lẻ nội địa nào đủ mạnh để có thể cạnh tranh với các đại gia nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp đã thừa nhận họ chỉ hợp tác lâu dài với một công ty khác khi có một mối quan hệ từ trước còn chỉ thuần túy là kinh doanh với nhau thì chưa chắc bền vững. Đây  là một điểm hạn chế và ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh doanh khiến các doanh nghiệp đôi khi tự bỏ lỡ cơ hội giao thương với doanh nghiệp nước ngoài. Một ví dụ điển hình nhất về thiếu liên kết là giữa Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) và Liên hiệp hợp tác xã thương mại Sài Gòn (Saigon Co.op), chủ hệ thống siêu thị Co.opMart, đã nhiều lần  bàn bạc hợp tác kinh doanh siêu thị nhưng hai bên tới giờ chưa thống nhất được tên gọi siêu thị và một số vấn đề khác, nên liên kết này hơn hai năm qua vẫn chưa thể triển khai. Trong khi đó Saigon Co.op có vốn, có kinh nghiệm kinh doanh siêu thị nhưng lại thiếu mặt bằng, còn Satra thì lại có nhiều mặt bằng sử dụng chưa hiệu quả. Mặc dù chúng ta đang có lợi thế sân nhà rất lớn nhưng nếu các doanh nghiệp không sớm liên kết lại với nhau thì theo dự báo của các chuyên gia kinh tế thì khả năng suy yếu của hệ thống phân phối hàng hóa trong nước sẽ là điều không thể tránh khỏi.Các công ty trong nước phải liên kết lại, hùn vốn lại thành những tập đoàn phân phối lớn, từ đó mới có khả năng cạnh tranh được với những công ty khổng lồ của nước ngoài. Rồi phải tiến tới thành lập những hiệp hội để bảo vệ quyền lợi của mình và quyền lợi của người tiêu dùng trong nước, tránh những cạnh tranh không lành mạnh có thể xảy ra. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÓ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG SIÊU THỊ VIỆT NAM 3.1. Bối cảnh kinh tế Trải qua hơn 20 năm từ cải cách mở cửa 1986, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức cao, quá trình CNH-HĐH được đẩy mạnh đời sống của nhân dân được nâng cao rõ rệt. Đặc biệt, thành công trong hội nhập khu vực và quốc tế càng khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Sau 11 năm đàm phán cam go, ngày ngày 7/11/2006, tại Geneve (Thụy Sĩ) đã diễn ra trọng thể Lễ ký Nghị định thư về việc Việt Nam được chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sự kiện này mở ra cơ hội mới cho sự phát triển đất nước và cả những thách thức cần phải vượt qua khi Việt Nam được tham gia vào tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu. Theo cam kết gia nhập WTO, 1-1-2008, doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập liên doanh bán lẻ tại Việt Nam và đến 1-1-2009, Việt Nam sẽ thực sự mở cửa hoàn toàn thị trường này. Mở cửa thị trường bán lẻ tạo điều kiện cho các tập đoàn bán lẻ nước ngoài nổi tiếng như Wal-Mart (Mỹ), Tesco (Anh), Carefour (Pháp) mở rộng mạng lưới phân phối tại Việt Nam. Theo đánh giá của AT Kearny – một tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là hấp dẫn thứ tư năm 2007 và vươn lên vị trí thứ nhất năm 2008. Đây là sức hấp dẫn lớn đối với các tập đoàn phân phối lớn nước ngoài. Do đó, trong tình trạng khó khăn về vốn, về kinh nghiệm quản lý và thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ phải đối mặt với cuộc cạnh tranh không cân sức với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Không ít doanh nghiệp bán lẻ trong nước lo ngại trước việc mất thị phần khi những tập đoàn lớn đang lên kế hoạch thôn tính thị trường bán lẻ Việt Nam. Tuy nhiên, việc mở cửa thị trường bán lẻ cũng đem lại cơ hội cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng trong nước đang háo hức chờ đón sự xuất hiện của các siêu thị mới. Không những được thoả mãn nhu cầu mua sắm, họ còn có cơ hội sở hữu hàng loạt những mặt hàng có chất lượng tốt, giá rẻ bởi những chiến lược cạnh tranh ráo riết về giá nhằm áp đảo và hạ gục đối phương của các nhà phân phối lớn trên toàn thế giới. Chuẩn bị cho thời điểm mở cửa chính thức thị trướng bán lẻ ngày 01/01/2009, hệ thống siêu thị trong nước đã có những kế hoạch giữ vững và mở rộng thị phần. Không chỉ các siêu thị trong nước như Co.op Mart, Hapro mà các “đại gia” bán lẻ đã hoạt động tại thị trường Việt Nam như Big C, Metro cũng đang ráo riết chạy đua mở rộng thị phần. Bên cạnh đó, các tập đoàn phân phối nước ngoài như Lotte Mart (Hàn Quốc), Bourbon (Pháp) đang chuẩn bị cho kế hoạch bước chân vào thị trướng Việt Nam. Thị trường bán lẻ Việt Nam, theo dự báo trước đó, sẽ thực sự sôi động sau ngày chính thức mở cửa. Tuy nhiên, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 2008 đã khiến sự sôi động đó chưa thực sự bắt đầu. Một số tập đoàn bán lẻ nước ngoài vẫn chưa gia nhập vào thị trường Việt Nam theo dự kiến do phải đối phó với ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế làm giảm sức mua tại các quốc gia nơi họ đang hoạt động kinh doanh. Mặt khác, khủng hoảng làm hoạt động đầu tư trên thế giới chững lại, nên các tập đoàn bán lẻ nước ngoài còn do dự khi đầu tư tại Việt Nam cũng là lẽ tất nhiên. Không nằm ngoài xu thế chung của thế giới, Việt Nam cũng đang phải chịu những ảnh hưởng của khủng hoảng. Lạm phát khiến cho giá hàng hóa dịch vụ tăng cao, thu nhập thực tế của người dân giảm, khiến sức mua giảm. Một vài chuyên gia đang dự đoán rằng suy thoái kinh tế sẽ “nghèo hóa” hàng triệu người Việt Nam - những người vừa thoát khỏi đói nghèo gần đây nhờ vào quá trình phát triển và đô thị hóa nhanh chóng. Tuy nhiên, với sức hấp dẫn lớn của một thị trường bán lẻ đầy tiềm năng, cùng với những nỗ lực của Chính phủ trong khắc phục hậu quả của khủng hoảng, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ thực sự sôi động trong thời gian tới với sự xuất hiện của hàng loạt các siêu thị, đại siêu thị hiện đại của các doanh nghiệp và tập đoàn phân phối trong và ngoài nước. 3.2. Cơ hội và thách thức trong phát triển hệ thống siêu thị ở Việt Nam hiện nay 3.2.1. Cơ hội - Trước việc chính thức mở cửa thị trường bán lẻ, so với hệ thống siêu thị của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, các tập đoàn bán lẻ trong nước có thế mạnh là am hiểu tâm lý người tiêu dùng trong nước hơn, đồng thời một số siêu thị đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, gây dựng được cơ sở vật chất ban đầu. Đây là một ưu thế lớn của hệ thống siêu thị Việt Nam, bởi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài khi xâm nhập thị trường Việt Nam phải mất một khoảng thời gian tìm hiểu thói quen mua sắm, thị hiếu của người tiêu dùng, đồng thời phải tìm địa điểm kinh doanh thích hợp và xây dựng mạng lưới phân phối. Khoảng thời gian này là cơ hội vàng cho các siêu thị Việt Nam khẳng định vị thế chắc chắn của mình trên thị trường nội địa, chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh gay gắt trong thời gian tới. Mặt khác, dù phong cách phục vụ của chúng ta chưa chuyên nghiệp, nhưng bù lại các công ty trong nước lại rất linh động, sáng tạo trong việc đưa hàng đến tay người tiêu dùng, chẳng hạn hệ thống phân phối hàng bằng xe máy. Khắp các hang cùng ngõ hẻm – điều mà các công ty nước ngoài chưa biết, chưa quen và cũng chưa thực hiện được. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm tiềm năng: + Với dân số đông Việt Nam đang là một thị trường tiềm năng để phát triển mạng lưới siêu thị. Việt Nam có số dân hơn 86 triệu người và hàng năm tăng trên 1 triệu người (đứng thứ 3 trong 11 nước Đông Nam Á, đứng thứ 8 trong 50 nước và vùng lãnh thổ châu Á, đứng 13 trong 208 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới), là thị trường có tiềm năng rất hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ. Đồng thời do đặc điểm dân số trẻ, sự chuyển dịch trong cơ cấu tiêu dùng Việt Nam cũng khá nhanh. Dân số trẻ cũng tạo điều kiện dễ dàng tiếp nhận hình thức bán hàng trực tiếp mới, sự hiểu biết về sản phẩm ngày càng được nâng cao. Đây là lợi thế đáng kể cho các nhà đầu tư khi xúc tiến xây dựng các mạng lưới cửa hàng siêu thị tại Việt Nam. + Tỷ lệ dân số đô thị chưa cao (năm 2007 mới đạt 27,44%, thuộc loại thấp trên thế giới), nhưng đang có xu hướng tăng nhanh, nên cơ cấu tiêu dùng cũng sẽ có sự chuyển dịch nhanh theo hướng hiện đại. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định khiến nhiều nhà đầu tư an tâm khi kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu đang làm cho người tiêu dùng của các nước không còn tăng với tốc độ như cũ, ở một số nước, việc tiêu dùng một số chủng loại hàng hóa, dịch vụ (như hàng hóa cao cấp, hóa mỹ phẩm cao cấp, du lịch nước ngoài,...) bị giảm do người dân thắt chặt chi tiêu. So với các nước, Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng kinh tế thuộc loại cao, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tuy thấp hơn các năm trước nhưng tính chung vẫn còn tăng 6,1%... Do vậy, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn còn rất hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Năm 2007, theo tổ chức tư vấn A.T.Keaney của Hoa Kỳ, thị trường bán lẻ Việt Nam xếp thứ tư thế giới về khả năng thu hút những tập đoàn bán lẻ với những lý do như dân số đông, trong đó một nửa dân số Việt Nam ở độ tuổi dưới 30 và mức chi tiêu của người tiêu dùng cũng như doanh số bán lẻ ngày một tăng nhanh. Chẳng hạn, năm 2007, tổng mức lưu chuyển bán lẻ xã hội đạt 726.113 tỉ đồng, tăng 23,3% so với năm 2006, là mức tăng kỷ lục từ năm 2001 đến nay. Điều đặc biệt quan trọng là thương mại nội địa còn mở rộng đối với mọi khu vực kinh tế. Nếu như năm 2001, tỷ trọng trong thương mại bán lẻ hàng hóa của khu vực kinh tế nhà nước là 16,7%, của khu vực kinh tế ngoài nhà nước là 81,7% và của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 1,6%, thì năm 2007, tỷ trọng trên đã có sự chuyển dịch mạnh, tương ứng là 10,9%; 86%; và 3,1%. Theo nhận định của Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) Phan Thế Ruệ, thị trường Việt Nam là niềm mơ ước đối với nhiều nhà bán lẻ nước ngoài, bởi dân số hơn 86 triệu người, tổng mức bán lẻ của toàn xã hội giai đoạn 2003 – 2007 đạt mức tăng 18- 22%. Riêng 9 tháng đầu năm 2008, tổng mức bán lẻ cả nước đạt khoảng 694.000 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước (nếu trừ yếu tố tăng giá thì vẫn tăng trên 20%). Đây là mức tăng trưởng cao so với trung bình của các nước đang phát triển. Ấn Độ, được xếp hạng là nơi hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư bán lẻ của những thị trường mới nổi trong 3 năm qua, đã mất vị trí hàng đầu về lĩnh vực này, thay vào đó là Việt Nam, theo một báo cáo mới nhất vừa được công bố. Thị trường bán lẻ Việt Nam, đã có bước nhảy vọt từ vị trí số 4 năm 2007 lên số 1 năm 2008. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam so với các nước trong khu vực. - Mua sắm ở siêu thị đang dần dần trở thành thói quen của người dân Việt Nam. Gia nhập WTO và phát triển kinh tế mạnh mẽ, mức sống được cải thiện đã làm thay đổi xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam: Thói quen mua sắm hiện đại  tăng từ 9% (2005) lên 14% vào năm 2007 và dự kiến là 24% vào năm 2010. Riêng thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, tỷ lệ tương ứng là 15%, 24% và 37%. Xu hướng tiêu dùng hiện đại đang dần trở nên phổ biến ở các đô thị như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng... Đặc biệt, ước tính ở khu vực phía Nam sẽ có 63,7% người tiêu dùng chọn kênh phân phối hàng hóa tại siêu thị.  Tuy lượng hàng cung cấp ra thị trường của hệ thống siêu thị hiện nay chỉ chiếm 10% lượng hàng hóa, bên cạnh 90% từ các chợ truyền thống, hàng rong, nhà sản xuất, nhưng đi mua sắm tại các siêu thị hiện đã trở thành một nhu cầu tất yếu của người dân Hà Nội. Các hành vi tiêu dùng thay đổi như từ mua sắm hàng ngày ở các chợ truyền thống, kể cả “chợ cóc” chuyển sang mua sắm khối lượng lớn cho cả tuần tại các siêu thị, trung tâm mua sắm và qua mạng Internet; đồng thời gia tăng giá trị mua sắm, sử dụng ngày càng nhiều các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, kể cả chăm sóc sắc đẹp cho cả phụ nữ và nam giới; dịch vụ du lịch, bảo hiểm, giáo dục Theo đánh giá của các chuyên gia, trong thời gian tới, người tiêu dùng sẽ đến các siêu thị, các cửa hàng tiện ích nhiều hơn để xem hàng và so sánh, chọn lựa, đặc biệt khi các mặt hàng của nước ngoài tràn vào ngày càng phong phú và cạnh tranh. Đặc biệt, nhóm người tiêu dùng trẻ (từ 18 đến 35 tuổi) có xu hướng thích mua sắm tại các cửa hàng chuyên và siêu thị, họ thích đi tham quan nhiều cửa hàng mà không ngại xa hay gần trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Xu hướng chung của người tiêu dùng là ngày càng tiếp cận các kênh phân phối hiện đại như siêu thị và cửa hàng tự chọn. Các dịp mua sắm lớn chủ yếu vẫn tập trung vào các ngày nghỉ lễ, Tết... Tuy nhiên, cũng có một xu hướng tiêu dùng mới hình thành tại các đô thị, đó là nhu cầu mua sắm vào dịp cuối tuần tại các trung tâm thương mại hiện đại. Thực tế cho thấy, trong những năm qua tăng trưởng của thị trường bán lẻ Việt Nam duy trì ở mức tương đối cao, đạt bình quân khoảng trên 20%. Đến năm 2007, tỷ lệ này tăng lên 25-27%. Việt Nam đang được đánh giá là một thị trường tiềm năng trong khu vực. - So với các kênh phân phối truyền thống, siêu thị có nhiều ưu điểm và lợi thế cạnh tranh. Siêu thị rõ ràng là có nhiều ưu điểm so với các loại hình bán lẻ vốn có trong mạng lưới phân phối ở nước ra nhờ sự tiện lợi, vẻ lịch sự văn minh và phương thức bán hàng tự phục vụ khá mới mẻ. Tuy vậy, siêu thị cũng vấp phải không ít những đối thủ cạnh tranh trong đó tiêu biểu nhất là các chợ họp ngoài trời và chợ cóc, chợ tạm bên hè phố Bảng phân tích ưu nhược điểm giữa siêu thị và chợ truyền thống Điểm mạnh Điểm yếu Cơ may Hiểm hoạ Siêu thị Khung cảnh dễ chịu. Sạch sẽ. Niêm yết giá rõ ràng. Hàng hoá tập trung. Chất lượng bảo đảm. Giá cao. Nguồn hàng ít đa dạng. Thiếu kinh nghiệm ít nghiên cứu thị trường. Kinh tế tăng trưởng nhanh. Mức thu nhập BQĐN ngày càng tăng. Đô thị hoá Thói quen tiêu dùng đang thay đổi. Bị cạnh tranh bởi các đại lý, các hình thức bán hàng tại nhà. Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện. Chợ truyền thống Là nơi mua bán theo thói quen lâu đời. Phân bố rải rác khắp nơi. Phục vụ tận tình giá cả hợp lý. Mua hàng thuận tiện nhanh chóng. Vệ sinh không đảm bảo. Gây ô nhiễm môi trường. Mất thời gian mặc cả Kinh doanh thiếu bài bản. Phổ biến nhất ở những vùng nông thôn. Phát biểu theo hướng chuyên doanh. Thói quen tiêu dùng thay đổi. Đô thị hoá nhanh chóng sự xuất hiện của các siêu thị. - Mặt bằng giá cả trong siêu thị luôn có xu hướng ổn định hơn giá cả của các kênh phân phối truyền thống. Trong tình hình giá cả biến động như hiện nay, đây là một thế mạnh khiến cho xu hướng mua sắm trong siêu thị của người dân ngày càng phổ biến. So với các mặt hàng được bày bán trong các chợ truyền thống, mặt bằng giá cả trong các siêu thị thường có xu hướng ít biến động hơn. Đặc biệt, do ảnh hưởng cúa khủng hoảng kinh tế, giá cả ở các khu chợ đang leo thang với mức chóng mặt, trong khi chất lượng nhiều mặt hàng không được đảm bảo, nhất là với các mặt hàng thực phẩm. Đây là một trong những lý do khiến người tiêu dùng đang có xu hướng đi siêu thị nhiều hơn, đặc biệt là vào các dịp lễ tết. Mặc dù ở Việt Nam, giá cả trong siêu thị với một số mặt hàng thường cao hơn so với mặt bằng chung ở các chợ truyền thống từ 0,5-20%, nhưng nhìn chung mua hàng ở siêu thị thường khiến người tiêu dùng yên tâm về chất lượng hơn, do một số loại hàng hóa mua bên ngoài không có nhãn mác, bao bì. Mặt khác, cùng một loại mặt hàng, giá cả ở các siêu thị gần như tương đương, không chênh lệch nhiều. Nhưng ở các chợ khác nhau, giá cả có sự chênh lệch rõ rệt, khiến người tiêu dùng nhiều trường hợp bị “mua hớ”. Do đó, người tiêu dùng đang dần chuyển sang mua hàng ở siêu thị và xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới. - Thu nhập trung bình của người dân việt nam ngày càng tăng, và tỷ lệ tiêu dùng trên thu nhập của người việt nam vào loại cao nhất Đông Nam Á. Theo thống kê, nhóm dân cư có tốc độ tăng thu nhập nhanh nhất nằm trong khoảng 500 – 1000USD một tháng. Ít chịu ảnh hưởng các sự biến động trong nền kinh tế toàn cầu và với ảnh hưởng của lạm phát năm 2008, các hộ gia đình trung lưu Việt Nam đã trở nên giàu có hơn. Số liệu của TNS Vietcycle cho thấy sự tăng trưởng vật chất từ năm 1999 và năm 2008, dưới 15% hộ gia đình thành thị có thu nhập từ 3 triệu đồng trở xuống, trong khi có trên 45% hộ gia đình có thu nhập từ 4,5 đến 20 triệu đồng/tháng. Ngày nay chỉ 15% hộ gia đình thành thị có thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng, trong khi 1/3 hộ gia đình thành thị hiện nay thu nhập trên 6,5 triệu đồng/tháng. Theo bảng xếp hạng của tập đoàn tư vấn AT Kearney, sức hút của thị trường bán lẻ Việt Nam đứng sau các nền kinh tế là Ấn Độ, Nga và Trung Quốc. Trong năm 2007, người Việt Nam đã chi gần 45 tỷ USD cho mua sắm và tiêu dùng. Tuy có thu nhập bình quân đầu người vào loại thấp trên thế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7929.doc
Tài liệu liên quan