Chuyên đề Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ( VPBank) Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ HÌNH VẼ 3

CHƯƠNG 1: VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1. Vốn của ngân hàng thương mại 4

1.1.1. Vốn chủ sở hữu 4

1.1.1.1. Vốn điều lệ 6

1.1.1.2. Vốn bổ sung trong quá trình hoạt động 7

1.1.1.3. Các quỹ 9

1.1.2. Nguồn vốn huy động 10

1.1.2.1. Vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm dân cư 10

1.1.2.2. Vốn huy động từ tiền gửi thanh toán 11

1.1.2.3. Vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội 12

1.1.2.4. Vốn huy động tiền gửi từ các tổ chức tín dụng 13

1.1.3. Nguồn vốn vay 13

1.1.3.3. Vay ngân hàng Trung Ương 14

1.1.3.4. Vay từ các tổ chức tín dụng khác 14

1.1.3.5. Vay trên thị trường vốn 15

1.1.4. Nguồn vốn khác 16

1.1.4.3. Nguồn vốn uỷ thác 16

1.1.4.2 Nguồn trong thanh toán 17

1.2. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 17

1.2.1. Sự cần thiết của hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 17

1.2.1.1. Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng 18

1.2.2.1. Vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng: 19

1.2.2.2. Vốn tạo nên năng năng lực cạnh tranh cho ngân hàng 20

1.2.3. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại 21

1.2.3.1 Huy động tiền gửi 21

1.2.3.2. Vay các tổ chức tín dụng 26

1.2.3.3. Huy động theo các hình thức khác 26

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn 27

1.3.1. Các nhân tố thuộc về bên trong của ngân hàng 27

1.3.2. Các nhân tố thuộc về bên ngoài ngân hàng 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VPBANK 46

2.1. Khái quát chung về ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) chi nhánh Hà Nội 46

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 46

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của chi nhánh VPBank 47

Hà Nội 47

2.1.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh VPBank Hà Nội 49

2.1.3.1 Tình hình hoạt động chung của toàn bộ hệ thống ngân hàng VPBank 50

2.1.3.2 Thực trạng hoạt động của chi nhánh ngân hàng VPBank Hà Nội 57

2.2 Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng VPBank Hà Nội 58

2.2.1 Huy động vốn phân theo kỳ hạn 59

2.2.2 Huy động vốn phân theo loại tiền 61

2.2.3 Huy động vốn phân theo đối tượng huy động 63

2.3 Đánh giá chung về hoạt động huy vốn của chi nhánh ngân hàng VPBank Hà Nội 64

2.3.1 Kết quả ngân hàng đạt được trong lĩnh vực huy động vốn 64

2.3.2 Những mặt còn hạn chế 65

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VPBANK HÀ NỘI 68

3.1 Định hướng phát triển của chi nhánh ngân hàng VPBank Hà Nội 68

3.1.1 Định hướng phát triển chung của Ngân hàng VPBank chi nhánh Hà Nội 69

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng VPBank Hà Nội 70

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng VPBank Hà Nội 71

3.2.1 Mở rộng mạng lưới kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ 71

3.2.2 Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt 72

3.2.3 Đẩy mạnh công tác Marketing thu hút khách hàng 74

3.2.4 Thực hiện giờ giao dịch linh hoạt 77

3.2.5 Thực hiện đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm huy động 77

3.2.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 78

3.2.7 Nâng cao hiệu quả các hoạt động của ngân hàng 78

3.2.8 Đẩy mạnh đàu tư cho công tác hoàn thiện và nâng cao công nghệ ngân hàng một cách đồng bộ 80

3.3 Một số kiến nghị 81

3.3.1 Kiến nghị với ngân hàng VPBank 81

3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 82

3.3.3 Kiến nghị với nhà nước 83

KẾT LUẬN 84

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1806 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ( VPBank) Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngân nắm bắt và đáp ứng tốt nhất các nhu cầu mong muốn của khách hàng về chât lượng, chủng loại sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Hệ thồng Marketing luôn luôn nỗ lực trong việc cung cấp thật phong phú các chủng loại sản phẩm nói chung và các loại hình huy động vốn nói riêng, dành cho khách hàng quyền lựa chọn lớn nhất các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Từ đó ngân hàng có thể sẽ đưa được ra các biện pháp nhằm kích thích nhu cầu của khách hàng để đạt được mức huy động vốn cao nhất. Hệ thống Marketing không chỉ dừng lại ở việc tác động vào nhwngx yếu tố vật chất như khuyến mại, bảo hành mà cần tác động cả vào yếu tố tinh thần của con người như hinh ảnh thưong hiệu,khả năng gây bất ngờ của sản phẩm, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của con người trên cả lĩnh vực vật chất và tinh thần. Do vây các ngân hàng phải chú trọng xây dựng cho mình một hệ thống Marketing sao cho hoạt động của nó phải tác động lên cả hai mặt vật chất và tinh thần. Một mặt hệ thống Marketing phải luôn thíc ứng với sự thay đổi của nhu cầu khách hàng và thị trường. Mặt khác hoạt động này phải luôn luôn là sự thích ứng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng và khách hàng sao cho cả khách hàng và ngân hàng đều đạt được mục tiêu của mình. Đây là vấn đề khó mà ngay lập tức cá ngân hàng có thể làm được, nó phải được trải qua sự nghiên cứu thị trường, tâm lý khách hàng và nhu cầu của khách hàng,cũng như các đối thủ cạnh tranh và yếu tố thị trường... Các nhân tố thuộc về bên ngoài ngân hàng - Môi trường Kinh tế xã hội Hoạt động kinh doanh của bất kỳ mộ doanh nghiệp, một tổ chức cá nhân nào cũng đều chịu tác động của yếu tố kinh tế xã hội. Hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Các chỉ tiêu kinh tế như: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp... tác động trực tiếp tới kế hoạch và chiến lược phát triển của nền kinh tế. Một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng ổn định, lạm phát ở mức có thể kiềm chế, tỷ lệ thất nghiệp tháp, thu nhập của người dân cao và ổn định thì ngân hàng sẽ xây dựng cho mình một chiến lược huy động vốn lớn và mở rộng. Vì trong điều kiện này thu nhập của dân cư cao, ổn định nên khả năng tích luỹ lớn do vây mà thu hút vốn tiết kiệm lớn. Mặt khác khi các yếu tố kinh tế đều thuận lợi sẽ là cơ hội cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh được thực hiện do vậy mà nhu cầu vốn đầu tư lớn nên nhu cầu vây vốn ngân hàng lớn. Cũng cần hiểu thêm rằng khi mà nền kin tế thuận lợi cho dầu tư như vậy sẽ có một bộ phận vốn không nhỏ của người dân sẽ được đưa vào đầu tư nhưng nếu lãi suất ngân hàng cao mang lại thu nhập cao hơn khi đầu thì người ta sẽ gửi ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế khủng hoảng, lạm phát cao, thu nhập không ổn định, tỷ lệ thất nghiệp lớn thì khả năng huy động vốn và sử dụng vốn đếu thấp. Trong trường hợp này ngân hàng không có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả kéo theo việc đưa ra lãi suất huy động không hấp dẫn thậm trí không đủ bù đắp lạm phát thì sẽ không thẻ huy động vốn làm ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của ngân hàng.Thu nhập của người dân trong điều kiện không ngừng gia tăng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng qui mô và kỳ hạn của các khoản tiền gửi. Các ngân hàng cần nghiên cứu và đưa ra các dự đoán cho sự phát triển trong một thời gian để tranh thủ tận dụng được các nguồn vốn rẻ và có thu nhập cao từ các hoạt động cho vay, đầu tư... Môi trường văn hoá của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền cũng ảnh hưởng khá lớn tới kết quả huy động vốn của ngân hàng. Môi trường văn hoá ở đây bao gồm các yếu tố về tập quán, thói quen trong tiêu dùng cất trữ tiền quyết định tới việc tiết kiệm của người tiêu dùng. Liệu họ có thể chấp nhận mạo hiểm rủi ro để gửi tiền vào các tổ chức tín dụng để lấy lãi hay họ dự trữ vàng, dự trữ tiền mặt tại nhà. Trước khi đưa ra các chiến dịch huy động lãi suất từng vùng các ngân hàng cần chú ý tới yếu tố văn hoá vùng miền. Yếu tố chính trị ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của ngân không chỉ việc uy động vốn và sử dụng vốn. Chỉ khi nào có môi trường chính trị ốn định nền kinh tế mới có đièu kiện phát triển , thu nhập của người dân tăng và như vậy các hoạt đông của hệ thống ngân hàng hoạt động mới hiệu quả. Môi trường chính trị ổn định góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước ngoài việc tạo cơ hội cho việc gia tăng nhu cầu vốn vay để đầu tư mà còn gia tăng khả năng sử dụng các dịch vụ ngân hàng cung cấp. - Các yếu tố về cạnh tranh + Cạnh tranh trong nội bộ ngành ngân hàng: Các ngân hàng cạnh tranh với nhau gay gắt về tất cả mọi mặt. Chỉ cần một sự khác biệt nhỏ giữa các ngân hàng cũng tạo lên ưu thế để ngân hàng có thể huy động vốn nhiều hơn các ngân hàng khác. Ở điều kiện mà mặt bằng lãi suất là như nhau nhưng vi trí các điểm giao dịch khác nhau, uy tín, thái độ phục vụ khác nhau thì nguồn vốn huy động được cũng là khác nhau rất nhiều. Các ngân hàng hiện nay không chỉ phải cạnh tranh với các ngân hàng trong nước mà còn phải cạnh tranh mạnh mẽ với các ngân hàng nước ngoài. Đây chính là yếu tố tác động rất lớn tới các ngân hàng Việt Nam khi đất nước hội nhập kinh tế quốc tế. Thách thức lớn nhất đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay nằm ở nội lực của ngân hàng, với quy mô vốn nhỏ, nguồn nhân lực hạn chế, trình độ công nghệ còn chậm tiến , kinh nghiệm quản lý chưa có nhiều so với trong khu vực và trên thế giơí. Mặc dù vốn điều lệ của các ngân hàng đã tăng mạnh so với trước đây nhưng còn nhỏ bé so với các ngân hàng trong khu vực và thế giới. Mức vốn tự có trung bình của một ngân hàng thương mại Nhà nước là 4.200 tỷ đồng, tổng mức vốn tự có của 5 ngân hàng thương mại nhà nước chỉ tương đương với một ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực. Hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm đến trên 75% thị trường vốn huy động đầu vào và trên 73% thị trường vốn huy động. Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn tới hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần có qui mô mức vốn nhỏ. Trong khi đó, hệ số an toàn vốn bình quân của các ngân hàng thương mại Việt Nam thấp (dưới 5%), chưa đạt tỷ lệ theo yều cầu của ngân hàng Nhà nước và thông lệ quốc tế là (8%). Chất lượng và hiệu quả sử dụng tài sản thấp ( dưới 1%), lại phải đối phó với rủi ro lệch kép là rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá. Việc sử dụng vốn không có iệu quả sẽ tạo sức ép cho các ngân hàng khi đưa ra các chính sách lãi suất để cạnh tranh thu hút vốn đối với các ngân hàng. Một thách thức nữa đặt ra cho các ngân hàng Việt Nam khi đất nước ta hội nhập là hệ thống dịch vụ ngân hàng trong nước còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng và nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống. Các ngân hàng huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động và cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Đây là yếu tố bất lợi khi các ngân hàng tiến tới xây dựng theo mô hình ngân hàng hiện đại. Do không thể đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng đã khiến các ngân ahngf thương mại Việt Nam chủ yếu dựa vào công cụ lãi suất để cạnh tranh thu hút khách hàng. Tuy nhiên, đây không phải là công cụ để các ngân hàng có thể tạo lợi thế cạnh tranh . Cùng với quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế, các rào cản, hạn chế về hoạt động với ngân hàng nước ngoài đang dần được dỡ bỏ. Với việc các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nới lỏng và tiến tới xoá bỏ các hạn chế trong huy động vốn, cùng sự xuất hiện các ngân hàng 100% vốn nước ngoài trong thời gian tới thì mức độ cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng nói chung và lĩnh vự huy động vốn nói riêng giữa các ngân hàng trong nước với nhau, đặc biệt là với các ngân hàng nước ngoài ngày càng gia tăng. Thị phần huy động vốn của các ngân hàng thương mại trong nước, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước sẽ có thể tiếp tục giảm mạnh. Trong tổng vốn huy động của các ngân hàng thương mại năm 2007, vốn huy động dân cư chiếm một phần nhỏ ( chỉ khoảng trên 20%). Do vậy, có thể nói đay là vấn đề cảnh báo đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và đối với các ngân hàng thương mại nhà nước nói riêng . Bởi lẽ, với công nghệ và dịch vụ hiện đại của các ngân hàng nước ngoài, sự cạnh tranh trong huy động vốn từ dân cư của các ngân hàng nước ngoại với các ngân hàng thương mại trong nước và nhất là với các ngân hàng thương mại nhà nước là rất quyết liệt. + Cạnh tranh với các tổ chức phi ngân hàng: Các ngân hàng không chỉ đối mặt với các ngân hàng mà cón phải chịu áp lưc thu hút tiết kiệm từ các tổ chức phi ngân hàng như: quỹ tiết kiệm bưu điện, quỹ tín dụng, bảo hiểm... Mỗi loại hình dịch vụ có những ưu thế riêng vì vậy mà ngân hàng cần tạo cho mình những ưu thế hơn hẳn để thu hút vốn lớn đáp ứng nhu cầu phát triển của mình. Ngân hàng có thể tạo ra các sản phẩm dịch vụ tiện ích đi kèm với các tài khoản tiền gửi, tận dụng lợi thế hoạt động của mình để thu hút vốn đầu tư. + Cạnh tranh với thị trường tài chính: Nổi bật ở đây là thị trường chứng khoán. Thực tế đã chứng minh cho ta thấy được ràng khi thị trường chứng khoán phát triển đi lên thì nguồn vốn ngân hàng huy động càng trở lên khan hiếm. Khi thị trường chứng khoán phát triển, các nhà đầu tư rót vốn vào đầu tư chứng khoán nhiều, nguồn tiền gửi tiết kiệm khan hiếm đi. Công thêm nữa là nhu cầu vây vốn để đầu tư chứng khoán tăng lên các ngân hàng càng trở lên thiếu vốn. Hoạt động huy động vốn và cho vay chiếm khoảng 60%, cá biệt lên tới 90%, tỷ trọng lợi nhuận của các ngân hàng thương mại. Con số này đang đứng trước sự san sẻ lớn từ sức hấp dẫn của hị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán phát triển, với tính đại chúng và sức hấp dẫn của nó đang là nguyên nhân trực tiếp nhất khiến hoạt động huy động vốn của ngân bị ngưng trệ, thậm chí sẽ bị giảm mạnh. Sức hút của thị trường chứng khoán lên các doanh nghiệp và nàh đầu tư cá nhân đang gây ảnh hưởng không nhỏ tới cả nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn tại các ngân hàng. Chứng khoán càng phát triển, càng hấp dẫn thì người dân sẽ sao nhãng việc đem tiền đi gửi tiết kiệm, các ngân hàng phải chịu sự cạnh tranh trực tiếp từ các kênh huy động vốn của thị trường này. Sự cạnh tranh về nguồn vốn giữa các ngân hàng diễn ra rất quyết liệt, những độgn thái của các ngân hàng thương mại (kể cả các ngân hàng thương nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh,...) trong thời gian gần đây cho thấy cạnh tranh về nguồn vốn và nguồn nhân lực diễn ra mạnh mẽ. Từ cạnh tranh khách hàng để cho vay là chủ yếu, các ngân hàng thương mại chuyển sang cạnh tranh vè nguồn vốn, với nhiều cách thức, tính chất tiếp thị ngày càng tinh vi hơn, quyết liệt hơn, biểu hiện rõ nét là chính sách khách hàng nguồn vốn được chú trọng, mạng lưới huy động vốn được mở rộng khắp mọi nơi, nhất là khu vực tập trung dân cư có thu nhập cao. Chịu sự cạnh tranh mạnh nhất về nguồn vốn là các chi nhánh ngân hàng có khối lượng nguồn vốn lớn, đặc biệt tập trung vào các tổ chức kinh tế - xã hội có nguồn gửi lớn tại các ngân hàng thương mại. Sự cạnh tranh nhiều khi gây lên đến độ gay gắt, phức tạp, làm ảnh hưởng đến tâm lý, khả năng chăm sóc, tiếp thị của một chi nhánh -Chính sách pháp luật của nhà nước Mọi đối tượng hoạt động kinh doanh đều chịu sự quản lý của nhà nước đặc biệt là ngân hàng vì đây là lĩnh vực hoạt động kinh doanh đặc biệt. Với mỗi sự sụp đổ của bất kỳ một ngân hàng nào cũng ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Trong từng giau đoạn phát triển cụ thể của nền kinh tế, Nhà nước sẽ đưa ra các quy định cụ thể về hoạt động của ngân hàng nói chung và lãi suất, mức dự trữ, giới hạn dược phép cấp vốn tín dụng... Những điều này tác động trực tiếp tới tình hình huy động vốn của ngân hàng mà ngân ahngf không thể tự mình thay đổi. Từ những quy định cụ thể của ngân hàng Nhà Nước mà các ngân hàng thương mại sẽ xây dựng cho mình kế hoạch hoạt động cụ thể, phù hợp với pháp luật. Không chỉ chịu ràng buộc của pháp luật về chính ngành nghề của mình mà ngân hàng còn phụ thuộc vào chính sách phát triển các ngành nghề khác của chính phủ. Sự phát triển của các doanh nghiệp là tiền đề cho sự phát triển của ngân hàng. Vì các doanh nghiệp không chỉ là nhân tố tạo thu nhập cho ngân hàng qua các khoản mục đầu tư và tín dụng mà còn là nguồn tạo thu nhập từ phí sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Các ngân hàng cần căn cứ tình hình cụ thể của nền kinh tế để đưa ra các chính sách phát triển phù hợp tránh để lãng phí nguồn vốn tăng chi phí cho ngân hàng. Cơ chế, chính sách thay đổi: đây là những rủi ro bất khả kháng, không chỉ đối với ngân hàng mà ngay cả đối với khách hàng của ngân hàng. Điều này đã từng xảy ra và tương lai không tránh khỏi. Biểu hiện của nhóm nhân tố này ảnh hưởng đến nguồn vốn theo các khía cạnh sau đây: + Do chính sách của chính phủ, của bộ ngành chủ quản yêu cầu sử dụng vốn vào những mục đích có ý nghĩa kinh tế - xã hội nào đó, buộc các tổ chức có nguồn tiền gửi lớn tại các ngân hàng thương mại phải thực hiện, như mua trái phiếu chính phủ, đầu tư vào các công trìnhg quốc kế - dân sinh... + Do chính sách của bản thân các tổ chức kinh tế - xã hội, như chính sách cơ cấu lại vốn, chính sách đàu tư phát triển, những khoản bù đắp rủi ro lớn trong kinh doanh... Như vậy, nếu xét trong cả quy trình tín dụng thì trong khây đầu tư cho vay các ngân àng thương mại cóthể chủ động được còn khâu huy động vốn thì các ngân hàng thương mại phụ thuộc quá lớn vào khách hàng, không muốn nói là hầu như bị động. Do đó, cạnh tranh về nguồn vốn đã rất phức tạp, chưa đựng nhiều rủi ro lại càng phức tạp hơn đối với các ngân ahngf thương mại trong giai đoạn hiện nay, CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VPBANK 2.1 Khái quát chung về ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) chi nhánh Hà Nội 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH- GP của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ – UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. Với mức vốn điều lệ ban đầu thành lập là 20 tỷ VNĐ. Sau đó du nhầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần thực hiện tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/ 2006 vốn điều lệ của VPBank là 500 tỷ đồng. Tháng 9/ 2006, VPBank được ngân hàng nhà nước chấp thuận bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là ngân hàng OCBC - một ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1.000tỷ đồng, đến tháng 7/ 2006 vốn điều lệ của VPBank là 1.500 tỷ đồng. Hiện nay, vốn điều lệ của VPBank đạt 2000 tỷ đồng. Tính đến 31/12/207 VPBank có 27 chi nhánh cấp trải dài từ bắc vào nam với tổng số nhân viên của VPBank là 2.681 người tăng 1.356 người so với cuối năm 2006. Đội ngũ nhân viên VPBank phần lớn là những người trẻ tuổi (hơn 70 % cán bộ nhân viên của VPBank có độ tuổi dưới 30 tuổi).. Nằm trong chiến lược mở rộng và phát triển của ngân hàng VPBank, năm 2005 chi nhánh VPBank Hà Nội được thành lập trên danh nghĩa là tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn ra khỏi Hội sở chính. Nhưng trên thực tế là xây dựng mới hoàn toàn Hội sỏ chính. Như vậy, trên danh nghĩa chi nhánh VPBank Hà Nội chính thức hoạt động vào ngày 4/1/2005 nhưng trên thực tế đơn vị này đã hoạt động từ khi ngân hàng VPBank chính thức đi vào hoạt động từ năm 1993. Hiện nay, chi nhánh VPBank Hà Nội gồm 11 chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của chi nhánh VPBank Hà Nội Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của chi nhánh VPBank Hà Nội Ban giám đốc Phòng giao dịch kho quỹ VPBank Cát Linh VPBank Trần Hưng Đạo Phòng kế toán VPBank Tràng An Phòng A/O doanh nghiệp VPBank Yên phụ Phòng A/O cá nhân VPBank Thuỵ Khuê VPBank Khâm Thiên Phòng thẩm định tài sản đảm bảo VPBank Tôn Đức Thắng Phòng thanh toán Quốc tế VPBank Trần Xuân Soạn Phòng hành chính tổ chức VPBank Hàng Giầy VPBank Đội Cấn Thực hiện theo chỉ đạo của Hội sở chính hiện nay chi nhánh VPBank Hà Nội hoạt động các hoạt động của hội sở chính như: - Hoạt động huy động vốn - Hoạt động tín dụng - Hoạt động kinh doanh ngoại hối - Hoạt động kinh daonh dịch vụ - Hoạt động cân đối điều hoà vốn: Chi nhánh thực hiện công tác cân đói, điều hoà vốn trong nội bộ các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc mình sau đó chuyển về Hội sở chính. - Hợp tác kinh doanh, phân phối thu nhập - Tổ chức cán bộ: tổ chức cán bộ trong các chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Hà Nội - Kiểm tra, kiểm soát: Thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Hà Nội quản lý - Phổ biến pháp luật 2.1.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh VPBank Hà Nội Trong những năm vừa qua mặc dù tình kinh tế, chính trị ở trong và ngoài nước có nhiều biến động nhưng Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng cao và ổn định trong mấy năm qua. Việt Nam đang được đánh giá là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn nhất thế giới. Đặc biệt từ khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO nền kinh tế Việt Nam đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ theo hướng tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Việt Nam đang là một trong những Quốc gia có môi trường đầu tư rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, điều này được minh chứng qua nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam liên tục tăng. Nguồn vốn ODA, giá trị xuất nhập khẩu không ngừng tăng trưởng cao bất chấp sự tác động của các yếu tố kinh tế thế giới. Các chính sách vĩ mô được Nhà nước không ngừng hoàn thiện tạo điều kiện cho việc hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng cũng đang phải đương đầu với những khó khăn thách thức do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế, các rào cản thương mại... Trong khi đó năng lực cạnh trang của chúng ta còn yếu, kinh nghiệm về giao dịch quốc tế chưa có, trình độ khoa học công nghệ còn lạc hậu, vấn đề nhân sự đang làm nhức nhối nhiều nhà quản trị. Ngân hàng một ngành được coi là then chốt của nền kinh tế cũng đang chuyển mình theo xu hướng hội nhập. Hội nhập quốc tế về hoạt động ngân hàng đã trở thành yêu cầu cấp bách hơn bao giờ hết của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, hệ thống các ngân hàng thương mại bao gồm cả ngân hàng thương mại quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần đang đầu tư tổng lực để phát triển. Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ( VPBank ) cũng không ngừng nỗ lực hoàn thiện chính mình, tạo dựng lòng tin vững chắc nơi khách hàng. Chính nhờ đường lối lãnh đạo của Hội dồng quản trị, sự nỗ lực làm việc của đội ngũ các cán bộ công nhân viên trong toàn ngân hàng và được sự hỗ trơ từ phía ngân hàng nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước trong năm 2007 tình hình hoạt động của ngân hàng VPBank đã có bước tiến quan trọng. Tình hình hoạt động chung của toàn bộ hệ thống ngân hàng VPBank Trong thời gian qua, cùng với sư phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của người dân ngày một nâng lên, cơ chế thị trường ngày càng năng động với các hoạt động đầu tư, kinh doanh phát triển mạnh, các hoạt động đầu tư nước ngoài gia tăng, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày sâu rộng theo lộ trình đã cam kết, vốn huy động của toàn hệ thống ngân hàng được tăng lên. Tính đến 31/12 năm 2007 vốn điều lệ của ngân hàng VPBank là 2.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 18,2 ngàn tỷ đồng tăng 78% so với cuối năm 2006. Lợi nhuận trước thuế toàn hệ thống đạt trên 313 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2006. Với chủ trương mở rộng mạng lưới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đem lại dịch vụ tốt hơn tới khách hàng, năm 2007 VPBank đã đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc trên toàn quốc. Tính đến cuối năm 2007 toàn hệ thống VPBank đã có tổng số 100 điểm giao dịch trên toàn quốc. Các chi nhánh, phòng giao dịch của VPBank trên toàn quốc đều đi vào hoạt động suôn sẻ và bước đầu đạt những kết quả khả quan. Hoạt động huy động vốn: Đến 31/12/2007, tổng số dư huy động của VPBank là 15.355 tỷđồng, đạt 113% kế hoạch cả năm 2007, tăng 6.290 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương đương 69%). Trong đó, nuồn huy động của tổ chức kinh tế và dân cư (thị trường I) đạt 12.941 tỷ đồng tăng 138% so với cuối năm 2006 (riêng số dư tiền gửi tiết kiệm là 7.906 tỷ đồng tăng 3.397 tỷ đồng so với cuối năm 2006). Nguồn vốn liên ngân hàng (thị trường II) cuối năm 2007 là 2.414 tỷ đồng, giảm 1.210 tỷ đồng so với cuối năm 2006. Bảng1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng VPBank Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn: báo cáo tài chính Qua những số liệu ta nhận thấy rằng nguồn vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng với tốc độ rất nhanh. Để đạt được kết quả khả quan trên ngoài việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, VPBank đã có nhiềuhình thức huy động vốn linh hoạt, phong phú như: tiết kiệm dự thưởng, áp dụng lãi suất ưu đãi với số tiền gửi lớn nhiều và kỳ hạn gửi dài, gửi tiết kiệm tích luỹ và cho phép rút từng phần theo nhu cầu của khách hàng, tặng quà khuyến mại và kèm theo là các dịch vụ hỗ trợ thanh toán, chuyển tiền trong nước thuận lợi cho khách hàng Hoạt động tín dụng: Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2007 đạt 13.217 tỷ đồng, tăng 8.186 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương ứng tăng 163% so với cuối năm 2006) và vượt 53% so với kế hoạch cả năm 2007, trong đó dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt 12.596 tỷ đồng chiềm 95% tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn đạt 6.626 tỷ đồng chiếm 50% tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng của hệ thống vẫn tiếp tuch duy trì tốt, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngân hàng đến cuối tháng 12/2007 là 0,49%. Bảng 2: Cơ cấu dư nợ tín dụng Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: báo cáo tài chính Hoạt động dịch vụ + Hoạt động thanh toán quốc tế: Hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank trong năm 2007 đã đạt được những bước tiến đáng ghi nhận. Lượng giao dịch Than toán quốc tế của VPBank đã tăng lên rất nhanh cả về số lượng và phạm vi hoạt động. Tháng 4/2007 VPBank đã được đại diện của The Bank of New york trao “ chứng nhận đạt tỷ lệ chuẩn trong thanh toán quốc tế” năm 2006. Tháng 9/2007, đại diện của CityBank đã trao cho VPBank giải thưởng “Ngân hàng hoạt động thanh toán xuất sắc năm 2006”. + Hoạt động kiều hối: Doanh số chuyển tiền ra nước ngoài của VPBank qua Westem Union năm 2007 tăng 220% so với năm 2006. Doanh số chi trả cả năm đạt gần 30 triệu USD, tăng 64% so với năm 2006. Tổng đại lý phụ đến cuối năm 2007 là 390 điểm, tăng 158 điểm so với năm 2006. Tổng số phí Westem Union được hưởng năm 2007 đạt gần 500 ngàn USD tăng 68% so với năm 2006. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh + Tình hình nguồn vốn - sử dụng nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của VPBank đến 31/12/2007 đạt 18.231 tỷ đồng tăng 78% so với cuối năm 2006. Trong đó: Nguồn vốn chủ sở hữu đạt 2.299,8 tỷ đồng (vốn điều lệ 2000 tỷ đồng) tăng 149% so với năm 2006. Vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư là 12.941 tỷ đồng tăng 128% so với năm 2006; Vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng là 2.414 tỷ đồng, giảm 29% so với cuối năm 2006; vốn uỷ thác đầu tư là 124 tỷ đồng, tăng 220% so với cuối năm 2006. Về sử dụng vốn: Đến 31/12/2007 tổng tài sản có của VPBanklà 18.231 tỷ đồng, tăng 78% so với cuối năm 2006. Trong đó: Số dư tiền mặt và tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước là 1.492 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2006; Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác là 541 tỷ đồng, giảm 51% so với năm 2006; Tổng dư nợ cho vay của VPBank đối với nền kinh tế là 13.217 tỷ đồng, tăng 165% so với năm 2006; Góp vốn, mua cổ phần của các công ty khác là 563,7 tỷ đồng – tăng 582% so với cuối năm 2006 (tăng chủ yếu do chuyển vốn thành lập công ty chứng khoán- 500 tỷ đồng). Chứng khoán đầu tư là 178,5 tỷ đồng, giảm 43% so với năm 2006; tài sản cố định là 264,6 tỷ đồng, tăng 157% so với cuối năm 2006. + Các tỷ lệ an toàn vốn: Các tỷ lệ an toàn vốn được VPBank duy trì theo đùng quy định của ngân hàng Nhà nước Tỷ lệ an toàn vốn là 215 (mức quy định của ngân hàng Nhà nước tối thiểu là 8%) Tỷ lệ về khả năng chi trả là 126% (mức quy định tối thiểu là 25%). Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng cho vay trung và dài hạn là 18,7% (mức tối đa được phép là 40%). Kết quả kinh doanh năm 2007: Kết thúc năm tài chính 2007, VPBank đatk lợi nhuận trước thuế là ơn 313 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2006, trong đó lợi nhuận từ hoạt động của ngân hàng là 273 tỷ đồng, lợi nhuận từ công ty chứng khoán đạt 38,9 tỷ đồng, lợi nhuận từ công ty AMC là 2 tỷ đồng. Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng VPBank Nguồn: báo cáo tài chính Thực trạng hoạt động của chi nhánh ngân hàng VPBank Hà Nội Thực hiện đường lối chỉ đạo của hội đồng quản trị ngân hàng VPBank, toàn bộ cán bộ nhân viên của chi nhánh VPBank Hà Nội đã phấn đấu quyết tâm thưc hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tro

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32935.doc
Tài liệu liên quan