Chuyên đề Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Quản lý NS là hiện nay là quản lý theo chu trình từ lập dự toán đến chấp hành dự toán và quyết toán NS. Các quy trình này cần được tiến hành tuần tự theo quy định của pháp luật và các hướng dẫn ban hành. Nhưng ở mỗi Huyện khác nhau có sự khác biệt về quản lý NS mang tính đặc thù riêng vì vậy nên tổ chức quản lý NS theo đầu ra và Huyện có thể tổ chức quy trình quản lý NS độc lập mà vẫn đảm bảo các quy định của chính phủ nhằm phục vụ tốt hơn công tác quản lý. Do đó có thể tăng cường tính độc lập trong quy trình NS bằng các cách sau:

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2137 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện, việc lập dự toán NS năm cũng được thực hiện theo quy định của Luật NSNN. Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu chi của UBND tỉnh, phòng tài chính-kế hoạch Huyện thực hiện tham mưu cho UBND huyện trình HĐND huyện quyết định dự toán thu, chi NS. Căn cứ Nghị quyết của HĐND, UBND huyện quyết định giao nhiệm vụ thu, chi cho từng cơ quan trực thuộc, các đơn vị thụ hưởng NS trên địa bàn. Phòng Tài chính-kế hoạch huyện xem xét quyết toán NS năm trước của các đơn vị trực thuộc huyện quản lý, dự toán thu do chi cục thuế lập được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu có liên quan, dự toán thu chi của NS các xã, thị trấn. Lập dự toán thu chi NS huyện, dự toán các khoản kinh phí uỷ quyền trình UBND huyện để báo cáo thường trực HĐND cấp huyện. Nhìn chung hàng năm công tác lập dự toán NS đã đi vào ổn định đúng theo các hướng dẫn quy trình của sở tài chính giao. Công tác lập dự toán NSNN đã dựa trên các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức cụ thể về thu, chi tài chính NN và thể hiện được đầy đủ và đúng đắn các quan điểm chủ yếu của chính sách tài chính Huyện như: Trật tự và cơ cấu động viên các nguồn thu, thứ tự và cơ cấu bố trí các nội dung chi tiêu. Nhưng bên cạnh đó bản dự toán NS vẫn chưa bám sát kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Bản dự toán vẫn chưa luận giải được các mục tiêu chi cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội và chưa tính toán đầy đủ các khoản thu sẽ dựa trên tăng trưởng kinh tế. 2.2.2. Công tác chấp hành dự toán ngân sách: 2.2.2.1. Công tác thu NS: Công tác chỉ đạo, điều hành chấp hành dự toán các nguồn thu được củng cố và có nhiều đổi mới, Công tác tổ chức thực hiện dự toán thu được kiện toàn một bước và luôn được các cấp uỷ chính quyền địa phương quan tâm đúng mức: Nhìn chung lực lượng được giao thu NS đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức thu; cơ quan quản lý thu đã phối hợp với các ngành, các xã và thị trấn triển khai đồng bộ các biện pháp tổ chức thu, nghiệp vụ quản lý thu, thực hiện thu dứt điểm các khoản thu tồn đọng, tăng cường kiểm tra, rà soát, điều chỉnh kịp thời mức thu cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh; thực hiện tốt việc ký hợp đồng uỷ nhiệm thu cho các xã, thị trấn; các xã trực tiếp tổ chức, quản lý thu, nắm rõ được nguồn thu đối tượng thu. Công tác quản lý và khai thác nguồn thu có nhiều tiến bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp trong việc tăng cường chỉ đạo tập trung thu các nguồn thu trong dự toán và các nguồn thu mới. Tăng cường kiểm tra tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh trên địa bàn và đã xử phạt nặng nhiều hộ kinh doanh không đăng ký, kinh doanh không đúng mặt hàng, ngành hàng, hoặc trốn lậu thuế. Công tác quản lý và sử dụng hoá đơn chứng từ được triển khai thực hiện tốt theo quy định của NN, trong quá trình thực hiện cơ quan thuế thường xuyên kiểm tra, uốn nắn những sai sót của các hộ sử dụng hoá đơn chứng từ; nên việc quản lý thu thuế đối với các hộ sử dụng hoá đơn đạt kết quả thu cao. Công tác tuyên truyền về quản lý tài chính NS được chú trọng đã tạo cho các đối tượng nộp thuế dần có thói quen tự giác kê khai nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế, nhằm tăng cường sự giám sát lẫn nhau giữa các bộ phận quản lý thu, giữa người nộp thuế và cán bộ thu thuế, để đảm bảo đúng chính sách chế độ nhà nước quy định, nhằm hạn chế những tiêu cực trong quá trình thực hiện dự toán thu. Với công tác quản lý nguồn thu trên địa bàn được thực hiện khá tốt nên nhìn chung các khoản thu đều vượt quá dự toán NS đề ra.Cụ thể như sau: Năm 2007: Bảng 2: Báo cáo tình hình thu NS Huyện Nam Đàn năm 2007 Đơn vị :nghìn đồng; % TT Chỉ tiêu Dự toán Thực hiện Tỷ lệ (%) Tổng thu NS trên địa bàn 21487000 21814253 102 1 Thuế ngoài QD 4205000 4058154 97 Thuế GTGT 2020000 2020000 100 Thuế TNDN 1468000 1368000 93 Thuế PTVT và XD nhà ở TN 377000 350000 93 Thuế môn bài 300000 300000 100 Thuế Tài nguyên 20000 154 0.77 Thu khác ngoài QD 20000 20000 100 2 Lệ phí trước bạ 2000000 2000000 100 3 Thuế SDĐNN 170000 200000 118 4 Thuế nhà đất 350000 400000 114 5 Phí và lệ phí 1100000 1431286 130 6 Thuế chuyển QSDĐ 600000 200000 33 7 Thu tiền SDĐ 10000000 10000000 100 8 Tiền thuê đất 130000 67530 52 9 Thu khácNS 50000 957283 1914 10 Thu CĐ tại xã 2882000 2500000 87 ( Nguồn: Phòng Tài chính-kế hoạch Huyện Nam Đàn ) Tổng thu NS trên địa bàn đạt 218142653 nghìn đồng vượt dự toán 102%.Trong đó có các khoản thu vượt dự toán như: Thuế sử dụng đất nông nghiệp: 118% Thuế nhà đất đạt 114% Phí và lệ phí đạt 130 % Năm 2008: Bảng 3: Báo cáo tình hình thu NS Huyện Nam Đàn năm 2008 Đơn vị :nghìn đồng; % TT Chỉ tiêu Dự toán Thực hiện Tỷ lệ (%) Tổng thu NS trên địa bàn 28135000 34541583 123 1 Thu ngoài QD 4700000 4187000 89 Thuế GTGT 2385000 1852000 78 Thuế TNDN 1550000 1300000 84 Thuế PTVT và XD nhà ở TN 400000 600000 150 Thuế môn bài 330000 400000 121 Thuế Tài nguyên 15000 15000 100 Thu khác ngoài QD 20000 20000 100 2 Lệ phí trước bạ 2400000 3037000 127 3 Thuế SDĐNN 199000 260000 131 4 Thuế nhà đất 450000 570000 127 5 Phí và lệ phí 1540000 224583 145 6 thuế chuyển QSDĐ 600000 500000 83 7 Thu tiền SDĐ 16000000 19500000 122 8 Tiền thuê đất 96000 110000 115 9 Thu khác NS 50000 1880000 376 10 Thu CĐ tại xã 2100000 2257000 107 ( Nguồn: Phòng Tài chinh-kế hoach Huyện Nam Đàn ). Tổng thu NS trên địa bàn đạt 34542583 nghìn đồng vượt dự toán 123%.Trong đó có các khoản vượt dự toán như: Thuế giá trị gia tăng đạt 150% Thuế môn bài đạt 121% Lệ phí trướcbạ đạt 127% Thuế sử dụng đất nông nghiệp đạt 131% Thuế nhà đất đạt 137% Tiền thuê đất đạt 115%. Phí và lệ phí đạt 145%. Nhìn vào 2 bảng biểu các nguồn thu NS của 2 năm 2007 và 2008 có thể thấy có nhiều khoản thu luôn vượt quá dự toán đặt ra như: Thuế sử dụng đất nông nghiệp, Thuế nhà đất, phí và lệ phí. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều khoản thu không đạt dự toán đặc biệt như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển QSDĐ trong 2 năm không được như dự toán và có các khoản thuế nguồn thu không ổn định vào các năm như: Tiền thuê đất, thuế PTVT và xây dựng nhà ở… Bên cạnh những thành tựu trong quản lý nguồn thu NS thì có những tồn tại như trên. Đó là do các nguyên nhân sau: - Các nguồn thu trên địa bàn còn nhỏ, công tác quy hoạch chợ chưa tốt còn bỏ lỡ nhiều nguồn thu phí và thuế khác. Tình trạng thất thu vẫn còn diễn ra ở nhiều xã. Việc tăng nguồn thu còn nhiều khó khăn vướng mắc. - Công tác phối hợp giữa một số đội thuế với hội đồng tư vấn thuế xã, thị trấn chưa tốt nhất là trong công tác quản lý đối tượng trong kiểm tra và xử lý các tồn đọng. Còn có biểu hiện né tránh, ngại va chạm trong công tác thu thuế của các cơ quan có thẩm quyền. 2.2.2.2. Công tác thực hiện nhiệm vụ chi NS: Trong những năm qua nhờ có sự tăng nguồn thu NS trên địa bàn Huyện cùng với sự quan tâm tạo điều kiện bổ sung nguồn NS của Tỉnh cho Huyện, do vậy công tác thực hiện nhiệm vụ chi của địa phương đã đảm bảo nhiệm vụ cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng, chi tiêu thường xuyên được nâng lên, tăng được các khoản chi hoạt động, chi đảm bảo kinh tế xã hội. Đặc biệt là các khoản đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư các chương trình xoá đói giảm nghèo…cũng được Huyện quan tâm chú ý. Bảng 4: Báo cáo thực hiện nhiệm vụ chi Huyện Nam Đàn.( Đơn vị: Nghìn đồng) TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng chi NS huyện 94998676 104925317 137891278 A Chi ĐTPT 9161828 5000000 10000000 B Chi thường xuyên 67661528 77137990 87610639 I Chi QLHC 7843476 7027219 9732164 1 Huyện uỷ 1964171 1936000 2550000 2 VP.UBND 4308942 3501297 5100000 3 HĐND 300000 329000 400000 4 Chi hội đoàn thể 1270363 1260922 1682164 UBMT 386717 393354 570802 Hội Nông dân 224975 207746 320084 Hội Phụ nữ 246709 218875 285275 Huyện đoàn 275650 276947 330804 Hội CCB 136330 164000 175199 II Chi NS VHTT-TDTT 1000322 889771 1330000 III Chi sự nghiệp kinh tế 1893672 1608000 2800000 IV Chi An ninh-Quốc phòng 949282 420000 1350000 V Chi đảm bảo XH 664237 608000 650000 VI Chi khác NS 300000 900000 1200000 VII Chi DPTC 512930 916000 2547618 VIII Chi SN y tế 4277515 3865000 4648475 IX Chi mục tiêu SNGD 49650596 59904000 65000000 X SN ĐT 569498 1000000 900000 C Chi bổ sung NS cấp dưới 18175320 22787327 40280639 ( Nguồn: Phòng Tài chinh-kế hoạch Huyện Nam Đàn ). Theo bảng trên thì tổng chi NS Huyện qua các năm như sau: Năm 2006: 94998676 nghìn đồng. Năm 2007: 104925317 nghìn đồng. Năm 2008: 137891278 nghìn đồng Hàng năm Huyện đã chỉ đạo quyết liệt đã chủ động trong việc cân đối NS, điều hành chi một cách tích cực; chỉ đạo, giám sát các đơn vị thụ hưởng NS Huyện phải bám sát vào dự toán chi được giao để tổ chức quản lý và chi tiêu chặt chẽ, đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức, tiết kiệm và có hiệu quả. Để đảm bảo quản lý chặt chẽ công tác chi, Huyện đã yêu cầu các đơn vị thụ hưởng NS phải lập lại dự toán chi theo quý, có chia theo tháng chi tiết để có căn cứ cấp phát sát đúng với tình hình hoạt động thực tế của mỗi đơn vị. Nhìn chung các khoản chi cũng được kiểm soát theo quy định và đúng quy trình cấp phát. Các xã và thị trấn trong huyện thực hiện quy trình cấp pháp và quản lý NS theo Luật ngày càng tốt hơn, không để tình trạng nợ lương. Trong quá trình chấp hành NS tăng cường kiểm tra, kiểm soát chi từ khâu chi thường xuyên đến chi cho mua sắm và sửa chữa tài sản cơ quan; thẩm định quyết toán các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành chặt chẽ; qua đó đã giảm trừ hoặc xuất toán những khoản chi sai, chi vượt chế độ quản lý tài chính hiện hành của nhà nước. Bên cạnh đó các khoản chi ngoài dự toán phát sinh nhiều gây khó khăn cho điều hành NSNN, nhất là chi cho lễ hội, các cuộc thi. Các đơn vị thụ hưởng NS chưa chủ động bố trí dự toán được duyệt, còn tư tưởng bao cấp nguồn kinh phí. Công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí theo quyết định 08/QĐ-UBND của UBND tỉnh chưa được quan tâm ở một số cơ sở. 2.1.3. Công tác quyết toán ngân sách huyện hàng năm: Hết năm NS các đơn vị dự toán thuộc NS Huyện căn cứ số liệu thực hiện sau khi có xác nhận của Kho bạc Nhà nước lập báo cáo quyết toán trình cơ quan tài chính Huyện thẩm định, sau khi thẩm định Phòng Tài chính-kế hoạch tổng hợp báo cáo quyết toán thu chi NS Huyện có xác nhận của kho bạc Nhà nước báo cáo UBND Huyện trình HĐND Huyện phê duyệt rồi quyết toán NS gửi sở Tài Chính. Các mẫu biểu được lập quyết toán sử dụng theo đúng luật định nhưng nhìn chung trình độ năng lực của cán bộ tài chính cấp xã còn yếu nên còn có nhiều sai sót trong báo cáo quyết toán. Và công tác quyết toán chưa được quan tâm đúng mức đôi khi chỉ mang tính hình thức. 2.2. Đánh giá mức độ phân cấp quản lý ngân sách: 2.2.1. Nội dung phân cấp quản lý NS Huyện Nam Đàn: Hàng năm căn cứ vào Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc giao dự toán thu, chi NS cho tỉnh Nghệ An; Căn cứ vào Nghị Quyết của HĐND tỉnh về dự toán và phân bổ NS hàng năm; Căn cứ vào Quyết định của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế công, phân cấp và quản lý điều hành NS trong năm. Sở Tài chính và kho bạc nhà nước hướng dẫn các khoản phân cấp thu chi NS Huyện Nam Đàn như sau: Phân cấp nguồn thu cho Huyện Các khoản thu NS Huyện được hưởng 100% là: - Thuế môn bài của công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh ( trừ thuế môn bài thu từ cá nhân và hộ kinh doanh). - Thuế tiêu thụ đặc biệt của công thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh. - Thuế SDĐNN các doanh nghiệp trên địa bàn Huyện. - Các khoản nộp NSNN theo quy định của pháp luật từ các khoản phí và lệ phí do các cơ quan, đơn vị trực thuộc Huyện tổ chức thu ( bao gồm các đơn vị y tế, giáo dục thuộc Huyện quản lý ), không kể phí xăng dầu và lệ phí trước bạ. - Thu từ các hoạt động sự nghiệp của các cơ quan, đơn vị do cấp huyện quản lý. - Thu thanh lý tài sản do cấp Huyện quản lý. - Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trực tiếp cho cấp Huyện theo quy định của pháp luật. - Đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Chính Phủ. - Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho NS Huyện. - Thu kết dư NS Huyện. - Thu từ bổ sung NS cấp trên. - Thu chuyển nguồn NS cấp Huyện năm trước chuyển sang. - Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Các khoản thu được điều tết theo tỷ lệ: - 70% lệ phí trước bạ ( không kể trước bạ nhà đất ) - 30% thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, lệ phí trước bạ nhà đất, thuế môn bài cá thể ngoài quốc doanh. - 80% thuế GTGT, thu nhập doanh nghiệp và thu khác của công thương nghiệp-dịch vụ ngoài quốc doanh. - 40% Tiền cấp quyền sử dụng đất. Nhiệm vụ chi của NS cấp Huyện: a.Chi đầu tư phát triển: - Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo phân cấp của UBND tỉnh. - Chi đầu tư hỗ trợ các chương trình mục tiêu, các dự án phát triển kinh tế theo Nghị Quyết của UBND Huyện. b.Chi thường xuyên: - Các hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và các sự nghiệp khác do cơ quan cấp Huyện quản lý. - Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cơ quan cấp Huyện quản lý. - Quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội. - Hoạt động của các cơ quan quản lý NN ( bao gồm cả chi cho tôn giáo ) cấp Huyện. - Hoạt động cơ quan Đảng Cộng Sản Việt Nam ( bao gồm cả tôn giáo và chỉ đạo cơ sở, khám sức khỏe…) - Các tổ chức chính trị xã hội cấp Huyện ( Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,Cựu chiến binh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân…) - Hỗ trợ các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp cấp Huyện theo quy định của pháp luật. c.Chi bổ sung cấp dưới. d.Chi chuyển nguồn từ NS Huyện năm trước sang. Phân cấp nguồn thu cho Xã: Các khoản thu NS Xã được hưởng 100% là: Thu từ kinh doanh vận tải tư nhân, xây dựng nhà ở tư nhân, trông giữ xe ( trừ các đơn vị sự nghiệp có thu được giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo nghị định số43/2006/ND-CP), cho thuê nhà, đất của hộ gia đình và các dịch vụ tổ chức dạy thêm. Thuế SDĐNN thu từ hộ gia đình Phần nộp NSNN theo quy định của pháp luật từ các khoản phí và lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc cấp xã tổ chức thu (bao gồm cả các đơn vị y tế, giáo dục đào tạo thuộc cấp xã quản lý), không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ. Thu thanh lý tài sản do cấp Xã quản lý Các khoản đóng góp cho NS Xã, thị trấn theo quy định của pháp luật Thu từ sử dụng quỹ đất công ích và hoa lợi cộng sản khác. Thu từ các hoạt động sự nghiệp do xã, thị trấn quản lý. Các khoản đóng góp tự nguyện cho xã, thị trấn. Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho xã, thị trấn theo quy định của pháp luật. Thu kết dư của NS xã, thị trấn. Thu bổ sung từ NS cấp trên. Thu chuyển nguồn NS từ NS cấp xã năm trước chuyển sang Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Các khoản thu được điều tiết theo tỷ lệ: 70% thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, lệ phí trước bạ nhà đất, thuế môn bài cá thể ngoài quốc doanh 20% thuế GTGT, thu nhập doanh nghiệp và thu khác của công thương nghiệp-dịch vụ ngoài quốc doanh. 40% Tiền cấp quyền sử dụng đất. Nhiệm vụ chi của NS Xã: Chi cho đầu tư phát triển: Chi cho các công trình xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội thep phân cấp của Huyện. Chi thường xuyên: Chi công tác xã hội và hoạt động văn hóa, TDTT do xã, thị trấn quản lý Hoạt động của các cơ quan NN, cơ quan Đảng Cộng Sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội ( Mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, hội nông dân, hội phụ nữ…) do xã, thị trấn quản lý. Hỗ trợ các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp theo quy định của Pháp luật. Chi hỗ trợ bổ túc văn hóa, nhà trẻ mẫu giáo do xã, thị trấn quản lý. Chi lương, phụ cấp cán bộ y tế xã và hỗ trợ hoạt động y tế xã, thị trấn. Quản lý duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc, các công trình phúc lợi xã hội do xã, thị trấn quản lý. Phòng chống cháy rừng, chi cho tôn giáo. Chi khuyến nông, khuyến ngư. Chi hỗ trợ cán bộ công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội. Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. c. Chi chuyển nguồn từ NS xã, thị trấn từ năm trước sang. Ngoài việc phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cho NS cấp Huyện thì UBND tỉnh còn trình HĐND tỉnh quyết định phân cấp chức năng nhiệm vụ quyền hạn cho Huyện trong công tác quản lý NS trên địa bàn như sau: - HĐND Huyện có thẩm quyền quyết định dự toán NS cấp Huyện; phân bổ tổng mức nguồn thu, nguồn chi và mức bổ sung cân đối NS cho chính quyền cấp Xã; phê chuẩn quyết toán thu NS trên địa bàn Huyện, chi NS cấp Huyện và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo qui định của pháp luật. - UBND cấp Huyện tiến hành phân bổ các chức năng nhiệm vụ cho các cơ quan hành chính để thực hiện việc lập dự toán thu, chi NS cấp mình; phương án phân bổ tổng mức dự toán NS cấp dưới; dự toán điều chỉnh NS Huyện trong trường hợp cần thiết, trình HĐND cùng cấp quyết định; Hàng năm thông báo số kiểm tra dự toán thu, chi NS cho đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới. - UBND cấp Huyện hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và chính quyền cấp dưới thực hiện nghị quyết, quyết định và các nhiệm vụ tài chính NS do cấp trên (Huyện) giao. 2.2.2. Đánh giá thực trạng phân cấp quản lý NS Huyện Nam Đàn: Về cơ bản phân cấp quản lý NS thời kỳ 2006-2008 về cơ bản phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế xã hội và tổ chức bộ máy hành chính sự nghiệp và khả năng quản lý của cấp Huyện, đã phát huy mạnh mẽ tính chủ động, sáng tạo trong quản lý, điều hành ngân sách các cấp Huyện và xã phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế- xã hội trong những năm qua. 2.2.2.1. Về nguồn thu và cơ chế điều hành nguồn thu: Nguồn thu ngân sách của cấp Huyện và Xã được gắn liền với trách nhiệm quản lý, khai thác nguồn thu, thống nhất thu của cấp đó và tỉ lệ điều tiết các khoản thu được ổn định trong 3 năm ( 2007-2010 ) đã kích thích các cấp tăng thu ngân sách để đáp ứng các nhu cầu chi cho phát triển kinh tế- xã hội. Cụ thể như sau: - Tổng thu trên địa bàn toàn Huyện tăng tăng từ 27577081 nghìn đồng năm 2006 lên 34541583 nghìn đồng năm 2008. - Đáng chú ý là các khoản thu có quy mô lớn, tỷ lệ điều tiết đã được phân cấp cho cấp Huyện và xã đã được khai thác mạnh như thuế GTGT của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, thuế TNDN. + Năm 2007: Thu thuế GTGT đạt 2020000 nghìn đồng chếm 49,7% thu ngoài QD. Thu thuế TNDN đạt 1368000 nghìn đồng chếm 33,7% thu ngoài QD. + Năm 2008: Thu thuế GTGT đạt 1852000 nghìn đồng chếm 44,2% thu ngoài QD. Thu thuế TNDN đạt 1300000 nghìn đồng chếm 31,1% thu ngoài QD. - Một số khoản thu giao cho cấp xã hưởng 100% đã tăng cả quy mô và tỷ lệ tương đối như: Thuế sử dụng đất nông nghiệp, Thuế PTVT và xây dựng nhà ở tư nhân. + Thuế SDĐNN năm 2007 thu được 200 triệu đồng sang năm 2008 thu được 260 triệu đồng. + Thuế PTVT và xây dựng nhà ở TN năm 2007 thu được 350 triệu đồng thì năm 2008 thu được 1300 triệu đồng. Nhìn vào bảng sau ta có thể thấy khoảng trên 85% tổng thu NS trên địa bàn Huyện được giữ lại cho các nhiệm vụ chi của NS Huyện. Điều này cho thấy đã có hướng phân cấp mạnh mẽ các nguồn thu cho cấp Huyện. Nhưng cũng có thể thấy có khoản thu về thuế tài nguyên, tiền thuê đất là một khoản thu thường chếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu thu NS Huyện, theo tôi nên cần phân cấp cho cấp Huyện được hưởng 100% nguồn thu này. Bảng 5: Thu NS Huyện năm 2008 theo các cấp Đơn vị: nghìn đồng TT Chỉ tiêu Thực hiện Huyện hưởng Xã hưởng Huyện và Xã Tổng thu NS 34541583 13208893 16678861 29887754 1 Thu ngoài QD 4187000 2621710 1530290 4152000 Thuế GTGT 1852000 1481600 370400 1852000 Thuế TNDN 1852000 1000000 300000 1300000 Thuế PTVT và XD nhà ở TN 600000 600000 600000 Thuế môn bài 400000 140110 259890 400000 Thuế Tài nguyên 15000 0 0 0 Thu khác ngoài QD 20000 0 0 0 2 Lệ phí trước bạ 3037000 2028171 400000 2068171 3 Thuế SDĐNN 260000 0 260000 260000 4 Thuế nhà đất 570000 170000 400000 570000 5 Phí và lệ phí 2240583 59012 2181571 2240583 6 thuế chuyển QSDD 500000 150000 350000 500000 7 Thu tiền SDD 19500000 7800000 7800000 15600000 8 Tiền thuê đất 110000 0 0 0 9 Thu khác NS 1880000 380000 1500000 1880000 10 Thu CĐ tại xã 2257000 0 2257000 2257000 ( Nguồn: Phòng tài chính kế hoach Huyện Nam Đàn) - Bên cạnh đó Tỉnh đã tạo điều kiện cho Huyện phát triển nguồn thu mới vào NS nhằm tăng tính chủ động về hoạt động NS cho Huyện. Trong những năm qua Huyện cũng đã có các khoản thu khác NS để bổ sung vào nguồn thu NS. Đây là các khoản thu luôn vượt mức dự toán đề ra ở mức cao và tạo tiềm lực NS cho Huyện. Nguồn thu này luôn có tốc độ tăng lớn qua các năm. Cụ thể như sau: + Năm 2006 đạt 500000 nghìn đồng + Năm 2007 đạt 957283 nghìn đồng + Năm 2008 là 1880000 nghìn đồng - Về công tác tăng các nguồn thu để tăng chi cho các công trình đầu tư cơ bản, phát triển kinh tế xã hội Huyện đã chủ động trong việc quy hoạch và đấu thầu sử dụng đất giao cho các xã các quyền hạn và nhiệm vụ nhất định. Có thể nói đây là nguồn bổ sung vào NS khá lớn là yếu tố cơ bản để thực hiện các khoản chi lớn cho đầu tư phát triển của Huyện. Nhưng cũng phải chú ý rằng đây là một nguồn thu không cố định, khi sử dụng quỹ đất hết thì sẽ không còn nguồn thu này cho chính quyền địa phương. Vì vậy cần phải xây dựng quy hoạch phát triển đồng bộ sử dụng quỹ đất vào phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Huyện. Như vậy nhờ được phân cấp khá rõ ràng nên Huyện đã chủ động hơn trong việc quản lý nguồn thu. Có thể thấy trong 3 năm Tỉnh chỉ giao dự toán cho Huyện ở mức vừa phải và tạo cho Huyện cân đối dự toán ngay trên địa bàn. Tất cả các khoản thu mà tỉnh giao đều thấp hơn dự toán mà Huyện giao điều đó chứng tỏ Tỉnh đã tăng cường tính chủ động cho Huyện trong việc tạo nguồn thu từ địa bàn và quản lý nguồn thu trên địa bàn để tăng nguồn NS. Từ bảng sau có thể thấy các khoản tăng thu mà Huyện đề ra chủ yếu thuộc về phần thu phí và lệ phí, tiền thu sử dụng đất, còn các khoản khác vẫn có sự chênh lệch không đáng kể so với dự toán Tỉnh giao. Ngoài ra cũng dễ dàng nhận thấy tính hình thức khi giao dự toán đó là: Tỉnh giao cho Huyện năm 20008 thu từ DNTW 300 triệu đồng mà trên thực tế ở Huyện không có DNTW nào nên trong dự toán của Huyện không có khoản thu này. Như vậy nói rằng Huyện được trao quyền trong công tác lập dự toán thu NS cho mình nhưng trên thực tế thì các khoản dự toán đều được giao từ cấp tỉnh xuống. Việc lập dự toán cấp Huyện phải tuân theo các dự toán từ trên giao xuống. Do đó việc lập dự toán ở Huyện vẫn chỉ mang tính hình thức chưa thực sự giao quyền cho Huyện trong lĩnh vực này. Việc làm chỉ mang tính hình thức này làm kéo dài thời gian lập dự toán trong chu trình NS và làm giảm thời gian cho các công việc khác trong công tác quản lý NS. Bảng 6: So Sánh dự toán tỉnh giao và Huyện giao năm 2008. Đơn vị: triệu đồng Nội dung các khoản thu Dự toán tỉnh giao Dự toán Huyện giao Chênh lệch Tổng thu NS trên địa bàn 22330 28135 5805 1. Thu ngoài quốc doanh 4000 4700 700 2.Lệ phí trước bạ 2400 2400 0 3. Thuế SDĐNN 150 199 49 4. Thuế nhà đất 400 450 50 5. Thuế chuyển quyền SDĐ 400 600 200 6. Tiền sử dụng đất 12000 16000 4000 7. Tiền thuê đất 80  96 16 8. Phí và lệ phí 450 1540 1090 9. Thu khác NS 50 50 0 10. Thu CĐ tại xã 2100 2100 0 11. Thu DNTW 300 0 -300 (Nguồn: Phòng tài chính-kế hoạch Huyện Nam Đàn) Trong cơ chế quản lý điều hành thu NS mà Tỉnh ban thì các khoản thu đã được phân cấp cho NS cấp Huyện hay Xã thì phần vượt thu NS cấp đó được hưởng theo tỷ lệ điều tiết cho NS cấp đó và được sử dụng để đầu tư theo quy định hiện hành. Điều này đã làm cho Huyện có quyền chủ động hơn trong quản lý NS. Và trong những năm qua Huyện đã thể hiện được tính chủ động sáng tạo trong chủ trương khuyến khích các xã, thị trấn tăng thu NS và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như sau: + Đối với các khỏan thu theo tỷ lệ: Các xã tích cực khai thác nguồn thu trên địa bàn đối với các khỏan thu điều tiết theo tỷ lệ % giữa các cấp NS.Phần vượt thu dự toán giao ( không kể tiền cấp quyền sử dụng đất ) sau khi trừ phần điều tiết cho NS tỉnh theo quy định, được để lại các xã, thị trấn để làm nguồn cải thiện tiền lương, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo cán bộ và bổ sung chi thường xuyên. + Đối với tiền cấp quyền sử dụng đất: Các xã thực hiện tốt kế hoạch sử dụng đất, tiền đấu giá đất vượt kế hoạch giao đầu năm, phần vượt thu được hưởng 50% trong phần huyện hưởng đề đầu tư xây dựng cơ bản song phải có hồ sơ xây dựng cơ bản theo quy định. Đặc biệt để khuyến khích các xã trong điều kiện nguồn thu còn hạn hẹp không có nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phần vượt kế hoạch đầu năm được hưởng 100% phần huyện hưởng gồm các xã : Nam Phúc, Nam Cường, Nam Kim, Khánh Sơn, Nam Trung, Nam Lộc, Nam Thượng, Nam Thanh, Hồng Long, Xuân Lâm, Nam Cát, Nam Tân. Tiền cấp quyền sử dụng đất cấp hỗ trợ cho đầu tư xây dựng cơ bản song phải có công trình cụ thể và phải có đủ b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111321.doc
Tài liệu liên quan