MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 : Những vấn đề cơ bản về hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại. 3
1.1. Khái quát chung về ngân hàng thương mại : 3
1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại : 4
1.2.1 Khái niệm : 4
1.2.2 Các loại hình cho vay : 5
1.2.2.1 Cho vay thấu chi : 5
1.2.2.2 Cho vay từng lần : 6
1.2.2.3 Cho vay theo hạn mức : 6
1.2.2.4 Cho vay luân chuyển: 7
1.2.2.5 Cho vay trả góp : 8
1.2.2.6 Cho vay gián tiếp : 8
1.2.3 Quy trình cho vay : 9
1.2.3.1 Phân tích doanh nghiệp trước khi cho vay : 9
1.2.3.2 Xây dựng và kí kết hợp đồng tín dụng : 11
1.2.3.3 Giải ngân và kiểm soát trong khi cho vay : 11
1.2.3.4 Thu nợ hoặc ra các quyết định cho vay mới : 12
1.2.4 Vai trò của hoạt động cho vay : 12
1.3. Hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp lớn của ngân hàng thương mại : 14
1.3.1. Khái niệm hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp lớn : 14
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay : 16
1.3.2.1. Các chỉ tiêu định lượng : 16
1.3.2.2. Các chỉ tiêu định tính : 18
1.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng : 19
1.3.3.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng : 19
1.3.3.2. Các nhân tố thuộc về khách hàng : 21
1.3.3.3. Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô : 22
1.3.3.4. Các nhân tố bất khả kháng : 22
Chương 2 : Thực trạng chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng ( từ năm 2006 đến năm 2008 ) 23
2.1 Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng : 23
2.1.1 Quá trình hình thành phát triển : 23
2.1.2 Cơ cấu tổ chức : 24
2.1.2.1 Mô hình tổ chức tại Chi nhánh NHCT – HBT 24
2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại NHCT- HBT 25
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng từ năm 2006 đến năm 2008 : 28
2.1. 3.1 Công tác huy động vốn 28
2.1.3.2 Công tác tín dụng 30
2.1.3.3 Công tác tài trợ Thương mại 33
2.1.3.4 Hoạt động dịch vụ 34
2.1.4 Tồng quan về Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn tại Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng : 35
2.1.4.1 Nhiệm vụ, chức năng 35
2.1.4.2.Vai trò của Phòng khách hàng Doanh nghiệp lớn trong Chi nhánh : 37
2.1.4.3.Quy trình cho vay tại Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn : 38
2.2 Giới thiệu về khách hàng doanh nghiệp lớn : 39
2.2.1 Tổng quan về doanh nghiệp lớn : 39
2.2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp lớn : 39
2.2.1.2 Những đặc điểm của doanh nghiệp lớn : 40
2.2.1.3 Vai trò của doanh nghiệp lớn : 41
2.2.2 Khách hàng doanh nghiệp lớn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng : 42
2.3 Hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng : 43
2.3.1 Thực trạng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng : 43
2.3.1.1 Dư nợ cho vay tại phòng khách hàng doanh nghiệp lớn của Chi nhánh : 43
2.3.1.2 Cơ cấu dư nợ : 43
2.3.1.3 Số dư nợ các nhóm : 45
2.3.2 Đánh giá hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng : 47
2.3.2.1 Các thành tựu đạt được : 47
2.4.2.2.Những mặt hạn chế 48
2.4.2.3.Nguyên nhân hạn chế 49
Chương 3: Giải pháp và một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng trong thời gian tới 57
3.1 Định hướng hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng trong thời gian tới : 57
3.1.1 Các mục tiêu cụ thể : 57
3.1.2 Phương hướng hoạt động : 58
3.2 Một số biện pháp tăng cường hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng : 59
3.2.1. Nâng cao chất lượng quy trình thẩm định cho vay 59
3.2.1.1. Nâng cao chất lượng chính sách tín dụng: 59
3.2.1.2. Đưa quy trình cho vay vào thực hiện nghiêm túc và hiệu quả nhất: 59
3.2.1.3.Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay 60
3.2.1.4.Tăng cường kiểm tra, giám sát món vay của các doanh nghiệp lớn : 62
3.2.2.Nâng cao chất lượng thông tin 63
3.2.3.Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng 64
3.2.4.Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ : 65
3.3.Một số kiến nghị : 66
3.3.1. Đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam : 66
3.3.2. Đối với ngân hàng Nhà nước : 67
3.3.3. Đối với nhà nước 68
Kết luận 70
Danh mục tài liệu tham khảo 71
Danh mục các website: 72
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1793 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp vụ tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cao hoạt động hàng năm của Chi nhánh.
Các Phòng giao dịch
Huy động tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn, cho vay đối với các thành phần kinh tế theo đúng chế độ.
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng từ năm 2006 đến năm 2008 :
2.1. 3.1 Công tác huy động vốn
Trong những năm gần đây hoạt động kinh tế chung của cả nước có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động Ngân hàng nói chung và công tác huy động vốn nói riêng. Vốn kinh doanh chủ yếu dựa vào các Ngân hàng nên cũng làm cho việc huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn.Nhìn chung Công tác huy động vốn của NHCT- HBT đạt chỉ tiêu được được giao, tính cho đến năm 2008 tổng nguồn vốn huy động vốn đạt 107,6% kế hoạch của NHCTVN giao.
Về tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Chi nhánh
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động năm 2006 là 11,7% (năm 2005 tăng 5,5%), so với tốc độ tăng trưởng của các Ngân hàng trên địa bàn Hà Nội nói chung thì Chi nhánh tăng trưởng vẫn ở mức rất thấp (Tổng nguồn vốn các NH trên địa bàn Hà Nội đạt 232.000 tỷ tăng 32,3%, trong đó tiền gửi dân cư tăng 31,6% ; Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 32,8% ). Nếu so với các Chi nhánh NHCT trên địa bàn Hà Nội thì Chi nhánh có mức tăng trưởng tương đối ( các chi nhánh NHCT tăng 13.5%). Năm 2006 xét về thị phần huy động vốn trên địa bàn Hà Nội thì các NHTM nhà nước vẫn thể hiện được ưu thế chủ đạo (chiếm 72,7% tuy nhiên thị phần chỉ còn 72,7% giảm 3,4%) Về lãi suất huy động vốn NHCTVN chỉ đạo đã ổn định hơn so với năm 2005 (L/S VND ổn định, chỉ có L/s huy động ngoại tệ có thay đổi tăng tích cực theo thị trường), tuy nhiên mặt bằng chung thì lái suất hệ thống NHCT là thấp nhất.
Năm 2007 là 16%, so với tốc độ tăng trưởng của các Chi nhánh NHCT trên địa bàn Hà Nội nói chung thì Chi nhánh có tốc độ tăng trưởng cao hơn (các chi nhánh NHCT tăng 8,4%) tuy nhiên so với các Chi nhánh : Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Cầu Diễn, Đông Anh, Yên Viên, Bắc Hà Nội, Hoàng Mai thì tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn của Chi nhánh còn rất thấp, nhất là tiền gửi dân cư chúng ta có tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn mức bình quân và xếp thứ 10 trong 12 đơn vị.
Năm 2008 là 80,1% , so với tốc độ tăng trưởng của các chi nhánh NHCT trên địa bàn Hà Nội thì có tốc độ tăng trưởng rất cao, chủ yếu tăng nguồn của các tổ chức kinh tế.Năm 2008 đầy những khó khăn cho công tác huy động vốn : lạm phát vẫn diễn biến phức tạp, vấn đề lãi suất huy động vốn luôn nóng bỏng bắt đầu tăng từ những tháng đầu năm, việc NHNN nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM đã làm cho tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng quyết liệt hơn...Với những khó khăn của thị trường đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới công tác huy động vốn của chi nhánh , tuy chi nhánh đạt vượt kế hoạch 7,6 % về tổng nguồn vốn huy động và tăng trưởng rất cao so với năm 2007, nhưng tiền gửi VND giảm, tiền gửi từ dân cư giảm.
Cơ cấu nguồn vốn
Nếu phân theo loại tiền
Trong ba năm trở lại đây do tỷ giá ngoại tệ luôn có sự thay đổi nên làm ảnh hưởng lớn đến sự cơ cấu nguồn vốn.Nguồn vốn huy động bằng VND năm 2006 chiếm tỷ trọng 79,8%, năm 2007 chiếm tỷ trọng 84,3% trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2008 chiếm 44,7 % . Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỉ trọng 55,3% trong tổng nguồn vốn huy động ( năm 2007 là 15,7% ). Năm 2008 là năm có sự chuyển dịch tỷ lệ cơ cấu nguồn VND và ngoại tệ thay đổi lớn nhất, tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm tỉ trọng cao hơn TG bằng VND,trong khi nguồn VND giảm so với năm 2007.
Nếu phân theo tính chất tiền gửi
Năm 2006 tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng 61,6% trong tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 11,3% so với năm 2005 và thường xuyên biến động do nguồn vốn này là tiền gửi thanh toán.
Năm 2007, tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng 51,1% trong tổng nguồn vốn huy động, tỷ trọng giảm 7% so với năm 2006. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng 38,7% trong tổng nguồn vốn, trong năm xu hướng nguồn vốn này giảm lớn thời gian đầu năm và tăng trưởng nhanh vào tháng cuối năm.
Bảng 1 : Số liệu về tình hình huy động vốn của NHCT-HBT từ năm 2005-2008
Chỉ tiêu
TH 31/12/2005
(Tr. đ)
TH 31/12/2006
(Tr. đ)
%So sánh
TH 31/12/2007
(Tr. đ)
%So Sánh
TH 31/12/2008
( Tr.đ)
% so sánh
Tổng Nguồn Vốn huy động
2.416.939
2.700.815
111,7
3.132.945
116
5.166.911
180,1%
Theo t/c tiền gửi
- Tiền gửi TCKT
931.621
1.036.902
111,3
1.405.002
135,5
3.895.156
277,8%
- Tiền gửi dân cư
1.485.318
1.663.913
112
1.727.943
103,8
1.271.755
86,7%
Theo loại tiền
- Tiền gửi bằng VND
1983.642
2.156.719
108,7
2.652.764
123
2.307.689
95,3%
- Tiền gửi bằng ngoại tệ (quy VND)
433.297
544.096
125,5
480.181
88,3
2.859.222
636,9%
2.1.3.2 Công tác tín dụng
Hoạt động tín dụng của NHCT- HBT gần đây có đạt được những kết quả khả quan đáng ghi nhận, do đã quan tâm hơn nhiều đến công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng, giải quyết những khó khăn vướng mắc để phát triển công tác tín dụng đặc biệt là chất lượng tín dụng được đảm bảo.
Bảng 2: Số liệu về công tác Tín dụng của NHCT-HBT từ năm 2005-2008
Chỉ tiêu
TH 31/12/2005(Tr. đ)
TH 31/12/2006(Tr. đ)
% So sánh
TH 31/12/2007 (Tr. đ)
% So sánh
TH 31/12/2008 ( Tr.đ)
% so sánh
Tổng dư nợ cho vay
740.111
686.481
92,75
684.930
102,5
847.544
123,7
Phân theo kỳ hạn nợ
- Dư nợ CVNH
512.635
474.570
92,57
477.034
100,8
500.561
104,9
- Dư nợ CVTH
61.486
70.151
114,1
63.230
117,8
33.116
52,3
- Dư nợ CVDH
147.222
122.738
83,3
144.665
102,4
313.687
216,8
Phân theo loại tiền
- Dư nợ bằng VND
547.016
405.508
74,1
401.213
103,6
503.392
125,4
- Dư nợ ngoại tệ(quy VND)
193.095
280.973
145,5
283.717
101
344.152
121,3
Về tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Chi nhánh NHCT- HBT :
Năm 2006 tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế chỉ đạt 85,8% so với kế hoạch NHCTVN giao, so với năm 2005 giảm 7,25% trong khi dư nợ cho vay của NHTM trên địa bàn Hà Nội tăng 26,4%(trong đó NHTM nhà nước tăng 9,8% thị phần còn59.2% giảm 5,1%), khối NHCP tăng 43.4%, NH liên doanh tăng 26,4% thì khối NHCT trên địa bàn giảm 10% tỷ lệ sử dụng vốn huy động để cho vay trực tiếp thấp chiếm chưa đầy 30% điều này làm giảm hiệu quả kinh doanh rất lớn của NH.
Trong năm 2007 dư nợ cho vay có khả quan hơn nhiều khi đạt được 91,3% so kế hoạch NHCTVN giao cho, tăng so với năm 2006 là 2,5% và còn thấp hơn so với NHCT trên địa bàn Hà Nội(dư nợ của các NHCT tăng 14,8%). Tuy tỷ lệ tăng trưởng còn thấp nhưng hoạt động tín dụng của Chi nhánh được coi là an toàn và ít rủi ro có chất lượng.
Năm 2008 tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của chính phủ đạt 89,2% so với kế hoạch NHCTVN giao, so với năm 2007 tăng 23,7% cao hơn so với tốc độ tăng của các chi nhánh NHCT trên địa bàn Hà nội. Trong điều kiện chi nhánh phải thắt chặt tiền tệ, kiềm chế tăng trưởng dư nợ trong 6 tháng đầu năm, những tháng cuối năm chỉ tiêu kế hoạch có nới rộng nhưng lãi suất tăng cao, tình hình kinh doanh ở hầu hết các doanh nghiệp hết sức khó khăn nên đã giảm nhu cầu vay vốn nên dư nợ không đạt được kế hoạch giao.
Kể từ năm 2006, khi bắt đầu thực hiện các QĐ 070; 071 ;072/QĐ-HĐQT ngày 3/4/2006 của HĐQT- NHCTVN ban hành nhằm tăng cường hoạt động tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của NH nhằm sàng lọc khách hàng. Do vậy khi áp dụng các doanh nghiệp đã gặp nhiều khó khăn vướng mắc vì trên thực tế nhiều khách hàng có vốn chủ sở hữu thấp, tình hình tài chính không lành mạnh, tài sản bảo đảm tiền vay không đủ điều kiện chặt chẽ mà NH đưa ra đối với khách hàng vay. Trong hoàn cảnh hiện nay khi nền kinh tế đã chịu tác động lớn của nền kinh tế thế giới, việc kinh doanh ngày càng trở nên khắt khe hơn nhưng nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp chủ yếu vẫn dựa vào các tổ chức tín dụng như NH thì điều kiện vay vốn tại các NH đã trở nên chặt chez hơn rất nhiều. Điều này đối với các NH cũng là điểm khó khăn chung và điều này đã tác động trực tiếp tới nguồn vốn huy động cũng như tới tổng dư nợ cho vay.
Đối với các khoản vay có cầm cố tài sản, hay khoản vay được bảo đảm bằng đất đai, bất động sản cũng đang gặp rất nhiều khó khăn không chỉ đối với Chi nhánh mà là khó khăn chung đối với khách hàng vay vốn. Bởi lẽ có rất nhiều đất đai bất động sản của các doanh nghiệp, và khách hàng khác gặp rắc rối về giấy tờ quyền sử dụng đất. Việc tiến hành cho vay đối với những khách hàng có cầm cố tài sản đặt ra rất nhiều vấn đề đối với công tác tín dụng và tăng trưởng tín dụng tại Chi nhánh. Chẳng hạn như căn cứ định giá tài sản thế chấp chưa đầy đủ và việc thẩm định giá tài sản chưa thực sự mềm dẻo các Ngân hàng trên địa bàn định giá nhà đất còn chênh lệch nhau nhiều điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng.
Cùng với xu thế phát triển chung, trong những năm tới thị trường bất động sản sẽ ngày càng phát triển hơn vì thế Chi nhánh sẽ đẩy mạnh công tác huy động vốn từ nguồn thị trường này và có sự quan tâm hơn tới công tác tín dụng với những khoản vay có cầm cố bằng tài sản và bất động sản. Những chính sách, quy định về cho vay có thế chấp bằng đất đai, bất động sản đang được quan tâm và hoàn thiện hơn nhằm thực hiện tốt công tác tín dụng cũng như góp phần phát triển thị trường bất động sản trong những năm tới. Đó là bước chuyển hướng chiến lược quan trọng thúc đẩy phát triển công tác tín dụng cũng như trong sự phát triển của Chi nhánh.
2.1.3.3 Công tác tài trợ Thương mại
Trong năm 2006 công tác thanh toán xuất nhập khẩu và tài trợ thương mại đã có mức tăng trưởng cao so với năm 2005, tuy nhiên nếu xét về doanh số hoạt động cũng chưa phải là lớn, nguyên nhân chính đó là Chi nhánh chưa tăng trưởng được tín dụng đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Đến năm 2007 công tác thanh toán xuất nhập khẩu của Chi nhánh có nhiều thuận lợi hơn so với các năm trước do hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của cá khách hàng truyền thống có mức tăng trưởng khá và Chi nhánh đã chủ động tích cực có những chính sách ưu đãi vì thế các chỉ tiêu đều tăng trưởng cao so với năm 2006, góp phần vào hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.
Năm 2008 công tác thanh toán xuất nhập khẩu của Chi nhánh không thuận lợi do 6 tháng cuối năm tình hình kinh tế thế giới suy thoái nên hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp khó khăn và giảm sút, dẫn đến doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của chi nhánh bị ảnh hưởng.
2.1.3.4 Hoạt động dịch vụ
Dich vụ hệ thống Ngân hàng cung cấp cho khách hàng vẫn chủ yếu là các dịch vụ truyền thống ( Tiền gửi, tiền vay, thanh toán và ngân quỹ ), việc ứng dụng công nghệ hiện đại, dịch vụ Ngân hàng hiện đại còn hạn chế, thiếu sản phẩm phục vụ nhu cầu đa dạng của các tổ chức và cá nhân. Do đó ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng thu phí dịch vụ và tỷ lệ chiếm trong tổng thu nhập còn thấp.
Về hoạt động thanh toán
Công tác kế toán thanh toán là một trong những hoạt động quan trọng của Ngân hàng Thương mại. Chi nhánh đã không ngừng hoàn thiện phong cách lề lối làm việc, triển khai kịp thời các chương trình ứng dụng công nghệ Ngân hàng hiện đại đảm bảo thanh toán kịp thời chính xác và an toàn cho khách hàng. Với khối lượng vốn luân chuyển lớn trong giao dịch thanh toán của các doanh nghiệp, công tác thanh toán ngày càng phức tạp và đòi hỏi khẩn trương hơn, tuy nhiên Chi nhánh đã tổ chức tốt việc giao dịch một cửa ngày càng ổn định và thuận lợi hơn nên đã giữ vững được uy tín đối với khách hàng.
Dịch vụ thẻ
Số lượng phát hành thẻ năm 2006 đạt 47,5% so với kế hoạch, đưa số lượng phát hành thẻ đến 31/12/2006 là 10399 thẻ tăng 49,5% so với năm 2005. Số dư bình quân tại tài khoản tiền gửi là 8 tỷ đồng tăng 5 tỷ, bằng 150% so với năm 2005, Điều đó chứng tỏ chất lượng thẻ Chi nhánh phát hành tốt hơn năm 2005. Cũng về vấn đề này tại năm 2007, số lượng thẻ ATM phát hành là 7442 thẻ so kế hoạch đạt 93% đưa số lượng thẻ phát hành đến 31/12/2007 là 17781 thẻ tăng 71,9% so với năm 2006. Năm 2008 là 12.862 thẻ, so với năm 2007 tăng 72,8%.
Ngoài ra trong 3 năm gần đây Chi nhánh cũng đã đưa dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế vào triển khai, các bộ phận liên quan cũng nhanh chóng nắm bắt triển khai quy trình nghiệp vụ để thực hiện nhanh chóng và tốt hơn. Tuy nhiên kết quả về phát hành thẻ tín dụng quốc tế và phát triển các cơ sở chấp nhận thẻ tín dụng của Chi nhánh còn hạn chế ( thẻ tín dụng quốc tế đạt 15,8% kế hoạch, không thực hiện được phát triển cơ sở chấp nhận thẻ) đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa từ các phòng ban nghiệp vụ có liên quan.
2.1.4 Tồng quan về Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn tại Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng :
2.1.4.1 Nhiệm vụ, chức năng
Theo quyết định của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Phòng Khách hàng Doanh nghiệp lớn được tổ chức với các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là phòng xem xét và đưa ra các quyết định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn. Phòng có các nhiệm vụ và chức năng cơ bản sau:
Chức năng: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với các chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn.
Nhiệm vụ:
-Khai thác nguồn vón bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng doanh nghiệp lớn.
-Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Công thương Việt Nam: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh tóan xuất nhậo khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử….; Làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Công thương VN đến các khách hàng là doanh nghiệp lớn. Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho khách hàng là doanh nghiệp lớn.
-Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo qui định của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
-Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch:
Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác; thẩm dịnh khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của Ngân hàng Công thương VN;
Đưa ra các đề xuất chấp thuận,từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định;
Kiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khỏan tín dụng. Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời đúng hạn, đúng hợp đồng đã kí;
Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi khoản vay này.
-Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; quản lý tài sản đảm bảo theo quy định của Ngân hàng Công thương VN.
-Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro.
-Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin khách hàng cho Phòng tổ quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo qui định của chi nhánh và Ngân hàng Công thương VN.
-Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.
-Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng có nhu cầu giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh.
-Phản ứng kịp thời những vấn đề vướng mắc về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ và những ván đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình Giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết.
-Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành.
-Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ phòng.
-Làm công tác khác khi được Giám đốc giao.
2.1.4.2.Vai trò của Phòng khách hàng Doanh nghiệp lớn trong Chi nhánh :
Phòng khách hàng Doanh nghiệp lớn tại chị nhánh là phòng có số dư cho vay chủ yếu trong cả Chi nhánh, đồng thời cũng tạo ra doanh thu chủ yếu. Tình hình sử dụng vốn của phòng quyết định lợi nhuận và rủi ro của Chi nhánh.
Có thể đưa ra 1 vài dẫn chứng cụ thể như sau: dư nợ cho vay nền kinh tế chiếm lần lượt 53,79%; 47,67%, 60,49% trong các năm 2006, 2007 và 2008. Như vậy, doanh thu và lợi nhuận của Chi nhánh cũng như tính an toàn của các khoản vay được quyết định tới hơn 50% là tại Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn.
Thêm vào đó, đối tác trong các hợp đồng tín dụng của Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn là những đối tác doanh nghiệp lớn, sử dụng nhiều dịch vụ Ngân hàng tại Chi nhánh, từ đó sẽ tăng doanh thu từ các hoạt động dịch vụ, đồng thời tăng thêm nguồn vốn huy động tiền gửi từ các doanh nghiệp lớn này.
Như vậy, hoạt động của Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn là hoạt động khá quan trọng, chiếm hơn một nửa doanh thu của cả Chi nhánh.
2.1.4.3.Quy trình cho vay tại Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn :
Theo các quy định trong “Sổ tay tín dụng năm 2004 Ngân hàng Công thương”, quy trình cho vay tại phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn gồm các bước như sau :
Tiếp nhận và hứng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
Thầm định các điều kiện vay vốn
Xác định phương thức cho vay
Xem xét khả năng nguồi vốn, điều kiện thực tế và xác định lãi cho vay
Lập tờ trình thẩm định cho vay
Tái thẩm định khỏan vay
Trình duyệt khỏan vay
Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo
Giải ngân
Kiểm tra, giám sát khoản vay
Thu nợ lãi và gốc và xử lý các khỏan phát sinh
Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay
Giải chấp tài sản đảm bảo
Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tiền vay
Đối với mỗi món vay, nhân viên tín dụng trong phòng sẽ làm việc với khách hàng và thẩm định các điều kiện. Sau đó, nhân viên tín dụng viết tờ trình rồi trình lên trưởng phòng và phó phòng phụ trách quyết định có cho vay hay không. Sau khi được sự đồng ý của người có thẩm quyền, nhân biên tín dụng sẽ tiếp tục làm các bước tiếp theo trong quy trình cho vay trên. Khoản vay sẽ được nhân viên tín dụng theo dõi và báo cáo lên cán bộ phụ trách trong phòng. Mỗi nhân viên tín dụng thường được phụ trách phân công theo dõi một số khách hàng với tất cả các khỏan vay của họ tại chi nhánh, trừ trường hợp khách hàng lớn hoặc khoản vay lớn có thể nhiều nhân viên tín dụng cùng theo dõi.
2.2 Giới thiệu về khách hàng doanh nghiệp lớn :
2.2.1 Tổng quan về doanh nghiệp lớn :
2.2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp lớn :
Theo điều 3 - Luật doanh nghiệp năm 2000 : “ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh “. Doanh nghiệp lại được phân loại theo những tiêu chí khác nhau như : quy mô, ngành nghề, loại hình sở hữu... Tuy nhiên, khi nói đến doanh nghiệp lớn, phải hiểu rằng đây là cách phân loại doanh nghiệp dựa trên quy mô. Khi đó, doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp có quy mô lớn về nguồn vốn, lao động và doanh thu cũng như tài sản, tốc độ tăng trưởng...Song ở mỗi quốc gia,cũng như mỗi thời điểm trong các giai đoạn phát triển kinh tế lại có các tiêu chí khác nhau,với mức độ khác nhau để phân loại. Do đó, khái niệm doanh nghiệp lớn cũng chỉ mang tính tương đối.
Ở một số nước trên thế giới có khái niệm về doanh nghiệp lớn như sau : Tại Malaysia, doanh nghiệp lớn có nhiều hơn 75 công nhân viên, không kể những người làm việc bán thời gian hoặc có vốn cổ phần lớn hơn 1 triệu USD. Tại Indonexia, Doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp có lao động trên 100 người, tổng vốn hoặc giá trị tài sản khoảng trên 0.6 tỷ Rubi, tổng doanh thu lớn hơn 2 tỷ Rubi; còn tại Thái Lan là doanh thu lớn hơn 200 triệu Bath. Tại Nhật Bản, việc phân loại được thực hiện tỉ mỉ hơn : với khu vực sản xuất, khai thác, chế biến, doanh nghiệp lớn phải có số lượng lao động trên 300 người, với số vốn cổ phần nhiều hơn 100 triệu Yên; với các ngành bán buôn, phải có số lao động trên 100 người, số vốn lớn hơn 30 triệu Yên; với ngành bán lẻ và dịch vụ, phải có hơn 50 lao động và vốn hơn 10 triệu Yên.
Theo quy định chế độ hiện hành ở Việt Nam, doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp có số vốn đăng kí từ 10 tỷ đồng trở lên và số lao động trung bình hằng năm trên 300 người. Các doanh nghiệp lớn ở nước ta đều là các doanh nghiệp có uy tín, có thế mạnh riêng của mình và có đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển đất nước.
2.2.1.2 Những đặc điểm của doanh nghiệp lớn :
Doanh nghiệp lớn tuy chiếm số lượng nhỏ trong nền kinh tế, nhưng lại có vai trò rất quan trọng và to lớn đối với nền kinh tế đất nước. Ở nước ta, các doanh nghiệp lớn chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước,còn các doanh nghiệp lớn ngoài quốc doanh tương đối ít, vì tỷ trọng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có số vốn trên 10 tỷ đồng là thấp. Sở dĩ có đặc điểm như vậy là bởi nền kinh tế nước ta đi lên từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nguồn vốn lớn chủ yếu trong tay Nhà nước, các cá nhân đoàn thể khác chưa đủ lực huy động một nguồn vốn đủ lớn để trở thành một doanh nghiệp lớn.
Một đặc điểm khác nữa của doanh nghiệp lớn là do quy mô về vốn, lao động, doanh thu, đóng góp với nhà nước, tốc độ tăng trưởng lớn, nên đã tạo ra một sức cạnh tranh lớn trên thị trường, thậm chí trong một vài lĩnh vực, các doanh nghiệp lớn còn có thể giành vị trí độc quyền.
Ngoài ra, doanh nghiệp lớn còn có đặc điểm là hoạt động sản xuất kinh doanh rất đa dạng. Bên cạnh việc sản xuất kinh doanh một ngành nghề chính, các doanh nghiệp lớn còn thường xuyên mở rộng đầu tư sản xuất sang các lĩnh vực liên quan, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn sản xuất đa ngành nghề, các ngành nghề không liên quan đến nhau.
Xét về nhu cầu vốn, doanh nghiệp lớn có đặc điểm là có nhu cầu thường xuyên với số lượng lớn do quy mô sản xuất lớn. Trong các giai đoạn sản xuất kinh doanh, việc mua nguyên vật liệu, trả lương nhân viên, dự trữ hàng hoá, vận hành máy móc, đều cần sự đầu tư vốn, nguồn vốn tự có của doanh nghiệp dù lớn cũng cần có sự tài trợ từ các khoản vay ngân hàng để đáp ứng đủ và kịp thời. Hơn nữa, do lợi thế quy mô, các doanh nghiệp lớn có xu hướng mở rộng danh mục các dự án đầu tư, nên lại càng cần nhiều vốn.
Khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp với các ngân hàng là tương đối tốt. Đó là bởi yếu tố uy tín và thương hiệu của các doanh nghiệp lớn tạo ra trên thị trường. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp lớn thì bộ phận doanh nghiệp Nhà nước có được nguồn vay từ ngân hàng dễ hơn, theo thống kê thu được thì có trên 50% số tiền cho vay của Ngân hàng thương mại trên cả nước được đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước, song dường như các doanh nghiệp này chưa phát huy xứng tầm với sự đầu tư đó.
2.2.1.3 Vai trò của doanh nghiệp lớn :
Doanh nghiệp lớn có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, do nắm giữ những ngành then chốt, thậm chí có thể là độc quyền. Do vậy, có những thay đổi trong chính sách kinh doanh của các doanh nghiệp này có thể có những tác động sâu rộng đối với nền kinh tế. Bên cạnh đó, ở nước ta, phần lớn các doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp nhà nước nên Chính phủ có thể thông qua các doanh nghiệp này mà đưa ra các điều chỉnh đối với nền kinh tế.
Doanh nghiệp lớn đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội : Các doanh nghiệp lớn, cũng như tất cả các doanh nghiệp khác, đều hoạt động nhằm mục đích thu về lợi nhuận. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lớn đã tạo ra hầu hết của cải trong nền kinh tế, giúp cho nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển.
Các doanh nghiệp lớn đã trở thành công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội như đảm bảo công bằng xã hội, giải quyết vấn đề việc làm và tăng trưởng kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế sẽ góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi để hoà nhập với khu vực và thế giới, từng bước công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, rút ngắn khoảng cách so với các nước.
2.2.2 Khách hàng doanh nghiệp lớn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng :
Như trên đã phân tích, các doanh nghiệp lớn luôn có nhu cầu vay vốn trong thời gian với số lượng lớn và trong khoảng thời gian dài. Các doanh nghiệp lớn ở nước ta chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước. Do vậy, các khách hàng doanh nghiệp lớn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng cũng không phải là ngoại lệ. Hầu hết các doanh nghiệp lớn vay vốn của Chi nhánh trước hết đều chủ yếu là ngân hàng nhà nước, sau đó là có cở sở sản xuất kinh doanh nằm trong khu vực Hai Bà Trưng. Các khách hàng doanh nghiệp lớn trong thời gian khoảng 3 năm vừa qua có thể kể đến của Chi nhánh, đó là Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Dệt 8-3; công ty cổ phần Formach ... Đây là các khách hàng trong vòng 3 năm từ 2006 đến 2008 đều nhận tiền vay từ Chi nhánh ngân hàng, vẫn có khả năng trả nợ và kinh doanh có lãi nên vẫn tiếp tục được cho vay.
2.3 Hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng :
2.3.1 Thực trạng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng :
2.3.1.1 Dư nợ cho vay
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22342.doc