Chuyên đề Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: Cơ sở khoa học của công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp 3

1 Những vấn đề chung về đất nông nghiệp 3

1.1 Khái niệm đất nông nghiệp 3

1.2 Đặc điểm đất nông nghiệp 5

1.2.2. Tính sở hữu và sử dụng 6

1.2.3. Đất nông nghiệp có tính đa dạng và phong phú 8

1.3 Phân loại đất nông nghiệp 9

2. Vai trò đất nông nghiệp 11

2.1. Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế 11

2.2.Việc sử dụng đất nông nghiệp là một trong những yếu tố quyết định đến bảo vệ môi trường sinh thái của cuộc sống 12

2.3. Đất nông nghiệp là nguồn cung cho các mục đích sử dụng 13

3. Sự cần thiết phải quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp 15

3.1 Khái niệm quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp 15

3.2 Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất nông nghiệp 18

4 Những quy định pháp lý về công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, 20

4.1 Nội dung công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp 20

4.2 Phân cấp bộ máy quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp 38

5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp 40

5.1. Điều kiện tự nhiên, 40

5. 2. Điều kiện kinh tế xã hội: 41

5.3.Yếu tố khoa học và công nghệ công nghệ ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp 43

Chương II: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội 46

1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp. 46

1.1 Điều kiện tự nhiên; 46

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 47

1.2.1 Dân số nguồn lao động. 47

1.2.2 Văn hoá: 48

1.2.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng. 48

1.2.4 Điều kiện kinh tế: 50

1.3. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện tới công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp. 53

2 Hiện trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp của huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội. 55

2.1 Về ban hành các văn bản hướng dẫn quản lý sử dụng đất nông nghiệp. 55

2.2. Hiện trạng đo đạc, khảo sát, đánh giá, phân hạng đất nông nghiệp, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. 57

2.3. Hiện trạng về lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội 60

2.4 Hiện trạng về giao đất, cho thuê đất nông nghiệp, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, 63

2.5 Thực trạng thực hiện công cụ tài chính trong quản lý đất nông nghiệp tại huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội. 68

2.4 Thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp trên địa bàn 70

2.5 Hiện trạng công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo vi phạm về đất nông nghiệp. 72

3. Đánh giá những thành tựu và hạn chế của công tác quản lý nhà nước về đât nông nghiệp của huyện Thanh Trì 73

3.1. Kết quả đạt được. 73

3.2. Tồn tại 74

3.3 Nguyên nhân 75

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội 77

1. Phương hướng quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp 77

2. Giải pháp 79

2.1 Giải pháp chung 79

2.2 Giải pháp cụ thể 79

PHẦN III: KẾT LUẬN 81

 

 

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3922 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc nắm bắt tình hình thực tế của địa phương, tỉnh thành, cả nước, có được thông tin về các loại đất (diện tích, phân bổ, tình hình sử dụng, …) Việc kiểm kê là một công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian, kinh nghiệm, kinh phí phân bổ lớn…và được thực hiện 5 năm một lần, có thể xem công tác kiểm kê như là một bước kiểm tra lại công tác thống kê đất đai. Số liệu của thống kê, kiểm kê là nguồn cung quý giá cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định. Luật Đất đai quy định rất kỹ càng về công tác kiểm kê, thống kế đất đai từ cơ quan thực hiện, quá trình thực hiện, thời gian thực hiện… ( điều 35, 33) 4.1.8 Công tác đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác nhận mối quan hệ giữa người sử dụng đất và nhà nước, công nhận quyền sử dụng hợp pháp của người sử dụng đất, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất hợp pháp,” Các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sử dụng đất hợp pháp được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để được cấp giây chứng nhận quyền sử dụng đất người sử dụng đất phải làm hồ sơ trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất đó. Đây là công tác đăng ký quyền sử dụng đất, để có được giấy chứng nhận các nhân, tổ chức, hộ gia đình sử dụng đất bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký, theo luật đất đai năm 2003 điều 46 thì : “Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất”. Đối với đât nông nghiệp người dân làm hồ sơ đăng ký với cơ quan nhà nước có chức năng có thẩm quyền, sau khi hoàn thành hồ sơ nạp lại cho Văn phòng Đăng ký Đất và Nhà ở các huyện, thành. Cơ quan nhà nước thu nhận hồ sơ giải quyết và làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người dân sử dụng đất đủ điều kiện được cấp…Người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được phép toàn quyền sử dụng đất, trên mặt pháp lý họ là ngưởi chủ duy nhất được thừa nhận quyền sở hữu và được trao, bảo vệ những quyền, lợi ích chính đáng bởi pháp luật Nhà nước. Theo quy định của pháp luật thì đăng ký quyền sử dụng đất được chia làm hai trường hợp đó là: Đăng ký ban đầu trong các trường hợp là: người sử dụng đất đang sử dụng đất nhưng chưa kê khai hoặc đã kê khai nhưng chưa đăng ký quyền sử dụng đất,(tức là trường hợp chưa từng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) Đăng ký biến động quyền sử dụng đất được thực hiện khi mà người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp hợp pháp nhưng nay có nhu cầu thay đổi mục đích sử dụng đất, thay đổi thời hạn sử dụng đất, chuyển đổi, mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, … (Trích Luật Đất Đai năm 2003) Ngày nay, việc đăng ký quyền sử dụng đất đã thụân lơị hơn rất nhiều so với trước đây nhờ vào những quy định chặt chẽ của luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành khác như: thông tư 1900/2001/TT- TCĐC, nghị định 181/2004/NĐ – CP…Có thể nói làm tốt công tác đắng ký cấp giấy chứng nhận quyển sủ dụng đất là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và về đất nông nghiệp nói riêng. Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở quan trọng và cần thiết, bới nó xác lập mối quan hệ giữa nhà nước và ngươì sử dụng đất hợp pháp. Mặt khác người sử dụng đất phải đăng ký sử dụng đất đai vì có như thế họ mới có thể có đủ giấy tờ, chứng thu pháp lý cần thiết khi họ tham gia vào thị trường mua bán, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng …Dựa trên việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cơ quan quản lý nhà nước sẽ thiết lập hồ sơ địa chính phục vụ cho công tác quản lý đất đai, Đối với đất nông nghiệp trình tự xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cũng được quy định cụ thể, các giấy tờ chứng nhận hồ sơ cần phải được hoàn thiện để cấp giấy chứng nhận, người sử dụng đất được quyền kê khai, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất người sử dụng đất đó mới là chủ thực sự của diện tích đất đăng ký, họ được quyền tham gia vào thị truờng khi thấy cần thiết…Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp là chứng thư bảo đảm, chứng minh người chủ duy nhất được pháp luật công nhận, bảo vệ. Vì thế, người sử dụng đất hợp pháp nên kê khai, đăng ký với các cơ quan, ban ngành chức năng xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất nông nghiệp vì lợi ích của bản thân. Ngoài những quy định về trình tự, thủ tục của việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận luật Đất đai năm 2003 còn quy định cụ thể về các trường hợp cấp giấy chứng nhận cho cộng đồng dân cư, cho cơ sở tôn giáo, cách viết giây chứng nhận khi cấp cho các cá nhân đồng sở hữu, trình tự thủ tục, giấy tờ để thực hiện các trường hợp này. Điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các trường hợp bị hồi giấy chứng nhận quyến sử dụng đất,… (điều 49, 50 ,51 - Luật Đất đai năm 2003). Theo đó, người sử dụng đất phải thoả mãn điều kiện sau thì mới được cấp giấy chứng nhận: Người sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. (Trích luật Đất đai năm 2003) Về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo luật Đất đai năm 2003: UBND tỉnh, thành phố thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài. UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với đất ở. (Trích luật Đất đai năm 2003) Nói chung những quy định về việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp được quy định rất chi tiết và đầy đủ trong luật Đất đai năm 2003. Việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp là một công tác được Nhà nước ta chú ý và được triển khai khá sớm ở nước ta, kết quả mang lại đã được công nhận. 4.1.9 Thực hiện công cụ tài chính trong công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp Công cụ tài chính là một trong những biện pháp của nhà nước ban hành ra nhằm phân phối lại lợi ích của các bên tham gia trong các mối quan hệ liên quan đến đất đai. Việc thực thi công cụ tài chính trong quản lý sử dụng đất nông nghiệp phải đảm bảo được các yêu cầu mà Nhà nước đặt ra như: bổ sung được khối lượng vào ngân sách Nhà nước để phục vụ cho công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất của người sử dụng đất làm cho họ có ý thức hơn trong công tác sử dụng đất, đảm bảo được vai trò quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Theo điều 54 Luật Đất đai năm 2003 thì thu tài chính từ đất nông nghiệp gồm có: Tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất có thu tiền sử dụng đất. Chuyển từ thuê sang giao đất có thu tiền sử dụng đất. Tiền thuê đất đối với đất do nhà nước cho thuê Tiền thu từ việc xử lý vi phạm pháp luật về đất đai Thuế sử dụng đất Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất Phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai Tiền bồi thường cho nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý, sử dụng đất đai. (Trích luật Đất đai năm 2003) Việc thu tài chính đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng phải tuân theo quy đinh của pháp luật cả về phía người sử dụng đất (đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước) và về phía cơ quan, ban ngành quản lý (chủ thể quản lý, thu các khoản tài chính về đất đai). Về phía người sử dụng đất phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình về thuế sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, các khoản phí và lệ phí…Phía cơ quan quản lý thực hiện quản lý nguồn thu chặt chẽ tránh gây thất thoát, sử dụng bừa bãi…Việc tính toán tiền sử dụng đất phải căn cứ vào diện tích, thời hạn sử dụng đất, khung gía đất tương ứng, tuân theo các văn bản hướng dẫn như: thông tư 117/2004/TT-BTC (ngày 07/12/2004), nghị định 198/2004/NĐ- CP “ diện tích đất được tính tiền sử dụng đất là diện tích được nhà nước giao,cho phép chuyển mục đích sử dụng, được chuyển từ đất giao sang đất cho thuê có thu tiền, được cấp giấy chứng nhận. Giá để tính tiền sử dụng đất là gía đất tại thời điểm giao đất do UBND tỉnh, thành phố ban hành”, Nghị định 74/NĐ-CP ngày 25/10/1993 quy định chi tiết thi hành luật thuế sử dụng đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp được phân ra nhiều hạng đất khác nhau, thuế sử dụng đất được thu hàng năm. Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất được tính dựa trên giá do UBND tỉnh, thành phố ban hành tại thời điểm mà mảnh đất đó được chuyển nhượng. ► Phí, lệ phí như: lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính. Nguồn thu tài chính từ đất nông nghiệp là khá lớn và đa dạng. Nguồn thu đó phải được tận dụng sử dụng đúng mục đích mang lại kết qủa cho người sử dụng, người quản lý. Để tạo ra một môi trường lành mạnh hơn cho công tác tài chính đát nông nghiệp nên chăng chính phủ cần tạo lập một khung gía phù hợp, sát với giá thị trường, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thu, quản lý nguồn ngân sách này, Nếu có thể, thì nguồn thu tài chính đất nông nghiệp sẽ mang lại hiệu quả lớn hơn nhiều. 4.1.10 Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật cùa người dân sử dụng đất nông nghiệp và của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai. Điều 132 luật Đất đai năm 2003 “ thanh tra đất đai là thanh tra chuyên ngành đất đai” Thanh tra việc quản lý Nhà nước về đất đai của UBND các cấp, Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người dân, tổ chức, cá nhân. Việc thanh tra đất đai đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, nghiệp vụ và lực lượng thanh tra đủ lớn, …Mục đích của công tác thanh tra là mang lại những thông tin nhanh và chính xác về tình hình sử dụng đất đai phát hiện sớm những trường hợp vi phạm để xử lý kịp thời. Mặt khác thanh tra đội ngũ thực hiện công tác quản lý nhà nước để phát hiện hành vi gian lận, tham ô, thanh lọc bộ máy, hạn chế, triệt tiêu hành động có hại cho lợi ích xã hội, tư lợi cá nhân. 4.1.11. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp. Gần đây, dư luận đã dấy lên nhiêu vụ kiện tụng về đất đai, có vụ mang tính tập thể khiếu kiện hang loạt, gây bức xúc xã hội, mất niềm tin của dân chúng. Hơn nửa số đơn thư khiếu kiện là về lĩnh vực đất đai đủ thấy tình hình sử dụng, quản lý đất đai ở nước ta đang rối rắm. Đất đai được hình thành trong một khoảng thời gian lâu dài, mang tính lịch sử xã hội, vấn đề đất đai rât phức tạp đê giải quyết được tranh chấp, khiếu nại là rất khó khăn, mất nhiêu thời gian, hệ thống pháp luật phải đầy đủ hoàn thiện. Điều 85,86,87 luật đất đai năm 2003 đã quy định về công tác giải quyết tranh chấp, khiếu kiện, tố cáo, Nghị định 181/NĐ – CP quy định bổ sung thêm những vấn đề về thẩm quyền giải quyết tranh chấp, giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo…Tuy nhiên hệ thống văn bản hướng dẫn như thế là vẫn chưa đủ, còn nhiều quy định mang tính chất chung chung không cụ thể khó khăn cho người thực thi luật. Ngoài ra công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo còn liên quan đến nhiều bộ luật khác nữ như: Luật Dân sự, Luật Kinh tế, Luật thừa kế, …Trong nhiều trường hợp việc áp dụng luật phải linh họat, kết hợp với nhau để có đựoc phương án giải quyết chính xác nhất. 4.2 Phân cấp bộ máy quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp Bộ máy quản lý Nhà nước đựơc thành lập từ trung ương đến địa phương, trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đứng đầu thực hiện công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tài nguyên đất, nước, tài nguyên…Các cơ quan tổ chức quản lý cấp dưới được phân cấp, phân quyền phù hợp. Bộ máy quản lý Nhà nước ngày càng hoàn thiện, càng tinh giản, thì hiệu quả làm việc, giải quyết vấn đề càng nhanh chóng, thuận lợi. Theo quy định của Nhà nước ta thì bộ máy quản lý Nhà nước được thành lập, phân cấp trách nhiệm quyền hạn như sau CHÍNH PHỦ UBND TỈNH,TP TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG UBND HUYỆN, THỊ XÃ, TP THUỘC TỈNH UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CÁN BỘ ĐỊA CHÍNH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆN NGHIÊN CỨU ĐỊA CHÍNH TRUNG TÂM ĐIỀU TRA QUY HOẠCH VỤ ĐẤT ĐAI VỤ ĐĂNG KÝ THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI ………………………… THANH TRA VỤ PHÁP CHẾ 5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là một bộ phận của tổng quỹ đất của cả nước. Nó được hình thành nhờ vào quá trình phong hoá đá mẹ, đất là sản phẩm của tự nhiên, do tự nhiên tạo ra. Chính vì vậy việc sử dụng và quản lý sủ dụng đất nông nghiệp bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên, quy luật sinh thái tự nhiên, quy luật kinh tế - xã hội, yếu tố khoa học công nghệ và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. 5.1. Điều kiện tự nhiên. Đất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, cày cấy thí nghiệm về nông nghiệp). Sản xuất nông nghiệp lại là một ngành chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên: thời tiết, khí hậu, chế độ gió mùa…Tuy có sự phát triển của khoa học, công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhưng đời sống sản xuất nông nghiệp vẫn luôn gắn liền với điều kiện tự nhiên, những biện pháp áp dụng chỉ có thể hạn chế một phần các tác động có hại của thiên nhiên đến quá trình sản xuất mà thôi. Việc sản xuất nông nghiệp không thể tách rời hoàn toàn với thiên nhiên. Thiên nhiên, điều kiện tự nhiên vẫn là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp như câu tục ngữ : “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” Sử dụng đất nông nghiệp phải chú ý đến điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, ẩm độ, chế độ mưa nắng …Mặt khác đất nông nghiệp phân bố ở nhiều vùng khác nhau chế độ dinh dưỡng, độ màu mỡ, phì nhiêu cũng khác nhau…Chính vì vậy năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế trên các loại đất nông nghiệp cũng khác nhau, trên các vùng khác nhau là khác nhau. Để làm tốt công tác quản lý người quản lý phải có chính sách linh hoạt, phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Chính vì thế trong khi tính giá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhà nước đã có những chế tài phân chia ra nhiều loại đất nông nghiệp khác nhau, dựa trên sự phân chia đó để tính tiền sử dụng đất. Ngoài ra tùy vàođời sống thực tế ở một số địa phương, tình hình thiên tai của vùng gặp phải như thế nào mà nguời quản lý có chế độ hỗ trợ, miễn giảm, không thu tiền thuế tạo điều kiện cho người sử dụng đất. Như chúng ta biết đất đai có chế độ dinh dưỡng, thành phần cơ giới, địa hình, địa mạo… khác nhau, cây trồng, vật nuôi không thể sống trong môi trường mà chế độ đất đai, nước, dinh dưỡng, địa hình ,,không tương thích. Quản lý Nhà nước về đất đai phải lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sao cho đúng, không thể đưa cây trồng, vật nuôi vào những nơi điều kiện tự nhiên không thích hợp. Cố gắng xây dựng một nền nông nghiệp có hiệu quả, gắn liền với cuộc sống con người. 5. 2. Điều kiện kinh tế xã hội: Đây là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp, Điều kiện kinh tế xã hội và hiện trạng sử dụng đất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhìn vào điều kiện kinh tế xã hội của một đất nước, một địa phương. ..có thể thấy được tình hình, hiện trạng sử dụng đất của đất nước, địa phương đó. Liệu đất nước, địa phương đó có đủ trình độ để áp dụng khoa học vào sản xuất, khai thác đất nông nghiệp hay không? trình độ, nhận thức, giá trị thu lại trên diệc tích đất sử dụng có cao hay không? Ngược lại khi nhìn vào hiện trạng sử dụng đất có thể thấy được trình độ phát triển kinh tế của vùng, địa phương, thành phố đó. Cụ thể, một đất nước, địa phương khai thác đất với quy mô tập trung, theo mô hình tổ chức có quy hoạch, khoa học công nghệ cao, thu nhập mang lại lớn thì dĩ nhiên nước đó là một nước có nền kinh tế phát triển. Mối quan hệ qua lại giữa sử dụng, quản lý đất đai và đời sống kinh tế - xã hội thể hiện rất rõ theo những khía cạnh sau: Khi nền kinh tế - xã hội phát triển nhu cầu của con người cũng thay đổi không những về mặt số lượng mà còn về mặt chất lượng. Sản phẩm mà xã hôi đòi hỏi ngày càng nhiều, nhiều nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp mới, đa dạng. Khi xã hội phát triển trình độ nhận thức và khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất nông nghiệp cũng tăng nhanh, khả năng khai thác nguồn lực đất đai của con người cũng tăng lên. Sản phẩm nông nghiệp vì thế cũng thay đổi nhiều. So với trước kia sản phẩm nông nghiệp thô sơ rất ít chủng loại thì ngày nay sản phẩm nông nghiệp đa dạng, phong phú nhiều loại sản phẩm mới lạ, nhiều giống mới do lai tạo, do nhập khẩu…phản ánh mối quan hệ giữa điều kiện kinh tế - xã hội và hiện trạng của công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp. Ngược lại, Sản xuất nông nghiệp phát triển góp phần nâng cao thu nhập cho người trông trọt, chăn nuôi và chính vì vậy con người có đời sống cao hơn. Xã hội cũng phát triển theo sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức… Trên đây là mối quan hệ qua lại giữa điều kiện kinh tế - xã hội và công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp. Trong xu hướng phát triển của xã hội cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch phù hợp xu thế phát triển và tình hình thực tế của đất nước. Cơ cấu thương mại dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp phát triển đi đôi với quy hoạch các quỹ đất đai phục vụ cho mục đích phát triển. Trên thế giới, tình hình kinh tế - xã hội phong tục tập quán của con người cũng khác nhau nên phan bố cách quản lý đất đai cũng khác nhau. Nước ta không thể áp dụng công tác quản lý của nước khác, chế độ chính sách quản lý cũng phải co sự sai khác, có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước khác nhưng không thể áp dụng một cách rập khuôn, giáo điều vì như thế chỉ là sự áp dụng một cách máy móc không khoa học. Như vậy mối quan hệ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội và công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp là rất rõ ràng, người quản lý phải có phương pháp, cách thức, quy định hợp, linh hoạt để công tác quản lý đi cùng với lợi ích của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sử dụng đất cũng như lợi ích của xã hội. 5.3.Yếu tố khoa học và công nghệ công nghệ ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp Đất nông nghiệp là tài nguyên vô giá và đặc biệt của nền sản xuất xã hội của nước ta, nó vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuất quan trọng. Trong quá trình khai thác, sử dụng đất nông nghiệp người sản xuất phải áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật, các tiến bộ công nghệ khoa học tiến tiến. Biết cách áp dụng, khai thác nguồn lực khoa học kỹ thuật thì khả năng làm việc đối với đất đai, khắc phục điều kiện khó khăn của thiên nhiên để trồng trọt, sản xuất nâng cao chất lượng, tạo ra các nguồn giống với chất lượng mới, khả năng thích nghi cao với điều kiện tự nhiên. Quá trình phát triển của nền nông nghiệp nước ta và các nước khác trên thế giới từ trước đến nay đã chứng minh sức mạnh của khoa học công nghệ ứng dụng đóng góp cho công tác sản xuất nông nghiệp, từ đó tác động đến công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp. Sau khi đất nước đổi mới nhiều thay đổi trong chính sách, định hướng, phương pháp của nhà nước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; đã làm cho năng suất, sản lượng, chất lượng của sản xuất nông nghiệp tăng lên nhanh chóng. Đất nước chúng ta từ một nước đói nghèo trở thành một nước có nền nông nghiệp phát triển. Đất nước không những thoát khỏi tình hình đói ăn (những năm 45) mà còn trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cà fe, chè, điều… Thực tế đã chứng minh lợi ích của việc áp dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật vào sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp. Để có được nền nông nghiệp phát triển thì nhà nước. Chính phủ cần có chính sách kịp thời nhạy bén khuyến khích áp dụng,cải tiến, nghiên cứu khoa học… về sản xuất nông nghiệp. Song song với nó Nhà nước phải áp dụng tiến bộ công nghệ để bảo tồn, bảo vệ nền sản xuất nông nghiệp, quỹ đất đai nói chung và quỹ đất nông nghiệp nói riêng…và nâng cao chất lượng của công tác lưu trữ, bảo vệ, thu thập … tài liệu, tư liệu về đất nông nghiệp, thay thế bản đồ giấy bằng những bản đồ số hoá,bản đồ công nghệ cao để lập, điều chỉnh công tác quản lý Nhà nước phù hợp hơn, khoa hơn, nhanh chóng, thuận tiện hơn. 5.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, Mỗi chế độ chính trị được thiết lập thì có một bộ máy quản lý khác nhau. Cơ cấu tổ chức, phân công chức năng, quyền hạn của bộ máy quản lý đó cũng khác nhau phù hợp với từng điều kiện cụ thể của đất nước sở tại. Đối với nước ta chế độ sở hữu đất đai được công nhận là chế độ sở hữu của toàn dân (Luật Đất đai năm 2003), Nhà nước thống nhất quản lý đất đai trên phạm vi cả nước. Nhà nước là người có quyền tối cao đối với đất đai trên phạm vi cả nước. Chính vì vậy cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta cũng khác với các nước công nhận chế độ sở hữu tư nhân., Sự sai khác về cơ cấu, tổ chức, phân quyền… không những phụ thuộc vào chế độ sở hữu của nước sở tại mà còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác như: yếu tố dân tộc, yếu tố tự nhiên, yếu tố lịch sử, yếu tố truyền thống…Nhà nước ta là cơ quan quyền lực lớn nhất nước, nhà nước ta có quyền định đoạt tối cao đối với đất đai trên toàn vùng, lãnh thổ quốc gia. Hệ thống cơ quan quản lý được tổ chức, thiết lập, phân cấp, phân quyền từ trung ương đến địa phương. Cơ quan cao nhất, có quyền hạn lớn nhất trong bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai và môi trường là Bộ tài nguyên và Môi trường (được thành lập theo nghị định 91/CP, ngày 11/11/2002) là cơ quan trực thuộc của chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, môi trường, đo đạc bản đồ, quản lý hành chính, dịch vụ công… Ngoài ra ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các Sở Tài nguyên và Môi trường. Ở các huyện, thành phố quận, thị xã, xã, phường có các phòng tài nguyên môi trường. Các sở, phòng này chịu trách nhiệm quản lý về các lĩnh vực có liên quan trên địa bàn được giao, thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp và báo cáo lên cấp trên trực tiếp tình hình sử dụng đất đai để nắm bắt được tình hình sử dụng đất một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất. Nước ta với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai như đã trình bày ở phần 4.2 có nhiều thuận lợi, nhưng đồng thời còn tồn tại nhiều bất cấp, Cụ thể: Bộ Tài nguyên và Môi trường đóng vai trò cao nhất báo cáo lên chính phủ và quốc hộ về tình hình của lĩnh vực mình quản lý, các cấp, các ngành quản lý có liên quan báo cáo lên cấp trên trực tiếp của mình. Do đó, công tác quản lý rất thống nhất theo một hướng chung. Tuy nhiên sẽ có khó khăn lớn nếu một khâu, một bộ phận trong hệ thống làm việc không tập trung, không hiệu quả dễ làm cho cả bộ máy hoạt động không hiệu quả theo. Muốn công việc quản lý hiệu quả bộ máy phải được tổ chức thật phù hợp về cơ cấu, trách nhiệm, quyền hạn, phân chia phối hợp với các ngành, lĩnh vực khác có liên quan, có sự hướng dẫn bám sát của cơ quan ban ngành, chức năng. Chương II: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội 1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp. 1.1 Điều kiện tự nhiên; Huyện Thanh Trì là một huyện nằm cửa ngõ của thủ đô Hà Nội. Nằm ở vị trí toạ độ từ 20050’ đến 21000’ vĩ độ bắc, 105045’ đến 105056’ kinh đông, về phía nam của thủ đô Hà Nội.Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua như: quốc lộ 1A, 1B, tuyến đường sắt bắc – nam…,,huyện Thanh Trì giáp với quận Hoàng Mai về phía bắc, phiá nam giáp huyện Thường Tín và huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây, phía tây là sông Hồng, giáp quận Thanh Xuân, thị xã Hà Đông - tỉnh Hà Tây. Với vị trí địa lý này huyện Thanh Trì có nhiều điều kiện thuận lợi để giao lưu văn hoá, kinh tế, thông thương với các huyện khác lân cận và với cả nước, Một lợi thế lớn của huyện là ở trên địa bàn thành phố Hà Nội trái tim của cả nước nơi được xem như vùng kinh tế trọng điểm của phía Bắc của cả nước. ► Nếu tính theo hướng bắc nam thì huyện Thanh Trì có chiều dài là 8 Km gồm 15 xã và một thị trấn (thị trấn Văn Điển) với diện tích đất tự nhiện vào khoảng 6292,71 ha. ► Địa hình của huyện Thanh Trì là một vùng đất trũng nằm ven đê sông Hồng, độ cao trung bình của huyện đạt từ 4,5 – 5,5 m, độ dốc nghiêng theo chiều từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, Phía tây của huyện là dòng sông Hồng giàu phù sa màu mỡ bồi đắp, nên chủ yếu đất đai của huyện là đất phù sa, một phận còn lại là đất cát phân bố ở các xã Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc…đây là nơi hội tụ của đất phù sa bồi tụ với diện tích khoảng 1174 ha. Vùng nội đầm chiếm diện tích vào khoảng 5117 ha gồm 12 xã và một thị trấn, Vùng này có sự chia cắt bởi có con sông Tô Lịch, sông Nhuệ chạy qua.Vùng này có rất nhiều các ao, hồ, đầm, ruộng trũng,…Nói chung với địa hình như thế huyện Thanh Trì rất có điều kiện phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản, trồng nông nghiệp lúa nước. Nhưng vào mùa mưa thì sẽ là một khó khăn rất lớn cho công tác nông nghiệp do ứ đọng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc16987.DOC
Tài liệu liên quan