Tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn tiền huy động của Chi nhánh Hà Thành. Tiền gửi tiết kiệm tại Chi nhánh rất đa dạng về hình thức huy động như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn được chia thành nhiều hạn mức đáp ứng mọi nhu cầu gửi tiền của mọi đối tượng khách hàng. Không chỉ đa dạng về kỳ hạn gửi tiền, tiền gửi tiết kiệm của Chi nhánh Hà Thành còn phong phú về các hình thức tiết kiệm như tiết kiệm thường, tiết kiệm dự thưởng và tiết kiệm bậc thang, gửi một nơi, rút nhiều nơi. Đây là một nguồn tiền gửi ổn định và quan trọng của Chi nhánh.
Tiền gửi tiết kiệm tại Chi nhánh Hà Thành là hình thức gửi tiền cho các khách hàng với thủ tục đơn giản, thuận tiện, nhanh, lãi suất hấp dẫn với các kỳ hạn phong phú, không thu phí khi khách hàng gửi và rút tiền, việc gửi tiền của khách hàng được đảm bảo an toàn, bí mật, được Chi nhánh mua bảo hiểm với Tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Khách hàng gửi bằng loại tiền nào thì được rút ra (cả gốc và lãi) bằng loại tiền đó. Trường hợp khách hàng gửi bằng ngoại tệ có nhu cầu nhận tiền bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ khác (được Chi nhánh công bố mua bán) sẽ được quy đổi theo tỷ giá hấp dẫn. Nếu khách hàng cần tiền khi Sổ tiết kiệm chưa đến hạn thanh toán khách hàng có thể dễ dàng dùng Sổ tiết kiệm để vay thế chấp, cầm cố vay vốn tại bất cứ tổ chức tín dụng nào, đặc biệt vay vốn tại BIDV được ưu tiên về lãi suất cho vay hoặc rút tiết kiệm trước hạn (theo quy định của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong từng thời kỳ).
Đối tượng gửi tiền:
+ Đối với tiết kiệm bằng Việt Nam đồng: Mọi cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên.
+ Đối với tiết kiệm bằng ngoại tệ: người cư trú là cá nhân bao gồm công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên (đủ tuổi để có thể xác lập các giao dịch dân sự theo quy định của nước mà người đó là công dân); công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài (không kể thời hạn); công dân Việt Nam làm việc trong các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, lực lượng vũ trang và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động ở nước ngoài và những cá nhân đi theo họ.
83 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường huy động tiền gửi tại Chi nhánh Hà Thành – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại và Công ty CP Gas Petrolimex đem lại hơn 26 tỷ VND lợi nhuận. Bên cạnh các hoạt động của một ngân hàng thương mại thông thường, Chi nhánh Hà Thành được giao nhiệm vụ của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh vinh dự thay mặt hệ thống thực hiện chứng năng Ngân hàng chỉ định thanh toán chứng khoán cho thị trường phía Bắc và cung cấp các sản phẩm ngân hàng chuyên sâu cho thị trường tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Sau hơn 3 năm thực hiện nhiệm vụ, Chi nhánh đã thực hiện công tác thanh toán bù trừ tiền mua bán chứng khoán tại sàn giao dịch thứ cấp cho gần 700 phiên giao dịch với doanh số thanh toán bù trừ đạt 382 nghìn tỷ đồng năm 2005, chi trả tiền đặt cọc cho khoảng 181 phiên đấu giá, thay mặt BIDV tham gia gần 50 phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ với tổng trị giá trúng thầu trái phiếu là 5000 tỷ đồng, đến năm 2007 doanh số thanh toán bù trừ của Chi nhánh đã lên tới 244.486 tỷ đồng. Chi nhánh đã triển khai một số nghiệp vụ mới chuyên sâu phục vụ thị trường chứng khoán như nghiệp vụ ngân hàng giám sát, quản lý danh mục đầu tư cho các công ty quản lý quỹ Với những đóng góp thiết thực và hiệu quả như vậy, Chi nhánh Hà Thành được đánh giá là đã và đang hoàn thành tốt nhiệm vụ của Ngân hàng chỉ định thanh toán chứng khoán, góp phần đảm bảo tính thanh khoản thông suốt của thị trường, tham gia tích cực vào sự phát triển của thị trường chứng khoán trong những năm vừa qua. Thành công này cũng đã mở ra hướng đầu tư mới cho Chi nhánh, góp phần quảng bá hình ảnh trong thời kỳ các doanh nghiệp nhà nước đang tiến hành cổ phần hóa.
2.2 Thực trạng huy động tiền gửi tại Chi nhánh Hà Thành – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chi nhánh Hà Thành chính thức thành lập và đi vào hoạt động từ 16/09/2003 trên cơ sở tách và nâng cấp Phòng Giao dịch Trung tâm của Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Sau gần 5 năm hoạt động, huy động tiền gửi của Chi nhánh Hà Thành không ngừng tăng lên, chi nhánh tiếp tục duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ đồng thời thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
Xác định được ý nghĩa to lớn của hoạt động huy động tiền gửi, Chi nhánh Hà Thành đã thực hiện đa dạng hóa các mức lãi suất cho phù hợp với các hình thức huy động tiền gửi, đảm bảo tính cạnh tranh. Vì vậy chi nhánh đã thu hút được một lượng tiền gửi lớn, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng thể hiện sự phát triển nhanh chóng và vững chắc trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Sự phát triển của Chi nhánh được biểu hiện qua kết quả sau:
Bảng 4: Tình hình huy động tiền gửi của Chi nhánh Hà Thành
Đơn vị: Triệu VND
STT
Chỉ tiêu
Năm
2005
2006
2007
1
Huy động vốn
2,435,044
3,877,937
4,888,106
2
Huy động tiền gửi TCKT
1,574,962
2,733,195
3,383,547
3
Huy động tiền gửi VND
860,082
1,144,742
1,504,559
(Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn Chi nhánh Hà Thành – BIDV)
Hình 4: Biểu đồ huy động tiền gửi Chi Nhánh Hà Thành
Biểu đồ trên cho thấy, tình hình huy động tiền gửi của Chi nhánh Hà Thành trong giai đoạn 2005 – 2007 tăng trưởng tốt, tại thời điểm 31/12/2007 tổng nguồn vốn 200.4% so với cùng thời điểm năm 2005 và tăng 126.05% so với năm 2006, còn tại thời điểm 31/12/2006 tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn so với cùng thời điểm năm 2005 là 159.25%. Như vậy, nguồn vốn của Chi nhánh tăng trưởng tương đối tốt chứng tỏ công tác huy động tiền gửi có hiệu quả, tuy nhiên do ảnh hưởng bởi tình hình lạm phát cao trong năm 2007 nên tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và tăng trưởng tiền gửi có bị giảm sút so với năm 2006. Với công tác dự báo tốt về sự biến động của nên kinh tế trong năm 2007, chi nhánh cũng đã đặt mục tiêu phù hợp, do đó so với kế hoạch đặt ra, chi nhánh không những đã hoàn thành mà còn vượt chỉ tiêu đặt ra về huy động vốn là 4,600,000 triệu VND, thực tế năm 2007 là 4,888,106 tăng 106.3% so với kế hoạch. Biểu đồ trên cho thấy, trong tổng tiền gửi huy động được, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm phần lớn và tăng trưởng hàng năm, năm sau cao hơn năm trước, hơn nữa, Chi nhánh cũng đã thu hút được một lượng lớn tiền gửi bằng VND, tỷ trọng giữa huy động tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi bằng VND hàng năm không có nhiều biến động qua các năm .Mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều bởi sự cạnh tranh của các chi nhánh ngân hàng khác trên cùng địa bàn và biến động của nền kinh tế, nhưng những kết quả trên đã cho thấy được sự nỗ lực của cán bộ nhân viên của Chi nhánh đồng thời kết quả trên cũng cho thấy được sự tăng trưởng hàng năm, Chi nhánh Hà Thành đã chứng tỏ được sự phong phú và đa dạng trong hoạt động thu hút tiền gửi cả về hình thức huy động và lãi suất.
2.2.1 Huy động tiền gửi theo đối tượng khách hàng
Khách hàng đến gửi tiền tại Chi nhánh Hà Thành gồm rất nhiều đối tượng như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp liên doanh, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các hộ kinh doanh cá thể, cá thể và các thành phần kinh tế khác. Chi nhánh Hà Thành căn cứ vào đối tượng gửi tiền phân chia đối tượng huy động theo 3 loại khách hàng sau: khách hàng doanh nghiệp (TCKT), khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức tín dụng (TCTC).
2.2.2 Huy động tiền gửi theo mục đích huy động vốn
Chi nhánh Hà Thành huy động tiền gửi theo nhiều hình thức huy động khác nhau như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi chuyên dùng của cá nhân và tổ chức kinh tế, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi của tổ chức tài chính, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và trái phiếu. Tình hình huy động tiền gửi của Chi nhánh được thể hiện như sau:
Bảng 5: Tình hình huy động vốn theo mục đích của CN Hà Thành
Đơn vị: Triệu VND
STT
Chỉ tiêu
Năm
2005
2006
2007
1
Huy động vốn
2,435,044
3,877,937
4,888,106
2
Tiền gửi không kỳ hạn
459,031
1,544,769
2,127,205
3
TG chuyên dùng của CN và TCKT
37
0
0
4
TG có kỳ hạn của TCKT
1,115,894
1,094,653
1,248,881
5
TG có kỳ hạn của Cá nhân
700,257
1,026,945
899,475
6
Tiền gửi TCTC
593,774
603,197
7
Chứng chỉ tiền gửi
35,118
57,487
7,461
8
Kỳ phiếu
122,825
59,237
1,887
9
Trái phiếu
1,882
1,073
0
(Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn chi nhánh Hà Thành – BIDV)
2.2.2.1 Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán là nguồn tiền gửi quan trọng của Chi nhánh Hà Thành. Tiền gửi thanh toán được sử dụng với mục đích chủ yếu là thanh toán hàng hóa dịch vụ cho các cá nhân và tổ chức kinh tế. Tại chi nhánh Hà Thành, tiền gửi thanh toán chủ yếu để thực hiện chi trả theo yêu cầu của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế. Với loại tiền gửi này, khách hàng có thể thanh toán bất kỳ lúc nào với điều kiện trong tài khoản có số dư, không những thế khách hàng còn có thể rút tiền từ tài khoản này tại mọi thời điểm. Đây là nguồn tiền gửi có chi phí thấp nhất trong tất cả các loại tiền gửi mà ngân hàng phải chi trả. Vì vậy trong thời gian vừa qua, Chi nhánh Hà Thành luôn tăng cường hoạt động thu hút nguồn tiền này.
Bảng 6: Tình hình huy động tiền gửi thanh toán
Đơn vị: Triệu VND
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Gía trị
Tỷ trọng (%)
Gía trị
Tỷ trọng (%)
Tăng trưởng (%)
Gía trị
Tỷ trọng (%)
Tăng trưởng (%)
HĐvốn
2,435,044
3,877,937
159.25
4,888,106
126.05
TGTT
459,031
18.85
1,544,769
39.83
336.53
2,127,205
43.52
137.70
(Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn chi nhánh Hà Thành – BIDV)
Hình 5: Biểu đồ huy động tiền gửi thanh toán
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy tiền gửi thanh toán của Chi nhánh Hà Thành tăng lên nhanh chóng qua từng năm. Năm 2005, tiền gửi thanh toán chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng huy động vốn của Chi nhánh là 18.85% với giá trị 459,031 triệu VND, đến năm 2006, nguồn tiền này đã tăng lên một cách mạnh mẽ tăng 336.53% so với năm 2005 với giá trị 1,544,769 triệu VND. Năm 2007, tiền gửi thanh toán đã trở thành một nguồn tiền gửi giữ vị trí quan trọng trong tổng lượng vốn huy động được của Chi nhánh Hà Thành với giá trị 2,127,205 triệu VND chiếm 43.52%. Như vậy, hoạt động huy động tiền gửi thanh toán tại Chi nhánh là rất hiệu quả, từ chỗ chỉ là một nguồn tiền với khả năng huy động không cao đã trở thành một nguồn tiền quan trọng trong tổng lượng vốn huy động. Để đạt được kết quả như vậy, nguyên nhân trước hết đó là sự phát triển của nền kinh tế đất nước trong năm 2006 và 2007, với mức tăng trưởng đạt 8.17% năm 2006 và 8.5% năm 2007 với giá trị tổng sản phẩm quốc nội GDP đạt 71.2 tỷ USD trong đó GDP bình quân đầu người năm 2007 đạt 835 USD/người tương đương với 13.4 triệu VND. Nắm bắt được sự phát triển của nền kinh tế, Chi nhánh đã có những giải pháp hiệu quả trong hoạt động huy động tiền gửi. Chi nhánh đã mở thêm các phòng giao dịch đặt tại các vị trí thuận lợi nhằm thu hút mọi đối tượng gửi tiền do đó đã tạo điều kiện thu hút tiền gửi thanh toán.
2.2.2.2 Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn tiền huy động của Chi nhánh Hà Thành. Tiền gửi tiết kiệm tại Chi nhánh rất đa dạng về hình thức huy động như tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn được chia thành nhiều hạn mức đáp ứng mọi nhu cầu gửi tiền của mọi đối tượng khách hàng. Không chỉ đa dạng về kỳ hạn gửi tiền, tiền gửi tiết kiệm của Chi nhánh Hà Thành còn phong phú về các hình thức tiết kiệm như tiết kiệm thường, tiết kiệm dự thưởng và tiết kiệm bậc thang, gửi một nơi, rút nhiều nơi. Đây là một nguồn tiền gửi ổn định và quan trọng của Chi nhánh.
Tiền gửi tiết kiệm tại Chi nhánh Hà Thành là hình thức gửi tiền cho các khách hàng với thủ tục đơn giản, thuận tiện, nhanh, lãi suất hấp dẫn với các kỳ hạn phong phú, không thu phí khi khách hàng gửi và rút tiền, việc gửi tiền của khách hàng được đảm bảo an toàn, bí mật, được Chi nhánh mua bảo hiểm với Tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Khách hàng gửi bằng loại tiền nào thì được rút ra (cả gốc và lãi) bằng loại tiền đó. Trường hợp khách hàng gửi bằng ngoại tệ có nhu cầu nhận tiền bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ khác (được Chi nhánh công bố mua bán) sẽ được quy đổi theo tỷ giá hấp dẫn. Nếu khách hàng cần tiền khi Sổ tiết kiệm chưa đến hạn thanh toán khách hàng có thể dễ dàng dùng Sổ tiết kiệm để vay thế chấp, cầm cố vay vốn tại bất cứ tổ chức tín dụng nào, đặc biệt vay vốn tại BIDV được ưu tiên về lãi suất cho vay hoặc rút tiết kiệm trước hạn (theo quy định của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong từng thời kỳ).
Đối tượng gửi tiền:
+ Đối với tiết kiệm bằng Việt Nam đồng: Mọi cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên.
+ Đối với tiết kiệm bằng ngoại tệ: người cư trú là cá nhân bao gồm công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên (đủ tuổi để có thể xác lập các giao dịch dân sự theo quy định của nước mà người đó là công dân); công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài (không kể thời hạn); công dân Việt Nam làm việc trong các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, lực lượng vũ trang và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động ở nước ngoài và những cá nhân đi theo họ.
Loại tiền gửi: Đồng VN và ngoại tệ (áp dụng cho 2 loại ngoại tệ : Đô-la Mỹ,
Euro). Quý khách không phải xuất trình nguồn gốc ngoại tệ.
Hình thức gửi: Tiền mặt, séc du lịch, chuyển khoản.
Kỳ hạn gửi: Có kỳ hạn và không kỳ hạn tuỳ theo yêu cầu của quý khách.
Mức gửi: Lần đầu tiên gửi tối thiểu 100.000 Đồng hoặc ngoại tệ có trị giá tương
đương với 50 USD. Các lần gửi sau không quy định mức tối thiểu, không hạn chế mức tối đa.
Cơ sở tính, trả lãi:
+ Đối với tiền gửi không kỳ hạn: Lãi được nhập gốc vào ngày rút hết số dư.
+ Đối với tiền gửi có kỳ hạn: Thông thường trả lãi một lần vào thời điểm đến hạn.
+ Đối với tiền gửi có kỳ hạn, nếu ngày đáo hạn trùng vào ngày nghỉ theo quy định, khách hàng sẽ được thanh toán vào ngày làm việc tiếp theo đầu tiên. Khi đến hạn thanh toán nếu khách hàng không đến lĩnh tiền và không có yêu cầu gì khác, BIDV sẽ tự động nhập lãi vào gốc và kéo dài thêm một kỳ hạn mới như kỳ hạn ban đầu hoặc kỳ hạn ngắn hơn kế tiếp (nếu BIDV không huy động kỳ hạn đó nữa) với lãi suất công bố tại thời điểm kéo dài.
+ Nếu khách hàng có nhu cầu rút tiền đột xuất trước hạn, khách hàng sẽ được hưởng lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn tại thời điểm rút tiền trên số ngày thực gửi.
+ Truờng hợp chủ sở hữu Sổ tiết kiệm không đi rút tiền được, có thể uỷ quyền cho người khác lĩnh thay, người được uỷ quyền phải xuất trình các giấy tờ sau: Sổ tiết kiệm do Chi nhánh phát hành có ghi tên chủ sở hữu (người uỷ quyền); Giấy uỷ quyền lĩnh tiền có chữ ký của người uỷ quyền, người được uỷ quyền, có số chứng minh thư hoặc hộ chiếu của người được uỷ quyền và có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người uỷ quyền cư trú hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chữ ký của người uỷ quyền trên giấy uỷ quyền phải đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại Chi nhánh.
Lãi suất: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm: được sử dụng linh hoạt, không thấp hơn so với các Ngân hàng thương mại nhà nước khác trên địa bàn.
Dưới đây là tình hình huy động tiền gửi của Chi nhánh:
Bảng 7: Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm
Đơn vị: Triệu VND
STT
Chỉ tiêu
Năm
2005
2006
2007
1
TGTK của TCKT
1,115,894
1,094,653
1,248,881
2
TGTK của Cá nhân
700,257
1,026,945
899,475
(Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn Chi nhánh Hà Thành – BIDV)
Hình 6: Biểu đồ huy động tiền gửi tiết kiệm
Nhìn vào biểu đồ trên cho thấy, tiền gửi tiết kiệm của Chi nhánh ít biến động qua các năm. Trong tổng lượng vốn huy động được tiền gửi tiết kiệm giữ một vị trí quan trọng, năm 2005 tiền gửi tiết kiệm chiếm 74.58% trong tổng lượng vốn huy động được, năm 2006 tỷ trọng này đã giảm xuống chiếm 54.71% và đến năm 2007 chiếm 43.95%. Như vậy, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm của Chi nhánh giảm xuống từng năm. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sự tăng lên nhanh chóng của tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong tổng nguồn vốn huy động được của Chi nhánh, không những vậy sự sụt giảm này còn do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Trong lượng tiền gửi tiết kiệm của Chi nhánh, tiền gửi của tổ chức kinh tế giữ vai trò chủ yếu, năm 2005 chiếm 61.44%, năm 2006 chiếm 51.6%, năm 2007 chiếm 58.13% trong tổng tiền gửi tiết kiệm. Điều này chứng tỏ, Chi nhánh được sự tin tưởng của các doanh nghiệp trên địa bàn, hơn nữa Chi nhánh đã xác định được khách hàng trọng tâm, có các chính sách khách hàng linh hoạt, vận dụng lãi suất mềm dẻo . Đây là một lượng tiền lớn, ổn định và lâu dài do đó Chi nhánh cần phải tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức kinh tế lâu năm đồng thời thu hút thêm các tổ chức kinh tế mới để nâng cao tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm. Trong tổng tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của cá nhân cũng chiếm một tỷ trọng lớn, năm 2005 chiếm 38.56%, năm 2006 chiếm 48.4%, năm 2007 chiếm 41.89%, tỷ trọng từ tiết kiệm cá nhân tăng trưởng ổn định hàng năm. Đây là một nguồn tiền rất quan trọng, thể hiện sự hiệu quả trong hoạt động thu hút tiền gửi tiết kiệm từ dân cư của chi nhánh thông qua các biện pháp như hoạt động marketting, chính sách lãi suất, tuyên truyền, quảng cáo khuyếch trương trong đó lãi suất là một yếu tố có tác động rất lớn đến tâm lý người gửi tiền. Nếu lãi suất không hấp dẫn rất khó thu hút được dân cư tham gia gửi tiền, khi đó họ sẽ bị thu hút bởi lãi suất từ các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Vì vậy, Chi nhánh cần vận dụng linh hoạt các biện pháp huy động tiền gửi để thu hút thêm từ nguồn tiền gửi của dân cư.
2.2.2.3 Phát hành giấy tờ có giá
Xuất phát từ nhu cầu huy động vốn và theo sự chỉ đạo từ Hội sở chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Hà Thành đã phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của Chi nhánh. Đây là một công cụ rất quan trọng, do đặc điểm riêng của Chi nhánh là phục vụ cho đầu tư phát triển nên nhu cầu vốn là rất lớn do vậy ngân hàng đã thường xuyên huy động vốn từ nguồn này để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư và số lượng huy động của khoản tiền này chiếm khoảng 5 – 7% tổng vốn huy động.
Bảng 8: Tình hình huy động giấy tờ có giá
Đơn vị: Triệu VND
STT
Chỉ tiêu
Năm
2005
2006
2007
1
Chứng chỉ tiền gửi
35,118
57,487
7,461
+ VND
23,763
1,953
290
2
Kỳ phiếu
122,825
59,237
1,887
- Kỳ phiếu ngắn hạn
121,110
58,061
1,813
+ VND
71,450
10,078
625
- Kỳ phiếu dài hạn
1,715
1,176
74
+ VND
155
29
26
3
Trái phiếu
1,882
1,073
0
+ VND
357
0
0
(Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn Chi nhánh Hà Thành – BIDV)
Qua bảng số liệu cho thấy, giấy tờ có giá có xu hướng giảm mạnh qua các năm, ngoại trừ chứng chỉ tiền gửi năm 2006 do nhu cầu tăng vốn vì vậy giá trị có tăng hơn so với năm 2005 và năm 2007. Đối với huy động bằng chứng chỉ tiền gửi của Chi nhánh thường huy động ngắn hạn dưới 1 năm. Đối với huy động bằng kỳ phiếu, kỳ phiếu ngắn hạn chiếm hầu hết giá trị huy động được, giá trị huy động bằng kỳ phiếu giảm xuống từng năm kể từ năm 2005 đến năm 2007 từ 121,110 triệu VND năm 2005 xuống 58,061 triệu VND năm 2006 và còn 1,813 triệu VND năm 2007. Nguồn huy động tỳ kỳ phiếu dài hạn và trái phiếu chiếm một tỷ lệ nhỏ trong nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Bởi kỳ phiếu dài hạn và trái phiếu thời gian đáo hạn tương đối dài, lãi suất của loại tiền này cao hơn lãi suất huy động bằng tiền gửi tiết kiệm, tuy nhiên hiên nay do lãi suất thị trường luôn biến động, khi cần chuyển sang tiền mặt thì chuyển đổi từ kỳ phiếu dài hạn và trái phiếu là rất khó khăn, để thu hút tiền gửi từ loại tiền này Chi nhánh cần có những biện pháp tích cực hỗ trợ cho khách hàng khi mua loại tiền này. Giấy tờ có giá Chi nhánh huy động được, trong đó huy động bằng VND chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn huy động. Với chứng chỉ tiền gửi bằng VND tỷ lệ này là 67.7% năm 2005, 3.4% năm 2006 và 3.9% năm 2007. Với kỳ phiếu ngắn hạn tỷ lệ tiền gửi bằng VND giảm mạnh qua từng năm chiếm 59% năm 2005, 17.4% năm 2006 và 3.5% năm 2007. Với kỳ phiếu dài hạn tỷ lệ này là 9% năm 2005, 2.5% năm 2006 và 35% năm 2007. Với trái phiếu năm 2005 tỷ lệ này là 19%, đến năm 2006 toàn bộ trái phiếu huy động được đều là ngoại tệ. Đây là một nguồn tiền mà Chi nhánh cũng rất chú trọng, tùy vào mục tiêu huy động vốn từng năm, Chi nhánh đưa ra các đợt phát hành giấy tờ có giá để đáp ứng cho nhu cầu cho vay vốn đầu tư phát triển.
2.2.3 Huy động tiền gửi theo thời gian
Kỳ hạn của tiền gửi là một yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng tiền gửi, tính thanh khoản của loại tiền gửi đó hơn nữa còn thể hiện sự phong phú trong hình thức huy động đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền. Trên cơ sở thời gian gửi tiền, ngân hàng sẽ có các mức lãi suất tương ứng thuận lợi cho cả ngân hàng và người gửi. Kỳ hạn của Chi nhánh Hà Thành rất đa dạng gồm có 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng. Tình hình huy động tiền gửi theo kỳ hạn của Chi nhánh Hà Thành được biểu hiện qua bảng sau:
Bảng 9: Tình hình huy động tiền gửi theo kỳ hạn
Đơn vị: Triệu VND
STT
Chỉ tiêu
Năm
2005
2006
2007
1
Tiền gửi không kỳ hạn
459,031
1,544,768
2,127,205
2
Tiền gửi có KH của TCKT
1,115,894
1,094,653
1,248,881
+ Dưới 12 tháng
183,833
236,751
1,062,228
+ Từ 12 tháng
932,061
857,902
186,653
3
Tiền gửi có KH của Cá nhân
700,257
1,026,945
899,475
+ Dưới 12 tháng
325,356
505,146
468,591
+ Từ 12 tháng
374,901
521,799
430,884
4
Tiền gửi TCTC
593,774
603,197
+ Dưới 12 tháng
118
85,118
+ Từ 12 tháng
593,656
518,079
( Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn Chi nhánh Hà Thành – BIDV)
Hình 7: Biểu đồ huy động tiền gửi theo kỳ hạn
Dựa vào biểu đồ theo kỳ hạn của tiền gửi cho thấy, tiền gửi không kỳ hạn tại Chi nhánh có tôc độ tăng trưởng rất nhanh về tỷ trọng và khối lượng tiền gửi, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng từ 20% với khối lượng 459,034 triệu VND năm 2005, tăng lên 36% với khối lượng 1,544,768 triệu VND năm 2006 và năm 2007 tăng lên đến 44% với khối lượng 2,127,205 triệu VND trong tổng tiền gửi theo kỳ hạn. Tỷ trọng tiền gửi này đã chứng tỏ hoạt động thanh toán qua Chi nhánh rất phát triển, Chi nhánh chú trọng tập trung khai thác nguồn tiền này bởi nguồn tiền này có chi phí thấp và khối lượng huy động lớn. Thực chất, nguồn tiền gửi huy động được này thể hiện mối quan hệ giữa Chi nhánh với các tổ chức kinh tế. Đối với các tổ chức kinh tế, loại tiền gửi này là một tài sản đảm bảo cho khả năng thanh toán, chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đây còn là một biện pháp các doanh nghiệp bảo quản tiền nhàn rỗi có hiệu quả vì nó đảm bảo tiện ích, an toàn và được hưởng lãi trên tài khoản tiền gửi. Đối với Chi nhánh Hà Thành, việc thu hút được khối lượng lớn tiền gửi không kỳ hạn với chi phí phải trả cho khách hàng thấp sẽ tạo điều kiện cho Chi nhánh thực hiện hoạt động cho vay đầu tư phát triển có hiệu quả hơn. Vì thế, Chi nhánh đã có các ưu đãi trong việc thu hút loại tiền gửi này đối với các tổ chức kinh tế. Với tiền gửi dưới 12 tháng tại Chi nhánh, về khối lượng tiền gửi tăng trưởng đều qua các năm, nhưng về tỷ trọng lại không ổn định như năm 2005 chiếm 22%, năm 2006 giảm xuống còn 17%, đến năm 2007 tỷ trọng này tăng mạnh chiếm 33% tổng tiền gửi theo kỳ hạn, điều này thể hiện nhu cầu về vốn theo từng năm của Chi nhánh, mà Chi nhánh sẽ đặt ra kế hoạch tăng trưởng từng năm với tiền gửi dưới 12 tháng để có các biện pháp huy động hiệu quả.
Biểu đồ trên cũng cho thấy, tiền gửi trung và dài hạn từ 12 tháng trở lên của Chi nhánh có xu hướng giảm mạnh cả về khối lượng và tỷ trọng trong tổng nguồn tiền gửi huy động. Về khối lượng tiền gửi, năm 2005 đạt 1,306,962 triệu VND nhưng đến năm 2006 khối lượng huy động đã tăng lên là 1,973,357 triệu VND, và đến năm 2007 khối lượng huy động của Chi nhánh có sự sụt giảm xuống còn 1,615,937 triệu VND. Về tỷ trọng trong tổng tiền huy động kỳ hạn, tỷ trọng của tiền gửi từ 12 tháng có sự đi xuống rõ rệt, năm 2005 tỷ trọng này là 58% chiếm một vị trí lớn trong toàn bộ tỷ trọng khối lượng tiền Chi nhánh huy động được, đến năm 2006 tỷ trọng đã giảm xuống còn 47% và năm 2007 tỷ trọng này là 33%. Sở dĩ sự sụt giảm này là trong những năm gần đây nhà nước có chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư, do đó lãi suất huy động tiền gữi của các ngân hàng không cao. Hơn nữa, người dân không ưa thích gửi tiền có thời gian dài do lo sợ rủi ro về biến động của lãi suất và lạm phát. Tiền gửi trung và dài hạn là một nguồn vốn rất là quan trọng đảm bảo sự vững chắc cho hoạt động đầu tư của Chi nhánh. Vì vậy, để phục vụ cho hoạt động đầu tư dài hạn ngày càng tốt hơn, Chi nhánh sẽ tăng cường nâng cao nguồn tiền này bằng cách áp dụng chính sách lãi suất hấp dẫn, linh hoạt, tạo uy tín, mở rộng các quầy giao dịch, các dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm hấp dẫn các đối tượng khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế tham gia gửi tiền trung và dài hạn ngày càng nhiều hơn.
2.2.4 Huy động tiền gửi theo loại tiền
Trong các đợt phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, nguồn tiền bằng ngoại tệ mà Chi nhánh thu hút được chủ yếu là USD và EUR chiếm phần lớn tỷ trọng tiền gửi được phát hành. Còn trong hoạt động huy động hàng ngày, lượng tiền bằng VND chiềm phần lớn. Tình hình thu hút tiền gửi theo loại tiền được biểu hiện qua bảng sau:
Bảng 10: Tình hình huy động tiền gửi theo loại tiền
Đơn vị: Triệu VND
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Gía trị
Tỷ trọng (%)
Gía trị
Tỷ trọng (%)
Tăng trưởng (%)
Gía trị
Tỷ trọng (%)
Tăng trưởng (%)
VND
1,914,011
79
3,202,738
83
167.33
3,835,397
78
119.75
NT
521,033
21
675,199
17
129.59
1,052,709
22
155.91
Hình 8: Biểu đồ huy động tiền gửi theo loại tiền gửi
Khối lượng VND chiếm phần lớn trong khối lượng tiền gửi huy động được, tỷ trọng của VND tăng trưởng ổn định qua các năm, sự giao động về tỷ trọng khối lượng VND trong tổng nguồn tiền huy động không quá lớn, năm 2005 chiếm 79%, năm 2006 chiếm 83% nhưng có sự tăng trưởng mạnh về khối lượng là 167.33% so với năm 2005, đến năm 2007 chiếm 78% tăng trưởng 119.75% so với năm 2006 và 200.4% về khối lượng huy động so với năm 2005. Tăng trưởng nguồn tiền huy động bằng VND là so sự tập trung chú ý nâng cao hiệu quả hoạt động huy động tiền gửi, kết quả này được thể hiện thông qua các biện pháp mà Chi nhánh đã thực hiện như đa dạng hóa các sản phẩm với các chương trình tiết kiệm dự thưởng, gửi tiền được nhận quà từ Chi nhánh, đẩy mạnh huy động tiền gửi không kỳ hạn, các dịch vụ thẻĐối với nguồn tiền huy động bằng ngoại tệ, do các đợt phát hành giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, nguồn ngoại tệ của Chi nhánh đã có sự tăng trưởng nhất định, đến năm 2007 khối lượng ngoại tệ tăng 129.59% so với năm 2006 và tăng 155.91% so với năm 2005, tỷ trọng của nguồn ngoại tệ chiếm 21% năm 2005, 17% năm 2006 và 22% năm 2007 trong tổng khối lượng tiền gửi huy động. Nguyên nhân là do hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta ngày càng phát triển, khối lượng xuất khẩu ngày càng nhiều, hơn nữa đối tượng khách hàng là tổ chức kinh tế chiếm khá lớn trong các đối tượng khách hàng của Chi nhánh Hà Thành đã dẫn đến sự gia tăng nguồn ngoại tệ huy động được của Chi nhánh.
2.2.5 Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh Hà Thành
Để đánh giá công tác huy động tiền gửi ta nghiên cứu hoạt động s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7905.doc