Công tác kế toán tài chính của Chi nhánh dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại: Chương trình NH bán lẻ Silverlake áp dụng từ năm 2001, chương trình IBT online (Internal Banking Transfer) kết nối toàn hệ thống áp dụng từ năm 2003 đã tạo điều kiện cho các hoạt động thanh toán, dịch vụ của Chi nhánh diễn ra nhanh chóng, chính xác, an toàn. Việc từng bước áp dụng các quy chế hoạt động tài chính phù hợp với chuẩn mực quốc tế được thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của NHNT Việt Nam.
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ánh NHNT Quảng Ninh vẫn tiếp tục tăng trưởng với chất lượng tương đối cao và ổn định. Cùng với việc tăng cường đào tạo, ứng dụng công nghệ hiện đại như áp dụng thành công chương trình NH bán lẻ, thanh toán trực tuyến IBT – online và các dịch vụ phát hành thanh toán thẻ và tăng cường thông tin quảng cáo thì bên cạnh đó cũng bộc lộ những bất cập, yếu kém về cơ sở vật chất, về nguồn lực con người, về sự mất cân đối trong cơ cấu huy động vốn, mất cân đối về nguồn vốn và sử dụng vốn. Công tác Marketing đã được quan tâm và nâng cấp song còn thiếu đồng bộ và chưa đạt hiệu quả.
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh
2.2.1. Về hoạt động huy động vốn
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của NHNT – Chi nhánh Quảng ninh
Đơn vị tính: Tỷ đồng, triệu USD
Nội dung
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Sosánh 2006/2005 (%)
Sosánh 2007/2006 (%)
1
2
3
2/1
3/2
I. Tổng nguồn vốn
1434,24
1434
1929
100
134,5
- VNĐ
997,9
891,9
1158,5
89
130
- Ngoại tệ
27,96
34,44
48
123,17
139,4
1. Vốn huy động
819,62
1022,95
1621,62
124,8
158,5
- VNĐ
391,47
483,18
872,82
- Ngoại tệ
27,43
34,44
48
1.1. Ngắn hạn
717,38
928,5
1289,2
129,42
138,8
- VNĐ
340,58
440,6
724,48
- Ngoại tệ
24,13
31
36,2
1.2. Trung dài hạn
102,24
94,45
332,42
92,38
- VNĐ
50,89
42,58
148,34
- Ngoại tệ
3,3
3,44
11,8
2. Vay VCBTW
490
285
201
58,16
70,52
II.ChỉsốphântíchNV
- Vốn HĐ/åNV
57,14
68,38
81,6
11,24
13,22
-VốnHĐdàihạn/VHĐ
12,47
9,23
11,72
-3,24
2,49
-Thị phần HĐV
19,07
20,52
22
(Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNT Quảng Ninh năm 2005, 2006, 2007)
Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh NHNT Quảng Ninh không ngừng tăng trưởng qua các năm, năm 2006 tăng 24,8 % so với năm 2005 (đạt 1022,95 tỷ đồng) năm 2007 tăng 58,5 % so với năm 2006 (đạt 1621,62 tỷ đồng ) Tỷ trọng HĐV/Tổng NV tăng mạnh, năm 2007 đạt 81,6 % (năm 2006 là 68,38 %, năm 2005 là 57,14 % ) tăng tính chủ động về vốn do đó phần VHĐ thiếu trước đây của Chi nhánh thường xuyên phải vay VCB TW bình quân trên 400 tỷ thì đến nay đã giảm mạnh.
Tuy nhiên xét về cơ cấu nguồn vốn phân theo thời hạn thì vốn huy động ngắn hạn có chiều hướng tăng mạnh từ tốc độ tăng 7,9 % của năm 2005 so với năm 2004, năm 2006 đã vọt lên 29,42 % so với năm 2005 ,năm 2007 tăng 38,8 % so năm 2006. Trong khi nguồn vốn trung dài hạn (TDH) vốn đã chiếm tỷ lệ rất thấp trên dưới 10 %/vốn huy động lại có xu hướng giảm càng làm cho cơ cấu huy động vốn của Chi nhánh mất cân đối nghiêm trọng về kỳ hạn. Mặt khác thị phần huy động vốn của Chi nhánh so với địa bàn chỉ chiếm khoảng 20% có tăng giảm đôi chút nhưng không đáng kể chứng tỏ khả năng huy động vốn của Chi nhánh chưa được cải thiện.
Xét về vốn vay NHTW thì có sự giảm mạnh qua các năm, năm 2005 vay NHTW 490 tỷ đồng, nhưng đến năm 2006 chỉ còn 285 tỷ đồng (giảm 58,16 % so với năm 2005) năm 2007 là 201 tỷ đồng ( giảm 70,52 % so với năm 2006) chứng tỏ ngân hàng ngày càng phát triển, không còn phải dựa vào vốn vay của NHTW
2.2.2 Về hoạt động cho vay
Bảng 2.4: Tình hình hoạt động TD của chi nhánh NHNT tỉnh Quảng ninh
Đơn vị tính: Tỷ đồng, triệu USD
Nội dung
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Sosánh 2006/2005 (%)
Sosánh 2007/2006 (%)
1
2
3
2/1
3/2
I. Tổng dư nợ
792,09
890,82
952,62
112,46
106,93
1.1. Ngắn hạn
177,19
171,17
- VNĐ
177,19
170,29
- Ngoại tệ
0
0,56
1.2. TDH
565,21
679,53
882,5
120,22
129,9
- VNĐ
505,13
587,82
738,8
116,37
125,68
- Ngoại tệ
3,83
5,82
9,2
151,96
158,07
II. Chỉ số phân tích
-Nợquá hạn
23,32
26,45
-NợQH/åDN
3,14
3
2,9
- Dư nợ bình quân
767,2
815,39
- DS cho vay
1328,78
1808,59
2093,6
- DS thu nợ
1253,25
1712,89
1839,9
- Dư nợ TDH/å Dư nợ
76
80
80,3
-Dư nợ vay NT/å Dư nợ
8,1
10,88
12,6
-Vòng quay vốn TD
1,73
2,2,
2,3
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kd NHNT Quảng Ninh năm 2005, 2006, 2007)
Tổng dư nợ của Chi nhánh liên tục tăng qua các năm từ 792,09 tỷ đồng năm 2005 lên 890,82 tỷ đồng năm 2006 và đạt 952,62 tỷ đồng năm 2007, trong đó dư nợ TDH tăng trưởng mạnh năm 2006 tăng 114 tỷ đồng so với năm 2005 (tăng 20,22%), năm 2007 tăng 203 tỷ đồng so với năm 2006 (tăng 29,9%). Bên cạnh đó Chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay bằng ngoại tệ năm 2006 tăng 51,96% so với năm 2005, năm 2007 tăng lên 58% so với năm 2006, đây là một trong những nỗ lực rất lớn của Chi nhánh để giải bài toán tìm đầu ra cho nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ. Tuy tốc độ tăng trưởng TD cao nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm xuống qua từng năm từ 3,14% năm 2005 xuống 3% năm 2006 và chỉ còn 2,9% năm 2007, đặc biệt là nợ quá hạn của những năm cũ để lại, trong 3 năm gần đây không có nợ quá hạn mới phát sinh.
Tuy nhiên so sánh với cơ cấu huy động vốn đã phân tích ở trên chúng ta có thể thấy trong khi vốn huy động ngắn hạn tăng mạnh thì dư nợ ngắn hạn lại có chiều hướng giảm sút từ 177,19 tỷ đồng năm 2005 xuống còn 171,17 tỷ đồng năm 2006, dư nợ TDH của Chi nhánh lại tăng mạnh luôn chiếm 75% trên tổng dư nợ nhưng HĐV TDH/åVHĐ chỉ chiếm khoảng trên 10%. Dư nợ cho vay ngoại tệ trên tổng dư nợ chỉ đạt xấp xỉ 10% trong 3 năm từ 2005 đến 2007, nhưng vốn huy động ngoại tệ trên tổng vốn huy động lại chiếm tới 50% mặc dù tỷ lệ này đã được giảm thấp so với những năm trước đây (khoảng 70%). Như vậy có một sự bất hợp lý giữa cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn thể hiện ở sự mất cân đối về kỳ hạn huy động, về cơ cấu huy động giữa nội tệ và ngoại tệ hiện Chi nhánh vẫn ở trong tình trạng thừa vốn ngoại tệ, thiếu vốn VNĐ đồng thời mất cân đối giữa kỳ hạn huy động vốn và sử dụng vốn (nói cách khác là kỳ hạn TS Có lớn hơn kỳ hạn TS Nợ) dẫn đến nguy cơ về rủi ro lãi suất.
2.2.3 Các hoạt động kinh doanh khác
2.2.3.1 Tình hình thanh toán Quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Bảng 2.5: Tình hình thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh NHNT tỉnh Quảng ninh
Đơn vị tính: Triệu USD
Nội dung
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Sosánh 2006/2005 (%)
Sosánh 2007/2006 (%)
I. Thanh toán quốc tế
125,77
140,76
180,24
111,91
128
1. Thanh toán XNK
57,39
68,8
89,42
118,02
129,7
2. Thanh toán phi mậu dịch
67,49
71,71
88,97
106,25
124,7
3. Thanh toán thẻ
0,89
0,97
1,85
108,98
190,72
II. Kinh doanh ngoại tệ
1. Mua ngoại tệ
74,07
111,82
85,54
150,9
76,5
2. Bán ngoại tệ
73,72
112,16
85,58
152,1
76,3
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNT Quảng Ninh năm 2005, 2006, 2007)
2.2.3.2 Thị phần thanh toán quốc tế của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Bảng 2.6: Thị phần thanh toán quốc tế của chi nhánh NHNT tỉnh Quảng ninh trên địa bàn
Đơn vị tính: Triệu USD
Tên ngân hàng
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
Thị phần (%)
Số tiền
Thị phần (%)
1. NH Công thương
33,23
16,29
62,49
21,9
2. NH Nông nghiệp
15,11
7,41
24,3
8,5
3. NH Ngoại thương
140,76
69
180,24
63,62
4. NH Đầu tư & PT
7,14
3,5
8,4
2,94
5.NH Cổ phần Hàng Hải
7,52
3,69
7,2
2,52
6. NH CP nhà Hà Nội
0,23
0,11
1,4
0,52
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNN Quảng Ninh năm 2006, 2007)
Theo số liệu bảng 2.5, ta thấy kim ngạch thanh toán Quốc tế của Chi nhánh liên tục tăng trưởng qua các năm từ 125,77 triệu USD năm 2005 lên 140,76 triệu USD năm 2006 và đạt 180,24 triệu USD năm 2007. Trong đó các lĩnh vực thanh toán XNK, thanh toán phi mậu dịch, thanh toán thẻ đều tăng đáng kể. Dịch vụ thẻ với tốc độ phát triển nhanh, đặc biệt là năm 2006 hoạt động kinh doanh thẻ đã có sự biến đổi lớn về lượng và chất, sản phẩm thẻ ATM Connect 24 đã được đưa vào sử dụng hàng loạt với số lượng phát hành 3.900 thẻ tăng 116% so với năm 2005. Cùng với nó là việc triển khai lắp đặt một loạt máy rút tiền tự động ATM, dịch vụ thẻ đã thực sự vừa là nền tảng vừa là mũi nhọn cho mảng dịch vụ NH bán lẻ, mở ra một hướng mới cho việc huy động vốn, tiết kiệm chi phí vốn cho NH đồng thời cũng nâng cao hình ảnh, uy tín của Chi nhánh trên địa bàn. Bên cạnh những thành tích đáng kể trên hoạt động thanh toán XNK của Chi nhánh có dấu hiệu chững lại, năm 2005 thanh toán XNK giảm 3,1% so với năm 2004 ,tuy đã tăng trở lại vào năm 2006 đạt 68,8 triệu USD (tăng 18,02%) năm 2007 tăng lên 89,42 triệu USD ( 29,7%) song thị phần thanh toán quốc tế của Chi nhánh bị giảm từ 69% năm 2006 xuống còn 63,62% năm 2007, ( bảng 2.6 ) chứng tỏ mảng thanh toán quốc tế vốn là ưu thế của VCB Quảng Ninh đang đứng trước sự cạnh tranh giữa các NH trên điạ bàn.
Doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh tăng mạnh xấp xỉ khoảng 70% qua từng năm từ 2005 - 2007 do hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh diễn ra trong điều kiện tương đối thuận lợi, kim ngạch XNK tăng mạnh, tỷ giá USD/VNĐ khá ổn định .Công tác kinh doanh ngoại tệ đã đáp ứng khá tốt nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng và thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý ngoại hối của Nhà nước góp phần ổn định tiền tệ trên địa bàn.
2.2.3.3 Công tác kế toán và Ngân quỹ
Công tác kế toán tài chính của Chi nhánh dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại: Chương trình NH bán lẻ Silverlake áp dụng từ năm 2001, chương trình IBT online (Internal Banking Transfer) kết nối toàn hệ thống áp dụng từ năm 2003 đã tạo điều kiện cho các hoạt động thanh toán, dịch vụ của Chi nhánh diễn ra nhanh chóng, chính xác, an toàn. Việc từng bước áp dụng các quy chế hoạt động tài chính phù hợp với chuẩn mực quốc tế được thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của NHNT Việt Nam.
Công tác thu chi ngân quỹ đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ dù khối lượng tiền mặt thu chi lớn, năm 2006 số lượng tiền mặt VNĐ và ngoại tệ qua quỹ nghiệp vụ đạt 4.000 tỷ đồng tăng 75,5% so với năm 2005 và 103 triệu USD, tăng 57% so với năm 2005, nhưng hoạt động ngân quỹ luôn đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ an toàn chính xác một cách tuyệt đối không thu nhầm tiền giả vào quỹ NH, đặc biệt trong năm 2006 Chi nhánh đã phát hiện và thu hồi 21,1 triệu VNĐ và 850 USD tiền giả.
2.3 Thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ninh
Chi nhánh NHNT Quảng Ninh là NH đối ngoại trên địa bàn, có bề dầy truyền thống và ưu thế trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ nên có lượng huy động vốn bằng ngoại tệ lớn nhất trên địa bàn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Để hiểu rõ thực trạng huy động vốn của Chi nhánh NHNT Quảng Ninh, tôi xin phân tích chi tiết tình hình huy động vốn của Chi nhánh NHNT Quảng Ninh trên 2 khía cạnh đồng Việt Nam và ngoại tệ.
2.3.1 Tình hình huy động vốn bằng đồng Việt Nam
Qua số liệu trong bảng 2.7 ở dưới cho chúng ta thấy tổng nguồn vốn bằng VNĐ (chưa tính ngoại tệ quy đổi) có sự tăng giảm thất thường. Tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu xấu vì nguồn vốn huy động từ khách hàng và nguồn khác vẫn tăng đều qua các năm, Nguyên nhân chính ở đây phụ thuộc vào chỉ tiêu vốn vay từ VCB TW. Chỉ tiêu vốn vay VCB TW ở năm 2005 tăng so với năm 2004 (tăng 128,6 % ) nhưng lại giảm mạnh ở năm 2006 là 58,16 % và đến năm 2007 giảm xuống còn 75,08%, tức là 214 tỷ đồng Đây là tín hiệu đáng mừng vì VCB Quảng Ninh đã giảm dần sự lệ thuộc vào vốn vay từ VCB TW và để rõ hơn chúng ta phân tích tiếp chỉ tiêu VHĐ/Tổng NV.
Bảng 2.7: Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn bằng VNĐ
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nội dung
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
So sánh (%)
1
2
3
2/1
3/2
I. Tổng Nvốn
997,9
891,9
1158,5
89
130
1. HĐ từ khách hàng
391,47
483,18
872,82
123,42
180,64
1.1. Phân theo thời gian
- Ngắn hạn
340,58
440,6
567,92
129,36
128,9
- Trung dài hạn
50,89
42,58
304,90
83,67
716,06
1.2. Phân theo thành phần vốn
- VHĐ tiền gửi
95,44
151,39
+ Không kỳ hạn
94,65
141,39
+ Có kỳ hạn
0,79
10
- Tiền gửi tiết kiệm
211,4
315,19
- Giấy tờ có giá
84,63
16,6
1.3. Theo đối tượng huy động
- Dân cư
303
363,36
- Tổ chức kinh tế
88,47
119,82
2.Vốn vay TW
Trong đó: Vay dài hạn
490
60
285
60
214
58,16
75,08
3. Vốn khác
116,43
123,72
* Chỉ số phân tích nguồn vốn (%)
VHĐ/Tổng NV
39,22
54,17
VHĐ TDH/Tổng NV HĐ
13
8,21
VHĐ TG/Tổng nguồn vốn HĐ
25
31,3
VHĐ từ dân cư/Tổng NVHĐ
77,4
75,2
Thị phần HĐV trên địa bàn
10,7
11,87
II. Sử dụng vốn
997,9
891,9
1. Nghiệp vụ ngân quỹ
96,35
65,8
2. Nghiệp vụ TD
682,32
758,99
559
111,23
73,65
Cho vay ngắn hạn /Tổng cho vay
177,19
25,97%
171,17
22,56%
111,23
Chovay TDH/Tổng CV
505,13
74,03%
587,82
77,44%
116,37
3. TS Có khác
169,63
27,08
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kd NHNT Quảng Ninh năm 2005, 2006, 2007)
Nhìn chung, VHĐ/Tổng NV chiếm tỷ trọng thấp, chỉ chiếm dưới 40% ở năm 2005 đã cho thấy sự lệ thuộc rất lớn vào nguồn vốn vay TW và vốn khác. Tuy vậy, chỉ tiêu này đã thực sự được cải thiện ở 2006 đạt 54,17 % .So với năm 2005 thì đây là bước tiến đáng kể nhưng đó chưa phải là con số lý tưởng vì nó chứng tỏ VCB Quảng Ninh chưa thực sự chủ động về nguồn vốn, do đó VCB Quảng Ninh cần tăng tỷ lệ này cao hơn nữa.Về thị phần vốn huy động trên địa bàn tuy có tăng nhưng chỉ là tăng nhẹ, năm 2005 là 10,7 % thì năm 2006 chỉ đạt 11,87 % cho thấy khả năng huy động vốn của VCB chưa thực sự phát triển, thể hiện qua việc tỷ trọng VHĐ từ dân cư/ Tổng NVHĐ giảm từ 77,4 tỷ vào năm 2005 xuống còn 75,2 tỷ năm 2006.
Một chỉ tiêu nữa giúp chúng ta thấy được tồn tại trong công tác huy động vốn đó là tỷ lệ VHĐ TDH/Tổng NVHĐ của VCB Quảng Ninh là rất thấp, chỉ đạt dưới 15% trong khi cho vay TDH chiếm tỷ trọng lớn trong nghiệp vụ TD. Mặt khác tỷ lệ này lại đều giảm qua các năm, năm 2005 là 13%, đến 2006 chỉ còn 8,21%. Mặt khác ta có thể thấy rõ một nghịch lý là trong khi tỷ trọng cho vay TDH tăng lên ( từ 505,13 tỷ đồng tương ứng 74,03% năm 2005 lên 587,82 tỷ đồng tương ứng 77,44% năm 2006 ) thì tỷ trọng huy động vốn TDH giảm xuống ( từ 50,89 tỷ đồng năm 2005 xuống còn 42,58 tỷ đồng năm 2006 ) đồng thời tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm xuống ( từ 177,19 tỷ xuống còn 171,17 tỷ ) thì tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn lại tăng lên (năm 2005 là 340,58 tỷ đến năm 2006 là 483,18 tỷ và năm 2007 là 872,82 tỷ).Và như vậy, VCB Quảng Ninh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc định giá các khoản vay và rất dễ gặp rủi ro khi lãi suất trên thị trường thay đổi.
2.3.2 Tình hình huy động vốn bằng ngoại tệ
Bảng 2.8: Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn bằng ngoại tệ
Đơn vị tính: Tỷ đồng, triệu USD
Nội dung
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
So sánh (%)
1
2
3
2/1
3/2
I. Tổng Nguồn vốn
27,96
34,44
48
123,17
139,37
1. Huy động từ khách hàng
27,43
34,3
29,3
1.1. Phân theo thời gian
- Ngắn hạn
24,13
31
36,2
- TDH
3,3
3,44
11,8
1.2. Theo thành phần vốn
- Vốn HĐ tiền gửi
3,53
4,28
- Tiền gửi tiết kiệm
21,27
27,27
- Giấy tờ có giá
2,63
2,75
Phân tích chỉ tiêu HĐV (%)
- HĐV/Tổng NV
98,1
99,59
- Vốn HĐ TDH/Tổng NVHĐ
12
11,6
- VHĐ từ dân cư/Tổng NVHĐ
87,24
87,8
- Thị phần HĐV trên địa bàn
67,4
65
II. Sử dụng vốn
27,96
34,44
48
1. Nghiệp vụ ngân quỹ
2,83
3,04
5,2
2. Nghiệp vụ cho vay
3,83
5,88
8,7
3. TS Có khác
21,3
25,52
34,1
Trong đó: Gửi VCB TW
21,3
25,52
34,1
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kd NHNT Quảng Ninh năm 2005, 2006, 2007)
Có thể thấy rõ công tác huy động vốn bằng ngoại tệ của VCB Quảng Ninh đã đạt được kết quả nhất định, luôn chiếm thị phần cao trong toàn tỉnh nhưng thị phần đang có chiều hướng đi xuống chứng tỏ có sự cạnh tranh trong hệ thống NHTM và VCB Quảng Ninh không còn chiếm ưu thế vượt trội so với các NHTM khác trong lĩnh vực ngoại tệ.
Về sử dụng vốn bằng ngoại tệ thì đây là một bất cập rất khó giải quyết đối với hầu hết các NHTM, đó là không tìm được đầu ra và VCB Quảng Ninh không phải là ngoại lệ .Tuy số tiền cho vay đã tăng lên từng năm chứng tỏ sự cố gắng trong tìm dự án đầu tư của chi nhánh nhưng tỷ trọng (Cho vay)/Tổng NVHĐ vẫn còn rất khiêm tốn. Do đó VCB Quảng Ninh chỉ còn giải pháp gửi tại NHTW để hưởng lãi mặc dù đây không phải là biện pháp hay.
2.4 Đánh giá huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Quảng Ninh
2.4.1 Kết quả
Qua phân tích số liệu và tình hình thực tiễn hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNT Quảng Ninh ta thấy đã đạt được một số kết quả như sau:
2.4.1.1 Đối với huy động vốn bằng đồng Việt Nam
Luôn tăng trưởng ở mức cao và tăng đều qua các năm với mức tăng trưởng đạt trên 20%, đặc biệt năm 2006 đạt xấp xỉ 30% đã nâng tỷ trọng HĐV/Tổng Nguồn vốn VNĐ từ 39,22% lên 54,17%, đây là một cố gắng của Chi nhánh trong việc tăng cường tính chủ động về vốn.
Nguồn vốn huy động từ tiết kiệm tăng mạnh, năm 2005 tăng 26% so năm 2004, năm 2006 tăng 35% so năm 2005, năm 2007 tăng 39% so năm 2006 đã góp phần cải thiện nguồn vốn ổn định của Chi nhánh .
Vốn huy động từ tài khoản tăng rất nhanh với tốc độ tăng 23,42% năm 2006 so với năm 2005 và đã tăng vọt lên 80,64% năm 2007 so với năm 2006. Thực tế cho thấy trong những năm qua nguồn vốn này tương đối ổn định chiếm khoảng từ 20-24% của tổng NVHĐ (VNĐ), riêng năm 2006 tỷ trọng này đã được nâng lên 31,3% .Đây là kết quả đáng ghi nhận trong việc thực hiện mục tiêu hướng tới nguồn vốn huy động rẻ, còn nhiều tiềm năng trong dân cư và các thành phần kinh tế.
2.4.1.2 Đối với huy động vốn bằng ngoại tệ
Với ưu thế là NH có bề dầy về thanh toán quốc tế và thu đổi ngoại tệ nên HĐV bằng ngoại tệ tại Chi nhánh NHNT Quảng Ninh luôn dẫn đầu và chiếm thị phần lớn trên địa bàn .Song HĐV bằng ngoại tệ chịu ảnh hưởng rất lớn của sự biến động về tỷ giá và tỷ lệ lạm phát trong nước. Do vậy khi đồng Việt Nam mất giá, sức mua không ổn định thì tâm lý của người dân thích nắm giữ đồng ngoại tệ hơn nội tệ nên có hiện tượng đô la hoá nguồn vốn, dẫn đến nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tăng còn HĐV bằng VNĐ lại giảm thể hiện rất rõ qua kết quả HĐV bằng ngoại tệ qua các năm 2005, 2006, 2007 ( bảng 2.8). Chẳng hạn như năm 2005 tỷ giá ổn định suốt thời gian dài trong khi chênh lệch lãi suất giữa VNĐ và lãi suất USD quy đồng Việt Nam tương đối lớn thì HĐV VNĐ tại Chi nhánh NHNT Quảng Ninh tăng còn huy động vốn bằng ngoại tệ giảm.
Đạt được các kết quả trên là do các nguyên nhân sau:
* Nguyên nhân khách quan
+ Môi trường kinh tế của Quảng Ninh tương đối thuận lợi cho công tác huy động vốn. Quảng Ninh có vị trí địa lý, kinh tế thuận, nằm ở phía Đông Bắc của Tổ Quốc, một mặt giáp biên giới Việt Trung, một mặt giáp biển Đông cùng với sự ưu đãi tự nhiên về tài nguyên thiên nhiên cũng như thắng cảnh. Quảng Ninh không chỉ nổi tiếng vì có nhiều khoáng sản quý hiếm, trong đó có trữ lượng than lớn nhất và tốt nhất trong cả nước mà còn biết đến như 1 khu du lịch nghỉ mát tuyệt đẹp với núi rừng, biển cả hoang sơ, hùng vĩ, đặc biệt có Vịnh Hạ Long được UNESCO 2 lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về danh lam thắng cảnh và kiến tạo địa chất. Vì vậy, Quảng Ninh được coi là một trong những vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của Quốc gia, có tiềm năng phát triển toàn diện về kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành thương mại, dịch vụ trên cơ sở sự phát triển ổn định của ngành công nghiệp .Trong giai đoạn 2001-2007, kinh tế Quảng Ninh có bước tăng trưởng ổn định và vững mạnh. Tổng GDP toàn tỉnh không ngừng tăng với mức tăng trưởng bình quân 16,72%/năm. Trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản: 9,85%, ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản là 13,43%, ngành du lịch, dịch vụ là 19,26% thuộc khu vực có GDP tăng cao nhất cả nước. Quảng Ninh là một trong số ít Tỉnh, Thành phố tự cân đối được thu chi ngân sách: năm 2004 tổng thu ngân sách của Tỉnh đạt: 2.990.000 triệu đồng, chi ngân sách đạt: 1.623.700 triệu đồng.
+ Dân số ở Quảng Ninh tính đến năm 2007 là 1.425.752 người, thuộc vào loại trung bình trong cả nước, với tỷ lệ tăng dân số là 1,26% hàng năm, phần lớn dân cư tập trung ở các TP Hạ Long, Thị xã Móng Cái , Thị xã Cẩm Phả, Đông triều, Uông Bí (chiếm tỷ lệ 82% dân số toàn tỉnh). Trong tổng dân số có 46,22% là dân cư thành thị, 53,78% là dân cư nông thôn, mật độ dân cư tập trung đông nhất ở TP Hạ Long 1028 người/1km2 cho thấy TP Hạ Long là thủ phủ, là trung tâm kinh tế, thương mại của Tỉnh. Dân số Quảng Ninh có đặc điểm là dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm 63,2%, thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ 19 triệu đồng/ năm, thuộc dạng tương đối cao so với các tỉnh khác trong cả nước .Trình độ dân trí tương đối cao so với mặt bằng trong cả nước, đã được phổ cập giáo dục trong toàn tỉnh, môi trường giáo dục ngày càng được hoàn thiện. Lực lượng lao động được đào tạo có trình độ từ công nhân kỹ thuật đến đại học, trên đại học chiếm khoảng 32%/tổng dân số. Do vậy người dân có khả năng thích ứng với môi trường kinh tế và tiếp thu sử dụng các dịch vụ của NH.
+ Tỉnh Quảng Ninh rất quan tâm đến việc thực hiện và ban hành cơ chế, chính sách tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tổng mức đầu tư năm 2006 tăng 36%, cao nhất trong cả nước. Có thể nói với điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội, địa lý của Quảng Ninh cho thấy Quảng Ninh là địa bàn có tiềm lực về kinh tế, thu nhập cao, tiềm năng về vốn trong dân cư lớn đã tạo điều kiện tốt cho huy động vốn của NH.
* Nguyên nhân chủ quan:
+ Ngay từ khi thành lập Chi nhánh NHNT Quảng Ninh đã xác định huy động vốn là yếu tố sống còn trong hoạt động kinh doanh. Do vậy Chi nhánh đã không ngừng cố gắng đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng cách đa dạng hoá các sản phẩm truyền thống, đưa ra nhiều hình thức huy động vốn với nhiều kỳ hạn và lãi suất khác nhau như: tiền gửi có kỳ hạn: 1, 2, 3, 6, 9, 12 và trên 12 tháng bằng VNĐ và ngoại tệ, huy động kỳ phiếu với lãi suất cao, lãi suất bậc thang, tíêt kiệm dự thưởng... Do vậy khách hàng có cơ hội lựa chọn cho phù hợp với điều kiện tích luỹ từ nguồn thu nhập của mình.
+ Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ là điều kiện thúc đẩy công tác huy động vốn, phát huy thế mạnh là một NH đi đầu trong việc áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến vào hoạt động kinh doanh và có một mạng lưới NH đại lý rộng khắp toàn cầu, trong những năm qua Chi nhánh đã không ngừng nâng cao dịch vụ thanh toán: Thanh toán L/C, chuyển tiền nhanh cho phép rút ngắn thời gian giao dịch tới mức tối đa khoảng 5-10 phút/1giao dịch, chi trả kiều hối, nhờ thu, bảo lãnh ... Đồng thời tư vấn miễn phí giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro, cùng với thái độ phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo, giải quyết công việc nhanh chóng, an toàn thoả mãn được nhu cầu của khách hàng cũng như thể hiện ưu thế vượt trội của VCB Quảng Ninh so với các NH khác trên địa bàn, do vậy đã thu hút được nhiều khách hàng. đặc biệt là khách hàng lớn, nhiều tiềm năng trong Chi nhánh.
+ Tăng cường cung cấp dịch vụ, áp dụng những sản phẩm mới, NH đa tiện ích tạo điều kiện cho nhu cầu đa dạng của người dân như: Tích cực mở rộng dịch vụ thanh toán thẻ quốc tế, tính đến nay Chi nhánh NHNT Quảng Ninh đã là đại lý chính thức thanh toán các loại thẻ quốc tế có uy tín như: Master card, Visa card, JBC card, Amex card, Dinner club card... Doanh số thanh toán ngày càng tăng, chất lượng dịch vụ ngày càng cao đã thu hút được khách hàng đến mở tài khoản và gửi tiết kiệm tại VCB để sử dụng dịch vụ thẻ. Bên cạnh đó, Chi nhánh NHNT Quảng Ninh đi đầu trên địa bàn trong việc phát hành, thanh toán thẻ ATM và không ngừng gia tăng tiện ích trên dịch vụ Vietcombank Connect 24 cho phép thanh toán chuyển khoản, sao kê, vấn tin tài khoản, thanh toán dịch vụ ( bảo hiểm, viễn thông ) trên máy ATM. Cùng với công tác tuyên truyền quảng cáo vận động các pháp nhân có quan hệ tiền gửi, tiền vay sử dụng các dịch vụ NH mà trước mắt là chi lương và các khoản thu nhập cho nhân viên đơn vị thông qua thẻ ATM. Khi có nhu cầu vay vốn cho tiêu dùng các cá nhân có thể vay đảm bảo bằng tiền lương của mình. Hay với một khoản tiết kiệm nhất định khách hàng vừa được hưởng lãi suất, được sử dụng dịch vụ thẻ TD, được chiết khấu vay vốn tại Chi nhánh NHNT Quảng Ninh với lãi suất ưu đãi, thủ tục nhanh gọn thuận tiện. Kết quả mỗi năm đã thu hút được hàng ngàn cá nhân (bao gồm cả dân cư và CBNV chức) mở tài khoản giao dịch giao dịch tại Chi nhánh NHNT Quảng Ninh. Cụ thể năm 2004 có 11.000 khách hàng, năm 2005 là 19.400 khách hàng, năm 2006 tăng lên 22.200 khách hàng, năm 2007 tăng lên 29.034 khách hàng đã đẩy nguồn vốn huy động từ tài khoản và tiết kiệm tăng nhanh.
Mặt khác Chi nhánh NHNT Quảng Ninh áp dụng chính sách giá cả phù hợp với từng giai đoạn gắn với chiến lược kinh doanh .Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, giá cả là yếu tố hữu hình tác động mạnh mẽ tới việc lựa chọn sản phẩm và dịch vụ NH của khách hàng. Đây là biện pháp kinh tế tác động trực tiếp tới lợi ích vật chất của khách hàng .Chi nhánh NHNT Quảng Ninh đã nghiên cứu áp dụng và điều chỉnh mức lãi suất phù hợp với diễn biến của thị trường nhưng luôn nằm trong khung lãi suất của NHNT Việt Nam và mức lãi suất thống nhất của hiệp hội các NH trên địa bàn .Thực hiện chính sách lãi suất mục tiêu và sự ưu đãi về phí dịch vụ cho khách hàng nhằm duy trì và mở rộng số lượng khách hàng tới quan hệ với chi nhánh.
Ví dụ: Với lãi suất huy động thì luôn không thấp hơn mặt bằng lãi suất trên địa bàn. Nhưng lãi suất cho vay thường nằm ở mức thấp nhất trong khung mặt bằng lãi suất, đặc biệt áp dụng thống nhất cho mọi thành p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ninh.DOC