MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I
HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU VÀ SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.2
I. HOẠT ĐỘNG BUÔN LẬU 2
1. Khái niệm, bản chất hoạt động buôn lậu 2
2. Những nguyên nhân kinh tế dẫn đến hoạt động buôn lậu 5
3. Các hình thức buôn lậu tại Việt Nam 7
II. HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 11
1. Khái niệm, bản chất của hoạt động điều tra chống buôn lậu 11
2. Những nguy cơ tác hại do hoạt động buôn lậu gây ra đối nền kinh tế - xã hội 12
III. SỰ CẦN THIẾT CỦA HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 16
1. Sự cần thiết của hoạt động điều tra chống buôn lậu 16
2. Những tác động của hoạt động điều tra chống buôn lậu tới kinh doanh thương mại quốc tế 18
Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 20
Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 20
I. TÌM HIỂU CƠ BẢN VỀ CỤC ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU 20
1. Lịch sử hình thành và chức năng nhiệm vụ của Cục Điều tra chống buôn lậu trực thuộc Tổng cục Hải quan 20
2. Hệ thống tổ chức của Cục Điều tra chống buôn lậu trực thuộc Tổng cục Hải quan 23
II. TÌNH HÌNH BUÔN LẬU TRONG THỜI GIAN QUA TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN 30
1. Tình hình buôn lậu 30
2. Nguyên nhân tình trạng buôn lậu tại Việt Nam 35
III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU CỦA CỤC ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 38
1. Các biện pháp nghiệp vụ Cục Điều tra chống buôn lậu để thực hiện nhiệm vụ công tác 39
2. Tình hình hoạt động điều tra chống buôn lậu của Cục điều tra chống buôn lậu 42
II. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU TỚI KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 48
1. Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế trong thời gian qua ở nước ta. 48
2. Hoạt động điều tra chống buôn lậu tác động đến hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế 49
3. Đánh giá về thực trạng hoạt động điều tra chống buôn lậu tác động tới kinh doanh thương mại quốc tế. 57
Chương III: 59
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 59
I. CÁC GIẢI PHÁP NỀN TẢNG ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHỐNG BUÔN LẬU THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 59
1. Trách nhiệm chống buôn là của toàn xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam phải là người đi đầu. 59
2. Quan điểm xử lý buôn lậu phải xử lý từ gốc 60
3. Phát triển kinh tế là công tác hiệu quả nhất. 64
4. Tăng cường hiệu lực của hàng rào hải quan 66
II. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHO CỤC ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU 71
1. Các giải pháp nâng cao khả năng nghiệp vụ của Cục Điều tra chống buôn lậu 71
2. Các giải pháp tạo sức mạnh cho lực lượng chống buôn lậu 76
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tác động của hoạt động điều tra chống buôn lậu tới kinh doanh thương mại quốc tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới số lượng ghi trong các chứng từ, hoá đơn hoặc khi bị kiểm tra thì khai vận chuyển trong nội địa, nhưng thực chất là trên hành trình khi gần phần lãnh hải giáp ranh thì đổi hướng vận chuyển trái phép sang Trung Quốc. Trên đường về, chủ tàu thường kết hợp chở về các mặt hàng như: gạch men các loại, bánh kẹo, cốc chén, bát đĩa, quần áo, vải may mặc... Các tàu này không đi qua cửa khẩu để làm thủ tục mà đi theo tuyến xa bờ, nên việc phát hiện và đấu tranh rất khó khăn. Mặt khác, tình trạng vận chuyển, buôn bán thuốc lá ngoại, các đối tượng sử dụng tàu cao tốc chuyển hàng từ biên giới vào trong nội địa để tiêu thụ. Khi bị các lực lượng chức năng bắt giữ, các đối tượng sử dụng vũ khí chống trả quyết liệt.
Tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, đầu tư gia công, tình hình gian lận thương mại, trốn thuế diễn ra phức tạp, phương thức thủ đoạn phổ biến, chủ yếu là gian lận điều chỉnh định mức để thanh khoản; bán nguyên liệu, phụ liệu và sản phẩm ra ngoài thị trường nội địa để trốn thuế sau đó hợp thức hoá bằng cách xuất khống, làm thủ tục tiêu huỷ hàng hoá, nguyên liệu; khai khống giá trị máy móc, thiết bị; nâng giá trị tài sản cố định để khấu hao trốn thuế thu nhập doanh nghiệp; nhập hàng hoá thành phẩm hoặc bán thành phẩm để gian lận xuất xứ Việt Nam (C/O) nhằm hưởng thuế xuất ưu đãi. Ngoài ra còn có hiện tượng doanh nghiệp trong nước khai khống hàng hoá xuất vào khu chế xuất để hưởng hoàn thuế VAT bất hợp pháp
2. Nguyên nhân tình trạng buôn lậu tại Việt Nam
Tình hình buôn lậu ở nước ta diễn biến phức tạp như hiện nay là do rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Trước hết, đó là hậu quả của cuộc đấu tranh gay gắt giữa hàng nội và hàng ngoại trên thị trường nước ta. Thị trường bao giờ cũng tuân theo quy luật cung cầu và giá trị hàng hoá. Hàng tốt giá rẻ sẽ chiến thắng hàng xấu mà giá thành cao. Đây là quy luật phổ biến vận hành trong bất kỳ nền kinh tế hàng hoá nào. Nước ta trong những năm gần đây thì sản xuất phát triển, hàng hoá làm ra nhiều hơn, phong phú hơn phần nào đáp ứng được mặt cung - cầu. Nhưng hệ thống công nghệ trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất còn lạc hậu, chắp vá, không đồng bộ, năng suất và hiệu quả thấp. Vì vậy nhiều mặt hàng chất lượng kém, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và do đó chưa đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại ngay trên chính thị trường của mình và cũng rất khó khăn trong việc tìm thị trường của nước ngoài.
Nước ta nằm trong khu vực và gần kề với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc...hàng hoá của những nước này có chất lượng khá hơn hoặc giá rẻ hơn và đang trong tình trạng dư thừa. Chưa nói đến một số nước thực hiện chính sách bù lỗ, hạ giá thành sản phẩm và bằng con đường tiểu ngạch, con đường buôn lậu, nhằm đẩy hàng hoá ế thừa vào thị trường nước ta để vừa khỏi ứ đọng vốn, vừa giải quyết được vấn đề thất nghiệp. Bên cạnh động cơ kinh tế và thông qua lợi ích kinh tế, việc đẩy hàng hoá vào nước ta bằng con đường này dễ gây cho chúng ta khó khăn về mặt kinh tế; làm mất thế ổn định về chính trị - xã hội, về an ninh - quốc phòng...
Vì lợi ích cục bộ, một số địa phương, huyện, tỉnh, đã thu thuế nhẹ hơn thuế nhập khẩu hoặc làm ngơ để cho hàng lậu vào nội địa, tổ chức đón lõng ở tuyến sau để thu thuế buôn chuyến, nhằm tăng và thu hút nguồn thu. Làm như vậy vô hình chung đã hợp thức hoá cho việc vận chuyển hàng lậu vào tiêu thụ trong nội địa. Một số địa phương khác chưa nhận thức đầy đủ nên chưa đặt công tác chống buôn lậu lên ngang tầm với yêu cầu; quản lý còn lỏng lẻo, chưa thật sự chỉ đạo một cách thường xuyên, cấp uỷ, chính quyền quan tâm chỉ đạo công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại thì ở đó tệ buôn lậu giảm; còn nơi nào buông lơi, không quan tâm đúng mức thì nạn buôn lậu ở đó bùng lên rất phức tạp, tạo thành điểm nóng với hậu quả là lượng hàng lậu tuồn vào nội địa rất lớn...
Hiện nay, lực lượng chống buôn lậu vẫn còn yếu, thiếu về phương tiện, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nên hoạt động chống buôn lậu còn đơn độc, chưa được sự đồng tình ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân. Việc xử lý các vụ buôn lậu chưa nghiêm nên hiệu quả phòng ngừa còn thấp. Ngoài ra chính sách thuế xuất nhập khẩu của nước ta vẫn còn nhiều chỗ bất cập; có những thuế suất cao, trùng lặp, còn nhiều kẽ hở... và việc giáo dục tuyên truyền về đạo đức kinh doanh trong toàn xã hội chưa tốt, chưa thường xuyên, chưa có chiến lược sách lược phù hợp.
Bên cạnh đó phải nói tới sự lợi dụng các chính sách của Việt Nam để buôn lậu. Sự không hợp lý về các chính sách là một nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng buôn lậu ngày một gia tăng như hiện nay. Dưới đây là một số chính sách và cách thức lợi dụng của bọn buôn lậu:
Theo thông báo của Bộ Công Thương, lợi dụng chính sách trao đổi cư dân biên giới theo quyết định 254, tại khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Lao Bảo hằng ngày có hàng ngàn người được “thuê” vào mua hàng miễn thuế rồi chuyển ra ngoài cho các đối tượng gom hàng chuyển về TP Hồ Chí Minh tiêu thụ. Có những đối tượng lợi dụng chính sách bán hàng cho người Campuchia số lượng hàng không hạn chế, đã xuất hiện hình thái lợi dụng chính sách này đưa hàng qua biên giới hoặc cột mốc số 0 rồi lại “quay vòng” ngược về Việt Nam bằng đường nhập lậu.
Một số DN trong khu kinh tế lợi dụng chính sách ưu đãi về hoạt động xuất nhập khẩu, khai hạ giá trị hàng hoá tính thuế, nhập hàng vào khu miễn thuế bán giá thấp sau đó thuê những người dân địa phương (sử dụng quyền được mua hàng miễn thuế (đưa hàng ra khỏi khu kinh tế) sau đó các DN này gom hàng đưa về nội địa tiêu thụ.
Lợi dụng thông tư số 17 về việc tạm nhập tái xuất đối với ô tô mang biển số Lào (chỉ cần có giấy uỷ quyền là có thể lưu hành tại Việt Nam trong 3 tháng, hết hạn lại đề nghị Hải quan cửa khẩu cấp gia hạn để tiếp tục lưu hành), hiện có hàng ngàn xe ô tô từ Lào vào Việt Nam nhưng không biết đã đi đâu. Có vụ gây tai nạn, có vụ đối tượng đóng lại số khung, số máy hoặc hợp thức giấy tờ để tiêu thụ.
Một kiểu lách luật nữa là lợi dụng ưu đãi về thuế đối với hàng hoá từ các nước ASEAN, nhiều hàng Trung Quốc vận chuyển qua nước thứ 3 ASEAN để có giấy chứng nhận xuất xứ from D, sau đó mới nhập vào Việt Nam để hưởng ưu đãi thuế quan.
Tội phạm lợi dụng ký kết các hợp đồng kinh tế để tạm nhập nguyên liệu, hàng hoá gia công nhưng không sản xuất hoặc tái xuất mà bán ở thị trường trong nước. Một số DN nước ngoài sau khi được cấp phép đầu tư xin cấp đất, dùng dự án vay vốn ngân hàng, mua bán cổ phiếu, tình trạng tạm nhập nhưng không tái xuất ô tô gia tăng, nhiều DN không khai báo, kê khai lỗ giả để trốn thuế.
Một số DN lợi dụng quy định nộp thuế theo tờ khai, sửa chữa giấy tờ, làm giả giấy tờ hàng hoá nhập khẩu để trốn thuế. Hiện C15 đang phối hợp với công an Đồng Nai điều tra đường dây, tổ chức tội phạm chuyên tư vấn cho các DN nước ngoài trốn thuế nhập khẩu, thuế thu nhập DN, gây thiệt hại cho nhà nước hàng ngàn tỷ đồng.
III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU CỦA CỤC ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Các biện pháp nghiệp vụ Cục Điều tra chống buôn lậu để thực hiện nhiệm vụ công tác
a. Xây dựng chuyên đề đấu tranh chống buôn lậu
Bước đầu, các bộ phận chuyên môn xây dựng các chuyên đề đấu tranh có trọng điểm như thuốc lá, ngoại tệ, than, đường... để phân định rõ đặc điểm, phương thức, thủ đoạn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và trốn lậu thuế... từ đó đề xuất những đối sách và phương án cho phù hợp. Bên cạnh đó, Cục tham mưu đề xuất với Nhà nước về chế độ, chính sách, quy trình chuyên môn nghiệp vụ hải quan, các đề xuất giảm bớt những kẽ hở của chính sách.
Một số chuyên đề điển hình:
Chuyên đề liên doanh đầu tư, gia công chế xuất nhằm phát hiện các doanh nghiệp vi phạm Luật Đầu tư như sử dụng hàng hoá nhập khẩu sai mục đích, nhập khẩu máy móc cũ, trốn thuế khi nhập nguyên vật liệu...
Chuyên đề quản lý hàng hoá chuyển khẩu để phát hiện nhiều doanh nghiệp vi phạm quy chế hàng chuyển khẩu (lợi dụng việc Chính phủ cho phép chuyển khẩu một số mặt hàng để thu lợi bất chính)
Chuyên đề quản lý hàng tạm nhập tái xuất chủ yếu ngăn chặn việc vi phạm làm giả hồ sơ hải quan để trốn thuế của các Doanh nghiệp (trước kia có vụ việc của Công ty Minh Phụng, Tân Trường Sanh...)
...
Thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu ngay trong nội địa
Cục chú trọng chống buôn lậu ngay từ trong nội địa để triệt phá tận gốc, rút ra những kinh nghiệm, phát hiện những thủ đoạn mới để các nơi chủ động đối phó.
Quản lý đối tượng, địa bàn
Thực hiện phương châm chống buôn lậu từ xa và ngay từ khi mới hình thành để chủ động tấn công vào các đường dây ổ nhóm buôn lậu, nhất là các đối tượng buôn lậu có tổ chức, chuyên nghiệp và các đối tượng công ty tư nhân, công ty TNHH đội lốt các tổ chức, cơ quan nhà nước để buôn lậu trốn thuế.
Lực lượng điều tra chống buôn lậu trên toàn quốc đã thường xuyên bố trí trinh sát bám sát địa bàn, đối tượng; củng cố và tăng cường đội ngũ cơ sở và cộng tác viên hải quan ở các tổ chức, các doanh nghiệp... để kịp thời phát hiện, nắm bắt các âm mưu, ý đồ của bọn buôn lậu ngay từ khi mới hình thành.
Quản lý các đơn vị doanh nghiệp
Chú trọng xây dựng chương trình quản lý chặt chẽ hoạt động của các tổ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư, vận tải, du lịch... và các đối tượng buôn bán đã có tiền sử buôn lậu
Công tác xây dựng cơ sở
Quy chế xây dựng, quản lý đã ngày một chặt chẽ hơn, đang dần cải thiện tác dụng để quán xuyến được địa bàn, đối tượng, trọng điểm.
Công tác vận động quần chúng
Cục điều tra chống buôn lậu phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương, với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia chống buôn lậu. Cục tích cực cung cấp các tư liệu cho một số chương trình của Đài truyền hình Việt Nam.
Các hoạt động này góp phần tích cực nâng cao nhận thức trong quần chúng nhân dân, kêu gọi người dân phát huy trách nhiệm công dân, tích cực tố giác tội phạm buôn lậu.
Phối hợp công tác trong và ngoài ngành hải quan
Thực tế cho thây chống buôn lậu trên cùng một địa bàn có nhiều lực lượng chức năng cùng hoạt động, nếu không có sự phân định ranh giới chức năng rõ ràng cho từng lực lượng, sẽ dẫn tới sự chồng chéo, ỷ lại, không ai chịu trách nhiệm chính, hoặc tranh chấp lẫn nhau...
Nhận thức được điều này, Cục Điều tra chống buôn lậu vừa tích cực tham mưu cho các cấp Uỷ Đảng và chính quyền các cấp trong việc phân công trách nhiệm và phối hợp hoạt động của các lực lượng tham gia sao cho phù hợp. Cục còn chủ động xây dựng các phương án phối hợp, kết hợp với các lực lượng chức năng khác như Công an, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường, Hải quân, Bộ chỉ huy quân sự địa phương để làm tốt hoạt động, phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống buôn lậu và từng bước tác chiến có hiệu quả.
Ngoài ra Cục còn phải tập trung và chú ý tới sự phối hợp trong ngành Hải quan từ các bộ phận như giám sát, quản lý, kiểm tra thu thuế...Sự phối hợp này mang tính then chốt vì nó thể hiện sức mạnh thống nhất về ý chí của ngành Hải quan.
Ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào công tác đấu tranh chống buôn lậu
Cục phối hợp với các tổ chức chống buôn lậu và hải quan quốc tể để tiếp nhận công nghệ, ứng dụng công nghệ vào nghiệp vụ hải quan, và các nghiệp vụ điều tra chống buôn lậu. Cục đã xây dựng thành công Đề án nâng cấp phần mềm quản lý rủi ro giai đoạn 2 hoàn thành vào năm 2007. Cục đã hoàn thiện giai đoạn đầu của việc xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu tình báo hải quan (Ci01), hệ thống này chưa đầy đủ chức năng để cập nhật, phản hồi cũng như đánh giá hiệu quả thông tin song cũng đã đáp ứng được việc cập nhật, lưu trữ và khai thác thông tin về doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên phạm vi cả nước.
Công tác chỉ đạo, chỉ huy
Cục Điều tra chống buôn lậu đã xây dựng một trung tâm chỉ huy chống buôn lậu được trang bị tương đối hiện đại. Trung tâm đã thực sự trở thành cơ quan chỉ huy đầu não của lực lượng chống buôn lậu thuộc ngành Hải quan với các Hải đội trên khắp các vùng biển Việt Nam...
2. Tình hình hoạt động điều tra chống buôn lậu của Cục điều tra chống buôn lậu
Trong công tác chống buôn lậu, Cục Điều tra chống buôn lậu luôn là đơn vị dẫn đâu, Cục đã đạt được nhiều thành tích trong công tác đấu tranh với tội phạm chống buôn lậu. Cục tổ chức đấu tranh các chuyên án có trọng điểm, đạt hiệu quả cao, vừa bắt giữ xử lý các vi phạm lớn, vừa phát hiện những bất cập trong quy trình thủ tục hải quan, chế độ, chính sách bị lợi dụng để tham mưu cho lãnh đao Tổng cục chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời. Trong 3 năm trở lại đây, ta có một số điển hình như sau:
a. Năm 2005
Năm 2005, Cục đã thực hiện chuyên án TD804 làm rõ các vi phạm về nhập khẩu thuốc tân dược của công ty YTECO, khởi tố vụ án về tội buôn lậu và chuyển cho cơ quan công an tiếp tục điều tra mở rộng. Cục đã xác lập chuyên án LP - 305 làm rõ vi phạm của một số công ty lợi dụng quy định xác định trị giá tính thuế để nhập lậu hàng trăm xe ô tô. Đội 3 phối hợp với PC15 - Công an Hà Nội làm rõ việc gian lận thuế qua giá về việc nhập khẩu rượu của Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu Bộ Thương mại, trị giá khoảng 15 tỷ đồng; phối hợp với Cục Hải quan An Giang điều tra, làm rõ vụ công ty TNHH Tuấn Anh nhập khẩu hàng hoá không đúng khai báo hải quan về xuất xứ hàng hoá nhằm mục đích trốn thuế với số tiền lớn trên 14 tỷ đồng.
Trong năm 2005, Đội 2 đã phát hiện nhiều vụ nhập khẩu trái phép mỹ phẩm, thiết bị viễn thông, trong đó nghiêm trọng nhất là vụ bắt giữ 1 tấn mỹ phẩm nhập khẩu trái phép với htủ đoạn tách vận đơn qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; vụ vi phạm trong lĩnh vực tạm nhập tái xuất thiết bị viễn thông không có giấy phép theo quy định của Công ty cổ phần thương mại BCVT (COCYVINA) tạm nhập 100 card điều khiển CTU nhưng không tái xuất mà đem sử dụng, trị giá lô hàng vi phạm gần 11 tỷ đồng.
Năm 2005, trên tuyến biển, Đội 1, Phòng 1, Hải đội 1 & 2 đã xác lập chuyên án bắt giữ hơn 10.000 tấn quặng xuất khẩu trái phép, trị giá gần 7 tỷ đồng và xác minh làm rõ vi phạm của 30 doanh nghiệp xuất nhập khẩu gỗ không có giấy phép CITIES, khối lượng trên 5000m3, trị giá trên 100 tỷ đồng
b. Năm 2006
Năm 2006 Chính Phủ ban hành Nghị định 12/2006/NĐ - CP, ngày 23/02/2006, theo đó danh mục các mặt hàng cấm thay đổi. Nhưng trong thời gian 2006 chưa có những thông tư hướng dẫn cụ thể, một số doanh nghiệp đã lợi dụng nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng, phế thải công nghiệp... ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường trong nước và ô nhiễm môi trường. Đấu tranh với hiện tượng này, tháng 10/2005 - 4/2006, Đội 1 đã phối hợp với C15 Bộ Công an phát hiện khoảng 500 containers do 9 doanh nghiệp nhập khẩu trị giá khoảng 50 tỷ đồng; phối hợp với Hải quan Hải phòng kiểm tra 46 containers hàng thiết bị văn phòng đã qua sử dụng nhập khẩu và tồn đọng tại cảng Hải Phòng với giá vi phạm gần 5 tỷ đồng.
Tình trạng buôn bán vận chuyển trái phép than, quặng, gỗ, xăng dầu... tại vùng biển Đông Bắc và Miền Trung đi Trung Quốc đã được các Hải đội tập trung đấu tranh: Hải đội 1 đã phát hiện và bắt giữ 08 tàu vận chuyển quặng và than mỏ trái phép, trị giá hàng vi phạm khoảng 1.21 tỷ đồng; Hải đội 2 tuần tra, phát hiện và bắt giữ tại vùng biển Quảng Bình 02 tàu vận chuyển trái phép 30m3 gỗ không có hoá đơn, chứng từ, trị giá hơn 2.5 tỷ đồng.
Đồng thời Cục đã báo cáo và trình lãnh đạo Tổng Cục ban hành công văn 4703/TCHQ-ĐT, ngày 28/09/2006 chỉ đạo các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tăng cường công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại các mặt hàng gỗ và một số công văn khác tăng cường kiểm tra, kiểm soát xăng dầu qua biên giới
Để làm rõ những vi phạm băng thủ đoạn gian lận khai báo trị giá hải quan để trốn thuế, Đội 2 đã điều tra xác minh làm rõ và xử lý đối với hàng hoá không đúng với trị giá, mã số hàng hoá của 07 lô hàng thẻ ATM của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; phối hợp với PA17 - Công an Hà Nội và Đội quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra bắt giữ một đối tượng vận chuyển trái phép lô hàng camera, máy nghe nhạc, máy ảnh kỹ thuật số, trị giá 50000 USD
Tính đến 20/11/2006, các đơn vị trong Cục đã phát hiện bắt giữ 65 vụ, trị giá hàng vi phạm khoảng 112 tỷ 522 triệu đồng.
c. . Năm 2007
Năm 2007, tiếp tục áp dụng phương pháp quản lý hải quan mới dựa trên nền tảng áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro. Trong quá trình áp dụng đã xuất hiện những bất cập, kẽ hở để các đối tượng buôn lậu lợi dụng trốn thuế. Trước tình hình đó, Tổng cục Hải quan có những đổi mới toàn diện trong chỉ đạo và tổ chức đấu tranh trực tiếp. Các đơn vị nghiệp vụ đã tích cực thực hiện công tác nắm tình hình, thu thập, phân tích thông tin; kịp thời phát hiện những phương thức, thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại qua đó xác lập chuyên án, đấu tranh phát hiện được nhiều vụ vi phạm lớn, phức tạp, có tính chất điển hình liên quan đến nhiều địa bàn, khu vực.
Lợi dụng những bất cập trong quy trình thủ tục hải quan, các đối tượng đã sử dụng phương thức, thủ đoạn phổ biến là khai sai số lượng, chủng loại hàng hoá, sai mã hàng, sai xuất xứ để nhập khẩu hàng cấm, hàng có thuế suất cao nhằm mục đích trốn thuế. Cục Điều tra chống buôn lậu đã xác lập chuyên án HM06, phát hiện và tịch thu 13 container hàng vi tính cũ cấm nhập khẩu, trị giá 2,5 tỷ đồng; Phối hợp với Cục Hải quan Tp. HCM khám 5 container hàng cấm nhập khẩu của Cty TNHH Thương mại và dịch vụ giao nhận Q.Đ, phát hiện hàng hoá là xe máy, hàng điện lạnh đã qua sử dụng thuộc danh mục mặt hàng Nhà nước cấm nhập khẩu, trị giá gần 2 tỷ đồng.
Cục Điều tra chống buôn lậu phối hợp với PC15 - Công an Thành phố Hà Nội, PC15 - Công an tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra 15 containers khai là hạt nhựa HDPE có thuế suất 0% của Cty TNHH Hà Văn, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng phát hiện trong 8 container sau lớp hạt nhựa là các loại phụ tùng, linh kiện và máy tổng thành ôtô đã qua sử dụng do Hàn Quốc sản xuất, trị giá lô hàng ước tính hơn 3,6 tỷ đồng.
Đáng chú ý những tháng cuối năm 2007, tình hình nhập nguyên liệu là phế liệu đã qua sử dụng như nhựa, sắt, nhôm phế liệu vi phạm Quyết định 12/2006/QĐ-BTNMT có chiều hướng gia tăng. Tổng cục Hải quan đã chủ động chỉ đạo Cục Điều tra chống buôn lậu phối hợp với Hải quan Quảng Ninh, Hải Phòng trao đổi thông tin về một số dấu hiệu và khả năng vi phạm, thông qua chương trình Quản lý rủi ro đưa vào luồng đỏ. Kết quả phát hiện Cty Trường Long nhập khẩu gần 40 tấn nhựa phế liệu đã qua sử dụng vi phạm Quyết định 12/2006/QĐ-BTNMT.
Tình hình xuất lậu than và quặng thô các loại theo đường tiểu ngạch cũng diễn ra tương đối phức tạp. Các đối tượng lợi dụng để gian lận về số lượng và chất lượng; quay vòng hoá đơn chứng từ; sử dụng hoá đơn vận chuyển nội địa nhằm đối phó với các lực lượng kiểm soát. Ngày 4/5/2007, Bộ Thương mại bàn hành Quyết định số 08/2007/QĐ-BTM bãi bỏ Thông tư 05/2000/TT-BTM ngày 10/8/2000 hướng dẫn kinh doanh, xuất khẩu than sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch nên việc xuất khẩu than có chiều hướng gia tăng kèm theo đó xuất hiện nhiều vụ gian lận thương mại. Điển hình là vụ xuất lậu 900 tấn quặng sắt của Cty TNHH Tổng hợp Vĩnh Nam; vụ xuất lậu hơn 200 tấn than cám không có nguồn gốc hợp pháp; Cục Điều tra chống buôn lậu phát hiện và xử lý 17 vụ vận chuyển trái phép than, quặng trái phép không có nguồn gốc, trị giá hơn 4,9 tỷ đồng; Đội 1 điều tra, phát hiện Cty Liên doanh Việt - Thái - Bắc Cạn xuất khẩu 700 tấn bột ô xít kẽm, trị giá 20 tỷ đồng không có nguồn gốc hợp pháp, có hành vi làm giả chứng từ, hồ sơ hải quan để xuất khẩu.
Bảng 2.2 : Kết quả phát hiện, bắt giữ, xử lý các vụ vi phạm năm và tương quan so sánh năm 2006 và 2007 (tính từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/10/2007)
Kết quả
Năm 2006
Năm 2007
So với cùng kỳ năm trước
Số vụ
Trị giá
(triệuđồng)
Số vụ
Trị giá
(triệuđồng)
Số vụ
Trị giá
(+, -)
(%)
(+, -)
(%)
Tổng số
9.958
3.530.534
9.305
368.942,6
-653
- 6,4
-3.161.591,4
-99,5
Buôn lậu-vận chuyển trái phép hàng hoá
3.652
93.300,2
1.769
250.145,4
-1.885
-51,6
156.845,2
73,2
Gian lận thương mại
302
199.816,4
440
63.094,7
138
54
-136.721,7
32
Vi phạm thủ tục hải quan
5.95
3.237.416,9
7.043
53.618,5
6.548
987
-3.183.798,4
2
Ma tuý
41
37
-4
-6
Vũ khí, chất nổ
13
8
-5
-38
Tổng số tiền thu nộp ngân sách
195.910
42.483,4
-153.526,6
-83
( Theo báo cáo Tổng kết công tác Kiểm soát Hải quan năm 2007
và phương hướng nhiệm vụ năm 2008)
Trong đó Cục Điều tra chống buôn lậu đã phát hiện và bắt giữ tổng cộng 71 vụ, trị giá các lô hàng vi phạm ước tính khoảng 378,83 tỷ đồng.
Số vụ buôn lậu tiếp tục giảm 51,6 % trong khi giá trị tăng 73 % so với năm 2006 là do Cục Điều tra chống buôn lậu đã tập trung xác định đối tượng trọng điểm, xác lập chuyên án đấu tranh vào những đường dây buôn lậu có quy mô lớn. Mặt khác, gian lận thương mại tăng 54% ...cho thấy các đối tượng đã thay đổi phương thức thủ đoạn vi phạm theo hướng tập trung vào những sơ hở trong quy trình thủ tục hải quan và cơ chế chính sách để gian lận, trốn thuế,
Các vụ vi phạm thủ tục Hải quan tăng 987% so với năm 2006 là kết quả của công tác cảnh báo từ cơ quan Tổng cục đến các Cục Hải quan địa phương, rút kinh nghiệm trong quá trình áp dụng kỹ thuật Quản lý rủi ro trong thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu.
II. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU TỚI KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế trong thời gian qua ở nước ta.
Nước ta đang trong quá trình hội nhập, nên hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế ngày càng phát triển đa dạng. Trong những năm gần đây tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng.
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam
(2004 - Quý I/2008)
NĂM
Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD)
Kim ngạch nhập khẩu (tỷ USD)
Tổng kim ngạch (tỷ USD)
2004
26.5
31.95
58.45
2005
32.44
36.98
69.42
2006
39.83
44.89
84.7
2007
48.38
60.83
109.21
Quý I/08
13.03
20.4
33.43
(Bảng thống kê dựa trên số liệu thống kê trong báo cáo tình hình kinh tế xã hội tại website Chính Phủ: www.chinhphu.vn )
Nhìn trên bảng thống kê, ta dễ dàng thấy được mức gia tăng kim ngạch trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (năm 2006 tăng 22% so với 2005, năm 2007 tăng 28.9% so với 2006...) Những mặt hàng mang lại giá trị xuất khẩu cao (thường có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD) là dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, gỗ, điện tử máy tính, cà phê, gạo, cao su, than đá. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của dầu thô là 8.5 tỷ USD, dệt may 7.8 tỷ USD, giày dép gần 4 tỷ USD, thuỷ sản đạt 3.8 tỷ USD tăng 12.9%, gạo 1.4 tỷ USD tăng 13.9%..
Các mặt hàng có giá trị nhập khẩu cao là máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng , xăng dầu, sắt thép, vải, điện tử máy tính và linh kiện, chất dẻo, nguyên phụ liệu dệt may, hoá chất, ô tô... Trong năm 2007, máy móc thiết bị phụ tùng đạt gần 10.4 tỷ USD (tăng 56.5 %), xăng dầu 7,5 tỷ USD (tăng 25,7%), sắt thép gần 4,9 tỷ USD (tăng 66,2%), vải 4 tỷ USD (tăng 33,6%) điện tử, máy tính và linh kiện 2,9 tỷ USD (tăng 43,7%), ô tô 1,4 tỷ USD (tăng 101%)...
Đến hết tháng 3/2008, đã có 3 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD và cả ba mặt hàng này đều có tốc độ tăng cao so với quí I năm trước: dầu thô đạt trên 2,6 tỷ USD, tăng 48,1%; dệt may 1,9 tỷ USD, tăng 20,2%; giày dép trên 1 tỷ USD, tăng 16,1%...
Nhìn qua tình hình xuất nhập khẩu của nước ta trong thời gian qua, và so sánh với những mặt hàng buôn lậu “nóng” trong từng thời điểm, ta có thể thấy việc tác động của chúng tới toàn bộ ngành là không phải là lớn. Để có được kết quả như vậy thì các cơ quan chức năng phải luôn đấu tranh không khoan nhượng với lực lượng buôn lậu.
2. Hoạt động điều tra chống buôn lậu tác động đến hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại quốc tế chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các tác hại do hoạt động buôn lậu gây ra. Chính vì vậy, hoạt động điều tra chống buôn lậu có tác động to lớn tới các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này.
Sự phát triển của hoạt động điều tra chống buôn lậu sẽ làm gia tăng tính công bằng của thương mại quốc tế. Thật vậy, khi hoạt động điều tra chống buôn lậu phát triển thì tình hình buôn lậu cũng giảm đáng kể. Có nghĩa là số lượng hàng hoá nhập lậu và xuất lậu trên thị trường sẽ giảm đáng kể. Với số lượng hàng nhập lậu nhỏ thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thị trường. Các doanh nghiệp nhập khẩu các loại hàng hoá chính ngạch sẽ cạnh tranh tự do và công bằng với nhau.
Khi đó, những doanh nghiệp nào giảm được chi phí nhập khẩu và chi phí phân phối, bên cạnh đó nếu những doanh nghiệp nhập khẩu những sản phẩm có ưu thế cạnh tranh trên thị trường sẽ là những doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao. Các doanh nghiệp yên tâm trong quá trình phát triển vì không bị mối lo ngại cạnh tranh không lành mạnh từ hàng nhập lậu. Với môi trường cạnh tranh công bằng như vậy, những doanh nghiệp thắng thế trên thị trường sẽ thường là những doanh nghiệp đạt trình độ kinh doanh cao hơn các đối thủ cạnh tranh. Chính bởi lý do đó, mà các doanh nghiệp sẽ tập trung cải tiến công nghệ, cách thức làm việc và làm cho hoạt động kinh doa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20593.doc