MỤC LỤC
Giới thiệu chung 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 4
1. Khái niệm “Xuất khẩu” và các yếu tố ảnh hưởng đến Xuất khẩu thuỷ sản 4
1.1. Khái niệm “Xuất khẩu” 4
1.2. Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Ngành thuỷ sản Việt Nam 5
1.2.1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường. 5
1.2.2. Xây dựng kế hoạch và lập phương án giao dịch. 6
1.2.3. Giao dịch đàm phán trước ký kết. 7
1.2.4. Ký kết hợp đồng. 8
1.2.5. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 8
1.2.6. Đánh giá hiệu quả thực hiện. 9
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thuỷ sản 10
1.2.1. Điều kiện tự nhiên 10
1.2.2. Tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản 11
1.2.3. Ảnh hưởng của công cụ và các chính sách kinh tế vĩ mô 16
1.2.4. Yếu tố chính trị và luật pháp 17
1.2.5. Ảnh hưởng của yếu tố khoa học công nghệ 17
2. Vị trí vai trò của xuất khẩu thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân 18
2.1. Xuất khẩu thuỷ sản có vai trò trong dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hoá hiện đại hoá. 18
2.2. Xuất khẩu thuỷ sản góp phần mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại Việt Nam 19
2.3. Xuất khẩu thuỷ sản mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. 19
3. Giới thiệu tổng quan về tổ chức WTO 20
3.1. Thông tin chung 20
3.2. Mục tiêu, chức năng, nguyên tắc cơ bản 20
3.2.1. Mục tiêu 20
3.2.2. Chức năng 21
3.2.3. Nguyên tắc cơ bản 21
a. Thương mại không phân biệt đối xử 21
b. Thương mại ngày càng tự do hơn (từng bước và bằng con đường đàm phán) 22
c. Dễ dự đoán nhờ cam kết, ràng buộc, ổn định và minh bạch 23
d. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn 24
e. Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế bằng cách dành ưu đãi hơn cho các nước kém phát triển 25
4. Những hiệp định và cam kết gia nhập WTO có ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản 25
4.1. Hiệp đinh về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật SPS 25
4.2. Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại 26
4.3. Hiệp định về chống bán phá giá 30
4.4. Cam kết về thuế xuất nhập khẩu 33
4.5. Cam kết của Việt Nam về trợ cấp 35
4.6. Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ 36
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU THUỶ SẢN 37
1. Thực trạng tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 37
1.1. Thực trạng sản xuất, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản 37
1.2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 39
1.2.1. Giai đoạn trước khi gia nhập WTO 39
a. Tình hình chung 39
b. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản phân theo thị trường 42
1.2.2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản 2 năm gia nhập WTO 53
a. Năm 2007 53
b. Năm 2008 58
2. Tác động gia nhập WTO đối với xuất khẩu thuỷ sản 68
2.1. Tác động tích cực và những cơ hội 68
2.1.1. Tác động đến cải cách kinh tế, môi trường kinh doanh và môi trường đầu tư 68
2.1.2. Tác dộng đến kim ngạch xuất khẩu 71
2.1.3. Tác động đến năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh trạnh của doanh nghiệp thuỷ sản 72
2.1.4. Tác động đến chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam 76
2.1.5. Tác động đến mở rộng thị trường 76
2.2. Tác động tiêu cực và những khó khăn 78
Thứ nhất, tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu thuỷ sản ngày càng tăng lên 78
Thứ hai, những khó khăn thách thức nảy sinh từ phía thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam 80
Thứ ba, Việt Nam là thành viên thứ 150 trên tổng số 151 thành viên của WTO nên phải chịu nhiều bất lợi thế của nước đi sau 82
Thứ năm, vấn đề thương hiệu của hàng thuỷ sản Việt Nam còn nhiều bất cập 83
Thứ sáu, mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực chế biến xuất khẩu 84
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM 86
1. Mục tiêu tổng quát 86
2. Chiến lược phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2020 86
3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 88
3.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu 88
3.1.1. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm 88
3.1.2. Giải pháp tiết kiệm năng lượng: 94
3.1.3. Xây dựng chiến lược đa dạng hóa thị trường và đa dạng hoá sản phẩm. 95
3.1.4. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất 97
3.2. Giải pháp đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm 97
3.3. Xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và phát triển thị trường. 99
3.4. Các biện pháp đảm bảo phát triển thuỷ sản bền vững 102
3.5. Hoàn thiện cơ chế quản lý ngành 105
Kết luận 107
Danh mục tài liệu tham khảo 109
115 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3363 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tác động gia nhập WTO đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhật và Mỹ. Đồng thời việc xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU sẽ góp phần nâng cao uy tín của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Trong thời gian tới, để đứng vững và đảm bảo tăng trưởng bền vững trên thị trường EU, đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến Việt Nam và các khâu hoạt động có liên quan phải không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý.
Trung Quốc và Hồng Kông: là những thị trường nhập khẩu thuỷ sản trung bình trên thế giới, nhưng là láng giềng gần gũi có nhiều nét tương đồng về tiêu dùng và văn hoá với Việt Nam. Trung Quốc và Hồng Kông là thị trường có nhiều triển vọng cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Nhập khẩu của Trung Quốc và Hồng Kông chủ yếu được dùng để tái chế biến phục vụ xuất khẩu. Giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc và Hồng Kông tăng rất nhanh trong những năm gần đây do sự phát triển ồ ạt công nghiệp chế biến và tái chế các mặt hàng thuỷ sản cao cấp như cá philê, cá hộp và các mặt hàng chín ăn liền phục vụ xuất khẩu. Bên cạnh đó, do nền kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định nhiều năm nên nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản trên thị trường này đang tăng nhanh và chủng loại đa dạng, từ các sản phẩm có giá trị rất cao như các loại cá sống đến các loại sản phẩm giá trị thấp, không đòi hỏi cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm như hàng cá khô và mực nút nguyên con. Tuy nhiên, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường này chủ yếu vẫn là mua bán qua biên giới, quy mô của các đơn vị nhập khẩu rất nhỏ nên chỉ phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ trước đến nay thị trường Trung Quốc và Hồng Kông vẫn là thị trường dễ tính về chất lượng, an toàn vệ sinh, nhưng sau khi trở thành thành viên WTO, Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng các rào cản kỹ thuật, an toàn vệ sinh đối với hàng hoá nhập khẩu. Từ ngày 30/6/2003 các lô hàng thuỷ sản xuất khẩu vào Trung Quốc phải được kiểm tra và cấp chứng nhận chất lượng an toàn vệ sinh theo các chỉ tiêu do Trung Quốc quy định, đồng thời phải đăng ký danh sách doanh nghiệp xuất khẩu vào Trung Quốc kèm theo mã số. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến xuất khẩu thuỷ của Việt Nam vào thị trường này giảm mạnh từ năm 2003 đến nay.
Trong giai đoạn thập kỷ 1980 – 1990, Trung Quốc chiếm 2% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam từ năm 2000 đã vươn lên đứng thứ 3 chiếm 15%. Tuy nhiên, đến năm 2003 do sự thay đổi về cơ chế nhập khẩu và ảnh hưởng của dịch SARS mà kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Trung Quốc đã sụt giảm mạnh. Mặc dù vẫn đứng thứ 3, nhưng xuất khẩu vào thị trường này vẫn giảm nhiều so với năm 2002, khối lượng giảm 46,8% về giá trị giảm 51,28% chỉ còn chiếm tỷ trọng 6,69% trong tổng giá trị kim ngạch của Việt Nam. Xu hướng giảm này vẫn duy trì đến năm 2005, giá trị xuất khẩu sang thị trường này chỉ còn 134,7 triệu USD so với 316,7 triệu USD năm 2001. Có nhiều nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng trên, song những kết quả ấy cũng buộc chúng ta phải đặt ra câu hỏi, liệu công tác xúc tiến thương mại, duy trì thị trường truyền thống còn có chỗ nào lệch hướng, bất cập. Đây là thị trường lớn, có tiềm năng song cạnh tranh ngày càng phức tạp, giá sản phẩm có xu hướng giảm và khả năng tăng hiệu quả là khó khăn. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ là thị trường tiêu thụ thuỷ sản hàng đầu của khu vực châu Á, với đặc điểm tiêu thụ của thị trường này là vừa tiêu thụ cho dân cư bản địa, vừa là thị trường tái chế và tái xuất. Tôm hùm, tôm sú, cá ngừ, mực… đang có xu hướng tiêu thụ ngày càng tăng trên thị trường này, do thu nhập của dân cư ở các đô thị của Trung Quốc không ngừng được nâng lên. Các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường Trung Quốc và Hồng Kông chắc chắn sẽ ngày càng chặt chẽ hơn. Ngược lại, hàng thuỷ sản nguyên liệu nhập từ các nguồn này vào Việt Nam ngày càng tăng nhưng Việt Nam lại chưa có biện pháp cụ thể để kiểm soát.
Các thị trường khác
Các thị trường khác thuộc châu Á đã được Việt Nam quan tâm ngày một nhiều hơn, nhất là khi thuế nhập khẩu vào các thị trường khu vực giảm xuống 0 – 5% và khi thị trường lớn có biến động. Tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào các thị trường này tăng lên đáng kể, từ 23,1% năm 1998 lên khoảng 26% năm 2003, năm 2005 tăng 21,45% so với năm 2004. Trong đó phải kể đến hai thị trường quan trọng là Hàn Quốc và Đài Loan. Năm 2004 thị phần xuất khẩu vào Hàn quốc đạt 5,8% tăng 31,2% và xuất vào Đài Loan đạt 4,4% tăng 49%. Các thị trường này chủ yếu nhập khẩu cá biển, mực, bạch tuộc. Do Hàn Quốc có công nghiệp chế biến phát triển ở trình độ cao nên đây cũng là một trong những thị trường ở châu Á có yêu cầu khá cao về vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm 2002 Hàn Quốc bắt đầu áp dụng quy định nước xuất khẩu phải đăng ký danh sách doanh nghiệp xuất khẩu vào Hàn Quốc (điều kiện sản xuất an toàn vệ sinh phải đạt tiêu chuẩn Hàn Quốc và nước sở tại) đồng thời buộc các lô hàng xuất khẩu phải kèm theo chứng thư theo mẫu Hàn Quốc quy định (trong đó phải ghi rõ mã số của doanh nghiệp sản xuất hàng đã được phía Hàn Quốc chấp nhận). Việt Nam đã đáp ứng được các yêu cầu trên nên xuất khẩu sang Hàn Quốc vẫn tăng trưởng liên tục. Đây là thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 4 của Việt Nam, năm 2005 Việt Nam đã xuất khẩu thuỷ sản sang Hàn Quốc với tổng trị giá lên tới 162,1 triệu USD, chiếm 5,94% tổng giá trị.
Ôxtrâylia, ngoài việc bắt buộc chứng nhận tôm nhập khẩu không mang mầm bệnh (đốm trắng, đầu vàng), thị trường này đã có những phản ánh về tình hình chất lượng và an toàn vệ sinh thuỷ sản (bạch tuộc vòng xanh, bảo quản thuỷ sản khô bằng cacbon điôxit...) nhưng chưa mang tính hệ thống. Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa có hiểu biết đầy đủ về thị trường này, nhưng những năm qua xuất khẩu sang thị trường Ôxtrâylia vẫn có sự tăng trưởng tuy nhịp độ không đều. Năm 2005, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Ôxtrâylia đạt 98,8 triệu USD, chiếm 3,62% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản, gấp 4 lần so với năm 2001.
Bên cạnh thị trường EU, các nước Đông Âu cũng là một thị trường xuất khẩu thuỷ sản tiềm năng của Việt Nam tại châu Âu. Đặc biệt một số nước Đông Âu mới gia nhập EU đã trở thành những nhà nhập khẩu đáng kể như Ba Lan, Litva… Mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường Đông Âu còn chưa cao, nhưng đây cũng là hướng phát triển mới đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản khi gặp khó khăn trên thị trường Mỹ. Điều này đã được chứng minh cụ thể đối với sản phẩm cá tra, basa xuất khẩu.
Nga đã có những bước tiến rất dài trong nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Trong 11 tháng năm 2006, Nga đã nhập khẩu từ Việt Nam 51,92 ngàn tấn sản phẩm thuỷ sản, giá trị 111,35 triệu USD, chiếm gần 3,5% tổng thị phần.
Tóm lại, trong thời gian qua, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã có sự tăng trưởng ổn định. Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản từ những bước đầu chập chững làm quen với những quy định trên thị trường thế giới, gặp không ít va vấp nhưng đã có thêm nhiều kinh nghiệm để tiếp tục khẳng định vị trí của của mình trên thị trường thuỷ sản. Các hoạt động phát triển thị trường vẫn được các doanh nghiệp triển khai mạnh mẽ và liên tục, nhiều doanh nghiệp đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Đông Âu, Trung Đông, châu Phi... góp phần giảm rủi ro khi có các tranh chấp xảy ra. Trong tương lai, thuỷ sản sẽ tiếp tục là sản phẩm đem lại nguồn thu nhập lớn cho Việt Nam. Những rào cản thương mại sẽ ngày càng trở nên khắt khe và cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày một gay gắt. Các nhà cung cấp thuỷ sản vẫn sử dụng giá như vũ khí lợi hại để chiếm lĩnh thị trường, nên xu hướng tăng giá trên thị trường thế giới cũng bị hạn chế. Đặc biệt, tại các nước phát triển, an toàn vệ sinh thực phẩm mới là yếu tố quyết định sức cạnh tranh của sản phẩm.
1.2.2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản 2 năm gia nhập WTO
a. Năm 2007
Năm 2007 xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam nhanh chóng vượt mức kế hoạch. Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan VN, năm 2007, xuất khẩu thủy sản của cả nước đã đạt khoảng 925 nghìn tấn trị giá 3,756 tỷ USD, tăng 12,2% về khối lượng và 14% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trị giá XK trên khi được bổ sung đầy đủ số liệu luỹ kế của cả năm, rất có thể đạt đến mức 3,8 tỷ USD. Mặt hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trên khắp 146 nước và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới nhờ những nỗ lực phát triển thị trường và đa dạng hoá sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu. Theo Bộ Thủy sản, tính đến hết tháng 3/2007, tổng sản lượng của ngành thủy sản ước đạt 806.400 tấn, đạt 21,22% kế hoạch năm và tăng 4,05% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản lượng khai thác tăng 2,23%, đạt 476.400 tấn; sản lượng nuôi trồng đạt 330.000 tấn, tăng 6,8%. Ước giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tháng 3 đạt 250 triệu USD, nâng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong quý I đạt 700 triệu USD, bằng 12,44% kế hoạch và tăng 35,27% so với cùng kỳ.
Bảng 9 - Sản lượng thuỷ sản năm 2007
Thực hiện (Nghìn tấn)
Năm 2007 so với năm 2006 (%)
Năm 2006
Ước tính năm 2007
TỔNG SỐ
3720.5
4149.0
111.5
Cá
2689.8
3053.6
113.5
Tôm
463.2
498.2
107.6
Thuỷ sản khác
567.5
597.2
105.2
Nuôi trồng
1693.9
2085.2
123.1
Cá
1157.1
1494.8
129.2
Tôm
354.5
386.6
109.1
Thuỷ sản khác
182.3
203.8
111.8
Khai thác
2026.6
2063.8
101.8
Cá
1532.7
1558.8
101.7
Tôm
108.7
111.6
102.7
Thuỷ sản khác
385.2
393.4
102.1
Nguồn Trung tâm tin học thuỷ sản
Các thị trường nhập khẩu chính của thủy sản Việt Nam không có nhiều biến động lớn về nhu cầu và giá cả, nhưng các thị trường này đã có nhiều thay đổi lớn về chính sách kiểm soát vệ sinh ATTP đối với thủy sản nhập khẩu, do vậy đã gây nhiều khó khăn lớn cho các doanh nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, với sự phối hợp chặt chẽ giữa Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản, cộng đồng các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqaved) đã tháo gỡ kịp thời nhiều khó khăn về dư lượng kháng sinh trong tôm và mực xuất khẩu sang Nhật, đồng thời giải quyết nhiều vướng mắc khác sang Nga, Ôxtrâylia…. Tỷ trọng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam của các thị trường lớn trên thế giới được phân bố khá đồng đều: khối EU chiếm 25,7% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tiếp đến là Nhật Bản chiếm 21,1%, Mỹ chiếm 20,4% và các thị trường nhập khẩu đáng kể khác như Hàn Quốc, Trung Quốc - Hồng Kông, Ôxtrâylia, Đài Loan… đều tăng nhập từ VN trong năm vừa qua. Sự phát triển và điều hoà giữa các thị trường đã tạo thế cân bằng, vững chắc hơn cho xuất khẩu thủy sản VN trong bối cảnh thị trường quốc tế luôn nảy sinh nhiều cạnh tranh và rủi ro. Hiện nay, hầu hết các thị trường tiêu thụ thủy sản ở EU đều có nhiều thông tin cho thấy giá thực phẩm thủy sản đã tăng đáng kể bởi giá thành sản xuất tăng và nguồn đánh bắt bị hạn chế, nhu cầu đối với NK philê cá thịt trắng vẫn tiếp tục tăng, lệnh cấm nhập khẩu tôm từ Trung Quốc do Mỹ áp dụng đã khiến Trung Quốc giảm mạnh thị phần tại Mỹ. Đây là những cơ hội tiềm tàng cho các nước xuất khẩu và là cơ hội cho tôm đông lạnh Việt Nam (Tôm chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2007).
Bảng 10 - Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch 8 tháng đầu năm 2007 phân theo thị trường
Thị trường
Số lượng (tấn)
Giá trị (USD)
EU
162139.2
527872801
Mỹ
56240.6
413589217
Nhật
64351.2
396233096
Châu Á (không kể Nhật Bản và Asean)
111860.5
340631907
Châu Âu (không kể EU)
46181.3
413589217
Asean
39487.8
396233096
Châu Mỹ (không kể Mỹ)
20809.2
340631907
Châu Đại Dương
13416.8
413589217
Thị trường khác
8030.9
396233096
Châu Phi
4993.2
340631907
Total
527510.7
413589217
Nguồn Trung tâm tin học thuỷ sản
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam năm 2007 đạt 160,5 nghìn tấn, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,5 tỷ USD, giảm 0,68% về lượng và tăng 2% về trị giá so với năm 2006, chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2007. Năm 2007, nhìn chung xuất khẩu tôm đông lạnh tương đối ổn định so với những năm trước. Lượng tôm đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam thường tăng mạnh từ tháng 6 đến tháng 11 và giảm vào những tháng đầu năm. Dự báo quý I/2008, xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam sẽ dao động quanh mức 8,7 nghìn tấn/tháng. Năm 2007 công tác kiểm soát chất lượng tôm nguyên liệu đã được thực hiện khá tốt, các biện pháp phòng trừ và kiểm soát bệnh dịch của tôm đã được các cơ quan chức năng phổ biến rộng đến từng hội nuôi trồng tôm. Giá xuất khẩu trung bình tôm đông lạnh của Việt Nam năm 2007 đạt 9,6 USD/kg. Theo tính toán, giá xuất khẩu trung bình tôm đông lạnh của Việt Nam năm 2007 đạt 9,6 USD/kg, tăng 0,45 USD/kg so với năm 2006.
Trong tháng 12/2007, giá xuất khẩu trung bình mặt hàng này đạt 8,93 USD/kg, giảm tới 1,5 USD/kg so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù giá nguyên liệu đầu vào tăng cao (như xăng, dầu, điện và thức ăn chăn nuôi), nhưng giá xuất trung bình tôm đông lạnh vẫn giảm trong 3 tháng cuối năm. Nguyên nhân là do số lô hàng xuất khẩu tôm đông lạnh cỡ nhỏ và tôm thẻ tăng, thứ hai là do các doanh nghiệp đã đón đầu được xu hướng tiêu dùng tôm vào giai đoạn cuối năm nên đã có sự chuẩn bị chu đáo từ trước đó; thứ ba là do nguồn cung tôm nguyên liệu trong nước luôn ở mức cao và ổn định, thứ tư là do nguồn cung tôm của thế giới cũng tăng khá cao, trong khi nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này tại một số thị trường lớn lại giảm. Năm 2007, tôm đông lạnh xuất khẩu tới 146 quốc gia và khu vực thị trường (khu vực EU, ASEAN). Đứng đầu là thị trường Nhật Bản chiếm 34,8% về lượng và 32,31% về kim ngạch; Hoa Kỳ chiếm 24,35% về lượng và 31,14% về kim ngạch; Hàn Quốc chiếm 6,34% về lượng và 5,54% về kim ngạch; Canađa chiếm 3,61% về lượng và 4,45% về kim ngạch. Tiếp theo là Đài Loan, Ôxtraylia, ASEAN, Hồng Kông. (Nguồn:TTTM,17/1)
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều loại rào cản phi thuế quan được dựng lên, trong đó các tiêu chuẩn vệ sinh ATTP được tăng cường mạnh mẽ nhất. Năm 2007, các DN chế biến và xuất khẩu thủy sản đã tăng cường kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào, chống thu mua nguyên liệu chứa tạp chất và kháng sinh cấm. Mô hình liên kết ngang giữa các thành phần trong toàn bộ chuỗi sản xuất thủy sản đang được nhân rộng ở nhiều địa phương nuôi cá, tôm tập trung, trong đó doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu là nhân tố chủ đạo. Trong liên kết này, nguyên liệu sẽ được kiểm soát liên hoàn từ con giống, thức ăn, thuốc trị bệnh đến thành phẩm cuối cùng. Nhiều vùng nuôi khác đang áp dụng các qui trình như SQF 1000, BAP, CoC…
Bảng 11 - Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch 8 tháng đầu năm 2007 phân theo mặt hàng
Mặt hàng
Số lượng (tấn)
Giá trị (USD)
Tôm
73347.4
720985405
Cá tra, basa
213578.6
564762570
Nhuyễn thể chân đầu
48837.1
165636695
Cá
50198
160984666
Mặt hàng khác
27862.3
95858919
Cá Ngừ
32158.3
90851266
Tôm chế biến
8410.4
69133048
Cá khô
18798.2
68326099
Giáp xác khác
7896.6
59633086
Cá chế biến
28842.2
41460524
Mực khô
6149.2
39918630
Nhuyễn thể 2 mảnh vỏ
8404
21757985
Tôm khô
2745.3
3706114
Tôm hùm
27.9
741571
Nhuyễn thể khác
243.7
460685
Tôm hùm, tôm mũ ni
12.2
187397
Total
527511.4
2104404660
Nguồn Trung tâm tin học Thuỷ sản
b. Năm 2008
Theo số liệu mới nhất của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, cả năm XKTS của Việt Nam đạt 1.236 nghìn tấn, trị giá 4,509 tỷ USD, tăng 33,7% về KL và 19,8% về GT so với cùng kỳ năm trước. Nằm trong bối cảnh chung của hoạt động XK của cả nước, thủy sản Việt Nam vừa trải qua một năm đầy “sóng gió” ngay đầu năm 2008. Cả thế giới sống trong lạm phát, nền kinh tế tăng trưởng chậm, tỷ giá đồng USD bấp bênh, chi phí đầu vào tăng vọt, lãi suất ngân hàng cao ngất ngưởng… Trong hoàn cảnh này, người ta thấy rõ nhất sự chuyển hướng các nhà XK thủy sản Việt Nam. Họ chuyển từ “trọng tâm” của các cuộc khủng hoảng là: EU, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc… để “khai phá” những mảnh đất mới: Nga, Ucraina, Ai Cập…
Năm 2008, Việt Nam XK thủy sản sang 160 thị trường với gần 70 loại sản phẩm khác nhau. Vượt qua khó khăn, XK thủy sản sang các thị trường chính, và các mặt hàng chính (trừ hàng khô) đều tăng, riêng tháng 12, XK chững lại hoặc giảm mạnh…
Thị trường EU và Hàn Quốc khá ổn định
Các nhà kinh tế cho rằng, năm qua, EU vừa là nơi bắt nguồn lạm phát vừa là trung tâm của cuộc suy thoái nhưng đây vẫn là thị trường NK ổn định của thủy sản Việt Nam. Năm 2008, EU nhập khẩu 349 nghìn tấn thủy sản Việt Nam với trị giá 1,14 tỷ USD, tăng 26% về GT, chiếm 25,4% cơ cấu thị phần của ngành thủy sản, tiếp tục giữ vị trí nhà NKTS lớn nhất. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam, cũng trong năm này, Việt Nam xuất sang 26/27 quốc gia thuộc khối liên minh. Nổi bật nhất là 5 thị trường NK đơn lẻ: Đức, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan và Bỉ. 61 sản phẩm thủy sản Việt Nam được NK vào EU trong năm này, trong đó, cá tra, basa tăng 23,8%, tôm tăng 47,6%, mực bạch tuộc đông lạnh tăng 26,6%, cá ngừ tăng 21,6% so với năm 2007…Hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của EU. Tuy nhiên, trong thời gian tới, đây vẫn là thị trường NK thủy sản ổn định và tiếp tục tăng trưởng. Ước tính 3 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới EU đạt 66,7 nghìn tấn, với kim ngạch đạt 210,3 triệu USD, tăng 23,3% về lượng và 20,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2007, chiếm khoảng 26% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Như vậy, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới thị trường EU đang giữ được tốc độ tăng trưởng khá ổn định. EU đang là khu vực thị trường xuất khẩu mạnh nhất và tìêm năng nhất của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao hơn, các doanh nghiệp cũng nên chú ý tới việc thuyết phục khách hàng EU thanh toán bằng đồng EURO. Theo số liệu thống kê, nhóm hàng cá đông lạnh là mặt hàng thủy sản xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tới khu vực EU chiếm ¾ tổng khối lượng thủy sản xuất khẩu tới EU và chiếm 62,8% về kim ngạch. Cá tra, cá ngừ, cá basa, cá cờ, cá lưỡi trâu, cá đen…là những loại cá được xuất khẩu chủ yếu tới khu vực EU. Đức là thị trường nhập khẩu mặt hàng cá đông lạnh của Việt Nam lớn nhất trong 2 tháng đầu năm 2008, chiếm 20,25% về lượng và 19,5% về kim ngạch. Tiếp theo là Tây Ban Nha chiếm 19,4% về lượng và 18,67% về kim ngạch. Tiếp sau đó lần lượt là Hà Lan, Ba Lan, Italia.
Tôm đông lạnh: xuất khẩu của Việt Nam tới EU chiếm 7,9% về lượng và 18,5% về kim ngạch, tăng tới 80% về lượng và 77,85% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2007. Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Bỉ, Italia, Đan Mạch là những nhà nhập khẩu chính mặt hàng này.
Mực đông lạnh: chiếm 6,61% về lượng và 7,6% về kim ngạch, với tổng lượng xuất khẩu đạt 2,74 nghìn tấn, với kim ngạch đạt 9,97 triệu USD, tăng 37,5% về lượng và 43,7% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2007. Italia, Tây Ban Nha và Đức là những nhà nhập khẩu chính mực đông lạnh của Việt Nam.
Chả cá: Mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong 2 tháng đầu năm 2008, tăng 124,1% về lượng và 120,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2007, chiếm 2,37% về lượng và 1,4% về kim ngạch. 2 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu chả cá của Việt Nam tới 5 thị trường lần lượt đứng đầu là Pháp, Tây Ban Nha, Italia, Anh…
Ghẹ đông lạnh: tăng tới 378,62% về lượng và 336,62% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2007, đạt 324 tấn với kim ngạch 1,66 triệu USD. Pháp, Anh, Hà Lan đang là ba nhà nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam.
Bạch tuộc đông lạnh: Giá xuất khẩu trung bình bạch tuộc đông lạnh của Việt Nam tới EU đang đạt mức cao và chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường này. 2 tháng đầu năm, xuất khẩu bạch tuộc đông lạnh của Việt Nam tới EU tăng 17,7% về kim ngạch. Italia, Tây Ban Nha đang là 2/9 nhà nhập khẩu bạch tuộc của Việt Nam tới EU.
Nghêu và sò đông lạnh: Tổng lượng nghêu và sò xuất khẩu của Việt Nam sang EU 2 tháng đầ unăm 2008 tăng 27,81% về lượng và 16,33% về kim ngạch so với cùng kỳ 2007, chiếm 4,45% về lượng và chiếm 1,71% về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới EU.
Kim ngạch xuất khẩu cá đóng hộp (các loại) đạt 2,245 triệu USD, giảm 15,1% so với cùng kỳ 2007 và chiếm 1,71% kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam tới EU.
Các nhóm hàng khác cũng được EU nhập khẩu khá mạnh như: há cảo, tôm khô, tôm đóng hộp và thủy hải sản sống cũng là những mặt hàng được các nhà nhập khẩu khá chú ý.
Năm 2008, Hàn Quốc vẫn đứng vững ở vị trí thứ 4 trong top các thị trường NKTS Việt Nam và đứng thứ 2 về NK thủy sản khô từ Việt Nam (nửa đầu năm NK mạnh), XK tôm đông lạnh và mực bạch tuộc sang thị trường này tăng nhẹ so với năm ngoái. Tuy nhiên, XK những tháng cuối năm giảm mạnh nên tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn năm ngoái, tổng XK cả năm chỉ tăng 10%. Dự kiến thị trường đơn lẻ này tiếp tục là thị trường lớn của thuỷ sản Việt Nam song mức tăng trưởng XK sang thị trường này sẽ chững lại vào năm 2009 do kinh tế khó khăn làm giảm nhu cầu tiêu thụ.
Thị trường Nhật Bản ổn định và tăng trưởng - Mỹ sụt giảm nhập khẩu
Tiếp nối tình trạng tăng trưởng âm từ cuối năm 2006 và sự sụt giảm trong năm 2007 do những rào cản kỹ thuật và vấn đề ATVS. Năm 2008, Nhật Bản vươn lên hàng thứ 2 (vượt Mỹ) về NKTS từ Việt Nam với khối lượng 134,9 nghìn tấn và giá trị 828,2 triệu USD, tăng 13,2% về KL và 11% về GT so với năm 2007. Nằm trong quỹ đạo của cuộc khủng hoảng tài chính, năm 2008, nền kinh tế Nhật cũng lún sâu vào giảm sút cho dù Chính phủ ra sức nỗ lực cứu vãn, chi tiêu thủy sản tại các hộ gia đình ở mức thấp nhất trong vòng 34 năm qua, người dân nơi đây chuyển sang các loại thực phẩm rẻ hơn. Tuy nhiên, có thể do thói quen ăn uống và thị hiếu tiêu dùng, trong năm này, Nhật Bản vẫn đứng đầu về NK tôm đông lạnh của Việt Nam. Hơn nữa, Nhật Bản cũng tăng NK cá ngừ và các loại cá biển từ Việt Nam. Ngược lại, XK mực, bạch tuộc sang nước này năm 2008 có chiều hướng chững lại, tăng 2,3% về GT so với năm ngoái. Theo dự đoán của các chuyên gia, kinh tế Nhật Bản sẽ tiếp tục đi xuống cho tới giữa năm 2009 và có xu hướng chuyển dần từ lạm phát sang giảm phát với biểu hiện đi xuống của hoạt động tiêu dùng. Tuy nhiên, trong thời gian tới, hàng loạt các Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản như: Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP)… có hiệu lực XK thủy sản Việt Nam sang Nhật có cơ hội đươc đẩy mạnh… Theo Vasep, Nhật đang là thị trường tiêu thụ tôm đông lạnh lớn nhất của Việt Nam (chiếm 29,76 % giá trị xuất khẩu) với kim ngạch ước đạt gần 400 triệu USD. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng đã đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex VN) đã ký hợp đồng xuất khẩu 1.000 tấn thành phẩm nông sản với Công ty Xuất khẩu Toyota Tsusho (Nhật Bản). Fimex VN vừa xuất khẩu sang Nhật được 2 container với khối lượng 20 tấn. Thông thường vào những tháng cuối năm hoạt động xuất khẩu tại Mỹ và EU diễn ra sôi nổi nhưng năm nay xuất khẩu vào những thị trường này có hciều hướng chững lại. Để giảm bớt rủi ro về tài chính, nhiều doanh nghiệp đã cân đối lượng hàng xuất khẩu, lựa chọn thị trường thích hợp. Nhật Bản đang là thị trường được các doanh nghiệp hướng đến.
Nằm tại trọng tâm của cuộc khủng hoảng kinh tế, sự sụt giảm XK sang thị trường Mỹ đã đưa nước này từ vị trí thứ 2 xuống thứ 3 (sau EU và Nhật Bản). Năm 2008, Mỹ tụt xuống hàng thứ 2 (sau Nhật Bản) về NK tôm đông lạnh của Việt Nam, giảm NK hàng khô và các loại cá khác. Tỷ trọng của thị trường Mỹ giảm từ 20,4% xuống 16,5% trong cơ cấu thị trường XK của Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ và NK của nước này giảm. Sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ và giá cả thủy sản tăng sẽ ảnh hưởng đến triển vọng tiêu thụ thủy sản của nước này trong năm 2009.
Thị trường Nga – Ucraina – Ai Cập
Không thể so sánh với EU, Nhật Bản, Mỹ… về giá trị NKTS, nhưng năm 2008, Nga và Ucraina đã thực sự trở thành những “hiện tượng”. Tăng 82,9% về GT, Nga trỗi dậy từ vị trí số 7 lên vị trí số 5, xét về mặt khối lượng, Nga đứng thứ 3 về NK thuỷ sản Việt Nam (sau EU và Nhật Bản).
Có thể nói, năm 2008, Nga là “lực hút” lớn cho nhiều DN XK cá tra, basa Việt Nam, là thị trường đơn lẻ đứng đầu về NK cá tra, basa của Việt Nam tăng 142,5% về KL và tăng 109% về GT so với năm 2007. Đây quả thực là một mức tăng trưởng XK khá ấn tượng, song sang đến quí I/2009 XK sang Nga khó đạt được mức tăng trưởng nếu không nói là tăng trưởng âm do Cục Kiểm dịch động, thực vật Liên bang Nga (VPSS) đã ban hành lệnh cấm đối với các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam kể từ ngày 20/12/2008. Ngoài ra, đây cũng là thị trường NK chính thủy sản khô của Việt Nam (đứng thứ 4 sau ASEAN, Hàn Quốc & Trung Quốc).
Chỉ đứng thứ 7 trong Top các thị trường NK của Việt Nam, nhưng Ucraina thực sự trở thành “hiện tượng” của năm 2008 với mức tăng trưởng cao nhất trong các thị trường tăng 202,6% về KL, 221,1% về GT. Với mức tăng trưởng này, Ucraina đã thế chân Đài Loan trong Top các thị trường NK chính của Việt Nam. Năm 2008, Ucraina tăng khối lượng NK cá tra từ Việt Nam gấp 2,5 lần so với năm trước, đứng thứ 2 (sau Nga) trong các thị trường đơn lẻ NK cá tra, tăng 249% về GT so với năm 2007. Riêng hàng thủy sản khô, Ucraina tăng 120,7% về GT so với năm ngoái.
Trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Ai Cập đạt 20,5 triệu USD tăng 4,7 lần so với năm 2006. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào thị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21444.doc