MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
Chương I. Những vấn đề cơ bản về quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại 4
1.1. Những vấn đề cơ bản về nợ xấu của NHTM 4
1.1.1. Khái niệm 4
1.1.1.1. Theo ngân hàng Trung ương Liên minh châu Âu 4
1.1.1.2. Theo định nghĩa nợ xấu của Phòng thống kê – Liên hiệp quốc 5
1.1.1.3. Theo định nghĩa của Việt Nam 5
1.1.2. Phân loại: 5
1.1.3. Những chỉ tiêu cơ bản phản ánh nợ xấu của NHTM: 7
1.1.4. Dấu hiệu nhận biết nợ xấu: 8
1.1.4.1. Dấu hiệu từ phía ngân hàng : 8
1.1.4.2. Dấu hiệu từ phía khách hàng: 8
1.1.5. Tác động của nợ xấu 9
1.1.5.1. Đối với ngân hàng thương mại 9
1.1.5.2. Đối với nền kinh tế 10
1.2. Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại 10
1.2.1. Sự cần thiết quản lý nợ xấu tại NHTM 10
1.2.2. Nội dung quản lý nợ xấu của NHTM 11
1.2.2.1. Phòng ngừa nợ xấu phát sinh 11
1.2.2.2. Quản lý nợ xấu đã phát sinh: 14
1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nợ xấu 17
1.2.3.1. Nhân tố chủ quan 17
1.2.3.2. Nhân tố khách quan: 18
Chương II. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 20
2.1. Tổng quan về Chi nhánh Sở giao dịch 1 – BIDV: 20
2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Sở giao dịch 1 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 20
2.1.1.1. Lịch sử hình thành: 20
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam: 24
2.1.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh: 26
2.1.2.1. Phân tích tài chính: 26
2.1.2.2. Phân tích hoạt động 27
2.1.2.2.1. Hoạt động huy động vốn 27
2.1.2.2.2. Trong hoạt động tín dụng: 30
2.1.2.2.3. Hoạt động dịch vụ 32
2.2. Thực trạng công tác quản lý nợ xấu tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – BIDV 32
2.2.1. Tình hình nợ xấu 32
2.2.2. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu 32
2.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan 32
2.2.2.2. Nhân tố khách quan 32
2.2.3. Tình hình quản lý nợ xấu tại CN SGD 1 – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 32
2.2.3.1. Phòng ngừa nợ xấu phát sinh 32
2.2.3.2.Quản lý nợ xấu đã phát sinh: 32
2.3. Đánh giá công tác quản lý nợ xấu tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – BIDV 32
2.3.1. Thành tựu 32
2.3.2. Hạn chế của công tác quản lý nợ xấu 32
Chương III. Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – BIDV 32
3.1. Định hướng đối với vấn đề quản lý nợ xấu của Chi nhánh Sở giao dịch 1 32
3.1.1. Định hướng phát triển chung 32
3.1.2. Định hướng phát triển với hoạt động quản lý nợ xấu: 32
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu 32
3.2.1. Phòng ngừa nợ xấu phát sinh 32
3.2.2. Quản lý nợ xấu đã phát sinh 32
3.3. Kiến nghị 32
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 32
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 32
KẾT LUẬN 32
Danh mục tài liệu tham khảo 32
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2353 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường quản lý nợ xấu tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ lớn nhất là 69%. Nguyên nhân là trong năm 2007, Sở giao dịch đã xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh một cách hợp lý, có hiệu quả phù hợp và theo sát với những diễn biến của ngành tài chính ngân hàng. Mặt khác, môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường kinh tế quốc tế cũng có những thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng tài chính nói chung cũng như BIDV nói riêng, nhất là so với năm 2008, đó là tốc độ tăng trưởng của nên kinh tế được củng cố ở mức cao, dòng vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp đổ vào Việt Nam lớn, cùng với đó là sự ra đời của hàng loại công ty chứng khoán, các ngân hàng mới được thành lập, thị trường tài chính được mở rộng và không ngừng phát triển. Sau đó, đến năm 2008,2009 tốc độ tăng trưởng lợi nhuận không còn cao như năm 2007, bắt đầu giảm dần còn 14%,9% do ảnh hưởng ít nhiều từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.
Tỷ lệ ROA năm 2007 đạt tỷ lệ cao nhất 0,013, tương đương với 1,3%. Do từ năm 2007, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế giảm dần tuy nhiên tổng tài sản lại có tốc độ tăng trưởng nhanh dần dẫn đến tỷ lệ sinh lời của tổng tài sản giảm dần qua các năm. Nhưng tỷ lệ ROE cao nhất vào năm 2008 đạt 0,2216, tương đương với 22,16%. Do năm 2008, lợi nhuận sau thuế lớn hơn và VCSH lại thấp hơn so với năm 2007 nên dẫn đến ROE cao hơn, và đến năm 2009 tỷ lệ này lại giảm nhẹ mặc dù VCSH năm 2009 có tăng thêm 24,96%. VCSH giảm 45% là do năm 2008 Sở giao dịch đã triển khai các biện pháp, các sản phẩm , dịch vụ huy động vốn từ cá nhân, tổ chức một cách đa dạng, phù hợp làm cho tỷ trọng VCSH trong nguồn vốn giảm đáng kể và con số tuyệt đối của VCSH giảm so với năm trước.
2.1.2.2. Phân tích hoạt động
2.1.2.2.1. Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn và là tài nguyên quan trọng bậc nhất của bất kể một ngân hàng nào. Sự tăng trưởng của nó có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng.
Bảng 2.2. Kết quả huy động vốn 2007-2009
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tuyệt đối
% TT
Tuyệt đối
% TT
Tuyệt đối
% TT
Huy động vốn
15.304.462
51%
25.919.460
69%
29.025.485
12%
1. Tiền gửi TCKT
12.760.106
75%
23.485.352
84%
26.203.885
12%
- TG không kỳ hạn
3.768.506
129%
7.953.210
111%
8.568.459
8%
- TG có kỳ hạn
8.991.600
59%
15.532.142
73%
17.635.426
14%
2. Tiền gửi dân cư
2.491.021
-11%
2.355.873
-5%
2.732.587
16%
- TG tiết kiệm
2.130.000
-7%
1.865.230
-12%
2.196.135
18%
- Kỳ phiếu
125.350
3%
95.023
-24%
121.136
27%
- CC TG, trái phiếu
235.671
-38%
395.620
68%
415.316
5%
3. Huy động khác
53.335
54%
78.235
47%
89.013
14%
Nguồn: Bảng số liệu tín dụng chung Chi nhánh
Sở giao dịch 1 Ngân hàng ĐT&PTVN
Sự tăng trưởng nhanh chóng từ nguồn vốn huy động trong 3 năm qua của CN SGD 1 cho thấy chiến lược huy động vốn nói riêng và chiến lược hoạt động của CN SGD 1 đã phát huy hiệu quả , ngày càng nâng cao vị thế, uy tín của CN SGD 1 trong hệ thống BIDV và trong ngành ngân hàng.
Biểu 2.2. Biểu đồ nguồn vốn huy động của chi nhánh Sở giao dịch1 qua các năm
Nguồn: Bảng số liệu tín dụng chung Chi nhánh
Sở giao dịch 1 Ngân hàng ĐT&PTVN
Năm 2008,quy mô huy động vốn đạt 25.919.460 triệu đồng, tăng 69%. Đây là năm có tốc độ huy động vốn lớn nhất trong 3 năm. Năm 2008, Sở giao dịch đã triển khai nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, linh hoạt, hấp dẫn phù hợp với nhu cầu của khách hàng gửi tiền. Hiện nay với hệ thống công nghệ hiện đại Sở giao dịch đã áp dụng nhiều hình thức huy động vốn mới là: TK lãi suất bậc thang, TK dự thưởng, TK ổ trứng vàng… Nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng là kết quả tổng hợp của việc nâng cao ứng dụng công nghệ ,không nhừng phát triển sản phẩm, tiện ích, phong cách giao dịch văn minh của người cán bộ ngân hàng. Tuy nhiên mức tăng trưởng nguồn vốn 2009 so với 2008 giảm còn 12% là do cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, vốn dân cư chiếm tỷ trọng thấp, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn và tập trung vào một số khách hàng nên tính ổn định chưa cao.
Trong hoạt động huy động vốn, tiền gửi TCKT chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng,tăng mạnh nhất vào năm 2008,tăng tới 84%; còn tiền gửi của dân cư giảm liên tục qua hai năm 2007,2008 nhưng đến năm 2009 mới được hồi phục với tỷ lệ tăng trưởng 16% so với năm 2009. Đó cũng phù hợp với nhu cầu khách quan của sự phát triển của nền kinh tế. Các doanh nghiệp không ngừng được mở rộng về số lượng và nâng cao về chất lượng hoạt động,họ sử dụng các dịch vụ của ngân hàng để quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thuận lợi nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Trong nước thì lạm phát có xu hướng tăng cao, với tâm lý lo sợ đồng tiền mất giá nhưng vẫn muốn đảm bảo an toàn và sinh lời từ đồng vốn của mình, các doanh nghiệp, các cá nhân thực hiện gửi tiết kiệm vào ngân hàng và chủ yếu là dưới các hình thức ngắn cho đến trung hạn. Trong đó, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thực hiện việc giữ và gửi tiền chủ yếu phục vụ cho các mục đích chuyên dùng như việc chi trả lương cho công nhân viên hay gửi tiền trong ngân hàng để dùng cho việc chi trả các khoản vốn lưu động khác.
Trong tiền gửi TCKT, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại có tốc độ tăng mạnh qua hai năm 2007,2008 là 129%,111%, tuy nhiên đến năm 2009 thì tốc độ này chỉ còn 8%. Tiền gửi không kỳ hạn hưởng mức lãi suất thấp nhưng đó là tiền của TCKT gửi vào ngân hàng nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ, khách hàng có thể được hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp, đem lại các tiện ích đáng kể cho các TCKT.
2.1.2.2.2. Trong hoạt động tín dụng:
Những cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có nhu cầu vay vốn để triển khai, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh đã tìm đến với sở giao dịch. Những dự án khả thi, cùng với sự cung cấp vốn kịp thời của CN SGD 1 đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp tăng doanh thu, phát triển hoạt động và thậm chí tránh nguy cơ phá sản.
Bảng 2.3. Tình hình hoạt động tín dụng của CN SGD 1
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
STĐ
% TT
STĐ
% TT
STĐ
% TT
Tín dụng
5.143.976
4%
5.843.208
14%
6.970.584
19%
1. Cho vay ngắn hạn
2.059.282
5%
2.615.689
27%
3.246.845
24%
2.Cho vay trung, dài hạn TM
2.652.034
8%
2.794.254
5%
3.833.821
37%
4. Cho vay KHNN
161.000
-37%
179.623
12%
181.264
1%
5.Cho vay ủy thác, ODA
271.660
2%
253.642
-7%
245.613
-3%
Nguồn: Bảng số liệu tín dụng chung Chi nhánh
Sở giao dịch 1 Ngân hàng ĐT&PTVN
Tăng trưởng dư nợ tín dụng không những mang lại nguồn thu lớn cho CN SGD 1 mà còn khẳng định vị thế của Sở, của BIDV, của thương hiệu ngân hàng đầu tư Việt Nam.
Biểu 2.3. Biểu đồ dư nợ tín dụng của Sở giao dịch qua các năm
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của CN SGD 1 giai đoạn 2007-2009
Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng đều tăng, tăng mạnh nhất vào năm 2009,tăng 19%, đạt 6.970.584 triệu đồng. Hoạt động tín dụng tăng trưởng liên tục, thực sự phát triển lớn mạnh cả chiều rộng, chiều sâu góp phần thúc đẩy phát triển mọi thành phần kinh tế. Đi đôi với việc phục vụ tốt khách hàng truyền thống,sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Sở còn chú trọng tới công tác mở rộng quan hệ khách hàng với nguyên tắc “ Hợp tác – Phát triển – Bền vững “.
Cùng với hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng đã tăng lên về số liệu tuyệt đối trong thời gian qua. Tổng dư nợ tín dụng, tính đến ngày 31/12/2009 đạt 6.970 tỷ đồng. Có sự tăng trưởng này chủ yếu do sự tăng trưởng trong hoạt động cho vay ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn thương mại. Đặc biệt, năm 2009 so với năm 2008 hoạt động cho vay trung và dài hạn thương mại đã tăng 37% từ 2.794 tỷ đồng lên 3.833 tỷ đồng, hoạt động cho vay ngắn hạn đã tăng 19% từ 2.615 tỷ đồng lên tới 3.246 tỷ đồng. Trong hoạt động tín dụng, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất có xu hướng tăng dần trong cả 3 năm, tăng mạnh nhất vào năm 2008,tăng tới 27%, đạt 2.615.689 triệu đồng. Cho vay trung dài hạn TM giảm dần, cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng cũng là một biện pháp hạn chế rủi ro trong cho vay bởi các dự án trung dài hạn TM có thời gian hoạt động lâu,thời gian thu hồi vốn dài, trong khi NHTM càng cần có nhu cầu về vốn để thực hiện các nghiệp vụ khác để giảm thiểu rủi ro,tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Các hoạt động cho vay kế hoạch nhà nước tăng nhẹ vào năm 2009 và cho vay uỷ thác, ODA đã giảm dần và tăng trưởng với mức số âm.
Năm 2009, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các doanh nghiệp, các TCKT càng có nhu cầu lớn về nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, mà ngân hàng thương mại nói chung, và CNSGD1 nói riêng là nơi đáp ứng được nhu cầu đó. Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng : với phương châm “ Hiệu quả của khách hàng là mục tiêu hoạt động của ngân hàng”. Nâng cao chất lượng phục vụ : Cải tiến quy trình giao dịch, thẩm định xét duyệt cho vay theo quy trình ISO và luôn lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng.
Hầu hết các lĩnh vực xin vay, nhận tài trợ từ Chi nhánh Sở giao dịch 1 lại là những lĩnh vực tập trung nhiều dự án lớn trong đó có những dự án trọng điểm của quốc gia, của vùng kinh tế mà nhu cầu vay vốn luôn ở mức cao, những lĩnh vực nhà nước ưu tiên thực hiện. Các lĩnh vực đó bao gồm: lĩnh vực xây lắp, dân dụng, công nghiệp và đầu tư vào cơ sở hạ tầng; lĩnh vực bưu chính viễn thông, lĩnh vực giao thông vận tải, lĩnh vực công nghiệp khai khoáng; lĩnh vực chế biến nông, lâm thuỷ sản; lĩnh vực chế biến hàng xuất khẩu; lĩnh vực công nghiệp năng lượng và dầu khí…
Hiện tại, những dự án, công trình trọng điểm cấp quốc gia nhận được sự thu xếp vốn, vay vốn tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 như là: Thuỷ điện Yaly, Khí Nam Côn Sơn, đường ống dẫn PM3 khí Cà Mau và các nhà máy: thuỷ điện Sơn la,lọc dầu Dung Quất, trục cáp quang Bắc – Nam, hệ thống tổng đài tự động của các bưu điện địa phương ,điện Cà Mau 2, Nhiệt điện Uông Bí,.
2.1.2.2.3. Hoạt động dịch vụ
Ngoài hai nghiệp vụ quan trọng là huy động và tín dụng thì hoạt động dịch vụ cũng góp phần đáng kể vào nguồn thu của Sở giao dịch.
Bảng 2.4. Tình hình hoạt động dịch vụ của CN SGD 1
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tuyệt đối
%TT
Tuyệt đối
%TT
Tuyệt đối
%TT
Thu dịch vụ ròng
76.850
55%
115.000
50%
121.468
6%
Nguồn: Bảng số liệu tín dụng chung Chi nhánh
Sở giao dịch 1 Ngân hàng ĐT&PTVN
CN SGD 1 luôn chú trọng công tác phát triển,nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng để hướng tới ngân hàng thương mại hiện đại. Doanh số thu dịch vụ ròng tăng dần qua 3 năm , tăng mạnh nhất vào năm 2007 là 55%, đạt 76.850 triệu đồng.
Với chính sách kết hợp phí dịch vụ hợp lý và hỗ trợ tư vấn kết quả hoạt động dịch vụ trong năm 2009 thể hiện: Doanh số thanh toán trong nước là 451.088 tỷ đồng, doanh số thanh toán quốc tế là 3.106 triệu USD, số dư bảo lãnh đạt 6.157 tỷ đồng và trong năm đã xuất nhập khẩu 481 triệu USD an toàn.
2.2. Thực trạng công tác quản lý nợ xấu tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 – BIDV
Trong bối cảnh nền kinh tế phải trải qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu,mà khởi đầu là Mỹ, BIDV nói chung và Sở giao dịch nói riêng là ngân hàng đi đầu trong việc minh bạch nợ xấu. Những khoản nợ xấu của cả hệ thống ngân hàng phát sinh ngày càng nhiều trên tất cả các lĩnh vực đe dọa đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chính thức phân loại nợ theo sát chuẩn mực dựa theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.
Nếu thực hiện phân loại khách hàng và nợ theo điều 7, nợ xấu của ngân hàng lên tới 2-3 lần, dẫn đến các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn, lợi nhuận giảm. Với BIDV, khi chính thức phân loại nợ theo điều 7,nợ xấu của ngân hàng lên tới 31%, phải mất 2 năm quyết liệt nhằm lành mạnh tài chính thì nợ xấu của BIDV mới còn 2,27%, tức là nằm trong mức an toàn dưới 5% theo thông lệ quốc tế.
BIDV quyết tâm đổi mới ,là ngân hàng đi đầu trong việc minh bạch nợ xấu. Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, BIDV sớm nhận thấy việc Việt Nam trước sau cũng vào một sân chơi WTO và phải tuân theo luật chơi chung. Do đó, nhân tố công khai, minh bạch trở thành yếu tố bắt buộc. Tuy nhiên, là một tổ chức tín dụng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, BIDV tuân thủ các quy định của Ngân hàng nhà nước một cách tuyệt đối.
2.2.1. Tình hình nợ xấu
Trong thời gian qua, dư nợ tín dụng của CN SGD 1 đều tăng trưởng nhanh chóng và CNSGD1 cũng áp dụng rất nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho từng khoản vay, được thể hiện qua bảng 2.5.
Bảng 2.5. Tình hình nợ xấu 2007 – 2009
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Giá trị
Giá trị
Giá trị
1. Tổng dư nợ
5.143.976
5.843.208
6.970.584
2. Nợ xấu
118.421
134.810
158.480
- Nợ dưới tiêu chuẩn
96.008
114.544
139.683
- Nợ nghi ngờ
202,51
0
231
- Nợ có khả năng mất vốn
22.210,49
20.266
18.566
3. Nợ có khả năng mất vốn/ Tổng dư nợ
0.0043
0,0035
0,0027
4. Nợ xấu/ Tổng dư nợ
2.302%
2,307%
2,274%
5. Trích lập DPRR
31.355
71.270
93.589
6. DPRR/ Nợ xấu
0,265
0,529
0,591
7. DPRR/ Tổng dư nợ
0,0061
0,0122
0,0134
Nguồn: Báo cáo một số chỉ tiêu tín dụng của CN SGD 1 năm 2007-2009
Là một đơn vị có dư nợ lớn trong hệ thống BIDV, trong hoạt động tín dụng CN SGD 1 thực hiện phương châm tăng trưởng ổn định, bền vững, tăng trưởng đi kèm với kiểm soát và bảo đảm chất lượng tín dụng. Dư nợ tín dụng năm 2009 đạt 6.970.584 triệu đồng, tăng 19% so với dư nợ năm 2008. Qua việc lập kế hoạch giải ngân, thu nợ hàng tháng, hàng quý đối với từng khách hàng, từng dự án, CN SGD 1 đã thực hiện tốt việc kiểm soát chặt chẽ giới hạn tín dụng theo đúng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (H.O).
Dư nợ tín dụng tại CN Sở giao dịch năm 2009 tập trung chủ yếu một số khách hàng lớn, thường xuyên phát sinh dư nợ trong năm như Tổng công ty viễn thông Quân đội ,Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, BQLDA Nhiệt điện 1, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, CN Công ty TNHH SX KD Bình Minh, Công ty CP Vận tải Xăng dầu Vitaco … Những khách hàng nói trên đều là những khách hàng thuộc nhóm nợ 1, có uy tín trong quan hệ với CN SGD 1, mang lại hiệu quả cao cho Ngân hàng.
Còn trong các nhóm nợ xấu thì bao gồm một số công ty như công ty CPXD Công trình giao thông 810, công ty CPXD công trình giao thông 246, công ty đường bộ 230, công ty TNHH NN một thành viên 8/3 …
Tổng nợ xấu năm 2009 đạt 158.480 triệu đồng, tăng 17,56% so với năm 2008,tuy tổng nợ xấu nhìn chung đều có xu hướng tăng nhẹ qua các năm nhưng xét về tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giữ ổn định 2,3% vào năm 2007,2008, đến năm 2009 đã giảm xuống còn 2,274%. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ này đã hoàn thành KHKD năm 2009 do Hội sở chính giao, và tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế là 5%. Điều này cho thấy chi nhánh Sở giao dịch luôn quán triệt sâu sắc và thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của H.O, đồng thời CN SGD1 đã có những chính sách kiểm soát phù hợp, chặt chẽ trong hoạt động tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và đảm bảo tỷ lệ dư nợ xấu/ tổng dư nợ nằm trong mức giới hạn an toàn cho phép. Dư nợ xấu vẫn tăng nhẹ là do chi nhánh Sở giao dịch tiếp tục cho vay hỗ trợ vốn ngăn hạn đối với Công ty CP XD Công trình Giao thông 810 và Công ty TNHH NN MTV Dệt 8/3.
Bảng 2.6. Tỷ trọng nợ xấu 2007-2009
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Nợ xấu
118.421
100
134.810
100
158.480
100
-Nợ dưới tiêu chuẩn
96.008
81,07
114.544
84,97
139.683
88,14
- Nợ nghi ngờ
202,51
0,17
0
0
231
0,14
- Nợ có khả năng mất vốn
22.210,49
18,76
20.266
15,03
18.566
11,72
Nguồn : Báo cáo một số chỉ tiêu tín dụng của CN SGD 1 năm 2007-2009
Trong các khoản nợ xấu, thì nợ dưới tiêu chuẩn( nhóm 3) chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 84,97% vào năm 2008, chiếm 88,14% trong năm 2009. Nợ có khả năng mất vốn chiếm một tỷ lệ nhỏ, chiếm 11,72% trong năm 2009. Còn nợ nghi ngờ thì chiếm tỷ lệ rất nhỏ 11,72% trong năm 2009 và không có trong năm 2008.
Nợ có khả năng mất vốn giảm dần qua các năm ,từ năm 2007 thì là 22.210 triệu đồng, đến năm 2009 thì giảm còn 18.566 triệu đồng. Tổng dư nợ tăng trưởng nhanh nhưng nợ có khả năng mất vốn thì giảm , chứng tỏ CNSGD1 đã quán triệt đầy đủ, kịp thời và chính xác chính sách tín dụng tới các phòng, ban , cán bộ nhân viên . Nhờ đó, doanh thu từ tín dụng được nâng cao, các khoản vay đã được thẩm định, phân tích một cách kỹ lưỡng, đúng đắn, quá trình theo dõi các khoản vay được triển khai thực sự hiệu quả.
2.2.2. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu
2.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan
- Cơ cấu cho vay không hợp lý
Một thực tế là nguồn lợi nhuận của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam chủ yếu là nguồn thu nhập từ mảng tín dụng. Dư nợ cho vay chiếm từ 60% đến 80% tổng tài sản có của NHTM. Trong đó, tín dụng ngắn hạn chiếm trên 70% tổng dư nợ nên rủi ro rất cao. Nguồn lợi nhuận từ dịch vụ ngân hàng chiếm từ 20% đến 30%. Việc quản lý tín dụng vẫn theo kiểu truyền thống chú trọng quá vào tài sản đảm bảo là bất động sản nhà đất trong khi thị trường bất động sản Việt Nam mới chỉ trong giai đoạn hình thành, diễn biến thất thường chưa được ổn định. Việc định giá bất động sản đương nhiên sẽ không chính xác, quá cao so với giá trị thực tế trên thị trường rất khó chuyển nhượng. Ngoài ra, trường hợp hồ sơ pháp lý liên quan thì không rõ ràng hay thị trường bất động sản đóng băng sẽ gặp rủi ro lớn trong quá trình xử lý nợ.
- Ngân hàng còn thiếu bộ phận chuyên thẩm định về mặt kỹ thuật của các dự án cho vay .Thật vậy, cán bộ tín dụng tiếp xúc với nhiều khách hàng cá nhân, tổ chức kinh tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau nên không thể biết hết mọi vấn đề chuyên môn về kỹ thuật như xây dựng, công nghệ hiện đại …Nên có thể họ không thể thẩm định chính xác toàn bộ thông số kỹ thuật của dự án, vì vậy có thể xảy ra sai sót . Khách hàng đi vay có thể thực thi dự án thua lỗ, kinh doanh không hiệu quả dẫn đến không thể trả nợ được cho ngân hàng . Từ đó ngân hàng phát sinh thêm khoản nợ xấu.
- Các khoản nợ xấu của chi nhánh Sở giao dịch 1 hầu hết từ những năm về trước còn tồn đọng lại. Khi mà ngân hàng cho khách hàng vay là các công ty chưa có kiểm toán độc lập nên rất khó cho ngân hàng thẩm định chính xác được khả năng tài chính của công ty. Vì vậy một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ là điều khó tránh khỏi , khiến cho ngân hàng chịu những khoản nợ xấu không đáng có.
2.2.2.2. Nhân tố khách quan
- Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
Do tình trạng bong bóng trong thị trường nhà đất Mỹ, cuộc khủng hoảng tín dụng địa ốc đã nổ ra, rồi sau đó lan rộng thành khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự kiện ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ sụp đổ vào tháng 9.2008 như cú vỡ của một khối ung,tiếp theo đó là hàng loạt vụ phá sản. Ngành tài chính Mỹ suy sụp, dẫn tới sự chao đảo của tài chính toàn cầu. Tình hình nghiêm trọng đến mức đảo quốc Iceland cũng trượt tới bờ vực phá sản.
Cuộc khủng hoảng được "châm ngòi" bằng hoạt động cho vay thế chấp dưới chuẩn dễ dãi và thiếu kiểm soát ở Mỹ và lan rộng toàn cầu, gây ảnh hưởng nặng nề nhất tới các nền kinh tế phát triển bởi lẽ ngành tài chính chiếm vị trí trọng yếu của những quốc gia này. Khó khăn trong thu chi tín dụng đã tác động đến các doanh nghiệp và người tiêu dùng ở các nền kinh tế phát triển vì họ phụ thuộc vào tín dụng nhiều hơn so với các nước đang phát triển.
Dù vậy, cuộc khủng hoảng nổ ra rõ ràng đã khiến các nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi bị ảnh hưởng nặng nề hơn so với dự tính ban đầu. Ví dụ như tháng 1-2009, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã sửa lại dự báo tăng trưởng của Trung Quốc năm 2009 xuống còn 6,7%, thấp hơn 1,8 % so với dự báo hồi tháng 11 năm 2008. Người ta cũng ước tính các nước phát triển bị suy thoái nặng hơn so với những báo cáo trước đó, ví dụ, tháng 1-2009, người ta đã phải trừ từ 1,3% đến 2,8% trong dự báo tăng trưởng ở Anh năm 2009. Nếu những nền kinh tế mới nổi cố gắng duy trì sự tăng trưởng hiện nay thì họ có thể sẽ phát triển vượt lên các nền kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đang chậm lại sẽ tạo ra một vài sự bất ổn chính trị nghiêm trọng ở các quốc gia đang phát triển. Tốc độ tăng trưởng chậm lại đồng nghĩa với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Chẳng hạn, ở Trung Quốc mọi người đều tin rằng tốc độ tăng trưởng hàng năm 8,0% là đủ để có công ăn việc làm cho sinh viên tốt nghiệp và các nông dân di cư ra thành thị. Và khi tốc độ tăng trưởng ở dưới tỷ lệ này thì người dân sẽ lo lắng và xã hội có thể sẽ lộn xộn. Điều này có thể khiến môi trường kinh doanh trở nên ảm đạm, cản trở các nhà đầu tư và làm tăng những mối nguy cho nền kinh tế.
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng với ngành tài chính ngân hàng thế giới nói riêng và nền kinh tế nói chung. Bởi vậy, Việt Nam cũng chịu những ảnh hưởng nhất định trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng đã có những tác động tiêu cực đến toàn ngành ngân hàng Việt Nam. Đã có lúc tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam bị đe dọa, các khoản nợ xấu ngày càng tăng, làm tổn thất nghiêm trọng tới lợi ích của ngân hàng. Hệ thống ngân hàng đã nhiều lần có sự thay đổi về lãi suất, thậm chí một tháng có tới 4 lần thay đổi, về dự trữ nội ngoại tệ. Nguồn vốn huy động cũng có thời điểm bị thu hẹp, làm giảm hoạt động kinh doanh, giảm tính thanh khoản của ngân hàng. Trong cuộc khủng hoảng cũng đã có những dự báo về tình hình sát nhập, mua lại những ngân hàng có vốn chủ sở hữu thấp, tình hình tài chính ảm đạm.
- Môi trường pháp lý chưa đầy đủ
Hầu hết Chính phủ các nước đều nhận ra tác động tiêu cực của các khoản nợ xấu đối với nền kinh tế và đã thực hiện các biện pháp như ban hành luật, quy định về xử lý nợ xấu. Hành lang pháp lý phải thuận lợi, rõ ràng và đủ mạnh để giải quyết nợ xấu, cụ thể là phải có các Luật có hiệu lực về thế chấp, tịch thu tài sản và phá sản ngân hàng, có những chính sách hợp lý, thích hợp có giới hạn ngân sách cứng đối với những doanh nghiệp có vấn đề.
Ở các nước phát triển trên thế giới đã ban hành Luật để xử lý thu hồi nợ xấu vì đây là vấn đề bức thiết của đất nước. Cơ chế pháp lý có hiệu quả là cần phải có các biện pháp hợp lý và xử lý nợ thực sự hiệu quả để tránh tình trạng thủ tục rườm rà kéo dài qua nhiều tầng lớp.
- Môi trường tự nhiên
Những biến động lớn về khí hậu, thời tiết gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh sản xuất đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên là yếu tố rất khó dự đoán, thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Bởi vậy khi có thiên tai xảy ra, khách hàng cùng ngân hàng sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phương án kinh doanh bị đổ bể, doanh nghiệp sẽ không có nguồn thu … điều đó đồng nghĩa với ngân hàng phải cùng chia sẻ rủi ro với khách hàng.
- Môi trường kinh tế xã hội
Môi trường kinh tế xã hội trong nước biến động chịu ảnh hưởng bởi những biến động từ nền kinh tế thế giới , và đây là nguyên nhân làm phát sinh rủi ro trong hoạt động kinh doanh của nền kinh tế , từ đó ảnh hưởng tới các lĩnh vực của nền kinh tế mà ngân hàng là ngành chứa đựng nguy cơ rủi ro lớn nhất.
Sự biến đổi các mối quan hệ quốc tế,các quan hệ ngoại giao của Chính phủ cũng là một trong các nguyên nhân gây rủi ro lớn cho kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra hoạt động kinh doanh tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào truyền thống,tập quán, thói quen của người dân. Những yếu tố đó nhiều khi gây khó khăn và hạn chế việc mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Những tác động của môi trường bên ngoài tới bên vay khiến họ bị tổn thất tài chính , từ đó không thực hiện được đầy đủ và đúng hạn cam kết trả nợ gốc và lãi đối với ngân hàng thậm chí là mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản hoặc giải thể.
Nhóm tác động bất khả kháng như thay đổi về lãi suất,biến động thị trường, tỷ giá, ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực, những nguyên nhân do thay đổi chính sách của kinh tế vĩ mô tạo nên những gánh nợ nần không đáng có cho khách hàng.
- Nhân tố từ phía khách hàng
Người đi vay sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao nên rất có thể gặp phải rủi ro, mất sạch vốn nên khó có thể hoàn trả ngân hàng các khoản nợ đúng hạn. Ngoài ra, nhiều người vay không tính toán kỹ lưỡng hoặc không có khả năng tính toán , dự đoán những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng ứng biến và khắc phục khó khăn trong kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp có tài chính không minh bạch gây ra rất nhiều khó khăn trong việc thẩm định, đánh giá doanh nghiệp.
Một số khách hàng sử dụng vốn không hiệu quả, tiến độ thông thường của chủ đầu tư đối với Doanh nghiệp xây dựng và bán được hàng đối với Doanh nghiệp thương mại và sản xuất là rất chậm dẫn đến các doanh nghiệp này không có nguồn để trả Ngân hàng theo đúng hạn đã cam kết. Trong khi đó các Doanh nghiệp này bị chiếm dụng vốn, đồng thời vẫn phải trả lãi cho ngân hàng nên dẫn đến tình hình tài chính ngày càng khó khăn.
Khách hàng thực hiện các hợp đồng với các đối tác bị kéo dài vì nhiều nguyên nhân khác nhau: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Vì vậy, khách hàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3924.doc