- Quá trình hoạt động được sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Chi nhánh NHNN nên mọi vướng mắc phát sinh trong quá trình thanh tra đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn được xử lý kịp thời.
Tuy nhiên, theo cơ chế này thanh tra chi nhánh cũng gặp phải những khó khăn. Đó là do diện và tầm quản lý của thanh tra NHNN trên một phạm vi rộng lớn, bao quát nhiều lĩnh vực nên đề cương, chương trình công tác khi áp dụng cho các tỉnh thì quá rộng về nội dung và đối tượng thanh tra. Vì vậy, khi tổ chức thực hiện, thanh tra chi nhánh không đủ thời gian và lực lượng để tiến hành. Hơn nữa, đề cương thanh tra áp dụng chung cho toàn quốc sẽ không tránh khỏi sự bất cập do điều kiện khác nhau tại các địa phương gây ra. Chính vì vậy, tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” đã xảy ra trong hoạt động thanh tra đối với các NHTM trên địa bàn.
82 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường hoạt động thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chưa nhận thức đầy đủ về nó, chưa có kiến thức và kinh nghiệm trong quản lý vĩ mô, chưa biết sử dụng vai trò của nhà nước và công cụ thanh tra của ngân hàng nhà nước trong việc quản lý và giám sát mọi hoạt động của tổ chức tín dụng. Tuy đã phải trả một cái giá khá đắt, nhưng qua đó chúng ta đã rút ra cho mình một bài học kinh nghiệm để vững vàng hơn trong quản lý hoạt động kinh doanh tiền tệ trong những năm sau đó.
2.2.2- Sau khi có pháp lệnh thanh tra năm 1990 đến năm 2004:
- Năm 1990 được coi là năm kết thúc quá trình thử nghiệm đổi mới hoạt động ngân hàng theo mô hình hai cấp. Nhìn lại chặng đường đã đi qua, chúng ta đã rút ra được những bài học kinh nghiệm để tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn, kết hợp với học hỏi công nghệ quản lý ngân hàng của các nước trên thế giới và trong khu vực. Trên cơ sở đó có cơ sở khoa học vững vàng để hoạch định và đề ra được chiến lược phát triển ngân hàng, cùng với những luật lệ và cơ cấu tổ chức chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tiền tệ nói chung, hoạt động của các ngân hàng thương mại nói riêng đi đúng quỹ đạo của nó: An toàn, hiệu quả, lấy lại niềm tin của công chúng. Từ đó tạo đà cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
- Năm 1990 là năm ra đời pháp lệnh thanh tra, được công bố ngày 1/4/1990 và có hiệu lực từ 1/6/1990. Sự kiện này đánh dấu và ghi nhận sự thay đổi nhận thức của các nhà quản lý đối với công cụ thanh tra “là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước; Là phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nước, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa” (34). Pháp lệnh cũng quy định rõ thanh tra bộ, thanh tra các ngành cũng nằm trong hệ thống thanh tra và đương nhiên nằm trong phạm vi điều chỉnh của pháp lệnh thanh tra. Năm 1990, hội đồng nhà nước đã cho ra đời hai văn bản pháp lý cao nhất trong lịch sử hoạt động ngân hàng tính đến thời điểm đó là Pháp lệnh ngân hàng nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Hai pháp lệnh được công bố tháng 5 năm 1990 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 1990 đã đánh dấu một bước quan trọng tạo môi trường và hành lang pháp lý để điều chỉnh các hành vi trong hoạt động ngân hàng. Mở đường cho việc luật hoá hoạt động ngân hàng về sau này.
2.2.3- Sau khi có Luật thanh tra năm 2004 đến nay:
Ngày 15/6/2004 Quốc hội ban hành Luật thanh tra, có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 10 năm 2004. Từ đó đến nay, cơ cấu tổ chức thanh tra NHNN đã có những bước phát triển vượt bậc. Sự ra đời của Luật Thanh tra đã tạo ra căn cứ pháp lý đầy đủ cho hoạt động của Thanh tra nói chung và Thanh tra Ngân hàng nói riêng. Ngày 26/8/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị định 96/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam, trong đó quy định Thanh tra, giám sát ngân hàng là cơ quan thuộc NHNN Việt Nam chứ không phải là vụ cục của NHNN như trước đây nên mức độ độc lập cao hơn. Tiếp đó, ngày 27/5/2009 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam. Quyết định này đã quy định rõ nhiệm vụ của Thanh tra giám sát ngân hàng, mở rộng hơn nhiều về chức năng, quyền hạn của Thanh tra NHNN so với trước đây.
Theo quy định tại Quyết định 83/2009/QĐ-TTg, chức năng nhiệm vụ của cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng là thực hiện chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát chuyên ngành về ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của NHNN; tham mưu, giúp Thống đốc quản lý nhà nước đối với các TCTD, tổ chức tài chính quy mô nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; và thực hiện phòng chống rửa tiền theo quy định của pháp luật. Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng có 8 Vụ, Cục chức năng thực hiện các nhiệm vụ được giao. Các chức năng nhiệm vụ của cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng được mở rộng hơn nhiều so với thanh tra NHNN trước đây, như: xây dựng và trình Thống đốc để trình Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, chiến lược, quy hoạch, mục tiêu quốc gia về phát triển hệ thống các TCTD (trước đây chức năng này thuộc về Vụ Pháp chế và Vụ Các Ngân hàng); quản lý đối với các TCTD hợp tác (Vụ Các Tổ chức tín dụng hợp tác giải tán và chuyển chức năng này sang cho Thanh tra giám sát ngân hàng); thực hiện chức năng phòng chống rửa tiền theo quy định của pháp luật (chức năng mới)... Trong các chức năng mới quy định cho Cơ quan giám sát ngân hàng, đáng chú ý có chức năng cấp giấy phép thành lập cho các TCTD (Vụ Các Ngân hàng giải tán và chuyển chức năng này sang cho Thanh tra giám sát ngân hàng), đây là vấn đề còn cần có thời gian để nghiên cứu kinh nghiệm trong thực tế, bởi vì Thanh tra giám sát ngân hàng vừa cấp phép thành lập vừa thanh tra và rút giấy phép hoạt động của các TCTD thì có thể dẫn đến mâu thuẫn về chức năng (rút giấy phép rồi lại có thể cấp lại giấy phép trong cùng một cơ quan có thể dẫn tới không minh bạch trong việc thành lập các TCTD).
Với chức năng nhiệm vụ được giao ngày một nhiều hơn, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng được thành lập trụ sở hoạt động riêng (tại Vườn Đào-Phú Thượng-Tây Hồ-Hà nội), có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Thanh tra NHNN được tổ chức ngày một chuyên nghiệp và chuyên biệt hơn, hoạt động thanh tra và giám sát ngân hàng ngày càng hướng theo quy chuẩn và thông lệ quốc tế, tiến tới hình thành Cơ quan giám sát tài chính tiền tệ quốc gia trong tương lai.
2.2.3- Thực trạng hoạt động thanh tra của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nghệ An:
2.3.1.1. Về tổ chức bộ máy:
Từ năm 1990 đến 1996, chi nhánh NHNN tỉnh hoạt động theo quy chế tổ chức ban hành tại Quyết định số 72/NH- QĐ ngày 07/09/1990 của Thống đốc NHNN với 8 nhiệm vụ, trong đó nhiệm vụ thứ 8 quy định: Thực hiện thanh tra định kỳ và đột xuất các TCTD trên địa bàn trong việc chấp hành pháp lệnh và các quy định của NHNN Trung ương về tiền tệ, tín dụng, thanh toán ngoại hối và Ngân hàng theo quy chế thanh tra của NHNN, và trong cơ cấu tổ chức bộ máy Chi nhánh NHNN tỉnh tổ chức thanh tra Ngân hàng. Quy chế này mặc dù cũng đã xác định nhiệm vụ thanh tra của NHNN đặt đúng vị trí tổ chức thanh tra trong cơ cấu bộ máy nhưng chưa quy định rõ ràng trách nhiệm về công tác thanh tra của Giám đốc Chi nhánh NHNN tỉnh. Hơn nữa nhiệm vụ thanh tra chưa đặt đúng vị trí tầm quan trọng của nó trong các nhiệm vụ của chi nhánh NHNN khi quy định nó là cơ quan đại diện của NHNN Việt nam thực hiện chức năng nhiệm vụ của NHNN Địa phương.
Năm 1999 Thống đốc NHNN ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNN tỉnh theo quyết định số 25/1999/QĐ- NHNN9 thay cho quyết định số 361/QĐ-NH9. Theo quy chế này, những nhược điểm trước đây đã được khắc phục một bước đáng kể. Đã xác định rõ hơn trách nhiệm của Giám đốc chi nhánh NHNN đối với việc chỉ đạo công tác thanh tra đối với các TCTD trên địa bàn. Phân rõ hơn trách nhiệm của thanh tra NHNN Trung ương và của Giám đốc chi nhánh NHNN tỉnh; Đồng thời mở rộng hơn quyền hạn của giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý, xử lý cán bộ kể cả số cán bộ các chi nhánh NHTM trên địa bàn, nêu rõ trách nhiệm của chi nhánh trong việc cho phép mở, thành lập mới tổ chức hay chi nhánh của TCTD trên địa bàn. Đây là nội dung hết sức mới , cần thiết và đáp ứng được các kiến nghị và đề xuất của các chi nhánh NHNN tỉnh từ lâu nay. Một điểm mới nữa của quy chế này đó là việc đặt tổ chức thanh tra chi nhánh NHNN là vị trí số 1trong cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNN tỉnh, đây không chỉ đơn thuần là việc ghi chép số thứ tự thuần tuý mà thể hiện sự đổi mới trong nhận thức của NHNN Trung ương đối với vị trí và tầm quan trọng của công tác thanh tra. Quá trình đổi mới về nhận thức , tư duy, khắc phục 1 bước về cơ cấu tổ chức cũng như nhiệm vụ của chi nhánh NHNN tỉnh cũng chính là nhằm mục đích đổi mới và tăng cường một bước hiệu lực của thanh tra của chi nhánh.
Năm 2004 Thống đốc NHNN ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của NHNN Chi nhánh tỉnh thành phố trực thuộc trung ương theo quyết định số 1440/2004/QĐ-NHNN thay thế cho quyết định số 25/1999/QĐ- NHNN9. Quy chế mới này tiếp tục làm rõ hơn vai trò, chức năng nhiệm vụ của thanh tra chi nhánh trong chức năng, nhiệm vụ của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố. Theo đó thanh tra NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện thanh tra, kiểm tra định kỳ và bất thường về tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn được phân công trong việc chấp hành pháp luật của Nhà nước và quy định của Ngân hàng Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác. Từ đó đến nay, cơ cấu tổ chức của Thanh tra NHNN Chi nhánh tỉnh Nghệ An có những bước phát triển nhanh chóng, nhất là về công tác nhân sự. Từ năm 2004 đến nay, thanh tra NHNN Chi nhánh tỉnh Nghệ An đã liên tục tuyển dụng cán bộ trẻ được đào tạo bài bản có năng lực và phẩm chất tốt, số lượng cán bộ thanh tra từ chỗ chỉ có 8 người năm 2004 đến năm 2008 đã tăng lên 16 người. Diễn biến về cán bộ Thanh tra NHNN Nghệ An được biểu thị qua bảng sau:
Biểu số 4: Diễn biến về cán bộ thanh tra NHNN tỉnh Nghệ An
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
- Tổng số cán bộ thanh tra:
+ Nam:
+ Nữ:
8
4
4
11
7
4
13
10
3
15
12
3
16
12
4
- Bổ nhiệm thanh tra
- Cấp II
- Cấp I
2
2
10
10
2
8
1
6
- Độ tuổi:
+ Dưới 30 tuổi:
+ Từ 31 đến 40 tuổi:
+ Trên 40 tuổi:
3
3
2
6
3
2
8
4
1
10
4
1
11
4
1
- Trình độ chính trị:
+ Đảng viên:
+ Trung cấp chính trị:
4
2
6
3
6
3
5
3
5
3
- Trình độ chuyên môn:
+ Đại học:
+ Cao đẳng:
8
0
11
0
13
0
15
0
16
0
- Trình độ vi tính B-C:
0
9
9
12
12
- Trình độ ngoại ngữ:
+ B-C: tiếng Anh:
+ Đại học Anh văn:
0
0
0
5
5
0
5
5
0
7
6
1
11
10
1
(Nguồn số liệu: Thanh tra NHNN Nghệ An)
2.3.1.2. Về cơ chế điều hành đối với thanh tra chi nhánh:
Thanh tra chi nhánh NHNN là bộ phận trong cơ cấu tổ chức của NHNN tỉnh Nghệ An, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc chi nhánh NHNN tỉnh. Đồng thời chịu sự chỉ đạo của thanh tra NHNN Việt nam về tổ chức và nghiệp vụ thanh tra. Theo cơ chế này, hoạt động thanh tra của chi nhánh có thuận lợi là:
- Việc xây dựng chương trình - kế hoạch và đề cương thanh tra hàng năm đều do thanh tra NHNN thực hiện, thanh tra chi nhánh chỉ việc căn cứ vào đó tổ chức thực hiện theo chương trình, đề cương đã xây dựng. Tính thống nhất và đồng bộ trong toàn hệ thống thanh tra NHNN rất cao.
- Quá trình hoạt động được sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Chi nhánh NHNN nên mọi vướng mắc phát sinh trong quá trình thanh tra đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn được xử lý kịp thời.
Tuy nhiên, theo cơ chế này thanh tra chi nhánh cũng gặp phải những khó khăn. Đó là do diện và tầm quản lý của thanh tra NHNN trên một phạm vi rộng lớn, bao quát nhiều lĩnh vực nên đề cương, chương trình công tác khi áp dụng cho các tỉnh thì quá rộng về nội dung và đối tượng thanh tra. Vì vậy, khi tổ chức thực hiện, thanh tra chi nhánh không đủ thời gian và lực lượng để tiến hành. Hơn nữa, đề cương thanh tra áp dụng chung cho toàn quốc sẽ không tránh khỏi sự bất cập do điều kiện khác nhau tại các địa phương gây ra. Chính vì vậy, tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” đã xảy ra trong hoạt động thanh tra đối với các NHTM trên địa bàn.
Chế độ song trùng lãnh đạo này tồn tại trong mô hình NHNN hiện nay vì:
- Do tính thống nhất trong tổ chức bộ máy của NHNN, các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố chỉ là cánh tay kéo dài của NHNN Trung ương.
- Do sự thống nhất về mục đích thanh tra là đảm bảo an toàn cho cả hệ thống các tổ chức tín dụng nên dù thanh tra được tổ chức ở các địa bàn khác nhau nhưng đều nhằm mục đích này.
- Xuất phát từ sự thống nhất về cơ sở pháp lý hoạt động thanh tra: hoạt động thanh tra dựa vào quy định của pháp luật về thanh tra; chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Nhà nước; dựa vào các quy định của pháp luật trong hoạt động ngân hàng để tổ chức, triển khai và thực hiện các phương thức hoạt động.
Chính vì vậy, điều quan trọng là phải phân rõ quyền hạn và trách nhiệm của cả hệ thống và mỗi cấp thanh tra để đảm bảo có cơ chế tập trung, thông thoáng trong toàn hệ thống. Điều này còn có những vấn đề cần phải hoàn thiện:
- Hiện tại, chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước TW không trực tiếp quản lý tổ chức, nhân sự của thanh tra NHNN tỉnh. Thanh tra NHNN TW chưa được quyền phối hợp tham gia khi tuyển chọn cán bộ thanh tra ở chi nhánh. Vì vậy, khó có thể nói có được quan điểm thống nhất về chuẩn hoá đội ngũ cán bộ thanh tra theo yêu cầu.
- Đối với việc điều động, bổ nhiệm cán bộ thanh tra chi nhánh mà cụ thể là các phó chánh thanh tra NHNN tỉnh thì thanh tra NHNN chưa được quyền quản lý và điều động. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm phó chánh thanh tra chi nhánh vẫn do Giám đốc chi nhánh quyết định.
- Thanh tra NHNN TW chịu trách nhiệm thanh tra các tổ chức tín dụng nhà nước, còn các chi nhánh của tổ chức tín dụng tại các tỉnh, thành phố do thanh tra chi nhánh chịu trách nhiệm thanh tra. Thanh tra NHNN Trung ương chỉ tiến hành thanh tra những đơn vị này khi thấy cần thiết.
Như vậy, chưa thể nói Chánh thanh tra NHNN TW phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động thanh tra trong cả nước. Còn nếu nói Giám đốc và Chánh thanh tra chi nhánh chịu trách nhiệm về hoạt động thanh tra chi nhánh thì cũng không đúng vì thanh tra chi nhánh một mặt phải hoạt động theo chương trình của thanh tra NHNN TW. Mặt khác vừa phải hoạt động theo chương trình thanh tra đã được giám đốc phê duyệt; trong lúc đó lực lượng cán bộ thanh tra còn thiếu, do đó không thể nắm bắt kịp thời, nhanh nhạy các vấn đề phát sinh của các Ngân hàng trên địa bàn.
2.3.1.3. Về nghiệp vụ thanh tra:
Hai phương thức thanh tra vẫn được áp dụng từ khi có pháp lệnh thanh tra đến nay là phương thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ.
a, Phương thức giám sát từ xa bắt đầu được thanh tra chi nhánh sử dụng từ năm 1991 theo quyết định 17/QĐ-NH ngày 28/02/1991. Thời kì đầu việc phân tích được làm theo lối thủ công. Nội dung, phương pháp phân tích vẫn theo nhận thức của cán bộ thực hiện mà chưa theo một chuẩn mực chung. Sau một thời gian thực hiện, phương thức giám sát từ xa đã được đưa vào làm bằng máy vi tính theo chương trình thống nhất của thanh tra NHNN Việt nam. Việc giám sát theo phương pháp VOTABALOC, bao gồm các nội dung: vốn của tổ chức tín dụng; chất lượng tài sản của tổ chức tín dụng; năng lực của ban lãnh đạo và kết quả kinh doanh. Tuy nhiên việc nhập số liệu đầu vào vẫn phải thực hiện thủ công. Sản phẩm đầu ra là các mẫu biểu và các lời khuyên, lời cảnh báo rất chung chung nên phương thức này chưa phát huy được tác dụng thiết thực của nó. Phải đến khi thực hiện phương thức giám sát từ xa theo quyết định 137/QĐ-NH3 ngày 24/05/1997 thì phương thức này mới được thực hiện bài bản: chương trình giám sát thay đổi theo phương thức CAMEL; nội dung giám sát phong phú hơn; dữ liệu đầu vào được các NHTM truyền lên thanh tra chi nhánh NHNN qua mạng, chế độ báo cáo định kì được quy định rõ ràng...Cùng với sự thay đổi, phát triển trong hoạt động của các NHTM, chương trình giám sát cũng được thay đổi tương ứng và đến nay được thực hiện theo quyết định 398/1999/QĐ-NHNN3 ngày 09/11/1999. So với chương trình cũ, chương trình giám sát này có những cải tiến đáng kể:
- Phương thức phân tổ số liệu được thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi hệ thống tài khoản và tổ chức hạch toán của các NHTM.
- Bổ sung việc tích luỹ số liệu theo từng tháng phát sinh, có so sánh với cùng kì năm trước và phân tích số liệu chi tiết theo từng ngân hàng.
Hàng tháng, thanh tra chi nhánh chạy chương trình giám sát, gửi số liệu về thanh tra NHNN Việt nam. Đồng thời thông báo đến NHTM những chỉ số phản ánh sự biến động không bình thường trong hoạt động của NHTM đó. Việc phân tích giám sát đối với NHTM được thực hiện theo định kì quý.
Tuy nhiên 2 năm trở lại đây chương trình giám sát từ xa không còn được sử dụng tại Chi nhánh NHNN Nghệ An do đã lỗi thời và không còn phát huy tác dụng (do nhiều lần thay đổi hệ thống tài khoản của các TCTD, đặc biệt là quy định phân nhóm nợ xấu theo Quyết định 493, không còn các phân nhóm nợ quá hạn mà chỉ có nợ xấu nên chương trình không phân tích được) , chức năng giám sát từ xa hiện tại được thực hiện bằng cách các cán bộ thanh tra trực tiếp phân tích số liệu trên các báo cáo cân đối hàng tháng do các TCTD gửi lên mà không dùng đến chương trình.
Tại chi nhánh NHNN tỉnh Nghệ An, thực trạng hoạt động giám sát thể hiện qua một số nội dung cụ thể sau:
- Đánh giá cơ cấu tài sản nợ - tài sản có của NHTM:
Về tài sản nợ: + Đánh giá mức độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn so với kế hoạch ngân hàng cấp trên giao, so với kì giám sát trước và cùng kì năm trước. Xem xét biến động cơ cấu nguồn vốn có phù hợp không. Tìm hiểu nguyên nhân biến động.
+ Thực tế qua giám sát cho thấy: các NHTM đều tăng trưởng được nguồn vốn. Nguồn vốn huy động tại chỗ chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn (khoảng từ 70-75%). Nguồn vốn có kì hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn (50 đến 55%) đảm bảo cho hoạt động của các NHTM được ổn định. Cá biệt có tháng biến động giảm được xác định rõ nguyên nhân như do chu kì sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và dân cư, do có tổ chức khác huy động tiền từ dân cư với lãi suất hấp dẫn hơn ... để các NHTM có chính sách huy động hợp lý.
Về tài sản có: Đánh giá sự phù hợp của cơ cấu tài sản có. Đặc biệt quan tâm đến tỷ lệ tài sản có sinh lời/ tổng tài sản có. Qua giám sát, tỷ lệ này của các NHTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều đạt từ 70 đến 90% qua các năm gầm đây
- Giám sát chất lượng tài sản có: Đây là một trọng tâm trong giám sát của NHNN đối với các NHTM vì chất lượng tài sản có, chất lượng tín dụng là thước đo cơ bản đánh giá thực trạng hoạt động của tổ chức tín dụng, quyết định xu hướng phát triển và khả năng sinh lời của NHTM. Đồng thời nó còn cho thấy hiệu quả và khả năng quản lý điều hành của lãnh đạo NHTM đó.
Việc giám sát chất lượng tín dụng thực hiện qua phân tích chỉ tiêu nợ quá hạn (theo chương trình trước khicó Quyết định 493). Chia ra:
+ Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay, cho thuê.
+ Nợ quá hạn ngắn hạn và nợ quá hạn trung dài hạn.
+ Nợ quá hạn phân theo thời gian (dưới 180 ngày; từ 181 - 360 ngày và trên 360 ngày).
+ Nợ quá hạn thông thường, nợ quá hạn chờ xử lý, nợ quá hạn được khoanh trong tổng nợ quá hạn.
Kết quả giám sát trực tiếp trên báo cáo cân đối của cán bộ thanh tra thời điểm 31/12/2008 cho thấy: tỷ lệ nợ xấu chung trên địa bàn là 2,6%. Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất là Ngân hàng Ngoại thương Vinh 5,7%, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long 5,2%, Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ 4.8%. Từ thông tin về nợ xấu do giám sát từ xa cung cấp, các đoàn thanh tra đã xem xét tại các NHTM cho thấy: các khoản nợ xấu, đặc biệt là nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn hầu hết đều đã được xử lý gia hạn nợ, điều chỉnh kì hạn trả nợ và xử lý bằng nguồn DPRR.
- Về Khả năng thanh toán
Thanh tra giám sát dựa trên 2 chỉ số :
- Thường xuyên duy trì 1 tỷ lệ hợp lý giữa tài sản có động so với tổng số tiền gửi, chỉ số này giao động từ 15% - 30 % tuỳ từng Ngân hàng cụ thể.
- Thường xuyên duy trì nguồn tiền mặt và nguồn tiền gửi không kỳ hạn hoặc các tài sản có thể chuyển đổi ngày thành tiền mặt tương ứng với mức chi trong 3 ngày làm việc.
Thực tế qua hoạt động, các Ngân hàng thương mại trên địa bàn chưa bao giờ xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán hoặc phải vay thanh toán tại chi nhánh NHNN tỉnh.
- Giám sát về khả năng sinh lời
Thanh tra chi nhánh đánh giá tính đầy đủ và kịp thời của việc hạch toán các khoản thu nhập, chi phí. Phát hiện những khoản chi phí có tính chất đột biến ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập, chi phí của các NHTM trong kì giám sát.
Tuy nhiên, có thể thấy việc giám sát kết quả kinh doanh của chi nhánh các NHTM chỉ có tính chất tương đối. Một phần là do các nguồn thông tin qua giám sát chưa đầy đủ. Hơn nữa, kết quả này còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế điều hành của ngân hàng cấp trên trong việc hướng dẫn hạch toán các khoản thu nhập, chi phí tại chi nhánh.
- Giám sát về việc chấp hành các tỷ lệ an toàn hoạt động
+ Giám sát về khả năng chi trả :
Giám sát về khả năng chi trả như sau: Tài sản có động so với tài sản nợ dễ biến động ( theo thông lệ quốc tế tỷ lệ này > hoặc bằng 15% là tốt) Tài sản có có thể thanh toán ngay so với tài sản nợ phải thanh toán ngay( quy định của thống đốc phải > hoặc = 1); vốn tự có so với tài sản có rủi ro ( theo quy định của thống đốc chỉ tiêu này phải lớn hơn hoặc bằng 8%)
Các chỉ tiêu trên chủ yếu phân tích có tính chất bắt buộc đối với các TCTD, còn đối với các chi nhánh của TCTD thì phân tích nhằm khuyến cáo đối với các chi nhánh ( không bắt buộc phải thực hiện)
+ Giám sát về nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn
+ Giám sát về mua sắm tài sản cố định: theo quy định giá trị còn lại của TSCĐ phải < 50% vốn tự có của TCTD ( tiêu thức này chỉ phân tích đối với các TCTD, trên địa bàn Nghệ An là Ngân hàng Thươmg mại cổ phần Bắc á và các QTDND cơ sở)
- Giám sát việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo.
Như vậy giám sát từ xa là phương pháp ngồi tại hội sở thanh tra thông qua các thông tin nhận được từ các báo cáo tài chính, tiếp xúc song phương, từ các máy tính được nối mạng để tiến hành giám sát các chỉ tiêu tài chính theo các điều luật và quy chế, qua đó phát hiện các vi phạm trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị hoặc quyết định thanh tra tại chỗ hoặc các lĩnh vực phải xem xét sâu hơn. Để đạt được yêu cầu đó, đòi hỏi phải có đủ các thông tin 1 cách kịp thời, cập nhật và chính xác tin cậy.
Giám sát từ xa thực sự là một phương thức thanh tra hiện đại, mang lại những hiệu quả thiết thực đáp ứng với yêu cầu quản lý Ngân hàng hiện đại bởi lẽ: Nó giám sát được 1 cách thường xuyên, thông tin 1 cách chính xác kịp thời và ít gây phiền hà đối với các NHTM. Tuy nhiên với điều kiện Việt nam nói chung, trên địa bàn Nghệ an nói riêng việc áp dụng phương pháp vày còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao bởi những lý do sau:
Thứ nhất: về nội dung giám sát từ xa. Nhìn chung nội dung giám sát từ xa còn nặng về thống kê số liệu, so sánh tăng giảm một số chỉ tiêu kinh tế thuộc nguồn vốn, sử dụng vốn, khả năng thanh toán , thu nhập chi phí; Mặt khác việc giám sát từ xa đối với các chi nhánh của TCTD vì không có chỉ tiêu bắt buộc các chi nhánh thực hiện, công văn giám sát từ xa chỉ mang tính khuyến cáo đối với các chi nhánh , vì vậy hiệu quả chưa cao. Giám sát từ xa còn hoạt động độc lập, chưa gắn kết chặt chẽ với thanh tra tại chỗ, nếu có chỉ là việc cung cấp số liệu cho thanh tra tại chỗ mà chưa sử dụng thông tin của thanh tra tại chỗ vào việc phân tích hoạt động của TCTD.
Thứ hai: Năng lực phân tích của người làm công tác thanh tra chưa đáp ứng được yêu cầu của phương thức tiên tiến này. Nó đòi hỏi người phân tích phải có kỹ năng tổng hợp, phân tích vừa sâu vừa rộng, có cái nhìn vừa tổng quát vừa cụ thể đủ khả năng làm cho các con số biết nói lên những điều thực chất của sự thay đổi và chuyển biến.
Thứ ba: Với địa bàn tỉnh Nghệ An , các đối tượng giám sát của thanh tra hầu hết là chi nhánh của các NHTM do đó các tiêu thực để giám sát và đánh giá của thanh tra không đầy đủ. Cái thiếu lớn nhất, quan trọng nhất để giám sát các điều luật đó là các chi nhánh NHTM không có vốn tự có theo quy định và không phải là 1 tổ chức tín dụng hoàn chỉnh mà là đơn vị phụ thuộc
Thứ tư: chương trình giám sát từ xa xây dựng trên FOXPRO đã lỗi thời, giao diện kém, ít tuỳ chọn, không cập nhật kịp thời những thay đổi trong hoạt động của các TCTD nhất là chậm chỉnh sửa theo những thay đổi của quy định hệ thống tài khoản của các TCTD.
Với những lý do trên đã làm giảm tính ưu việt và hiệu quả của phương thức giám sát từ xa thời gian qua.
b, Phương thức thanh tra tại chỗ
Thanh tra tại chỗ là một trong 2 phương thức cấu thành công nghệ thanh tra của NHNN, vị trí và vai trò của thanh tra tại chỗ được xác định là phương thức thanh tra truyền thống và không có phương thức nào có thể thay thế được, nó đựoc xem là “ hòn đá tảng” của công nghệ thanh tra. Sở dĩ như vậy là vì phương thức này thể hiện đầy đủ nhất thuật ngữ “ thanh tra” là đến tận nơi NHTM hoạt động, căn cứ vào các chứng từ hồ sơ sổ sách, nhân chứng cụ thể để kiểm tra xem xét đánh giá và kết luận việc tuân thủ các điều luật quy chế của Ngân hàng thương mại.
Thanh tra tại chỗ ngày càng được hoàn thiện. Ngay sau khi củng cố tổ chức đầu những năm 90, thanh tra chi nhánh đã tổ chức các cuộc thanh tra tại các NHTM. Tuy vậy, việc thực hiện thanh tra còn nhiều lúng túng và bất cập. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, cộng với sự chỉ đạo và phối kết hợp của thanh tra nhà nước tỉnh và thanh tra NHNN Việt nam nên quy trình nghiệp vụ thanh tra ngày càng được hoàn thiện. Đến nay, hoạt động thanh tra đã trở nên bài bản, cán bộ thanh tra nắm vững quy trình nghiệp vụ thanh tra, việ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2246.doc