Chuyên đề Sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số trong dự án giảm nghèo tinh Phú Thọ 2002-2007: Thực trạng và một số bài học kinh nghiệm

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH PHÚ THỌ 4

I. Cơ sở lý luận cho sự tham gia của người dân trong dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ. 4

1. Khái niệm, các hình thức và phương pháp huy động sự tham gia của người dân 4

1.1. Khái niệm 4

1.2. Các hình thức tham gia 5

1.2.1. Sự tham gia bị động 5

1.2.2. Sự tham gia với hình thức cung cấp thông tin 6

1.2.3. Sự tham gia với hình thức tham khảo ý kiến 6

1.2.4. Sự tham gia vì lợi ích 7

1.2.5. Sự tham gia vì nhiệm vụ 7

1.2.6. Sự tham gia tương hỗ 7

1.2.7. Sự tham gia chủ động 8

1.3. Một số phương pháp huy động sự tham gia của người dân 8

1.3.1. Phương pháp quan sát 8

1.3.2. Phương pháp động não 9

1.3.3. Phương pháp thảo luận nhóm 10

2. Sự tham gia của người dân trong các dự án 10

2.1. Các tiêu chí đánh giá mức độ tham gia của người dân trong các dự án 10

2.1.1. Minh bạch 11

2.1.2. Công bằng 11

2.1.3. Hiệu quả 11

2.1.4. Tính bền vững 12

2.2. Các bước của dự án cần có sự tham gia của người dân 12

2.2.1. Lập kế hoạch dự án 13

2.2.2. Triển khai dự án 13

2.2.3. Giám sát thực hiện dự án. 14

2.2.4. Đánh giá thực hiện dự án 14

2.2.5. Quản lý dự án 15

II. Tổng quan về dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ 15

1- Giới thiệu chung về dự án 15

1.1. Mục tiêu của dự án 16

1.1.1. Mục tiêu tổng quát của dự án 16

1.1.2. Mục tiêu cụ thể của dự án 16

1.2. Nội dung của dự án 18

1.2.1. Đường giao thông và chợ 18

1.2.2. Nông nghiệp và phát triển nông thôn (các mô hình nông nghiệp, hệ thống thủy lợi, cung cấp nước sạch) 18

1.2.3. Y tế, giáo dục 19

1.2.4. Ngân sách phát triển xã 19

1.2.5. Hỗ trợ quản lý dự án 19

1.2.6. Quỹ cộng đồng 20

2- Kết quả thực hiện dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ 20

3- Đánh giá chung về dự án 26

3.1. Những thành tựu đạt được 26

3.1.1. Về mặt kinh tế 26

3.1.2. Về mặt xã hội 27

3.2. Những hạn chế còn tồn tại 28

3.2.1. Kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững 28

3.2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ còn hạn chế 28

3.2.3. Công tác tuyên truyền vận động người dân tự đi lên thoát nghèo chưa được quan tâm đúng mức 29

III. Sự cần thiết phải có sự tham gia của người DTTS trong dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ 29

1. Sự tham gia của người DTTS giúp việc lựa chọn mục tiêu cho dự án được chính xác, phù hợp với nguyện vọng của người DTTS 29

2. Huy động được tối đa nguồn lực tại chỗ, sự ủng hộ của đồng bào DTTS trong quá trình thực hiện dự án 30

3. Tính trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân được nâng cao hơn, sự gắn bó đoàn kết trong cộng đồng tốt hơn 31

4. Sự tham gia làm nâng cao trình độ dân trí, tính chủ động và vị thế cho người DTTS. 31

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH PHÚ THỌ 33

I. Bức tranh chung về đồng bào DTTS và cơ sở pháp lý cho sự tham gia của người DTTS trong dự án giảm nghèo 33

1- Khái quát về đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 33

2- Thực trạng đói nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 36

2.1. Tình hình đói nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số 36

2.2. Nguyên nhân của đói nghèo 39

2.2.1 Nhóm nguyên nhân do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên 39

2.2.2 Nhóm nguyên nhân do bản thân người DTTS 40

2.2.3 Nhóm nguyên nhân trình độ phát triển kinh tế xã hội 41

3- Cơ sở pháp lý cho sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ 42

3.1. Pháp lệnh dân chủ cơ sở về sự tham gia của người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 42

3.2. Yêu cầu đạt ra cho dự án 45

II. Thực trạng tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ 46

1- Trong khâu lập kế hoạch cho dự án 46

2- Triển khai thực hiện dự án 47

3- Giám sát thực hiện dự án 54

4- Đánh giá thực hiện dự án 55

5- Tham gia quản lý sau khi kết thúc dự án 56

III. Đánh giá dự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ 58

1- Về tính minh bạch 58

2- Về tính bền vững 60

3- Tính hiệu quả 61

4- Tính công bằng 63

 

IV. Một số kết luận chung về sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ 64

1- Kết quả về sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ 64

1.1. Các mục tiêu ban đầu của dự án đã được đảm bảo do có sự tham gia của người dân, đặc biệt là người DTTS 64

1.2. Trình độ năng lực của người DTTS được nâng cao sau khi tham gia vào dự án 65

1.3. Đồng bào DTTS về cơ bản đã được tham gia vào hầu hết các bước của dự án 66

2- Một số hạn chế trong quá trình tham gia dự án giảm nghèo của người DTTS 67

2.1. Sự tham gia của người DTTS vào các bước của dự án còn hạn chế và mang tính hình thức 67

2.2. Sự bất bình đẳng về giới trong việc tham gia vào dự án của người DTTS 68

2.3. Đối tượng tham gia chưa đầy đủ, chất lượng của sự tham gia chưa cao 68

3- Nguyên nhân của hạn chế 69

3.1. Nguyên nhân chủ quan 69

3.1.1. Nguyên nhân từ phía người dân 69

3.1.2. Nguyên nhân từ phía chính quyền cơ sở 70

3.2. Nguyên nhân khách quan 71

CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN ĐỂ TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA ĐỒNG BÀO DTTS TRONG CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA TỈNH PHÚ THỌ 72

I. Bài học kinh nghiệm 72

1- Bài học thứ nhất 72

2- Bài học thứ hai 73

3- Bài học thứ ba 74

4- Bài học thứ tư 75

5- Bài học thứ năm 76

6- Bài học thứ sáu 77

II- Các điều kiện để tăng cường sự tham gia của đồng bào DTTS trong công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ 77

1. Trao quyền chủ động cho các cán bộ cấp cơ sở 78

2. Nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể, nhất là hội phụ nữ trong công tác xóa đói giảm nghèo 78

3. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về cơ chế quản lý, điều hành giám sát cho cán bộ cơ sở 79

4. Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ thôn bản 80

5. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đầu tư thỏa đáng cho hệ thống thông tin tuyên truyền cấp cơ sở 81

6. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự tham gia của người dân vào các chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh 82

7. Tăng cường các hoạt động đào tạo nâng cao dân trí cho người DTTS 83

8. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đầu tư thỏa đáng cho hệ thống thông tin tuyên truyền cấp cơ sở 84

KẾT LUẬN 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

PHỤ LỤC

 

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2427 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số trong dự án giảm nghèo tinh Phú Thọ 2002-2007: Thực trạng và một số bài học kinh nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lực sản xuất, phương thức sản xuất còn lạc hậu, năng suất thấp, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, nguy cơ rủi ro cao. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm của người dân tộc gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa lý và chất lượng sản phẩm kém, chủng loại nghèo nàn. Phần lớn bà con trao đổi buôn bán qua các buổi chợ phiên, thường 1 tuần mới họp 1 lần và chỉ họp chợ vào buổi sáng, sảm phẩm trao đổi buôn bán không được nhiều, không đem lại thu nhập đáng kể cho người dân. Tỷ lệ hộ nghèo có xu hướng giảm qua các năm nhưng phần lớn vẫn nằm ở mức giáp danh nghèo, ranh giới giữa người trong diện nghèo đói và không thuộc diện nghèo đói rất mong manh, chỉ cần điều chỉnh nhỏ về chuẩn nghèo, tỷ lệ nghèo lại tăng lên nhanh chóng. Mỗi năm số hộ tái nghèo trong tổng số hộ vừa thoát nghèo vẫn còn tương đối lớn. Điều đó cho thấy một phần là do sự giảm nghèo chưa bền vững tại các địa bàn nơi có đông các DTTS sinh sống. Người DTTS chủ yếu sống ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện sinh sống gặp nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng ở nơi đây kém phát triển, đường xá đi lại thường là đường đất, chất lượng mặt đường quá xấu, khe suối nhiều. Khi vào mùa mưa, đường xá bị sạt lở, lầy lội, cầu cống bị hư hỏng hoặc bị cuốn trôi xảy ra thường xuyên, gây không ít khó khăn cho việc đi lại và lưu thông hàng hóa của bà con, làm tách biệt giữa vùng này với vùng khác. Tuy hầu hết các xã vùng sâu, vùng xa đã có trạm y tế nhưng các trang thiết bị dụng cụ y tế ở hầu hết các trạm thiếu và cũ kỹ, lạc hậu. Chất lượng khám chữa bệnh chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của bà con, tình trạng bà con người dân tộc bị đau ốm không đến trạm y tế mà mời thầy cúng về nhà chữa bệnh còn phổ biến. Hiện nay đời sống của bà con DTTS đã được cải thiện hơn trước do có sự quan tâm của Nhà nước và của tỉnh qua các chương trình dự án xóa đói giảm nghèo. Nghèo đói giảm là do kinh tế phát triển, người DTTS sống định cạnh định cư, tập chung phát triển sản xuất chăn nuôi. Tuy nhiên người dân tộc các xã vùng cao vẫn mang nặng phương thức sản xuất theo tập quán cũ, năng xuất các cây trồng chính như ngô, lúa còn chưa cao, cây sắn thì 1-2 năm mới cho thu hoạch. Do đó tỷ lệ nghèo đói của người dân tộc vẫn còn ở mức cao. Nguyên nhân của đói nghèo Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của các DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhưng có thể tóm tắt lại thành các nhóm nguyên nhân sau: Nhóm nguyên nhân do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên Người DTTS sinh sống chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa của tỉnh, có rất nhiều bất lợi về địa lý, sự thiếu hụt các công trình hạ tầng cơ bản: đường giao thông, điện, y tế, trường học…đây có thể là nguyên nhân bao trùm gây nên đói nghèo và lạc hậu. Việc thiếu các công trình giao thông làm cho cản trở người dân giao lưu, trao đổi thông tin, hàng hóa, trao dồi kiến thức, năng lực sản xuất. Các sản phẩm làm ra nếu có được trao đổi buôn bán thì cũng bị giảm giá trị đi rất thấp. Tại các xã vùng sâu, vùng xa chưa có thị trường hoặc thị trường hoạt động rất sơ khai, yếu ớt. Điều đó có nghĩa người dân tộc nơi đây gần như bị đăt ra ngoài sự phát triển của xã hội. Ngoài ra, do điều kiện địa hình có nhiều núi đồi, sông suối tạo nên các vùng khí hậu khác nhau, thời tiết phức tạp, thiên tai thường xảy ra, nhất là lũ quét vào mùa mưa, rét đậm, rét hại vào mùa đông làm cho đời sống của bà con đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, đất canh tác ít và xấu, cằn cỗi, bạc màu làm cho năng suất vật nuôi cây trồng thấp, mất mùa, thất thu. Đây là những nguyên nhân gây ra đói gay gắt cấp tính cục bộ. Đói nghèo do ảnh hưởng của đều kiện tự nhiên thường chiếm tỷ lệ gần 10% và nguyên nhân này trước mắt cũng như lâu dài vẫn là nỗi lo tiềm ẩn trong công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ. Nhóm nguyên nhân do bản thân người DTTS Người DTTS thiếu các điều kiện cơ bản để sản xuất như thiếu ruộng đất, thiếu giống, thiếu kinh nghiệm canh tác. Nghề chính là trồng trọt, chăn nuôi, không đem lại thu nhập đáng kể cho người dân trong khi đó họ lại không có nghề phụ. Bên cạnh đó bà con dân tộc vẫn còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, chưa tự tìm lối đi trong phát triển kinh tế. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chậm, cùng với phong tục tập quán canh tác lạc hậu là nguyên nhân chính dẫn đến năng suất cây trồng chưa cao. Với quan niệm “trời sinh voi, trời sinh cỏ”, “phải có con trai nối dõi” nên người DTTS sinh nhiều dẫn đến đông con, mức thu nhập không đủ để trang trải cho cả gia đình. Thiếu lao động, nguồn thu nhập thấp, thu không đủ chi, không đáp ứng được nhu cầu hàng ngày của số đông người trong gia đình nên họ dễ rơi vào cảnh nghèo đói. Mặt khác thiếu lao động trong các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn như các gia đình thuộc diện chính sách, người già, góa bụa… Điều kiện sống thấp dẫn đến ốm đau, bệnh tật, tai nạn, rủi ro. Đây là những nguyên nhân khách quan, thường không lường trước được làm cho người dân tộc đã nghèo lại còn nghèo hơn. Người dân tộc có trình độ dân trí thấp, kém hiểu biết, thiếu kinh nghiệm làm ăn. Việc tiếp cận với khoa học kỹ thuật còn hạn chế dẫn đến trình độ sản xuất còn lạc hậu, năng suất thấp. Qua các chính sách hỗ trợ vốn của Nhà nước, người dân tộc đã được tiếp cận với các loại vốn vay ưu đãi, nhưng có một bất cập ở đây là các hộ gia đình thường không sử dụng vốn đúng mục đích. Họ thường dùng số tiền vay được để mua sắm và trang trải cho sinh hoạt của gia đình thay vì đầu tư vào các loại giống cây trồng, vật nuôi tốt hơn, mua phân bón, mua công cụ sản xuất để tăng năng xuất cây trồng vật nuôi. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho người DTTS cứ mãi luẩn quẩn trong cái vòng nghèo đói của chính họ. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như lười biếng, không chịu lao động, mắc phải các tệ nạn xã hội như nghiện hút cờ bac, ăn tiêu lãng phí, phong tục tập quán lạc hậu dẫn đến nghèo đói của đồng bào các DTTS. Hộp 2.1: Điều tra của BQLDA giảm nghèo tỉnh Phú Thọ về nguyên nhân của đói nghèo: 38% số hộ đói nghèo do thiếu vốn. 25.7% số hộ đói nghèo do thiếu kiến thức và kinh nghiệm làm ăn. 9% số hộ đói nghèo do ốm đau bệnh tật. 10% số hộ đói nghèo do thiếu tư liệu sản xuất. 14.5% số hộ đói nghèo do thiếu lao động, đông con. 3.15% số hộ đói nghèo do các nguyên nhân khác. Nguồn: BQLDA giảm nghèo tỉnh Phú Thọ Nhóm nguyên nhân trình độ phát triển kinh tế xã hội Người DTTS sống ở các huyện vùng núi, có điểm xuất phát của kinh tế thấp, tập quán canh tác lạc hậu, nghèo đói dai dẳng, nghèo truyền kiếp vẫn còn tồn tại. Môi trường xã hội không thuận lợi, đó là các vấn đề về y tế, văn hóa, giáo dục phát triển yếu kém. Đây là những yếu tố giúp người dân có sức khỏe, có kiến thức để hòa nhập vào nền kinh tế một cách tốt nhất. Nhà nước chưa có các biện pháp xây dựng cơ sở hạ tầng, các biện pháp hành chính giáo dục để xóa bỏ các tệ nạn xã hội còn hạn chế. Đây là nhóm nguyên nhân liên quan đến các giải pháp bền vững giải quyết tận gốc vấn đề xóa đói giảm nghèo cho người DTTS. Cơ sở pháp lý cho sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ Trong quá trình triển khai thực hiện dự án giảm nghèo, sự tham gia của người dân, đồng bào DTTS không chỉ là ý muốn chủ quan từ phía BQLDA mà sự tham gia đó còn dựa trên những cơ sở pháp lý nhất định, đó là Pháp lênh dân chủ cơ sở và yêu cầu đạt ra cho dự án giảm nghèo. 3.1. Pháp lệnh dân chủ cơ sở về sự tham gia của người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Lịch sử hình thành Pháp lênh dân chủ cơ sở : Ngày 18 – 2 – 1998, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị số 30/CT – TW về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở. Thực hiện và thể chế hóa quan điểm của Bộ Chính trị, ngày 11-5-1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/1998/NĐ – CP (kèm theo Quy chế thực hiện dân chủ ở xã). Ngày 7-7-2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2003/NĐ - CP kèm theo “Quy chế dân chủ cơ sở ở xã” thay thế cho Nghị định 29/1998/NĐ – CP ngày 11-5-1998. Ngày 21/4/2007, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội đã thông qua Pháp lệnh dân chủ cơ sở. Việc ra đời của “Pháp lênh dân chủ cơ sở ” đã thể hiện khá rõ ràng về sự tham gia của người dân vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Đây là cơ sở quan trọng nhất về sự tham gia của người dân vào các chương trình xóa đói giảm nghèo của chính phủ cũng như của cộng đồng địa phương, đảm bảo sự tham gia của người dân có hiệu quả và mang lại lợi ích lớn cho xã hội trong các chương trình xóa đói giảm nghèo nói chung và dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ nói riêng. Tình hình triển khai Pháp lênh dân chủ cơ sở ở Phú Thọ trong thời gian qua: Nhiều năm qua, dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, tình hình thực hiện Pháp lênh dân chủ cơ sở cơ sở được duy trì với những việc làm thiết thực, hiệu quả, tạo động lực phát huy dân chủ trong Đảng và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Các chương trình liên quan đến vấn đề dân sinh, dân chủ được thực hiện tốt ở các xã phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Điều đáng chú ý ở các loại hình cơ sở xã, phường là vấn đề giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo được duy trì nề nếp và kịp thời. Nhiều nội dung thực hiện Pháp lênh dân chủ cơ sở được triển khai có hiệu quả. Việc thực hiện Pháp lênh dân chủ cơ sở gắn với cải cách thủ tục hành chính đã được thực hiện nhanh gọn, giảm bớt khâu trung gian, công khai hóa các thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực, thực hiện cơ chế “một cửa” tạo điều kiện cho việc giải quyết các yêu cầu của tổ chức công dân được thuận lợi và nhanh chóng. Bên cạnh đó còn nhiều cơ quan, doanh nghiệp thực hiện Pháp lênh dân chủ cơ sở còn mang tính hình thức. Ở hầu hết các doanh nghiệp tư nhân, quyền lợi của người lao động chưa được quan tâm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu tôn trọng và thực hiện Pháp lênh dân chủ cơ sở là do chủ doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc tổ chức thực hiện đúng nội dung của các bộ luật. Về phía người lao động, nhiều người chưa hiểu về luật, chưa nhận thức đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình nên “xuê xoa” cho xong chuyện miễn là  “Có công ăn việc làm”. Thu nhập của người lao động còn thấp cũng là yếu tố dẫn đến sự “bỏ qua” việc thực hiện Pháp lênh dân chủ cơ sở . Pháp lênh dân chủ cơ sở được triển khai trong các nhóm DTTS ở tỉnh Phú Thọ: Hiện nay có hơn 80% số thôn bản trên địa bàn tỉnh đã được triển khai, xây dựng, thực hiện Pháp lênh dân chủ cơ sở cơ sở. Trưởng các thôn, bản đều được nhân dân bầu trực tiếp, tín nhiệm xã hội cũng như trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của đội ngũ này khá hơn trước. Các Ban Thanh tra nhân dân được củng cố. Nhiều vụ việc khiếu tố được phát hiện và giải quyết tại cơ sở. Việc công khai các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến dân như cụ thể hoá 14 việc cần thông báo để dân biết, 6 việc để dân bàn và quyết định trực tiếp, 8 việc nhân dân bàn và tham gia ý kiến để HĐND, UBND xã quyết định, 10 việc dân giám sát, kiểm tra. Từ đó nhiều cơ sở, thôn, bản đã xây dựng được hương ước quy ước làng văn hóa… Thôn bản là nơi sinh sống, sinh hoạt văn hóa của người DTTS, nơi thực hiện Pháp lênh dân chủ cơ sở một cách rộng rãi, thực hiện Pháp lênh dân chủ cơ sở đã tạo ra một bước tiến mới trong xây dựng, củng cố cộng đồng ở các bản làng. Người dân ở đây cùng nhau bàn bạc, quyết định những vấn đề thường nhật của thôn bản mình. Những hoạt động đó mang nặng tình làng nghĩa xóm, góp phần tích cực xây dựng củng cố các cộng đồng dân cư tự quản ở nhiều nơi. Tuy nhiên, nhận thức về dân chủ của người DTTS còn nhiều mặt hạn chế, nhiều cán bộ trong thôn bản chưa đầy đủ tầm quan trọng, ý nghĩa sâu sắc tính cấp bách và lâu dài của vấn đề dân chủ nói chung và thực hiện Pháp lênh dân chủ cơ sở nói riêng ở chính thôn bản mình, có những nơi còn chưa có Pháp lênh dân chủ cơ sở hoạt động. Việc thực hiện Pháp lênh dân chủ cơ sở ở một số nơi chưa gắn với thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, với xây dựng mặt trận và các đoàn thể. Thực hiện tốt Pháp lênh dân chủ cơ sở ở cơ sở vùng dân tộc, miền núi của tỉnh sẽ góp phần mở rộng và phát huy quyền làm chủ của người dân là mục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng, của công cuộc đổi mới, là sức mạnh để đảm bảo sự bền vững, đạt tới mục tiêu chung là: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Yêu cầu đạt ra cho dự án Dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ được thực hiện tại 40 xã của 6 huyện (Thanh Sơn, Yên lập, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Thanh Thủy) (thường là các xã 135), đây là các xã có đông cộng đồng các DTTS sinh sống nhất, nhiều nhất là người Mường (có 88124 người, chiếm 65.56% dân số trong vùng dự án), tiếp đến là người Dao và người H’mông (6632 người, chiếm 4.93% dân số. Các dân tộc khác có tỷ lệ không đáng kể, 0.19% dân số (Nguồn: BQLDA giảm nghèo tỉnh Phú Thọ). Các DTTS trong vùng dự án phân bố không đồng đều ở các huyện. Dân tộc Mường và dân tộc Dao phân bố chủ yếu ở 2 huyện Thanh Sơn, Yên Lập, các dân tộc khác sống rải rác trên khắp các huyện. Như vậy có thể thấy rằng người DTTS chính là đối tượng hưởng lợi trực tiếp của dự án Thành công của dự án phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia của người DTTS. Lợi ích và quyền lợi của người DTTS gắn liền với các công trình của dự án được thực hiện tại thôn bản mình, đây chính là điều khuyến khích người DTTS tham gia vào dự án giảm nghèo của tỉnh. Phát huy vai trò tư lực tự cường của các hộ nghèo, hộ DTTS vươn lên thoát nghèo, gắn quyền lợi trách nhiệm của đồng bào DTTS vào việc tham gia thực hiện chương trình. Điều cốt yếu trong công tác xóa đói giảm nghèo là người dân phải tự mình nỗ lực vươn lên thoát nghèo, các chương trình dự án xóa đói giảm nghèo từ phía nhà nước chỉ có tác dụng hỗ trợ. Người nghèo, người DTTS phải thấy được vai trò chủ đạo của mình trong dự án giảm nghèo để từ đó họ sẽ có trách nhiệm hơn trong việc tham gia vào dự án. Thực hiện dự án phải công khai, dân chủ từ cơ sở, phát huy mạnh mẽ sự tham gia của người dân, nhất là đồng bào DTTS trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Ban giám sát của xã có nhiệm vụ giám sát xây dựng các công trình được thực hiện trên địa bàn của xã mình từ giai đoạn lập khảo sát xây dựng đến thi công, nghiệm thu công trình, đưa công trình vào sử dụng.Trong quá trình thực hiện dự án, các cán bộ thôn, bản phải có nhiệm vụ giám sát chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công các công trình, có trách nhiệm đối với việc duy tu bảo dưỡng công trình sau khi công trình đi vào hoạt động. II. Thực trạng tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ Dự án giảm nghèo có sự tham gia của người DTTS nghĩa là họ phải được tham gia vào tất cả các khâu của dự án từ lập kế hoạch, cho đến triển khai thực hiện, giám sát, đánh giá và cuối cùng là quản lý sau khi dự án kết thúc. Trên thực tế, sự tham gia đó như thế nào trong dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ, điều đó sẽ được thể hiện qua những phân tích sau. Trong khâu lập kế hoạch cho dự án Lâp kế hoạch cho dự án là một khâu quan trọng trong toàn bộ các bước của dự án, đảm bảo đầu tư có hiệu quả và tránh dàn trải, đạt hiệu quả cao và phục vụ lợi ích của nhiều người nghèo.vì vậy đòi hỏi phải có sự tham gia của người DTTS - đối tượng hướng tới của dự án ngay từ đầu. Tùy những công trình mà người DTTS có quyền quyết định hay chỉ tham gia đóng góp ý kiến cho các cán bộ địa phương, sau đó các nhà lãnh đạo địa phương mới ra quyết định. Trên thực tế cho thấy, người dân ít có cơ hội được tham gia vào khâu lập kế hoạch, việc lập kế hoạch cho toàn bộ dự án thường được tiến hành ở các cấp trên cao hơn (BQLDA). Việc lấy ý kiến của người dân trong khâu này rất hạn chế. Đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, có khi người dân tộc còn không biết có sự kiện gì xảy ra đối với mình, họ chỉ biết đến dự án khi nó được thông báo về thôn bản. Theo lời của một nam giới dân tộc Mông: “Tao 23 tuổi, sống cùng bố mẹ và vợ. Tao chẳng biết gì về cái dự án hỗ trợ này. Tao chỉ nghe nói là có cái dự án hỗ trợ chúng tao thôi, nhưng cũng không biết nó là về cái gì. Tao tham gia khi xã bảo tham gia thôi.” (Nguồn: BQLDA giảm nghèo tỉnh Phú Thọ). Qua đó đã chỉ ra một điều, thông tin về dự án trước khi khi triển khai thực hiện còn chưa đến được với người DTTS, vậy thì sẽ không có việc lấy ý kiến của họ trong khâu lập kế hoạch cho dự án. Họ chỉ tham gia vào dự án khi được huy động sự tham gia. Nếu như không có yêu cầu tham gia của chính quyền địa phương, có khi họ sẽ không biết có những dự án nào đang được thực hiện tại thôn bản mình. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, dự án đã tiến hành trao quyền và tạo điều kiện thuận lợi cho người DTTS tham gia vào tất cả các khâu, các quy trình của dự án. Kế hoạch hàng năm được BQLDA huyện thông báo vốn cho xã, căn cứ thông báo Ban phát triển xã thông báo cho các trưởng thôn, trưởng bản, tổ chức họp dân và hướng dẫn người dân tham gia đóng góp ý kiến. Bước đầu họ đã được tham gia vào việc quyết định xem thôn bản của họ được hưởng lợi từ những công trình, những tiểu dự án nào. Tiếp đó họ được làm chủ ngay trong việc bình xét, lựa chọn địa điểm triển khai các tiểu dự án, trực tiếp tham gia thi công, vận hành và khai thác sử dụng, quản lý và bảo trì các công trình được xây dựng tại thôn bản mình. Cách thức lựa chọn các hạng mục công trình cũng như các tiểu dự án được triển khai tại thôn bản rất đơn giản, được thực hiên dưới sự giúp đỡ của các cán bộ hướng dẫn, thường bằng công cụ so sánh cặp đôi (Phụ lục 2) Triển khai thực hiện dự án Triển khai thực hiện dự án là khâu thu hút được đông đảo sự tham gia của đồng bào DTTS nhất. Với khoảng 3/4 số hộ hưởng lợi từ dự án là người DTTS, do vậy họ đã tham gia rất nhiệt tình vào trong tất cả các hoạt động của dự án như tham gia xây dựng các công trình, tham gia vào các khóa đào tạo năng cao năng lực, lựa chon các mô hình nông nghiệp được triển khai tại thôn bản… Trước tiên, người DTTS đã được tham gia vào việc tự quyết định xem họ được tham gia vào những hoạt động, những hợp phần nào của dự án, tuy sự tham gia này còn hạn chế và thường chỉ áp dụng với các công trình có quy mô nhỏ thực hiện địa phương, còn đối với các công trình có quy mô lớn hơn thường là do nhà thầu chỉ định, người dân hoàn toàn bị động khi tham gia vào các công trình này. Người DTTS chủ yếu tham gia bằng cách đóng góp sức lao động vào các công trình của dự án. Đây là cách tham gia đơn giản nhất, không có yêu cầu đòi hỏi gì về trình độ chuyên môn, chỉ cần có sức lao động là được và còn mang lại thu nhập cho người dân nên khi được huy động họ tham gia rất nhiệt tình. Đối với các tiểu dự án nhỏ do xã làm chủ đầu tư thì ngày công có thể hơi thấp so với măt bằng chung khi tham gia vào các công trình khác của dự án (thường chỉ từ 15000-20000/ngày), nhưng cũng có rất nhiều bà con tham gia. Việc tạo ra thu nhập góp phần trực tiếp vào việc xóa đói giảm nghèo của người dân tộc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện dự án, sự tham gia của phụ nữ vẫn còn hạn chế và có những khoảng cách nhất định khi tham gia vào dự án. Đa phần phụ nữ tham gia vào các mô hình ứng dụng nông nghiệp (mô hình nuôi lợn nái, mô hình trồng ngô…), còn việc tham gia vào các công trình xây lắp thường là nam giới, phụ nữ cũng có tham gia nhưng không nhiều, các hợp phần đào tạo nam giới tham gia là chủ yếu, phụ nữ tham gia chiếm tỷ lệ không cao. Cụ thể, sự tham gia của người DTTS trong khâu này qua các nội dung của dự án được thể hiện như sau: Đối với các hạng mục công trình xây lắp Trong quá trình xây dựng các công trình của dự án, các nhà thầu thường sử dụng lao động địa phương, do giá nhân công rẻ và có thể huy động được tại chỗ, đồng thời lại tạo ra thu nhập trực tiếp cho người DTTS với mức tiền công trung bình từ 25.000-30.000đ/người/ngày, số lượng ngày công thấp nhất là 2 ngày và cao nhất là 45 ngày. Đây là mức tiền công được cho là tương đối phù hợp với lao động tại địa phương. Việc tạo ra việc làm từ các công trình của dự án đã phần nào giải quyết tình trạng thất nghiệp trong những lúc nông nhàn và tận dụng lao động dư thừa. Theo thống kê của BQLDA, có 53,9% số người tham gia vào việc lao động trả công của dự án với số tiền công thấp nhất là 20.000đ/người/ngày, cao nhất là 40.000đ/người/ngày là người DTTS (trong đó người Mường chiếm đa số, còn lại là người Dao và các dân tộc khác). Nguồn thu nhập từ việc tham gia vào các hoạt động của dự án đã giúp người DTTS phần nào trong việc cải thiện cuộc sống của mình. Hộp 2.2: Ý kiến của một nam giới dân tộc Thái “Thu nhập từ việc tham gia các công trình tại bản tuy không được nhiều lắm, nhưng đối với nhà nghèo cũng đỡ được nhiều thứ lắm: Có tiền trả tiền điện, mua mấy thứ trong nhà như xà phòng, sách vở cho các con đi học”. Nguồn: BQLDA giảm nghèo tỉnh Phú Thọ Người DTTS chủ yếu tham gia vào các hoạt động giản đơn như phụ xây, vận chuyển vật liệu xây dựng, đào đất…nói chung là những công việc lao động chân tay thuần túy, không có yêu cầu về mặt kỹ thuật. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với khả năng của người DTTS, họ có sức khỏe nhưng lại hạn chế về kiến thức do đó chỉ phù hợp với những công việc đơn giản chỉ có yêu cầu về sức lao động. Nội dung này cũng đã thu hút được nhiều bà con DTTS tham gia nhất thu nhập để có thể giải quyết những công việc cần thiết mà không phải chờ đợi để thu được lợi ích sau một thời gian (như tham gia vào các mô hình nông nghiệp, sau một thời gian triển khai mới bắt đầu đem lại kết quả). Như vậy có thể thấy người DTTS tham gia vào nội dung này chủ yếu dưới hình thức lao động trả công, hay nói cách khác hình thức tham gia của họ là tham gia vì lợi ích. Như đã nói ở trên, trong qúa trình thiết kế các công trình có quy mô lớn, đòi hỏi bản phải có bản vẽ kỹ thuật, tính toán khối lượng thì người dân tộc không làm được thường do người ngoài đảm nhiệm, người dân thường không được huy động tham gia trong khâu này, họ chỉ tham gia đóng góp sức lao động trực tiếp, còn các công trình nhỏ, đơn giản thì cán bộ xã, thôn trực tiếp triển khai thực hiện. Hộp 2.3: Lời của một trưởng thôn dân tộc Mường: “Khi thực hiện người ta không đưa bản vẽ, mà có đưa thì cũng không biết gì, không biết đã sử dụng bao nhiêu sắt thép, xi măng, công thức pha trộn như thế nào, chúng tôi chỉ góp sức lao động thôi”. Nguồn: Ban quản lý dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ Việc huy động sự tham gia của người dân trong khâu này cũng rất đơn giản, thông thường khi triển khai xây dựng các công trình, các nhà thầu sẽ trực tiếp thuê lao động địa phương, tiền công sẽ được thỏa thuận giữa hai bên với sự giúp đỡ của chính quyền, đảm bảo cho người dân không bị thiệt và nhà thầu cũng có được nguồn lao động cung ứng cho các công trình. Đối với công đào tạo nâng cao năng lực cho người DTTS Sự tham gia của người DTTS không được rộng rãi do những yêu cầu riêng của nội dung này. Người DTTS chiếm 75- 90% dân số trong vùng dự án, tuy vậy lại chỉ có 41,1% lượt người tham gia đào tạo tập huấn là người DTTS, con số này là quá thấp so với cơ cấu người DTTS trong vùng dự án. Mà trong vùng dự án, tỷ lệ hộ nghèo của các DTTS luôn cao hơn người Kinh. Điều đó cho thấy vẫn còn có những khoảng cách nhất định cho việc tham gia vào nội dung này đối với người DTTS. Xét trên góc độ tham gia dự án là phụ nữ, tỷ lệ tham gia đào tạo của phụ nữ thấp, chỉ chiếm 1/4 số lượt người tham gia tập huấn đào tạo. Đối với hai nội dung đào tạo là y tế và giáo dục, tỷ lệ phụ nữ được tham gia là khá cao với 55.7% và 84.7%. Đây có lẽ là lĩnh vữc phụ nữ tham gia chiếm tỷ lệ cao trong thực tế, còn các hoạt động đào tạo khác (chủ yếu là kỹ thuật, giám sát…) tỷ lệ phụ nữ được tham gia đào tạo chỉ là 7%, một con số quá khiêm tốn so với tỷ lệ phụ nữ là người DTTS trong vùng dự án. (Nguồn: BQLDA giảm nghèo tỉnh Phú Thọ). Thông thường, những người được cử đi đào tạo là do các cán bộ xã lựa chọn, sau khi thông qua sự nhất trí của người dân trong các cuộc họp sẽ gửi danh sách đi học lên BQLDA. Hình thức tham gia của người dân trong khâu này chủ yếu là tham gia vì nhiệm vụ. Sau khi kết thúc khóa đào tạo, những người đi học sẽ về phục vụ tại chính thôn bản mình, chính điều này đã nhận được sự ủng hộ của người dân địa phương vì họ thường có tâm lý tin tưởng người của mình hơn người ngoài. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chọn đi đào tạo còn khá cứng nhắc nên đã tạo ra những rào cản nhất định cho người DTTS tham gia, nhất là đối với các nhóm dân tộc ít người hơn như người Dao. Theo lời của một chủ tịch xã đã nói: “Theo tiêu chuẩn để được đi đào tạo thì cần phải có nghiệp vụ chuyên sâu và trình độ văn hóa nhất định. Không thể đào tạo cho tất cả mọi người được, chỉ dành riêng cho những người đủ tiêu chuẩn thôi” (Nguồn: BQLDA giảm nghèo tỉnh Phú Thọ). Ví dụ để có thể tham gia khóa đào tạo về lớp y sỹ đa khoa cần phải có những tiêu chuẩn nhất định về trình độ học vấn, trong khi đó mặt bằng về học vấn của các dân tộc là khác nhau. Chính điều này đã loại bỏ ngay từ đầu những ứng cử viên của các nhóm dân tộc nhạy cảm nhất, cần cán bộ nhất (như người Mông). Điều này cũng tạo ra những rào cản cách biệt về tính hiệu quả, tính bền vững của hợp phần đào tạo nâng cao năng lưc của dự án đối với đồng bào các DTTS. Các nhóm dân tộc ít người hơn thường thu được hiệu quả kém hơn so với các nhóm dân tộc đông người hơn (người Mường). Đối với các tiểu dự án thuộc h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21872.doc
Tài liệu liên quan