MỤC LỤC
Lời Mở Đầu 1
Chương I: Lý Thuyết 3
I- Khái quát về tổ chức thương mại thế giới(WTO),Quá trình Việt Nam gia nhập WTO 3
1)Khái quát về tổ chức thương mại thế giới(WTO) 3
2) Quá Trình Việt Nam ra nhập WTO. 7
II- CÁC HIỆP ĐỊNH CỦA WTO LIÊN QUAN ĐẾN NÔNG NGHIỆP 8
1. Hiệp định nông nghiệp (AOA) 9
2. Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBTs) 14
3. Hiệp định về thủ tục cấp phép xuất nhập khẩu(ILP) 16
4. Hiệp định về các khía cạnh thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) 17
5 Những điểm mới trong vòng đàm phán Đô-ha về nông nghiệp 18
Chương II: Tác động chủ yếu của WTO đến nền nông nghiệp Việt Nam. 26
I. Tác động của hiệp ước kinh tế đến nền nông nghiệp Việt Nam.26
1) Những tác động chủ yếu của việc thực hiện Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ 26
2. Quá trình thực hiện Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) 33
II. Những tác động chủ yếu của WTO đên nền nông nghiệp Việt Nam. 26
1) Tác động của WTO đến chính sách của chính phủ trong ngành nông nghiệp Việt Nam 45
1.1. Điều chỉnh chính sách thương mại nông sản hàng hoá 45
1.2. Điều chỉnh chính sách nông nghiệp trong nước 50
2. Tác động đến một số hàng hoá nông sản xuất khẩu 58
2. 1. Nhóm hàng nông sản có khả năng cạnh tranh 59
2.2. Nhóm hàng nông sản có khả năng cạnh tranh trung bình 66
2.3. Nhóm hàng nông sản có khả năng cạnh tranh kém 67
2.4. Nhóm hàng nông sản không có khả năng cạnh tranh 69
Chương III: Những Giải pháp để nền nông nghiệp Việt Nam thích ứng khi gia nhập WTO 74
I. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển có trọng điểm những ngành nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh trên thị trường 74
II. Điều chỉnh một số chính sách kinh tế liên quan 75
III. Đổi mới phương thức quản lý nông nghiệp của Nhà nước 79
IV. Chú trọng xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu 81
Kết Luận 84
95 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tác động của việc gia nhập WTO đến nền nông nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng sản phẩm, giá cả và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường.
* Đối với hạt tiêu:
Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam nổi lên từ giữa những năm 1990. Từ đó đến nay, diện tích trồng hồ tiêu tăng nhanh và đạt 28 ngàn ha vào năm 2001. Sản phẩm hồ tiêu chủ yếu dành cho xuất khẩu (95%).
Hồ tiêu Việt Nam được xuất khẩu dưới dạng thô và đang chiếm lĩnh thị trường hồ tiêu thế giới. Sản lượng xuất khẩu tăng từ 10 ngàn tấn lên 56 ngàn tấn trong thời kỳ 1990-2001 đạt giá trị kim ngạch khoảng 90 triệu USD. Hiện nay Việt Nam là nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu hồ tiêu.
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu hồ tiêu sang các nước ASEAN từ năm 1999 do giá cả thấp hơn so với hồ tiêu của ấn Độ. Kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 16.400 lượng tấn, đạt giá trị 25.807 nghìn USD. Điểm đáng chú ý là sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN đang giảm dần do nhu cầu tiêu thụ tăng chậm. Vì thế nếu cung tăng sẽ làm giảm giá nhanh chóng. Trong các nước nhập khẩu hồ tiêu của Việt Nam hầu hết đã giảm thuế nhập khẩu xuống còn 0-5% (trừ Thái Lan còn duy trì thuế MNF 30% đối với hồ tiêu Việt Nam) nên hy vọng tăng xuất khẩu nhờ giảm thuế theo CEPT-AFTA hầu như không đáng kể.
* Đối với hạt điều:
So với thời điểm những năm đầu khi hạt điều xâm nhập vào thị trường ASEAN thì xu hướng xuất khẩu sang thị trường này theo chiều hướng giảm dần cả về lượng và giá trị kim ngạch. Các nước nhập khẩu hạt điều chủ yếu của Việt Nam trong khối ASEAN là Thái Lan, Singgapore, Malaysia, Philippinnhưng với kim ngạch nhỏ. Tính đến tháng 6/2006, nước nhập khẩu nhiều nhất là Thái Lan cũng chỉ đạt 431 tấn với giá trị 1.819.602 USD, chiếm 0,8% tổng lượng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước tính đến tháng 6/2006 [51].
Mặt khác, hiện nay các nước ASEAN đang áp dụng thuế xuất nhập khẩu điều của Việt Nam từ 5-15%. Như vậy trong tương lai khi CEPT-AFTA hoàn thành thì khả năng xuất khẩu của điều sang thị trường này sẽ tăng lên.
Thứ hai, nhóm có khả năng thâm nhập trung bình sang các nước ASEAN gồm: rau, hoa quả, cao su, chè
* Đối với cao su:
Trên thị trường thế giới, cao su của các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia chiếm tới khoảng 80% thị phần. Trong khi đó cao su của Việt Nam mới chỉ chiếm 5% thị phần. Sản xuất cao su trong nước của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, năng suất thấp. Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam thường thấp hơn so với các nước trong khu vực do chất lượng, chủng loại sản phẩm và khả năng tiếp cận với khách hàng trực tiếp. Trong khối ASEAN, cao su của Việt Nam sang các nước Campuchia, Lào, Malaysia và Singapore nhưng với kim ngạch không ổn định. Năm 1996, năm đầu tiên thực hiện CEPT/AFTA, kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các nước ASEAN đạt 18.465 tấn với giá trị 24.691 USD, chiếm 9,4% kim ngạch xuất nhập khẩu thì đến năm 2001 mức tăng vẫn không đáng kể, tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 17,7%, tức là tăng 8,3% trong vòng 6 năm.
Tuy nhiên, so với những mặt hàng nông sản khác xuất khẩu sang thị trường ASEAN thì xuất khẩu cao su vẫn có xu hướng tăng không chỉ về lượng mà cả về giá trị kim ngạch, nhưng mức tăng chậm và không ổn định. Hiện nay, khi thực hiện AFTA các nước nhập khẩu cao su của Việt Nam áp dụng thuế suất bằng 0%. Do đó, xu hướng xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các nước ASEAN là khó có thể tăng trong những năm tới nếu như cơ cấu sản phẩm không có sự thay đổi.
*Đối với mặt hàng rau quả:
Rau quả của Việt Nam sản xuất hàng năm với khối lượng khoảng 5 triệu tấn rau và 6 triệu tấn quả chủ yếu tiêu dùng trong nước dưới dạng tươi. Trong đó số xuất khẩu chiếm khoảng 15% sản lượng, xuất khẩu sang các nước ASEAN chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ chỉ khoảng hơn 3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các thị trường chính nhập khẩu rau quả của Việt Nam là Indonesia, Singapore, Campuchia và Lào nhưng tỷ trọng không lớn và không ổn định.
Thứ ba, nhóm hàng có khả năng thâm nhập thấp hoặc bị đe doạ nhập khẩu từ các nước ASEAN gồm: dầu thực vật, thực phẩm chế biến, thức ăn chăn nuôi Sở dĩ nhóm hàng này Việt Nam có khả năng cạnh tranh yếu và đứng trước nguy cơ bị thay thế bởi hàng nhập khẩu khi CEPT/AFTA hoàn thành là do công nghệ chế biến lạc hậu.
Trong cơ cấu thương mại hiện nay của ASEAN hàng nông sản chiếm khoảng gần 40%, điều đó cho thấy trên bình diện chung, nhất là khi lịch trình cắt giảm thuế quan theo CEPT/AFTA hoàn thành hàng nông sản các nước ASEAN có mức độ thâm nhập khá cao vào thị trường Việt Nam.
Bảng 2.4: Một số mặt hàng nông sản chính được nhập khẩu thường xuyên hiện nay từ các nước ASEAN
Thuế MNF bình quân
Thực hiện CEPT
Tỷ trọng nhập khẩu từ ASEAN (1996-1999)
1. Ngô hạt
2,5
giảm ngay
38-39%
2. Hạt giống rau
0
giảm ngay
39-45%
3.Dầu thực vật
Đậu tương
Cọ
Hạt cải, mù tạt, khác
Mỡ
5
40
28
40
giảm ngay
2003
2002/03
2002/03
45-100%
91-100%
44-100%
85-98%
4.Bánh kẹo
50
2003
40-97%
5. Gia vị tổng hợp, mì chính
50
2000
77-85%
6.Cám bã, thức ăn gia súc
10
giảm ngay
34-100%
7.Thuốc lá
30
56-89%
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương) (10/2002),
Lý do hàng nông sản các nước ASEAN có khả năng thâm nhập cao vào thị trường Việt Nam khi CEPT/AFTA hoàn thành là do:
Một, điều kiện tự nhiên cùng nằm trong vùng nhiệt đới nên đa số các nước ASEAN có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế về các mặt hàng nông sản nhiệt đới.
Hai, trình độ phát triển chung của các nền kinh tế ASEAN, nhất là 6 nước ASEAN cũ cao hơn nên hậu thuẫn tốt hơn cho nhau trong các khâu sản xuất nông sản từ công nghệ sau thu hoạch cho đến chế biến.
Ba, mặc dù mỗi nước cũng có lợi thế cạnh tranh nổi trội ở một mặt hàng riêng biệt, như Philippin có sản phẩm dừa, Việt Nam có điều, gạo, cà phê, Thái Lan có gạo, sắn viên, đường, gà đông lạnh, Indonesia có hồ tiêu nhưng trên thị trường thế giới các nước ASEAN đều không có khả năng cạnh tranh về các mặt hàng như bông, sữa, đồ uống, thuốc lánên các nước thành viên sẽ tìm cách tiêu thụ ở thị trường khu vực.
Các mặt hàng nông sản sơ chế nhờ lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động rẻ nên Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tương đối cao chủ yếu là một số mặt hàng như: thủy sản, gạo cà phê, điều, chè. Một số mặt hàng có sức cạnh tranh tương đương so với các nước trong khối như rau quả tươi, cao su sơ chế, hạt có dầu. Một số mặt hàng có sức cạnh tranh kém do công nghệ chế biến lạc hậu. Vì vậy, việc thực hiện AFTA sẽ sẽ làm nổi rõ hơn những yếu kém của sản xuất trong nước và tác động mạnh đến những ngành có sức cạnh tranh tương đương và yếu so với các nước ASEAN.
Bảng 2.5: Đánh giá tổng hợp khả năng cạnh tranh của một số hàng hoá nông sản chính của Việt Nam khi thực hiện CEPT- AFTA [4, tr. 48-50]
Ngành hàng chính
Khả năng cạnh tranh
Chiều hướng tác động của thực hiện CEPT/AFTA
Biện pháp hạn chế tiêu cực
Lúa gạo
Cao
Tích cực nhiều hơn tiêu cực
- Quy hoạch vùng lúa gạo xuất khẩu
- Đổi mới giống
- Chú trọng chất lượng sau thu hoạch
- Phát triển công nghệ chế biến, bảo quản
- Tăng cường liên kết giữa người trồng lúa và các tổ chức xuất khẩu
Cà phê
Cao
Tích cực nhiều hơn tiêu cực
- ổn định vùng
- Cắt giảm nơi không hiệu quả
- Nâng cao chất lượng chế biến
Hạt điều
Cao
Tích cực nhiều hơn tiêu cực
- Nâng cao chất lượng
- Phát triển công nghệ chế biến
- Hỗ trợ vốn vay dài hạn
- Tăng cường các biện pháp thâm canh
Chè
Trung bình khá
Tích cực và tiêu cực ngang nhau
- Tăng cường khâu chế biến
- Đẩy mạnh vay tín dụng để đổi mới các vườn chè già cỗi
- Tìm các bạn hàng ổn định
- Nâng cao chất lượng và chủng loại tuỳ theo các thị trường khác nhau
Cao su
Trung bình yếu
Tích cực ít hơn tiêu cực
- Giải quyết các ách tắc về tín dụng, thuế cho người sản xuất.
- Thay đổi cơ cấu sản phẩm chế biến theo nhu cầu của thị trường.
- Tăng sử dụng cao su nguyên liệu trong nước
Rau quả
Cao
Tích cực là chính
- tăng cường đầu tư cho công nghệ chế biến, bảo quản
- Tiếp cận các thị trường mới
- Đẩy mạnh việc chuyển giao các công nghệ trồng rau sạch
- Liên kết người trồng rau với nhà sản xuất
Mía đường
Yếu
Tiêu cực là chính
- Cân nhắc các biện pháp bảo hộ
- Tìm hướng giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành
- Tìm những hình thức quản lý thích hợp với các nhà máy đường
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương) (10/2002)
Như vậy, việc thực hiện cam kết CEPT/AFTA đã tác động tới nền nông nghiệp Việt Nam theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên khoảng thời gian 3 năm thực hiện các cam kết AFTA của Việt Nam là khoảng thời gian chưa dài để đánh giá đầy đủ những tác động của việc gia nhập. Tổng kết 3 tháng sau khi Việt Nam thực hiện cắt giảm thuế quan ở mức ưu đãi cho trên 10.000 mặt hàng theo Hiệp định CEPT/AFTA, nhận định ban đầu của Bộ Tài Chính thì thị trường chưa có những thay đổi đáng kể, ảnh hưởng lớn tới sản xuất trong nước cũng như phát triển kinh tế nói chung. So với các nước thành viên ASEAN thì hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam cũng có những ưu thế trong sản xuất. Vì thế khi tham gia CEPT/AFTA Việt Nam sẽ sớm tận dụng được những ưu đãi về mặt thuế quan mà các nước trong khu vực dành cho nhau nên có tác dụng lớn trong thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các nước ASEAN khác.
Tuy nhiên, đi đôi với việc tận dụng được những ưu đãi về mặt thuế quan của các nước thành viên ASEAN dành cho nhau, thì Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với thách thức khi hàng rào thuế quan giảm xuống. Nhiều mặt hàng, trong đó những mặt hàng có mức độ thâm nhập trung bình và yếu so với các nước ASEAN sẽ gặp nhiều khó khăn.
Tác động của việc thực hiện hiệp định thương mại Việt Mỹ và các cam kết AFTA là tích cực, nó mở ra một thị trường rộng lớn hơn cho hàng hoá nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng đồng thời với những hàng hoá có khả năng cạnh tranh trung bình và yếu sẽ khó có khả năng tồn tại được khi các hàng rào bảo hộ trong nông nghiệp không còn.
II. Tác động chủ yếu của việc gia nhập WTO đến nền nông nghiêp Việt Nam
Khi đã gia nhập WTO, việc phân tích, đánh giá những tác động của việc gia nhập tổ chức quốc tế này đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung, nền nông nghiệp nói riêng là rất quan trọng để có thể xây dựng được một lộ trình cải cách kinh tế thích hợp.
Việc gia nhập WTO cũng như hội nhập kinh tế quốc tế nói chung xét về cả lý thuyết và kinh nghiệm thực tế (nhất là của nhiều nước đang phát triển) đem lại nhiều lợi ích rất to lớn cho nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan giúp loại bỏ những sai lệch trong phân bổ nguồn lực, mở ra thị trường rộng lớn cho xuất khẩu hàng nông sản, góp phần thúc đẩy tiến bộ công nghệ, tăng năng suất lao động và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá.
Tuy nhiên, việc gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế cũng gây ra không ít khó khăn, thách thức đối với ngành nông nghiệp. Không chỉ bởi ngành này sẽ phải có những thay đổi sâu rộng để phù hợp với các quy định trong khuôn khổ của WTO. Mặt khác, các hàng hoá nông sản của Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt.
Bảng 2.6: Mô hình hoá tác động của việc gia nhập WTO đến ngành nông nghiệp như sau:
Hội nhập kinh tế quốc tế
WTO
Các công cụ
điều tiết
Hàng hoá
Môi trường
chính sách
Giá cả, chất lượng, chủng loại
Thế
giới
Việt Nam
Hàng hoá, vốn, công nghệ
Nguồn: Phạm Lan Hương (2005)
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có việc gia nhập WTO sẽ tác động tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền nông nghiệp nói riêng tới cả hai khía cạnh các công cụ điều tiết chính sách và hàng hoá xuất khẩu. Theo đó, Việt Nam muốn tăng khả năng xuất khẩu sau khi gia nhập WTO cũng sẽ phải điều chỉnh cả về giá cả, chất lượng, chủng loại. Nhưng đồng thời Việt Nam cũng có thể nhập khẩu hàng hoá, vốn, công nghệ từ các đối tác trong tổ chức.
1) Tác động của WTO đến chính sách của chính phủ trong ngành nông nghiệp Việt Nam
1.1. Điều chỉnh chính sách thương mại nông sản hàng hoá
* Chính sách thuế quan và phi thuế quan:
- Thuế nhập khẩu trong nông nghiệp:
Hiện nay trong biểu thuế có khoảng 836 dòng thuế với nhiều mức thuế suất phân tán (12 mức thuế suất từ 0 đến 100%). Mức thuế nhập khẩu bình quân cho các sản phẩm nông nghiệp là 24% nếu bao gồm cả những dòng thuế với mức thuế suất 0% và bằng 28% nếu loại bỏ các dòng thuế với mức thuế suất 0%. Các mức thuế suất được phân bổ như sau:
+ Mức thuế suất 0% là mức thuế suất đánh vào các mặt hàng như các loại giống cây, giống con, các loại lông thú, da thú và bông sử dụng cho các ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp dệt và may mặc. Đây là những nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp mà trong nước không có hoặc không sản xuất được.
+ Mức thuế suất từ 1 đến 10% được áp dụng cho các loại gia súc khác (trừ giống vật nuôi), những sản phẩm phụ của chăn nuôi như xương, ngô, thức ăn gia súc, ngũ cốc Những nhóm mặt hàng này hoặc là trong nước không sản xuất được hoặc có nhu cầu thấp và được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến.
+ Mức thuế suất từ 15 đến 30% đánh vào các loại thịt (gia súc, gia cầm) tươi sống và đông lạnh, sữa, các loại thực phẩm sạch, gạo, đường thô, gia vị (tỏi, hành, gừng, tiêu), các loại thuốc lá, chè, cà phê bán thành phẩm. Nhóm hàng này bao gồm những mặt hàng trong nước sản xuất được và có lợi thế so sánh khi xuất khẩu, không cần nhập khẩu.
+ Mức thuế suất từ 40 đến 50% áp dụng cho hoa quả tươi các loại, dầu thực vật đã tinh chế, các loại đường tinh chế, các sản phẩm nông nghiệp chế biến (như chè, cà phê, rau quả, thịt, bánh kẹo), các sản phẩm từ ngũ cốc (bánh mỳ các loại, bánh).
+ Mức thuế từ 80 đến 100% đánh vào rượu, bia, các loại nước uống giải khát và các sản phẩm thuốc lá. Đây là những sản phẩm được sản xuất trong nước đáp ứng nhu cầu nội địa. Chúng được coi là những mặt hàng mang lại lợi nhuận cao và được xếp vào nhóm hàng xa xỉ. Việt Nam không khuyến khích nhập những loại mặt hàng này.
- Chính sách xuất nhập khẩu
+ Cấm xuất, nhập khẩu: Trong danh mục các mặt hàng cấm xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2001-2008, chỉ duy nhất có một sản phẩm nông nghiệp là thuốc lá, xì gà và các loại thuốc lá khác. Cấm nhập khẩu thuốc lá đã được giải thích dựa trên cơ sở được nêu ở phần (b) trong điều khoản XX-GATT năm 1994, và danh sách cấm này chỉ nhằm bảo vệ sức khoẻ con người. Tuy nhiên, rất khó chứng minh được rằng các quy định của Việt Nam không vi phạm điều III của GATT 1994 về đối xử không phân biệt một khi các nhà máy thuốc lá, trong đó có một số công ty liên doanh vẫn tiếp tục sản xuất. Do vậy, việc cấm nhập khẩu thuốc lá điếu trong khi vẫn cho nhập khẩu một số nguyên liệu sản xuất thuốc lá làm cho lý do bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường ít giá trị so với lập luận bảo hộ sản xuất trong nước.
+ Hạn ngạch xuất, nhập khẩu: Theo điều 6, Quyết định số 46/2001/QĐ/TTg (ngày 1/5/2001), Chính phủ bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng gạo. Tuy nhiên, mục 4 điều 6 trong Quyết định này lại nêu rõ: “Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét những biện pháp cần thiết để can thiệp một cách có hiệu quả vào thị trường gạo”. Các biện pháp kiểm soát trong những điều kiện khẩn cấp cho thấy rằng Chính phủ để ý nhiều hơn đến một số những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam và tầm quan trọng của an ninh lương thực.
+ Giấy phép xuất, nhập khẩu:
Hiện nay chỉ có một nhóm nông sản là đường thô và đường tinh luyện cần phải có giấy phép nhập khẩu do Bộ Thương mại cấp mới được quyền nhập khẩu vào Việt Nam. Do áp dụng giấy phép nhập khẩu nên giá đường trên thị trường trong nước cao hơn giá thế giới khoảng 30-40%, tương đương với mức hỗ trợ khoảng 1.700 tỷ đồng một năm.
Theo quy định của WTO, giấy phép nhập khẩu là rào cản phi thuế quan nhằm bảo vệ và hỗ trợ ngành công nghiệp trong nước nên cần phải được loại bỏ. Do đó, về lâu dài dù muốn hay không biện pháp hỗ trợ sản xuất trong nước dưới dạng giấy phép nhập khẩu cũng phải được bãi bỏ hoặc thay thế bằng một biện pháp hỗ trợ khác không vi phạm với quy định của WTO, như các dạng hỗ trợ trực tiếp cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
+ Hệ thống giấy phép của các ngành hữu quan:
Quyết định 46 cũng đề xuất một số nhóm mặt hàng xuất nhập khẩu phải được các bộ hữu quan cấp giấy phép mới được xuất nhập khẩu. Những Bộ này sẽ có những hướng dẫn cụ thể theo nguyên tắc các giấy phép xuất nhập khẩu được coi như những tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm xuất nhập khẩu đó. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ công bố danh sách các loại sản phẩm được nhập khẩu tự động vào Việt Nam và các loại sản phẩm cấm nhập khẩu. Đối với những sản phẩm không có tên trong danh sách thì trước hết phải thông qua các kiểm nghiệm trước khi có thể được xem xét nhập khẩu vào Việt Nam. Điều này cũng có thể gây lo ngại cho các thành viên của WTO, tuy nhiên nếu hệ thống các giấy phép chuyên ngành này được minh bạch hoá thì sẽ đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc cấp phép nhập khẩu tự động của WTO và khi đó Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp tục áp dụng vì mục đích cơ bản của việc quản lý này là nhằm bảo vệ sức khoẻ của con người, ngành nông nghiệp cũng như môi trường.
+ Biện pháp quản lý giá cả: danh mục giá tối thiểu
Trước tình trạng gian lận trong thương mại thường dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, thất bại của thị trường, thất thu thuế một phần do hạn chế của lực lượng hải quan. Vì thế Việt Nam đã phải sử dụng quy định giá tối thiểu với một số nhóm hàng nhập khẩu vào Việt Nam cho mục đích giá hải quan để tính thuế nhập khẩu. Nhưng từ cuối năm 2004, Chính phủ Việt Nam chính thức áp dụng cách tính giá trị hải quan để thu thuế nhập khẩu theo Điều VII của GATT 1994. Như vậy, sẽ không có bất kỳ sản phẩm nào phải chịu giá nhập khẩu tối thiểu khi nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
- Các chính sách liên quan đến doanh nghiệp:
Từ ngày 31/7/1998, 100% các công ty đang hoạt động tại Việt Nam (ngoại trừ các doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài) sẽ được tự do xuất nhập khẩu những mặt hàng đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh của mình. Tuy nhiên, việc nhập khẩu một số mặt hàng nhất định vẫn chỉ do một số doanh nghiệp được chỉ định thực hiện nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.
Xu hướng xoá bỏ các doanh nghiệp đầu mối trong việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản là một hướng đi đúng đắn trong quá trình tự do hoá thương mại trong khuôn khổ của WTO. Xu hướng này sẽ có những tác động tích cực đến việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong việc thu mua và xuất khẩu các sản phẩm nông sản có lợi cho người sản xuất và người xuất khẩu.
Tóm lại, các quy định của WTO không yêu cầu cụ thể các quốc gia khi gia nhập phải áp dụng mức thuế cụ thể như thế nào. Để tuân thủ Hiệp định Nông nghiệp, các nước xin gia nhập WTO phải ràng buộc mọi dòng thuế đối với nông sản và không được tăng vượt quá mức ràng buộc trong tương lai. Tuy vậy, trong chính sách thuế quan và phi thuế quan của Việt Nam còn thể hiện một số tồn tại.
Đối với chính sách thuế quan:
- Các mặt hàng nông sản được bảo hộ ở mức cao hơn so với các sản phẩm công nghiệp (mức thuế bình quân chung của nông sản là 29,37% so với mức bình quân chung của mọi dòng thuế là 20,57%).
- Có hiện tượng thuế leo thang trong biểu thuế khi các mức thuế có xu hướng cao hơn đối với các nguyên liệu đầu vào.
- Ngành sản xuất đồ uống là ngành hiện được bảo vệ cao vì chúng mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Đặc biệt có sự khác biệt giữa mức thuế đánh vào sản phẩm thuốc lá được sản xuất từ nguyên liệu trong nước và thuốc lá sử dụng từ nguyên liệu nhập khẩu. Cụ thể, thuốc lá sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu sẽ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức 65%, trong khi thuốc lá được sản xuất với nguyên liệu trong nước thì chỉ chịu mức thuế 45%.
Những quy định hiện hành trong biểu thuế quan này có thể vi phạm với nguyên tắc đối xử quốc gia trong WTO, do đó Việt Nam sẽ phải điều chỉnh cho thích hợp.
Các chính sách phi thuế quan:
Để thực hiện các cam kết của WTO liên quan đến nông nghiệp, Việt Nam sẽ phải thực hiện thuế hoá tất cả các hàng rào phi thuế trên. Trước mắt vẫn có thể tiếp tục duy trì được và có thể vận dụng linh hoạt vì những lập luận liên quan đến vấn đề môi trường, hoặc lý do an ninh lương thực mà không trái với quy định của WTO.
Theo những cam kết về việc gia nhập WTO của Việt Nam thì Việt Nam sẽ bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp kể từ khi chính thức trở thành thành viên của tổ chức này. Do đó, những chính sách phi thuế, đặc biệt là việc sử dụng hệ thống giấy phép nhập khẩu mà hiện tại Nhà nước quy định đối với mặt hàng đường sẽ phải bãi bỏ.
1.2. Điều chỉnh chính sách nông nghiệp trong nước
Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GDP vẫn chiếm hơn 20%. Với vai trò là một ngành sản xuất quan trọng, nhà nước ta trong nhiều năm qua đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp. Hầu hết các chính sách hỗ trợ trong nước của Việt Nam đều nằm trong Hộp xanh lá cây liên quan tới nghiên cứu khoa học, đào tạo, hỗ trợ các vùng khó khăn. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều hỗ trợ trong nước của Việt Nam nằm trong nhóm các biện pháp phải cắt giảm trong khuôn khổ quy định của WTO về nông nghiệp.
- Các hỗ trợ thuộc hộp xanh lá cây:
Chi tiêu của nhà nước trong hộp xanh là những khoản đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, nghiên cứu khoa học, khuyến nông. Những chi tiêu công cho nông nghiệp trong khuôn khổ các chính sách thuộc hộp xanh lá cây là giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng trong nông nghiệp và gia tăng năng suất.
Đến nay chi tiêu của Chính phủ trong nông nghiệp đã gia tăng khoảng 4 lần trong thập kỷ 90. Nhưng tỷ trọng đầu tư vào ngành này chỉ chiếm bình quân dưới 10% hàng năm trong tổng chi tiêu ngân sách của Chính phủ, bao gồm các khoản đầu tư của Chính phủ vào kết cấu hạ tầng nông thôn, hệ thống dịch vụ khuyến nông, đào tạo, xây dựng quỹ dự trữ an ninh lương thực quốc gia, các chương trình vùng, chương trình môi trường và giảm nhẹ thiên tai.
Do ngân sách còn hạn hẹp nên hiện Việt Nam vẫn chưa áp dụng được một số hình thức trợ cấp trong khuôn khổ hộp xanh lá cây mà WTO cho phép như: hỗ trợ thu nhập cho người có thu nhập dưới mức tối thiểu, trợ giúp điều chỉnh cơ cấu thông qua các chương trình trưng dụng nguồn lực, trợ giúp đầu tư, bảo hiểm thu nhập và các hỗ trợ từ mạng lưới an sinh thu nhập.
- Các biện pháp thuộc hộp xanh lơ:
Việt Nam hiện đang áp dụng một số hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp thuộc hộp xanh lơ bao gồm: Hỗ trợ đầu tư thông qua các chương trình ưu đãi tín dụng trong khuôn khổ Quỹ hỗ trợ đầu tư, Chính phủ cung cấp tín dụng ưu đãi cho các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực nông nghiệp thông qua các ngân hàng thương mại nhà nước, Nhà nước khuyến khích đầu tư dưới dạng miễn giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế ưu đãi cũng như các miễn giảm đối với thuế nhập khẩu, trợ cấp đầu vào: các trợ cấp đầu vào nhìn chung được dành cho những người sản xuất có thu nhập thấp hoặc ở những vùng gặp khó khăn và các khoản hỗ trợ khuyến khích việc chuyển hướng từ trồng cây thuốc phiện sang các cây trồng, vật nuôi khác.
Nhìn chung các hỗ trợ của nhà nước trong chính sách thuộc hộp xanh lơ phù hợp với các yêu cầu trong Hiệp định nông nghiệp của WTO.
- Chính sách thuộc hộp hổ phách:
Vào cuối những năm 1990, phần lớn các chính sách hỗ trợ của Chính phủ thuộc hộp hổ phách được xuất phát từ Quỹ bình ổn giá như: hỗ trợ lãi suất đối với các doanh nghiệp thu mua gạo, thịt lợn khi giá thị trường xuống quá thấp ảnh hưởng xấu đến thu nhập và đời sống của các hộ nông dân phụ thuộc chủ yếu vào các sản phẩm này. Kể từ năm 1999, Quỹ bình ổn giá đã được đổi thành Quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Do vậy, nhiều hình thức hỗ trợ trong nước trước đây nay đã chuyển thành trợ cấp xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có nhiều hình thức hỗ trợ trực tiếp đối với một số ngành hàng cụ thể như đối với ngành công nghiệp mía đường kể từ năm 1999. Thông qua những Quyết định của Chính phủ, khoản kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước đã được sử dụng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến đường, ví dụ như khoanh nợ, bù thay đổi lãi suất. Trong số các hỗ trợ đối với các ngành hàng thì hỗ trợ tài chính lớn nhất và có nguy cơ không tuân thủ nhiều nhất các quy định của WTO đó là các dạng hỗ trợ đối với ngành đường trong Quyết định số 28/2004/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo Quyết định này, các nhà máy chế biến đường sẽ nhận được hỗ trợ tài chính dưới nhiều hình thức khác nhau, đơn cử như xoá nợ thuế giá trị gia tăng đối với đường và sản phẩm từ đường trong giai đoạn 2001-2003, cơ cấu lại các khoản nợ hiện hành của các nhà máy đường với việc Chính phủ bù chênh lệch về lãi suất vay vốn, bù lỗ do chênh lệch tỷ giá giữa thời điểm mua máy móc và tỷ giá hiện hành.
Theo tính toán của nhiều chuyên gia tổng chi phí thực hiện theo Quyết định này vượt quá mức 10% giá trị sản xuất của toàn ngành mía đường (giá trị sản xuất của toàn ngành này vào khoảng 5,000 tỷ đồng). Như vậy, mức hỗ trợ của nhà nước cho ngành mía đường sẽ vượt quá mức hỗ trợ tối thiểu mà các nước đang phát triển thông thường được phép trợ cấp cho một ngành hàng cụ thể mà không phải kê khai khi tính tổng mức hỗ trợ gộp (AMS).
- Trợ cấp xuất khẩu:
Trước năm 1998, Chính phủ Việt Nam h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2607.doc