Chuyên đề Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

LỜI CẢM ƠN! 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU 4

CHƯƠNG I 5

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG 5

1.1. VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2. Kết cấu 5

1.1.2.1. Vốn tự có 5

1.1.2.2. Vốn huy động 6

1.1.2.3. Vốn đi vay 7

1.1.2.4. Vốn khác 7

1.1.3. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại 7

1.2. VAI TRÒ CỦA VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG 9

1.2.1. Vai trò của vốn 9

1.2.2. Vai trò của hoạt động huy động vốn 10

1.2.2.1. Đối với khách hàng gửi tiền 10

1.2.2.2. Đối với bản thân các Ngân hàng Thương mại 11

1.2.2.3. Đối với nền kinh tế thị trường 11

1.3. CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 12

1.3.1. Huy động tiền gửi không kỳ hạn 13

1.3.1.1. Tiền gửi thanh toán 13

1.3.1.2. Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý 13

1.3.2. Huy động tiền gửi có kỳ hạn 14

1.3.3. Tiền gửi tiết kiệm 14

1.3.3.1. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: 14

1.3.3.2. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: 15

1.3.4. Huy động bằng vốn vay 15

1.3.4.1. Vay từ Ngân hàng Trung ương 16

1.3.4.2. Vay từ các tổ chức tín dụng khác 16

1.3.4.3. Vay từ phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi 16

1.3.4.4. Huy động vốn khác 17

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 17

1.4.1. Lãi suất cạnh tranh 18

1.4.2. Cơ sở vật chất và đội ngũ nhân sự 18

1.4.3. Tính đa dạng của các hình thức huy động vốn 18

1.4.4. Chính sách kinh doanh của Ngân hàng 18

1.4.5. Các dịch vụ do Ngân hàng cung ứng 19

1.4.6. Địa điểm và mạng lưới hoạt động 19

1.4.7. Uy tín và vị thế của Ngân hàng 19

1.4.8. Các nhân tố khác 20

 

CHƯƠNG II 22

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 22

2.1. MỘT SỐ NÉT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 22

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNNo&PTNT Hà Nội 22

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNNo&PTNT Hà Nội. 22

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT Hà Nội 25

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn tại NHNNo&PTNT Hà Nội 25

2.1.2.2. Kết quả hoạt động đầu tư tín dụng 26

2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNNO&PTNT HÀ NỘI 27

2.2.1. Thực trạng huy động vốn tại NHNNo&PTNT Hà Nội 27

2.2.1.1. Nguồn vốn nội tệ 29

2.2.1.2. Nguồn vốn ngoại tệ 36

2.2.2. Kết quả đạt được trong hoạt động huy động vốn tại NHNNo&PTNT Hà Nội. 37

2.3. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNNO&PTNT HÀ NỘI 38

2.3.1. Hạn chế 38

2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế: 38

2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan 38

2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan 39

CHƯƠNG III 41

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 41

3.1. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 41

3.1.1. Sự hợp lý, linh hoạt của công cụ lãi suất 41

3.1.2. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn 42

3.2.3. Nâng cao hiệu quả chính sách khách hàng 43

3.1.5. Tăng cường công tác thông tin quảng cáo 45

3.1.6. Tiếp tục hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng 46

3.1.7. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ 47

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 48

3.2.1. Kiến nghị với Nhà nước 48

3.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 49

3.2.3. Kiến nghị với NHNNo&PTNT Việt Nam 50

KẾT LUẬN 52

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP 53

 

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2313 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới, vốn đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là vấn đề cực kỳ quan trọng và cấp bách. Do vậy việc mở rộng nguồn vốn huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đó là mối quan tâm hàng đầu của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 2.1. MỘT SỐ NÉT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNNo&PTNT Hà Nội 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNNo&PTNT Hà Nội. Được thành lập theo quyết định số 51- QĐ/NHNN ngày 27/6/1988 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Thành phố Hà Nội (nay là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội) trên cơ sở 28 cán bộ cùng với 21 công ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp được điều động từ Ngân hàng Công - Nông – Thương Thành phố Hà Nội và 12 Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện được đổi tên từ các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Huyện đã hội tụ về trụ sở chính tại số 77 phố Lạc Trung - quận Hai Bà Trưng - Hà nội. Với 1.182 lao động, 18 tỷ nguồn vốn, chủ yếu là tiền gửi Ngân sách Huyện và 16 tỷ dư nợ mà hầu hết là nợ cho vay các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã đã trở thành nợ tồn đọng. Trụ sở, phương tiện, kho tàng không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Hà Nội sớm phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh với các Ngân hàng đã có bề dày hoạt động kinh doanh và có nhiều lợi thế hơn hẳn, không những thế còn luôn trong tình trạng thiếu vốn, thiếu tiền mặt, những năm đầu cùng với sự hỗ trợ nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung ương cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn của liên hiệp các công ty lương thực Hà Nội để mua gạo cho nhân dân nội thành, một phần nhu cầu tiền mặt chi lương cho các doanh nghiệp. Nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần đổi mới nông thôn ngoại thành Hà Nội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội đã nhanh chóng khai thác nguồn vốn để đầu tư cho các thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho nông nghiệp. Nhờ có những quyết sách táo bạo, đổi mới nhận thức kiên quyết khắc phục điểm yếu nhất là thiếu vốn, thiếu tiền mặt, nhờ vậy chỉ sau hơn hai năm hoạt động, từ năm 1990 trở đi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội đã có đủ nguồn vốn và tiền mặt thoả mãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và tiền mặt cho khách hàng. Thực hiện chủ trương cho vay hộ sản xuất theo quyết định 499A của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã phối hợp với Hội nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ Thành phố đã đẩy mạnh cho vay phát triển các sản phẩm nông nghiệp như trồng dâu nuôi tằm, chăn nuôi bò sữa, gia súc gia cầm, phát triển vùng chuyên canh rau, hoa cây cảnh… nhờ vậy thu nhập và đời sống nông dân ngoại thành đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ khá và giàu tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống. Tháng 9/1991, bảy Ngân hàng huyện thị: Mê Linh Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Ba Vì, Phúc Thọ, Thị xã Sơn Tây được bàn giao về tỉnh Vĩnh Phú và Hà Tây. Tiếp theo đó thực hiện mô hình hai cấp từ tháng 10/1995 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã bàn giao 5 Ngân hàng Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Lúc này Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội lại đứng trước một thử thách mới đó là mang tên Ngân hàng Nông nghiệp nhưng lại phục vụ các thành phần kinh tế không mang dáng dấp của sản xuất nông nghiệp giữa nội đô Thành phố Hà Nội. Để đứng vững tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã chủ động mở rộng mạng lưới để huy động vốn và đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn nội thành. Năm 1994 thành lập Ngân hàng khu vực Chợ Hôm (nay là Hai Bà Trưng). Năm 1995 thành lập Ngân hàng khu vực Đồng Xuân (nay là Hoàn Kiếm). Năm 1996 thành lập Ngân hàng quận Tây Hồ, Ba Đình, Thanh Xuân. Năm 1997 thành lập Ngân hàng quận Cầu Giấy. Năm 2000 thành lập Ngân hàng quận Đống Đa và khu vực Tam Trinh. Năm 2001 thành lập 10 phòng giao dịch Năm 2002 thành lập 2 Ngân hàng Chương Dương và Tràng Tiền Plaza và 11 phòng giao dịch. Năm 2003 thành lập 3 chi nhánh Chợ Hôm, Hàng Đào, Nghĩa Đô. Tháng 12/2004 bàn giao 2 chi nhánh Chương Dương về chi nhánh Long Biên và chi nhánh Tây Hồ về chi nhánh Quảng An. Tháng 5/2005 thành lập chi nhánh Trần Duy Hưng. Tháng 3/2006 bàn giao chi nhánh Cầu Giấy về Trung ương. Tháng 12/2007 bàn giao chi nhánh Thanh Xuân về Trung ương. Ngày 31/3/2008 bàn giao 3 chi nhánh Hoàn Kiếm, Tam Trinh, Đống Đa về Trung ương. Ngày 1/4/2008 chuyển các chi nhánh cấp hai thành phòng giao dịch. Đến 31/12/2008 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội gồm hội sở chính có các phòng nghiệp vụ: 1.Phòng hành chính sự nghiệp 2.Phòng kế hoạch tổng hợp 3.Phòng kế toán và ngân quỹ 4.Phòng điện toán 5.Phòng tín dụng 6.Phòng kinh doanh ngoại hối 7.Phòng dịch vụ và marketing 8.Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ Và 17 phòng giao dịch trực thuộc. 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT Hà Nội 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn tại NHNNo&PTNT Hà Nội Hiểu rõ tầm quan trọng sống còn của vốn đối với hoạt động kinh doanh Ngân hàng để đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế, Ngân hàng rất coi trọng nghiệp vụ nguồn vốn mà chủ yếu là công tác huy động vốn, luôn chủ trương mở rộng các hình thức huy động vốn, và coi trọng việc tăng trưởng nguồn vốn là nhiệm vụ hàng đầu. Ngoài nguồn vốn do Trung ương điều chuyển, nguồn vốn còn lại Ngân hàng tự cân đối. Điều đó đủ nói lên sự cố gắng rất lớn của Ngân hàng trong công tác huy động vốn. Trong từng thời điểm Ngân hàng đã chủ động thường xuyên bám sát tình hình diễn biến về lãi suất huy động, phân tích được tâm lý người dân và xu hướng tiền nhàn rỗi của họ. Chính điều này đã giúp cho Ngân hàng có những quyết định đúng đắn về hình thức huy động cũng như về lãi suất. Hơn nữa Ngân hàng cũng mở rộng mạng lưới huy động, áp dụng chính sách lãi suất huy động linh hoạt, mang tính cạnh tranh, cải tiến phương thức phục vụ khách hàng theo hướng khép kín các dịch vụ ngân hàng làm tốt công tác marketing ngân hàng. Kết quả huy động vốn của ngân hàng từ năm 2006 đến năm 2008 như sau: Bảng số liệu 1: Kết quả huy động vốn trong 3 năm 2007-2009 Đơn vị : Tỷ đồng Năm Nguồn vốn huy động Tăng giảm so với các năm trước Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) 2007 13.821 976 7,60 2008 15.321 1.500 10,85 2009 14.487 -834 -5,44 (Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch tổng hợp) Trong ba năm 2007-2009 nguồn vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội có sự biến động khá lớn. Nguồn vốn huy động của ngân hàng có sự tăng trưởng rõ rệt từ 2007-2008 cả về số tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm. Tuy nhiên, bước sang năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hưởng hệ thống tài chính của nước ta kết quả là làm cho tiền gửi vào hệ thống ngân hàng giảm đáng kể cả về số tuyệt đối lẫn tương đối (năm 2009, nguồn vốn huy động giảm 834 tỷ đồng hay giảm 5,44% so với năm 2007). 2.1.2.2. Kết quả hoạt động đầu tư tín dụng Đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, NHNNo&PTNT Hà Nội thực hiện cho pháp nhân và các cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật Việt Nam được vay vốn khi có nhu cầu theo đúng các thể thức tín dụng ngắn hạn và dài hạn. Do chú trọng đến chất lượng và hiệu quả tín dụng coi đó là điều cơ bản quan trọng nhất, lấy hiệu quả của khách hàng là mục đích kinh doanh của mình. Từ năm 2007 đến nay hoạt động cho vay đã quyết định một phần lớn kết quả kinh doanh của NHNNo&PTNT Hà Nội. Bảng số liệu 2: Kết quả hoạt động đầu tư tín dụng trong 3 năm 2007-2009 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Số tiền % Số tiền % Tổng doanh số cho vay 12.750 14.286 15.860 1.536 12 1.574 11 Tổng doanh số thu nợ 12.142 13.854 14.020 1.712 14 166 1,19 Tổng dư nợ 2.882 3.688 4.646 806 27,9 958 25,9 (Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch tổng hợp) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy kết quả hoạt động đầu tư tín dụng của NHNNo&PTNT Hà Nội trong ba năm 2007, 2008, 2009 nhìn chung có sự tăng cả về doanh số cho vay và doanh số thu nợ thể hiện sự nỗ lực cố gắng của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên trong Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội. Tổng doanh số cho vay năm 2009 là 15.860 tỷ đồng tăng thêm 1.574 tỷ đồng tương ứng với 11%. So sánh với tổng doanh số cho vay ta thấy sự tích cực thu hồi nợ của Chi nhánh có sự tăng trưởng rõ rệt năm 2008 tăng lên so với năm 2007 là 1.712 tỷ đồng tương ứng 14%. Điều này cho thấy sự lớn mạnh trong hoạt động đầu tư tín dụng của Chi nhánh trong 3 năm qua là điều kiện thuận lợi để tiến hành hoạt động khác tạo đà cho nhiều bước phát triển mới của Chi nhánh. Có được kết quả trên là do NHNo&PTNT Hà Nội đã không ngừng củng cố, duy trì các mối quan hệ với khách hàng truyền thống, nghiên cứu thị trường đê tìm khách hàng mới, đồng thời chú trọng đổi mới phong cách giao dịch, luôn cập nhật thông tin để tư vấn thị trường cho khách hàng. 2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNNO&PTNT HÀ NỘI 2.2.1. Thực trạng huy động vốn tại NHNNo&PTNT Hà Nội Là một NHTM trong nền kinh tế thị trường, hơn nữa là một ngân hàng chuyên ngành trong lĩnh vực đầu tư và phát triển nông nghiệp nông thôn NHNNo&PTNT Hà Nội đã mở rộng và nâng cao hoạt động kinh doanh nói chung, công tác huy động vốn nói riêng nhằm thực hiện và phát huy những chức năng đó của mình. Bảng số liệu 3: Biến động nguồn vốn thời kỳ 2007-2009 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng nguồn vốn huy động 13.821 15.321 14.487 Tăng giảm( tỷ đồng) 976 1.500 -834 Tốc độ tăng giảm ( %) 7,60 10,85 -5,44 (Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch tổng hợp) Kết quả trên phần nào có thể thấy rõ qua thực trạng huy động vốn tại NHNNo&PTNT Hà Nội với phương châm: “nguồn vốn là khâu mở đường, tạo mặt bằng vốn tăng trưởng vững chắc”, Ngân hàng đã cố gắng thực hiện đa dạng hoá các hình thức, các biện pháp, các kênh huy động vốn khác nhau tạo nguồn vốn tăng trưởng ổn định. Bảng số liệu 4: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền 2007-2009 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn vốn huy động 13.821 100 15.321 100 14.487 100 - Nội tệ 12.947 93,7 14.232 92,9 12.915 89,15 - Ngoại tệ 874 6,3 1.089 7,1 1.572 10,85 (Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch tổng hợp) Nhìn vào bảng số liệu kết cấu nguồn vốn huy động trên ta thấy cơ cấu nguồn vốn này có sự thay đổi qua các năm. Từng loại vốn có những đặc điểm riêng mà biến động của nó liên quan đến nhân tố cấu thành và đặc điểm của nó. Chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích từng nguồn vốn trong cơ cấu huy động vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội một cách chi tiết. Cụ thể như sau: 2.2.1.1. Nguồn vốn nội tệ Đây là một trong hai nguồn vốn huy động chính mà ngân hàng đã và đang huy động. Nguồn vốn này được ngân hàng huy động dưới các hình thức đó là: Tiền gửi tổ chức kinh tế và ký quỹ; Tiền gửi tiết kiệm của dân cư; Phát hành giấy tờ có giá và chứng chỉ tiền gửi; Tiền gửi của các tổ chức tín dụng; Tiền gửi khác. Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu sự biến động của từng loại trong việc huy động nguồn vốn. a) Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và kỹ quỹ Đây là bộ phận tiền gửi tạm thời chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh. Khoản tiền gửi này bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán) và tiền gửi có kỳ hạn. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và ký quỹ thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của một ngân hàng. Chính vì vậy, các NHTM rất chú trọng đến loại tiền gửi này. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế không chỉ giúp ngân hàng tăng số vốn huy động mà còn giúp ngân hàng nắm chắc được tình hình tài chính, những biến động về tài chính của các tổ chức kinh tế này. Từ đó ngân hàng có thể đưa ra những quyết sách đúng đắn nhất đối với từng dự án đầu tư của từng tổ chức kinh tế, giúp ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Bảng số liệu 5: Biến động của doanh số huy động vốn từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và ký quỹ trong 3 năm 2007-2009 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tiền gửi TCKT và ký quỹ 5.140 5.883 4.511 So sánh thời điểm sau so với trước 1.043 743 -1.372 Tỷ lệ % sau so với trước 27,9% 14,5% -23,32% (Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch tổng hợp) Ngoài việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn từ dân cư, ngân hàng còn tìm mọi biện pháp tiếp cận các doanh nghiệp, Tổ chức kinh tế. Đây là nguồn vốn rất quan trọng với chi phí đầu vào thấp hơn so với các nguồn vốn khác. Các tổ chức kinh tế gửi tiền vào không phải để lấy lãi như người dân gửi tiết kiệm, mà họ gửi tiền vào ngân hàng là muốn sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Sở dĩ các tổ chức kinh tế muốn sử dụng dịch vụ này bởi vì hiện nay giá trị các hợp đồng kinh tế đầu tư ngày càng lớn, mặt khác hiện nay ngân hàng đã có mạng lưới khá rộng để phục vụ nhằm đảm bảo thanh toán kịp thời đầy đủ. Do Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội luôn giữ vững được mối quan hệ tốt với các tổ chức kinh tế có nguồn tiền gửi lớn cho nên nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng và rất quan trọng đối với ngân hàng vì thông thường khi ngân hàng huy động nguồn vốn này có lãi suất thấp hơn so với lãi suất tiết kiệm nguồn dân cư. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy năm 2007 đạt 5.140 tỷ đồng tăng 1.043 tỷ đồng tương ứng với 27,9% so với năm 2006. Năm 2008 đạt 5.883 tỷ đồng tăng 743 tỷ đồng tương ứng 14,5% so với năm 2007. Tuy nhiên, sang năm 2009, tiền gửi của TCKT và ký quỹ chỉ đạt 4.511 tỷ đồng, giảm 1.372 tỷ đồng so với năm 2008. Nguyên nhân là do trong hai năm 2008-2009 nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn, bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái, khủng hoảng kinh tế trên thế giới và lạm phát làm cho hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều vướng mắc. Mặc dù năm 2009 số tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong NHNNo&PTNT Hà Nội có giảm so với 2008 nhưng đạt được kết quả trên cũng là sự nỗ lực rất lớn của NHNNo&PTNT Hà Nội trước bối cảnh chung của nền kinh tế. Do vậy việc duy trì ổn định nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế có uy tín, kinh doanh tốt là một cố gắng rất lớn của NHNNo&PTNT Hà Nội. b) Tiền gửi tiết kiệm Bảng số liệu 6: So sánh sự biến động của doanh số huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm qua các năm 2007-2009 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh So sánh 2008/2007 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn TK 1.968 1.332 1.760 - 636 - 32,3 428 32,1 Không kỳ hạn 230 170 271 - 60 - 26,1 101 59,4 Kỳ hạn dưới 12T 1.049 679 915 - 370 - 35,5 236 34,7 Kỳ hạn trên 12T 689 483 574 - 206 - 29,9 91 18,8 (Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch tổng hợp) Nhìn chung hiện nay tiền gửi tiết kiệm vẫn là công cụ huy động vốn hữu ích của ngân hàng vì nó vẫn được người dân tín nhiệm và quen dùng, thủ tục gửi và lĩnh đơn giản dễ hiểu, dễ phù hợp với mọi tầng lớp dân cư. Với môi trường cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng hiện nay thì lãi suất đang dần được điều chỉnh linh hoạt theo hướng đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có lãi suất thấp nên không khuyến khích được người gửi tiền, nó thường chỉ bao gồm các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi và sẽ được sử dụng trong tương lai gần, gửi tiền vào ngân hàng không vì mục đích sinh lời. Do đó, nó chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn huy động tiết kiệm được của ngân hàng . Nhận định được ưu thế của tiền gửi tiết kiệm là có lợi cho cả khách hàng và cho cả ngân hàng nên Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội – ngoài việc sử dụng biện pháp truyền thống trong huy động tiết kiệm như sổ tiết kiệm không kỳ hạn, sổ tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi hàng tháng, hàng quý, tiết kiệm có kuyến mại bằng hiện vật, tiết kiệm dự thưởng và quà tặng đối với tiền gửi nội tệ, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội còn bổ sung thêm nhiều hình thức tiết kiệm hưởng lãi bậc thang, tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 1 đến 60 tháng với nhiều hình thức trả lãi: lãi tháng, lãi quý, lãi trước, lãi sau, tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng có khuyến mại…nhằm đa dạng hoá các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền và huy động tốt hơn nguồn vốn này. Kết quả là năm 2009, nguồn vốn huy động tiết kiệm bằng nội tệ đạt 1.760 tỷ đồng, tăng 32,1% so với năm 2008 (cùng kỳ 2008 giảm 32,3%). c) Giấy tờ có giá và chứng chỉ tiền gửi Giấy tờ có giá và chứng chỉ tiền gửi là giấy nhận nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đối với những người đầu tư vốn, người sở hữu các giấy tờ có giá và chứng chỉ tiền gửi được hưởng thu nhập (lãi) trên tổng số tiền mua và được trả gốc khi đến hạn thanh toán. Mục đích của việc phát hành giấy tờ có giá và chứng chỉ tiền gửi của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là nhằm huy động vốn trung và dài hạn trong nước từ các tầng lớp dân cư để cho vay đầu tư theo kế hoạch của Nhà nước thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hoá, góp phần hình thành và phát triển thị trường vốn trong nước. NHNNo&PTNT Hà Nội ngoài các hình thức huy động vốn còn phát hành các giấy tờ có giá như trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh và cũng để thu hút một phần tiền mặt từ lưu thông. Để hiểu rõ hơn về nghiệp vụ này chúng ta cùng tìm hiểu về tình hình phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng qua bảng số liệu sau: Bảng số liệu 7: Biến động của doanh số huy động vốn từ phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi 2007-2009 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng nguồn vốn 620 3.032 843 So sánh thời điểm sau so với trước - 135 2.412 -2.189 Tỷ lệ % sau so với trước - 17,9% 389% -72,19% (Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch tổng hợp) Huy động kỳ phiếu là một kênh để Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội tăng trưởng nguồn vốn, do đó ngân hàng phát hành kỳ phiếu nhằm mục đích huy động vốn dân cư trên địa bàn Thủ đô để đáp ứng nhu cầu vốn cho toàn hệ thống và cân đối vốn tại địa phương. Kỳ phiếu thường huy động ngắn hạn lãi suất kỳ phiếu thay đổi tuỳ từng thời kỳ nhưng thường cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm và có thể được trả trước. Đối với ngân hàng, mỗi lần phát hành chứng chỉ tiền gửi thể hiện sự vay vốn trên thị trường để hoạt động, đây là loại vốn vay ngắn hạn dùng để giải quyết nhu cầu về tiền mặt cấp thiết của ngân hàng. Do đó loại chứng chỉ này không đổi thành tiền mặt khi chưa đến hạn do đó nguồn này giúp ngân hàng chủ động trong việc kinh doanh. Nhưng tính thanh khoản của nó không cao nên khách hàng cũng không sử dụng loại này nhiều do đó loại này có tỷ trọng không cao trong cơ cấu vốn. Qua số liệu ta thấy, vốn huy động bằng kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi giảm 72,19% trong năm 2009, ngoại trừ tăng đột biến trong năm 2008. Việc huy động kỳ phiếu phụ thuộc vào nhu cầu vốn của từng thời kỳ, chính vì vậy để cân đối tài chính và tăng nguồn thì Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội có thể mở từng đợt phát hành kỳ phiếu. Khi đó ngân hàng sẽ chủ động hơn về số lượng huy động, thời hạn và lãi suất…và đây chính là ưu điểm nổi bật của kỳ phiếu Ngân hàng thương mại. Mặt khác, việc hạch toán kế toán đối với kỳ phiếu lại đơn giản, thủ tục gửi và lĩnh dễ dàng, ngân hàng thuận lợi trong việc tổ chức màng lưới huy động và chi trả kỳ phiếu khi đến hạn. Ngân hàng có thể sử dụng hình thức này để huy động vốn thường xuyên và liên tục cũng như huy động tiền gửi tiết kiệm nhưng lãi suất, phương thức trả lãi, thời hạn thanh toán…linh hoạt phù hợp với thị trường hơn tiền gửi tiết kiệm. Tuy nhiên kỳ phiếu của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội hiện nay cũng còn những hạn chế đó là chi phí huy động thường cao hơn các loại tiền gửi khác, người mua kỳ phiếu không được sử dụng các dịch vụ ngân hàng từ hình thức này, các giao dịch liên quan đến kỳ phiếu phải thực hiện ở trụ sở ngân hàng làm cho chi phí về thời gian lớn. d) Tiền gửi tổ chức tín dụng Đây là nguồn tiền huy động chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Nó góp phần làm tăng tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Bảng số liệu 8: Biến động của doanh số huy động vốn từ tiền gửi TCTD giai đoạn 2007-2009 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng nguồn vốn 1.412 1.184 3.049 So sánh thời điểm sau so với trước - 130 -228 1.865 Tỷ lệ % sau so với trước - 8,4% -16,2% 157,5% (Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch tổng hợp) Ngoài việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn từ dân cư, ngân hàng còn tìm mọi biện pháp tiếp cận các Tổ chức tín dụng có nguồn vốn nhàn rỗi gia tăng thêm nguồn vốn của ngân hàng mình. Đây là nguồn vốn rất quan trọng với chi phí đầu vào thấp hơn so với các nguồn vốn khác. Do Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội luôn giữ vững được mối quan hệ tốt với các tổ chức kinh tế có nguồn tiền gửi lớn cho nên nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, và tăng mạnh trong năm 2009 sau khi giảm liên tiếp trong 2 năm 2007-2008 (năm 2007 giảm 8,4%, năm 2008 giảm 16,2%, năm 2009 tăng 157,5%). Đây là nguồn vốn rất quan trọng đối với ngân hàng vì thông thường khi ngân hàng huy động nguồn vốn này có lãi suất thấp hơn so với lãi suất tiết kiệm nguồn dân cư. e) Tiền gửi khác Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động được của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội. Nhưng nó là khoản mục không thể thiếu được trong nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Đó là các khoản vốn nhận uỷ thác đầu tư của các tổ chức tài trợ, chủ yếu ở đây là vốn của Quỹ hỗ trợ phát triển…hay là các khoản vay của Ngân hàng Nhà nước. Bảng số liệu 9: Biến động của doanh số huy động vốn từ nguồn tiền gửi khác 2007-2009 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng nguồn 4.443 2.526 3.094 So sánh thời điểm sau so với trước 957 -1.917 568 Tỷ lệ % sau so với trước 27,50% -43,10% 22,49% (Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch tổng hợp) Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn huy động từ nguồn tiền gửi khác biến động liên tục và không đều qua các năm. Cụ thể năm 2007 đạt 4.443 tỷ đồng tăng 957 tỷ đồng tương ứng 27,5% so với năm 2006. Năm 2008 đạt 2.526 tỷ đồng tăng 1.917 tỷ đồng tương ứng 43,1% so với năm 2007. Năm 2009 đạt 3.094 tỷ đồng, tăng 22,49% so với năm 2008. 2.2.1.2. Nguồn vốn ngoại tệ Ngoại tệ chủ yếu mà NHNNo&PTNT Hà Nội huy động là đô la Mỹ. Đây là một ngoại tệ mạnh và có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới. Bảng số liệu 10: Biến động của doanh số huy động vốn ngoại tệ trong 3 năm 2007-2009 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Nguồn ngoại tệ quy đổi 874 1.089 1.572 So sánh thời điểm sau so với trước -483 215 483 Tỷ lệ % sau so với trước -35,60% 24,60% 44,35 (Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch tổng hợp) Trong xu thế toàn cầu hoá và cạnh trang ngày càng quyết liệt thì nguồn vốn ngoại tệ càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội nói riêng và hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung. Nguồn vốn ngoại tệ của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội tăng trưởng mạnh qua 2 năm 2008-2009 sau khi giảm trong năm 2007. Cụ thể: năm 2007 là 874 tỷ đồng, giảm 35,6% so với năm 2006; năm 2007 nguồn vốn ngoại tệ 1.089 tỷ đồng, tăng 24,6% so với năm 2007; năm 2009 nguồn vốn ngoại tệ là 1.572 tỷ đồng, tăng 44,35% so với năm 2008. Có được kết quả nêu trên là do Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã nhận thức được tình hình thực tế và nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hoá nên đã cố gắng phát huy những lợi thế và khắc phục những khó khăn để đạt được kết quả tốt; đặc biệt là chất lượng của các sản phẩm dịch vụ được nâng cao rõ rệt, bước đầu chiếm lĩnh thị trường trong nước và góp phần đáng kể vào tăng trưởng kết quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội như chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền nhanh Wester Union, thnah toán séc thẻ, thu đổi ngoại tệ, đại lý đổi ngoại tệ. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã đa dạng hoá các kênh chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam thông qua dịch vụ chuyển tiền nhanh Wester Union. 2.2.2. Kết quả đạt được trong hoạt động huy động vốn tại NHNNo&PTNT Hà Nội. Trong hoạt động ngân hàng, nguồn vốn vừa có tính chất tiền đề vừa có tính chất quyết định cho sự tăng trưởng của ngân hàng. Vì vậy, trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25594.doc
Tài liệu liên quan