Trong điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện những yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, có hại và nguy hiểm, có nguy cơ ngây ra tai nạn lao động hoặc BNN cho người lao động. Các yếu tố nguy hiểm có hại phát sinh trong quá trình sản xuất đa dạng và nhiều loại. Đó là:
- Các yếu tố vật ý như nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ có hại (ion hoá và không ion hoá, bụi, tiếng ồn, rung, thiếu ánh sáng
- Các yếu tố hoá học như chất độ, các loại hơi, khói bụi độc, các chất phóng xạ
- Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật, siêu vi khuẩn, nấm mốc, các loại kí sinh trùng, các loại côn trùng, rắn .
- Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi cho thời gian, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh, các yếu tố không thuận lợi về tâm lý .
49 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường công tác Bảo hộ lao động tại Công ty xây dựng và tư vấn thiết bị BIC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công việc của công ty đi lên và phát triển vững chắc.
- Cơ cấu lao động theo trình độ: Ta thấy trình độ được đào tạo ở công ty đã đáp ứng được nhu cầu công việc do xí nghiệp xây dựng nên trình độ công nhân kỹ thuật chiếm tỉ lệ cao nhất (250 người). Các cán bộ quản lý, chủ nhiệm phòng ban đều đạt trình độ đại học – cao đẳng kể cả các công nhân có trình độ cao đã qua đào tạo các lớp bồi dưỡng và nâng cao tay nghề. Các cán bộ và công nhân trong công ty đều được làm việc theo đúng chuyên môn mình được đào tạo vì vậy mà người lao động luôn hứng thú hăng say với công việc.
Bên cạnh đó công ty cũng còn thiếu những lao động có chuyên môn trình độ cao. Nếu công ty tăng tỉ lệ lao động này lên thì sẽ đạt hiệu quả cao hơn nữa trong sản xuất kinh doanh.
1.4 Công tác đào tạo tại Công ty Cổ phần xây dựng và Tư vấn thiết kế BIC.
- Hình thức và phương pháp đào tạo đang sử dụng tại Công ty với quy mô và loại hình sản xuất của Công ty thì việc đào tạo và đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động được diễn ra một cách thường xuyên theo đúng định kỳ. Bởi việc nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động là một việc làm hết sức cần thiết.
Phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty đang được thực hiện như sau:
Biểu tiến trình đào tạo
Xác định nhu cầu
Lập kế hoạch
Thực hiện kế hoạch
Đánh giá kết quả
Lưu hồ sơ đào tạo
- Để xác định nhu cầu đào tạo, công ty đã sử dụng phương pháp trực tiếp, căn cứ vào số cán bộ công nhân viên và công nhân kỳ triển vọng.
+ Nhu cầu để phát triển sản xuất = Nhu cầu – Số đã có
+ Nhu cầu bổ xung chính = Nhu cầu đào tạo/1% rơi rớt trong đào tạo
- Để đánh giá kết quả chất lượng đào tạo, Công ty sử dụng đánh giá thông qua định lượng.
T
=
K
P
Trong đó:
T: Là thời gian thu hồi vốn đào tạo
K: Chi phí cho đào tạo
P: Lợi ích tăng lên hàng năm do kết quả đào tạo.
Trong năm qua (2007), Công ty đã đào tạo 5 nhân viên ở khối quản lý của phòng ban và trên 60 công nhân tại các xưởng, các đội. Qua đào tạo và thực tế cho thấy, trình độ và thay nghề của những người được đào tạo đã nâng lên rất nhiều so với trước, tăng khả năng thích nghi với công việc đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh.
- Đánh giá công tác đào tạo của Công ty
Ta thấy xuất phát từ thực tiễn chất lượng nguồn nhân lực trong Công ty nên Công ty cần thấy rõ được trách nhiệm của việc nâng cao trình độ tay nghề làm cho người lao động nâng cao năng suất, hiệu quả kinh doanh, phát triển nguồn lao động nhằm tăng khả năng thích nghi của Công ty trong mọi hoàn cảnh vì vậy Công ty thường xuyên đổi mới và kiện toàn, mỗi người lao động đều đáp ứng được sự đòi hỏi của sự phát triển của khoa học công nghệ. Nếu quan tâm, chú trọng tốt tới công tác đào tạo bồi dưỡng trình độ cán bộ công nhân viên thì đồng nghĩa với quá trình phát triển của Công ty ngày càng phát triển.
Như vậy công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Tư vấn thiết kế BIC đã được thực hiện tương đối tốt chặt chẽ đem lại hiệu quả cả số lượng và chất lượng.
1.5 Thực trạng công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc.
ở Công ty Cổ phần Xây dựng và Tư vấn thiết kế BIC đã sử dụng 2 phương pháp đánh giá công việc. Đó là:
+ Đối với bộ phận quản lý và các phòng ban thì công ty sử dụng phương pháp mức thang điểm. Phương pháp này là phù hợp với bộ phận phòng ban và công việc của họ còn đòi hỏi sự khéo léo và nhiệt tình.
+ Đối với bộ phận công nhân kỹ thuật thì công ty đã áp dụng phương pháp tiêu chuẩn công việc. Bởi vì công việc của công nhân chủ yếu là làm khoán, công ty ra chỉ tiêu từ đó công nhân làm và so sánh kết quả đã làm được so vói chỉ tiêu đề ra.
- Với cả hai bộ phận này đều do cấp trên trực tiếp chịu trách nhiệm đánh giá.
- Kết quả đánh giá được Công ty sử dụng để làm căn cứ một phần khi trả lương, thưởng và các chế độ ưu đãi khác. Qua đó động viên và nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ nhân viên, Công ty phải căn cứ vào kết quả đánh giá để có các hình thức khen thưởng kịp thời những người hoàn thành tốt công việc. Đồng thời cũng phải có những biện pháp xử lý những người thực hiện chưa tốt, thiếu trách nhiệm.
Việc thực thiện đánh giá công việc của Công ty thể hiện sự quan tâm của Công ty đối với nhân viên của mình cũng như sự bình đẳng trong công việc tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc, nâng cao năng suất lao động.
2. Tiền lương
2.1.Thang bảng lương hiện nay Công ty đang áp dụng là thang lương 7 bậc.
Theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính Phủ (*) (Có danh sách kèm theo).
2.2. Các chế độ phụ cấp
Hiện Công ty có 3 loại phụ cấp: Phụ cấp chức vụ phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp làm đêm.
+ Phụ cấp chức vụ:
áp dụng với Giám đốc và Phó giám đốc, Trưởng phòng,phó phòng, tổ trưởng đội, tổ trưởng xưởng.
Với Giám đốc và phó giám đốc hệ số phụ cấp là 0,5; còn lại là 0,2.
+ Phụ cấp làm đêm:
áp dụng với nhân viên bảo vệ, công nhân và kỹ sư, kiến trúc sư. Hệ số PC của bảo vệ bằng 0,3.
Còn kỹ sư và kiến trúc sư là 20% số lương hàng tháng mà họ được hưởng.
+ Phụ cấp trách nhiệm:
áp dụng đối với công nhân viên kiêm nhiệm làm nhiều công việc như quản lý hành chính và thiết bị vật tư….
2.3. Thời gian và các tiêu chí nâng bậc lương (Công ty thực hiện theo Nghị định (*)).
- Tiêu chí:
+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm với kết quả tốt.
+ Không vi phạm kỷ luật, một trong các hình thức của Bộ luật lao động.
- Thời gian:
+ Đối với trình độ Đại học là 3 năm
+ Đối với trình độ Cao Đẳng, Trung học là 2 năm
+ Đối với công nhân kỹ thuật là 3 năm
+ Đối với công nhân phổ thông là 5 năm
2.4. Cách xác định đơn giá tổng hợp
Công ty cổ phần Xây dựng và tư vấn thiết kế bản chất là một doanh nghiệp tư nhân sản xuất kinh doanh tổng hợp nhiều lĩnh vực. Vì vậy, hình thức trả lương chủ yếu là lương sản phẩm và lấy từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Cách xác định đơn giá trả lương sản phẩm
ĐG = (LCBCV + PC) MTG
ĐG
=
LCBCV + PC
MSL
Tính theo doanh thu, doanh số đạt được trong sản xuất kinh doanh.
2.5 Các hình thức và chế độ thưởng.
+ Công nhân viên chức có thành tích suất sắc trong lao động sản xuất được khen thưởng bằng các hình thức tham quan, du lịch một năm một lần. Kinh phí do xí nghiệp đài thọ tuỳ theo trình tình hình tài chính của xí nghiệp.
+ Công nhân viên nhà nước và lao động hợp đồng có thời hạn xác định hàng năm hoàn thành nhiệm vụ có tinh thần trách nhiệm , gắn bó xây dựng đơn vị được tặng quà mừng sinh nhật với mức kinh phí phù hợp với tình hình tài chính của đơn vị, nhưng ít nhất cũng bằng 50.000đ trở lên.
2.6 Xây dựng cơ chế trả lương
ở công ty chưa xây dựng quy chế trả lương. Quỹ lương để trả cho cán bộ công nhân viên và công nhân là nguồn thu từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tiền lương được trả vào 2 kỳ là 5 và 20 hàng tháng.
2.7 Phân phối quỹ lương
- Đối với người lao động làm lương khoán, lương sản phẩm trực tiếp cá nhân, tiền lương tháng của người lao động được tính theo cách thức.
TLi = QKi x ĐGK
Trong đó: - QKi : Khối lượng sản phẩm hoặc công việc khoán hoàn thành.
- ĐGK: Đơn giá cho một đơn vị sản phẩm hoặc công việc khoán.
- Tli: Tiền lương của người thứ i
- Đối với người lao động làm lương thời gian Công ty áp dụng hình thức trả lương thời gian đơn giản và có thưởng theo quy định của Nhà nước.
TLTG = ML x TLVTT + Tiền thửơng
Trong đó: - TLTG :Là tiền lương thời gian
- ML: Là mức lương tương ứng với các bẩctong thang lương bảng lương.
- TLVTT : Là thời gian làm việc thưc tế.
3. Tạo động lực về tinh thần cho người lao động
Xuất phát từ việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, đồng thời thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, công ty đã chú trọng đến công tác kích thích tạo động lực trong lao động đối với CBCNV và công nhân trong toàn công ty.
Trong năm 2007, lãnh đạo công ty cổ phần xây dựng và tư vấn thiết kế BIC đã quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của CBCNV trong toàn Công ty. Chi trả lương, thưởng cho cán bộ Công nhân viên, kịp thời và trả lương theo khoán sản phẩm cho công nhân.
Trong năm 2007:
+ Tiền thưởng: 96.627.000 đồng
+ Lương bình quân/tháng: 1.080.000đ
+ Bảo hộ lao động: 189.696.000đ
+ An toàn viên: 5.440.000đ
+ Cho học sinh giỏi: 4.436.000đ
Hàng năm, trong các ngày lễ lớn, các ngày kỉ niệm chào mừng ngày 20/10, ngày 8/3, sinh nhật….Công ty đã tổ chức các hoạt động tặng quà.
Năm 2007
Trợ cấp đột xuất quà sinh nhật: 6.400.000đ
Thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ: 7.880.000đ
Đặc biệt, Công ty còn tạo mọi điều kiện cho CBCNV được học tập nâng cao trình độ khi họ có nhu cầu.
Bên cạnh những đòn bẩy kích thích về vật chất nhằm tạo động lực cho lao động, công ty đã áp dụng các hình thức động viên tinh thần, tác động tới tâm lý, tình cảm qua những chuyến thăm quan, nghỉ mát, du lịch.
Như vậy, chính sách tạo động lực trong lao động mà Công ty đang áp dụng có vai trò quan trọng trong việc kích thích tinh thần người lao động. Nhưng để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác này thì Công ty phảI duy trì và phát huy tìm tòi những biện pháp thích hợp hơn nữa, chú ý nghiên cứu những biện pháp cụ thể để phù hợp với từng trường hợp cụ thể và theo thời điểm xác định.
4. Đánh giá chung và kiến nghị
4.1. Những ưu điểm
- Công ty đã thực sự quan tâm và có trách nhiệm tới đời sóng của cán bộ công nhân viên.
- Việc tổ chức lao động công ty đã thực hiện một cách khoa học và hợp lý. Với việc tạo động lực, giúp họ phát huy sáng tạo, nhạybén trong việc tìm hướng phát triển sản xuất kinh doanh mới.
- Là một Công ty rất năng động và luôn nỗ lực tìm kiếm thị trường tạo việc làm đầy đủ cho người lao động qua đó tăng thu nhập cho họ.
- Xây dựng được chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý áp dụng các hình thức tổ chức, phân phối lao động thích hợp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và giảm sự mệt nhọc cho người lao động.
4.2. Những tồn tại và nguyên nhân
* Bên cạnh những kết quả đã đạt được xí nghiệp còn một số tồn tại sau:
- Do tính chất công việc là nguy hiểm, vất vả nên tâm lý người lao động còn lo lắng.
- Các công trình thi công dàn trải, ồ ạt nên có khi chưa làm xong hợp đồng lao động nhưng đã phá lao động.
- Khoán toàn diện cho mọi sản phẩm chưa thực hiện tốt.
- Còn có sự kiêm nhiệm trong khâu quản lý.
* Nguyên nhân của những tồn tại trên
Để phát huy các tiềm năng trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi người quản lý phải tìm ra được những nguyên nhân gây tâm lý bất ổn trong lao động. Việc tồn tại những nguyên nhân trên sẽ là một trong những việc cần làm nhất để giảm thiểu những rủi ro xảy ra.
Công ty còn gặp phải khó khăn trong khâu quản lý, quá trình kinh doanh còn vấp phải sự cạnh tranh quá lớn và khốc liệt khiến bất cứ người lao động nào cũng phải cố gắng làm việc hơn là nghĩ tới nâng cao trình độ và kĩ thuật.
Mô hình sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng dẫn tới thiếu CBCNV có tay nghề cao và công nhân kỹ thuật lành nghề.
4.3 Những kiến nghị
Để đưa công ty mình có được vị thế trên thị trường tạo nên sức hút và khả năng cạnh tranh cao đòi hỏi Doanh nghiệp đó phải sử dụng hợp lý những phương pháp, hình thức quản lý con người để phát huy khả năng của người lao động đem lại kết quả kinh doanh tốt nhất. Nhưng như thế nào là hợp lý và đạt hiệu quả cao trong khi điều kiện kinh doanh của mỗi đơn vị là khác nhau?
Để thực hiện được điều này, các công nên quan tâm sát sao đến việc thoả mãn nhu cầu của người lao động được nâng lên thì mặt tinh thần sẽ được cải thiện. Bởi vậy nếu được kích thích tất cả về vật chất và tinh thần thì người lao động sẽ hăng say hơn, sẽ nhiệt tình hơn với công việc và phát huy mạnh mẽ nội lực của bản thân mình cho sự phát triển của Công ty.
Do đó biện pháp tạo động lực cho người lao động là khâu quan trọng trong hệ thống quản lý của công ty, và có thể kể tới các biện pháp như:
Công ty nên quan tâm đúng mức tới công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của kinh doanh.
Thêm vào đó công ty cần tổ chức phân công và hợp lý hoá công việc một cách tốt nhất, khoa học nhất để tạo động lực và tâm lý ổn định cho người lao động yên tâm lao động, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc. Ngoài ra công ty còn phải thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, củng cố và tăng cường kỷ luật lao động để thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển và đạt hiệu quả kinh doanh cao.
Hy vọng rằng với những kết quả mà công ty đã đạt được cũng như những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong những năm tới nhất định xí nghiệp sẽ ngày càng phát triển và bước những bước dài hơn trong nền sản xuất kinh doanh nói chung và trong ngành xây dựng nói riêng để góp phần vào sự phát triển của đất nước đưa nước ta trở thành con rồng Châu á, sánh vai với các cường quốc thế giới.
Phần ii
Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và tư vấn thiết kế bic
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm Bảo hộ lao động
Bảo hộ lao động mà nội dung chủ yếu là công tác an toàn vệ sinh lao động là các hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp luật, tổ chức hành chính, kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ người lao động.
Hoạt động bảo hộ lao động gắn liền với hoạt động sản xuất và công tác của con người, nó phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, khoa học công nghệ, và yêu cầu phát triển xã hội của mọi nước. Bảo hộ lao động là một yêu cầu khách quan để bảo vệ người lao động. Yếu tố chủ yếu và năng động nhất của lực lượng sản xuất lao động xã hội.
1.2. Điều kiện lao động
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật, được bảo hộ thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian sự tác động qua lại của chúng với người lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liền với điều kiện lao động. Môi trường lao động lànơi mà ở đó con người trực tiếp làm việc, tại đây thường xuất hiện rất nhiều yếu tố có thể rất tiện nghi, thuận lợi cho người lao động song cũng có thể rất xấu, khắc nghiệt đối với con người mà ta thường gọi là yếu tố nguy hiểm và có hại.
1.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại.
Trong điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện những yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, có hại và nguy hiểm, có nguy cơ ngây ra tai nạn lao động hoặc BNN cho người lao động. Các yếu tố nguy hiểm có hại phát sinh trong quá trình sản xuất đa dạng và nhiều loại. Đó là:
- Các yếu tố vật ý như nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ có hại (ion hoá và không ion hoá, bụi, tiếng ồn, rung, thiếu ánh sáng…
- Các yếu tố hoá học như chất độ, các loại hơi, khói bụi độc, các chất phóng xạ…
- Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật, siêu vi khuẩn, nấm mốc, các loại kí sinh trùng, các loại côn trùng, rắn….
- Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi cho thời gian, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh, các yếu tố không thuận lợi về tâm lý…….
1.4. Tai nạn lao động
- Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, do ảnh hưởng của sự tác động đột ngột từ bên ngoài hoặc tổn thương, hoặc làm phá huỷ chức năng hoạt động của một bộ phận nào đó của cơ thể. Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn chất độc có thể gây chết người ngay lập tức hoặc huỷ hoại chức năng nào đó của cơ thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và cũng được coi là tai nạn lao động.
1.5. Bệnh Nghề nghiệp
- Là một hiện tượng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh do tác hại thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu. Cũng có thể nói rằng đó là sự suy yếu dần về sức khoẻ gây bệnh tật cho người lao động do tác động của các yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất lên cơ thể người lao động.
Từ khi có lao động, con người cũng bắt đầu phải chịu ảnh hưởng của tác hại nghề nghiệp và do đó có thể bị bệnh nghề nghiệp. Hiện nay có 21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở nước ta.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động trong ngành xây dựng
Hiện nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự vận động không ngừng của nền kinh tế thế giới thì Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Một trong những sự vận động và phát triển đó chính là sự phát triển trong lĩnh vực xây dựng, đây là ngành nghề phát triển năng động với nhiều thăng trầm, ngành xây dựng phát triển đồng nghĩa với sự phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó là mặt trái của nghề nghiệp, là những khó khăn mà người lao động phải gánh chịu đó là:
Điều kiện lao động, xuất hiện những yếu tố đe doạ đến sự an toàn và sức khoẻ con người. Thêm vào đó là tính đặc thù của ngành xây dựng như thường xuyên phải làm việc ngoài trời, chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện vì khí hậu và tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố nguy hiểm có hại. Theo dự báo đến năm 2010 trong khu vực cong nghiệp có khoảng 120 – 130.000 người bị tai nạn, khoảng 200.000 người mắc bệnh nghề nghiệp nếu không có giải pháp ngăn chặn, cải thiện tốt về điều kiện làm việc, môi trường lao động, bảo hộ lao động.
Sự bất cập của công tác bảo hộ lao động và thấy được tầm quan trọng của công tác này đã buộc người sử dụng lao động, các cơ quan đoàn thể và mọi người trong xã hội phải có cách nhìn nhận mới về công tác bảo hộlao động nói chung và công tác Bảo hộ lao động trong ngành xây dựng nói riêng. Việc đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động là phục vụ lợi ích của con người, là trách nhiệm của doanh nghiệp, của toàn xã hội nó quan trọng ngang tầm với chiến lược sản xuất, chất lượng sản phẩm của một doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu như hiện nay.
2.2. Những nội dung chủ yếu của công tác Bảo hộ lao động
Để đạt được mục tiêu và 3 tính chất như đã nêu trên thì công tác Bảo hộ lao động phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Những nội dung về khoa học kỹ thuật.
- Những nội dung về xây dựng và thực hiện luật pháp chính sách chế độ và bảo hộ lao động.
- Những nội dung về tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng làm tốt công tác Bảo hộ lao động.
2.3. Các quy định của Nhà nước về Bảo hộ lao động
- Đối với những quốc gia, để thực hiện quan điểm và đường lối chính sách của mình về công tác Bảo hộ lao động thông thường được đưa ra một luật riêng hay thành một chương về Bảo hộ lao động. Trong Bộ luật lao động ở nước ta Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp luật về Bảo hộ lao động.
- Tháng 8/1947 trong sắc lệnh lao động đầu tiên của nước ta có 19SL trong các điều 113 và 140 đã nêu rõ: “các xí nghiệp phải có đủ phương tiện đảm bảo an toàn và giữ gìn sức khoẻ cho công nhân”. “Những nơi làm việc phải rộng rãi, thoáng khí và ánh sáng mặt trời”.
- Ngày 18/12/1964, Hội đồng chính phủ có Nghị định 181/CP ban hành điều lệ tạm thời về Bảo hộ lao động. Đây là văn bản tương đối toàn diện và hoàn chỉnh về BHLĐ ở nước ta và chính thức được ban hành từ đó đến cuối năm 1991. Điều lệ bao gồm 6 chương, 38 Điều.
- Tháng 9/1991, Hội đồng Chính phủ đã thông qua và công bố ban hành pháp lệnh BHLĐ, pháp lệnh có hiệu lực từ ngày 1.1.1992.
- Ngày 23/6/1994 luật Bảo hộ lao động Quốc hội thông qua tại kỳ họp khoá IX và có hiệu lực từ ngày 1/1/1995.
Ngoài chương IX và chương X quy định về an toàn lao động và những quy định riêng đối với người lao động nữ còn hàng chục điều ở chương khác liên quan đến BHLĐ.
Ngoài ra còn một số văn bản khác có những điều, nội dung liên quan đến BHLĐ quy định đối với các cơ sở như:
+ Luật công đoàn 1990.
+ Nghị định 133/HĐBT ngày 20/4/1991
+ Luật bảo vệ môi trường 1993.
+ Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân 1998.
Điều đó chứng tỏ công tác Bảo hộ lao động là một lĩnh vực rộng lớn liên ngành, được đề cậ trong tất cả các hoạt động sản xuất, dịch vụ và công tác của xã hội.
I. tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động
Nhận thức được vấn đề tạo tâm lý thoải mái cho người lao động có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm màmột trong những yếu tố tạo nên tâm lý đó là phải làm sao để cho người lao động luôn cảm thấy an toàn khi lao động trong một môi trường vệ sinh. Do đó, ban giám đốc công ty đã rất quan tâm đến vấn đề đảm bảo an toàn lao động vệ sinh lao động cho người lao động. Công ty đã thành lập một hợp đồng Bảo hộ lao động Giám đốc ra quyết định và thành lập các ban An toàn lao động tại Công ty do giám đốc công ty quyết định.
Giám đốc + P. giám đốc Công ty
Hội đồng bảo hộ lao động
Công đoàn ở các phòng ban
Cán bộ, chuyên trách BHLĐ
Mạng lưới ATV tại Đội và xưởng
1. Phó giám đốc
+ Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ BHLĐ
+ Tổ chức định kỳ kiểm tra sức khoẻ cho công nhân
+ Tổ chức huấn luyện cho công nhân về an toàn lao động, vệ sinh lao động
+ Tổ chức cải thiện điều kiện làm việc, môi trường làm việc cho công nhân.
+ Các Phó giám đốc có trách nhiệm giamsats việc thực hiện công tác, BHLĐ của cấp dưới và có quyền quyết định một số việc thuộc phạm vi của mình.
2. Cán bộ chuyên trách BHLĐ
+ Lập kế hoạch BHLĐ hàng năm trình lên Phó giám đốc duyệt
+ Thường xuyên kiểmt ra tình hình thực hiện các phòng ban an toàn lao động – vệ sinh lao động của công nhân trong tổ, đội, phòng ban.
+ Giải quyết chế độ bồi dưỡng cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
+ Trang cấp PTBCV theo định kỳ
+ Tiến hành công tác tập huấn, kiểm tra về BHLĐ cho công nhân trong tổ, đội, phòng ban theo định kỳ.
3. Công đoàn
+ Chức năng, quyền hạn vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác BHLĐ đã được quyết định trong các văn bản pháp luật. Công đoàn cũng đã thể hiện rõ trách nhiệm của mình theo đúng tinh thần của các văn bản pháp luật đã quy định.
+ Công đoàn tập hợp các kiến nghị của người lao động và thay mặt người lao động trình lên Giám đốc để có sửa đổi hợp lý trong việc xây dựng các kế hoạch BHLĐ cải thiện điều kiện làm việc.
+ Công đoàn tham gia vào các điều tra xử lý và các vụ tai nạn lao động theo dõi tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nghiêm chỉnh chấp hành chế độ báo cáo về tai nạn lao động, sự cố cháy nổ, vệ sinh môi trường lao động với Công đoàn cấp trên.
+ Công đoàn tổ chức phong trào quần chúng về công tác BHLĐ phát huy sáng kiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo chính sách cho người lao động.
+ Công đoàn chăm lo bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, tham gia tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, công đoàn đề nghị bố trí công nghiệp phù hợp với sức khoẻ và điều kiện của người lao động, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động.
4. Mạng lưới an toàn viên (ATV)
Nhờ có sự nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của mạng lưới ATV, công ty cổ phần đầu tư xây dựng và tư vấn thiết kế BIC đã tiến hành thành lập mạng lưới ATV. Mỗi công trình xây dựng đều đã thành lập 1 tiểu ban an toàn riêng. 1 ATV phải là người hiểu biết về nghiệp vụ, có nhiệt tình và giải mẫu về Bảo hộ lao động được người lao động bầu ra và có sự quản lý theo dõi trực tiếp của ban chấp hành Công đoàn. Bên cạnh đó người làm ATV phải chịu sự lãnh đạo trực tiếp của tổ công đoàn và được cán bộ Bảo hộ lao động chỉ đạo trực tiếp về chuyên viên nghiệp vụ. Mạng lưới ATV của 8 đội và 5 phân xưởng sản xuất gồm 34 cán bộ. Mạng lưới ATV của toàn công ty được nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ, được hướng dẫn phương thức hoạt động và được đào tạo huấn luyện về các lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động- phòng chống cháy nổ.
Các an toàn viên của Công ty đều được hưởng cả ưu đãi về vật chất lẫn tinh thần khi làm nhiệm vụ, các ATV được hưởng các quyền lợi như các công nhân khác, ngoài ra còn hưởng chế độ bồi dưỡng.
Do có sự năng động, nhiệt tình của mạng lưới ATV cùng với cả sự động viên cả về tinh thần lẫn vật chất của công ty đối với họ nên công tác Bảo hộ lao động của công ty được thực hiện rất nghiêm túc, hạn chế được tối đa các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp chủ quan gây nên.
II. việc xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động
Với phương châm công tác an toàn lao động – vệ sinh lao động là một vế song hành với nhiệm vụ sản xuất. Hàng năm đồng thời với việc lập kế hoạch sản xuất thì ban lãnh đạo Công ty cùng với Hội đồng Bảo hộ lao động và Công đoàn Công ty cũng lập ra một kế hoạch Bảo hộ lao động để đảm bảo vấn đề an toàn lao động – vệ sinh lao động cho người lao động trong năm.
Hàng năm, công ty lập kế hoạch bảo hộ lao động theo các nội dung sau:
+ Kỹ thuật an toàn
+ Vệ sinh lao động
+ Tuyên truyên giáo dục
+ Trang bị phương tiện bảo hộ lao động
+ Bồi dưỡng độc hại – chăm sóc sức khoẻ
Sau khi lập kế hoạch về bảo hộ lao động theo các nội dung trên ban Giám đốc công ty với các phòng chức năng; Hợp đồng bảo hộ lao động, công đoàn Công ty cùng họp bàn về các phương án thực hiện kế hoạch sao cho phù hợp nhất, tối ưu nhất và phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân, tập thể đối với các công việc cần thực hiện trong kế hoạch.
Hàng năm kinh phí cho hoạt động Bảo hộ lao động lên tới trên giảm 600.000.000 triệu đồng. Theo thống kê năm 2007, kinh phí cho việc thực hiện các nội dung kế hoạch Bảo hộ la
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32938.doc