Chuyên đề Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Ngoài Quốc Doanh (VPBank)

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 5

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8

1.1. Nợ xấu của các Ngân hàng thương mại 8

1.1.1 Khái niệm Nợ xấu 8

1.1.1.1 Theo ngân hàng Trung ương Liên minh Châu Âu 8

1.1.1.2 Theo định nghĩa Nợ xấu của Phòng thống kê – Liên hợp quốc 9

1.1.1.3 Theo định nghĩa của Việt Nam. 9

1.1.2 Phân loại nợ xấu 10

1.1.3 Dấu hiệu nhận biết một khoản Nợ xấu phát sinh 12

1.1.3.1 Các dấu hiệu từ phía khách hàng 12

1.1.3.2 Các dấu hiệu từ phía ngân hàng 13

1.1.4 Tác động của nợ xấu đối với NHTM và nền kinh tế 14

1.1.4.1 Đối với các NHTM 14

1.1.4.2 Đối với khách hàng nền kinh tế 14

1.2 Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại 15

1.2.1 Sự cần thiết quản lý nợ xấu tại các NHTM 15

1.2.2 Nội dung quản lý nợ xấu tại các NHTM 16

1.2.2.1 Hạn chế phát sinh Nợ xấu 16

1.2.2.2 Xử lý Nợ xấu đã phát sinh 18

1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Nợ xấu 22

1.2.1 Các nhân tố chủ quan 22

1.2.1.1 Sự quản lý yếu kém của ngân hàng 23

1.2.1.2 Qui trình nghiệp vụ ngân hàng còn thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ 23

1.2.1.3 Cơ chế trích lập và sử dụng quỹ DPRR không hợp lý 24

1.2.1.4 Trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng ngân hàng còn non kém.24

1.2.1.5 Cơ cấu cho vay không hợp lý 25

1.2.2 Các nhân tố khách quan làm phát sinh nợ xấu 25

1.2.2.1 Môi trường pháp lý chưa đầy đủ 25

1.2.2.2 Khách hàng gặp rủi ro trong kinh doanh 26

1.2.2.3 Sự yếu kém trong hoạt động kinh doanh của khách hàng 27

1.2.2.4 Đạo đức khách hàng 27

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI VPBANK 28

2.1 Tổng quan về VPBank 28

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank 28

2.1.1.1 Sơ đồ, cơ cấu tổ chức 30

2.1.1.2 Lĩnh vực hoạt động 32

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank 32

2.1.2.1 Các hoạt động nghiệp vụ chính 34

2.1.2.1.1 Hoạt động huy động vốn 34

2.1.2.1.2 Hoạt động cấp tín dụng 35

2.1.2.2 Các hoạt động dịch vụ 36

2.1.2.2.1 Hoạt động ngân quỹ 36

2.1.2.2.2 Hoạt động thanh toán 37

2.1.2.2.3 Hoạt động kiều hối 38

2.1.2.2.4 Hoạt động của các Trung tâm và công ty trực thuộc 38

2.2 Thực trạng quản lý nợ xấu tại VPBank 40

2.2.1 Tình hình nợ xấu tại VPBank giai đoạn 2005 – 2007. 40

2.2.2 Tình hình nợ không thu hồi được 44

2.2.3 Tình hình quản lý nợ xấu tại VPBank giai đoạn 2005 -2007 44

2.2.3.1 Hạn chế Nợ xấu phát sinh 44

2.2.3.2 Xử lý Nợ xấu đã pháp sinh 49

2.3 Đánh giá về việc quản lý nợ xấu tại VPBank 53

2.3.1 Các thành tựu đạt được trong quản lý Nợ xấu của VPBank 53

2.3.2 Các hạn chế và nguyên nhân. 54

2.3.2.1 Hạn chế 54

2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế trên. 56

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ XẤU 62

TẠI VPBANK 62

3.1 Định hướng phát triển của VPBank 62

3.1.1 Định hướng phát triển chung 62

3.1.2 Định hướng hoạt động tín dụng thời gian tới của VPBank 62

3.2 Một số giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại VPBank 63

3.2.1 Biện pháp hạn chế phát sinh Nợ xấu 63

3.2.1.1 Tiếp tục hoàn thiện quy trình tín dụng 63

3.2.1.2. Tăng cường kiểm tra tín dụng 65

3.2.1.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp 67

3.2.1.4. Đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại 67

3.2.1.5. Hoàn thiện hệ thống thông tin 68

3.2.2 Các giải pháp xử lí Nợ xấu phát sinh 69

3.2.2.1 Nâng cao khả năng thu hồi Nợ bằng cách ứng dụng công nghệ “ chứng khoán hóa” các khoản nợ xấu 69

3.2.2.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty quản lí nợ và khai thác tài sản (AMC) 72

3.2.2.3 Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn mực quốc tế 72

3.3 Kiến nghị 76

3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ 76

3.3.2 Kiến nghị với NHNH 76

KẾT LUẬN 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Ngoài Quốc Doanh (VPBank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n vốn huy động 5638 100 9065,2 100 15355 100 Phân theo kỳ hạn Ngắn hạn 4397,6 78 7252,2 80 12299,4 81 Trung và dài hạn 1240,4 22 1813,0 20 3055,6 19 Phân theo cơ cấu Huy động thị trường I 3209,8 57 5678,5 63 12941,0 84 Huy động thị trường II 2428,2 43 3386,7 37 2414,0 16 Nguồn : Báo cáo thường niêm 2004- 2006 và kết quả hoạt động kinh doanh 2007 2.1.2.1.2 Hoạt động cấp tín dụng Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, Việt Nam được xem là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao. Nhu cầu vốn đầu tư tăng cao nên hoạt động tín dụng của các ngân hàng khá sôi động. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của VPBank vẫn giữ vững theo phương châm “ bảo thủ”, không cạnh tranh bằng nới lỏng điều kiện tín dụng. Nhờ nỗ lực tiếp thị khách hàng của các đơn vị nên tốc độ tăng trưởng vẫn đạt mức khá cao. Tổng dư nợ 2007 là 13.217 tỷ đồng, tăng 8.186 tỷ đồng so với năm 2006 (tương ứng tăng 163% so với năm 2006). Trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 6.626 tỷ đồng chiếm 50% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay bằng VND đạt 12.596 tỷ đồng chiếm 95% tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng vẫn được duy trì tốt, tỷ lệ nợ xấu tháng 12/2007 là 0,49% Biểu 2.1 Dư nợ tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của VPBank 2005- 2007 dho GP cuavo Qua biểu đồ ta có thể thấy được, mặc dầu với dư nợ tín dụng ngày càng tăng, nhưng với công tác quản lý nợ có hiệu quả nên tỷ lệ nợ xấu của VPBank ngày càng giảm. 2.1.2.2 Các hoạt động dịch vụ 2.1.2.2.1 Hoạt động ngân quỹ Tổng nguồn vốn của VPBank đến 31/12/2007 đạt 18.231 tỷ đồng, tăng 78% so với cuối năm 2006. Trong đó : Nguồn vốn chủ sở hữu đạt 2.299,8 tỷ đồng ( vốn điều lệ 2000 tỷ đồng) tăng 149% so với cuối năm 2006; Vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư là 12.941 tỷ đồng, tăng 128% so với cuối năm 2006; Vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng là 2.414 tỷ đồng, giảm 29% so với năm 2006; Vốn uỷ thác đầu tư ( dự án tài chính nông thôn) là 124 tỷ đồng, tăng 220% so với cuối năm 2006. Về sử dụng vốn: Đến 31/12/2007 tổng tài sản có của VPBank là 18.231 tỷ đồng, tăng 78% so với cuối năm 2006. Trong đó số dư tiền mặt và tiền gửi tại NHNN là 1.491 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2006: tiền gửi tại các TCTD khác là 541 tỷ đồng, giảm 51% so với cuối năm 2006; tổng dư nợ cho vay của VPBank đối với nền kinh tế đạt 13.217 tỷ đồng, tăng 165% so với cuối năm 2006; Góp vốn mua cổ phần vào các công ty khác đạt 563,7 tỷ đồng – tăng 582% so với cuối năm 2006 ( tăng chủ yếu do chuyển vốn thành lập công ty chứng khoán VPBank); Chứng khoán đầu tư là178, 5 tỷ đồng, giảm 43% so với cuối năm 2006; tài sản cố định là 264,6 tỷ đồng tăng 157% so với cuối năm 2006. 2.1.2.2.2  Hoạt động thanh toán Hoạt động thanh toán trong nước Cùng với việc mở rộng mạng lưới hoạt động cũng như đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng, việc chuyển tiền trong nước thông qua VPBank ngày càng trở nên thuận tiện và nhanh chóng. Doanh số chuyển tiền trong nước năm 2007 đạt 9.570 tỷ đồng tăng 30.54% so với năm 2006( 7.331 tỷ đồng) và tăng 2.920 tỷ đồng( tăng 43,91%) so với năm 2005. Biểu 2.2 Doanh số chuyển tiền trong nước giai đoạn 2005-2007 Nguồn : Báo cáo thường niêm năm 2005, 2006 Và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 Hoạt động thanh toán quốc tế: hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank trong những năm gần đây tăng trưởng khá tốt. Trị giá L/C nhập khẩu mở trong năm 2006 đạt hơn 61 triệu USD, tăng 60% so với năm 2005. Doanh số chuyển tiền TTR năm 2006 đạt hơn 80 triệu USD, tăng 79% so với cuối năm 2005. 2.1.2.2.3 Hoạt động kiều hối Doanh số chuyển tiền ra nước ngoài của VPBank qua Western Union năm 2007 tăng 220% so với năm 2006. Doanh số chi trả cả năm đạt gần 30 triệu USD, tăng 64% so với năm 2006. Tổng số đại lý phụ đến cuối năm 2007 là 390 điểm, tăng 158 điểm so với năm 2006. Tổng số phí Western Union được hưởng năm 2007 đạt gần 500 ngàn USD tăng 68% so với năm 2006. Bảng 2.3 Các chỉ tiêu thanh toán quốc tế 2005-2006 Đơn vị: 1000 $ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So với năm trước Trị giá L/C nhập mở trong kỳ 61049 73000 120% Trị giá L/C xuất thông báo trong kỳ 5655 5090 90% Doanh số chuyển tiền TTR 80078 150000 187% Doanh số nhờ thu (xuất nhập) 5159 7326 142% Tổng số phí thu được(triệu đồng ) 6122 6000 98% Nguồn : Báo cáo thường niêm năm 2005, 2006 Và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 2.1.2.2.4 Hoạt động của các Trung tâm và công ty trực thuộc Hoạt động của trung tâm thẻ: Từ khi ra đời, trung tâm thẻ đã tích cực hoạt động để giải quyết các phần việc liên quan đến dự án phát triển thẻ của VPBank. Ngày 21/4/2006, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định số 805/QĐ- NHNN cho phép VPBank thực hiện nghiệp vụ phát hành thanh toán thẻ nội địa và thẻ quốc tế Master Card. Ngày 12/8/2006, VPBank đã chính thức phát hành thẻ ghi nợ nội địa mang tên Autolink, đến nay đã có 170 máy ATM của VPBank được lắp đặt và đi vào hoạt động. Tháng 7/2007 VPBank đã cho ra mắt sản phẩm thẻ VPBank Platinum EMV MasterCard dưới hai loại hình: thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Với sản phẩm thẻ này, VPBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ chip theo chuẩn EMV quốc tế. Tháng 12/2007 VPBank tiếp tục cho ra đời dòng thẻ quốc tế thứ 2: thẻVPBank MC2 EMV MasterCard – thẻ dành riêng cho giới trẻ, cũng dưới 2 hình thức Credit card và debit card. Hoạt động của Trung tâm tin học: Tháng 4/2006, VPBank chính thức triển khai dự án Corbanking mới mang tên T24 nhằm hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng và nâng cao khả năng thanh toán trong nước và quốc tế và chính thức đưa vào phục vụ khách hàng vào tháng 10/2007. T24 là nền tảng công nghệ để VPBank phát triển các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao. Hiện tại, VPBank đã thực hiện online hệ thống tiền gửi, quản lý hồ sơ khách hàng tập trung trên toàn hệ thống. Hoạt động này thực sự đem lại nhiều thuận tiện cho việc khách hàng gửi tiền. Hạ tầng công nghệ thông tin của VPBank cũng đã được nâng cấp. Việc cài đặt, quản trị vận hành được thực hiện theo đúng chuẩn mực, đảm bảo hoạt động của các phòng ban, điểm giao dịch trên toàn hệ thống được thông suốt. Hoạt động của trung tâm đào tạo Công tác đào tạo của VPBank được tổ chức có nền nếp, nội dung đào tạo dần được chuẩn hoá thống nhất trên toàn hệ thống. Trong năm 2006, trung tâm đào tạo đã tổ chức 52 khoá đào tạo về nghiệp vụ cho 2165 lượt học viên .Cơ sở vật chất của các trung tâm đào tạo cũng được trang bị đầy đủ tiện nghi và khang trang với 2 cơ sở đào tạo lớn đặt tại Hà nội và TP HCM. Bên cạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên, năm 2006, trung tâm đào tạo VPBank cũng đã hoàn thành việc tìm hiểu nhu cầu đào tạo của toàn bộ nhân viên trên hệ thống, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch đào tạo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nghiệp vụ Ngân hàng. Hoạt động của Công ty Chứng khoán Công ty chứng khoán VPBank ( VPBS ) đã được Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội cấp giấy chứng nhận thành viên và chính thức giao dịch tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội từ ngày 26/12/2006. Đến nay các hoạt động nghiệp vụ đã được triển khai khá tốt đẹp và đang đi và hoạt động ổn đinh. Trong tháng 8/2007 Công ty chứng khoán VPBank đã chính thức nâng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng và đến tháng 12/2007 Công ty tiếp tục tăng vốn lên 500 tỷ đồng. Đến 31/12/2007 công ty đã mở trên 3.000 tài khoản khách hàng, doanh số mua bán chứng khoán lũy kế cả năm đạt khoảng 3,5 tỷ đồng, phí môi giới thu được khoảng 8,4 tỷ đồng. Công ty cũng đã ký kết được 24 hợp đồng tư vấn, phí tư vấn đã thu được gần 1,4 tỷ đồng. Hoạt động của Công ty quản lý v à khai th ác t ài s ản AMC Tháng 6/2006, VPBank chính thức thành lập Công ty quản lý tài sản VPBank –AMC. Từ đó đến nay, AMC đã xây dựng được đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên nghiệp. Bên cạnh nghiệp vụ chính là quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả các bất động sản và động sản thu hồi nợ. Trong năm 2007,Công ty cũng phối hợp với các chi nhánh triển khai thuê, mua các tài sản, trụ sở cho các Chi nhánh của VPBank trên toàn quốc. Trong năm 2007 lợi nhuận của công ty đạt trên 2 tỷ đồng. Thực trạng quản lý nợ xấu tại VPBank 2.2.1 Tình hình nợ xấu tại VPBank giai đoạn 2005 – 2007. Trong thời gian qua, VPBank không ngừng đẩy mạnh hoạt động tín dụng . Giai đoạn 2005 – 2007, tổng dư nợ có quy mô tăng, năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt năm 2006, 2007 có tốc độ tăng trưởng khá cao( năm 2006 đạt 66,9%, năm 2007 đạt 162% ). Trong thời kì này VPBank đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực : tiếp thị, quảng bá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, định hướng đúng thị trường. Tuy quy mô dư nợ tăng nhanh nhưng trong thời gian này VPBank cũng khá thành công trong việc đảm bảo an toàn đối với khoản vay thể hiện rõ qua số liệu bảng 2.4 Bảng 2.4 Tình hình nợ xấu tại VPBank giai đoạn 2005 -2007 Đơn vị :Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền 05/04 ± % Số tiền 06/05 ± % Số tiền 07/06 ± % 1.Tổng dư nợ 3.014 61,6 5.031 66,9 13.217 162,7 2.Nợ xấu 21,2 126 29,8 38,3 64,67 117 - Nợ dưới tiêu chuẩn 13,121 18,974 42,742 - Nợ nghi ngờ 7,979 9,348 21,599 - Nợ không thu hồi được 0 0,43 0,419 3.Nợ xấu/Tổng dư nợ 0,7 0,58 0,49 4.Trích lập DPRR 7,085 11,437 29,738 5.DPRR/Tổng dư nợ 0,235 0,227 0,224 Nguồn : Báo cáo thường niêm năm 2005, 2006 Và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 Nợ xấu trong giai đoạn 2005- 2007, xét về quy mô nợ xấu cũng tăng, năm sau cao hơn năm trước, nhưng tốc độ tăng không đều : Năm 2005 là 126%, năm 2006 là 38,3% năm 2007 là 117%. Năm 2005 , tốc độ tăng trưởng nợ xấu tăng mạnh đạt 126% so với năm 2004. Vấn đề này không phải xuất phát từ sự yếu kém trong công tác quản lý nợ của ngân hàng, mà do sự thay đổi trong việc phân loại nợ và chuyển nợ quá hạn được quy định theo quyết định 127/ 2005/ QĐ- NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều trong quy chế cho vay của tổ chức tín dụng. Theo quy định này, tất cả các khoản nợ không được hoàn trả đúng hạn đều bị coi là nợ quá hạn và được trích lập DPRR ngay khi quá hạn. Điều này cho thấy khi thực hiện theo các quy định mới bước đầu sẽ có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực : Các khoản nợ xấu của ngân hàng sẽ tăng lên ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng ;mặt khác khi thực hiện quy định này sẽ đảm bảo cho ngân hàng một mức an toàn cao hơn trong hoạt động tín dụng. Năm 2006 tỷ lệ nợ xấu tăng ít. Điều này nói lên được VPBank đã phân nào thích ứng được với quy định mới, hơn nữa, năm 2006 là năm đánh dấu của VPBank, trong năm 2006 là năm phát triển của VPBank ,VPBank đã có các biện pháp tích cực thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng, hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro, công tác quản lý nợ xấu được nâng cao. Năm 2007 tỷ lệ nợ xấu tăng cao nhưng đó không phải do sự quản lý nợ lỏng lẻo, mà do với sự phát triển mở rộng mạng lưới mạnh mẽ của ngân hàng, tổng dư nợ của ngân hàng tăng lên đáng kể, nên kéo theo đó số nợ xấu cũng tăng theo. Hơn nữa, trong năm 2007 VPBank đang từng bước sủ dụng phần mền quản lý nợ mới T24, việc các khoản nợ xấu được công khai trên phần mền và được phân đúng theo tiêu chuẩn nên số nợ xấu có tăng lên. Nhưng điều đó không thể hiện ngân hàng đang quản lý nợ kém đi, bởi tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ của năm 2007 vẫn giảm so với các năm trước và đạt 0,49% thấp so với quy định cho phép của NHNN. Mặt khác, khi xem xét nợ xấu theo phân loại của quyết định 493/ QĐ- NHNN nợ xấu chủ yếu vào nhóm 3, 4 trong đó nhóm 3 chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng cao qua các năm, cụ thể năm 2005 là 62,2%, năm 2006 là 65,02%, năm 2007 là 66,1%, còn nợ không thu hồi được chiếm tỷ trọng rất thấp, năm 2005 là 0 tỷ, năm 2006 là 0,43 tỷ và năm 2007 là 0,419 tỷ. Cho thấy, điều này cho thấy chất lượng tín dụng của VPBank ngày càng được cải thiện, tình trạng nợ xấu của VPBank không nằm trong tình trạng “báo động” Bảng 2.5 Tỷ trọng nợ xấu của VPBank giai đoạn 2005- 2007 Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nợ xấu 21,1 100 29,18 100 64,67 100 -Nợ dưới tiêu chuẩn 13,121 62,2 18,974 65,02 42,742 66,1 -Nợ nghi ngờ 7,979 37,8 9,348 34,88 21,599 33,89 -Nợ không thu hồi được 0 0 0,43 0,01 0,419 0,01 Nguồn : Báo cáo thường niêm năm 2005, 2006 Và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 Vậy qua số liệu và phân tích cho thấy nợ xấu chiếm một tỷ lệ khá thấp so với tổng dư nợ, năm 2005 là 0,7%; năm 2006 là 0,58%; năm 2007 là 0,49% , tỷ lệ nợ xấu giảm theo các năm, mà tổng dư nợ năm sau cao hơn năm trước, điều này cho thấy công tác quản lý nợ nói chung và quản lý nợ xấu nói riêng của VPBank ngày càng được hoàn thiện. Biểu 2.3 Tỷ lệ nợ xấu của VPBank giai đoạn 2005- 2007 Nguồn : Báo cáo thường niêm năm 2005, 2006 Và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ nhỏ, điều này có nghĩa tình trạng nợ xấu còn tồn tại nhưng cũng chưa thể khẳng định đây là một dấu hiệu tốt vì quy mô nợ xấu tăng do nhiều nguyên nhân khác . Do đó ngân hàng cần có các biện pháp hợp lý nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng cũng như công tác quản lý nợ xấu. 2.2.2 Tình hình nợ không thu hồi được Tổng số vốn tín dụng không có khả năng thu hồi vốn trong giai đoạn 2005- 2007 lần lượt là: năm 2005 tỷ lệ nợ không thu hồi được vốn không có chủ yếu là nợ dưới tiêu chuẩn, năm 2006 là 0,43 tỷ đồng , năm 2007 là 0,419 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ không thu hồi vốn/ Tổng dư nợ là: 0%; 0,01% ; 0,01%. Các con số trên phản ánh chất lượng đang có xu hướng tăng, tổng dư nợ tăng đáng kể nhưng lượng nợ không thu hồi được vốn không tăng so với các năm. Tuy nhiên chất lượng tín dụng, công tác quản lý nợ xấu vẫn thấp hơn nhu cầu thực tế. Trong giai đoạn này, VPBank đã có những nỗ lực trong việc phòng ngừa rủi ro tín dụng, quản lý nợ xấu chặt chẽ để duy trì mức rủi ro tín dụng có thể kiểm soát được, tỷ lệ nợ xấu có thể giải quyết được. Tuy nhiên so với năm 2005, từ năm 2006 nợ xấu có dấu hiệu tăng, bởi lẽ ngân hàng mở rộng mạng lưới mạnh mẽ, hình ảnh của ngân hàng ngày càng được cải thiện, nhiều khách hàng đến giao dịch tại VPBank nên nợ xấu tăng là một điều tất yếu. Đồng thời, quyết định 493 đã góp phần vào sự kiểm soát chặt chẽ của NHNN vào vấn đề gia hạn , đảo nợ nhằm đánh gía đúng bản chất các khoản nợ. 2.2.3 Tình hình quản lý nợ xấu tại VPBank giai đoạn 2005 -2007 Với thực trạng Nợ xấu như trên, trong giai đoạn qua, VPBank đã có những biện pháp nỗ lực trong việc quản lý Nợ xấu tại ngân hàng. Cụ thể là: 2.2.3.1 Hạn chế Nợ xấu phát sinh Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro Một trong các biện pháp quản lý rủi ro trong chiến lược quản lý rủi ro của VPBank là đa dạng hoá danh mục đầu tư Quản trị danh mục làm cân đối và kiềm chế rủi ro danh mục bằng cách nhận dạng , dự báo và kiểm soát mức độ rủi ro với từng thị trường, ngành hàng khác nhau, khách hàng, mặt hàng, loại sản phẩm tín dụng và điều kiện khác nhau. Nhiều chuyên gia ngân hàng cho răng đa dạng hoá là một trong những giải pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả nhất trong chiến lược quản lý rủi ro tín dụng . Các hình thức đa dạng hoá danh mục đầu tư bao gồm : + Không tập trung cấp tín dụng vào một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực kinh tế + Không dồn vốn đầu tư một hoặc một số khách hàng. Theo quy định của NHNN Việt Nam thì dư nợ cho vay của một tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% , đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của TCTD. + Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, đa dạng hoá phương thức cấp tín dụng. Để thực hiện tốt chiến lược quản trị rủi ro tín dụng, VPBank đã xây dựng bộ máy bộ máy quản tri rủi ro tín dụng, bộ máy này được tổ chức chặt chẽ theo nhiều cấp như sau Ban kiểm soát do Đại hội cổ đong bầu ra gồm 3 thành viên trong đó hai thành viên chuyên trách. Hội đồng tín dụng và Ban tín dụng: VPBank có hai hội động tín dụng theo khu vực miền Bắc và miền Nam, mỗi chi nhánh cấp 1 có một ban tín dụng. Hội đồng tín dụng có nhiệm vụ giải quết các khoản vay vượt quá hạn mức giao cho của các chi nhánh cấp 1 Hội đồng ALCO : có nhiệm vụ quản lý thanh khoản , quyết định cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn hợp lý và hiệu quả, ban hành các hạn mức trong hoạt động kinh doanh, quyết định triển khai các sản phẩm mới. Đồng thời hội đồng ALCO cũng có nhiệm vụ theo dõi sát diễn biến thị trường về lãi suất, tỷ giá và những khả năng có thể gây ra rủi ro khác để có giải pháp phù hợp trong việc quản lý nguồn và sử dụng nguồn sao cho có hiệu quả nhất cho VPBank, đảm bảo khả năng sinh lời cao nhất đồng thời đáp ứng được các yêu cầu của NHNN về các chỉ số an toàn. Hệ thống kiểm tra - kiểm toán nội bộ : trực thuộc ban điều hành về nhân sự được phân bổ cho mỗi chi nhánh câp 1 có ít nhất 1- 2 người, tại hội sở có ít nhất 7 người. Bộ phận kiêm tra kiểm toán nội bộ có chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động thường ngày và tất cả các giai đoạn trước trong và sau trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của ngân hàng. Với bộ máy quản trị rủi ro như trên đã giúp cho VPBank trong giai đoạn này đã hạn chế được rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình và đạt kết quả cao trong kinh doanh. Tỷ lệ nợ xấu thấp, nằm trong sự kiểm soát của ngân hàng và có xu hướng giảm dần trong các năm sau. Thực hiện quy trình quản lý tín dụng Trước tiên VPBank đã xây dựng một chính sách tín dụng cụ thể bao gồm các yếu tố chính: đối tượng chovay, nguyên tắc cho vay, các điều kiện mà qu ngân hàng xét duyệt việc cấp tín dụng hay không, các mức cho vay của từng chi nhánh, thời hạn cấp tín dụng, thời hạn thu hồi vốn, mức lãi suất và các điều kiện về tài sản tiền vay Với chính sách tín dụng này, bước đầu đã giúp cho hoạt động tín dụng của VPBank đạy những kết quả nhất định và đặc biệt hiệu quả an toàn về vốn cao. Ngày 13/5/2002, Hội đồng quản trị Ngân hàng VPBank ban hành quyết định số 427/QĐ – HĐQT về quy trình nghiệp vụ tín dụng bao gồm 8 bước: Ngân hàng quảng cáo: - trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi... Khách hàng đến ngân hàng xin vay vốn NV A/O cá nhân : - Làm việc với KH - Hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn 3. Thẩm định hồ sơ NV A/O cá nhân: - Tiến hành thẩm định chung về KH - Chuyển hồ sơ TSĐB sang phòng thẩm định TSĐB Phòng thẩm định TSĐB - Thực hiện định giá TSĐB - lập tờ trình 5. Hoàn thiện hồ sơ tín dụng P. thẩm định TSĐB: - Lập hợp đồng bảo đảm tiền vay - Làm thủ tục công chứng và nhận bàn giao tài sản NV A/O cá nhân nhập kho hồ sơ TSBĐ, lập Hợp đồng tín dụng...trình lãnh đạo ký. 4. NV A/O cá nhân tập hợp hồ sơ trình ban TD/ Hội đồng tín dụng - Tờ trình thẩm định TSĐB - Tờ trình của nhân viên A/O cá nhân - Hồ sơ KH cung cấp 6. Thực hiện quyết định cấp tín dụng NV A/O cá nhân chuyển Hợp đồng tín dụng đến bộ phận Giao dịch để giải ngân. . Kiểm tra và xử lý nợ vay - NV A/O cá nhân chịu trách nhiệm kiểm tra mục đích sử dụng vốn, tình hình tài chính và hoạt động của KH, theo dõi thu gốc, lãi... - P.Thẩm định TSĐB kiểm tra về TSĐB. - Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ kiểm tra lại việc thu lãi 8. Tất toán Hợp đồng tín dụng 5. Hoàn thiện hồ sơ tín dụng P. thẩm định TSĐB: - Lập hợp đồng bảo đảm tiền vay - Làm thủ tục công chứng và nhận bàn giao tài sản NV A/O cá nhân nhập kho hồ sơ TSBĐ, lập Hợp đồng tín dụng...trình lãnh đạo ký. 6. Thực hiện quyết định cấp tín dụng NV A/O cá nhân chuyển Hợp đồng tín dụng đến bộ phận Giao dịch để giải ngân. 7. Kiểm tra và xử lý nợ vay - NV A/O cá nhân chịu trách nhiệm kiểm tra mục đích sử dụng vốn, tình hình tài chính và hoạt động của KH, theo dõi thu gốc, lãi... - P.Thẩm định TSĐB kiểm tra về TSĐB. - Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ kiểm tra lại việc thu lãi 8. Tất toán Hợp đồng tín dụng Cũng trong năm 2002, ra đời của quy trình nghiệp vụ tín dụng còn có sự thay đổi quan trọng đó là việc tách bộ phận thẩm định tài sản đảm bảo độc lập hoàn toàn với phòng tín dụng. Qua sơ đồ trên ta có thể thấy quy trình nghiệp vụ tín dụng của VPBank là một quy trình khép kín, đầy đủ và chặt chẽ, bao gồm tất cả các khâu từ khi tiếp xúc, gặp gỡ khách hàng, thẩm định, ra quyết định cho vay, thực hiện giải ngân đến khi hoàn tất hợp đồng. Trong mỗi khâu đều quy định các bước chi tiết, cụ thể, hướng dẫn những việc cần làm và phân định trách nhiệm rõ ràng. Một quy trình tín dụng chặt chẽ là cơ sở của những khoản vay an toàn và hiệu quả. Quy trình thẩm định khách hàng là khâu quan trọng và có tính quyết định trong việc xét duyệt cho vay của VPBank. Trong thời gian qua, trong khâu thẩm định khách hàng VPBank đã yêu cầu cán bộ tín dụng xem xét : tính hơp pháp hợp lệ của hồ sơ vay vốn; tình hình tài chính của khách hàng; tính khả thi của phương án xin vay và khả năng đảm bảo tiền vay. Bên cạnh đó, CBTD còn phải phân tích các yếu tố phi tài chính khác như : bộ máy điều hành, lý lịch, năng lực và trình độ chuyên môn của người điều hành; các đối tác khách hàng; uy tín trong quan hệ giao dịch thanh toán của khách hàng VPBank cũng đã xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng. Hệ thống chấm điểm tín dụng do Hội đồng quản trị ban hành và nớ được sử dụng một cách linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng. Đối tượng khách hàng của VPBank bao gồm : + Khách hàng là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh thương mại - dịch vụ. + Khách hàng là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực trực tiếp sản xuất + Khách hàng là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng + Khách hàng cá nhân. Kiểm tra và giám sát và phát hiện rủi ro sau khi cho vay được coi là nhiệm vụ quan trọng của tất cả các bộ phận tham gia vào công tác tín dụng và được đánh giá là quan trọng không kém với việc đề xuất về một khoản cho vay. Để tránh rủi ro,VPBank đã thường xuyên thực hiện kiểm tra mục đích sử dụng vốn và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng Thời gian kiểm tra: Đối với tất cả các khoản vay được kiểm tra định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần, riêng đối với khoản vay theo hạn mức ngoài kiểm tra định kỳ thì phải kiểm tra theo từng lần đề nghị giải ngân của khách hàng. Phương thức kiểm tra : Kiểm tra liên tục tại nơi làm việc hoặc kiểm tra gián tiếp thông qua các báo cáo tài chính mà bên vay có trách nhiệm nộp bổ sung hàng quý theo quy định của ngân hàng. 2.2.3.2 Xử lý Nợ xấu đã pháp sinh Cơ cấu lại Nợ đối với khách hàng có phương án sản suất kinh doanh có hiệu quả. Ngân hàng xem xét khả năng trả nợ và tiêm lực phát triển đối với khách hàng để áp dụng các biệp pháp khác nhau như : Gia hạn nợ , đảo nợ... Xây dựng quy trình xử lý tài sản đảm bảo Tài sản đảm bảo là cơ sở để Ngân hàng thu hồi vốn tốt nhất khách hàng không trả được nợ. Vì vậy, VPBank rất coi trọng giải pháp sử lý tài sản đảm bảo trong việc xử lý nợ xấu. Để thực hiện một cách giải pháp này một cách tốt nhất, VPBank đã xây dựng một quy trình xử lý tài sản đảm bảo thông qua cho thuê và phát mại tài sản đảm bảo. Quy trình này được xây dựng bao gồm hai bước: Bước 1: Tiếp nhận, thu hồi tài sản: Đây là bước khó khăn nhất trong việc xử lý tài sản đảm bảo. Khách hàng không dễ dàng trao tài sản đã cầm cố , thế chấp cho ngân hàng. Do vậy, đầu tiên ngân hàng sử dụng các giải pháp mền dẻo để thuyết phục khách hàng. Trường hợp khó khăn, ngân hàng sử dụng các biện pháp nhờ đến sự can thiệp của chính quyền sở tại hoặc Toà án thực hiện các biện pháp cưỡng chế bắt buộc chuyển quyền sở hữu tài sản. Đối với các tài sản có liên quan tới vụ án thường rất phức tạp do tài sản không đầy đủ giấy tờ hợp pháp, tài sản đang tranh chấp Ngân hàng sẽ kiến nghị để các cơ quan hữu quan thao gỡ khó khăn, giúp đỡ trong việc thu hồi tài sản. Bước 2 : Tổ chức khai thác, phát mại tài sản. Sau khi tiếp nhận tài sản, ngân hàng tiến hành biện pháp khai thác tài sản để thu hồi vốn. Cụ thể, VPBank quy định như sau: Thứ nhất, đối với việc cho thuê tài sản : Hội đồng khai thác tài sản tại chi nhánh quyết định giá cho thuê tài sản trên cơ sở tham khảo giá mặt bằng cho thuê các tài sản tương đồng. Giá cho thuê sẽ được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để tìm đối tác đủ điều kiện. Thứ hai, đối với việc phát mại tài sản : ngân hàng quyết định bán tài sản theo một trong hai hình thức là tự bán đấu giá hoặc bán đấu giá qua trung tâm bán đấu giá tài sản, VPBank cũng tiến hành theo hướng dẫn của các văn bản pháp lý hiện hành. Xử lý nợ thông qua Công ty quản lý và khai thác tài sản (AMC) Thực hiện theo Quyết định của NHNH tháng 6/2006 VPBank đã thành lập Công ty quản lý và khai thác tài sản AMC trực thuộc VPBank để có thể tập trung nguồn lực vào việc xử lý và thanh lý tài sản đảm bảo nhằm tăng cường hiệu quả xử lý nợ xấu. AMC của VPBank có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, chịu trách nhiệm trong phạm vu số vốn và tài sản thuộc sở hữu của Công ty và do VPBank cấp bao gồm : - Vốn điều lệ VPBank cấp - Vốn vay các tổ chức tài chính tín dụng khác trong và ngoài nước - Các quỹ được phép trích lập - Vốn khác theo quy định của pháp luật AMC là công ty trực thuộc VPBank hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản đảm bảo. Chức năng của AMC là: Một mặt làm dịch vụ uỷ thác về quản lý và xử lý nợ, tài sản đảm bảo nợ xấu của VPBank. Mặt khác,thực hiện kinh doanh mua bán nợ xấu, tài sản đảm bảo nợ xấu với các tổ chứ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7682.doc
Tài liệu liên quan