Chuyên đề Tác động của hành lang kinh tế Bắc – Nam trong Hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng tới thương mại Việt Nam – Trung Quốc

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH LANG KINH TẾ ĐẾN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. 3

I. Cơ sở lý luận về hành lang kinh tế 3

1. Khái niệm về hành lang kinh tế 3

2. Đặc điểm của hành lang kinh tế 4

3. Quá trình phát triển của các hành lang kinh tế 5

II. Thương mại quốc tế và các tiêu chí đánh giá 6

1. Khái niệm về thương mại quốc tế 6

1.1. Khái niệm thương mại quốc tế. 6

1.2. Hàng hóa trong thương mại quốc tế. 7

1.2.1. Sản phẩm hàng hóa hữu hình 7

1.2.2. Sản phẩm hàng hóa vô hình 7

1.2.3. Gia công quốc tế 7

2. Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế 8

3. Các chính sách thương mại quốc tế thường được áp dụng 9

3.1. Khái niệm chính sách thương mại quốc tế. 9

3.2. Hệ thống chính sách thương mại quốc tế 9

3.2.1. Thuế quan. 10

3.2.1.1. Xét theo đối tượng chịu tác động. 10

3.2.1.2. Xét theo góc độ thương mại quốc tế. 10

3.2.2. Công cụ phi thuế quan. 10

4. Các loại hình thương mại quốc tế 11

4.1. Phân theo hình thức xuất nhập khẩu. 11

4.1.1. Xuất nhập khẩu trực tiếp 11

4.1.2. Xuất nhập khẩu gián tiếp 12

4.1.3. Gia công xuất khẩu 12

4.1.4. Buôn bán đối lưu 13

4.1.5. Tạm nhập tái xuất 13

4.1.6. Xuất khẩu tại chỗ 13

4.2. Theo phương thức xuất nhập khẩu 13

5. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thương mại quốc tế 14

5.1. Kim ngạch xuất, nhập khẩu 14

5.2. Tốc độ tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu 14

5.3. Sự cân bằng trong cán cân xuất nhập khẩu (hay cán cân thương mại) 14

5.4. Cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu 14

5.5. Hình thức giao dịch 15

5.6. Thời gian vận chuyển 15

III. Tác động của hành lang kinh tế đến thương mại quốc tế 15

1. Tác động tới việc gia tăng các chính sách khuyến khích thương mại và hợp tác đầu tư trên khu vực hành lang. 15

2. Tác động đến kim ngạch xuất, nhập khẩu 16

3. Tác động đến cơ cấu xuất, nhập khẩu 16

4. Tác động đến thời gian và chi phí vận chuyển 16

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HÀNH LANG KINH TẾ BẮC NAM TRONG HỢP TÁC KINH TẾ TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG MỞ RỘNG TỚI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC 17

I. Sự hình thành và phát triển của hành lang kinh tế Bắc Nam trong tiểu vùng sông Mekông mở rộng GMS 17

1. Tổng quan về tiểu vùng sông Mekông mở rộng và các hành lang kinh tế trong tiểu vùng sông Mekông mở rộng 17

1.1. Tổng quan về tiểu vùng sông Mekong mở rộng 17

1.2. Các hành lang kinh tế trong tiểu vùng sông Mekong 19

2. Sự hình thành và phát triển của hành lang kinh tế Bắc Nam trong GMS 22

3. Thương mại Việt Trung trong thời gian qua 25

3.1.Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam thời gian qua 25

3.1.1. Về kim ngạch XNK 26

3.1.2. Về thị trường xuất nhập khẩu 28

3.1.3. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 29

3.1.4. Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu 30

3.2. Thương mại Việt Trung giai đoạn 1991 đến nay 31

3.2.1. Về quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc 32

3.2.2. Về cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc 35

3.2.3. Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu 38

3.2.4. Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu 39

3.2.5. Đánh giá chung tình hình thương mại hai chiều giữa hai nước thời gian qua 41

4. Các nhân tố và chính sách để phát triển hành lang kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc 42

4.1. Định hướng quan hệ thương mại giữa hai nước. 42

4.2. Tác động của ACFTA tới quan hệ hợp tác Việt – Trung. 43

4. 3. Chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng 44

II. Tác động của hành lang kinh tế Bắc Nam trong GMS đến thương mại Việt Nam – Trung Quốc. 45

1. Tác động tới việc gia tăng các chính sách khuyến khích thương mại và hợp tác đầu tư trên khu vực hành lang kinh tế. 46

2. Tác động của hành lang kinh tế tới kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc. 50

2.1. Hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng 50

2.2. Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng 54

3. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu 56

4. Về phương thức buôn bán. 58

5. Thời gian vận chuyển 58

5.1. Đối với hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng 58

5.2. Đối với hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng 63

III. Đánh giá chung về tác động của hành lang kinh tế Bắc - Nam đến phát triển kinh tế xã hội và thương mại của các địa phương trên hành lang kinh tế. 66

1. Thành tựu 66

1.1. Góp phần tăng kim ngạch XNK biên mậu giữa hai nước. 66

1.2. Góp phần tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế các địa phương nằm trên hai hành lang kinh tế 67

1.3. Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông. 69

1.4. Thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch, giao lưu văn hóa giữa các địa phương biên giới nói riêng và Việt Nam – Trung Quốc nói chung. 69

2. Hạn chế 69

3. Nguyên nhân của những hạn chế. 71

3.1. Cơ sở hạ tầng về phía Việt Nam chưa hoàn thiện so với phía Trung Quốc. 71

3.2. Chính sách hỗ trợ thương mại còn ít, chưa xứng với yêu cầu của thị trường. 72

3.3. Thiếu thông tin từ thị trường. 73

3.4. Quy hoạch còn mang tính cục bộ địa phương, thiếu tính kết nối cả vùng. 73

CHƯƠNG III: CÁC KHUYẾN NGHỊ VỀ CHÍNH SÁCH NHẰM THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TRONG HÀNH LANG KINH TẾ BẮC - NAM. 74

I. Cơ sở khoa học cho việc đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế trên hành lang kinh tế Bắc - Nam 74

1. Cơ hội và thách thức trong hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới. 74

1.1. Cơ hội 74

1.2. Thách thức 75

2. Dự báo kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc trong thời gian tới. 76

2.1. Dự báo kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước với Trung Quốc. 76

2.2. Dự báo kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa các tỉnh, thành của Việt Nam với các tỉnh của Trung Quốc trên tuyến hành lang kinh tế. 78

II. Khuyến nghị giải pháp, chính sách thúc đẩy thương mại quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc trên tuyến hành lang kinh tế Bắc Nam. 79

1. Khuyến nghị giải pháp từ phía Nhà nước 79

1.1. Đẩy nhanh việc nâng cấp các mạng lưới CSHT, đặc biệt là giao thông nội hành lang và liên hành lang, về cả đường sắt và đường bộ, tạo nên hành lang giao thông thuận lợi, thống nhất. 79

1.2. Xây dựng cơ chế hợp tác chung giữa hai nước. 80

1.3. Tăng cường tính tự quyết cho chính quyền địa phương. 80

1.4. Xác định những chương trình và dự án hợp tác trọng điểm, cần ưu tiên thực hiện với mục tiêu và lộ trình rõ ràng 81

1.5. Đẩy nhanh việc đơn giản hóa các thủ tục hải quan, kiểm dịch, XNK ở các cửa khẩu kinh tế giữa hai nước 81

1.6. Đổi mới các chính sách, biện pháp nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán quốc tế và thanh toán biên mậu giữa doanh nghiệp hai nước. 82

1.7. Tìm kiếm những hình thức trao đổi thương mại linh hoạt hơn để tăng quy mô thương mại giữa hai nước. 83

1.8. Xây dựng các khu công nghiệp, trung tâm thương mại và các khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới ở các tỉnh, thành của hai nước trên tuyến hành lang kinh tế. 83

1.9. Tăng cường cung cấp thông tin về thị trường và xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp hai nước. 83

1.10. Hai nước cần đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực nhằm tăng cường sự phối kết hợp giữa các bên liên quan trong việc phát triển hành lang kinh tế. 84

2. Khuyến nghị giải pháp từ phía các doanh nghiệp. 84

2.1. Chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý khi thâm nhập thị trường Trung Quốc. 85

2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm và đổi mới chính sách giá cả hàng hóa. 85

2.3. Phát triển thương hiệu sản phẩm và đẩy mạnh chiến lược marketing sản phẩm. 86

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

 

 

doc97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2455 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tác động của hành lang kinh tế Bắc – Nam trong Hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng tới thương mại Việt Nam – Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong những năm vừa qua. Tốc độ tăng trưởng luôn ở vào khoảng 20%/năm, kể cả trong những giai đoạn khó khăn của nền kinh tế hai nước nói riêng và thế giới nói chung. Thứ hai là cơ cấu mặt hàng XNK có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng của nhóm hàng chế biến. Thứ ba, các chủ thể tham gia hoạt động thương mại không ngừng được mở rộng, đa dạng hóa và hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, đặc biệt là khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, vẫn còn một số tồn tại có thể kể tới như là: Một là khung khổ pháp lý cho trao đổi thương mại đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn một số vướng mắc như trong việc thực hiện Hiệp định ACFTA, ký kết các quy định về kiểm dịch động thực vật, quản lý hàng hóa trao đổi qua biên giới… Hai là tuy tốc độ tăng trưởng kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa hai nước tương đối nhanh, nhưng kim ngạch XNK vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng kim ngạch XNK của mỗi nước: vào khoảng 5% tổng kim ngạch XNK của Việt Nam và 0,4% tổng kim ngạch XNK của Trung Quốc. Ba là, các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được tốt cơ hội để khai thác, thâm nhập thị trường Trung Quốc trong bối cảnh phía Trung Quốc mở cửa thị trường, thực hiện cam kết chung trong Chương trình thu hoạch sớm, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam mà các tỉnh Tây Nam Trung Quốc có nhu cầu lớn. Bốn là thương mại giữa hai nước chưa thật sự gắn với đầu tư và chuyển giao công nghệ. Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội đầu tư từ thị trường Trung Quốc để XK sang thị trường này và các thị trường khác. Năm là khả năng tiếp tục gia tăng nhập siêu từ thị trường Trung Quốc là rất lớn. Do vậy nếu không có những thay đổi triệt để thì phía Việt Nam vẫn chưa thể thay đổi được cục diện này. Sáu là thương mại Việt – Trung chủ yếu được thực hiện qua đường tiểu ngạch. Buôn bán tiểu ngạch tạo thuận lợi nhiều cho các doanh nghiệp, do giảm được thuế , tiết kiệm chi phí bao bì, chất lượng hàng hóa không bị đòi hỏi quá cao. Tuy nhiên buôn bán tiểu ngạch lại hàm chứa nhiều rủi ro, mang tính bị động, không ổn định, vì vậy đã ảnh hưởng thương mại giữa hai nước, nhất là tác động vào các hợp đồng thương mại chính ngạch trong nước. 4. Các nhân tố và chính sách để phát triển hành lang kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc 4.1. Định hướng quan hệ thương mại giữa hai nước. Để nói đến các nhân tố chính sách để phát triển hành lang kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc trước hết phải xét đến sự tương đồng về địa lý, lịch sử giữa hai nước. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, núi liền núi, sông liền sông. Hoạt động thương mại dọc tuyến biên giới giữa hai nước không phải chỉ mới có trong ngày một ngày hai mà đã xuất hiện từ hàng nghìn năm nay, có bề dày lịch sử lâu đời. Từ chỗ trao đổi tự nhiên các sản vật sẵn có, buôn bán biên giới Việt – Trung qua các thời kỳ đã trở thành hoạt động ngoại thương ở nhiều quy mô. Sự hợp tác biên mậu của hai nước trong những năm qua đã đạt những kết quả khả quan, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai phía. Và đến giai đoạn hiện nay, Chính phủ hai nước đã có những chính sách, cam kết, thỏa thuận mới, thể hiện quyết tâm đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, trao đổi kinh tế, mậu dịch biên giới cho tương xứng với tầm quan hệ giữa hai nước, theo phương châm của 16 chữ vàng “ Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Trước hết điều đó thể hiện ở quyết tâm của hai nước trong việc ký kết nhiều hiệp định hợp tác chung như: về vấn đề xây dựng “ hai hành lang, một vành đai kinh tế”, Hiệp định thương mại Việt – Trung, Hiệp định về đảm bảo chất lượng hàng hóa XNK, Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định về quá cảnh hàng hóa… Tiếp theo, về phía Trung Quốc, thông qua Chiến lược mở cửa miền Tây, nằm trong Chiến lược phát triển kinh tế tổng thể của Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc đã thực sự coi trọng mối quan hệ hợp tác với các tỉnh biên giới Việt Nam. Trung Quốc hết sức coi trọng tuyến huyết mạch của vùng Tây Nam này qua cửa khẩu Lào Cai, Lạng Sơn và cảng Hải Phòng vì đây là cửa ngõ gần nhất để miền Tây Trung Quốc mở rộng trao đổi thương mại với khu vực và các nước khác. Về phía mình, “Chính sách phát triển các vùng miền núi phía Bắc” cũng là một trong những chủ trương lớn của Chính phủ Việt Nam trong thời kỳ 2001 – 2010. Vùng núi phía Bắc Việt Nam đóng vai trò hết sức quan trọng trong quan hệ thương mại với Trung Quốc – một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng và có kim ngạch trao đổi thương mại ngày càng tăng với Việt Nam. Đây cũng là cửa ngõ trên bộ thông thương với Trung Quốc. Hợp tác kinh tế giữa vùng núi phía Bắc Việt Nam và Trung Quốc ngày nay được Chính phủ Việt Nam xác định là một trong những hướng chủ yếu để thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực này và tạo điều kiện để thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc. Với định hướng chiến lược của hai nước như vậy, việc hình thành và phát triển hai hành lang kinh tế Việt – Trung trong khuôn khổ hành lang kinh tế Bắc Nam của GMS sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước, tạo điều kiện phát triển kinh tế ở những vùng khó khăn và là cầu nối để hai nước mở rộng thương mại với các nước khác trong khu vực. 4.2. Tác động của ACFTA tới quan hệ hợp tác Việt – Trung. Ý tưởng xây dựng khu mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) được đưa ra tại Hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc tháng 11 – 2000, đã nhận được sự quan tâm, tán đồng của nhiều nước trong khu vực. Các bên đã xác định lộ trình xây dựng ACFTA trong vòng 10 năm. Ngày 1/1/2010, Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) đã chính thức được thực thi đầy đủ trên cả ba lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Với 13 triệu km2, dân số khoảng 2 tỷ người và GDP lên tới gần 6.000 tỷ USD, ACFTA là khu vực thương mại lớn nhất thế giới, chỉ sau Liên minh châu Âu (EU) và Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Theo lộ trình, giai đoạn đầu, Trung Quốc và 6 nước thành viên của ASEAN gồm Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Brunei sẽ chính thức dỡ bỏ hàng rào thuế quan cho phép tự do buôn bán đối với hơn 90% các loại hàng hóa và dịch vụ. Các nước thành viên còn lại là Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam sẽ có thêm thời hạn khoảng 5 năm nữa để thực hiện thỏa thuận này. Dự kiến, đến năm 2015, hiệp định sẽ có giá trị trong toàn khu vực. Việt Nam và Trung Quốc là những nước thành viên tham gia ACFTA, vì thế cũng sẽ chịu nhiều tác động từ khu vực mậu dịch tự do này. Việt Nam và Trung Quốc có tuyến đường biên giới trên bộ, trên biển và đường sắt, đường hàng không nối liên nhau qua nhiều cửa khẩu quốc tế và địa phương. Thời gian vừa qua, để chuẩn bị cho những hợp tác trong ACFTA, Chính phủ hai nước đã thúc đẩy nhanh việc xây dựng CSHT. Các tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, cũng như các trung tâm thương mại, khu công nghiệp cửa khẩu… đã được quan tâm xây dựng để phát huy lợi thế về địa lý vốn có. Các tuyến hành lang này được thúc đẩy xây dựng, sau khi hoàn thành sẽ tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và là cơ sở quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế khu vực phát triển. Đồng thời, cũng sẽ làm tăng cơ hội XK của hai bên thông qua các tuyến đường nối Việt Nam và Trung Quốc. Theo những cam kết của ACFTA, đến năm 2010, các bên đều giảm hàng rào thuế quan xuống, hàng hóa XK qua lại giữa hai nước Việt – Trung sẽ tăng nhanh chóng. Ngoài ra, khi tham gia vào ACFTA, cơ cấu hàng hóa giữa hai bên sẽ vừa mang tính bổ sung, vừa mang tính cạnh tranh. 4. 3. Chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng Hành lang kinh tế được coi là sự kết hợp giữa xây dựng giao thông tuyến hành lang với phát triển kinh tế, tạo thuận lợi cho việc giao lưu hợp tác giữa các nước GMS. Theo quy hoạch tổng thể về giao thông vận tải GMS, khu vực này sẽ hình thành ba hành lang kinh tế lớn, Trong những năm vừa qua, các hành lang kinh tế được xây dựng và hình thành đã tạo nền tảng vững chắc cho sự hợp tác kinh tế khu vực. Đối với các nước thành viên GMS, các hành lang kinh tế này không chỉ được đặt trong mục tiêu hướng tới gia tăng tính hiệu quả của hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng mà còn coi đây là điều kiện quan trọng để thực hiện các chương trình hợp tác rộng hơn giữa ASEAN và Trung Quốc. Như vậy, với những điều kiện, nhân tố thuận lợi như trên thì việc hình thành và phát triển hành lang kinh tế Bắc – Nam, hay cụ thể hơn là hành lang kinh tế Việt – Trung (bao gồm hai hành lang kinh tế: Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng) là một yêu cầu tất yếu để tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Trung Quốc nói riêng và Trung Quốc với các nước ASEAN nói chung trong khuôn khổ hợp tác ACFTA và GMS. II. Tác động của hành lang kinh tế Bắc Nam trong GMS đến thương mại Việt Nam – Trung Quốc. Sự hợp tác kinh tế, thương mại giữa các tỉnh biên giới của hai nước đã có truyền thống lâu đời. Hợp tác “Hai hành lang kinh tế” góp phần tăng cường, mở rộng và nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước vì lợi ích và phồn thịnh; góp phần đẩy nhanh quan hệ hợp tác giữa Việt Nam, Trung Quốc với các nước ASEAN; cho phép sử dụng có hiệu quả hơn các tiềm năng sẵn có của mỗi bên trong các lĩnh vực như công nghiệp (cơ giới, đóng tàu, phân bón, xi măng, pha lê, đường mía, dược phẩm), nông nghiệp (giống lúa, cây trồng, chế biến nông sản, xây dựng thuỷ lợi), thuỷ sản (đánh bắt hải sản vịnh Bắc Bộ, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản), xây dựng cơ bản (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ), khai thác tài nguyên (dầu khí, quặng nhôm, quặng sắt, than), du lịch (du lịch biên giới, du lịch biển). Điều đó có nghĩa là, hợp tác “hai hành lang kinh tế” sẽ cho phép sử dụng có hiệu quả hơn các tiềm năng sẵn có và việc bổ khuyết lẫn nhau một cách hiệu quả nhằm tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu các yếu kém và bất cập của mỗi bên. Như vậy, với vai trò là hai trong ba tiểu hành lang của hành lang kinh tế Bắc – Nam (một trong ba hành lang kinh tế quan trọng của Chương trình hợp tác kinh tế GMS), và là một bộ phận quan trọng trong hợp tác song phương “hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa hai nước Việt - Trung, hiện nay ý tưởng “hai hành lang kinh tế” này bước đầu đã được thực hiện trên thực tế, đó là hợp tác phát triển hai hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng và Quảng Ninh. Nhìn nhận một cách khách quan, việc phát triển hai hành lang này sẽ có những tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế của Việt Nam không những dọc theo hai tuyến hành lang này mà còn lan tỏa ra các vùng xung quanh gắn kết với tuyến đường xuyên Á trong tương lai. Đối với Trung Quốc, việc phát triển hai hành lang trên sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển các tỉnh ở phía Tây đang còn kém phát triển. Hai tuyến hành lang trên sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho các tỉnh miền Tây tìm đường ra biển một cách thuận lợi nhất. Đối với Việt Nam, việc phát triển hai tuyến hành lang này sẽ giúp xây dựng các tuyến đường cao tốc với những hoạt động kinh tế, dịch vụ gắn liền với việc phát triển các tuyến đường cao tốc và các cảng nước sâu ở phía Bắc. Ngoài điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển cảng nước sâu, các dịch vụ cảng, đặc biệt là cảng container thì yếu tố nguồn hàng có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, việc phát triển hai tuyến hành lang nối liền các tỉnh phía Tây của Trung Quốc đang là ưu tiên phát triển của nước này thì đó là một yếu tố vô cùng thuận lợi trong việc cung cấp các nguồn hàng hóa để chúng ta phát triển cảng nước sâu và các dịch vụ cảng có quy mô lớn, có sức cạnh tranh tầm cỡ quốc tế. Với vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế của hai nước Việt Nam và Trung Quốc như trên, việc hình thành và phát triển của hai hành lang kinh tế từ cuối năm 2004 đến nay đã có tác động không nhỏ tới hoạt động kinh tế của cả hai nước, đặc biệt là trên lĩnh vực thương mại nói chung và hoạt động biên mậu nói riêng. 1. Tác động tới việc gia tăng các chính sách khuyến khích thương mại và hợp tác đầu tư trên khu vực hành lang kinh tế. Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng được hình thành chính là nhờ sự “bắt tay” hợp tác giữa chính phủ hai nước Việt Nam – Trung Quốc nói chung và các địa phương thuộc hành lang nói riêng. Từ khi việc xây dựng hai hành lang kinh tế được bắt đầu, nhiều chính sách, cơ hội đầu tư đã được triển khai từ phía cả hai nước nhằm tạo ra một cơ sở hậu cần kỹ thuật đủ năng lực phục vụ cho hoạt động của hành lang và tạo cơ sở để phát triển KTXH của các hành lang này. Để xây dựng cơ sở hậu cần cho phát triển hành lang kinh tế, nhiều hội nghị giữa các tỉnh trên hành lang đã được tổ chức. Các hội nghị này đã đề cập tới nhiều vấn đề hợp tác quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế. Đó là, hợp tác thương mại và đầu tư; phát triển du lịch; giao thông vận tải; giáo dục - đào tạo; y tế; phòng chống dịch bệnh; nông nghiệp; tư pháp… Những hội nghị này thường đi đến thống nhất những vấn đề mà hai bên cần tập trung hợp tác trong thời gian tới như: Về hợp tác thương mại đầu tư: hai bên chú trọng xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp hai bên triển khai hợp tác và đầu tư sang nhau; hợp tác chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thúc đẩy giao lưu thương mại, đơn giản hoá các giấy tờ, thủ tục xuất - nhập cảnh, XNK, kết nối mạng thông tin giữa các cơ quan kiểm soát hai bên thực hiện “kiểm soát biên phòng một cửa”, “kiểm tra hải quan một lần”... Với chủ trương mở rộng biên mậu, các tỉnh, thành phố thuộc hành lang đã tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp giao thương hàng hoá, xúc tiến đầu tư, đối thoại doanh nghiệp như: Thường xuyên tổ chức các Hội chợ thương mại biên giới Việt – Trung tại Lào Cai, Nam Ninh, Hà Khẩu; Hội chợ TMQT Việt – Trung tại Lào Cai và Quảng Ninh; Hội chợ XNK hàng hoá Côn Minh lần thứ 17 vào tháng 6/2009, hội chợ thương mại – du lịch được tổ chức như tại Côn Minh vào tháng 6/2009, Hà Nội vào tháng 10/2009, Lào Cai vào tháng 11/2009; tổ chức triển lãm hàng hóa Quảng Tây - Trung Quốc - Việt Nam hàng năm… Hợp tác xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu, Lạng Sơn – Bằng Tường…, xây dựng khu kinh tế xuyên biên giới Lào Cai – Vân Nam… Những năm qua, quan hệ hợp tác đầu tư Việt - Trung đã không ngừng phát triển. Trung Quốc hiện đứng thứ 11 trong tổng số 82 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 561 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký đạt trên 1,8 tỷ USD. Nếu tính cả Hồng Kông, thì đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam đứng thứ 5 với 1.020 dự án và vốn đầu tư đạt 7,7 tỷ USD; đã và đang có những đóng góp nhất định vào phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; trong đó có các dự án đầu tư đến từ Quảng Tây (Trung Quốc)... Các dự án đầu tư của Trung Quốc tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tổng vốn đầu tư trên 1,2 tỷ USD, chiếm 67,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và lĩnh vực dịch vụ với tổng vốn đầu tư 442,9 triệu USD, chiếm 23,9% tổng vốn đầu tư. Trong năm 2009 vừa qua, hợp tác đầu tư giữa các địa phương được đẩy mạnh và đã đạt nhiều kết quả. Đầu tư của các doanh nghiệp FDI Trung Quốc vào các địa phương trong Hành lang kinh tế ngày càng tăng. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 115 dự án đầu tư FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 93 triệu USD (9 tháng đầu năm 2009, có 14 dự án được cấp phép với 9,2 triệu USD vốn đăng ký); Lào Cai có 25 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 308,5 triệu USD của cả tỉnh. Ngoài ra, các dịch vụ thương mại cũng đã được hai bên thúc đẩy phát triển. Bộ Công thương đã thành lập bộ phận cấp chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) tại Lào Cai, tạo môi trường thuận lợi nhất cho XK hàng hoá. Thành phố Hà Nội đã cấp 07 giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội cho các thương nhân của tỉnh Vân Nam hoạt động trong các lĩnh vực XNK máy móc, thiết bị, kinh doanh sản xuất điện, thiết bị điện… góp phần thúc đẩy việc thực hiện các hợp đồng kinh tế thương mại, các dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam. Từ cuối năm 2008, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn triển khai hải quan từ xa với tỷ lệ khoảng 98% tổng số tờ khai và kim ngạch XNK qua Lạng Sơn và Bắc Giang. Và đến ngày 8/1/2010, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã chính thức khai trương áp dụng thủ tục hải quan điện tử tại 3 Chi cục Hải quan là: Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế ga Đồng Đăng và Chi cục Hải quan quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang. Trước mắt, thủ tục này sẽ áp dụng cho việc quản lý các loại hình gia công, sản xuất XK, loại hình kinh doanh với tỷ trọng kim ngạch XNK hiện chiếm khoảng 20-30%. Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cũng đã chủ động triển khai một số giải pháp hỗ trợ khác như thành lập Trung tâm Dữ liệu và CÔNG NGHệ THÔNG TIN để quản lý các hệ thống đường truyền, thực hiện phương pháp quản lý hải quan hiện đại, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan nhằm tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Từ tháng 11/2008, Trung Quốc điều chỉnh chính sách buôn bán biên giới của mình, cho phép người dân vùng biên mỗi ngày có thể mua các mặt hàng, miễn thuế NK với giá trị lên tới 8000 NDT (tương đương với 1171 USD) so với mức 3000 NDT (=439 USD) như trước đó. Sự điều chỉnh này có lợi cho buôn bán tiểu ngạch và buôn bán của cư dân biên giới tại các chợ cửa khẩu, vì thế đã góp phần làm tăng trao đổi thương mại giữa hai nước Việt – Trung. Về hợp tác giao thông vận tải: các địa phương của hai nước đã phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng tuyến đường bộ cao tốc, cải thiện hoặc xây mới các tuyến đường sắt, mở đường hàng không thẳng giữa các địa phương… Cùng nhau nghiên cứu phát triển vận tải đường thuỷ trên sông Hồng. Tiêu biểu là việc hoàn thành cầu đường bộ biên giới sông Hồng Việt - Trung, trạm kiểm soát liên ngành cửa khẩu Mường Khương, cảng nội địa ICD Lào Cai, khởi công đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai; Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai là dự án đặc biệt quan trọng thuộc hành lang đường bộ Côn Minh - Hải Phòng, nằm trong chương trình hợp tác giữa 6 nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông. Dự án đi qua địa phận của 5 tỉnh và thành phố: Thành phố Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại văn bản 1643/TTg-KTN ngày 03/11/2007, Bộ Giao thông vận tải phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tại Quyết định số 3415/QĐ-BGTVT ngày 5/11/2007 và chính thức khởi công ngày 29/04/2009. Về hợp tác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng: đẩy mạnh thanh toán biên mậu, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hai bên thanh toán bằng đồng bản tệ; tổ chức thanh toán quốc tế với hình thức L/C bằng đồng bản tệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo cho hoạt động buôn bán an toàn, tránh rủi ro cho các doanh nghiệp; đẩy mạnh liên kết giữa các ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng Trung Quốc, đặc biệt là ở các tỉnh biên giới, tạo điều kiện thanh toán dễ dàng cho các doanh nghiệp tham gia thương mại. Trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện có 4 ngân hàng thương mại đã được cấp phép thanh toán quốc tế và thanh toán biên mậu với các ngân hàng thương mại tỉnh Vân Nam, bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương. Hiện nay, có trên 280 tổ chức, đơn vị thường xuyên thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Tỷ trọng thanh toán qua ngân hàng chiếm trên 30% kim ngạch thanh toán XNK qua biên giới. Về hợp tác du lịch: hai bên hỗ trợ nhau đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá tiềm năng và sản phẩm du lịch của các tỉnh, thành phố; tiến hành đầu tư mở rộng CSHT cho du lịch, dịch vụ, tăng thêm tuyến du lịch để hấp dẫn du khách kết hợp với tăng cường đào tạo nhân lực du lịch. Về hợp tác giáo dục - đào tạo: hai bên tích cực tạo điều kiện cho các trường đại học, cao đẳng của các bên liên kết với nhau, ủng hộ việc xây dựng “Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Trung Quốc” và “Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Việt Nam”... Về hợp tác y tế, phòng chống dịch bệnh: thực hiện giám sát, phòng chống các bệnh có nguy cơ đe doạ sức khoẻ cộng đồng theo thông lệ quốc tế, hỗ trợ xây dựng hệ thống kiểm dịch biên giới. Về hợp tác về nông nghiệp: tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi và chế biến hàng nông - lâm sản, dược liệu. Hợp tác sản xuất giống cây, con và chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp. Về hợp tác tư pháp: thực hiện có hiệu quả hỗ trợ tư pháp, đẩy mạnh hợp tác phòng chống ma tuý, thương mại và tội phạm hình sự để phục vụ mở rộng hợp tác thương mại, dịch vụ vận tải và du lịch 2. Tác động của hành lang kinh tế tới kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc. 2.1. Hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng Bảng 2.8: Kim ngạch XNK giữa Việt Nam với Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn giai đoạn 2002 – 2006 Đơn vị: triệu USD Trước khi có HLKT Sau khi có HLKT Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng kim ngạch XNK 121,441 245,638 321,984 459,497 601,440 688,048 998,754 1304,240 1421,634 Kim ngạch XK 22,088 17,016 31,245 50,143 74,991 84,486 157,637 225,853 246,181 Kim ngạch NK 99,353 228,622 290,739 409,354 526,449 603,562 841,117 1078,387 1175,453 Thâm hụt thương mại 77,264 211,606 259,494 359,211 451,458 519,076 683,480 852,534 929,272 Nguồn: Cổng thông tin điện tử Lạng Sơn – Quảng Tây Theo báo cáo của cục Hải quan Lạng Sơn, tổng kim ngạch XNK qua các của khẩu Lạng Sơn giai đoạn 1996 – 2000 đạt 1,656 tỷ USD; giai đoạn 2001 - 2005 đạt gần 1,75 tỷ USD, năm 2001 đạt 121,4 triệu USD, chiếm 65% tổng kim ngạch XNK đường bộ qua các tỉnh biên giới phía Bắc. Đến năm 2007, kim ngạch thương mại hai nước qua các cửa khẩu của Lạng Sơn đạt xấp xỉ 1 tỷ USD, chiếm 62% so với tổng kim ngạch XNK đường bộ qua các tỉnh biên giới. Nhờ sự tăng trưởng của kinh tế biên mậu mà thu ngân sách của Lạng Sơn đã tăng nhanh, từ năm 2001 Lạng Sơn đã đứng vào"Câu lạc bộ 1000 tỷ" thu ngân sách mỗi năm. Kim ngạch và số thu thuế XNK trên địa bàn đơn vị quản lý từ năm 2006 trở lại đây liên tục tăng. Trung bình hàng năm, Hải quan Lạng Sơn làm thủ tục cho trên dưới 100.000 bộ tờ khai hàng hoá XNK. Riêng năm 2009, kim ngạch XNK qua địa bàn hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang đạt 1.777 triệu USD, tăng 9%; số thu nộp ngân sách năm 2009 là 1.817 tỉ đồng, tăng 26%. Hiện đại hóa thủ tục hải quan, trong 3 tháng đầu năm 2010, Cục đã làm thủ tục cho trên 4.000 tờ khai XK (tăng 81%) và trên 12.000 bộ tờ khai NK (tăng 17%), kim ngạch XNK tăng 35% so với cùng kỳ, góp phần vào việc tăng trưởng GDP trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang. Bảng 2.9: Kim ngạch thương mại Việt Nam với Quảng Tây (Trung Quốc) Đơn vị: triệu USD Trước khi có HLKT Sau khi có HLKT Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Ước tính 2009 Kim ngạch XNK Việt Nam – Quảng Tây 660 752 1000 1468 2380 3127 2670 Tỷ trọng trong kim ngạch XNK Việt – Trung (%) 13,14 10,03 10,96 13,80 14,82 15,51 12,87 Nguồn: Ty kinh mậu Quảng Tây & Thông tấn xã Việt Nam. Tỉnh Quảng Tây với lợi thế có chung biên giới với tỉnh của Việt Nam, có cả đường bộ, đường biển kết nối với hệ thống đường bộ, đường biển của Việt Nam, khi hạ tầng giao thông ở hai bên tiếp tục được hoàn thiện trong những năm tới thì Quảng Tây lại tiếp tục khẳng định vị trí rất quan trọng trong việc giao lưu kinh tế Thương mại với Việt Nam và các nước ASEAN. Số liệu của Ty Kinh mậu Quảng Tây cho thấy, biểu đồ buôn bán, giao thương của Việt Nam với Trung Quốc qua Quảng Tây tăng cao qua mỗi năm; trong 7 năm liền, VN là bạn hàng lớn nhất với Quảng Tây. Thương mại giữa Quảng Tây với các nước ASEAN tập trung chủ yếu ở Việt Nam. Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với Quảng Tây – Trung Quốc tăng dần qua các năm. Năm 2004 là 752 triệu USD, năm 2005 đã đạt con số 1 tỉ USD, chiếm 20% mậu dịch của Quảng Tây với nước ngoài, chiếm 80% của Quảng Tây với ASEAN. Năm 2006, kim ngạch thương mại Quảng Tây – Việt Nam đạt 1,47 tỷ USD, đến năm 2007 con số này là 2,38 tỷ USD tăng 62,1% và chiếm 81,8% tổng kim ngạch thương mại giữa Quảng Tây với các nước ASEAN, trong đó Việt Nam NK từ Quảng Tây đạt 1,43 tỷ USD, Việt Nam xuất sang Quảng Tây đạt 950 triệu USD. Năm 2008, kim ngạch thương mại hai bên đạt 3,12 tỷ USD, tăng trưởng 31,4% so với năm trước và chiếm 78,2% tổng kim ngạch thương mại Quảng Tây – ASEAN. Theo thống kê của Hải quan Nam Ninh, 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Quảng Tây đạt 1,5 tỉ USD, giảm 14,6% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, XK của Việt Nam sang Quảng Tây đạt 419 triệu USD, giảm 17,8%; NK từ Quảng Tây đạt 1,09 tỉ USD, giảm 13,3%. Về biên mậu, tổng kim ngạch XNK theo hình thức thương mại biên giới tiểu ngạch song phương đạt 1,1 tỉ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ. XK của Việt Nam theo hình thức thương mại tiểu ngạch đạt 368 triệu USD, giảm 22,3%; NK của Việt Nam theo hình thức này đạt 765 triệu USD, tăng 34,5%. Từ năm 2003 đến nay, kim ngạch thương mại Quảng Tây – Việt Nam luôn chiếm khoảng 80% k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25631.doc