Chuyên đề Tăng cường hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế Hà Nội

Tuy nhiên số thu thuế Thu nhập doanh nghiệp và thuế chuyển lợi nhuận chỉ chiếm một tỉ trọng không lớn trong số thu thuế không bao gồm thu từ dầu thô (khoảng 33,5%). Điều này thường được giải thích do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa thật hiệu quả. Tuy nhiên, để có một nhận xét cụ thể hơn về hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cần tham khảo kết quả thống kê của Tổng Cục Thống kê trong Bảng 3: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000 – 2002).

doc88 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á hàng quý (trước ngày 10 tháng đầu quý sau) 2. Quy trình đăng ký thuế thay đổi bổ sung: Bước 1: Hướng dẫn các ĐTNT lập hồ sơ đăng ký thuế (ĐKT) khi có thay đổi thông tin ( khi ĐTNT có phát sinh thay đổi thông tin hoặc có yêu cầu hướng dẫn) Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ của ĐTNT ( khi ĐTNT gửi hồ sơ ĐKT thay đổi bổ sung đến cơ quan thuế) Bước 3: Kiểm tra hồ sơ (chậm nhât 2 ngày sau khi nhận hồ sơ đăng ký của ĐTNT) Bước 4: Nhập và xử lý thông tin trên máy tính ( từ 1-3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ do tổ TTHT phòng TKTN chuyên sang Bước 5: Trả kết quả ĐKT (thời gian chậm nhất kể từ ngày nhận hồ sơ của ĐTNT) Bước 6: Lập danh sách vi phạm ĐKT (hàng tháng) Bước 7: Báo cáo thay đổi thông tin ĐKT (trước ngày 10 hàng tháng) Bước 8: Lưu hồ sơ (ngay sau khi trả kết quả ĐKT cho ĐTNT) 3. Quy trình xử lý tờ khai và kế toán thuế: Bước 1: Nhạn tờ khai thuế (hàng tháng, khi ĐTNT gửi tờ khai thuế đến cơ quan thuế) Bước 2: Kiểm tra sơ bộ tờ khai thuế (1 ngày sau khi nhận tờ khai) Bước 3: Nhập và xử lý tờ khai trên máy tính (3 ngày sau khi nhận tờ khai tháng và 10 ngày sau khi nhận tờ khai năm) Bước 4: Thực hiện và xử lý lỗi kê khai (ngay sau khi xử lý tờ khai thuế) Bước 5: Lưu trữ tờ khai (Ngay sau khi xử lý xong) Bước 6: Theo dõi thu nộp tiền thuế (hàng tháng) Bước 7: Kế toán tiền thuế ĐTNT (hàng tháng trước ngày 5 của tháng tiếp theo) Bước 8: Báo cáo tình hình kê khai, nộp thuế (10 ngày sau khi kết thúc hạn nộp tờ khai thuế) 4. Quy trình đôn đốc kê khai và xử phạt vi phạm về kê khai thuế: Bước 1: Nhắc nhở ĐTNT chậm nộp tờ khai thuế (Quá hạn nộp trong vòng 5 ngày làm việc) Bước 2: Xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi liên quan đến nộp tờ khai (Tờ khai nộp chậm trong vòng 10 ngày làm việc hoặc không nộp trên 10 ngày làm việc Bước 3: ấn định số thuế phải nộp do không nộp tờ khai (Tờ khai không nộp sau 10 ngày ra quyết định xử phạt vi phạm) Bước 4: Báo cáo (hàng tháng) Bước 5: Lưu hồ sơ (Sau khi xử lý vi phạm) 5. Quy trình đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế: Bước 1: Nhắc nhở nộp thuế (10 ngày sau khi hết hạn nộp thuế) Bước 2: Phạt nộp chậm tiền thuế (Ngày 10 hàng tháng ) Bước 3: Lập báo cáo về các ĐTNT còn nợ thuế (Ngày 5 tháng đầu quý) Bước 4: Phân loại các khoản nợ (Ngày 5 tháng đầu quý) Bước 5: Lập kế hoạch và phân công thu nợ (Ngày 5 tháng đầu quý và các tháng tron quý) Bước 6: Lập nhật ký theo dõi và đôn đốc thu nợ (Ngay sau khi được phân công) Bước 7: Thực hiện các biện pháp thu nợ (Trong khoảng thời gian được phân công thu nợ) Bước 8: Theo dõi kết quả thu nợ (Hàng tháng) Bước 9: Báo cáo kết quả (Hàng quý, ngày 15 tháng đầu quý sau) Bước 10: Lưu trữ hồ sơ (Sau khi xử lý xong khoản nợ) 6. Quy trình thanh tra kiểm tra: Bước 1: Lập kế hoạch thanh tra: - Lập kế hoạch thanh tra kiểm tra năm tại Tổng cục thuế (trước 30/9 hàng năm) - Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm tại Cục thuế (trước 20/10 hàng năm) - Giao KH thanh tra năm (trước 31/12 hàng năm) - Phân bổ KH thực hiện thanh tra theo quý tháng (ngày 15 tháng đầu quý) - Điều chỉnh KH thanh tra năm (ngày 30/9 năm KH) Bước 2: Thực hiện thanh tra, kiểm tra: - Chuẩn bị thanh tra, kiểm tra: + Tập hợp thông tin chi tiết về doanh nghiệp (Trước khi ban hành QĐ thanh tra ĐTNT) +Phân tích thông tin (Trước khi ban hành QĐ thanh tra ĐTNT) - Ban hành quyết đinh thanh tra kiểm tra (Trước khi thực hiện thanh tra 7 ngày hoặc kiểm tra 3 ngày) + Công bố QĐ thanh tra kiểm tra cho ĐTNT (Sau 7 ngày (thanh tra), 3 ngày (kiểm tra) kể từ khi ĐTNT nhận thông báo, quyết định thanh tra của cơ quan thuế gửi đến) + Thu hồi QĐ thanh tra, kiểm tra (Sau khi ban hành quyết định nhưng chưa thực hiện thanh tra) - Lập nhật ký thanh tra, kiểm tra (Trong toàn bộ thời gian thực hiện thanh tra, kiểm tra tại trụ sở ĐTNT) +Kiểm tra đối chiếu số liệu tổng hợp +Kiểm tra chi tiết, lập hồ sơ chứng lý +Phát sinh yêu cầu trong quá trình thanh tra, kiểm tra +Lập biên bản thanh tra +Xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra - Thực hiện thanh tra, kiểm tra (Trong thời hạn thanh tra, kiểm tra) - Xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra (10 ngày sau khi lập biên bản, báo cáo thanh tra) - Báo cáo kết quả cuộc thanh tra (Chậm nhất 15 ngày sau khi kết thúc thanh tra, kiểm tra) Bước 3: Báo cáo thực hiện KH thanh tra: - Báo cáo kết quả thực hiện thanh tra (Ngày 15 tháng đầu quý sau (báo cáo quý), Ngày 10 tháng sau (báo cáo tháng)) - Lưu hồ sơ (Ngay sau khi kết thúc cuộc thanh tra) CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CỤC THUẾ HÀ NỘI 2.1. Thực trạng hoạt động và thực thi ngân sách của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế quốc dân trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm khuyến khích hoạt động đầu tư nước ngoài. Sau 17 năm Việt Nam thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài (() Tính từ thời điểm Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lần đầu tiên (ngày 29/12/1987) đến năm 2004 ), tính đến thời điểm tháng 12 năm 2004, có tất cả 6.164 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng kí đạt 48,08 tỉ đô-la Mĩ và số vốn pháp định 23,41 tỉ đô-la Mĩ (() Không kể vốn đầu tư đăng kí bổ sung cho các dự án đã cấp giấy phép của các năm trước và các dự án của VIETSOPETRO ) (Tham khảo Bảng 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép giai đoạn 1998 – 2004). Phần lớn số vốn này (59%) do các nhà đầu tư Châu Á đầu tư vào Việt Nam, trong đó các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á (Association of South-East Asian Nations - ASEAN) chiếm khoảng 1/3. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, lượng vốn đầu tư của các quốc gia Tây Âu và Bắc Mĩ cũng đã tăng lên nhanh chóng (Tham khảo Bảng 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép giai đoạn 1998 – 2003 phân theo nước đầu tư). Xét về cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế, vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung trong khối ngành công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp chế biến) với khoảng 67% số dự án được cấp phép và 63% số vốn đầu tư đăng kí. Ngành thương mại dịch vụ cũng thu hút được hơn 28% lượng vốn đầu tư nước ngoài. Điều này cho thấy dòng vốn đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào những ngành, lĩnh vực có khả năng thu lợi nhuận cao, dễ thu hồi vốn (sản xuất hóa mĩ phẩm, thực phẩm…), dễ khai thác thị trường trong nước (sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy…) hoặc những lĩnh vực có tiềm năng nhưng chưa được khai thác (du lịch, khách sạn…). Hình 1: TỈ TRỌNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Mặc dù chủ yếu tập trung tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu (chiếm hơn 76% tổng vốn đầu tư của cả nước) nhưng nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng đã góp phần không nhỏ phát triển kinh tế của mọi vùng miền trên cả nước, tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động… Hoạt động đầu tư nước ngoài cũng đã đóng góp đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước: khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hiện chiếm 36,4% giá trị sản lượng công nghiệp (tương đương với khu vực doanh nghiệp Nhà nước). Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 100% lĩnh vực khai thác dầu thô, sản xuất ô tô, điện tử điện lạnh cao cấp; chiếm 60% sản lượng thép cán; 33% giá trị máy móc thiết bị điện, điện tử sản xuất hàng năm; 76% dụng cụ y tế chính xác; 55% sản lượng sợi các loại; 49% sản lượng da giày… Ngoài việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường cho hàng hóa Việt Nam, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và cải thiện cán cân thương mại… hoạt động đầu tư nước ngoài còn đóng góp khoảng 7% tổng thu Ngân sách Nhà nước hàng năm. Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước và sự tăng trưởng của hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tổng thu Ngân sách Nhà nước từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng đều hàng năm. Nếu năm 1996, số thuế nộp Ngân sách (không bao gồm thuế thu nhập cá nhân và thu từ dầu thô) của khu vực này mới chỉ đạt 2.969 tỉ đồng thì đến năm 2004, đã tăng lên 14.740 tỉ đồng (gấp 4,96 lần). Đồng thời, nhờ việc đầu tư khai thác dầu khí hiệu quả của các công ty nước ngoài, số thu từ dầu thô của Nhà nước cũng tăng trưởng nhanh chóng (từ 7.300 tỉ đồng trong năm 1996, tăng lên 46.724 tỉ đồng trong năm 2004 – gấp 6,40 lần). Hình 2: KẾT QUẢ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ KHU VỰC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (1996 – 2004) Nguồn: Tổng Cục Thuế Việt Nam Song song với việc tăng trưởng về số thu, cơ cấu thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã có sự phát triển về chất. Sự phát triển này thể hiện rất rõ trong 3 năm gần đây với sự tăng trưởng cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối của số thu thuế không bao gồm thu từ dầu thô trong tổng thu. Cụ thể: năm 2002, số thu thuế không gồm thu từ dầu thô và thuế thu nhập cá nhân đạt 5.118 tỉ đồng, chiếm 16,5% tổng thu đầu tư nước ngoài. Sang năm 2003, số thu này đạt 9.505 tỉ, chiếm 22,2% và năm 2004 tăng lên 14.740 tỉ đồng, chiếm 24,0% tổng thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Tuy nhiên số thu thuế Thu nhập doanh nghiệp và thuế chuyển lợi nhuận chỉ chiếm một tỉ trọng không lớn trong số thu thuế không bao gồm thu từ dầu thô (khoảng 33,5%). Điều này thường được giải thích do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa thật hiệu quả. Tuy nhiên, để có một nhận xét cụ thể hơn về hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cần tham khảo kết quả thống kê của Tổng Cục Thống kê trong Bảng 3: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000 – 2002). Như vậy, mặc dù có lợi thế trình độ công nghệ, trình độ quản lí, kinh nghiệm kinh doanh… nhưng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn kinh doanh kém hiệu quả hơn các doanh nghiệp thuộc các khu vực kinh tế khác của Việt Nam (() Trong giai đoạn 2000 – 2002, tỉ lệ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài bị lỗ nhiều gấp từ 2,4 đến 3,4 lần doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh bị lỗ. ) (Tham khảo Bảng 3: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000 – 2002). B ẢNG 1: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC CẤP PHÉP GIAI ĐOẠN 1998 – 2004 SỐ DỰ ÁN TỔNG VỐN ĐĂNG KÝ (Triệu đô la Mĩ) T.đó: VỐN PHÁP ĐỊNH (Triệu đô la Mĩ) Tổng số 6.164 48.081,3 23.413,4 1988-1990 214 1.582,0 1.007,4 1988 37 321,8 288,4 1989 69 525,2 311,5 1990 108 735,0 407,5 1991-1995 1.397 16.485,0 8.606,1 1991 151 1.275,0 663,6 1992 197 2.027,0 1.418,0 1993 274 2.589,0 1.468,5 1994 367 3.746,0 1.899,0 1995 408 6.848,0 3.157,0 1996-2000 1.730 21.597,2 9.978,7 1996 387 8.979,0 3.280,0 1997 358 4.894,2 2.404,4 1998 285 4.138,0 1.976,0 1999 311 1.568,0 693,3 2000 389 2.018,0 1.625,0 2001-2004 2.823 8.417,1 3.821,2 2001 550 2.592,0 1.044,1 2002 802 1.621,0 721,4 2003 748 1.899,6 933,3 2004 723 2.304,5 1.122,4 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Ghi chú: Số liệu trên không bao gồm vốn đầu tư bổ sung cho các dự án đã cấp giấy phép của các năm trước, các dự án của VIETSOPETRO. B ẢNG 2: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC CẤP PHÉP GIAI ĐOẠN 1998 – 2003 PHÂN THEO NƯỚC ĐẦU TƯ Đơn vị: triệu đô-la Mĩ TT NƯỚC ĐẦU TƯ SỐ DỰ ÁN TỔNG VỐN ĐĂNG KÝ VỐN PHÁP ĐỊNH 1 Xinh-ga-po 357 7.399,1 2.576,2 2 Hàn Quốc 762 4.113,0 1.718,1 3 Nhật Bản 493 4.032,5 2.167,3 4 Pháp 186 2.415,6 1.394,3 5 Hà Lan 67 1.884,5 1.280,8 6 Anh 72 1.787,5 930,5 7 Liên bang Nga 84 1.726,3 1.128,8 8 Hoa Kỳ 225 1.710,3 876,6 9 Thái Lan 162 1.296,1 507,9 10 Ma-lai-xi-a 164 1.131,3 549,7 11 Úc 132 1.071,4 883,9 12 Thuỵ Sĩ 42 679,5 303,7 13 Pa-na-ma 8 676,0 209,6 14 CHND Trung Quốc 303 481,8 300,4 15 CHLB Đức 63 364,3 141,9 16 Thuỵ Điển 12 355,4 341,0 17 Quần đảo Cây-men 12 341,8 157,7 18 Phi-líp-pin 30 265,7 149,0 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Ghi chú: Số liệu trên không bao gồm vốn đầu tư bổ sung cho các dự án đã cấp giấy phép của các năm trước, các dự án của VIETSOPETRO và chỉ gồm các nước đầu tư trên 100 triệu đô-la Mĩ vốn pháp định. B ẢNG 3: HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2002 KHU VỰC KINH TẾ Ðơn vị tính 2000 2001 2002 1. Khu vực DNNN nước 1.1. Số DN SXKD bị lỗ DN 1.005 894 787 1.1. Tỉ lệ so với tổng số DN % 17,5 16,7 14,7 1.3. Tổng mức lỗ Tỉ đồng 3.299 3.411 3.171 1.4. Lỗ bình quân 1 DN Tỉ đồng 3 4 4 1.5. Tổng mức lỗ so với tổng mức lãi % 15,8 14,5 10,9 1.6. Số DN SXKD có lãi DN 4.539 4.249 4.450 1.7. Tỉ lệ so với tổng số DN % 78,8 79,4 83,0 1.8. Tổng mức lãi Tỉ đồng 20.865 23.557 29.131 1.9. Lãi bình quân 1 DN Tỉ đồng 5 6 7 1.10. Tổng mức lãi so với tổng doanh thu % 4,7 4,9 4,7 2. Khu vực DN ngoài quốc doanh 2.1. Số DN SXKD bị lỗ DN 6.370 8.316 11.292 2.2. Tỉ lệ so với tổng số DN % 18,2 18,8 20,4 2.2. Tổng mức lỗ Tỉ đồng 1.127 1.074 1.539 2.4. Lỗ bình quân 1 DN Tỉ đồng 0 0 0 2.5. Tổng mức lỗ so với tổng mức lãi % 35,6 22,6 21,9 2.6. Số DN SXKD có lãi DN 27.916 32.593 41.743 2.7. Tỉ lệ so với tổng số DN % 79,8 73,6 75,6 2.8. Tổng mức lãi Tỉ đồng 3.168 4.753 7.024 2.9. Lãi bình quân 1 DN Tỉ đồng 0 0 0 2.10. Tổng mức lãi so với tổng doanh thu % 1,6 1,7 1,9 3. Khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài 3.1. Số DN SXKD bị lỗ DN 824 1.003 1.150 3.2. Tỉ lệ so với tổng số DN % 54,0 49,9 49,8 3.3. Tổng mức lỗ Tỉ đồng 7.800 6.907 6.248 3.3. Lỗ bình quân 1 DN Tỉ đồng 10 7 5 3.5. Tổng mức lỗ so với tổng mức lãi % 26,6 22,8 16,9 3.6. Số DN SXKD có lãi DN 656 783 1.074 3.7. Tỉ lệ so với tổng số DN % 43,0 38,9 46,5 3.8. Tổng mức lãi Tỉ đồng 29.342 30.328 37.040 3.9. Lãi bình quân 1 DN Tỉ đồng 45 39 35 3.10. Tổng mức lãi so với tổng doanh thu % 18,1 16,9 16,4 Nguồn: Tổng Cục Thống kê 2.2. Thực trạng hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế TP Hà Nội Bảng 4: Kết quả công tác thu thuế giai đoạn 1999-2005 Năm Thuế TNDN (VN đồng) Tổng số thu thuế (VN đồng) TTNDN/TST (%) %Tăng TTNDN 2000 3.360.836.276.041 11.181.117.437.092 30,06 22,40 2001 4.176.641.929.723 12.160.539.769.936 34,35 24,27 2002 6.084.820.552.918 14.555.413.362.029 41,80 45,68 2003 7.256.003.688.766 16.362.960.213.840 44,34 19,25 2004 9.166.721.515.186 21.237.245.737.467 43,16 26,33 2005 9.520.199.409.043 26.341.850.276.656 36,14 3,86 Nguồn: Cục thuế TP Hà Nội Trong giai đoạn từ 1999 – 2005, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, sự đổi mới của đất nước, thuế lại càng khẳng định là một nguồn thu quan trọng của đất nước. Thu thuế tại Cục thuế TP Hà Nội tăng dần qua các năm. Đặc biệt tăng nhanh trong những năm gần đây: 2002, 2003, 2004. Có được thành quả này là do được sự quan tâm và lãnh đạo của Đảng và Chính phủ tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Chính vì vậy số doanh nghiệp tăng lên một cách chóng mặt. Tạo ra nguồn thu lớn cho NSNN. Thêm vào đó là công tác quản lý thuế ngày càng được hoàn thiện. Đây có thể được coi là một điểm đáng mừng trong công tác quản lý thuế tại Cục thuế TP Hà Nội. Từ số liệu cho thấy sự đóng góp của thuế thu nhập doanh nghiệp cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng thu ngành thuế quản lý. Thông thường khoản thuế này chiếm trên dưới 40% tổng số thu do Cục thuế quản lý. Đây là một nguồn thu quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của nguồn thu ngân sách. Phần tăng của tổng số thu thuế chủ yếu là do tăng thuế thu nhập doanh nghiệp. Có thể đưa ra bảng trích dẫn sau: Bảng 5:Tình hình biến động Tổng số thu thuế và thuế TNDN trong giai đoạn 1999-2005: Năm Tăng tổng số thu thuế TNDN so với năm trước (VN đồng) Tăng tổng số thu thuế so với năm trước (VN đồng) 2000 1.849.675.683.188 1.783.214.727.521 2001 815.805.653.682 979.422.332.844 2002 1.908.178.623.195 2.394.873.592.093 2003 1.171.183.135.848 1.807.546.851.811 2004 1.910.717.826.420 4.874.285.523.627 2005 353.477.893.857 5.104.604.539.189 Nguồn: Cục thuế TP Hà Nội Như vậy, nhìn vào bảng số liệu ta thấy khoản tăng thu thuế gẫn xấp xỉ tăng thuế thu nhập doanh nghiệp. Đặc biệt năm 2000 số tăng thu thuế thu nhập doanh nghiệp còn cao hơn số tăng thu thuế (tăng thu thuế thu nhập doanh nghiệp là:1.849.675.683.188 (VN đồng) trong khi tăng tổng thu thuế chỉ đạt: 1.783.214.727.521 (VN đồng)). Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế vì số doanh nghiệp hiện nay của nước ta rất lớn, các doanh nghiệp thường xuyên mở rộng hoạt động kinh doanh và hầu hết các doanh nghiệp đều có lãi, phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Hơn nữa thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tương đối cao: Trước năm 2004 thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong nước là: 32%, đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 25%. Sau năm 2004 áp dụng thuế suất chung cho tất cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu thành lập và hoạt động từ năm 2004 là: 28%. Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế đang trên đà phát triển của nước ta. Với những chính sách ưu đãi, Nhà nước luôn tim mọi biện pháp để thu hút một cách tối đa nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy dòng vốn này chảy vào nước ta ngày càng nhiều, không những là các nước trong khu vực mà còn rất nhiều nước phát triển trên thế giới cũng đầu tư vào Việt Nam. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoại tại Việt Nam tăng mạnh trong những năm gần đây: năm 2002 là: 1480 doanh nghiệp ( trong đó có 656 doanh nghiệp kinh doanh có lãi) ; năm 2003 là: 1786 doanh nghiệp (trong đó có 783 doanh nghiệp kinh doanh có lãi), năm 2004 là: 2224 doanh nghiệp( trong đó có 1074 doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Tuy dòng vốn này vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu trong thời ký công nghiệp hoá hiện đại hoá như hiện nay, nhưng nhìn chung doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, làm tăng thu ngân sách cho nhà nước. Sau đây là kết quả của công tác thu thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục thuế TP Hà Nội, và qua đó xem xét tỷ trọng thu thuế tronglĩnh vực này với tổng số thu thuế của Cục thuế TP Hà Nội, từ đó đánh giá hoạt động đầu tư nước ngoài và tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước. Bảng 6: Kết quả thu thuế đối với doanh nghiệp FDI Năm Thu thuế của các DN FDI (VN đồng) Tổng số thu thuế (VN đồng) Thuế của DN FDI/ Tổng thu thuế (%) % Tăng thu thuế của DN FDI so với năm trước 1999 675.112.677.972 9.397.902.709.571 7,18 2000 798.760.474.706 11.181.117.437.092 7,14 18,32 2001 931.878.957.468 12.160.539.769.936 7,66 16,67 2002 1.238.392.913.791 14.555.413.362.029 8,51 32,89 2003 1.951.040.695.214 16.362.960.213.840 11,92 57,55 2004 4.020.153.372.185 21.237.245.737.467 18,93 106,05 2005 5.885.907.360.063 26.341.850.276.656 22,34 46,41 Nguồn : Cục thuế TP Hà Nội Trong giai đoạn 1999-2005 thu thuế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng dần. Đặc biệt tăng nhanh trong năm 2004 ( gấp hơn 2 lần so với năm 2003). Tuy nhiên trong năm 2005 nguồn thu này lại có xu hướng tăng ít do một số doanh nghiệp chuyển địa điểm kinh doanh, do hết hạn hợp đồng hợp tác kinh doanh, mặt khác do việc tiêu thụ ô tô rất chậm (nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu Ngân sách từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) nên khả năng thu Ngân sách từ khu vực này không đạt được dự toán. Cũng như các doanh nghiệp khác, nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vấn đề này được đối chiếu với bảng dữ liệu sau: Bảng 7: Kết quả thu thuế TNDN của doanh nghiệp FDI Năm Thu thuế của các DN FDI (VN đồng) Thu thuế TNDN của DN FDI (VN đồng) Thuế TNDN/ Tổng thu thuế của DN FDI (%) % tăng thuế TNDN của DN FDI 1999 675.112.677.972 132.587.880.943 19,64 2000 798.760.474.706 205.456.010.113 25,72 54,96 2001 931.878.957.468 318.728.259.527 34,20 55,13 2002 1.238.392.913.791 395.429.080.681 31,93 24,06 2003 1.951.040.695.214 407.129.561.830 20,87 2,96 2004 4.020.153.372.185 846.382.876.785 21,05 107,89 2005 5.885.907.360.063 1.139.130.295.092 19,35 34,58 Nguồn: Cục thuế TP Hà Nội Thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm từ 20-30% tổng số thu thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nó không lớn bằng con số so với toàn bộ các doanh nghiệp như đã tính ở bảng trên (30-40%) nhưng số thu thuế TNDN của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng qua các năm, năm 2000 và 2001 tăng mạnh, năm 2002 và 2003 có tăng nhưng tăng chậm. Và đặc biệt năm 2004 tăng mạnh (gấp hơn 2 lần so với năm 2003). Việc tăng mạnh trong năm 2004 có thể do nhiều nguyên nhân, và đây là một trong số nguyên nhân làm số thu thuế thu nhập doanh nghiệp trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh: + Số lượng các doanh nghiệp có lãi tăng nhanh so với các năm, hơn nữa trong những năm trước các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu sinh lãi vì vậy phải có nghĩa vụ nộp thuế, cho đến 2004 thì các doanh nghiệp đã chuyển hết lỗ của các năm trước đó rồi. + Việc áp dụng mức thuế suất 28% cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài băt đầu thành lập và hoạt động trong năm 2004 cũng dẫn đến hiện tượng thu thuế thu nhập doanh nghiệp tăng lên trong năm. + Nguyên nhân nữa là do các doanh nghiệp đã hết thời gian miễn giảm thuế + Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác. Công tác thanh tra thuế Nhận thức thanh tra là một chức năng cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý thuế. Vì vậy ngay từ khi thành lập, Cục thuế đã chú trọng xây dựng hệ thống thanh tra ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Nhờ các nỗ lực hết sức của mình, công tác thanh tra tại Cục thuế TP Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng khích lệ sau: Bảng 8:Kết quả thanh tra đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Năm Số DN thanh tra Tổng tăng thu cho NSNN (triệu đồng) Tổng tăng thu thuế TNDN cho NSNN (triệu đồng) 2001 86 55131 13599 2002 96 41571 11489 2003 125 61109 21026 2004 153 27328 9242 2005 107 27091 5576 Nguồn: Cục thuế TP Hà Nội Qua bảng phân tích cho ta thấy: số doanh nghiệp phải thanh tra ngày càng tăng đặc biệt trong năm 2004 (tăng gần gấp 2 lần so vơi năm 2001), điều đó cho thấy công tác thanh tra đã được mở ra trên diện rộng. Do cán bộ ngành thuế ngày càng đông đảo, trình độ chuyên môn càng ngày càng nâng cao. Số thuế truy thu được qua công tác thanh tra thì có xu hướng giảm (năm 2003 là 21026 triệu đồng nhưng đến năm 2005 con số này chỉ còn là: 5576 triệu đồng), điều đó chứng tỏ ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp ngày càng cao. Nhờ đẩy mạnh công tác thanh tra xử lý các vi phạm về thuế đã góp phận răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm, gian lận về thuế; Trước tiên là ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng thành lập “doanh nghiệp ma”. Góp phần làm cho việc thực thi các luật và chính sách thuế đạt kết quả tốt hơn. Góp phần tạo lập công bằng về nghĩa vụ thuế, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Cùng với các biện pháp tuyên truyền hỗ trợ, công tác thanh tra thuế góp phần nâng cao dần tính tuân thủ tự giác trong việc chấp hành các chính sách thuế của các ĐTNT. Điều này được chứng minh là số truy thu thuế có xu hướng ngày càng giảm trong những năm gần đây, mặc dù số doanh nghiêp phải thanh tra ngày càng tăng. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn hiện tượng gian lận thuế. Số doanh nghiệp phải thanh tra vẫn lớn. Vì vậy vừa làm thất thu NSNN, vừa chưa thật sự bảo đảm công bằng xã hội và tính nghiêm minh về pháp luật thuế. Công tác thu nợ và cưỡng chế thuế Cùng với kết quả đáng khích lệ của các công tác khác, công tác thu nợ và cưỡng chế thuế cũng được thực hiện tốt. Cục thuế TP Hà Nội triển khai quy trình thu nợ và cưỡng chế thuế một cách chặt chẽ và sát sao. Kết quả là số nợ đọng thuế ngày càng giảm từ 6% tổng thu ngân sách những năm trước đó xuống còn 2%-4% tổng thu ngân sách trong thời gian gần đây. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ý thức tuân thủ pháp luật rất tốt, tỷ lệ nợ đọng thuế chỉ còn dưới mức 3% tổng thu ngân sách. Tuy nhiên tình trạng các doanh nghiệp còn chây ỳ vẫn còn. Hiện tượng này do nhiều nguyên nhân khác nhau: có doanh nghiệp do khó khăn trong hoạt động kinh doanh nên không có khả năng nộp thuế đúng thời hạn, trong khi đó có doanh nghiệp thì lợi dụng các chính sách hoặc sự ưu đãi cố tình chây ỳ, trì hoãn nộp thuế. Mặt khác, vấn đề này cũng do luật quản lý thuế của nước ta mới có quy định về phạt nộp chậm tiền thuế là: “ Nộp chậm tiền thuế, tiền phạt so với ngày quy định phải nộp hoặc quyết định xử lý về thuế thì ngoài việc nộp đủ số thuế, số tiền phạt, mỗi ngày nộp chậm cò

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuyen de.doc