Chuyên đề Tăng cường công tác huy động các nguồn lực tài chính tại Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP KH&CN HIỆN NAY 10

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP KH&CN. 10

1. Doanh nghiệp KH&CN 10

1.1. Khái niệm chung về doanh nghiệp KH&CN 10

1.2.Khái niệm về doanh nghiệp khoa học và công nghệ ở

Việt Nam. 17

2. Vai trò của doanh nghiệp KH&CN 20

2.1. Kênh chuyển giao công nghệ 20

2.2. Tạo việc làm mới. 26

2.3. Tăng trưởng và đổi mới. 27

II. SỰ CẤN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP KH&CN. 28

1. Nhu cầu tài chính đặc biệt cho doanh nghiệp KH&CN 28

2. Các nguồn tài chính cho doanh nghiệp KH&CN của Việt Nam

hiện nay. 30

2.1. Nguồn tài chính từ nguồn quỹ của Chính Phủ. 30

2.2. Các nguồn tài chính ngoài ngân quỹ của Chính Phủ. 32

III. KINH NGHIỆM QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN - TRƯỜNG HỢP TRUNG QUỐC 38

1. Sự phát triển doanh nghiệp KH&CN của Trung Quốc 38

2. Các thể chế hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp KH&CN ở Trung Quốc. 39

3. Vai trò của vốn mạo hiểm đối với doanh nghiệp KH&CN ở Trung Quốc 41

4. Quỹ đổi mới cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ ở

Trung Quốc 43

5. Nhận xét qua nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài 44

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỎ - TKV 46

I. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHIỆP - VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHIỆP MỎ - TKV 46

1.Qúa trình hình thành và phát triển của Viện KHCN Mỏ - TKV. 46

2. Hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân của Viện. 47

3. Tổ chức và hoạt động của Viện KHCN Mỏ - TKV. 49

2.1. Tình hình cơ cấu tổ chức và nhân sự của Viện KHCN

Mỏ - TKV. 49

2.2. Lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh của Viện KHCN Mỏ. 53

II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH TỪ NGÂN QUỸ CHÍNH PHỦ CỦA VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHIỆP MỎ - TKV. 54

1. Các chương trình hỗ trợ ưu đãi của Chính phủ 54

2. Nguồn ngân quỹ trực tiếp từ Chính phủ 58

3. Nhận xét về nguồn tài chính từ hỗ trợ của Chính phủ đối với Viện KHCN Mỏ - TKV. 59

III. THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN NGOÀI NGÂN QUỸ CHÍNH PHỦ CHO VIỆN KHCN MỎ - TKV. 60

1. Nguồn vốn mạo hiểm ở Việt Nam thời gian qua - sự hình thành, phát triển và lĩnh vực đầu tư. 60

1.1. Giai đoạn 1990 – 2002 60

1.2. Từ năm 2002 đến nay. 63

2. Tình hình về vốn mạo hiểm tại Viện KHCN Mỏ - TKV. 66

3. Nguồn tài chính khác cho Viện KHCN Mỏ - TKV. 67

IV. NHỮNG KẾT QUẢ, NGUYÊN NHÂN VÀ HẠN CHẾ CỦA

VIỆN KHCN MỎ - TKV TRONG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC

TÀI CHÍNH 70

1. Những kết quả đạt được của Viện KHCN Mỏ 70

2. Hạn chế. 73

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC TĂNG CƯỜNG

HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO VIỆN KHCN

MỎ - TKV. 75

I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI HIỆN NAY VÀ MỤC TIÊU HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CỦA VIỆN KHOA HỌC

CÔNG NGHỆ - TKV 75

1.Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay. 75

2. Tình hình nguồn ngân sách nhà nước hiện nay. 78

3.Quan điểm phát triển của Viện. 78

II. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO VIỆN KHCN MỎ - TKV. 79

1. Các giải pháp thu hút nguồn lực tài chính cho Viện KHCN

Mỏ - TKV. 79

1.1. Các giải pháp từ phía Chính phủ, cấp Bộ ngành có liên quan. 79

1.2. Các giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV. 85

2. Các giải pháp tăng cường quản lý tài chính trong Viện KHCN Mỏ - TKV. 89

2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Viện. 89

2.2. Nâng cao cơ chế quản lý tài chính của Viện 90

KẾT LUẬN 92

DANH MỤCTÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường công tác huy động các nguồn lực tài chính tại Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghệ. Chính quyền địa phương cung cấp các mức độ hỗ trợ khác nhau đối với doanh nghiệp mới như miễn trừ, giảm thuế, đất đai nhà xưởng, cho thuê ở tỉ lệ thấp, dịch vụ xã hội và những điều kiện ưu đãi khác. Ngân hàng: Ngân hàng cung cấp vốn trong các dự án spin - off. Ngân hàng không có năng lực hoặc tiếp cận thông tin cơ bản để đánh giá rủi ro ở giai đoạn khởi nghiệp ban đầu nhưng các ngân hàng tuỳ thuộc vào việc thiết kế dự án của người nhận hỗ trợ trong chương trình bó đuốc. Vốn Ngân hàng chủ yếu chỉ ở giai đoạn mở rộng và các giai đoạn sau của doanh nghiệp với chính quyền địa phương hoạt động như những nhà bảo lãnh. Ngân hàng và Bộ Khoa học và công nghệ quy định Ngân hàng sẵn sàng cung cấp vốn vay cho các viện Nghiên cứu và phát triển, các doanh nghiệp (ở đây bao gồm cả doanh nghiệp khoa học và công nghệ ) Vốn vay có thể được sử dụng cho việc phát triển sản phẩm, quá trình, công nghệ mới; sản xuất thử công nghệ mới; truyền bá công nghệ nhập khẩu; đầu tư vốn cho thương mại hoá công nghiệp; Bộ Khoa học và công nghệ và các chi nhánh ngân hàng địa phương chịu trách nhiệm gia tăng vốn vay. Viện Nghiên cứu/ trường đại học: Các viện Nghiên cứu và phát triển và trường đại học đóng vai trò chủ chốt ở giai đoạn khởi nghiệp, cung cấp công nghệ chủ đạo và vốn ươm tạo cho doanh nghiệp. Đóng góp tài chính thực sự từ chương trình bó đuốc rất hạn chế. Nó chỉ đóng vai trò như khuyến khích các ngân hàng cung cấp vốn vay cho các doanh nghiệp này để thương mại hoá công nghệ. Chẳng hạn như các doanh nghiệp khoa học và công nghệ khu vực Bắc Kinh chỉ ra 85% vốn ở giai đoạn khởi nghiệp xuất, phát từ các viện/ trường. Khu công nghệ: Các khu công nghệ ngoài chức năng như vườm ươm và cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật chúng còn có chức năng cấp giấy phép cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ để các doanh nghiệp này có thể tiếp cận tài chính từ các nguồn khác nhau đặc biệt là ngân hàng và các công ty vốn mạo hiểm. 3. Vai trò của vốn mạo hiểm đối với doanh nghiệp KH&CN ở Trung Quốc Các chính sách, thể chế từ những năm 1980 và đầu 1990 dẫn đến một số lượng lớn các doanh nghiệp khoa học và công nghệ được thành lập ở Trung Quốc trước khi ngành công nghiệp vốn mạo hiểm và các quy định thể chế liên quan hình thành. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1990 các nhà lãnh đạo Trung Quốc công nhận rằng hệ thống hiện tại cho việc hình thành doanh nghiệp mới như một phương tiện để theo đuổi mục tiêu phát triển quốc gia rộng hơn có những hạn chế nhất định. Điều này là do: việc cung ứng vốn ươm tạo ở giai đoạn đầu tiên là quá nhỏ vì nguồn lực có hạn ở các viện nghiên cứu và trường Đại học; ngân hàng bị trói buộc bởi vốn vay không triển khai được và vốn vay gia tăng đưa đến các doanh nghiệp vốn đã rủi ro cao lại không thể đứng vững được. Tương tự như vậy Chính phủ và chính quyền địa phương không có những quỹ phụ trợ để cung cấp cho các doanh nghiệp mới này. Vấn đề đặt ra đối với đầu tư vào doanh nghiệp mới đó là sự thiếu khung khổ pháp lý thích hợp và động lực để tạo điều kiện cho các kiểu nhà đầu tư mới cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp mới này. Vấn đề tương tự cũng đã được đề cập như là một nguyên nhân của sự thiếu hụt hoạt động phát triển hợp tác giữa các tổ chức và sự thiếu hụt của thị trường công nghệ để khuyến khích các viện nghiên cứu chuyển giao công nghệ hứa hẹn và thương mại đến các doanh nghiệp. Vốn mạo hiểm được xác định như hình thức đầu tư cổ phần rủi ro cao sẽ không thể tồn tại nếu không có xác định pháp lý và bảo vệ quyến sở hữu đối với tài sản của doanh nghiệp mới. Dần dần từ giữa những năm 1990 nhận thức về vốn mạo hiểm đã chuyển từ hình thức coi như một kiểu tài trợ chính phủ sang hình thức coi như hoạt động thương mại cần thiết để hỗ trợ cho việc thương mại hoá công nghệ mới. Các công ty vốn mạo hiểm nước ngoài đã được phép để đăng ký như một doanh nghiệp thương mại, các công ty mạo hiểm trong nước cũng bắt đầu thành lập. Bảng số liệu dưới đây tóm tắt về các loại công ty mạo hiểm đang hoạt động ở Trung Quốc. Bảng 4: Tổng quát về các loại công ty mạo hiểm Trung Quốc Đặc trưng GVCF UVCF CVCF Vốn ban đầu Chính quyền địa phương Nhóm công nghiệp của trường đại học Các công ty Trợ cấp, quỹ Mục tiêu Thúc đẩy công nghiệp CNC và thương mại hoá Thương mại hoá kết quả nghiên cứu va phát triển từ trường đại học. Tạo cơ hội kinh doanh Tái đầu tư Tập trung đầu tư vào CNC CNC CNC Tăng trưởng/ Tiềm năng cao Giai đoạn đầu tư chủ yếu Giai đoạn đầu Giai đoạn đầu Giai đoạn mở rộng Giai đoạn tăng trưởng Nguồn: J. Gao and W.Zhang (2002), p. 19 Ghi chú: GVCF – công ty vốn mạo hiểm chính phủ; UVCF – Công ty vốn mạo hiểm trường đại học; CVCF – công ty vốn mạo hiểm hợp danh; FVCF – công ty vốn mạo hiểm nước ngoài. 4. Quỹ đổi mới cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ ở Trung Quốc Quỹ đổi mới cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Innofund) là một loại quỹ đặc biệt do Chính phủ thành lập vào 25/6/1999. Mục tiêu của Quỹ là hỗ trợ cho các hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tạo điều kiện chuyển giao các kết quả nghiên cứu và phát triển. Innofund được phân biệt với các quỹ không phải của Chính phủ và vốn mạo hiểm ở 3 đặc điểm chính. Thứ nhất, nó định hướng chính sách thẻ hiện chức năng hướng dẫn chính sách vĩ mô của Chính phủ để thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp mới và cao bằng việc khuyến khích các hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Thứ hai, nó phục vụ như “ một cái bơm mồi” thu hút nhiều đầu tư hơn đối với các doanh nghiệp khoa học và công nghệ từ chính quyền địa phương, công ty và các thể chế tài chính. Mục tiêu là để thúc đẩy sự thành lập một cơ chế đầu tư mới tuân theo mục tiêu các luật của nền kinh tế thị trường cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cuối cùng, Innofund không nhằm tạo lợi nhuận mà chủ yếu nhằm gia tăng thu nhập và tạo việc làm, do đó đóng góp cho việc tái tạo cấu trúc và tăng trưởng kinh tế. Innofund đưa ra 3 hình thức tài trợ bao gồm trợ cấp, hỗ trợ lãi suất vốn vay và đầu tư cổ phần theo những đặc trưng đặc biệt của từng dự án. 5. Nhận xét qua nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài Qua nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài – Trung Quốc, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét như sau: Thấy được vai trò quan trọng của đầu tư mạo hiểm đối với các vụ đầu tư mang tính rủi ro cao cho các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp khoa học và công nghệ khi các doanh nghiệp này không thể phụ thuộc chủ yếu vào các thiết chế tài chính truyền thống. Chính phủ các nước đều đưa ra các chương trình, các quỹ nhằm huy động vốn để hỗ trợ cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Các chương trình, quỹ này có thể là gián tiếp nhằm vào doanh nghiệp khoa học và công nghệ hoặc cũng có thể là trực tiếp dành riêng cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Hình thức phổ biến nhất của các chương trình hỗ trợ đó là tài trợ hoặc vốn vay, nguợc lại hình thức miễn giảm thuế là ít phổ biến nhất; Trung Quốc còn đưa ra cái gọi là “quỹ chỉ đường” quốc gia có tác dụng như một tác nhân đối với chính quyền các cấp và đặc biệt là ngân hàng để họ mở rộng khuyến khích tín dụng cho việc thương mại hoá công nghệ Không chỉ Chính phủ trung ương đưa ra các chương trình hỗ trợ tài chính mà thậm chí cả chính quyền địa phương, cũng đưa ra các chương trình của địa phương mình để hỗ trợ tài chính cho loại hình doanh nghiệp này. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỎ - TKV I. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHIỆP - VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHIỆP MỎ - TKV 1.Qúa trình hình thành và phát triển của Viện KHCN Mỏ - TKV. Tiền thân của Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - KTV (sau đây gọi tắt là Viện KHCN Mỏ) là Phân viện nghiên cứu KHKT than, được thành lập ngày 24/10/1972 theo Quyết định số 469/ĐT – CBTC của Bộ trưởng Bộ Điện và Than. Ngày 12/09/1979 Hội đồng Chính phủ có Quyết định số 321/Chính phủ thành lập Viện nghiên cứu KHKT Than trực thuộc Bộ Điện và Than. Ngày 29/09/1994 Viện được đổi tên thành Viện nghiên cứu KHCN Mỏ theo Quyết định số 610 – NL/ TCCBLĐ của Bộ trưởng Bộ Năng lượng. Ngày 04/03/1995 Bộ Năng lượng có Quyết định số 132 NL – TCCB – LĐ về việc sắp xếp lại Viện nghiên cứu Khoa học Công Nghệ Mỏ và Quyết định số 209 NL – TCCB – LĐ xác định Viện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng công ty Than Việt Nam. Ngày 27/05/1996 Hội đồng Quản trị Tổng công ty Than Việt Nam có Quyết định số 875 TVN/ HĐQT đổi tên Viện nghiên cứu Khoa học Công nghệ Mỏ thành Viện Khoa học Công nghệ Mỏ và sau khi Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam được thành lập, Viện có tên gọi là Viện khoa học công nghệ mỏ - TKV như hiện nay. Theo quyết định số 345/2005/QĐ – TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, trong đó xác định thí điểm chuyển Viện Khoa học Công Nghệ Mỏ - TKV thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con do nhà nước (Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam ) nắm giữ 100% vốn điều lệ. Theo quyết định số ……/2006/QĐ – TTg ngày …./…/2006 của Thủ tướng Chính Phủ quyết định: Viện Khoa học Công nghệ Mỏ (sau đây gọi là Viện KHCN Mỏ hoặc Viện KCM) la doanh nghiệp khoa học và công nghệ hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, trong đó công ty mẹ là công ty nhà nước, được chuyển đổi từ Viện Khoa học Công nghệ Mỏ là đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam 2. Hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân của Viện. Tên và trụ sở của viện. Tên gọi đầy đủ: Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV Tên viết tắt: Viện KHCN Mỏ (hoặc Viện KCM). Tên giao dịch quốc tế: Vinacomin – Institute of Mining Sciênce and Technology; gọi tắt là VIMSAT. Địa chỉ: Số 3 Phan Đình Giót – Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội. Điện Thoại : 04.8642024. – Fax: 04.8641564. Email: ímat@vkhcnm.com.vn. Hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân của Viện Viện Khoa học Công nghệ Mỏ (sau đây gọi tắt là Viện KHCN Mỏ hoặc Viện KCM) là doanh nghiệp khoa học và công nghệ hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, trong đó công ty mẹ là công ty nhà nước, được chuyển đổi từ Viện Khoa học Công nghệ Mỏ là đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam theo Quyết định số…../ 2006/ QĐ – TTg ngày…../…../2006 của Thủ tướng Chính phủ. Viện KHCN Mỏ là công ty con của tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước và Luật Khoa học và Công nghệ. Viện KHCN Mỏ có tư cách pháp nhân, con dấu, được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Viện KHCN Mỏ có vốn tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản của mình Viện KHCN Mỏ có quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt đối với tên gọi, biểu tượng, thương hiệu của Viện theo quy định của pháp luật. Viện KHCN Mỏ giữ vai trò chi phối và liên kết các hoạt động khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh cao nhất, đồng thời liên tục phát triển các sản phẩm mới, công nghệ cao. Ngoài hình thức chi phối các công ty con theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Viện được quyền chi phối công ty con ở một số lĩnh vực quan trọng thông qua việc cung cấp bí quyết công nghệ, kỹ thuật v.v….theo nguyên tắc thoả thuận và được quy định tại điều lệ tổ chức hoạt động của công ty con đó. Viện trực tiếp thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thông qua các bộ môn khoa học và các trung tâm nghiên cứu ứng dụng, đồng thời thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và có vốn đầu tư ở các công ty con, công ty liên kết; chịu trách nhiệm bảơ toàn và phát triển vốn nhà nước tại Viện và vốn đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết. 3. Tổ chức và hoạt động của Viện KHCN Mỏ - TKV. 2.1. Tình hình cơ cấu tổ chức và nhân sự của Viện KHCN Mỏ - TKV. 2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Viện hiện nay: Bộ máy quản lý, điều hành: Ban lãnh đạo Viện: gồm Viện trưởng và 3 Phó Viện trưởng. Các phòng nghiệp vụ quản lý: gồm 6 phòng (kể cả Văn phòng Viện) Khối nghiên cứu chuyên môn: Gồm 15 phòng theo lĩnh vực chuyên sâu. Các đơn vị trực thuộc gồm 2 đơn vị là: Trung tâm An toàn mỏ, đơn vị sự nghiệp hạch toán phụ thuộc; được thành lập theo Quyết định số 127/QĐ – TCCB ngày 02/10/2002. Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ, doanh nghiệp hạch toán độc lập; nguyên là Công ty Tu vấn và Chuyển giao công nghệ mỏ được thành lập tháng 3 năm 1999 theo tinh thần Quyết định số 68/1998/QĐ – TTg về thí điểm thành lập doanh nghiệp trong đơn vị sự nghiệp. 2.1.2. Lao động: Trong những năm qua Viện KHCN Mỏ luôn chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơ cấu lao động để đáp ứng kịp thời nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ và sản xuất kinh doanh ngày cáng tăng và nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện. Bảng 5: Số liệu về chất lượng lao động của Viện tính đến hết ngày 30/06/2008 như sau: Chỉ tiêu Số lượng (người) a.Phân theo loại hợp đồng lao động 226 - Không xác định thời hạn 79 - Có thời hạn từ 12 – 36 tháng 49 - Thời vụ (thử việc, tập sự viên chờ tuyển dụng) 35 b. Phân theo trình độ - Trên đại học 35 - Đại học và cao đẳng 219 - Trung học chuyên nghiệp 35 - Công nhân kỹ thuật 35 - Nhân viên phục vụ, lao động phổ thông. 30 c. phân theo cơ cấu: - Cán bộ lãnh đạo 69 - Cán bộ đơn thuần 205 - Nhân viên hành chính, kỹ thuật, nghiệp vụ 35 - Công nhân trực tiếp sản xuất 75 Tổng số lao động 1 127 2.1.3. Mô hình tổ chức của Viện KHCN Mỏ: Chủ sở hữu của Viện là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, là công ty nhà nước, có địa chỉ tại 226 Lê Duẩn, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Do đặc thù của hoạt động nghiên cứu KHCN và của Viện khi chuyển đổi thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nên để việc quản lý, chỉ đạo và điều hành được tập trung, Viện đề nghị mô hình ổ chức quản lý theo mô hình công ty nhà nước không có Hội đồng quản trị như sau: - Viện trưởng (là người được Chủ sở hữu uỷ quyền thay mặt đại diện quản lý phần vốn của nhà nước giao cho Viện, đồng thời là người có uỷ quyền quản lý, điều hành cao nhất trong Viện); Viện trưởng do Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam bổ nhiệm. - Giúp Việc Viện trưởng có các Phó Viện trưởng, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc gồm các phòng chức năng, nghiệp vụ. - Một số phòng nghiên cứu công nghệ chủ chốt của Viện. - Trung tâm An toàn mỏ là đơn vị hạch toán phụ thuộc Viện (nằm trong thành phần công ty mẹ). - Các công ty con cổ phần. Chức năng của công ty mẹ : Công ty mẹ giữ vai trò trung tâm, chi phối và liên kết các hoạt động của các công ty con nhằm đạt hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh cao nhất, đồng thời liên tục phát triển các sản phẩm mới, công nghệ cao, để thành lập các công ty con mới. Ngoài hình thức chi phối các công ty con theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp, công ty mẹ được quyền chi phối công ty công ty con ở một số lĩnh vực quan trọng thông qua việc cung cấp bí quyết công nghệ, kỹ thuật. v.v…theo nguyên tắc thoả thuận và được quy định tại điều lệ tổ chức hoạt động của công ty con đó. Công ty mẹ trực tiếp thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ qua các bộ môn khoa học và trung tâm nghiên cứu ứng dụng; đồng thời thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và có vốn đầu tư ở các công ty con, công ty liên kết; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại công ty mẹ và vốn đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết. Công ty mẹ được tổ chức hoạt động theo Điều lệ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và Quy chế tài chính của Viện, theo Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật Khoa học và Công nghệ và các quy định khác của Pháp luật Các công ty con: Các công ty con được hình thành từ những đơn vị trực thuộc không nằm trong cơ cấu công ty mẹ. Các công ty con cơ thể là những công ty cổ phần được thành lập mới xuất phát từ sự cần thiết, do nhu cầu của thị trường, hoặc được tiến hành cổ phần hoá từ các đơn vị khi đủ điều kiện chuyển sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp; trong thời gian trước mắt các công ty con gồm: a) - Cổ phần hoá đơn vị hiện có: Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ sẽ được tiến hành cổ phần hoá trong những năm 2007 từ Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ; Công ty sau nhiều năm hoạt động đã xây dựng, hình thành nên các sản phẩm từ kết quả nghiên cứu và được thị trường chấp nhận, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển có hiệu quả; lĩnh vực hoạt động trọng tâm và chủ yếu của công ty. b) – Thành lập mới công ty Cổ phần: Công ty Cổ phần Công nghệ Mỏ - Năng lượng: sẽ được thành lập mới và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực: Sản xuất và cung ứng nhiên liệu huyền phù than nước từ các loại than có nhiệt năng thấp để sản xuất và đột trong các lò hơi công nghiệp. Sản xuất điện với các trạm phát công suất nhỏ sử dụng nhiên liệu huyền phù than Cải tạo chuyển đổi lại lò hơi sử dụng đốt than, dầu, khí sang sử dụng nhiên liệu huyền phù than. Sản xuất các loại dàn chống tự hành…phù hợp với điều kiện khai thác các mỏ than Quảng Ninh, các thiết bị cơ khí máy mỏ và chuyển giao công nghệ áp dụng trong khai thác mỏ; Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các loại vật tư, thiết bị công nghệ mới… Triển khai áp dụng và thực hiện chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực thi công đào chống các công trình ngầm va mỏ; áp dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ gia cường khối đá mỏ: neo, phụt vữa … Thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ trong tư vấn đấu thầu, thiết kế, chế tạo máy mỏ, lập hồ sơ mời thầu, thẩm định, giám sát, tư vấn… 2.2. Lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh của Viện KHCN Mỏ. Nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp mỏ và dân dụng; điều tra, thăm dò, khảo sát, đánh giá điều kiện tự nhiên, xây dựng, khai thác, vận tải, sàng tuyển, chế biến, sử dụng than và khoáng sản, cơ điện, điện tử động hoá mỏ, thông tin liên lạc, an toàn mỏ, môi trường mỏ và kinh tế mỏ..v.v Lập và thẩm định các dự án đầu tư, thiết kế xây dựng, mở rộng mỏ; Tư vấn thiết kế, tư vấn đấu thầu, quản lý dự án và hợp đồng kinh tế, tư vấn mua sắm trang thiết bị; Thăm dò, khảo sát, xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng; Thông tin khoa học công nghệ mỏ và đào tạo ..vv. Lĩnh vực an toàn mỏ: Kiểm định tính năng phòng nổ các thiết bị điện; Kiểm định các loại đồng hồ đo lường: điện, nhiệt áp, áp lực; Kiểm định vật liệu nổ công nghiệp dùng trong mỏ hầm lò, các loại vật liệu mới, vì chống trong khai thác thác; Công tác cấp cứu mỏ, biên soạn tài liệu, đào tạo an toàn mỏ..vv. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các thiết bị cơ khí, máy mỏ và năng lượng; Thiết kế, chế tạo, lắp đặt các loại máy và thiết bị, hệ thống tự động, cảnh báo, thông tin, điều độ, phần mềm v.v…trong khai thác, sàng tuyển và chế biến khoáng sản; Sản xuất vật liệu xây dựng cho công nghiệp mỏ và dân dụng Thí nghiệm, hiệu chỉnh, sửa chữa, phục hồi và chế tạo thiết bị điện; Thiết kế và xây lắp công trình truyền tải điện, đường dây và trạm điện. Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, linh kiện, các loại máy, thiết bị công nghệ, các hệ thống điều khiển tự động, thiết bị tự động hoá và dây chuyền công nghệ trong công nghiệp mỏ và dân dụng v.v… Đầu tư tài chính và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, cổ đông, thành viên góp vốn tại các đơn vị, doanh nghiệp thành viên của Viện và các loại hình doanh nghiệp khác trong và ngoài ngành theo quy định của pháp luật. Các lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác phù hợp với điều kiện năng lực của Viện, nhu cầu thị trường và được pháp luật cho phép. II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH TỪ NGÂN QUỸ CHÍNH PHỦ CỦA VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHIỆP MỎ - TKV. 1. Các chương trình hỗ trợ ưu đãi của Chính phủ Mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp khoa học công nghiệp: Viện Khoa học công nghiệp Mỏ - TKV được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghệ cao, cụ thể như sau: Được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Viện được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm kế tiếp theo kể từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế.Cụ thể: Ngày 01 tháng 01 năm 2007 Viện Khoa học công nghệ Mỏ - TKV được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ và bắt đầu hoạt động kinh doanh. Theo quy định, Viện được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như sau: Trường hợp thứ nhất: Các năm 2007, 2008, 2009 Viện có thu nhập chịu thuế và có tỷ lệ doanh thu lần lượt là 35%, 55%, 75% và những năm tiếp theo Viện đều có tỷ lệ doanh thu trên 70%. Theo quy định, doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm (từ 2007 đến hết năm 2010); được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp (xuống còn 5%) trong 9 năm tiếp theo (từ năm 2011 đến hết 2019). Từ năm 2020 trở đi doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất là 10%. Trường hợp thứ hai: Năm 2007, Viện bắt đầu có thu nhập chịu thuế và có tỷ lệ doanh thu đạt 35%, năm 2008 Viện có tỷ lệ doanh thu đạt 45%; từ năm 2009 đến 2014, doanh nghiệp có tỷ lệ doanh thu đạt trên 70%, từ 2015 trở đi doanh nghiệp không đạt tỷ lệ doanh thu 70% Như vậy, Viện chỉ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm tiếp theo 2007, 2009, 2010; năm 2008, Viện không được miễn thuế và phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất là 28% vì không đạt tỷ lệ doanh thu theo quy định; Viện được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm tiếp theo (từ năm 2011 đến 2014) Từ năm 2015 trở đi, Viện phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất là 2%. Ưu đãi của Chính phủ về quyền sử dụng đất và dịch vụ vay vốn: -Viện được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà Viện có dự án thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư phát triển được hưởng chính sách về tín dụng đầu tư phát triển theo quy định tại Nghị định số 1/2006/NĐ – Chính phủ ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu, bao gồm: cho vay vốn đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư hỗ trợ sau đầu tư Viện được hưởng các dịch vụ tư vấn, đào tạo từ các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp Nhà nước không phải trả phí dịch vụ; được ưu tiên sử dụng các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học trong phòng thí nghiệm trọng điểm, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhà nước; hưởng các hỗ trợ ưu đãi từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia theo cơ chế tài chính của các Quỹ này. Viện được Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao cho thuê đất, cơ sở hạ tầng với mức giá thấp nhất trong khung giá cho thuê tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; được Uỷ ban nhân dân các địa phương cho thuê đất, cơ sở hạ tầng với mức giá thấp nhất theo khung giá của nhà nước tại địa phương nơi mà Viện có nhu cầu thuê. Viện được tự chủ và hưởng các ưu đãi đối với loại hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ như sau: Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tiến hành hoạt động khoa học công nghệ đã đăng ký; ký kết hợp đồng khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học công nghệ, đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được quyền tham gia tuyển chọn hoặc giao chủ trì các chương trình đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Ngành, cấp Bộ, cấp Nhà nước và các dự án thuộc chương trình kinh tế - kỹ thuật của Nhà nước Được quỹ hỗ trợ phát triển của Nhà nước xem xét, hỗ trợ tín dụng ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các dự án đầu tư đáp ứng các điều kiện và thuộc đối tượng theo quy định. Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét hỗ trợ đầu tư phát triển đối với những tổ chức khoa học và công nghệ đáp ứng được các điều kiện theo quy định. Được thanh lý, chuyển nhượng tài sản do đơn vị mua sắm từ nguồn kinh phí tự có. Được hưởng các quyền lợi và chính sách ưu đãi của tổ chức khoa học và công nghệ và các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất mới thành lập, doanh nghiệp khoa học và công nghệ Được vay vốn của các tổ chức, cá nhân, vay tín dụng ngân hàng để đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng các hoạt động của đơn vị và chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định; được sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp theo quy định. Được giao quản lý và sử dụng tài sản của Nhà nứơc theo quy định của pháp luật; được sử dụng số tiền trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị; số tiền trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn vay được dùng để trả vốn và lãi vay, nếu còn dư được bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTăng cường công tác huy động các nguồn lực tài chính tại Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - TKV.DOC
Tài liệu liên quan