MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THU XẾP VỐN CHO DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH 3
1.1. Những vấn đề chung về Công ty Tài chính 3
1.1.1. Khái niệm và phân loại Công ty Tài chính 3
1.1.2. Vai trò của Công ty Tài chính 6
1.1.3. Các hoạt động của Công ty Tài chính 6
1.2. Hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại Công ty Tài chính trực thuộc Tổng Công ty 8
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại Công ty Tài chính trực thuộc Tổng Công ty 8
1.2.2. Nguồn vốn cho hoạt động thu xếp vốn dự án 12
1.2.3. Quy trình thu xếp vốn cho dự án 15
1.2.4. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động thu xếp vốn cho dự án 20
1.2.4.1. Các chỉ tiêu định lượng 20
1.2.4.2. Các chỉ tiêu định tính 21
1.3. Điều kiện để tăng cường hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại Công ty Tài chính trực thuộc Tổng Công ty 22
1.3.1. Các diều kiện phía cung (phía Công ty Tài chính) 22
1.3.2. Các điều kiện phía cầu (phía ngoài Công ty Tài chính) 25
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU XẾP VỐN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ 27
2.1. Giới thiệu về Công ty Tài chính Dầu khí 27
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 27
2.1.2. Mô hình tổ chức 29
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh 30
2.2. Thực trạng hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại Công ty Tài chính Dầu Khí 31
2.2.1. Sự cần thiết của hoạt động thu xếp vốn cho dự án đối với Công ty Tài chính Dầu khí 31
2.2.2. Các hình thức thu xếp vốn 34
2.2.1.1. PVFC nhận uỷ thác đàm phán, ký kết các hợp đồng tín dụng với các nhà tài trợ trong và ngoài nước cho các chủ đầu tư dự án. 35
2.2.1.2. PVFC cấp tín dụng trực tiếp cho dự án bằng nguồn vốn của Công ty hoặc nguồn vốn uỷ thác của TCT, và các tổ chức tài chính, tín dụng khác 38
2.2.1.3. Đồng tài trợ 40
2.2.3. Tình hình thực hiện hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại Công ty Tài chính Dầu khí 47
2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động thu xếp vốn tại Công ty Tài chính Dầu khí 50
2.3.1. Kết quả đã đạt được 50
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 53
2.3.2.1. Hạn chế 53
2.3.2.2. Nguyên nhân 55
2.3.3. Đánh giá khả năng tăng cường hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại Công ty Tài chính Dầu khí 57
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THU XẾP VỐN CHO DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ 59
3.1. Chiến lược phát triển PVFC giai đoạn 2005 – 2015 và định hướng đến năm 2025 59
3.1.1. Chiến lược phát triển Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 59
3.1.2. Nội dung chiến lược phát triển PVFC giai đoạn 2005 – 2015 và định hướng đến năm 2025 60
3.2. Giải pháp tăng cường hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại Công ty Tài chính Dầu khí 63
3.2.1. Nâng cao chất lượng nhân sự trong bộ phận thu xếp vốn 63
3.2.2. Tăng cường phối hợp giữa các Tổ chức năng, phòng ban, các TCTD 64
3.2.3. Thiết lập hệ thống thông tin thẩm định dự án 65
3.2.4. Đẩy mạnh các hoạt động Marketing 67
3.2.5. Đa dạng hoá các nguồn huy động thu xếp vốn dự án 68
3.3. Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền 69
3.3.1. Kiến nghị với Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam 69
3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ và NHNN 70
KẾT LUẬN 72
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1823 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường hoạt dộng thu xếp vốn cho dự án tại Công ty Tài chính Dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ròng
9.648.167
19.452.049
20.349.232
103.630.632
- Thu từ lãi
- Chi phí từ lãi
31.151.721
21.503.554
114.540.251
95.088.202
185.300.756
164.951.525
418.114.941
314.484.309
2. Thu nhập ngoài lãi
(4.485.903)
(13.518.174)
(12.048.516)
(88.755.084)
- Thu ngoài lãi
- Chi ngoài lãi
34.381.710
38.867.613
19.340.993
32.859.167
29.498.481
41.546.998
7.608.309
96.363.393
3. Thu nhập trước thuế ( 1+2)
5.162.264
5.933.875
8.300.716
14.875.548
4. Thuế TNDN
1.651.924
10.511.894
5. Thu nhập sau thuế
3.510.340
5.933.875
8.300.716
4.363.654
(Nguồn: Báo cáo tài chính của PVFC)
Qua bảng kết quả kinh doanh ta thấy trong 4 năm liên tiếp, thì Công ty Tài chính Dầu khí đều hoạt động có lãi, lợi nhuận sau thuế qua các năm tăng dần lên, trừ năm 2005, thu nhập sau thuế có giảm vì thuế thu nhập phải nộp quá nhiều và chi ngoài lãi lớn hơn nhiều so với các năm trước. Bằng chứng là, năm 2002 lợi nhuận sau thuế đạt 3,5 tỷ đồng, đến năm 2003 tăng 1,7 lần (5,9 tỷ đồng) và năm 2004 tăng 1,4 lần so với năm 2003 (8.3 tỷ đồng). Đây tuy không phải là 1 con số lớn so với các Tổ chức Tín dụng Nhà nước nhưng là một kết quả tốt so với 1 công ty mới đi vào hoạt động.
2.2. Thực trạng hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại Công ty Tài chính Dầu khí
2.2.1. Sự cần thiết của hoạt động thu xếp vốn cho dự án đối với Công ty Tài chính Dầu khí
Hoạt động thu xếp vốn được hình thành cùng với sự ra đời của Công ty Tài chính Dầu khí. Hoạt động này được triển khai tại Phòng Thu xếp vốn và tín dụng Doanh nghiệp từ năm 2000. Chức năng chủ yếu của phòng là tham mưu và giúp việc cho Giám đốc Công ty trong thu xếp vốn cho các dự án đầu tư trong và ngoài Tổng công ty; quản lý và tổ chức triển khai các hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp.
Nhiệm vụ cụ thể bao gồm:
Thực hiện tư vấn phương án thu xếp vốn và thực hiện thu xếp vốn tín dụng cho các dự án đầu tư trong và ngoài Tổng công ty; đàm phán, chuẩn bị nội dung và theo dõi các hợp đồng vay vốn trong và ngoài nước cho Tổng công ty hoặc các doanh nghiệp khi được uỷ quyền;
Nhận và cho vay các nguồn vốn uỷ thác của Tổng công ty và các tổ chức khác;
Cho vay ngắn, trung và dài hạn các doanh nghiệp
Thực hiện cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp;
Tổ chức triển khai hoạt động Bao thanh toán cho các doanh nghiệp
Thực hiện việc dàn xếp tài chính và nhận uỷ thác quản lý tài sản cho thuê
Hiện nay, Phòng Thu xếp vốn và Tín dụng Doanh nghiệp được chia thành 04 tổ chức năng:
Tổ tư vấn và thu xếp vốn dự án
Tổ tín dụng
Tổ Bảo lãnh và Bao thanh toán
Tổ tổng hợp
Có thể nói, hoạt động thu xếp vốn là một hoạt động mới nhưng lại được tiến hành ngay từ những ngày đầu thành lập Công ty. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của hoạt động này không chỉ đối với PVFC mà còn đối với Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam.
Thứ nhất, với quy mô kiêm tốn của một Công ty Tài chính trực thuộc Tổng Công ty so với các trung gian tài chính khác trên thị trường, PVFC gặp khó khăn khi sử dụng vốn tự có để tài trợ cho các dự án trong ngành với tổng mức đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng do những quy định về đảm bảo an toàn của NHNN. Theo đó, một Tổ chức Tín dụng chỉ được tài trợ tối đa 15% vốn điều lệ cho một khách hàng trong khi vốn điều lệ của Công ty lúc mới thành lập chỉ đạt 100 tỷ VND (từ ngày 01/01/2007 đã nâng lên 3000 tỷ VND). Hơn nữa, PVFC cũng không thể sử dụng tất cả số vốn tự có để cho vay dự án của ngành Dầu khí vì số lượng các dự án thì nhiều, thời gian dự án dài cũng như số vốn tín dụng cần huy động cho mỗi dự án là rất lớn, kéo theo mức độ gia tăng rủi ro khi qui mô vốn cho vay lớn.
Trong khi đó, mục tiêu thành lập PVFC là cung cấp vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên, hoạt động thu xếp vốn tín dụng cho dự án ra đời có ý nghĩa trong việc có thể hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Tổng Công ty giao phó, đồng thời giải quyết được những hạn chế về qui mô tín dụng của một Công ty Tài chính.
Bảng 2.3: Vốn điều lệ của PVFC
Thời gian
Vốn điều lệ của PVFC ( tỷ đồng)
2000 – 2004
100
2005 – 6/6/2006
300
7/2006 – 12/2006
1000
Từ 1/1/2007
3000
Thứ hai, đối với bản thân PVFC, thu xếp vốn cho dự án còn là một sản phẩm tài chính mang lại doanh thu cho PVFC. Đó là thu nhập từ phí thu xếp vốn, lãi từ hoạt động tín dụng trực tiếp cung cấp cho dự án. Đây cũng là một kênh giúp cho PVFC mở rộng được hoạt động tín dụng và tư vấn tài chính của mình. Hơn nữa, trong xu hướng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực Ngân hàng Tài chính thì việc mỗi một Tổ chức tín dụng tìm cho mình một đường lối phát triển riêng là rất cần thiết. PVFC dựa vào khả năng của mình đã chủ trương coi hoạt động thu xếp vốn là hoạt động nền tảng của Công ty, hoạt động này vừa mang tính khác biệt, mới mẻ đối với thị trường tài chính, vừa có thể phát huy được hết tiềm năng của Công ty. Rõ ràng, hoạt động thu xếp vốn là hoạt động tổng hợp, đòi hỏi sự tham gia của nhiều lĩnh vực: tư vấn tài chính, tín dụng, quản lý vốn uỷ thác, dòng tiền…
Điều này được minh hoạ rõ hơn thông qua mối liên hệ giữa hoạt động thu xếp vốn cho dự án với các phòng ban của PVFC. Khi nhận được giấy đề nghị thu xếp vốn của chủ dự án, cán bộ thu xếp vốn phải xem xét tất cả các nguồn lực của PVFC để có thể đưa ra các phương án thu xếp vốn tối ưu cho khách hàng. Ví dụ, Phòng Quản lý dòng tiền sẽ xem xét xem số vốn tự có của Công ty là bao nhiêu, số dư có trong tài khoản của Công ty ở các NH cũng như hạn mức tín dụng của các NH, TCTD khác đối với chủ dự án là bao nhiêu để có thể kêu gọi vốn đồng tài trợ; Phòng Quản lý vốn uỷ thác đầu tư sẽ khai thác và tìm kiếm các cơ hội có vốn Uỷ thác cho vay từ các NH, Tổ chức kinh tế, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, các Công ty Dầu khí thành viên; Phòng Thẩm định độc lập sẽ giúp cán bộ thu xếp vốn thẩm định tài chính dự án hoặc tái thẩm định, lập Hội đồng thẩm định…
Từ những phân tích nói trên, ta nhận thấy rằng hoạt động thu xếp vốn tín dụng dự án có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của các ngành kinh tế lớn trong nước, của Quốc gia mà còn đối với PVFC. Thu xếp sẽ trở thành một thế mạnh của PVFC trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, nhất là trên thị trường tài chính.
2.2.2. Các hình thức thu xếp vốn
Để tiến hành thu xếp vốn tín dụng cho một dự án, PVFC phải xem xét các điều kiện của dự án, khả năng cung vốn của Công ty cũng như các nhà tài trợ để đưa ra được các phương án thu xếp vốn hiệu quả cho khách hàng. Chính vì thế, hình thức thu xếp vốn cho các dự án khác nhau hiếm khi giống nhau về nhà tài trợ, tỷ lệ tham gia góp vốn cho dự án, lãi suất cho vay, phí thu xếp và cách thức tài trợ dự án…(Trong mục này, tác giả chỉ bàn đến các bước thực hiện cho đến khi thu xếp được khoản vốn yêu cầu của khách hàng, nghĩa là đến khi ký kết được HĐ tín dụng giữa Bên tài trợ và Bên nhận tài trợ)
Tuy nhiên, nhìn chung thì hiện nay PVFC cung cấp 3 hình thức thu xếp vốn. Sự khác nhau giữa 3 hình thức này sẽ được giải thích thông qua quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, các loại hợp đồng được ký kết, và hình thức thu phí thu xếp.
Nhà tài trợ
PVFC - đầu mối thu xếp vốn
Chủ dự án
2.2.1.1. PVFC nhận uỷ thác đàm phán, ký kết các hợp đồng tín dụng với các nhà tài trợ trong và ngoài nước cho các chủ đầu tư dự án.
Đây là hình thức thu xếp trong đó, PVFC toàn quyền thay mặt cho chủ đầu tư tìm kiếm nguồn tài trợ mà không dùng vốn của mình để tài trợ cho dự án. Phí thu xếp được tính theo cách 2, phí trả từng kỳ và dựa trên số dư nợ thực tế (xem bảng 1.1)
Các loại hợp đồng được ký kết:
Hợp đồng nguyên tắc thu xếp vốn giữa PVFC và chủ đầu tư
Hợp đồng tín dụng giữa nhà tài trợ (có thể nhiều hơn 1 nhà tài trợ) và chủ đầu tư
Có thể hiểu rõ hơn hình thức thu xếp vốn mà PVFC chỉ đảm đương vai trò của người thu xếp tài chính thông qua phân tích quá trình PVFC đã thu xếp vốn cho dự án Tàu dịch vụ đa năng 2 như thế nào?
Dự án Tàu dịch vụ đa năng 2 là một dự án của Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC), đơn vị thành viên của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam. Dự án này được đầu tư nhằm để mua và kinh doanh tàu dịch vụ đa năng AHTS, loại 5000 – 6000 HP, thực hiện nhiệm vụ chuyên chở các thiết bị, vật tư, nhân lực từ căn cứ trong bờ ra giàn khoan và ngược lại, cùng các dịch vụ khác như: trực chống cháy, trực cứu hoả, trực ứng cứu sự cố dầu tràn, hỗ trợ tàu dầu, di chuyển giàn khoan…
Dự án có tổng số vốn đầu tư là 12.650.000 USD. Trong đó, tiền mua tàu 12.500.000 USD, vốn lưu động là 150.000 USD. PTSC dự kiến các nguồn vốn có thể huy động để đầu tư cho dự án bao gồm: nguồn vốn tự cân đối của PTSC là 2.530.000 USD và uỷ quyền cho PVFC thu xếp số vốn còn lại: 10.120.000 USD.
PVFC đã tiến hành phân tích dự án tiền khả thi, thẩm định dự án, xem xét công nợ và quan hệ của khách hàng với PVFC và các TCTD khác trước khi ký kết hợp đồng thu xếp vốn:
Thẩm định dự án: Theo kết quả tính toán thì dự án Tàu dịch vụ đa năng 2 là một dự án khả thi. Chỉ số hiện tại ròng của dự án đạt 1.595.000 USD với suất thu hồi nội bộ là 7.91%, néu doanh nghiệp dùng toàn bộ thu nhập sau thuế và khấu hao để trả nợ thì dự án có thời gian trả nợ chỉ khoảng 4 năm. Ngoài ra, dự án còn được bảo lãnh của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam.
Bảng 2.4. Chỉ tiêu tài chính chủ yếu của dự án Tàu đa năng 2
1
Tổng vốn đầu tư
12.500.000 USD
2
Thời gian kinh doanh
20 năm
3
NPV
289.890 USD
4
IRR
12.48%
5
Thời gian thu hồi vốn
7 năm 5 tháng
(Nguồn: Hồ sơ dự án Tàu đa năng 2)
Mặt khác khi đánh giá mức độ chịu đựng tác động có thể xảy ra trong thời gian vận hành dự án, thông qua tính toán độ nhạy với giả định các thông số của dự án thay đổi, dự án luôn luôn đảm bảo hiệu quả với NPV luôn dương trong mọi tình huống, NPV giảm đến mức thấp nhất đạt 45.630 USD khi doanh thu giảm 10%, tuy vậy giá thuê tàu trên thế giới và tại Việt Nam thời điểm bấy giờ luôn duy trì ở mức ổn định.
Ngoài ra, thị trường dịch vụ tàu thuyền là tiềm năng, nhu cầu về tàu dịch vụ dầu khí còn rất lớn và lâu dài. Các mỏ đang khai thác Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, và tới đây là mỏ Lan Tây – Lan Đỏ và các mỏ mới được phát triển được đưa vào khai thác thì nhu cầu về tàu dịch vụ dầu khí sẽ tăng và công ty sẽ phải đi trước để chuẩn bị đón nhận thời cơ này bằng việc đầu tư thêm tàu dịch vụ. Việc sử dụng tàu của Việt Nam có ưu điểm hơn so với sử dụng tàu của nước ngoài vì nguồn nhân lực tại chỗ rẻ hơn với lấy từ các nước khác, phí huy động là thấp, đây chính là ưu thế của PTSC.
Bảng 2.5: Độ nhạy của dự án Tàu đa năng 2
Điều kiện
NPV($)
IRR(%)
Thời gian trả nợ (năm)
Thời gian hoàn vốn(năm)
Khi giá tàu tăng 10%
494,51
7
8
10
Khi giá tàu giảm 10%
2696.86
10
3
8
Khi doanh thu tăng 10%
3145,73
9,67
3
7
Khi doanh thu giảm 10%
45,63
6,06
5
10
Khi chi phí tăng 10%
1216,58
7,48
4
9
Khi chi phí giảm 10%
1974,79
8,34
4
8
(Nguồn: Hồ sơ dự án Tàu đa năng 2)
Công nợ và quan hệ với PVFC, Tổ chức tín dụng: PTSC là một đơn vị thành viên của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, là khách hàng của PVFC ngay từ khi mới thành lập. Do đặc điểm các dự án đầu tư của PTSC đòi hỏi lượng vốn lớn, PTSC không thể tự đầu tư toàn bộ các dự án của mình. Từ năm 2000 – 200, PTSC đã có nhiều dự án vay vốn trực tiếp hoặc qua uỷ thác của PVFC với dư nợ lớn: khoảng 126 tỷ đồng. Tuy nhiên, dự án qua sự thu xếp vốn mà PVFC không đóng vai trò của người tài trợ còn chưa nhiều (trước đó, PVFC đã thu xếp vốn cho dự án cầu thuỷ lực bằng hình thức này với giá trị thu xếp 770.000 USD). PTSC, do có cơ sở tài chính mạnh nên trả nợ thường đúng hạn.
Trên cơ sở thẩm định dự án và phân tích khách hàng như trên, PVFC đã đồng ý tiến hành thu xếp vốn cho cho dự án Tàu đa năng 2 với các điều khoản như sau:
Số tiền thu xếp tối đa: 10.120.000 USD
Thời hạn: 84 tháng kể từ ngày PTSC rút khoản vốn đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi, trong đó thời gian ân hạn là 12 tháng, thời gian trả nợ gốc là 72 tháng
Lãi suất vay vốn: SIBOR 6 tháng + 1,4%/ năm
Hình thức đảm bảo khoản vay: Thư bảo lãnh của Petro Vietnam cho 100% giá trị khoản vay ( bao gồm cả nợ gốc là nợ lãi)
Mức phí thu xếp khoản vay: 0,2%/ năm ( đã bao gồm VAT)
Với những điều khoản trên, PVFC đã thu xếp vốn cho PTSC bằng cách mời chào nhà tài trợ là Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, tuy nhiên số vốn cho vay được ký kết trong Hợp đồng tín dụng giữa VCB và PTSC chỉ là 9.400.000 USD, lãi suất không thay đổi
Hình thức thu xếp vốn này khá đơn giản do PVFC chỉ thực hiện duy nhất 1 vai trò là người thu xếp tài chính chứ không tham gia với tư cách là người cho vay dự án bằng vốn của mình. Nhưng bù lại, PVFC vẫn phải theo dõi quá trình giải ngân và thu nợ của hai bên để tính toán mức phí thu hàng kỳ vì phí thu xếp theo hình thức này thường được tính dựa vào số dư nợ thực tế. Hợp đồng tín dụng được ký kết giữa Ngân hàng Ngoại thương và PTSC, hợp đồng này do PVFC giúp PTSC soạn thảo.
2.2.1.2. PVFC cấp tín dụng trực tiếp cho dự án bằng nguồn vốn của Công ty hoặc nguồn vốn uỷ thác của TCT, và các tổ chức tài chính, tín dụng khác
Với hình thức này, PVFC vừa đóng vai trò là người thu xếp vốn, vừa là nhà tài trợ chính thức và trực tiếp cho dự án vì Hợp đồng tín dụng vay vốn cho dự án được ký kết giữa PVFC và Chủ đầu tư. Tuy nhiên, nếu PVFC tài trợ cho dự án thông qua nguồn uỷ thác cho vay của các tổ chức khác thì về bản chất, nhà tài trợ cho dự án lại chính là tổ chức đó.
Các loại Hợp đồng được ký kết:
Hợp đồng thu xếp vốn (nếu có)
Hợp đồng tín dụng giữa PVFC và chủ đầu tư
Hợp đồng uỷ thác cho vay giữa PVFC( bên nhận uỷ thác) và nhà tài trợ dự án (bên uỷ thác)
Phí thu xếp vốn được tính theo cách 1, phí trả 1 lần duy nhất và được tính dựa trên tổng số giá trị thu xếp (xem bảng 1.1). Tuy nhiên, việc có thu khoản phí này hay không còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. PVFC sẽ thu khoản phí này nếu có ký Hợp đồng thu xếp vốn. Để tránh việc có 2 loại HĐ là HĐ thu xếp vốn và HĐ tín dụng giữa PVFC và chủ đầu tư, thông thường PVFC không thu khoản phí trên từ chủ dự án mà khoản phí này được tính toán vào trong mức lãi suất cho vay mà PVFC thoả thuận với chủ dự án trong HĐ tín dụng ( HĐ tín dụng tài trợ dự án trung và dài hạn bắt buộc phải được ký kết). Như vậy, ngoài lãi suất mà bên vay phải trả cho PVFC thì chủ dự án sẽ không phải trả thêm phí thu xếp khoản vay cho PVFC.
Mặt khác, trong trường hợp PVFC thu xếp vốn cho khách hàng thông qua nguồn vốn uỷ thác thì PVFC còn được hưởng phí uỷ thác, đó là khoản chênh lệch giữa lãi suất uỷ thác (đối với bên nhận uỷ thác – PVFC) và lãi suất cho vay (đối với bên vay - chủ dự án). Phí uỷ thác cho vay cũng được coi là một loại phí thu xếp vốn của PVFC.
Để thuận tiện cho quá trình thực hiện hoạt động thu xếp vốn, hiện nay, PVFC cũng đã soạn thảo được một Quy trình tiếp nhận và cho vay vốn uỷ thác tương đối hoàn chỉnh:
Sơ đồ 2.2: Quy trình tiếp nhận và cho vay vốn uỷ thác
2. Lập phương án tiếp nhận nguồn uỷ thác cho vay
4. Tiếp nhận và cho vay từ nguồn uỷ thác
3. Soạn thảo và ký kết HĐ Uỷ thác và HĐ Tín dụng
5. Thu hồi nợ gốc, lãi cho vay, xử lý nợ
6. Chuyển trả nợ gốc, lãi uỷ thác và thu phí uỷ thác
7. Thanh lý HĐ, kết thúc và lưu hồ sơ
1. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng
2.2.1.3. Đồng tài trợ
Đối với các dự án có nhu cầu vốn đầu tư rất lớn, PVFC đã sử dụng mối quan hệ hợp tác rộng khắp của mình với các Tổ chức tín dụng trong và ngoài nước để có thể đảm bảo chắc chắn thu xếp được khoản vốn vay cho dự án, đồng thời đảm bảo các quy định của Ngân hàng Nhà nước về hạn mức cho vay đối với 1 khách hàng hoặc một nhóm khách hàng của Tổ chức tín dụng. Theo đó:
Tổng dư nợ cho vay của Tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Tổ chức tín dụng. Tổng mức cho vay và bảo lãnh của Tổ chức tín dụng đối với 1 khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của Tổ chức tín dụng.
Đối với một nhóm khách hàng thì các tỷ lệ tương tự như trên lần lượt là 50% và 60% (Quyết định của Thống đốc NHNN VN số 457/2005/ QĐ – NHNN ngày 19/4/2005 về việc ban hành “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng”)
Với hình thức đồng tài trợ này thì PVFC thực hiện 3 vai trò:
Người thu xếp vốn: PVFC sẽ thay mặt bên vay tìm kiếm nguồn vốn cho dự án; soạn thảo đàm phán các điều kiện của HĐ vay vốn; Hỗ trợ bên vay và các thành viên đồng tài trợ giải ngân, thu nợ, thu lãi, giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến HĐTD
Đầu mối cấp tín dụng: Đại diện cho các thành viên đồng tài trợ soạn thảo, đàm phán, ký kết Hợp đồng tín dụng với bên vay; thực hiện quản lý khoản vay (nhưng về mặt pháp lý không phải là tổ chức tín dụng đầu mối)
Thành viên đồng tài trợ: PVFC trực tiếp tham gia đồng tài trợ cho dự án từ nguồn vốn tự có cuả mình hoặc từ nguồn vốn uỷ thác.
Các loại Hợp đồng được ký kết:
Hợp đồng thu xếp vốn (nếu có)
Hợp đồng tín dụng giữa chủ dự án và bên vay (bao gồm các thành viên đồng tài trợ)
Hợp đồng đồng tài trợ (HĐ ĐTT)
Hợp đồng uỷ thác cho vay (nếu có)
HĐ ĐTT là đặc trưng của hình thức thu xếp vốn này. HĐ ĐTT là một bản thoả thuận chung mang tính pháp lý giữa các thành viên đồng tài trợ về các điều khoản cho vay đối với một khách hàng. Trong HĐ ĐTT phải chỉ ra rằng PVFC là bên thu xếp tài chính và quản lý khoản vay; phải thống nhất được một Tổ chức tín dụng làm Tổ chức tín dụng đầu mối; cùng các điều khoản khác về tỷ lệ góp vốn vay, lãi suất cho vay, phương thức thu nợ…
Về nguyên tắc, phí thu xếp vốn được tính theo cách 1, thu phí 1 lần duy nhất và được tính dựa trên tổng giá trị vốn thu xếp (xem bảng 1.1). Cách thu phí này hầu như không được áp dụng ở PVFC bởi vì giống như hình thức thu xếp vốn thứ hai, PVFC cũng là một thành viên tham gia tài trợ cho dự án nên có quyền hưởng lãi theo tỷ lệ hùn vốn của mình. Và để giảm thiểu các thủ tục, thông thường HĐ thu xếp vốn được bỏ qua. Trong khi đó, theo Quyết định số 154/1998/QĐ – NHNN14 của Thống đốc NHNN VN về việc ban hành Quy chế đồng tài trợ các Tổ chức tín dụng thì Công ty tài chính không được tổ chức đồng tài trợ và là Tổ chức tín dụng đầu mối được hưởng phí thu xếp vốn. Để giải quyết vấn đề này, trong HĐ ĐTT phải quy định PVFC và Tổ chức đầu mối đồng tài trợ chia nhau theo một tỷ lệ nhất định 1 phần lãi thu được theo quy định của Hợp đồng tín dụng. Phần mà PVFC nhận được đó chính là phí thu xếp vốn và quản lý khoản vay; phần mà Tổ chức đầu mối đồng tài trợ nhận được gọi là phí đầu mối.
Hình thức thu xếp vốn 2.3.1.2 và 2.3.1.3 được PVFC kết hợp và áp dụng cho trường hợp thu xếp vốn cho dự án Cảng Đạm Phú Mỹ (năm 2002).
Tên đầy đủ của dự án là Dự án Cảng đạm và dịch vụ Phú Mỹ và đây cũng là một dự án trong ngành với chủ đầu tư là Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí(PTSC). Mục tiêu của dự án là đáp ứng nhu cầu xuất đạm của nhà máy đạm Phú Mỹ và xuất khẩu các hàng hoá tổng hợp khác trong khu vực; cung cấp dịch vụ hàng hải, cảng biển cho nền kinh tế quốc dân.
Dự án Cảng Đạm Phú Mỹ có tổng nguồn vốn dự kiến là hơn 500 tỷ đồng, trong đó 50 % là do Tổng Công ty Dầu khí đầu tư, 50% là vốn vay thương mại. Để có thể triển khai được dự án, PTSC đã đề nghị PVFC thu xếp khoản vốn vay cho dự án này với số vốn đề nghị vay tối đa là 209.106.509.000 VND và 3.714.145,6 USD (dùng để mua thiết bị cho giai đoạn 1).
PVFC cũng đã tiến hành thẩm định dự án, xem xét công nợ và quan hệ với khách hàng để đưa ra quyết định thu xếp vốn
Thẩm định dự án
Sự cần thiết của dự án: Xuất phát từ nhu cầu hoạt động của ngành: khu Biên Hoà, Phú Mỹ đến Vũng Tàu là nơi tập trung các dự án chủ yếu và quan trọng của ngành Dầu khí. Về quy hoạch, hệ thống cảng Thị Vải – Vũng Tàu có chức năng quan trọng là phục vụ các nhu cầu khai thác các ngành và hiện tại khu vực cảng Phú Mỹ chưa có dự án nào đáp ứng nhu cầu cảng biển phát sinh từ hoạt động của ngành. Hơn thế nữa, cụm cảng thành phố Hồ Chí Minh sẽ không thể đáp ứng được sự phát triển năng động của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cảng đạm Phú Mỹ ra đời sẽ phục vụ cho nhu cầu nhập xuất hàng cho các dự án trong ngành các vùng lân cận, hỗ trợ đắc lực cho cụm cảng HCM.
Các chỉ tiêu tài chính của dự án:
Lãi suất chiết khấu: 10%/ năm
NPV: 167.484.837.000 VND
Lãi vay: 9,5%/ năm
IRR: 14,37%/ năm
Thời gian hoàn vốn: 13,9 năm
Nguồn trả nợ của dự án: quỹ khấu hao, lợi nhuận sau thuế
Độ nhạy của dự án:
Bảng 2.6. Độ nhạy của dự án Cảng đạm Phú Mỹ
Điều kiện
NPV
IRR
Thời gian hoàn vốn
Lãi suất chiết khấu 11%, lãi vay 11% đối với VND và 4% với USD
78.865.314.000
13,35
17,66
Lãi suất chiết khấu10%, doanh thu giảm 10%
84.723.590.000
12,4
17,55
Lãi suất chiết khấu 10%, doanh thu tăng 10%
119.985.470.000
13,4
15,99
(Nguồn: Hồ sơ dự án Cảng đạm Phú Mỹ)
Công nợ và quan hệ với khách hàng: có thể nói PTSC là khách hàng thường xuyên và là một trong khách hàng sớm nhất của PTSC. PVFC đã thu xếp vốn cho các dự án của PTSC với số vốn thu xếp là hơn 200 tỷ VND và hơn 10 triệu USD ( theo hình thức 1: PVFC nhận uỷ thác đàm phán); 1000 tỷ VND và hơn 24 tỷ USD(theo hình thức 2: PVFC cho vay trực tiếp các dự án của PTSC thông qua nguồn vốn vay uỷ thác). Đây là căn cứ quan trọng để PVFC xem xét khả năng cung ứng vốn cho Dự án Cảng Đạm Phú Mỹ.
PVFC đã thu xếp cho dự án Cảng đạm Phú Mỹ bằng hình thức đồng tài trợ với tỷ lệ tài trợ như sau:
Bảng 2.7. Tỷ lệ đồng tài trợ cho dự án Cảng đạm Phú Mỹ
TT
Tổ chức tín dụng
Tỷ lệ
VND(tỷ)
Tỷ lệ
USD
1
NH Đầu tư và Phát triển VN – Chi nhánh Vũng Tàu
29,85%
45
46%
1.714.146
2
PVFC
49,25%
74,229
54%
2.000.000
3
NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN – Chi nhánh Vũng Tàu
20,90%
31,5
4
100%
150,729
100%
3.714.146
(Nguồn: Hồ sơ dự án Cảng đạm Phú Mỹ)
Thời hạn vay, lãi suất:
VND: 120 tháng( thời gian ân hạn gốc 36 tháng); lãi suất = Bình quân lãi suất huy động tiết kiệm 12 tháng của 4 Ngân hàng Quốc doanh Bà Rịa Vũng Tàu: Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) + 1,73%
USD: 72 tháng (ân hạn 18 tháng); lãi suất = Sibor 6 tháng + 1,85%/ năm và không thấp hơn 3%/năm
Phí đầu mối và phí thu xếp: 0,05%/ năm trích trong phần lãi mà thành viên đồng tài trợ được hưởng, trong đó
BIDV Vũng Tàu: 0,03%/ năm với chức năng tổ chức đầu mối đồng tài trợ
PVFC: 0,02%/ năm với vai trò thu xếp vốn và thực hiện mọi giao dịch trừ giao dịch thanh toán.
Riêng đối với khoản PVFC tài trợ cho khách hàng với tư cách là thành viên đồng tài trợ, PVFC đã thu xếp theo hình thức tài trợ trực tiếp bằng vốn tự có hoặc nguồn vốn uỷ thác:
Đối với khoản tài trợ 74,229 tỷ VND. PVFC đã huy động 29,229 tỷ từ nguồn vốn tự có của mình và 45 tỷ từ nguồn vốn uỷ thác từ Ngân hàng Indovina với lãi suất là Bình quân lãi suất huy động tiết kiệm VND 12 tháng tính theo tháng + 0,12%/tháng, thấp hơn BQLSHĐTK + 1,73%/ năm là mức lãi suất mà PVFC cho PTSC vay, chênh lệch là phí uỷ thác mà PVFC được hưởng.
Đối với khoản tài trợ 2 triệu USD. PVFC đã nhận uỷ thác cho vay của BIDV - Sở giao dịch II với lãi suất Sibor 6 tháng + 1,8%/ năm. Chênh lệch 0,05%/ năm là phí uỷ thác mà PVFC được hưởng.
Xem xét hoạt động thu xếp vốn cho dự án Cảng Đạm Phú Mỹ, ta thấy rằng PVFC không những có được 3 nguồn thu, đó là thu từ lãi thông qua cấp tín dụng cho dự án bằng nguồn vốn tự có của mình; phí thu xếp vốn và phí uỷ thác cho vay, mà còn có thể hoàn thành được nhiệm vụ thu xếp đủ vốn theo yêu cầu của một dự án trong ngành. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nghiệp vụ thu xếp vốn, dự án Cảng Đạm Phú Mỹ cũng gặp phải một số khó khăn khi mời chào các đối tác tham gia đồng tài trợ. Cụ thể là mặc dù có văn bản cam kết chung giữa 4 NHTM Quốc doanh (VCB, BIDV, VBARD, ICB) và PVFC về việc đồng tài trợ cho dự án nhưng sau đó VCB và ICB đã xin rút do không thể thống nhất được các điều khoản trong Hợp đồng Đồng tài trợ. Điều này đã khiến cho PVFC buộc phải nâng số vốn góp của mình lên từ 45 tỷ lên 74, 229 tỷ đồng, phần tăng lên được lấy từ vốn tự có của PVFC. Đồng thời, PVFC không thể đáp ứng được nhu cầu vốn vay tối đa của PTSC theo đề nghị ban đầu (hơn 200 tỷ đồng) mà phải giảm xuống chỉ có thể thu xếp được 150,729 tỷ đồng.
Như vậy, hiện nay về cơ bản, PVFC cung ứng 3 hình thức thu xếp vốn cho dự án. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng dự án cụ thể, khả năng của PVFC, mức độ tham gia tài trợ của các Tổ chức tín dụng mà các hình thức đó sẽ được lựa chọn và kết hợp sao cho có lợi nhất cho khách hàng và các nhà tài trợ.
Phí thu xếp thường được PVFC tính dưới dạng tỷ lệ phần trăm trên số dự nợ thực tế, HĐ thu xếp vốn chưa mang tính pháp lý và tính bắt buộc cao thể hiện hoạt động thu xếp vốn của PVFC vẫn chưa đi vào chuyên nghiệp, mức độ cam kết thu xếp vốn của PVFC còn phải dựa vào kết quả giao dịch với các nhà tài trợ, điều này sẽ rất khó khăn cho PVFC khi tiến hành thu xếp vốn, đặc biệt là cho các dự án ngoài ngành. Chính vì thế, vấn đề về chuyên nghiệp hoá, thời gian thu xếp vốn cho khách hàng và khả năng linh hoạt trong công tác triển khai các hình thức thu xếp vốn cần phải được quan tâm thích đáng để đảm bảo uy tín của PVFC cũng như lợi ích của các bên tham gia.
2.2.3. Tình hình thực hiện hoạt động thu xếp vốn cho dự án tại Công ty Tài chính Dầu khí
Như đã nói ở trên, hoạt động thu xếp vốn cho dự án luôn là một nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu và xuyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tăng cường hoạt dộng thu xếp vốn cho dự án tại Công ty Tài chính Dầu khí.doc