MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 : Lý luận chung về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại 3
1.1.Tổng quan về Ngân hàng thương mại 3
1.1.1.Khái niệm Ngân hàng thương mại 3
1.1.2.Các hoạt động cơ bản của NHTM 4
1.1.2.1.Hoạt động huy động vốn 4
1.1.2.2.Hoạt động sử dụng vốn 5
1.1.2.3.Hoạt động trung gian khác 6
1.2.Hoạt động huy động vốn của NHTM 6
1.2.1.Sự cần thiết của huy động vốn đối với NHTM 6
1.2.2.Các hình thức huy động vốn của NHTM 8
1.2.2.1.Căn cứ theo thời gian 8
1.2.2.2.Căn cứ theo đối tượng huy động 9
1.2.2.3.Căn cứ theo hình thức huy động 10
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM 14
1.3.1.Nhân tố thuộc NHTM 14
1.3.1.1.Công nghệ Ngân hàng 14
1.3.1.2.Uy tín của Ngân hàng 15
1.3.1.3.Phương hướng và chiến lược kinh doanh từng thời kỳ 15
1.3.1.4.Chính sách lãi suất 16
1.3.1.5.Chính sách sản phẩm và khách hàng 17
1.3.1.6.Trình độ năng lực của nhân viên NH 17
1.3.2.Nhân tố ngoài NHTM 18
1.3.2.1.Các chính sách quy định của nhà nước 18
1.3.2.2 Môi trường kinh tế , chính trị , xã hội 19
1.3.2.3 .Tâm lý thói quen người dân 20
1.3.2.4.Đối thủ cạnh tranh 21
1.4.Tăng cường nguồn vốn trong các NHTM 21
1.4.1.Xác định chi phí huy động vốn 21
1.4.1.1.Chi phí huy động vốn 21
1.4.1.2. Phương pháp xác định chi phí huy động vốn: 22
1.4.2.Xây dựng qui mô và cơ cấu vốn phù hợp 23
Chương 2 : Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 25
2.1.Tổng quan về chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 25
2.1.1.Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của chi nhánh Sở giao dịch 1 25
2.1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của CN SGD 1 25
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của CN SGD 1 26
2.1.2.Hoạt động kinh doanh những năm gần đây của CN SGD 1 29
2.1.2.1.Hoạt động huy động vốn 29
2.1.2.2.Hoạt động cho vay 30
2.1.2.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của CN SGD 1 32
2.2.Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 33
2.2.1. Tình hình huy động vốn bình quân chung tại CN SGD 1 33
2.2.2.Vốn huy động phân theo các hình thức 34
2.2.2.1.Huy động vốn qua tiền gửi của dân cư 34
2.2.2.2.Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá 35
2.2.2.3.Tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế 37
2.2.3.Vốn huy động phân theo cơ cấu 38
2.2.3.1.Cơ cấu vốn theo loại tiền 38
2.2.3.2.Cơ cấu theo kì hạn 39
2.2.3.3.Cơ cấu vốn theo nguồn huy động 41
2.2.4 Khả năng cân đối giữa huy động và sử dụng vốn của chi nhánh Sở giao dịch 1 NHĐT&PTVN 42
2.2.4.1. Về quy mô 42
2.2.4.2.Về cơ cấu 44
2.3.Đánh giá hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 45
2.3.1.Kết quả đạt được 45
2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân: 46
2.3.2.1. Hạn chế: 46
2.3.2.1.Nguyên nhân 47
Chương 3 : Giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 49
3.1.Phương hướng phát triển tại chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 49
3.1.1.Phương hướng chung 49
3.1.2.Phương hướng huy động vốn 50
3.2.Giải pháp tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 51
3.2.1.Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn 51
3.2.2. Thiết lập chính sách lãi suất huy động hợp lý 55
3.2.3. Gắn liền việc tăng cường huy động vốn với sử dụng vốn có hiệu quả 56
3.2.4. Đẩy mạnh chiến lược Marketing cho toàn bộ hoạt động Ngân hàng. 57
3.2.5. Nâng cao trình độ cán bộ và đổi mới công tác quản lý 59
3.2.6. Đổi mới công nghệ Ngân hàng. 60
3.3.Kiến nghị 61
3.3.1.Kiến nghị với NHĐT&PTVN 61
3.3.2 Kiến nghị với NHNN VN 62
3.3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước 63
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
70 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1877 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hàng thương mại nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước giao phó. Vì vậy, cùng với đà phát triển của nền kinh tế, Ngân hàng đã có những thay đổi gắn với những mốc giai đoạn nhằm đáp ứng những nhiệm vụ được giao đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
Chi nhánh Sở giao dịch 1 thành lập ngày 28/03/1991, từ ý tưởng của ban lãnh đạo Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam: xây dựng Sở giao dịch là đơn vị làm nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh của Hội sở chính, từng bước trở thành đơn vị chủ lực trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam về quy mô và doanh số hoạt động. Đồng thời Chi nhánh Sở giao dịch 1 cũng là nơi thử nghiệm các sản phẩm mới, triển khai công nghệ mới, thực hiện những nhiệm vụ phục vụ khách hàng đặc biệt, là môi trường đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ cho Hội sở chính.
Chi nhánh Sở giao dịch 1 tập trung vào 3 mục tiêu chính: huy động vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh tại chỗ và góp phần tăng nguồn vốn cho toàn ngành; phục vụ các khách hàng lớn, tập đoàn, tổng công ty không phân biệt hình thức sở hữu; phát triển dịch vụ Ngân hàng hiện đại, tiếp tục phấn đấu lớn mạnh về mọi mặt.. Hiện nay với gần 300 cán bộ nhân viên công tác tại 15 phòng nghiệp vụ và mạng lưới 15 điểm giao dịch bằng việc áp dụng công nghệ hiện đại hóa hệ thống thanh toán Ngân hàng và quản lý chất lượng ISO 9001: 2000, SGD đã đạt quy mô tổng tài sản 13976 tỷ đồng, huy động vốn 10652 tỷ đồng, dư nợ 5674 tỷ đồng, thu dịch vụ tăng trưởng bình quân 20% năm, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước đóng góp đáng kể vào kết quả chung của toàn hệ thống. Kết quả phấn đấu không mệt mỏi của tập thể cán bộ nhân viên SGD đã được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng Nhì cho giai đoạn 2002-2005.
Nhìn lại chặng đường 19 năm qua, cán bộ nhân viên Chi nhánh Sở giao dịch 1 tự hào với những kết quả đã đạt được và càng quyết tâm vượt qua những thách thức, khó khăn thực hiện thắng lơi kế hoạch kinh doanh 2006-2010, góp phần xây dựng Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam thành tập đoàn tài chính vững mạnh, xứng đáng với niềm tin yêu của khách hàng
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của CN SGD 1
Ban giám đốc
Khối QHKH
Khối QLRR
Khối tác nghiệp
Khối quản lý nội bộ
Phòng QHKH 1
Phòng QHKH 2
Phòng QLRR 1
Phòng QLRR 2
Phòng QTTD
Phòng DVKHCN
Phòng QL&DVKQ
Phòng TTQT
Phòng TCKT
Phòng KHTH
Phòng TC-NS
Phòng điện toán
Phòng văn phòng
Khối trực thuộc
Các phòng giao dịch
Các quỹ tiết kiệm
Phòng QHKH 3
Phòng QHKH 4
Phòng tài trợ dự án
Phòng DVKHDN 1
Phòng DVKHDN 2
*Mô hình cơ cấu tổ chức của CN SGD 1 :
Để phù hợp và đáp ứng ngày càng cao quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh quyết định số 4589/QĐ-TCCB2 ngày 4/9/2008 của Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PTVN đã được đưa ra nhằm ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ chính của các phòng, tổ nghiệp vụ thuộc Chi nhánh Sở Giao dịch 1 Ngân hàng ĐT&PTVN. Theo quyết định này, số lượng các phòng ban cũng như tên gọi, chức năng một số phòng ban có sự thay đổi. Sự phân chia rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phòng có tác dụng giới hạn nghĩa vụ, quyền hạn trên cơ sở đó thực hiện chuyên môn hoá sâu trong một lĩnh vực hoạt động của Sở Giao dịch, đảm bảo cho các phòng thực hiện được tốt chức năng, nhiệm vụ của mình
*Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Phòng quan hệ khách hàng: hiện nay Chi nhánh Sở giao dịch 1 có 4 phòng quan hệ khách hàng 1, 2, 3,4 và 1 phòng tài trợ dự án trong đó phòng quan hệ khách hàng 1, 2 ,4 được triển khai với khách hàng doanh nghiệp và phòng quan hệ khách hàng 3: được triển khai với khách hàng là cá nhân với nhiệm vụ tiếp thị sản phẩm , dịch vụ Ngân hàngvà phát triển khách hàng ,tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng hợp cho từng nhóm sản phẩm; tiếp nhận, triển khai và thực hiện các sản phẩm tín dụng, dịch vụ cho khách hàng …phòng tài trợ dự án thực hiện nhiệm vụ tiếp thị và phát triển khách hàng: tham mưu, đề xuất chính sách phát triển khách hàng trong lĩnh vực tài trợ dự án; trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm tín dụng tài trợ dự án. trực tiếp thẩm định từ đầu các chỉ tiêu tài chính, kinh tế- kỹ thuật, hiệu quả dự án của khách hàng theo phân cấp, uỷ quyền; theo dõi, quản lý tình hình hoạt động đầu tư dự án của khách hàng; phân loại hoặc phối hợp với phòng quan hệ khách hàng phân loại rà soát rủi ro..
Phòng quản lý rủi ro: hiện nay Chi nhánh Sở giao dịch 1 có 2 phòng quản lý rủi ro 1, 2 trong đó:
- Phòng quản lý rủi ro 1 thực hiện quản lý tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng bao gồm: Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Sở Giao dịch, nghiên cứu áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục tín dụng , hỗ trợ phòng quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề; chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của CN Sở giao dịch 1…
- Phòng quản lý rủi ro 2: thực hiện quản lý các rủi ro khác bao gồm công tác quản lý rủi ro tác nghiệp: đề xuất, hướng dẫn các chương trình biện pháp triển khai để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong các khâu nghiệp vụ tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 ; áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại Sở Giao dịch; đầu mối quản lý, tổng hợp thông tin về rủi ro tác nghiệp.
Phòng quản trị tín dụng: trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của CN Sở giao dịch 1 ; thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại rủi ro của phòng quan hệ khách hàng, gửi kết quả cho phòng quản lý rủi ro 1 để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định…
Phòng dịch vụ khách hàng : có 3 phòng dịch vụ khách hàng : phòng dịch vụ khách hàng cá nhân phục vụ khách hàng là cá nhân , phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp 1 phục vụ khách hàng doanh nghiệp và phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp 2 cũng phục vụ KH là DN nhưng không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng mà thực hiện các bút toán chuyển tiền , nhận điện ...
Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ: trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ; chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với giám đốc Sở Giao dịch về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, triển khai thực hiện các dịch vụ Ngânquỹ, chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, đảm bảo an toàn tài sản của Ngân hàng và của khách hàng.
Phòng thanh toán quốc tế: trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng; chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tác nghiệp và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của chi nhánh Sở giao dịch 1 ; phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận, phát triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm tài trợ thương mại, các sản phẩm thanh toán quốc tế ; nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới trong lĩnh vực tài trợ thương mại…
Phòng kế hoạch tổng hợp: thực hiện công tác kế hoạch tổng hợp: thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp, tổ chức và thực hiện điều hành nguồn vốn, chính sách, biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn , xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ của chi nhánh Sở giao dịch 1, đề xuất các biện pháp, các chính sách phát triển dịch vụ của Chi nhánh Sở Giao dịch 1; tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, phân tích mức độ cạnh tranh trong thị trường dịch vụ Ngân hàng; xây dựng chính sách Marketing, chính sách phát triển khách hàng của chi nhánh Sở giao dịch 1; xây dựng, triển khai các chương trình quảng bá, xúc tiến kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ mới…
Phòng điện toán: thực hiện các nhiệm vụ về công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của chi nhánh Sở giao dịch 1 như đào tạo, hỗ trợ các phòng, các cán bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hỗ trợ khách hàng sử dụng các dịch vụ tiện ích và ứng dụng công nghệ cao; tham mưu, đề xuất với giám đốc về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin…
Phòng tài chính kế toán: quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế hoạch tổng hợp; thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động hạch toán kế toán của chi nhánh Sở giao dịch 1; thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính.
Phòng tổ chức nhân sự: đề xuất, tham mưu, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức – nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh Sở giao dịch 1
Văn phòng: thực hiện công tác hành chính như: công tác văn thư; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội quy, quy định thuộc lĩnh vực văn phòng thuộc chi nhánh Sở giao dịch 1 và công tác quản trị hậu cần như: quản lý, khai thác các tài sản cố định, công cụ lao động, trang thiết bị, phương tiện vận tải, đảm bảo các công tác hậu cần, lễ tân, tiếp khách…
Các phòng giao dịch: trực thuộc chi nhánh Sở giao dịch 1 , thực hiện các nhiệm vụ giao dịch với khách hàng; huy động vốn và các hoạt động tín dụng bao gồm: quan hệ với khách hàng, quản trị tín dụng; thực hiện cung cấp các dịch vụ của Ngân hàng như dịch vụ thanh toán, thu đổi ngoại tệ…
2.1.2.Hoạt động kinh doanh những năm gần đây của CN SGD 1
2.1.2.1.Hoạt động huy động vốn
Trong 3 năm gần đây, chi nhánh Sở giao dịch 1 đã có nhiều hoạt động tích cực trên thị trường huy động vốn và cho vay, đầu tư, qua đó đem lại lợi nhuận ngày càng tăng cho Ngân hàng cũng như mang lại lợi ích lớn hơn cho khách hàng .
Bảng 1: Hoạt động huy động vốn
Đơn vị :triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số tiền
% thay đổi
Số tiền
%thay đổi
Số tiền
% thay đổi
1.Tiền gửi Tổ chức
12,760,106
75%
26,485,352
108%
18,146,825
-31,5%
2.Tiền gửi dân cư
2,491,021
-11%
2,355,873
-5%
2,061,139
-12,5%
3.Hoạt động khác
53,335
54%
78,235
47%
120,531
54,1%
Tổng huy động vốn
15,304,462
51%
28,919,460
89%
20,328,495
-29,7%
(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự BIDV chi nhánh SGD 1)
Từ bảng 2 ta có thể thấy nguồn vốn huy động tăng trưởng khá cao qua các năm 2007, 2008, với mức tăng trưởng trong năm 2007 là 51%, năm 2008 là 89% đạt mức cao nhất , tuy nhiên đến năm 2009 nguồn vốn huy động giảm 29.7% , tiền gửi của dân cư giảm trong năm 2007,2008 nhưng bù lại tiền gửi của các tổ chức kinh tế lại tăng đều qua các năm 2007 , 2008 và cao nhất vào năm 2008 với việc tăng thêm 108% , tuy nhiên do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu , tiền gửi của cả các tổ chức kinh tế và người dân đều giảm vào năm 2009 bởi tỷ giá leo cao và giá vàng tăng nên người dân chuyển sang các kênh đầu tư khác và các DN đều gặp khó khăn trong kinh doanh dẫn đến lợi nhuận giảm , trong khi đó các hoạt động huy động vốn khác lại luôn tăng đều qua các năm , đặc biệt là vào năm 2009 có mức tăng trưởng cao nhất trong các năm , điều đó đã làm cho hoạt động huy động vốn của chi nhánh Sở giao dịch 1 vẫn diễn ra ổn định tuy có giảm vào năm 2009 từ đó có thể khẳng định uy tín và hiệu quả làm việc của chi nhánh Sở giao dịch 1 trong những năm qua ngày càng được nâng cao .
2.1.2.2.Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay và đầu tư là những hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng. Đặc biệt là hoạt động cho vay, với tỷ trọng thường chiếm tới 70% tổng tài sản có của Ngân hàng, thu nhập từ hoạt động cho vay là khoản thu nhập lớn nhất của Ngân hàng thương mại.
Bảng 2: Hoạt động cho vay
ĐVT :Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
1.Theo loại hình
-Cho vay thương mai
-Cho vay KHNN
- Cho vay ODA
- Cho vay khác
6,186,497
172,589
303,693
97.29%
2.71%
6,195,992
16,610
276,408
1,068
99.72%
0.27%
0.02%
8,306,390
950
254,513
99.99%
0.01%
2.Theo thời hạn
- Ngắn hạn
- Trung dài hạn
3,058,720
3,300,366
48.10%
51.90%
3,152,758
3,060,912
50.74%
49.26%
2,953,255
5,354,085
35.55%
64.45%
Tổng dư nợ (không kể ODA và ĐVTV )
6,359,086
100%
6,213,670
100%
8,307,340
100%
(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự BIDV chi nhánh SGD 1)
Là một đơn vị lớn trong hệ thống BIDV , chi nhánh Sở giao dịch 1 cho vay nhiều dự án , chương trình đầu tư dài hạn quan trọng với nhiều khách hàng lớn có uy tín , tuy nhiên thực hiện định hướng của BIDV về cơ cấu tín dụng trong đó giảm tỷ trọng tín dụng TDH , tăng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn , cơ cấu tín dụng của SGD cũng đã có sự thay đổi , tỷ trọng dư nợ TDH đã giảm từ 52% năm 2007 xuống còn ~ 49% năm 2008 nhưng đặc biệt lại tăng lên 64,45% năm 2009 bởi có sự tăng lên đáng kể về dư nợ của các tổ chức kinh tế lớn như Tổng Công ty Viễn thông Quân đội , Công ty CP Tập đoàn Hanaka, Công ty liên doanh Tháp BIDV , trong khi đó tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn lại có sự sụt giảm vào năm 2009 , từ 50,74% xuống còn 35,55% .Các khoản cho vay thương mại luôn tăng đều qua các năm bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu trong đó dư nợ KHNN trong năm 2009 giảm 15660 triệu so với năm 2008 và hiện tại dư nợ của KHNN chỉ tập trung tại dư nợ của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam là 950 triệu.
Nhìn chung dưới định hướng và đường lối đúng đắn của Ban lãnh đạo , chi nhánh Sở giao dịch 1 luôn giữ được tỷ lệ cho vay ổn dịnh qua các năm , tuy giảm nhưng mức giảm không đáng kể, NH vẫn giữ được các khách hàng quen thuộc của mình và có những khoản vay bảo đảm chất lượng tín dụng và nguồn thu cao.
2.1.2.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của CN SGD 1
Bảng 3 :Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Chỉ tiêu
Giá trị
%TT
Giá trị
%TT
Giá trị
%TT
Thu lãi cho vay
419,765
66,8%
472,75
13%
590,56
25%
Thu lãi tiền gửi nội bộ
453,540
59,3%
502,51
11%
612,54
22%
Thu đầu tư CK
326,807
423,55
30%
454,55
7%
Thu dịch vụ
521,170
57,9%
530,07
2%
575,54
9%
Thu khác
10565
42%
26,430
150%
33,12
25%
Tổng thu
1,731,84
27%
1,955,32
13%
2,266,32
16%
Chi trả lãi tiền gửi
571,080
15%
615,77
8%
580,41
-6%
Chi lãi tiền vay nội bộ
259,790
16,4%
183,46
-29%
130,45
-29%
Chi quản lý
120,560
18%
126,11
5%
120,24
-5%
Chi dịch vụ
1538
-16%
1104
-28%
900
-18%
Chi khác
804
17,7%
716
-11%
695
-3%
Tổng chi
953,772
26,4%
827,16
-13%
732,70
-11%
Chênh lệch thu chi
778,075
35,8%
1,128,15
45%
1,533,61
36%
Lợi nhuận trước thuế
321.000
74%
428.000
33%
300.000
-29.9%
(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự BIDV chi nhánh SGD 1)
Từ bảng trên ta có thể thấy nguồn thu từ lãi cho vay tăng trưởng ổn định trong 3 năm 2007, 2008 và 2009, thu từ dịch vụ chỉ tăng nhẹ trong năm 2008 và 2009 trong khi thu khác lại tăng đột biến vào năm 2008 với mức tăng 150%. Tổng nguồn thu năm 2007 tăng 27% so với năm 2006, năm 2008 tăng 13% và năm 2009 tăng 16%.
Về các khoản chi, khoản mục chi trả tiền lãi gửi chiếm tỉ trọng lớn nhất và đạt tốc độ tăng trưởng vào năm 2007 là 15 %, năm 2008 tăng 8% và năm 2009 giảm 6%. Sự tăng trưởng đột biến vào năm 2007 chứng tỏ Ngân hàng đã đạt được kết quả khả quan trong huy động vốn, năm 2008 chi trả tiền lãi vẫn tăng nhưng tăng ít và bắt đầu giảm vào năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới, đặc biệt chi dịch vụ luôn giảm qua các năm và giảm mạnh vào năm 2008 ở mức 28% đóng góp một phần đáng kể vào sự sút giảm cao nhất của tổng chi ( ở mức 13%) .
Lợi nhuận trước thuế tăng cao nhất vào năm 2007 khi nền kinh tế phát triển mạnh với mức tăng trưởng 8.5% và giảm mức tăng khi bước sang năm 2008 , đặc biệt sang đến năm 2009, bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế kéo theo nhiều hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng bị tác động, các hoạt động đầu tư giảm bớt hiệu quả, một năm đầy biến động về giá trị của các tài sản tài chính, điều đó kéo theo sự sụt giảm của lợi nhuận trước thuế chỉ còn 300 tỷ đồng .
2.2.Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
2.2.1. Tình hình huy động vốn bình quân chung tại CN SGD 1
Đối với các Ngân hàng thương mại vốn gắn liền với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong suốt quá trình phát triển đặc biệt là vốn huy động việc mở rộng tín dụng. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển, các Ngân hàng thương mại luôn luôn phải quan tâm đến công tác huy động vốn của mình .
Với phương châm tăng cường nguồn vốn, chi nhánh Sở giao dịch 1 đã cố gắng thực hiện đa dạng hóa các hình thức, biện pháp, kênh huy động vốn khác nhau.Do vậy, nguồn vốn luôn đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
Bảng 4 Huy động vốn bình quân
Đơn vị : tỷ đồng
Năm
2007
2008
2009
Huy động vốn bình quân
18376
21470
25367
Chênh lệch so với
năm trước
3094
3897
Tốc độ tăng trưởng
16.84%
18.15%
(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự BIDV chi nhánh SGD 1)
Năm 2008 tổng nguồn vốn huy động bình quân của chi nhánh Sở giao dịch 1 đạt 21470 tỷ đồng , tương đương 104,7% kế hoạch huy động vốn bình quân năm 2008 ( kế hoạch là 20.500 tỷ đồng ) , tăng 16,84% so với năm 2007 , vẫn tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2009 , huy động vốn bình quân của chi nhánh Sở giao dịch 1 đạt 25367 tỷ đồng tăng 18,15% so với năm 2008 nhưng chỉ đạt 99,1% kế hoạch năm 2008 ( kế hoạch là 25.600 tỷ đồng ) , bất chấp sự suy thoái kinh tế huy động vốn bình quân của chi nhánh Sở giao dịch 1 vẫn tăng qua các năm , có được điều này là nhờ Ngân hàng đã thực hiện rất tốt hoạt động Marketing Ngân hàng, vận dụng các hình thức huy động hấp dẫn như: Tiết kiệm dự thưởng, lãi suất bậc thang...theo định hướng từ phía Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam và chiến lược kinh doanh của bản thân Chi nhánh Sở giao dịch 1 - Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam , mặt khác nguồn vốn huy động của Sở giao dịch tập trung chủ yếu từ các khách hàng tổ chức lớn , nguồn ổn định nên vẫn duy trì được mức tăng trưởng đều qua các năm mặc dù tiền gửi của dân cư lại giảm .
2.2.2.Vốn huy động phân theo các hình thức
2.2.2.1.Huy động vốn qua tiền gửi của dân cư
Tiền gửi của dân cư luôn đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu nguồn huy động của Ngân hàng cũng như của chi nhánh Sở giao dịch 1 , nó thực sự là nguồn tiềm năng dồi dào phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng .
Bảng 5 : Huy động vốn qua tiền gửi của dân cư
ĐVT :Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Số tiền
tỷ trọng
Số tiền
tỷ trọng
Số tiền
tỷ trọng
.Tiền gửi dân cư
2,491,021
100%
2,355,873
100%
2,061,139
100%
-TG có kì hạn
2,130,000
85.5%
1,865,230
79.17%
1,821,453
88.37%
- TG không kì hạn
361021
14.5%
490643
20.83%
239686
11.63%
(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự BIDV chi nhánh SGD 1)
Từ biểu đồ và bảng số liệu trên có thể thấy tiền gửi của dân cư giảm qua các năm , năm 2008 tiền gửi của dân cư đạt 2355873 triệu đồng giảm 5% so với năm 2007 , năm 2009 nguồn thu hút từ dân cư cũng lại giảm so với năm 2008 ở mức 2061139 triệu đồng , giảm 12,5% , mặc dù lượng tiền giảm không lớn nhưng cũng có thể hiểu nguyên nhân là do nền kinh tế ngày càng phát triển , ngày càng có thêm nhiều Ngân hàng tham gia hoạt động trên thị trường, cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn , dịch vụ Ngân hàng ngày càng đa dạng khiến người dân có nhiều sự lựa chọn hơn , mặt khác do VNĐ mất giá trong khi giá vàng và ngoại tệ leo cao khiến người dân lựa chọn các hình thức khác để đầu tư thay vì gửi tiết kiệm .
Trong cơ cấu tiền gửi dân cư , tiền gửi có kì hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất ,tuy giảm dần qua các năm nhưng lại đạt cao nhất vào năm 2009 với 88,37% , điều này là vì với nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn NH sẽ có thể tính toán được thời điểm rút tiền và từ đó chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn huy động để đầu tư hoặc cho vay, mặt khác nó cũng đảm bảo sự ổn định hơn các nguồn tiền không kì hạn , mặt khác tiền gửi có kì hạn chiếm tỷ trọng lớn thể hiện rõ mục đích gửi tiền để hưởng lợi nhuận của người dân luôn được ưu tiên và có thể khẳng định sự tin tưởng của người dân với Ngân hàng , điều này là do chính sách khách hàng đúng đắn của Ngân hàng .
2.2.2.2.Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá
Cũng như các tổ chức khác , Ngân hàng cũng phát hành công cụ nợ để vay vốn trên thị trường tài chính như kỳ phiếu, trái phiếu hay GTCG khác dựa trên tình hình và nhu cầu vốn tại từng thời điểm mà Ngân hàng quyết định đưa ra hình thức huy động này.
Bảng 6 :Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
.Huy động vốn
15,304,462
100%
28,919,460
100%
20,328,495
100%
-Kỳ phiếu
125,350
0.82%
95,023
0.33%
81,265
0.4%
-CCTG,trái phiếu
235,671
1.54%
395,620
1.37%
158,421
0.78%
(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự BIDV chi nhánh SGD 1)
Nhìn chung nguồn vốn huy động qua phát hành giấy tờ có giá đều chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh Sở giao dịch 1 , trong đó kỳ phiếu chiếm một tỷ trọng nhỏ nhất . Ngân hàng phát hành kỳ phiếu có mục đích để phục vụ cho những công trình trọng điểm của nhà nước, tuy rằng lãi suất kỳ phiếu linh hoạt và tạo chủ động cho Ngân hàng nhưng chỉ khi nào Ngân hàng xét thấy thực sự cần vốn đầu tư thì Ngân hàng mới phát hành kỳ phiếu. Chính vì vậy, nguồn này chiếm 1 tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn huy động
Từ bảng số liệu có thể thấy tỷ trọng nguồn vốn phát hành bằng kỳ phiếu giảm mạnh trong năm 2008 do tổng nguồn vốn huy động tăng đột biến cùng với sự sụt giảm của nguồn vốn huy động từ kì phiếu , mặc dù nguồn vốn huy động qua CCTG và trái phiếu biến động không đều : tăng vào năm 2008 và giảm vào năm 2009 nhưng tỷ trọng lại giảm qua các năm , nguyên nhân là do nguồn huy động từ các nguồn khác tăng đặc biệt là từ các tổ chức kinh tế lớn cùng với sự giảm xuống của tổng nguồn huy động .Về tỷ trọng của vốn huy động từ phát hành GTCG trên tổng vốn huy động không cao do chúng chỉ được huy động khi có kế hoạch của NH Đầu tư và Phát triển VN , hoặc là bổ sung vốn cho lượng tiền gửi
2.2.2.3.Tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế
Hiện nay dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng đang phổ biến rộng rãi và ngày càng phát triển , có được điều đó là nhờ các Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác huy động vốn thông qua hình thức tiền gửi thanh toán vì đó cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của Ngân hàng , và chi nhánh SGD 1 cũng không phải là ngoại lệ.
Bảng 7 :Huy động vốn qua tiền gửi thanh toán
ĐVT :Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
.Huy động vốn
15,304,462
100%
28,919,460
100%
20,328,495
100%
TG thanh toán
3,768,506
24.62%
7,953,210
27.5%
6,123,410
30.12%
% tăng trưởng
129%
111%
-23%
(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự BIDV chi nhánh SGD 1)
Tiền gửi thanh toán chủ yếu được hình thành từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp lớn và chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động được của Sở giao dịch , nguồn tiền này tuy có nhiều biến động :tăng mạnh trong năm 2007 với 129% và năm 2008 với 111% và sụt giảm nhanh chóng trong năm 2009 ở mức 23% , nhưng lại có tỷ trọng tăng dần qua các năm , điều này chứng tỏ trong điều kiện các NHTM đang cạnh tranh gay gắt bằng cách đưa ra các hình thức huy động vốn hấp dẫn và các dịch vụ tiện ích thì chi nhánh Sở giao dịch 1 SGD vẫn giữ được niềm tin của khách hàng đặc biệt là các doanh nghiệp lớn bởi có thể đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng . Đây là nguồn tiền nhiều biến động nhưng lại có thể sử dụng được nhiều dịch vụ khác nhau , rất thuận tiện cho các KH là DN , tổ chức trong việc chi trả thanh toán dịch vụ hàng hóa . Bên cạnh đó, Ngân hàng phải chi trả cho nguồn vốn này thấp so với nguồn vốn huy động từ dân cư. Vì vậy, chi nhánh Sở giao dịch 1 đã có những biện pháp nhằm thu hút lượng tiền gửi này như: đơn giản hóa các thủ tục, áp dụng chính sách đãi với doanh nghiệp có số dư tiền gửi lớn.
2.2.3.Vốn huy động phân theo cơ cấu
2.2.3.1.Cơ cấu vốn theo loại tiền
Bảng 8 :Huy động vốn theo loại tiền
ĐVT :Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Tiền gửi nội tệ
10253990
67%
15905703
55%
13870132
68.23%
Ngoại tệ quy đổi VNĐ
5050472
33%
13013757
45%
6458363
31.77%
Huy động
15,304,462
100%
28,919,460
100%
20,328,495
100%
(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự BIDV chi nhánh SGD 1)
Từ bảng số liệu và biểu đồ ta thấy trong tổng nguồn vốn huy động tỷ trọng lượng vốn huy động bằng nội tệ luôn có xu hướng gia tăng qua các năm trong khi tỷ trọng huy động vốn bằng ngoại tệ lại có xu hướng giảm , trong năm 2007 số lượng huy động vốn bằng ngoại tệ đạt mức thấp nhất nguyên nhân là do tỉ giá ngoại tệ tương đối ổn định trong khi lãi suất tiền gửi ngoại tệ luôn thấp hơn VNĐ nên người dân có xu hướng chuyển đổi từ ngoại tệ sang VNĐ để gửi tiết kiệm , bước sang năm 2008 tiền gửi ngoại tệ tăng nhanh do lãi suất cơ bản bằng tiền đồng giảm đã kéo lãi suất huy động tiền đồng giảm mạnh, trong khi lãi suất huy động đô la Mỹ có giảm nhưng không giảm mạnh bằng, khiến lãi suất của hai loại tiền không còn chênh lệch nhau nhiều cộng thêm việc tỷ giá biến động mạnh thời gian đó đã khiến nhu cầu cất giữ bằng đô la Mỹ của người dân tăng lên.
Trong năm 2009 do tình hình tỷ giá biến động , tỷ giá tăng cao khiến cho người dân và các DN găm giữ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3828.doc