MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 3
LƠI CẢM ƠN 4
CHƯƠNG I 9
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ SỰ THAM GIA CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 9
I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK THẾ GIỚI. 9
II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. 12
1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. 12
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH. 13
3. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 15
III. SỰ THAM GIA CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 21
1. SỰ THAM GIA CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN MỘT SỐ NƯỚC TIÊU BIỂU 21
2. TÌM HIỂU VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN HÀN QUỐC 27
3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM. 31
CHƯƠNG II 33
THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 33
I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN THAM GIA CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 33
II. CÁC HÌNH THỨC THAM GIA CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNVIỆT NAM 37
III. CƠ SỞ PHÁP LÝ SỰ THAM GIA CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 39
1. NHỮNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT CƠ BẢN ÁP DỤNG CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 39
2. NHỮNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CỤ THỂ SỰ THAM GIA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 43
3. NHẬN XÉT 46
IV. THỰC TRẠNG THAM GIA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI. 48
1. NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THAM GIA MUA CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG SƠ CẤP 48
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VIỆC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI MUA CỔ PHẦN CỦA MỘT CÔNG TY 48
1.2 QUÁ TRÌNH BÁN CỔ PHẦN CỦA CTCP CHO NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI QUA VÍ DỤ CỦA CTCP GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN CONTAINER QUỐC TẾ INFACON 50
1.3 KẾT QUẢ MUA CỔ PHẦN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN 54
1.4 NHẬN XÉT 56
2. NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THAM GIA MUA, BÁN CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG THỨ CẤP 59
2.1 QUÁ TRÌNH MUA, BÁN CHỨNG KHOÁN TRÊN TTCK THỨ CẤP CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 59
2.2 TÌNH HÌNH MUA BÁN CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 61
2.3 NHẬN XÉT 67
3. NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THAM GIA ĐẦU TƯ VỐN VÀO CÔNG TY KINH DOANH CHỨNG KHOÁN LIÊN DOANH 71
CHƯƠNG III 73
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT SỰ THAM GIA CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 73
I. GIẢI PHÁP MANG TÍNH ĐỊNH HƯỚNG 73
1. THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG ĐỒNG BỘ CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG 73
2. HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ 74
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ VỀ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC THAM GIA TTCK VIỆT NAM CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI. 75
III. GIẢI PHÁP TĂNG CUNG HÀNG HOÁ CHO THỊ TRƯỜNG 80
1.HÀNG HOÁ CỔ PHIẾU .88
2.HÀNG HOÁ TRÁI PHIẾU 88
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC 91
KẾT LUẬN 95
PHU LUC 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
113 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1738 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QĐ 139/TTg lại không có quy định đó.
IV. Thực Trạng tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài.
1. Nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua chứng khoán trên thị trường sơ cấp
1.1 Những vấn đề cơ bản về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của một công ty
* Đối tượng được bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài:
- Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá;
- Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh thuộc các ngành: Dệt may; Giày, dép; Chế biến da; Sản xuất, chế biến hàng nông, lâm, thuỷ sản; Sản xuất hàng tiêu dùng khác; Vật liệu xây dựng; Vận tải đường bộ, đường thuỷ nội địa, vận tải hàng hoá bằng container; Sản xuất đồ dùng học tập; Sản xuất đồ chơi trẻ em; Thương mại, dịch vụ-khách sạn; Sản xuất cơ khí; Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thuộc các ngành hàng quy định trên đây.
* Nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam là:
+ Tổ chức kinh tế nước ngoài hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam kể cả các tổ chức kinh tế đang có vốn đầu tư tại Việt Nam.
+ Người nước ngoài không thường trú tại lãnh thổ Việt Nam.
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
+ Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
- Nhà đầu tư nước ngoài được doanh nghiệp chọn bán cổ phiếu nếu phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp về năng lực công nghệ, tài chính, thị trường và nguyện vọng tham gia quản lý (đối với tổ chức đầu tư nước ngoài phải đủ tư cách pháp nhân), sau khi doanh nghiệp tổ chức buổi tiếp xúc với nhà đầu tư nước ngoài và xác định giá bán cổ phần.
- Cũng như các nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài phải lập hồ sơ xin mua tờ cổ phiếu. Nội dung hồ sơ phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, Công ty cổ phần thành lập mới hay công ty cổ phần phát hành cổ phần mới.
* Quyền và nghĩa vụ của cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài:
- Được quyền tham gia hoặc không tham gia quản lý công ty cổ phần.
- Được sử dụng cổ phiếu để cầm cố, thế chấp trong các quan hệ tín dụng của Việt Nam.
- Được chuyển nhượng cổ phiếu sau 1 năm nếu không tham gia quản lý công ty, sau 3 năm nếu tham gia quản lý công ty kể từ ngày sở hữu cổ phần trong công ty cổ phần theo hướng dẫn của Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước.
- Được chuyển đổi các khoản thu bằng đồng Việt Nam về cổ tức, chuyển nhượng cổ phần bằng ngoại tệ theo chế độ quản lý ngoại hối hiện hành do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn để chuyển ra ngoài sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về thuế theo quy định tại Luật đầu tư nước ngoài và Luật thuế Việt Nam hiện hành.
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài dùng cổ tức thu được để tái đầu tư tại Việt Nam thì được áp dụng như quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.
- Được hưởng quyền lợi khác như cổ đông trong công ty là người trong nước và các quyền do pháp luật quy định.
- Thực hiện các nghĩa vụ quy định trong Luật Công ty, Luật đầu tư nước ngoài, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần.
* Giá bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài:
Về nguyên tắc: tương ứng với giá bán cho nhà đầu tư trong nước. Chủ sở hữu doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài có thể thoả thuận giá khác, nhưng không thấp hơn giá bán cho nhà đầu tư trong nước.
Trong trường hợp có nhiều nhà đầu tư nước ngoài cùng đăng ký mua cổ phần vượt tỷ lệ khống chế 30% thì tổ chức đấu giá theo quy định hiện hành. Giá bán là giá của nhà đầu tư bỏ giá cao nhất.
Cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài là cổ phiếu ghi danh.
1.2 Quá trình bán cổ phần của CTCP cho nhà đầu tư nước ngoài qua ví dụ của CTCP Giao nhận vận chuyển Container quốc tế INFACON
1.2.1 Trình tự bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của các CTCP
Quy chế bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài ban hành theo Quyết định số 45/1999/NĐ-TTg ngày 28-6-1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định trình tự việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể:
Điều 15: 1. Các DNNN thực hiện cổ phần hoá lập phương án theo trình tự quy định trong Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29-6-1998 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn kèm theo của các Bộ, trong đó nêu rõ: tỷ lệ cổ phần sẽ bán cho nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ cổ phần nhà nước (nếu có) và tỷ lệ cổ phần bán cho các cá nhân, pháp nhân trong nước; tổ chức bảo lãnh hoặc phát hành cổ phiếu.
Các CTCP cũng phải lập phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài theo những nội dung trên trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Phương án CPH và bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài được gửi đến UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ quản lý ngành hoặc Hội đồng quản trị Tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (Tổng công ty 91).
3. UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ quản lý ngành; Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 có trách nhiệm thẩm định phương án của từng doanh nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 16: Thẩm quyền quyết định bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài: Tất cả các doanh nghiệp có bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài đều do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Trên thực tế, việc phê duyệt phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài tại các CTCP được thực hiện có một số sự thay đổi như: CTCP muốn bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài phải gửi Phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài lên cả UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ quản lý ngành, Tổng công ty 91. Xin lấy một ví dụ điển hình về việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của CTCP INFACON.
1.2.2 Thủ tục bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của CTCP INFACON
Quyết định số 3380/1998/QĐ-BGTVT ngày 15 tháng 12 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt việc chuyển doanh nghiệp Xí nghiệp Giao nhận Vận chuyển container quốc tế (INFACON), trực thuộc Công ty Container phía Bắc, thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam, thành công ty cổ phần. Công ty có trụ sở giao dịch đặt tại Số 5 Võ Thị Sáu, Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
Như vậy, Công ty INFACON là công ty cổ phần có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam kể từ ngày được cấp giấy đăng ký kinh doanh, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy định của pháp luật. Hoạt động theo điều lệ của công ty cổ phần, Luật Công ty.
Khi thành lập, INFACON có vốn điều lệ là 5 tỷ đồng, sau một thời gian hoạt động, căn cứ vào nhu cầu thị trường và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, các cổ đông của Công ty quyết định tăng vốn điều lệ lên tới 10.080.000.000 đồng và bổ sung thêm một số ngành nghề kinh doanh. Để tăng tính hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, Công ty dự kiến bán khoảng 10.000 cổ phần bằng 1.000.000.000 đồng, khoảng 10% vốn điều lệ của INFACON cho Công ty Straits Transportation Pte, Ltd của Sigapore, viết tắt là STL. Công ty STL có vai trò quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải biển tuyến gần và đại lý container cho công ty INFACON nhờ uy tín và nguồn hàng STL.
Để thực hiện được nguyện vọng bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, Công ty INFACON phải căn cứ vào các văn bản pháp luật Nhà nước liên quan, xét thấy đủ điều kiện, Công ty đã gửi công văn tới Uỷ ban nhân dân thành phố Hải phòng, Ban đổi mới doanh nghiệp thành phố, Sở Kế Hoạch và Đầu tư về việc xin chủ trương, hướng dẫn các thủ tục cần thiết trong việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài ngày 10/10/2000.
Trong thời gian chờ đợi sự hướng dẫn, chỉ đạo của các cơ quan chức năng, ngày 10/2/2001, cuộc họp Đại hội đồng Công ty lần thứ 3 được tổ chức và đạt được kết quả như mong muốn, nhất là đã thông qua phương án trình Chính phủ về việc bán cổ phần cho hãng tàu STL.
Sau khi xem xét hồ sơ, đối chiếu các quy định hiện hành của Nhà nước, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng đã gửi Công văn số 334/CV-UB đề nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu và cho ý kiến chỉ đạo về việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của Công ty INFACON vào ngày 12/2/2001.
Ngày 27/02/2001, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã gửi công văn số 1074 BKH/DN phúc đáp Công văn số 334/CV-UB ngày 12/2/2001 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng. Trong đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng tiến hành thẩm định phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Cùng ngày, Văn phòng Chính phủ gửi Công văn số 739/VPCP-ĐMDN đề nghị Công ty Cổ phần giao nhận vận chuyển Container quốc tế phải lập phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài theo các quy định hiện hành, và Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng có trách nhiệm thẩm định phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp , trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Ngày 16/3/2001 Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần giữa Công ty INFACON và STL được ký kết tại thành phố Hải Phòng. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn việc chuyển nhượng cổ phần bằng văn bản.
Ngày 31/5/2001, Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng gửi Công văn số 1675 CV/UB lên Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị phê duyệt Phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của Công ty cổ phần giao nhận vận chuyển container quốc tế. Trong đó có trình bày kết quả thẩm định Phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của INFACON.
Ngày 12/6/2001, Công ty INFACON đã lập xong Phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài và gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban nhân dân thành phố, Thường trực Ban Đổi mới doanh nghiệp Hải phòng xem xét, phê chuẩn việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
Công ty INFACON lập tờ trình số 317/TT xin phê duyệt Phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài gửi Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam ngày 5/7/2001, đề nghị Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam xem xét hồ sơ Phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp và có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét phê chuẩn.
Trong hồ sơ Phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài gồm các văn bản sau:
- Công văn của Công ty Cổ phần Giao nhận vận chuyển Container quốc tế gửi Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
- Công văn của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải phòng gửi Thủ tướng Chính phủ.
- Phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
- Biên bản Đại hội cổ đông Công ty Cổ phần Giao nhận Vận chuyển Container quốc tế lần thứ 3.
- Các văn bản pháp lý liên quan.
- Các văn bản chứng minh tư cách pháp nhân và năng lực tài chính của nhà đầu tư nước ngoài.
- Các văn bản chứng minh tư cách pháp nhân của Công ty Cổ phần Giao nhận Vận chuyển Container quốc tế.
Sau đó, Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam gửi công văn số 598/TT-BĐM ngày 9-7-2001 lên Thủ tướng Chính phủ đề nghị phê duyệt phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài cuả Công ty cổ phần Giao nhận vận chuyển container quốc tế (INFACON).
- Ngày 29-10-2001 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1395/QĐ-TTg về việc Công ty cổ phần Giao nhận vận chuyển container quốc tế (INFACON) bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
Như vậy, kể từ lúc công ty lập kế hoạch bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài đến khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ kéo dài hơn 12 tháng.
1.3 Kết quả mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty cổ phần
Theo Quyết định số 228/QĐ-NH5 ngày 02-12-1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định việc các tổ chức tín dụng Việt Nam gọi vốn cổ phần từ cổ đông nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức mua cổ phiếu. Nội dung cơ bản của Quyết định này là:
- Tổng số vốn cổ phần của tất cả các cổ đông nước ngoài tối đa là 30%.
- Một pháp nhân hoặc một thể nhân nước ngoài góp tối đa là 10%.
- Trường hợp thừa kế hoặc sau thời hạn 5 năm kể từ ngày góp vốn, cổ đông nước ngoài mới được chuyển nhượng cổ phần.
Đây có thể coi là quy định đầu tiên cho phép nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư vào Việt Nam, thể hiện sự thông thoáng của Nhà nước ta trong việc cho phép các tổ chức tín dụng Việt Nam được gọi vốn từ các cổ đông nước ngoài. Ngay sau khi Quyết định này có hiệu lực, Ngân hàng Cổ phần á Châu (ACB) đã tiến hành bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài: Năm 1993, ngân hàng có số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng với 27 cổ đông; đến nay số vốn điều lệ đã lên tới 353,711 tỷ đồng với 533 cổ đông, trong đó có 4 cổ đông nước ngoài chiếm 25,4% tổng số vốn điều lệ. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu quan tâm đến cơ hội đầu tư ở Việt Nam tại các tổ chức kinh doanh có hiệu quả. Nguồn: Tạp chí thông tin khoa học Ngân hàng số 5 tháng 2/2001
Công ty Cơ điện lạnh thành phố Hồ Chí Minh được Chính phủ cho phép bán trái phiếu chuyển đổi cho nhà đầu tư nước ngoài là Quỹ đầu tư Việt Nam Enterprise Limited (thuộc Công ty tài chính Dragon Capital của Anh) hơn 5 triệu USD (tỷ giá 1USD = 14.000VND), chiếm hơn 40% tổng số vốn điều lệ (150 tỷ đồng). Nguồn: Tạp chí thông tin khoa học Ngân hàng số 5 tháng 2/2001
Kể từ khi Chính phủ ban hành Quyết định 145/1999/QĐ-TTg ngày 28-6-1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 31/5/2001, có 9 CTCP bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài trong tổng số 631 công ty đã thực hiện cổ phần hoá: Nguồn: Tạp chí thông tin khoa học Ngân hàng chuyên để 53 tháng 3/2001
- CTCP Cơ điện lạnh TP.HCM bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài là 2,6 tỷ đồng (chiếm16,33%) tổng số vốn điều lệ,
- CTCP Chế biến hàng xuất khẩu Long An bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài là 1,06 tỷ đồng (chiếm 29,5% số vốn điều lệ),
- CTCP May Bình Minh thuộc Tổng Công ty dệt may bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài là 3,6 tỷ đồng (chiếm 20% số vốn điều lệ),
- CTCP Đồ hộp Hạ Long thuộc Bộ Thuỷ sản bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài là 7,4 tỷ đồng (chiếm 27% số vốn điều lệ),
- CTCP Giao nhận vận chuyển container quốc tế (INFACON) thuộc tổng Công ty Hàng Hải bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài là 1 tỷ đồng (chiếm gần 10% số vốn điều lệ), Nguồn: Tạp chí thông tin khoa học Ngân hàng số 5 tháng 2/2001
- CTCP Kho vận và Giao nhận ngoại thương (TRANSIMEX) bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài là 1,1 tỷ đồng (chiếm 5% số vốn điều lệ),
- CTCP Thuỷ sản số 1 thuộc Bộ Thuỷ sản bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài là 4 tỷ đồng (chiếm 20% số vốn diều lệ),
- CTCP Nhựa Tân Hoá TP.HCM bán 4,6 tỷ đồng (chiếm 10%) số vốn điều lệ cho nhà đầu tư nước ngoài,
- CTCP Dịch vụ vận tải Sài Gòn thuộc Bộ Giao thông vận tải bán 6 tỷ đồng (chiếm20%) số vốn điều lệ cho nhà đầu tư nước ngoài.
Như vậy, số CTCP thực hiện bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm một phần rất nhỏ (1,43%) so với tổng số CTCP với số vốn huy động được hơn 30 tỷ đồng (tính đến 31/5/2001).
Bảng 3: Danh sách và tỷ lệ các CTCP bán cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài (tính đến ngày 31/5/2001).
STT
CTCP bán Cp cho nhà ĐTNN
Trụ sở
Tỷ lệ sở hữu của nhà ĐTNN
1
CTCP Cơ điện lạnh
TP.HCM
16,33%
2
CTCP Chế biến HXK
Long An
29,5%
3
CTCP May Bình Minh
20%
4
CTCP Đồ hộp Hạ Long
Hải Phòng
27%
5
CTCP INFACON
Hải Phòng
10%
6
CTCP TRANSIMEX
TP.HCM
5%
7
CTCP Thuỷ sản số 1
20%
8
CTCP Nhựa Tân Hoá
TP.HCM
10%
9
CTCP Dịch vụ vận tải SG
TP.HCM
20%
(Nguồn: Ban Kinh tế Trung Ương)
1.4 Nhận xét
1.4.1 Quá trình phê duyệt phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài tại các CTCP
* Về mặt thời gian:
Sau hơn một năm kể từ ngày Công ty INFACON gửi Công văn xin chủ trương, hướng dẫn các thủ tục trong việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, ngày 10/10/2000, Công ty mới nhận được Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài ngày 29-10-2001.
Sau 4 tháng kể từ ngày nhận được công văn của Công ty INFACON về việc xin chủ trương bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài (10/10/2000), Uỷ ban nhân dân thành phố Hải phòng mới có Công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin ý kiến về việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của Công ty INFACON (12/2/2001).
Sau hơn 3 tháng (31/5/2001) kể từ ngày nhận được Công văn phúc đáp của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (27/2/2001), Uỷ ban nhân dân thành phố Hải phòng mới có Công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị phê duyệt Phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của Công ty INFACON và báo cáo kết quả thẩm định Phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
Ngày 5/7/2001, tức là hơn 1 tháng, Công ty INFACON gửi văn bản lên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đề nghị xem xét Phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của công ty, sau đó Tổng công ty Hàng Hải đã có tờ trình gửi lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án. Sau hơn 3 tháng, ngày 29-10-2001, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định cho phép Công ty INFACON bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
Hiện trạng trên là do quy định của pháp luật chưa chặt chẽ, chỉ quy định một cách chung chung, không quy định thời gian cụ thể việc giải quyết bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài của các cơ quan chức năng.
* Về mặt thủ tục:
Thẩm quyền quyết định bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài đều do Thủ tướng Chính phủ và phải trải qua nhiều thủ tục, cấp quản lý đã hạn chế tiến trình thực hiện công việc quan trọng này, nhất là trong giai đoại hiện nay.
Văn bản của công ty INFACON phải đi hai vòng: Vòng 1, gửi công văn lên UBND Thành phố Hải Phòng, sau đó được chuyển tiếp lên Văn phòng Chính phủ. Vòng 2, INFACON gửi văn bản lên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, sau đó chuyển tiếp lên Văn phòng Chính phủ.
1.4.2 Tình hình mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện CPH
Việc thực hiện cổ phần hoá DNNN thực hiện với số lượng lớn từ năm 1998, tức là khi Nghị định 44/1998/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần có hiệu lực. Tính đến ngày 31 tháng 5 năm 2001, có 631 DNNN thực hiện cổ phần hoá (Phụ lục số III: Danh sách các CTCP, Ban Kinh tế Trung Ương), trong đó:
- Theo cấp quản lý: 171 CTCP Trung ương (chiếm 27% tổng số CTCP), 460 CTCP địa phương (chiếm 73% tổng số CTCP),
- Theo khu vực: 210/460 CTCP Miền Bắc (30%), 112/460 CTCP Miền Trung (46%), 138/460 CTCP Miền Nam (24%).
- Theo số vốn điều lệ: Khoảng 10% CTCP có số vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, 90% CTCP có số vốn điều lệ trung bình 5 tỷ đồng.
Trong số 9 công ty bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 1,43% số CTCP), chủ yếu là các công ty kinh doanh dịch vụ, phần lớn có trụ sở tại TP.HCM (HCM: 6, Hải Phòng: 2, Long An: 1). Nếu phân theo cấp quản lý thì có 3 CTCP thuộc Bộ, 2 CTCP thuộc các Tổng Công ty, 4 CTCP địa phương (HCM: 3, Long An: 1). Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy:
- Số lượng CTCP bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài quá ít so với nhu cầu huy động vốn thực tế, tổng số cổ phần bán ra còn hạn chế (trung bình 17,53% vốn điều lệ) so với khả năng được phép bán tối đa 30%.
- Trong số các CTCP đã bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu trong ngành dịch vụ, chưa đa dạng hoá các ngành. Ví dụ, ngành công nghiệp, chế tạo cần nguồn vốn lớn, công nghệ cao, trình độ quản lý chuyên sâu nhưng chưa thu hút được sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và bản thân doanh nghiệp chưa sẵn sàng đón nhận sự tham gia đó.
- Phần lớn các CTCP bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài tập trung ở Trung ương, các thành phố lớn. Trên thực tế, các CTCP thuộc địa phương quản lý khá đông (chiếm 73% tổng số CTCP), chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có khả năng phát triển trong tương lai.
Nguyên nhân của sự hạn chế này có thể kể đến như: Một số Doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hoá chưa có nhu cầu về vốn, một bộ phận lại lo ngại sự tham gia của phía nước ngoài sẽ làm thay đổi cơ cấu quản lý của công ty. Về phía các nhà đầu tư nước ngoài còn dè dặt khi mua cổ phần của các CTCP vì các công ty này chưa có báo cáo tài chính công khai một số năm. Hơn nữa, chính sách thiếu thông thoáng, thủ tục hành chính còn nhiều rắc rối phần nào đã làm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.
2. Nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua, bán chứng khoán trên thị trường thứ cấp
2.1 Quá trình mua, bán chứng khoán trên TTCK thứ cấp của nhà đầu tư nước ngoài
Tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn mua, bán chứng khoán tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán phải đăng ký với Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (thông qua các tổ chức lưu ký) và phải tuân thủ các quy định theo pháp luật hiện hành của Việt Nam.
- Quy trình thanh toán bù trừ đối với nhà đầu tư nước ngoài:
* Tham gia vào việc thanh toán bù trừ cho các giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài gồm 5 thành phần:
1. Nhà đầu tư nước ngoài;
2. Các đại diện uỷ quyền: Các công ty chứng khoán trong nước phục vụ cho việc đặt lệnh giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài.;
3. Thành viên lưu ký nước ngoài (các ngân hàng lưu ký): Là các tổ chức thực hiện việc lưu ký, thanh toán bù trừ cho các nhà đầu tư nước ngoài;
4. Các ngân hàng lưu ký toàn cầu: Là các tổ chức trung gian đứng ra thực hiện việc thanh toán và xác nhận thanh toán cho nhà đầu tư nước ngoài đang ở ngoài quôc gia mà họ muốn mua bán chứng khoán;
5. Trung tâm thanh toán bù trừ (ở Việt Nam là TTGDCK): Thực hiện việc bù trừ, thanh toán cho các thành viện lưu ký.
- Quy trình đặt lệnh và thanh toán bù trừ đối với nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện như sau:
1. Để có thể giao dịch, nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản tiền và chứng khoán tại một thành viện lưu ký nước ngoài;
2. Nhà đầu tư dặt lệnh giao dịch tại một công ty chứng khoán trong nước;
3. Công ty chứng khoán kiểm tra việc đảm bảo ký quỹ tiền và chứng khoán của nhà đầu tư thông qua thành viên lưu ký nước ngoài, nếu thấy hợp lệ mới chuyển lệnh của nhà đầu tư nước ngoài vào TTGDCK; Phương thức kiểm tra được thực hiện tuỳ theo các thỏa thuận giữa công ty chứng khoán và thành viên lưu ký nước ngoài;
4. Sau khi các giao dịch được khớp lệnh, các công ty chứng khoán trong nước đối chiếu kết quả giao dịch với người đầu tư nước ngoài (nếu người đầu tư nước ngoài đang ở Việt Nam) hoặc thông qua người đại diện của họ;
5. Các nhà đầu tư nước ngoài so khớp kết quả, nếu khớp lệnh đúng hoàn toàn thì sẽ gửi yêu cầu thanh toán trực tiếp cho thành viên lưu ký nước ngoài (nếu người đầu tư nước ngoài đang ở tại Việt Nam) hoặc cho ngân hàng lưu ký toàn cầu;
6. Các ngân hàng lưu ký toàn cầu gửi yêu cầu thanh toán cho các thành viên lưu ký nước ngoài;
7. Lúc này, các thành viên lưu ký nước ngoài mới thực hiện thanh toán với TTGDCK, sau đó chuyển báo cáo kết quả thanh toán cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Hình 1: Sơ đồ quy trình thanh toán bù trừ đối với nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài
Các công ty chứng khoán
Ngân hàng lưu ký toàn cầu
Thành viên lưu ký nước ngoài
(NH lưu ký)
TTGDCK
(2)
(3)
(3)
(4)
(4)
(4)
(5)
(5)
(1)
(6)
(7)
(Nguồn: Đầu tư chứng khoán)
Theo Quyết định số 45/2000/QĐ-TTGD2 ngày 14 tháng 06 năm 2000 của Giám đốc TTGDCK TP.HCM, giờ quy định các thành viên lưu ký nước ngoài xác nhận giao dịch với TTGDCK là 10:00 ngày T+1 (ngày T là ngày thực hiện giao dịch). Mới đây, TTGDCK đã ra quyết định thay đổi giờ xác nhận này từ 10:00 ngày T+2.
Hiện nay, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp giấy phép hoạt động lưu ký chứng khoán cho 3 ngân hàng lưu ký nước ngoài hoạt động kinh doanh, lưu ký chứng khoán tại Việt Nam:
- Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngân hàng Standard & Chartered có trụ sở tại Hà Nội.
- Ngân hàng Deutche Bank AG có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2 Tình hình mua bán chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Sau hơn 100 phiên giao dịch được thực hiện tại Trung tâm giao dịch TP. Hồ Chí Minh, đến phiên giao dịch thứ 102 (2/4/2001) mới có nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên mua được cổ phiếu. Đó là David Huw Appleton, người Anh, mua 100 cổ phiếu TMS với giá 65.000 đồng/cổ phiếu tại Công ty chứng khoán Ngân hàng á Châu (ACBS).
Các phiên giao dịch tiếp theo, phiên giao dịch ngày 25/4 và 2/5, hai nhà đầu tư quốc tịch Trung Quốc đã khớp lệnh mua được 13.300 cổ phiếu TMS. Phiên giao dịch chứng khoán ngày 28/5/2001, Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential thông qua công ty chứng khoán Bảo Việt đã mua 100.000 trái phiếu CP1- 0200.
Thời gian đầu, có 5 loại cổ phiếu trên thị trường là: REE, SAM, HAP, TMS, LAF nhưng chỉ có 3 loại cổ phiếu cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia giao dịch, còn cổ phiếu SAM, HAP nhà đầu tư nước ngoài không được tham gia giao dịch.
Ngày 6/7/2001, Công ty Cổ phần giấy Hải phòng gửi Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và TTGDCK TP.HCM công văn số 115/CV/CK-HAP đề nghị huỷ bỏ việc phong toả không cho người nước ngoài mua cổ phiếu HAP. Công ty đề nghị, từ ngày 11/7/2001, các tổ chức, cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 20% tổng số cổ phiếu HAP đang lưu hành (tương ứng với 201.600 cổ phiếu), trong đó một tổ chức nước ngoài được nắm giữ tối đa 7% và một cá nhân nước ngoài được nắm giữ tối đa 3% khi tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong 6 loại cổ phiếu được bán cho nhà đầu tư nước ngoài, có 3 loại cổ phiếu được Thủ tướng Chính phủ cho phép bán vượt số lượng theo quy định (biện pháp tình thế điều chỉnh thị trường của Thủ tướng Chính phủ): REE được bán 3.749.580 cổ phiếu trong số 15.000.000 cổ phiếu niêm yết (chiếm 25%), LAF bán 579.254 cổ phiếu trong tổng số 1.909.840 cổ phiếu niêm yết (chiếm 30,33%), CAN bán 894.820 cổ phiếu trong tổng số cổ phiếu niêm yết (chiếm 25,27%). Như vậy, số cổ ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luanvan-LH.doc