Chuyên đề Sự tham gia của Luật sư vào vụ án hình sự ở thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

 

Phần I: Giới thiệu chuyên đề

Phần II: Quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin

1. Định hướng các thông tin cần thu thập.

2. Quá trình thu thập thông tin

2.1. Thời gian thu thập;

2.2. Phương pháp thu thập;

2.3. Nguồn tư liệu.

Phần III: Các thông tin thu thập được và kết quả xử lý thông tin.

1. Các thông tin thu thập được trên toàn quốc

2. Các thông tin thu thập được trên địa bàn thành phố Hà Nội

3. Các thông tin thu thập được trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

4. Một số vụ án điển hình.

Phần IV: Một số nhận xét và kiến nghị về hoạt động của luật sư trong các vụ án hình sự ở nước ta.

1. Nhận xét

2. Những hạn chế và nguyên nhân

3. Một số kiến nghị.

 

 

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2489 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Sự tham gia của Luật sư vào vụ án hình sự ở thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u thống kê trên phạm vi cả nước là chưa đầy đủ (một số tỉnh chưa có báo cáo thống kê đầy đủ), do vậy trong bài viết này em trình bày về hoạt động của luật sư trong các vụ án hình sự trên địa bàn cả nước và đặc biệt trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù đã cố gắng tích lũy kiến thức thực tế trong quá trình đi thực tập nhưng do thời gian có hạn và sự va chạm cũng như kinh nghiệm thực tế không nhiều nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự thông cảm của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn. Phần II: Quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin Định hướng các thông tin cần thu thập: Để có thể thu thập được đầy đủ các thông tin và các thông tin đó sát với nội dung bài viết nhất thì công tác định hướng các thông tin cần thu thập là rất quan trọng. Dựa vào yêu cầu của đề tài và kiến thức đã được học ở nhà trường, em cho rằng để có thể thu thập được các thông tin phục vụ cho đề tài trên thì cần phải nắm rõ một số vấn đề sau: Chức năng xã hội của người luật sư và vai trò của luật sư trong việc giải quyết vụ án hình sự; Cơ sở pháp lý cho việc tham gia vụ án hình sự của luật sư; Các quy định của pháp luật về hành nghề luật sư trong vụ án hình sự. Dựa trên những suy nghĩ đó, em đã sàng lọc những thông tin không cần thiết và thu thập những thông tin, số liệu sát với thực tế về quá trình tham gia của luật sư vào các vụ án hình sự ở nước ta. Quá trình thu thập thông tin: . Thời gian thu thập: Thực hiện sự phân công thực tập của trường Đại học Luật Hà Nội, em đã thực tập đầy đủ, nghiêm túc với tinh thần học hỏi cao tại Vụ bổ trợ tư pháp – Bộ tư pháp. Trong thời gian thực tập từ ngày 4/1/2009 – 23/4/2010, ngoài thời gian tiếp cận với công tác ở vụ, tìm hiểu các lĩnh vực pháp luật mà vụ quản lý,… em đã tiến hành thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động luật sư trong lĩnh vực hình sự trên cả nước và đặc biệt trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp thu thập thông tin: Để có thể thu thập được những thông tin phục vụ cho bài viết của mình, dưới sự phân công của lãnh đạo Vụ bổ trợ tư pháp, em đã tìm hiểu các thông tin qua việc nghiên cứu các tài liệu như sách báo, văn bản pháp luật, các báo cáo tổng hợp – thống kê về hoạt động của tổ chức, liên đoàn luật sư. Ngoài ra em còn tham khảo ý kiến của các chuyên viên phụ trách lĩnh vực quản lý luật sư của Vụ bổ trợ tư pháp. Sau khi thu thập được các tài liệu, em đã sử dụng phương pháp tổng hợp thông tin, sau đó phân tích, đánh giá và so sánh giữa các quy định của pháp luật hiện hành về hành nghề luật sư và thực tế quá trình hành nghề luật sư trong các vụ án hình sự ở Việt Nam. Nguồn tư liệu thu thập thông tin: Ngoài những kiến thức thu thập được từ việc học hỏi các cán bộ của Vụ, nguồn tư liệu chính để em thu thập thông tin là: Báo cáo về tình hình tổ chức và hoạt động của Luật sư ở nước ta (phục vụ cho cuộc gặp mặt giữa Thủ tướng và luật sư ngày 08/12/2009); Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Luật luật sư; Số liệu về luật sư; Báo cáo về tổ chức, hoạt động hành nghề luật sư 6 tháng đầu năm 2009 của Sở tư pháp thành phố Hà Nội; Báo cáo tổng kết năm 2007, 2008, 2009 của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội; Báo cáo tổng kết năm 2007, 2008, 2009 của Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh; Luật luật sư năm 2006, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003; Các tạp chí Dân chủ và pháp luật, tạp chí Luật học, và một số tài liệu khác. Phần III: Các thông tin thu thập được và kết quả xử lý thông tin: Trong quá trình thực tập em đã thu thập được những thông tin sau: 1. Trên địa bàn cả nước: Tính đến thời điểm hiện nay, trong cả nước đã thành lập 62 Đoàn luật sư/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với 5.714 luật sư và 2.771 người tập sự hành nghề luật sư hoạt động trong 2.461 tổ chức hành nghề luật sư, trong đó văn phòng luật sư: 1.979, công ty luật: 441, Chi nhánh: 206, Hành nghề với tư cách cá nhân: 27. Mặc dù số lượng các tổ chức hành nghề luật sư rất đông nhưng vẫn chỉ tập trung tại Hà Nội 529, TP Hồ Chí Minh 1.087, chiếm tới hơn 50% các tổ chức hành nghề luật sư trên cả nước, trong khi đó khu vực miền núi phía Bắc mặc dù bao gồm 15 tỉnh nhưng số tổ chức hành nghề luật sư chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp so với toàn quốc, khoảng 3%. Hiện còn tỉnh Lai Châu chưa thành lập được Đoàn luật sư vì không có đủ số lượng 03 luật sư theo quy định của Luật Luật sư. Trong tổng số gần 5800 luật sư trên cả nước thì nam giới chiếm 80,2% và nữ giới là 19,8%. Trong gần 8 năm (2001 - 2009), số lượng luật sư đã tăng hơn 250% so với trước khi Pháp lệnh luật sư năm 2001 có hiệu lực. Cùng với sự phát triển về số lượng, trong những năm gần đây, chất lượng của đội ngũ luật sư ở nước ta đã và đang từng bước được nâng cao, bước đầu đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp hoá hoạt động luật sư. Số luật sư có trình độ cử nhân luật trở lên được nâng từ 59% (năm 1989) lên 96,95% (năm 2008) và 98,48% (năm 2009) trên tổng số luật sư, tuy nhiên số luật sư được đào tạo cử nhân luật tại nước ngoài chiếm tỉ lệ rất nhỏ (0,05%). Số luật sư có trình độ tương đương đại học luật giảm còn 128 người, chiếm 3,05%. Số luật sư đã qua đào tạo nghề luật sư chiếm 65,8% tổng số luật sư của cả nước. Biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy sự phát triển của đội ngũ luật sự từ năm 2000 đến năm 2009: Biểu đồ 1: sự phát triển của luật sư qua các năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số luật sư 1471 1700 1861 2048 1845 2261 2871 4161 5143 5700 Tỷ lệ tăng so với năm trước 116% 109% 110% 90% 123% 127% 145% 124% 111% Theo số liệu thống kê trong 4 năm (2005-2008), các luật sư đã tham gia tố tụng hơn 60.000 vụ án hình sự trên tổng số 93.800 vụ án, chiếm khoảng 64% tổng số vụ tham gia tố tụng. Nếu tính tất cả các hoạt động của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác, tổng cộng là 210.273 vụ thì hoạt động tố tụng trong các vụ án hình sự chiếm khoảng 28,5%. Điều này cho thấy các vụ án hình sự vẫn là mảng hoạt động nhiều nhất của luật sư, đồng nghĩa với việc các vụ phạm tội vẫn chiếm đa số trong hoạt động xét xử của các Tòa án. Riêng trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2007, tỷ lệ các vụ tham gia tố tụng hình sự còn cao hơn khi chiếm hơn 40% tổng số các hoạt động của luật sư cả nước. Biểu đồ sau sẽ thể hiện rõ được ưu thế của hoạt động tố tụng hình sự trong các hoạt động tố tụng của luật sư trong giai đoạn từ năm 2002 – 2007: Biểu đồ 2: Tỷ lệ vụ việc luật sư tham gia từ 2002 đến 2007 2. Trên địa bàn thành phố Hà Nội: Theo báo cáo tình hình hoạt động của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội thì tính đến tháng 10/2008, Đoàn luật sư Hà Nội có 1108 luật sư, trong đó có 725 nam và 383 nữ luật sư. Về trình độ học vấn: có 25 người là tiến sĩ, 60 thạc sĩ, 1018 cử nhân luật và 05 người có trình độ tương đương. Tổ chức hành nghề: có 353 văn phòng luật sư và công ty luật, 04 luật sư hoạt động độc lập, có 46 luật sư hoạt động tại các tổ chức quốc tế hoặc tổ chức luật sư nước ngoài tại Hà Nội. Có 905 người tập sự hành nghề luật sư. + Tính đến tháng 9/2009, số luật sư thành viên của Đoàn luật sư Hà Nội là 1313 người, có 846 nam và 467 nữ. Trình độ học vấn: 37 tiến sĩ luật trong đó có 03 giáo sư và phó giáo sư, 64 thạc sĩ luật, 1207 cử nhân luật và 05 người có trình độ tương đương. Tổ chức hành nghề: 433 văn phòng luật sư và công ty luật, có 05 luật sư hoạt động độc lập và có 46 luật sư làm việc tại các tổ chức quốc tế hoặc tổ chức luật sư nước ngoài tại Hà Nội. Có 1151 người đang tập sự hành nghề luật sư. Về hoạt động hành nghề trong tố tụng hình sư: chưa có báo cáo đầy đủ của các tổ chức hành nghề luật sư, theo báo cáo của 110 tổ chức hành nghề trên địa bàn thành phố thì năm vừa qua luật sư Hà Nội đã tham gia 852 vụ án hình sự trên tổng số 1474 vụ tố tụng, chiếm 57,8% tổng số hoạt động tố tụng. Nếu tính tất cả các hoạt động bao gồm cả tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý thì số vụ tố tụng hình sự chiếm hơn 15%. Trong số 852 vụ án hình sự trên thì có 423 vụ án mà luật sư được chỉ định tham gia tố tụng, chiếm gần 50% số vụ tố tụng hình sự mà luật sư Hà Nội đã tham gia. Mới nổi lên có 2 vụ điển hình: VPLS Dũng Đức và cộng sự bênh vực cho quân nhân Lê Đình Chinh bị khởi tố, bắt giam về tội vận chuyển 6 bánh heroin, nhưng luật sư đã chứng minh căn cứ buộc tội không vững chắc Lê Đình Chinh đã được tha. Luật sư Nguyễn Văn Thiện bào chữa cho Đinh Văn Kiệm bị cấp sơ thẩm xử phạt 6,5 năm tù về tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng, nhờ đi sâu nghiên cứu hồ sơ tài liệu đã phát hiện chứng cứ buộc tội có nhiều mâu thuẩn và việc thu thập chứng cứ không đúng thủ tục pháp luật. Luận điểm của luật sư đã được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận, tuyên hủy án và sau đó được tuyên vô tội. Riêng về lĩnh vực hình sự, luật sư Hà Nội đã tham gia hàng chục nghìn vụ án hình sự, không chỉ riêng ở địa bàn Hà Nội mà còn nhiều ở tỉnh thành khác. Trong đó có gần hai chục bị can, bị cáo nhờ có luật sư Hà Nội phát hiện không đủ chứng cứ buộc tội đã được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và một số tỉnh tuyên tha vì không phạm tội, như đã nêu tên ở phần trên.       Một điều đáng lưu ý, theo thống kê trên 200 vụ án oan sai trên cả nước các cơ quan tiến hành tố tụng đã công bố xin lỗi và bồi thường hầu hết đều không có luật sư tham gia. Có quan chức ngành tư pháp nói rằng, những vụ án này nếu có luật sư tham gia ngay từ giai đoạn đầu, có thể không có những hậu quả đáng tiếc. Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Từ khi thành lập Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 60 thành viên, nhưng hiện nay tính đến 30/11/2009, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh có 3.343 thành viên gồm 2.308 luật sư và 1.035 tập sự hành nghề luật sư. Là Đoàn Luật sư có số lượng luật sư và tập sự hành nghề luật sư đông nhất so với cả nước. Số lượng luật sư và tập sự hành nghề luật sư trên đang làm việc trong 610 văn phòng luật sư, 50 công ty luật hợp danh, 110 công ty luật TNHH và 40 chi nhánh Công ty luật nước ngoài đang hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong năm 2009, các VPLS, công ty luật của Đoàn đã nhận bào chữa cho các bị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi cho các đương sự gồm 2.709 vụ trong đó 1.015 vụ hình sự (1.099 vụ dân sự, 248 vụ kinh tế, 194 vụ hành chính và 153 vụ lao động) chiếm khoảng 37,5% các vụ tố tụng. Riêng trong 1.015 vụ hình sự có 450 vụ do khách hàng yêu cầu (chiếm khoảng 44,34%) và 565 do các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định. Như vậy có thể thấy hoạt động tố tụng hình sự phần lớn vẫn do các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định. Điều này có thể lý giải do các bị can, bị cáo khi tham gia tố tụng không có sẵn tâm lý nhờ luật sư biện hộ quyền và lợi ích của mình cũng như những nghĩa vụ mà mình phải thực hiện. Trong năm 2008 các VPLS, công ty luật của Đoàn đã nhận bào chữa cho các bị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi cho các đương sự gồm 8.817 vụ, trong đó 2.732 vụ hình sự, chiếm 71,15% tổng số vụ tham gia tố tụng trên toàn thành phố. Đây là tỷ lệ rất cao so với các vụ án khác như dân sự 14,4%, kinh tế 7%, hành chính 2.9% và lao động là 4,58%. Riêng trong 2.732 vụ hình sự có 1.835 vụ do các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định (chiếm 67,17%) và 897 vụ do các bị can, bị cáo hoặc gia đình họ yêu cầu. Trong tổng số các vụ tham gia tố tụng năm 2008 so với năm 2007 tăng 1.830 vụ (năm 2007: 6.987 vụ). Nhưng so sánh với tổng số vụ án các loại mà ngành tòa án TP đã thụ lý và giải quyết là 36.518 vụ, số vụ án mà luật sư của Đoàn tham gia chỉ chiếm hơn ¼. tỷ lệ này tuy có cao hơn năm 2007 nhưng không tăng nhiều (năm 2007 là 1/5). So với năm 2008, tổng số các vụ tham gia tố tụng năm 2009 đã giảm 1.131 vụ. Năm 2008 là 3.840 vụ, riêng số lượng các vụ hình sự năm 2009 đã giảm 1.717 vụ so với năm 2008 là 2.732 vụ. Nếu tỉ lệ số vụ án hình sự năm 2009 là 37,5% trên tổng số vụ tham gia tố tụng thì con số này của năm 2008 là khoảng 71,15%, như vậy là tỉ lệ tham gia tố tụng hình sự năm 2009 đã giảm mạnh so với năm 2008. Điều này một phần do số lượng các vụ án hình sự năm 2009 đã giảm đáng kể so với năm 2008 (giảm 62,8%). Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy việc chấp hành pháp luật của nhân dân đã tăng cao hơn nhiều. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể được kể đến như đời sống kinh tế phát triển, các tranh chấp về mặt dân sự như kinh tế, thừa kế hay lao động, hôn nhân gia đình mới là các tranh chấp chiếm đa số, khi không thể giải quyết được một cách ổn thỏa thì mới dẫn đến các vụ án hình sự. Điều đó có thể thấy rõ nếu như nhìn vào tỉ lệ giảm tổng số vụ tố tụng là 29,45% so với tỉ lệ giảm các vụ tố tụng hình sự là 62,8%.   Tuy nhiên, có điều đáng buồn là nếu so sánh với tổng số vụ án các loại mà ngành tòa án thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý và giải quyết là 38.647 vụ, thì số vụ án mà luật sư của Đoàn tham gia chỉ chiếm 7%. 4. Một số vụ án hình sự điển hình năm 2009: 1. Vụ án mua bán ma túy ở chợ Thanh Nhàn: Từ 14 đến 18-9-2009, TAND TP Hà Nội đã xét xử sơ thẩm vụ án ma túy Thanh Nhàn giai đoạn hai. Đáng chú ý trong vụ án này là lời kêu oan của bị cáo Phạm Đình Tiếng, nguyên thiếu tá công an, công tác tại PC17 Công an TP Hà Nội, bị truy tố về hành vi"nhận hối lộ"và"lừa đảo". Chứng cứ để kết tội bị cáo Tiếng chỉ là lời khai của các đối tượng ma túy, họ khai rằng đã đưa cho Tiếng tổng cộng 25.000 USD để tha cho các đối tượng trong đường dây ma túy không bị bắt, hoặc đã bị bắt thì không bị truy cứu hình sự. Các luật sư bào chữa cho bị cáo Tiếng chứng minh các chứng cứ để cho rằng bị cáo Tiếng nhận tiền của các đối tượng ma túy là không đủ giá trị pháp lý; đặc biệt, các luật sư đánh giá hoàn toàn không có căn cứ để cho rằng bị cáo Tiếng đã làm những việc có lợi cho các đối tượng ma túy. HĐXX không chấp nhận lời kêu oan của bị cáo và lời bào chữa của các luật sư, tuyên bị cáo Tiếng"nhận hối lộ"và"lừa đảo", hình phạt 17 năm tù. Vụ án hiện đang được xem xét theo trình tự phúc thẩm. Đáng chú ý, sau phiên tòa sơ thẩm, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã có hội thảo khoa học về vụ án này, và có văn bản kiến nghị gửi đến các cấp có thẩm quyền về dấu hiệu oan sai đối với bị cáo Phạm Đình Tiếng. Nhiều tài liệu về vụ án (đã được công khai tại phiên tòa sơ thẩm) cũng được đưa vào làm tài liệu học tập tham khảo của Đại học Luật Hà Nội và Học viện Tư pháp. Phần IV: Một số nhận xét và kiến nghị về hoạt động của luật sư trong các vụ án hình sự ở nước ta: 1. Nhận xét: - Thông qua hoạt động tham gia tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác, trong thời gian qua, đội ngũ luật sư không những đã có những đóng góp tích cực cho công tác tư pháp nói chung, hoạt động xét xử nói riêng, mà còn là nhân tố hỗ trợ phát triển các quan hệ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư đã bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng tại phiên toà, góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp. Thực tiễn thời gian qua cho thấy, việc tham gia tố tụng của các luật sư không những bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị cáo, các đương sự khác, mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. - Hoạt động tố tụng hình sự vẫn là mảng hoạt động chính của luật sư ở nước ta nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Tỷ lệ tham gia các vụ tố tụng hình sự trong các năm qua có xu hướng năm sau thấp hơn năm trước, tuy nhiên nếu so với các vụ việc khác thì việc tham gia vào lĩnh vực hình sự vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn một cách rõ rệt. - Trong số các vụ án hình sự có sự tham gia của luật sư thì số lượng các vụ án do chỉ định vẫn cao hơn so với số lượng các vụ án mà luật sư được bị can, bị cáo hoặc người nhà của họ mời tham gia. Điều này cho thấy việc thực hiện quyền được nhờ người bào chữa trong tố tụng hình sự là chưa tốt, phần lớn là do tâm lý của những người tham gia tố tụng chua quen với việc mời luật sư bào chữa hoặc đại diện cho mình mỗi khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. - Mặc dù số lượng luật sư tham gia vào các vụ án hình sự là khá cao so với các hoạt động khác của luật sư. Tuy nhiên, so với số lượng các vụ án được Tòa án ở các địa phương thụ lý thì các vụ tố tụng hình sự nói riêng và các vụ tố tụng nói chung có sự tham gia của luật sư vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp. Đây là tín hiệu rất đáng buồn khi mà chất lương cuộc sống ngày càng được nâng cao, nhà nước ngày càng chú trọng vào việc phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân. 2. Một số hạn chế và nguyên nhân: Thứ nhất Số lượng luật sư hiện có so với dân số còn rất thấp. Tỷ lệ luật sư nước ta trung bình là 1 luật sư/trên 16.000 người dân, trong khi đó tỷ lệ này ở Thái Lan là 1/1526, Singapore là 1/1000, Nhật Bản là 1/4546, Pháp là 1/1000, Mỹ là 1/250. Mặt khác, số lượng luật sư phát triển chưa cân đối giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, trung du. Số lượng luật sư ở nước ta hiện nay chưa đủ để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng tăng của cơ quan, tổ chức, cá nhân, ngay cả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Trên thực tế, chỉ khoảng 20% vụ án hình sự trong cả nước có sự tham gia của luật sư. Ở nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, số lượng luật sư không đủ để bào chữa trong các vụ án bắt buộc có sự tham gia của luật sư (án chỉ định) làm nhiều vụ án phải tạm hoãn, kéo dài, gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng. Sự thiếu vắng luật sư trong các vụ án hình sự đã không bảo đảm được nguyên tắc tranh tụng, quyền bào chữa của người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo, ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ án. Thứ hai, chất lượng của đội ngũ luật sư còn nhiều hạn chế, yếu kém. Còn trên 1/3 số lượng luật sư hiện nay chưa được đào tạo một cách bài bản về kỹ năng hành nghề. Hiệu quả tham gia tố tụng của luật sư vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu tranh tụng tại phiên toà theo tinh thần cải cách tư pháp. Các luật sư vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến quá trình bào chữa, tranh luận, đưa ra yêu cầu, kiến nghị tại phiên toà. Một số luật sư còn có thái độ ứng xử nghề nghiệp chưa đúng mực trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và luật sư đồng nghiệp, làm ảnh hưởng đến uy tín của đội ngũ luật sư nói chung. Thứ ba, việc tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật hành nghề luật sư vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ, chưa trở thành ý thức tự giác đối với mỗi cá nhân luật sư trong hành nghề và trong cuộc sống. Trên thực tế, vẫn còn một số luật sư quá coi trọng lợi ích vật chất dẫn đến vi phạm các quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư, thậm chí có luật sư vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự (thoả hiệp với một số cán bộ thoái hoá, biến chất trong các cơ quan tiến hành tố tụng để làm sai lệch vụ án hoặc chạy án). Trong thời gian qua, đã có 60 luật sư, người tập sự hành nghề luật sư bị xử lý kỷ luật, trong đó 30 trường hợp bị xoá tên khỏi danh sách luật sư, người tập sự hành nghề luật sư. Thứ tư, tuyệt đại đa số các luật sư ở nước ta có tư tưởng, lập trường chính trị vững vàng, chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhưng vẫn có một số ít luật sư có biểu hiện lệch lạc về tư tưởng chính trị, dễ bị các phần tử phản động ngoài nước và cơ hội chính trị trong nước lôi kéo. Thực tế thời gian qua đã xuất hiện một số luật sư viết bài trên các phương tiện thông tin đại chúng thể hiện quan điểm sai trái, ảnh hưởng không tốt đến an ninh quốc gia. Có 02 luật sư thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội là Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, 01 luật sư thuộc Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh là Lê Công Định bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những hạn chế, yếu kém nêu trên là do một số nguyên nhân cơ bản sau đây: Một là, tính chất của nghề luật sư là nghề tự do, các luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng để nhận thù lao từ khách hàng, nên sự phát triển về số lượng của luật sư trước hết phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý về xã hội. Do điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta đang phát triển, mức thu nhập của người dân chưa đồng đều, trình độ dân trí chưa cao nên nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý trong xã hội đang ở mức độ thấp. Vì thế, nghề luật sư ở nước ta chưa thực sự có sức hấp dẫn, thu nhập của nhiều luật sư từ hoạt động nghề nghiệp chưa đủ để bảo đảm cuộc sống. Ngoài ra, nhận thức của người dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về vị trí, vai trò của luật sư chưa đầy đủ, chưa toàn diện cũng là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển về số lượng luật sư. Hai là, chất lượng đào tạo cử nhân luật và đào tạo nghề luật sư nước ta còn hạn chế. Chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Do chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng hành nghề, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng, kỹ năng tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại nên nhiều luật sư còn yếu về trình độ, thiếu kinh nghiệm khi tham gia tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật. Đa số các luật sư hành nghề bằng kinh nghiệm tự đúc rút, tự học hỏi lẫn nhau. Việc cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, việc truyền đạt thông tin, trao đổi kinh nghiệm hành nghề chưa được thực hiện thường xuyên. Ngoài ra, một số luật sư chưa có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, chưa tận tuỵ và nhiệt tình với khách hàng, chỉ quan tâm đến thù lao mà coi nhẹ chất lượng hành nghề, từ đó làm giảm sút niềm tin của khách hàng cũng như ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của nghề luật sư. Ba là, công tác theo dõi, giám sát việc tuân thủ pháp luật, tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư chưa được thực hiện hiệu quả; việc phát hiện, xử lý vi phạm còn chưa kịp thời, chưa nghiêm minh. Việc bồi dưỡng, giáo dục về đạo đức nghề nghiệp chưa được thực hiện thường xuyên. Công tác giáo dục về chính trị tư tưởng cho đội ngũ luật sư hầu như chưa được quan tâm. Bốn là, một số địa phương chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của luật sư, thiếu sự quan tâm, tạo điều kiện về đội ngũ luật sư, thành lập tổ chức luật sư. 3. Một số kiến nghị: 3.1. Hoàn thiện Luật luật sư: Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý về luật sư và hành nghề luật sư, báo cáo Quốc hội Khóa XII sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư để Quốc hội Khóa XIII xem xét thông qua để thể chế hoá đầy đủ và kịp thời những nội dung có liên quan của Chiến lược cải cách tư pháp, Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như những chủ trương, chính sách, định hướng quan trọng của Đảng về cải cách hành chính, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thứ hai, tiếp tục hướng dẫn thi hành Luật Luật sư và các quy định có liên quan của Bộ luật tố tụng hình sự, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, cụ thể nhằm tăng cường trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư, đặc biệt là việc tuân thủ pháp luật, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật hành nghề và nhận thức về tư tưởng, lập trường chính trị trong hành nghề; đồng thời hoàn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của luật sư. Thứ ba, tạo điều kiện để Liên đoàn luật sư Việt Nam hoạt động; năm 2010 thành lập Đoàn luật sư ở tỉnh Lai Châu, bảo đảm thống nhất vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư từ Trung ương đến địa phương; nâng cao năng lực và trách nhiệm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư trong quản lý luật sư và hành nghề luật sư. 3.2. Phát triển đội ngũ luật sư Nghị quyết số 49/NQ-TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra nhiệm vụ "đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn". Việc phát triển số lượng luật sư đủ đáp ứng nhu cầu của xã hội là yêu cầu thường xuyên và lâu dài, là nhiệm vụ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, cơ quan quản lý nhà nước, bản thân các luật sư và toàn xã hội. Bên cạnh đó, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư cả về nghiệp vụ chuyên môn và phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cũng là yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài. Trước mắt, cần có những biện pháp khắc phục những yếu kém, những "lỗ hổng" về chuyên môn, những biểu hiện trái với đạo đức nghề nghiệp luật sư trong đội ngũ luật sư. Về lâu dài, chúng ta phải phấn đấu xây dựng đội ngũ luật sư Việt Nam có trình độ chuyên môn ngang tầm với luật sư khu vực và thế giới, trong đó có luật sư "tầm cỡ" quốc tế về tranh tụng và tư vấn trong các lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Muốn vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta cần xúc tiến một số việc sau đây: Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức và của mỗi người dân về vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội, góp phần tăng tính hấp dẫn của nghề luật sư, thu hút ngày càng đông đội ngũ cử nhân luật mới ra trường tham gia hành nghề luật sư. Hai là, có quy hoạch, kế hoạch cụ thể phát triển số lượng luật sư phù hợp với nhu cầu của xã hội. Đối với các thành phố lớn, một mặt tạo điều kiện thông thoáng cho những người có đủ điều kiện và có nguyện vọng gia nhập Đoàn luật sư, mặt khác phải quản lý chặt chẽ về chất lượng tập sự hành nghề luật sư. Đối với những địa phương có khó khăn về nguồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSự tham gia của Luật sư vào vụ án hình sự ở địa phương.doc
Tài liệu liên quan