MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU.1
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .2
1.1. Khái niệm, hoạt động chủ yếu của NHTM.2
1.1.1. Khái niệm NHTM.2
1.1.2. Hoạt động chủ yếu của NHTM .2
1.2. Huy động vốn của NHTM.4
1.2.1. Nhận tiền gửi . .4
1.2.2. Nguồn đi vay .6
1.2.2.1. Vay Ngân hàng Nhà nước (Vay NHTW) .6
1.2.2.2. Vay NHTM khác .7
1.2.2.3. Vay trên thị trường vốn 7
1.2.3.Huy động khác .8
1.2.3.1. Nguồn uỷ thác .8
1.2.3.2. Nguồn trong thanh toán .8
1.2.3.3. Nguồn khác .8
1.2.4. Vai trò của huy động vốn đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội và hoạt động kinh doanh của NHTM.8
1.2.4.1. Huy động vốn đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội.8
1.2.4.2. Huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM.9
1.2.4.2.1. Vốn huy động là cơ sở để NHTM tổ chức hoạt động kinh doanh.9
1.2.4.2.2. Vốn huy động quyết định đến quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của Ngân hàng.9
1.2.1.2.3. Vốn huy động quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường.10
1.2.1.2.4. Vốn huy động quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng.10
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM.10
1.3.1. Nhân tố chủ quan .10
1.3.2. Nhân tố khách quan .12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ GIANG.14
2.1. Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang.14
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.14
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang .15
2.1.3.Hoạt động chủ yếu .21
2.2. Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang.22
2.2.1. Diễn biến quy mô vốn huy động.22
2.2.2. Cơ cấu vốn huy động.24
2.2.3. Phân tích hiệu quả huy động vốn.27
2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang .29
2.3.1. Thành công 29
2.3.2. Hạn chế . .30
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế . 31
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan . 32
2.3.3.1.1 Chất lượng cho vay còn thấp 32
2.3.3.1.2 Chiến lược marketing chưa thích hợp . .32
2.3.3.1.3 Một số tồn tại trong công tác kế toán thanh toán .32
2.3.3.1.4 Nhân tố con người 33
2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan 33
2.3.3.2.1 Tình hình kinh tế xã hội diễn biến phức tạp .33
2.3.3.2.2 Tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng quá gay gắt . .34
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ GIANG.35
3.1 Định hướng hoạt động của BIDV .35
3.1.1 Định hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam .35
3.1.2 Định hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang .35
3.1.2.1 Cơ cấu lại nguồn vốn huy động .35
3.1.2.2 Phát triển các hoạt động dịch vụ liên quan đến huy động vốn 36
3.1.2.3 Tiếp tục đẩy mạnh chính sách khách hàng .38
3.1.2.4 Nâng cao tỷ trọng tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm trong nguồn vốn huy động .40
3.1.2.5 Nâng cao uy tín của Ngân hàng . 43
3.1.2.6 Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ .43
3.1.2.7 Thực hiện chính sách huy động vốn hợp lý linh hoạt .44
3.2 Giải pháp tăng cường huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang . . 45
3.2.1 Thu thập đầy đủ và chính xác thông tin về khách hàng .45
3.2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Ngân hàng .45
3.2.3 Thực hiện tốt marketing Ngân hàng . 46
3.3 Kiến nghị .46
3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước .46
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam .47
KẾT LUẬN.50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
59 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
165.21 triệu đồng (tăng gần 93%). Đóng góp vào sự tăng trưởng chung của vốn huy động là các nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế và dân cư nhưng chủ yếu vẫn là tiền gửi tiết kiệm của dân cư.
Bảng 3: Tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2005 - 2007.
ĐV: Triệu đồng %
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
2006 so với 2005
2007 so với 2006
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
HĐV
180
268
360
88
48.88%
92
34.3%
HĐVTCKT
35
69
130
34
97.1%
61
88.4%
TGTK
125
163
215
38
30.4%
52
31.9%
Giấy tờ có giá
20
36
15
16
80%
-21
-58.3%
Nguồn: Phòng Nguồn vốn kinh doanh
Ta thấy nguồn vốn huy động tăng trưởng rất mạnh, đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2005 - 2007. Ngân hàng đã tạo được uy tín trên thị trường ở địa bàn, nên đã thu hút được nguồn nhàn rỗi trong xã hội, đặc biệt là trong khu vực dân cư, tạo được một nguồn vốn ổn định và không ngừng tăng trưởng, thị phần huy động vốn từ năm 2005 đến năm 2007 đã tăng 180 triệu đồng. Thành công nhất trong khâu huy động vốn là huy động từ dân cư tăng từ 125 triệu đồng năm 2005 lên 163 triệu đồng năm 2006 và sang năm 2007 đạt 215 triệu đồng. Đây là nguồn vốn huy dồi dào nhất là do ở địa bàn không có nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế lớn nên Ngân hàng huy động được chủ yếu từ dân cư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy tốc độ tăng tỷ trọng qua các năm chưa cao, năm 2006 so với năm 2005 tăng 88 triệu đồng (tăng 48.88%). Năm 2007 so với năm 2006 tăng 92 triệu đồng (tăng 34.3%). Đây là nguồn vốn khá ổn định vì người dân chủ yếu gửi tiền vào Ngân hàng để hưởng lãi, họ không đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế khác.
Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm một con số khá khiêm tốn trong tổng nguồn vốn huy động được, năm 2005 chiếm 35 triệu đồng, sang năm 2006 là 69 triệu đồng, đến năm 2007 là 130 triệu đồng. Đây là sự tăng trưởng tương đối cao, năm 2006 so với năm 2005 tăng 34 triệu đồng tăng 97,1%, năm 2007 so với năm 2006 tăng 61 triệu đồng tăng 88,4%. Có được sự tăng trưởng mạnh này là do trên địa bàn đang có nhiều dự án xây dựng cơ bản, khu công nghiệp và các hợp tác xã, công ty tư nhân đang làm ăn có hiệu quả, có nhiều nguồn vốn nhãn rỗi đã gửi vào ngân hàng.
Như đã đề cập ở phần trên, đối tượng khách hàng chính của Ngân hàng là các Công ty xây dựng, Công ty Điện lực, Công ty bảo hiểm, Bưu điện, Công ty xăng dầu...Hoạt động chính của Ngân hàng cần một lượng vốn rất lớn. Nguồn vốn huy động có tốc độ tăng trưởng cao chính là cơ sở để mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao uy tín trên thị trường, nâng cao sức cạnh tranh. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang đã duy trì nguồn vốn huy động với tốc độ tăng trưởng cao trong suốt giai đoạn 2005 - 2007.
Để đạt được thành quả trên là do Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn, sử dụng nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn trong dân cư, tiếp cận một số doanh nghiệp có uy tín và có số dư tiền gửi lớn như đã nêu trên. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác về nguồn vốn huy động ta còn phải xem xét kết cấu của từng loại so với tổng nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động so với tổng nguồn vốn kinh doanh...
2.2.2.Cơ cấu vốn huy động:
Những năm qua nguồn vốn huy động không ngừng tăng trưởng với tốc độ khá cao, bên cạnh đó cơ câú nguồn vốn cũng được chuyển dịch theo hướng ngày càng hợp lý hơn.
Bảng 4: Kết cấu nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Huy động vốn
180
268
360
Tốc độ tăng trưởng
25%
48.88%
34.3%
Nguồn: Phòng nguồn vốn kinh doanh
Huy động vốn năm 2005 là 180 tỷ đồng, năm 2006 là 268 triệu đồng, năm 2007 là 360 triệu đồng. Những con số này đã chứng minh tỷ trọng của nguồn vốn huy động so với tổng nguồn vốn tăng lên qua các năm, năm 2005 là 25%, năm 2006 là 48.88%, năm 2007 là 34.3%. Vốn huy động chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn là cơ sở để ngân hàng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, mở rộng thị phần, chủ động trong thanh toán và các hoạt động khác. Mặt khác, nguồn vốn huy động được chi phí thấp sẽ giúp ngân hàng linh hoạt hơn trong việc đưa ra quyết định liên quan đến vấn đề tài chính.
Bảng 5: Cơ cấu vốn huy động phân theo hình thức huy động
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
HĐV
180
100%
268
100%
360
100%
HĐVTCKT
35
19.44%
69
25.75%
130
36.11%
TGTK
125
69.45%
163
60.82%
215
59.72%
Giấy tờ có giá
20
11.11%
36
13.43%
15
4.17%
Nguồn: Báo cáo kết quả huy động vốn của BIDV Hà Giang
Trong giai đoạn 2005 - 2007, nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế tăng nhanh qua các năm. Năm 2005 nguồn vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế là 35 triệu đồng (Chiếm 19,44% tổng vốn huy động) nhưng đến năm 2007 số vốn huy động đã được là 130 triệu đồng (Chiếm 36.11% tổng vốn huy động). Tuy nhiên, tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ dân cư và đặc biệt là phát hành giấy tờ có giá lại giảm. Đến năm 2007, vốn huy động được từ việc phát hành giấy tờ có giá chỉ còn chiếm 4.17% tổng vốn huy động. Năm 2007, vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm dân cư đã giảm 9.73% so với năm 2005.
* Cơ cấu huy động vốn phân theo nguyên tệ đã quy đổi
Bảng 6: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo nguyên tệ đã quy đổi
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Tổng vốn huy động
180.000
100%
268.000
100%
360.000
100%
VNĐ
176.922
98,29%
261.447
97.56%
332.200
92.28%
USD
3.078
1,71%
5.921
2.2%
26.587
7.39%
EUR
0
0%
632
0.24%
1.213
0.33%
Nguồn: Báo cáo kết quả huy động vốn của BIDV Hà Giang
Tỷ trọng vốn huy động bằng VND qua các năm có xu hướng giảm. Nếu năm 2005, vốn huy động bằng VND chỉ đạt 176,922 triệu đồng (Chiếm tỷ trọng 98,29% tổng vốn huy động) thì đến năm 2006 chỉ chiếm 97,56% tổng vốn huy động và trong năm 2007, tỷ trọng vốn huy động VND chỉ chiếm 92.28%.
Mặc dù trước sự biến động và có xu hướng mất giá của đồng USD nhưng vốn huy động bằng USD và EUR tăng qua các năm. Nếu như năm 2005, vốn huy động bằng USD chỉ là 3.078 triệu đồng (Chiếm 1,71%), thì đến năm 2006 con số này đã tăng lên 5.921 triệu đồng (Chiếm 2,2%) và vốn huy động bằng EUR là 632 triệu động (Chiếm 0,24%). Đến năm 2007, vốn huy động bằng USD đã tăng đáng kể, đạt 26.587 triệu đồng (Chiếm 7,39%) và bằng EUR là 1.213 triệu đồng (Chiếm 0,33%)
Như vậy, nguồn vốn huy động bằng VND chiếm tỷ trọng chủ yếu ngoại tệ không nhiều, do đó Ngân hàng cần tăng cường, mở rộng hoạt động nhận tiền gửi và cho vay bằng ngoại tệ, có như vậy mới phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để làm được điều đó, Ngân hàng cần phải bám sát sự biến động của tỷ giá đồng USD và VND.
* Cơ cấu vốn huy động phân theo thời hạn
Cơ cấu thời hạn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của nguồn vốn huy động.
Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn
Đv: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Tổng vốn huy động
180
100%
268
100%
360
100%
Ngắn hạn
155
86.11%
223
83.20%
278
77.22%
Dài hạn
25
13.88%
45
16.8%
82
22.78%
Nguồn: Báo cáo kết quả huy động vốn của BIDV Hà Giang
Nguồn vốn ngắn hạn có xu hướng tăng lê qua các năm cả về số lượng và tỷ trọng. Nếu năm 2005, vốn ngắn hạn chỉ đạt 155 triệu đồng (chiếm 86.11%) thì đến năm 2007 vốn ngắn hạn đã tăng lên 278 triệu đồng (chiếm 77.22%). Trong giai đoạn 2005 - 2007, vốn ngắn hạn đã tăng 123 triệu đồng. Nguồn vốn dài hạn lại có xu hướng giảm về tỷ trọng mặt dù số lượng vẫn tăng qua các năm. Năm 2005, vốn dài hạn là 25 triệu đồng (Chiếm 13.88%), nhưng đến năm 2007 đã tăng lên 82 triệu đồng (Chiếm 22.78%). Nguyên nhân là do trong thời gian này trên địa bàn có nhiều khu công nghiệp, công trình và dự án lớn, tổ chức kinh tế lớn đang hình thành nên cần một lượng vốn dài hạn để hoạt động.
Là một Ngân hàng chủ yếu cho vay trong lĩnh vực dài hạn, nguồn vốn dài hạn có tăng, tuy số vốn huy động dài hạn có thấp hơn so với vốn ngắn hạn, là do điều kiện kinh tế trên địa bàn chi phối, có ít các nhà máy doanh nghiệp, tổ chức kinh tế lớn, chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, nên nguồn vốn chỉ tập trung nhiều ở dân cư, nên nguồn vốn ngắn hạn cao hơn vốn dài hạn.
2.2.3. Phân tích hiệu quả huy động vốn
Trong giai đoạn 2005 - 2007, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang đã huy động được vốn lớn đáp ứng tốt nhu cầu cho vay, tốc độ tăng trưởng vốn huy động tăng nhanh qua các năm, vốn huy động năm sau tăng hơn năm trước. Năm 2007 vốn huy động tăng 200% so với năm 2005.
Nguồn vốn huy động dồi dào nhất trên địa bàn là nguồn vốn huy động từ dân cư, năm 2007 nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 215 triệu đồng (Chiếm 59.72% tổng nguồn vốn huy động). Trong khi đó nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm một con số khá khiêm tốn (Chiếm 36.11% tổng nguồn vốn huy động) do trên địa bàn chỉ có doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nguồn vốn huy động bằng VND vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2007, nguồn vốn huy động bằng VND là 332.200 triệu đồng. Trong khi đó nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, cụ thể nguồn vốn huy động bằng USD chiếm 7,39% tổng nguồn vốn huy động, còn nguồn vốn huy động bằng UER chỉ chiếm 0,33% tổng nguồn vốn huy động.
Nguồn vốn huy động trong ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với nguồn vốn huy động dài hạn. Năm 2007, nguồn vốn huy động dài hạn chiếm
77,22% còn nguồn vốn huy động dài hạn chiếm 22,78% tổng nguồn vốn huy động.
Có thể nói rằng trong giai đoạn 2005-2007, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang NHĐT&PT Hà Giang đã đạt được những hiệu quả nhất định trong công tác huy động vốn. Nguồn vốn huy động ngắn hạn và dài hạn đều đáp ứng tốt nhu cầu cho vay ngắn hạn và dài hạn. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang đã tạo được uy tín trên địa bàn nên đã thu hút được một lượng vốn lớn trong dân cư. Mặt dù vậy, Tỉnh Hà Giang còn một tỉnh nghèo nên nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế còn thấp. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động bằng USD còn quá thấp nên không đáp ứng được nhu cầu cho vay.
2.3. Đánh giá thực trạng huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang:
2.3.1. Thành công:
Công tác huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang từ năm 2005 đến năm 2007 đạt kết quả tốt, năm sau cao hơn năm trước. Doanh số huy động lớn nhiều doanh số tín dụng, nhưng nguồn vốn huy động luôn có tốc độ tăng trưởng khá cao. Trong giai đoạn 2005-2007, nguồn vốn huy động cuối kỳ đã tăng 180.000 triệu (tức là đã tăng 92,5%). Tỷ trọng huy động trong tổng nguồn vốn cũng đã tăng đều qua các năm, năm 2005 tỷ trọng huy động vốn huy động là 76%, năm 2006 là 88%, năm 2007 là 92%. Sự tăng lên đáng kể của vốn huy động đã giúp Chi nhánh chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh.
- Nguồn vốn chuyển dịch theo cơ cấu ngày càng hợp lý hơn về thời hạn và loại tiền tệ, nguồn vốn dài hạn tăng dần qua các năm, qua đó làm tăng tỷ trọng của nguồn vốn dài hạn trong tổng vốn động.
- Ngân hàng đã sử dụng nhiều hình thức huy động: các loại tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi...
- Trình độ chuyên môn của cán bộ CNV ngày càng được nâng cao.
- Công tác kế toán thanh toán bước đầu đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Các năm trước năm 2005, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang chủ yếu tập trung vào các kỳ hạn chính như 3 tháng; 6 tháng; 9 tháng; 12 tháng, chưa có nhiều loại hình huy động vốn và các kỳ hạn, lãi suất đa dạng. Từ tháng 9/2005, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang triển khai Dự án Hiện đại hoá, theo đó đã đa dạng hoá các loại hình huy động với các kỳ hạn và lãi suất linh hoạt dựa trên nền tảng dự án Hiện đại hoá như: Tiết kiệm hưởng lãi theo ngày, tuần, tháng; hưởng lãi theo thời gian thực gửi, Tiết kiệm gửi một lần rút dần chi tiêu; Tiết kiệm bậc thang (số tiền gửi càng lớn thì lãi suất càng cao); Tiết kiệm “ổ trứng vàng”; Tiết kiệm trả lãi trước, lãi sauBên cạnh đó tích cực thực hiện các chương trình khuyến mại trong huy động vốn nhân dịp kỷ niệm thành lập BIDV, khuyến mãi BIC- BẢO AN đối với sản phẩm tiền gửi, tích cực vận động khách hàng tham gia mở tài khoản và phát hành thẻ ATM, miễn phí trả lương cho các đơn vị thực hiện trả lương tự động qua tài khoản cho cán bộ CNV hưởng lương từ NSNN và các khách hàng Doanh nghiệp.đã thu hút được đông đảo khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, đó là những thành công lớn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang trong công tác huy động vốn.
2.3.2- Hạn chế:
- Thị phần huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang còn thấp, chiếm 40% so với các TCTD trên địa bàn.
- Chiến lược marketing còn hạn chế, thực chất là mới chỉ bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng, công tác tiếp thị để khách hàng hiểu sâu, cặn kẽ về các tiện ích của các sản phẩm còn hạn chế. Công tác marketing chưa chuyên nghiệp, chưa hình thành một bộ phận chuyên trách marketing, cán bộ marketing kiệm nhiệm, trình độ marketing còn yếu, vừa giao dịch, vừa kết hợp đi tiếp thị khách hàng không thường xuyên, chưa có kế hoạch cụ thể định kỳ.
- Chi phí huy động cao do nguồn vốn huy động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang tập trung chủ yếu ở tiền gửi dân cư, nguồn tiền gửi này luôn chiếm tỷ trọng bình quân là 74%/tổng nguồn vốn huy động.
- Chiến lược khách hàng còn nhiều bất cập, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang chưa xây dựng được một chính sách huy động vốn riêng biệt, phân loại, chấm điểm khách hàng, để từ đó có thể áp dụng chính sách khách hàng phù hợp với từng loại hình khách hàng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang.
- Khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa thu hút được nhiều các doanh nghiệp lớn đến mở tài khoản, do đó nguồn vốn huy động được mang tính chất nhỏ lẻ, tạm thời.
- Trong quan hệ với khách hàng chưa thực sự tạo ra mối quan hệ bình đẳng, đôi khi ngân hàng còn quá chú trọng về đảm bảo an toàn cho hoạt động của mình, chưa gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng với ngân hàng.
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế
2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan
2.3.3.1.1 Chất lượng cho vay còn thấp
Trong những năm gần đây do tăng trưởng tín dụng nóng và đại công trường ở Hà Giang dẫn đến công tác thẩm định khách hàng chưa chặt chẽ, các điều kiện bảo đảm tín dụng không có tính pháp lý, dẫn đến chất lượng cho vay còn thấp nên gia tăng nợ quá hạn tại chi nhánh.
2.3.3.1.2 Chiến lược Marketing chưa thích hợp
Trong Marketing ngân hàng, chiến lược tạo sự khác biệt trên thị trường là chiến lược nhấn mạnh hơn so với marketing trong các ngành sản xuất chế tạo do tính vô hình và tính tương đồng về các dịch vụ thanh toán. Mặt khác, sự nới lỏng các quy định đã làm nhoà ranh giới truyền thống về dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung cấp với các định chế tài chính khác, tính dễ bị sao chép làm cho ưu thế về dịch vụ của ngân hàng khó tồn tại lâu dài. Do đó, việc tạo lập, duy trì và phát triển một hình ảnh riêng biệt, độc đáo dưới con mắt khách hàng phải được quan tâm thường xuyên. Việc tạo lập hình ảnh riêng biệt phải dựa trên thuộc tính quan trọng nào đó nằm trong đầu óc khách hàng trong tương quan so sánh với ngân hàng cạnh tranh: dịch vụ cung cấp hoàn hảo đa dạng hơn, chất lượng dịch vụ cao hơn, nhân sự có trình độ chuyên môn cao hơn, mức lãi suất và giá cả hợp lý.
Mặc dù Chi nhánh đã chú trọng đến công tác khách hàng, song chiến lược này vẫn chưa được Chi nhánh đầu tư thoả đáng. Các kháng hàng của Chi nhánh là những khách hàng lớn, truyền thống, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản vì thế nhu cầu vốn lớn, mang tính chất dài hạn. Chi nhánh đã có phòng Quản lý khách hàng nhưng do thời gian hoạt động chưa dài, lượng khách hàng lớn nên thông tin về Chi nhánh chưa đến được với đông đảo quần chúng. Chi nhánh chưa xây dựng được hình ảnh khác biệt trong tâm trí khách hàng, chưa tạo được nét đặc thù và độc đáo trong các sản phẩm dịch vụ thanh toán của mình. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp mới thành lập còn chưa biết nhiều về ngân hàng và hoạt động của Chi nhánh và khi đến giao dịch ban đầu chưa tạo được ấn tượng ngay.
2.3.3.1.3 Công tác kế toán thanh toán còn quá phức tạp
Quy trình giao dịch tiền gửi, rút tiền cửa Ngân hàng mặc dù đã được cải tiến bởi quy trình giao dịch một cửa, tuy nhiên đứng về phía khách hàng thủ tục vẫn còn rất nhiều rườm rà, thực hiện qua nhiều khâu, mỗi lần khách hàng có nhu cầu rút tiền hay gửi tiền phải qua nhiều bước và mất nhiều thời gian.
Quy trình giao dịch còn mang nặng quan điểm hạch toán kế toán. Quy trình giao dịch được thực hiện với việc thanh toán viên chịu trách nhiệm giao dịch với khách hàng đồng thời chịu trách nhiệm về định khoản các giao dịch phát sinh trong ngày. Mỗi một thanh toán viên chịu trách nhiệm về tài khoản mình đã định khoản, do đó, có sự ràng buộc chặt chẽ giữa nghiệp vụ kế toán và nghiệp vụ thanh toán. Điều này làm chậm tiến trình giao dịch với khách hàng khi một giao dịch có 4-5 định khoản và các thanh toán viên phải xác nhận định khoản đúng hay sai trước khi hạch toán.
Các chứng từ giao dịch thường khách hàng phải ghi nhiều liên (3-4 liên), vừa mất nhiều thời gian và không tiết kiệm chi phí giấy tờ in ấn.
Hệ thống máy tính đã được trang bị đầy đủ song khả năng nối mạng thấp, do đó vấn đề cập nhật thông tin khách hàng kém, đôi khi làm chậm quá trình giao dịch nếu có một số trục trặc cần phải xác minh lại thông tin về họ. Mặt khác, do sự phát triển của công nghệ thông tin với tốc độ như vũ bão, vì vậy các máy tính và thiết bị tin học nhanh bị lạc hậu và lỗi thời, không đáp ứng được các phần mềm kế toán hiện địa, từ đó làm hạn chế khả năng ứng dụng những phần mềm mới vào hoạt động kế toán, làm cho hiệu quả không đạt như mong muốn.
Kế toán giao dịch là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, họ là những người tạo ra sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho khách hàng, do đó chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào họ. Do đó, nhân viên kế toán không chỉ là những người nắm vững nghiệp vụ ngân hàng mà họ còn phải là người giao tiếp giỏi, phải biết cách nắm được tâm lý khách hàng. Tuy nhiên, ở Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang hiện nay, khả năng giao tiếp của Kế toán viên mới chỉ ở mức thực hiện đúng với vai trò vị trí nhiệm vụ công tác của từng nhân viên, chưa có nghệ thuật trong chiến lược thu hút khách hàng.
2.3.3.1.4. Trình độ cán bộ chưa đồng đều.
Nhân tố con người là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến khả năng kinh doanh của ngân hàng. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang có khoảng 70% nhân viên có trình độ Đại học trở lên. Song nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm lại còn thiếu rất nhiều. Đặc biệt là cán bộ chuyên trách thẩm định các dự án cho vay có trình độ chưa cao nên việc thẩm định, lựa chọn dự án cho vay không đạt hiệu quả cao, qua đó khiến cho hiệu quả sử dụng vốn còn thấp.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
2.3.3.2.1 Tình hình kinh tế xã hội diễn biến phức tạp
Tình hình kinh tế thế giới có nhiều sự biến động, sự sụt giảm kinh tế của Mỹ, kéo theo đó là sự mất giá của đồng USD so với các ngoại tệ khác. Bên cạnh đó là sự tăng nhanh chóng của giá dầu và giá lương thực, giá vàng thì biến động bất thường ...
Nền kinh tế Việt Nam cũng có nhiều biến động, kinh tế tăng trưởng không đạt mức cao như các năm trước do tình hình kinh tế thế giới có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự tăng giá dầu, giá lương thực và giá vàng. Đồng USD trên thế giới tiếp tục mất giá, trong khi trong nước, đồng USD lại tăng giá, có những thời điểm 1 USD = 17.500 VNĐ. Cán cân thương mại nghiêng hẳn về nhập khẩu, Việt Nam đã tăng mức nhập siêu (năm 2007, nước ta nhập siêu 12 tỷ USD). Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát ở mức rất cao (năm 2007, tỷ lệ lạm phát là 12,63%, còn 5 tháng đầu năm 2008 tỷ lệ lạm phát nước ta đã là 15,1%).
Đứng trước tình hình đó, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong công tác huy động vốn do tỷ lệ lạm phát quá cao, hơn nữa kinh tế trên địa bàn phát triển còn chậm, chưa có nhiều tổ chức kinh tế lớn nên quy mô hoạt động của Chi nhánh còn bị hạn chế.
2.3.3.2.2 Tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng qúa gay gắt
Nhằm thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ, các ngân hàng đã đua nhau tăng mức lãi suất huy động, đồng thời đưa ra các hình thức khuyến mãi hấp dẫn nên vẫn diễn ra tình trạng người dân rút tiền gửi từ ngân hàng này gửi ngân hàng khác khi có các đợt tăng lãi suất hoặc có các đợt khuyến mại, phát hành Tiết kiệm dự thưởng với các giải thưởng hấp dẫn...mặt khác, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang còn hẹp, mới chỉ có một Hội sở chính tại khu vực thị xã và một phòng Giao dịch tại Huyện Bắc Quang, trong khi đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có mạng lưới rộng khắp trên địa bàn, từ thị xã, thị trấn đến các huyện vùng sâu, vùng xa.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ GIANG
3.1. Định hướng hoạt động của BIDV:
3.1.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam:
- Áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung đảm bảo hiệu quả linh hoạt. Phấn đấu huy động vốn ổn định, chi phí thấp. Nắm bắt thông tin kịp thời, đa dạng các sản phẩm huy động vốn trên nền tảng dự án hiện đại hoá. Tăng cường quảng cáo, giới thiệu công tác huy động vốn tới mọi đối tượng khách hàng. Áp dụng chính sách khách hàng linh hoạt, phù hợp với từng loại hình khách hàng. Thực hiện các biện khuyến mại, tặng quà ...
- Chú trọng khai thác các nguồn vốn giá rẻ, thực hiện chính sách lãi suất và phí cạnh tranh một cách linh hoạt nhằm mục đích thu hút khách hàng, đặc biệt là khách hàng có nhiều tiềm năng như : VNPT, Vietel, các Ban quản lý dự án, các công ty... Mở rộng và cung cấp các dịch vụ thanh toán với nhiều tiện ích phục vụ khách hàng.
- Tăng trưởng nguồn vốn với cơ cấu hợp lý, phù hợp với cơ cấu tài sản có về kỳ hạn, loại tiền. Chấp hành tốt cơ chế điều hành vốn. Sử dụng vốn an toàn và hiệu quả, đảm bảo khả năng thanh toán.
- Trên cơ sở phân tích, thẩm định, đánh giá khách hàng theo các điều kiện cho vay theo quy định và định hướng tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang với mục tiêu bảo đảm an toàn và hiệu quả, tích cực tăng trưởng tín dụng bán lẻ, tích cực tìm kiếm những khách hàng có tiềm lực về tài chính, kinh doanh có hiệu quả, các dự án đầu tư khả thi nhất là trong các lĩnh vực thuỷ điện nhỏ, khai khoáng để đầu tư. Tăng cường công tác bảo lãnh, nâng cao chất lượng thẩm định.
3.1.2 Định hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang
3.1.2.1. Cơ cấu lại nguồn vốn huy động
Với thực trạng nguồn vốn huy động như đã trình bày ở chương II, tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm cơ cấu lại nguồn vốn như sau: tăng cường huy động vốn dài hạn, tăng mức lãi suất huy động, đa dạng các hình thức huy động vốn dài hạn mới, hấp dẫn như chứng chỉ tiền gửi dài hạn, kỳ phiếu, trái phiếu ...
Tâm lý khách hàng không muốn gửi tiền dài hạn vì khách hàng sợ gặp phải rủi ro: số tiền họ gửi có thể giảm giá trị mà với mức lãi suất thấp không thể bù được. Mặt khác, người gửi tiền không biết thời điểm chính xác mà họ cần đến tiền, nếu phải rút tiền trước hạn khách hàng bị thiệt nhiều. Vì thế, ngân hàng nên tìm cách bảo vệ quyền lợi cho khách hàng gửi tiền, nhất là những khoản tiền dài hạn.
Bên cạnh việc cơ cấu lại nguồn vốn huy động về mặt thời hạn thì ngân hàng cũng nên cơ cấu lại nguồn vốn huy động về mặt tiền tệ, cụ thể là tăng nguồn vốn huy động bằng USD. Hiện tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang chỉ huy động được hơn 10% nguồn vốn huy động là USD. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang cần tìm ra biện pháp nhằm tăng cường huy động vốn bằng USD. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang cần đa dạng hoá tiền gừi bằng USD, tạo ra nhiều kỳ hạn tiền gửi bằng USD hơn nữa. Mức lãi suất huy động bằng USD cũng nên được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang chú trọng thông qua việc tham khảo mặt bằng lãi suất huy động chung. Ngoài ra, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang nên dự phòng USD nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng ngày càng tăng bằng USD, và khuyến khích khách hàng vay bằng USD để đầu tư.
3.1.2.2. Phát triển các hoạt động dịch vụ liên quan đến huy động vốn
Để thu hút được lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ dành cho khách hàng gửi tiền. Chiến lược này bao gồm việc đa dạng hoá các dịch vụ bằng cách áp dụng có chọn lọc các hoạt động mà các ngân hàng khác đã sử dụng, tạo ra sự khác biệt của các dịch vụ hiện có của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang.
Đặc biệt, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ với các khách hàng gửi tiền dài hạn, củng cố lòng tin của khách hàng đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang cần đảm bảo với khách hàng gửi tiền dài hạn rằng: trong lãi suất huy động vốnú của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang đã tính đến yếu tố trượt giá của tiền tệ, đối với khách hàng rút tiền trước thời hạn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Giang cũng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7872.doc