Người dân tộc Hmông bản Lóng Lăn đau với nỗi đau của những cây rừng bị chặt phá. Bức xúc vì những nài nỉ của họ lên khắp nơi để nhờ bảo vệ những cánh rừng của mình đã bao năm nay rồi nhưng không được giải quyết. Bởi họ hiểu hơn ai hết rằng, nếu rừng của họ mất đi thì họ mất hết. Không còn niềm tin, không còn nguồn sống cho ngày hôm nay và cho những thế hệ mai sau. Rừng như tấm lòng và bầu sữa mẹ, cho họ niềm tin và nguồn sống, cho họ sức mạnh để vươn lên. Từ yêu rừng, kính trọng, tôn thờ rừng, họ thấy trách nhiệm của mình phải giữ lấy rừng, vì vậy, họ đòi quyền cho rừng được tồn tại.
126 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Sự tham gia xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý tài nguyên thiên nhiên tại bản Lóng Lăn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và soạn tài liệu.
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thay mặt Hội Phụ nữ bản Lóng Lăn lên phát biểu nhận xét đối với Chương trình GĐGR tại Lóng Lăn
Ngày 10 . 3 . 2006
Chủ tịch huyện Luangprabang trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân bản Lóng Lăn tại buổi lễ
Ngày 10.3.2006
Hoàn thiện tất cả các thủ tục GĐGR, hoàn thiện các loại bản đồ, kiểm tra thủ tục bản đồ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, và tổ chức lễ trao quyền sử dụng đất.
Nguồn: Tài liệu ảnh của dự án CHESH tại Lào
Như vậy hoạt động xây dựng qui chế cộng đồng nằm trong bước 7 của Chương trình giao đất giao rừng, nhưng trong đề tài này sinh viên muốn đề cặp tới sự tham gia của người dân trong hoạt động xây dựng qui chế cộng đồng là chủ yếu.
3. HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG QUI CHẾ CỘNG ĐỒNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TẠI BẢN LÓNG LĂN
3.1. Các bước thực hiện trong xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý TNTN tại Lóng Lăn
Với sự thống nhất trong cộng đồng và sự hỗ trợ tư vấn của cán bộ kỹ thuật và dự án hỗ trợ tiến trình xây dựng quy chế được chia thành 7 bước như sau:
Bước 1. Cộng đồng bản Lóng Lăn chủ động xây dựng quy chế dựa trên các mặt truyền thống và kinh nghiệm bản địa của họ về quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng đất nơi họ sống (dự thảo lần 1).
Bước 2. Các cán bộ chuyên môn cấp huyện, cấp tỉnh và chính quyền huyện nghiên cứu, bổ sung vào bản quy chế này của Lóng Lăn.
Bước 3. Tổ chức họp lãnh đạo và toàn dân bản Lóng Lăn với cán bộ chuyên môn GĐGR để thảo luận thống nhất quy chế cộng đồng bản Lóng Lăn về quản lý sử dụng tài nguyên rừng và đất nông nghiệp (dự thảo lần 2), đồng thời thống nhất chuẩn bị kế hoạch tiếp theo.
Bước 4. Tổ chức họp lãnh đạo, các già làng, kiểm lâm bản Lóng Lăn với lãnh đạo, các già làng, kiểm lâm của 12 bản kề cận Lóng Lăn nhằm trao đổi chia sẻ các bức xúc trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng và đất nông nghiệp đồng thời góp ý kiến và cùng thống nhất quy chế cộng đồng của bản Lóng Lăn trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và đất nông nghiệp (dự thảo lần 3).
Bước 5. Tổ chức cuộc họp giữa cộng đồng bản Lóng Lăn, các đại diện của 12 bản kề cận với các lãnh đạo Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Luang Prabang (PAFO), lãnh đạo huyện Luang Prabang, phòng Lâm nghiệp tỉnh Luang PraBang, phòng Lâm nghiệp huyện Luang Prabang (DAFO) bàn về nội dung quy chế quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên của bản Lóng Lăn (dự thảo lần 4).
Bước 6. Trình bày quy chế quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên của bản Lóng Lăn sau khi có sự đóng góp ý kiến và tư vấn của các bên có liên quan lên các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 7. Tiến hành phổ biến, tuyên truyền và tập huấn cho dân bản Lóng Lăn và dân các bản xung quanh Lóng Lăn nội dung bản quy chế quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và một số quy định khác của luật pháp Lào.
Mặc dù rất mong muốn, rất quyết tâm thực hiện được 7 bước trong tiến trình xây dựng quy chế cộng đồng quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nhưng thực sụ trong lòng các già làng bản Lóng Lăn còn ngờ vực về tính khả thi của tiến trình này. Vì với từ lâu nay chưa bao giờ luật tục của dân tộc lại xuất hiện trên những giấy tờ quy chế và được lồng ghép với luật pháp của Nhà nước. Từ trước đến giờ có thể nói rằng đây là lần đầu tiền tại bản Lóng Lăn thấy không khí đông đủ và hăng hái như lần này. Mặc dù họ rất tự tin đưa ra những ý kiến và đưa ra các quy định trong luật tục của mình về bảo vệ nguồn TNTN nhưng trong lòng họ vẫn thể hiện ra sự mất tự tin như trong các câu nói của già làng bản Lóng Lăn, Ông Xay Khư Zang nói: “Tôi thấy các bước xây dựng quy chế này hay quá, đúng quá, nhưng tôi sợ không thực hiện được hết. Không biết người dân bên ngoài có ủng hộ không”.(Trích từ tài liệu báo cáo GĐGR tại Lóng Lăn của dự án CHESH).
Ông Za Zi Zang nói: “Tôi lại sợ cán bộ chính quyền, cán bộ kỹ thuật không ủng hộ, nhưng chúng ta cứ quyết tâm mà thôi”.(Trích từ tài liệu báo cáo về GĐGR tại Lóng Lăn của dự án CHESH )
Với quyết tâm như vậy, người dân Lóng Lăn đề xuất với cán bộ kỹ thuật GĐGR tiến trình và phương pháp xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của bản gồm 7 bước như trên.
3.2. Phương pháp tiếp cận sự tham gia trong xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý TNTN
Tạo cơ hội và điều kiện để người dân bản Lóng Lăn nhìn nhận những khó khăn bức xúc và chủ động đưa ra các giải pháp trong quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên
Ngược dòng thời gian, từ chuyến tham quan học hỏi kinh nghiệm tại Lào Cai của Việt Nam năm 2001, các già làng của bản Lóng Lăn nhận thấy rằng: đất, rừng của họ cũng cần phải được nhà nước Lào giao cho để họ quản lý, bảo vệ và sử dụng. Nếu không, rừng và tài nguyên rừng của họ cũng sẽ như của Việt Nam. Ông Xay Khư Zang, một già làng của bản Lóng Lăn nói sau chuyến tham quan tại Việt Nam rằng: “Do mất rừng ở Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai của Việt Nam nên đã dẫn đến tình trạng xói mòn, rửa trôi đất làm cho đất xấu đi, người dân phải đi khỏi làng bản của họ để bán đi những cái quý giá nhất. Đây là bài học cho Lóng Lăn, chúng tôi sẽ không để mất rừng”.
Ông Chơ Xy Zang, Phó chủ tịch huyện Luang Prabang cũng nói tại hội nghị “chia sẻ kinh nghiệm xoá đói, giảm nghèo giữa nông dân nòng cốt Lào và Việt Nam năm 2003 tại Viên Chăn” rằng: “Vấn đề xây dựng quy chế cộng đồng là vô cùng cấp bách với Lóng Lăn”.
Qua các thông tin từ người dân cho thấy: Người Hmông Lóng Lăn từ lâu đã dùng luật tục truyền thống và kinh nghiệm của mình để bảo vệ nguồn tài nguyên rừng của bản mình. Thực tế trong nội bộ bản Lóng Lăn, họ đã bảo vệ rừng rất tốt trên cơ sở các luật tục bất thành văn này. Vì vậy, đến năm 2000, bản Lóng Lăn được nhà nước Lào công nhận là bản quản lý và bảo vệ rừng tốt. Những cánh rừng của bản Lóng Lăn là một trong những cánh rừng tốt nhất của tỉnh Luang Prabang.
Biểu 1: Nhóm già Làng bản Lóng Lăn tham gia xây dựng các vấn đề quan tâm
Stt
Họ và tên
Các vấn đề quan tâm
Nước sinh hoạt
Xây dựng quy chế cộng đồng
Làm Đườngiao thông
Trồng cây măng tây
Tập huấn chăn nuôi thú y
Làm nhà cộng đồng
Tập huấn dệt cho phụ nữ
1
Xay Khư Zang
+
2
Pa Chòng Zang
+
3
Xểnh Hử Ly
+
4
Chả Tổng Ly
+
5
Za Zi Zang
+
6
Bia Tua Zang
+
7
Zong C ân Zang
+
8
Ch ông Zia Zang
+
9
Ch ông L ư S ông
+
10
Chua Zia Tho
+
11
K ông m ênh Zang
+
12
X ơ Ch ơ H ơ
+
13
No Bi Mua
+
14
Ch ông V ư Zang
+
15
Nang Z ênh
+
Tổng
3
5
1
2
2
1
1
Nguồn: Báo cáo về GĐGR của dự án CHESH tại Lào
Nhóm già làng quan tâm nhất là vấn đề quy chế trong bảo vệ, sử dụng TNTN của bản và cộng đông người Hmông. Thông qua quyền sử dụng đất, mà họ nhận được cần phải có quy chế được các cấp chính quyền chấp nhận để từ đó người dân yên tâm phát triển kinh tế và chủ động quản lý và sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên thiên nhiên.
Bảng biểu 2: kết quả tham gia xác định vấn đề quan tâm của nhóm phụ nữ bản Lóng Lăn theo phương pháp “Chia ô - Rải sỏi”
Bức xúc về nước sinh hoạt 10 viên
Xây dựng quy chế 10 viên
Làm đường giao thông 0 viên
Trồng cây măng tây 0 viên
Làm nhà cộng đồng 0 viên
Tập huấn chăn nuôi thú y 0 viên
Tập huấn dệt cho phụ nữ 5 viên
Nguồn: Từ báo cáo GĐGR của dự án CHESH tại Lóng Lăn
Phương pháp chia ô - Rải sỏi, nhằm phát huy sự tham gia của chị em phụ nữ vì nhiều người không dám phát biểu và nhiều người không biết chữ.
Kết quả bảng biểu cho thấy bức xúc của chị em về nước sinh hoạt và xây dựng quy chế cộng đồng trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là ngang nhau. Tuy nhiên theo luật tục của người dân tộc Hmông, nếu là bằng nhau thì kết quả theo quyết định của các già làng của bản.
Biểu 3: Kết quả tham gia xác định các vấn đề quan tâm của nhóm thanh niên Bản Lóng Lăn
STT
Họ và tên
Các vấn đề quan tâm
Nước sinh họat
Quy chế
Đường giao thông
Cây măng tây
Chăn nuôi thú y
Nhà cộng đồng
Dệt
1
Lia Xay Zang
+
2
Va Khư Zang
+
3
Chua thay zang
+
4
Zong zia zang
+
5
Khua xa Tho
+
6
Kông cha Ly
+
7
Chu lai Vang
+
8
Chia po Ly
+
9
Pheng Zang
+
10
Chia Ly
+
11
Pha xo Ly
+
12
Xia Co Hơ
+
13
Za Nu Ly
+
14
Xi Zi Zang
+
15
Chuông Tua Tho
+
16
NhịaPo Zang
+
17
Xênh Ly
+
18
Xư Lông Ly
+
19
Ka Chay Ly
+
20
Chư Hơ
+
21
Đa Neng Ly
+
Tổng
4
8
4
1
1
1
2
Nguồn: từ tài liệu báo cáo của dự án CHESH-Lào
Thông qua kết quả tại bảng biểu cho thấy thanh nhiên có quan tâm nhiều đến quyền sử dụng đất cũng như quy chế cộng đồng trong bảo vệ TNTN tổng số điểm là 8 điểm cho vấn đề này.
Người dân tộc Hmông bản Lóng Lăn đau với nỗi đau của những cây rừng bị chặt phá. Bức xúc vì những nài nỉ của họ lên khắp nơi để nhờ bảo vệ những cánh rừng của mình đã bao năm nay rồi nhưng không được giải quyết. Bởi họ hiểu hơn ai hết rằng, nếu rừng của họ mất đi thì họ mất hết. Không còn niềm tin, không còn nguồn sống cho ngày hôm nay và cho những thế hệ mai sau. Rừng như tấm lòng và bầu sữa mẹ, cho họ niềm tin và nguồn sống, cho họ sức mạnh để vươn lên. Từ yêu rừng, kính trọng, tôn thờ rừng, họ thấy trách nhiệm của mình phải giữ lấy rừng, vì vậy, họ đòi quyền cho rừng được tồn tại.
Tác động lãnh đạo Sở nông lâm nghiệp tỉnh Luangprabang chỉ đạo cán bộ cấp dưới thực hiện các bước trong tiến trình xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên bản Lóng Lăn
Sau khi có sự góp ý của toàn dân, trưởng bản Lóng Lăn soạn thảo tại bản. Bản quy chế cộng đồng về quản lý, sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên của bản Lóng Lăn.Văn phòng dự án CHESH Lào phô tô ra nhiều bản và được gửi đến cho các cán bộ kỹ thuật, cán bộ dự án, chính quyền huyện Luang Prabang nhằm xin ý kiến góp ý, tư vấn.
Nếu tiến trình xây dựng quy chế cộng đồng bản Lóng Lăn về quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên chỉ dừng lại ở khâu thông qua nội dung bản quy chế này trong nội bộ của bản Lóng Lăn mà không cần trao đổi, chia sẻ với người dân bên ngoài, không cần trao đổi với lãnh đạo chính quyền các cấp, liệu có được không?
Tiến trình xây dựng quy chế cộng đồng này không thể dừng tại bước 3 được, vì như vậy là trái với nguyên tắc của phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng của chương trình GĐGR, trái với các quy định của luật pháp Lào, đặc biệt quan trọng là trái với nhu cầu, mong muốn của người dân Lóng Lăn. Bức xúc của người dân bản Lóng Lăn về sự mất mát tài nguyên rừng đã gần như lên đến đỉnh điểm.
Trong trường hợp này chỉ có thể tác động trước hết đến người chỉ đạo dự án CHESH Lào tổ chức họp với ông Sổm Phong Pradichit Giám đốc Sở nông lâm nghiệp tỉnh Luangprabang, nhằm xin ý kiến chỉ đạo, tư vấn về tiến trình, phương pháp xây dựng quy chế cộng đồng bản Lóng Lăn trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng và đất nông nghiệp.
Ngày 30/9/2005, tại văn phòng Sở nông lâm nghiệp tỉnh Luangprabang, cuộc họp này được tổ chức với sự có mặt của ông Sổm Phong Pradichit Giám đốc Sở nông lâm nghiệp tỉnh Luangprabang, cán bộ dự án CHESH Lào và cán bộ CHESH tại Lào.
Đến tháng 9/2005, với sự quyết tâm của người dân bản Lóng Lăn, sự làm việc nhiệt tình, có trách nhiệm của cán bộ kỹ thuật, chương trình GĐGR tại bản Lóng Lăn đã đạt được những kết quả tốt theo các mục tiêu đã đề ra ban đầu.
Với phương pháp dựa vào cộng đồng, tôn trọng và tạo quyền cho cộng đồng, bản Lóng Lăn đã giải quyết tốt những vấn đề liên quan đến GĐGR bằng chính những luật tục và kinh nghiệm truyền thống của họ, đó là: Người dân Lóng Lăn đã chủ động lập kế hoạch thực hiện, sau đó, cán bộ kỹ thuật và người dân cùng thực hiện theo kế hoạch đã đề ra của bản. Người dân Lóng Lăn chủ động, tự tin xây dựng phương án chia đất mà không cần đến sự tư vấn và hỗ trợ của cán bộ kỹ thuật. Người dân chủ động giải quyết ổn thoả những vướng mắc, mâu thuẫn xảy ra trong quá trình GĐGR bằng chính các luật tục và kinh nghiệm truyền thống của họ. Đã phát huy tối đa sự tham gia của mọi thành phần người dân trong tất cả các hoạt động GĐGR và xây dựng quy chế cộng đồng của mình.
Tạo cơ hội và điều kiện để cán bộ kỹ thuật và cán bộ dự án hiểu được năng lực, nhận thức của dân và hiểu được phương pháp thực hiện của dự án trong tiếp cận xây dựng quy chế cộng đồng, thông qua đó góp phần làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của cán bộ trong các hoạt động cộng đồng.
Từ kết quả của phương pháp tiếp cận trên, người dân bản Lóng Lăn và cán bộ kỹ thuật GĐGR tự tin thực hiện bước 3 của tiến trình xây dựng quy chế cộng đồng tại bản Lóng Lăn, đó là tổ chức cuộc họp giữa lãnh đạo, các già làng, kiểm lâm bản, ban chỉ đạo GĐGR bản Lóng Lăn với các thành viên tổ kỹ thuật.
Yêu cầu nội dung của cuộc họp này (ngày 11/11/2005) là bản Lóng Lăn cùng với tổ kỹ thuật GĐGR thảo luận và thống nhất được nội dung bản quy chế cộng đồng của Lóng Lăn về quản lý, sử dụng tài nguyên rừng và đất nông nghiệp lần 2, đồng thời thống nhất được kế hoạch chuẩn bị cho cuộc họp với đại diện 12 bản kề cận và lãnh đạo các cấp chính quyền sắp tới.
Việc xây dựng quy chế cộng đồng này của bản Lóng Lăn, không chỉ là thảo luận thống nhất trong nội bộ bản Lóng Lăn mà còn phải họp bàn với 12 bản xung quanh nữa. Tại sao lại như vậy? Tại vì bản Lóng Lăn có một diện tích tự nhiên rất lớn (hơn 8.000 ha), trong đó lại còn nhiều rừng tự nhiên nên một mình bản Lóng Lăn không thể quản lý nổi, mà cần có sự hộ trợ của các bản xung quanh. Do đó, cần phải bàn với 12 bản xung quanh để cùng nhau quản lý, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của bản.
Tạo điều kiện cần thiết để cộng đồng bản Lóng Lăn gặp gỡ với đại diện các bản xung quanh, gặp gỡ những người đang có đất truyền thống tại bản Lóng Lăn để cùng chia sẻ, đức rút kinh nghiệm và các bài học cho nhau để cùng nhau quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Sau khi hoàn thành bước 3 của tiến trình xây dựng quy chế cộng đồng, người dân bản Lóng Lăn và tổ kỹ thuật GĐGR thống nhất và soạn thảo được toàn bộ nội dung bản quy chế cộng đồng của bản Lóng Lăn. Làm cơ sở để thông qua tại bước 4 là tổ chức Hội nghị bàn về nội dung bản quy chế cộng đồng quản lý, sử dụng nguồn TNTN bản Lóng Lăn giữa bản Lóng Lăn với đại diện dân 12 bản xung quanh và những người có đất truyền thống tại Lóng Lăn.
Với sự ủng hộ nhiệt tình của các bản bên ngoài về các quan điểm của bản Lóng Lăn trong quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, chứng tỏ người dân ở các bản khác cũng mong muốn và có ý thức bảo vệ tài nguyên như ý thức của người dân Lóng Lăn.
Sau khi hiểu được ý thức, trách nhiệm và tình cảm của người dân Lớng Lăn đối với tài nguyên thiên nhiên, nhiều bản đứng ra bày tỏ những việc làm chưa đúng của bản mình đã làm trước đó với bản Long Lăn. Đại diện bản Pha Viêng trao đổi : “Tôi đồng ý với bản Lóng Lăn, đây là vùng rừng rất quan trọng đối với chúng ta, chúng ta cần phải giữ, do vậy tôi đề nghị phạt thật nặng với những người vào đây chặt phá” (Trích từ cuốn Phương pháp tiếp cận trong xây dựng quy chế cộng đồng bản Lóng Lăn)
Nguyên nhân nào làm cho những người ở bản xung quanh bản Lóng Lăn có thái độ tôn trọng người dân bản Lóng Lăn như vậy ? Có phải tình yêu thiên nhiên thông qua các luật tục quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của người Hmông bản Lóng Lăn đã tác động đến tâm tư, tình cảm của người bên ngoài đến tài nguyên hay không. Những người bên ngoài cũng hiểu được giá trị của nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của họ, nhưng có thể họ chưa hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn tài nguyên không chỉ hiện có mà cho cả tương lai. Thông qua thái độ tôn trọng thiên nhiên, ứng xử có tình cảm đối với thiên nhiên của người dân Lóng Lăn, chính là liều thuốc cảnh tỉnh ,giác ngộ cho những người dân xung quanh bản Lóng Lăn về giá trị của nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với thế hệ con cháu mai sau. Từ đây họ sẵn sàng xoá nhoà đi những định kiến, những mâu thuẫn , để đoàn kết cùng nhau bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng Lóng Lăn - Phù Sủng này
Ảnh Hội nghị thông qua quy chế cộng đồng
tại bản Lóng Lăn với 12 bản xung quanh ngày 7/12/2005
Nguồn: Tài liệu ảnh của Dự án CHESH tại Lào
Như vậy, kết quả của hội nghị không dừng lại ở chỗ người dân các bản đến để trao đổi thống nhất nội dung bản quy chế cộng đồng về quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của bản Lóng Lăn mà chính là người dân bản Lóng Lăn và các bản xung quanh hiểu nhau hơn, nhận thức về giá trị tương lai của nguồn tài nguyên thiên nhiên sâu sắc hơn để cùng nhau đoàn kết bảo vệ, giữ gìn nguồn tài nguyên này.
Tạo đủ điều kiện và cơ hội để người dân bản Lóng Lăn và người dân 12 bản xung quanh Lóng Lăn tác động với chính quyền các cấp về các giải pháp quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua sự cần thiết chấp thuận quy chế cộng đồng về quản lý sử dụng tài nguyên dựa trên các luật tục của dân tộc
Kết quả của hội nghị đã nêu ở phần trên không chỉ dừng lại ở chỗ là lãnh đạo, các cấp chính quyền, trao đổi, thảo luận và thống nhất nội dung bản quy chế cộng đồng trên cơ sở các luật tục truyền thống của bản Lóng lăn về quản lý tài nguyên thiên nhiên, mà đã có tác động sâu sắc đến nhận thức của các cán bộ lãnh đạo chính quyền về thực trạng quản lý tài nguyên thiên nhiên, về bức xúc của người dân và về năng lực của cán bộ cấp dưới.
Từ lâu người dân bản Lóng Lăn vô cùng bức xúc về tình trạng khai thác tài nguyên rừng bừa bãi của những người bên ngoài. Bản Lóng Lăn đã nhiều lần gửi công văn lên chính quyền huyện để cầu mong hỗ trợ, giúp đỡ nhưng không thấy hồi âm.
Ông Xay khư già làng bản Lóng Lăn thảng thắn phát biểu tại hội nghị bàn về quy chế của bản Lóng Lăn: “Bản Lóng Lăn đã nhiều lần báo cáo lên cấp trên bằng văn bản cũng có, bằng miệng cũng có nhưng 2 năm nay không thấy cấp trên phản hồi , trong khi đó bản Lóng lăn không báo cáo bắt được hổ chết thì cán bộ lại đến nhanh như vậy.” (Trích từ nguồn tài liệu của Dự án CHESH tại Lào )
Những lời phát biểu đã tác động mạnh đến suy nghĩ và nhận thức của cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện. Họ không ngờ người dân phát biểu thẳng thắn, đầy bức xúc như vậy.
Tại sao những bức xúc thiết thực của người dân về quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên bấy lâu này cán bộ không được biết và không được giải quyết.
Từ những bức xúc thực sự của người dân về thực trạng quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, lãnh đạo các cấp tỉnh Luang Prabang nhận thấy giải pháp quản lý tài nguyên thiên nhiên của bản Lóng Lăn là hợp lý và đúng đắn. Họ không những ủng hộ các điều khoản trong quy chế cộng đồng bản Lóng Lăn trên cơ sở các luật tục quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn có ý kiến đóng góp bố sung, họ cảm thông và đồng cảm với nỗi đau của dân.
Tạo cơ hội và điều kiện để các già làng, lãnh đạo bản và ban chỉ đạo GĐGR bản Lóng Lăn trao đổi và thống nhất lần cuối cùng nội dung bản quy chế cộng đồng về quản lý, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên dựa trên các luật tục truyền thống của người dân bản Lóng Lăn để hoàn chỉnh và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
Từ những ý kiến đóng góp, bổ sung vào bản quy chế cộng đồng bản Lóng Lăn về quản lý, sử dụng tài nguyên rừng và đất nông nghiệp thông qua hội nghị ngày 6 và 7 tháng 12/2005 giữa người dân bản Lóng Lăn với 12 đại diện xung quanh, những người đang có đất canh tác tại bản Lóng Lăn, lãnh đạo Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Luang Prabang, lãnh đạo huyện Luang Prabang, lãnh đạo huyện Phon Xay (bước 4 và bước 5 trong tiến trình xây dựng quy chế cộng đồng), nhóm cán bộ kỹ thuật GĐGR đã tổng hợp và soạn thảo thành một bản “Quy chế cộng đồng về quản lý, sử dụng tài nguyên rừng và đất nông nghiệp bản Lóng Lăn”
Sau khi thông qua kế hoạch với ban lãnh đạo bản Lóng Lăn, ngày 16 và ngày 17/12/2005, nhóm cán bộ dự án CHESH Lào và cán bộ kỹ thuật đến bản Lóng Lăn để tổ chức xin ý kiến lần cuối cùng của các già làng và ban chỉ đạo GĐGR bản.
Tham dự cuộc họp về phía dân bản Lóng Lăn có 20 người bao gồm tất cả các già làng, ban lãnh đạo và ban chỉ đạo GĐGR bản.
Tại cuộc họp này, cán bộ kỹ thuật đọc kỹ và giải thích từng điều, từng khoản trong bản quy chế cộng đồng bản Lóng Lăn về quản lý tài nguyên rừng và đất nông nghiệp được tổ chức kỹ thuật soạn thảo sau khi đã có được sự đóng góp và thống nhất giữa bản Lóng Lăn với 12 bản xung quanh, những người có đất tại Lóng Lăn, lãnh đạo tỉnh Luang Prabang, lãnh đạo 2 huyện Luang Prabang và Phon Xay trong ngày 6 và 7/12/2005.
Kết quả của bước thứ sáu trong tiến trình xây dựng quy chế cộng đồng bản Lóng Lăn về quản lý, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng trong việc hoàn thành toàn bộ nội dung của bản quy chế này. Nếu không có cuộc họp thông qua trước của các già làng và bản chỉ đạo GĐGR bản Lóng Lăn thì những sai sót ghi trong bản quy chế sau khi đã được phê duyệt sẽ khó thay đổi.
Ngoài ra, đây cũng là một bước để củng cố thêm nhận thức và lòng tin cho các già làng và ban chỉ đạo GĐGR bản Lóng Lăn vể phương pháp xây dựng quy chế cộng đồng dựa vào các luật tục của người dân. Đó là một nội dung bản quy chế này được làm hết sức cẩn thận và hoàn toàn dựa vào người dân, các cán bộ chỉ là người làm thư ký.
Tạo cơ hội và điều kiện để các già làng, lãnh đạo bản, kiểm lâm bàn Lóng Lăn và các già làng, lãnh đạo bản và kiểm lâm 12 bản xung quanh nâng cao nhận thức bằng tập huấn kỹ thật lâm nghiệp và phương pháp xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên dựa trên các luật tục truyền thống của người dân địa phương
Muốn phổ biến các điều quy định trong quy chế cộng đồng của bản Lóng Lăn về quản lý, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho người dân các bản xung quanh thì trước hết, đội ngũ già làng, các trưởng bản, kiểm lâm các bản cần hiểu cặn kẽ nội dung và phương pháp xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý, sử dụng các nguồn tài nguyên dựa trên những luật tục truyền thống. Từ đó họ có nhận thức và tự tin truyền đạt lại nội dung bản quy chế cộng đồng này của bản Lóng Lăn cho người dân bản mình cùng biết và thực hiện. Đồng thời thông qua đây, các bản xung quanh Lóng Lăn có thể độc lập xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của bản mình.
1.2 Bản xung quanh bản Lóng Lăn.
Bò He 5. Phon Xa Vạt 9. Huổi Măn
Kọc Van 6. Na Đon Khun 10. Nậm Bò
Na Tan 7. Pha Viêng 11. Phu Khoang
Đen Xa Vang 8. Huổi Lực 12. Huổi Xa La
Theo đề xuất của người dân bản Lóng Lăn, của các bản xung quanh và, cán bộ kỹ thuật GĐGR. Dự án CHESH Lào nhất trí cho tổ chức đợt tập huấn các kiến thức cơ bản về lâm nghiệp và phương pháp xây dựng quy chế cộng đồng dựa trên các luật tục truyền thống của địa phương cho các già làng, ban chỉ đạo GĐGR bản Lóng Lăn và các già làng, các trưởng bản, các kiểm lâm các bản xung quanh.
Phương pháp xây dựng quy chế cộng đồng bản Lóng Lan về quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã có tác động rất mạnh đến nhận thức của các bản xung quanh, cũng như các cấp chính quyền tại tỉnh Luangprabang, Lào.
4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
4.1. Về mức độ sự tham gia
Hình thức tham gia của người dân bản Lóng Lăn trong chương trình GĐGR rừng nói chung và trong xây dựng quy chế cộng đồng về quản lý TNTN nói riêng. Đây là hình thức tham gia ở cấp cao đó là tham gia vị chức vì sự tham gia này người dân được gắn liền với một trách nhiệm cụ thể trong quá trình GĐGR cũng như xây dựng quy chế thể hiện ở chỗ chính họ là người tự đo đất, tự giải quyết các vướng mắc về ranh giới và đất sản xuất. Họ đưa ra những luật tục của mình như vậy những luật tục này họ tự chịu trách nhiệm trước toàn cộng đồng dân tộc họ.
Ngoài ra, chính người dân Lóng Lăn là người giám sát việc thực hiện GĐGR và xây dựng quy chế bời trong xây dựng quy chế mặc dù có sự lồng ghép với luật chính thống nhưng nếu có phần nào không phù hợp thì họ cắt bỏ và thêm vào những quy định phù hợp với thực tế tại cộng đồng. Trong suất quá trình thực hiện GĐGR và xây dựng quy chế cán bộ kỹ thuật chỉ đóng vai trò làm người tư vấn và thư ký cho người dân còn toàn bộ công việc trên thực địa do người dân tự quyết và tự làm.
Từ đó sử dụng được triệt đề nguồn lực kiến thức bản địa của người dân địa phương nhất là trong xây dựng quy chế và các kiến thức phân vùng đất sản xuất và tài nguyên rừng. Để sử dụng được triệt đề nguồn lực kiến thức của người như vậy cũng phải thông qua nhiều cuộc tập huấn và tạo điều kiến nâng cao kiến thức, sự hiểu biết của người về pháp luật Nhà nước, và các kỹ thuật trong GĐGR để từ đó họ đủ tự tin trong vai trò giám sát thực hiện của mình.
4.2. Về tính minh bạch
Biểu 4: Thống kê số lượng người tham gia trong các bước xây dựng quy chế cộng đồng bản Lóng Lăn.
Bước
Nội dung các bước
Sự tham gia của đàn ông
Sự tham gia của phụ nữ
Tổng
1
Các già làng, bản lãnh đạo và các trưởng họ xây dựng quy chế
18
1
19
2
Thông qua nội dung quy chế trước toàn dân
65
55
120
3
Cán bộ kỷ thuật, các bộ chính quyền cấp huyện - Tỉnh góp ý
15
0
15
4
Trao đổi góp ý giưa cán bộ và người dân về nội dung quy chế
82
64
146
5
Trao đổi – góp ý của người dân lóng Lăn với đại diện 12 bản xung quanh
93
4
97
6
Trao đổi – góp ý của người dân lóng Lăn đại diện 12 bản với lảnh đạo huyện - Tĩnh
98
5
103
7
Thông qua nội dung quy chế lần cuối trước toàn dân Lóng Lăn và trình duyệt
67
56
123
8
Tổ chức tập huấn
64
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32274.doc