Chuyên đề Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hải Phòng

MỤC LỤC

 Trang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

TÓM TẮT LUẬN VĂN

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1. Khái quát về nợ xấu của Ngân hàng thương mại 4

1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 4

1.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại 4

1.1.1.2. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 6

1.1.2. Nợ xấu của Ngân hàng thương mại 8

1.1.2.1. Khái niệm nợ xấu 8

1.1.2.2. Phân loại nợ xấu 10

1.2. Quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 11

1.2.1. Khái niệm quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 11

1.2.2. Nội dung quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 12

1.2.2.1. Xác định nợ xấu 12

1.2.2.2. Xử lý nợ xấu 17

1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới Quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 20

1.3.1. Nhân tố chủ quan 20

1.3.2. Nhân tố khách quan 23

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 26

2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hải Phòng 26

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hải Phòng 26

2.1.2. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hải Phòng 30

2.1.2.1. Huy động vốn 30

2.1.2.2. Hoạt động tín dụng 32

2.1.2.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 34

2.1.2.4. Các hoạt động khác 35

2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hải Phòng 36

2.2.1. Tình hình nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hải Phòng giai đoạn 2006 – 2008 36

2.2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hải Phòng 41

2.2.2.1. Xác định nợ xấu 41

2.2.2.2. Thực trạng xử lý nợ xấu 44

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hải Phòng 50

2.3.1. Kết quả đạt được 50

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 52

2.3.2.1. Hạn chế 52

2.3.2.2. Nguyên nhân 53

 

 

CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 62

3.1. Định hướng hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hải Phòng trong thời gian tới 62

3.1.1. Định hướng chung 62

3.1.2. Một số chỉ tiêu cụ thể 63

3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu 64

3.2.1. Xây dựng và triển khai chính sách quản lý rủi ro đồng bộ 64

3.2.2. Hoàn thiện và đảm bảo chất lượng công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ 64

3.2.3. Nâng cao trình độ và vai trò của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng 65

3.2.4. Xây dựng hệ thống thông tin nợ xấu 67

3.2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo tính tuân thủ 68

3.2.6. Xây dựng quy trình thẩm định tài sản bảo đảm 68

3.2.7. Xây dựng quy trình xử lý nợ xấu khoa học, thống nhất 69

3.2.8. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) 72

3.3. Một số kiến nghị 73

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan 73

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 75

3.3.3. Kiến nghị đối với Khách hàng 77

PHẦN KẾT LUẬN 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1840 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được qui định theo từng thời kỳ khác nhau cho từng kỳ hạn cho vay. Hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng và luôn tạo ra thu nhập chủ yếu của chi nhánh trong suốt nhiều năm qua. Bảng 2.2: - Kết quả hoạt động cho vay Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/-% Số tiền Tỷ trọng (%) +/-% 1 Cho vay ngắn hạn 399,028 68.00 514,951 64.56 29.05 586,663 61.99 13.93 2 Cho vay trung, dài hạn 187,750 32.00 282,699 35.44 50.57 359,663 38.01 27.22 Tổng cộng 586,778 100 797,650 100 35.94 946,327 100 18.64 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 – 2008) Nhìn chung, hoạt động cho vay có sự tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng cũng như dư nợ năm 2008/2007 so với 2007/2006 có sự sụt giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do sau giai đoạn hoạt động tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng tăng trưởng quá nóng, bước sang năm 2008 khi mà nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng phải đối diện với lạm phát, suy thoái thì hoạt động cho vay cũng bị thu hẹp, kéo theo đó là tốc độ tăng trưởng dư nợ có giảm so với giai đoạn trước. Mặc dù vậy, xét về số tuyệt đối thì dư nợ tại chi nhánh vẫn có sự gia tăng so với thời điểm cuối năm 2007. Tuy tỷ trọng cho vay trung dài hạn có chiều hướng tăng trong tổng dư nợ nhưng cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của chi nhánh vẫn ở mức độ tương đối hợp lý và nằm trong giới hạn định hướng của Ngân hàng Quân đội. Bên cạnh cho vay, hoạt động bảo lãnh của chi nhánh cũng có sự tăng trưởng khá. Cụ thể: (Nguồn: Cân đối ngoại bảng năm 2006 – 2008) Tổng giá trị bảo lãnh năm 2008 tăng trên 21% so với cuối năm 2007, đạt 288,191 triệu đồng, chủ yếu là bảo lãnh cho các đơn vi quốc phòng thực hiện thi công các công trình xây lắp như Xí nghiệp 7, Xí nghiệp 141, Xí nghiệp TK 21. So với năm 2007, giá trị bảo lãnh thanh toán giảm 15.54% tương đương giảm 4.66 tỷ đồng là do tại thời điểm cuối năm một số bảo lãnh hết thời hạn thanh toán. Nhìn chung, hoạt động bảo lãnh của chi nhánh phát triển tương đối tốt và làm gia tăng đáng kể doanh thu từ những hoạt động ngoài cho vay của chi nhánh theo đúng mục tiêu của NHTM hiện đại. 2.1.2.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Sau 10 năm đi vào hoạt động, Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hải Phòng đã tạo dựng được hình ảnh và uy tín nhất định đối với khách hàng trong và ngoài địa bàn Hải Phòng. Cùng với sự gia tăng của hoạt động cho vay, bảo lãnh thì các dịch vụ thanh toán của ngân hàng cũng được phát triển mở rộng. Doanh thu từ dịch vụ thanh toán L/C, chuyển tiền, chi trả lương hộ, kiểm đếm có sự gia tăng vượt bậc, từ 1,612 triệu đồng năm 2006 lên đến 4,780 triệu đồng năm 2007 và đến năm 2008 là 7,992 triệu đồng, tăng 67% so với năm 2007. Sự gia tăng doanh thu từ dịch vụ là một tín hiệu đáng mừng đối với mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận ổn định, an toàn và hiệu quả. Hoạt động thanh toán qua ATM: đến hết năm 2006 chi nhánh mới phát hành được trên 1.000 thẻ ATM Active Plus, đến năm 2007 là 5.000 thẻ và đến cuối năm 2008 là trên 10.000 thẻ. Tuy nhiên, số thẻ hoạt động thực sự chiếm tỷ trọng khoảng 70% với mức dư bình quân trên tài khoản thấp (dưới 2trđ/tài khoản), hầu hết thẻ được phát hành miễn phí và thực hiện miễn phí dịch vụ trong một khoảng thời gian ban đầu thường là 12 tháng. Vì thế, ở giai đoạn đầu hoạt động này hiện chưa phát huy tác dụng và chưa có thu nhập đủ để bù đắp chi phí. Tuy niên, việc mở rộng dịch vụ thẻ ATM sẽ tạo được hình ảnh tốt đối với khách hàng và có điều kiện để quảng bá hình ảnh Ngân hàng Quân đội, tạo tiền đề để phát triển các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng. 2.1.2.4. Các hoạt động khác Hoạt động đầu tư hiện ở cấp chi nhánh không được phép thực hiện, cơ quan Hội sở có các bộ phận, công ty trực thuộc chuyên trách để thực hiện các nghiệp vụ này như: Phòng Quản lý dự án đầu tư: chuyên thực hiện thẩm định và quản lý các dự án đầu tư góp vốn trực tiếp; Phòng Treasury: chuyên kinh doanh vốn trên thị trường liên ngân hàng; Công ty cổ phần Chứng khoán Thăng Long: chuyên quản lý việc đầu tư kinh doanh chứng khoán; Công ty Quản lý Quỹ Hà Nội: chuyên quản lý các quỹ đầu tư khác; Công ty cổ phần địa ốc MB: chuyên quản lý đầu tư kinh doanh bất động sản, khách sạn nhà hàng. Với hệ thống các bộ phận và công ty trực thuộc thực hiện kinh doanh chuyên môn hoá như trên đã thực sự mang lại hiệu quả cao cho Ngân hàng TMCP Quân đội trong suốt nhiều năm qua. 2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hải Phòng 2.2.1. Tình hình nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hải Phòng giai đoạn 2006 – 2008 Nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hải Phòng giai đoạn 2006 – 2008 có nhiều biến động, cả về tổng dư nợ cũng như tỷ trọng giữa các nhóm nợ, trước tiên ta xem xét thực trạng nợ xấu của chi nhánh dưới góc độ là các khoản nợ đang được theo dõi tại nội bảng, cụ thể: Bảng 2.3: - Cơ cấu dư nợ nội bảng theo nhóm nợ Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1 Dư nợ nhóm 1 505,019 86.07 724,784 90.86 884,455 93.46 2 Dư nợ nhóm 2 59,103 10.07 40,848 5.12 50,346 5.32 3 Dư nợ nhóm 3 11,436 1.95 24,341 3.05 8,107 0.86 4 Dư nợ nhóm 4 1,271 0.22 1,604 0.20 2,117 0.22 5 Dư nợ nhóm 5 9,949 1.70 6,073 0.76 1,302 0.14 Tổng cộng 586,778 100 797,650 100 946,327 100 (Nguồn: Báo cáo Phân loại nợ và trích lập DPRR - Phòng QLTD các năm 2006 – 2008) Năm 2006 tổng dư nợ xấu (nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5) là 81,759 triệu đồng, chiếm 13.94% tổng dư nợ nội bảng. Năm 2007 con số này có sự sụt giảm, còn 72,866 triệu đồng, chiếm 9.13% tổng dư nợ. Đến thời điểm 31/12/2008, dư nợ xấu đã giảm xuống đáng kể (giảm 10,994 triệu đồng), chỉ còn chiếm 6.54% tổng dư nợ, tương đương dư nợ là 61,872 triệu đồng. Trong đó, nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng lớn nhất (5.32% tổng dư nợ nội bảng), chủ yếu là khoản nợ của Công ty TNHH Vũ Hải: 9,790 trđ, Xí nghiệp TK21: 8.325 trđ, Công ty TNHH Cường Đạt Hải Phòng: 5,884 trđ, Công ty CP đầu tư thương mại Nam Thắng: 2,840 trđ, Công ty CP xây dựng Thành Linh: 3,982 trđ, Công ty TNHH dịch vụ TM Anh Phát: 3,290 trđ, Công ty TNHH TM dịch vụ vận tải Minh Vũ: 1,548 trđvà một số khách hàng doanh nghiệp, cá nhân khác. Nợ nhóm 3 và nhóm 5 tại 31/12/2008 giảm đi đáng kể so với năm 2007, tuy nhiên nợ nhóm 4 lại gia tăng nhưng không nhiều (tăng 514 trđ so với năm 2007), một phần là do các khoản nợ từ nhóm 3 bị chuyển lên nhóm nợ cao hơn. Nợ nhóm 3 chủ yếu là khoản nợ của DNTN TM và vận tải Mạnh Cường: 2,200 trđ, Công ty TNHH Minh Đạt: 1,100 trđ, Công ty CP XD TM Xuân Mai: 2,548 trđ, Công ty TNHH may TM Bắc Nam: 982 trđ, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật phát thanh truyền hình: 945 trđ và một số khoản vay của các khách hàng doanh nghiệp, cá nhân khác. Mặc dù nợ xấu được theo dõi tại nội bảng có chiều hướng giảm xuống, đặc biệt là các khoản nợ nhóm 5. Tuy nhiên, con số dư nợ xấu tại nội bảng giảm xuống không đồng nghĩa với việc chất lượng của các khoản nợ phải thu từ phía khách hàng được nâng lên. Vì vậy, để đánh giá một cách toàn diện về tình hình nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hải Phòng ta cần xem xét đến các khoản nợ được theo dõi tại ngoại bảng. (Nguồn: Cân đối ngoại bảng năm 2006 – 2008) Nợ ngoại bảng đã được xử lý bằng quỹ DPRR năm 2007 không tăng nhiều so với năm 2006, đây là khoản nợ của Công ty Sông Hồng: 11,754 trđ, Xí nghiệp 583: 4,475 trđ, Xí nghiệp Bình Minh: 1,032 trđ, Chi nhánh Công ty XNK Vật tư đường biển Hải Phòng: 440 trđ, Công ty TNHH Xây dựng Phú Quý 1.351 trđ, Phạm Thị Huệ: 337 trđ. Đến cuối năm 2008, chi nhánh tiếp tục dùng quỹ DPRR để bù đắp các khoản nợ của Xí nghiệp 141: 8,891 trđ, một phần khoản nợ của Công ty TNHH Bình An: 1,250 trđ, nâng tổng số nợ đã xử lý bằng quỹ DPRR theo dõi tại ngoại bảng lên đến 28,735 trđ. Qua biểu đồ 2.3 cho thấy, dư nợ ngoại bảng tại 31/12/2008 tăng 48.2% so với năm 2007, tương ứng tăng 9,346 triệu đồng. Như vậy, mặc dù nợ xấu tại nội bảng đã giảm 10,994 triệu đồng nhưng thực chất tổng nợ xấu của chi nhánh chỉ giảm được 1,648 triệu đồng, thay vào đó là việc gia tăng các khoản nợ ít có khả năng thu hồi (nợ theo dõi ngoại bảng). Biểu đồ 2.4 sẽ cho ta cái nhìn tổng thể hơn về tình hình nợ xấu tại chi nhánh. (Nguồn: Phòng QLTD – Chi nhánh Hải Phòng) Tổng nợ xấu của chi nhánh đã có xu hướng giảm xuống, đây là một tín hiệu đáng mừng nhất là trong tình hình nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng giai đoạn nửa cuối năm 2008 gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các khoản nợ ít có khả năng thu hồi lại có xu hướng tăng cao, buộc ngân hàng phải bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro, điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra, nợ xấu phải xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro không có dấu hiệu giảm xuống cho thấy công tác quản lý nợ xấu của Chi nhánh còn chứa đựng nhiều bất cập. Đến cuối năm 2008, tình hình nợ xấu được theo dõi tại ngoại bảng chia theo thời gian phát sinh như sau: Bảng 2.4: - Nợ ngoại bảng chia theo thời gian phát sinh Đơn vị: Triệu đồng Thời gian xử lý bằng quỹ DPRR Dư nợ tại 31/12/2008 Tỷ trọng - Trước năm 2006 15,146 52.71% - Năm 2006 2,148 7.48% - Năm 2007 1,300 4.52% - Năm 2008 10,141 35.29% Tổng 28,735 100.00% (Nguồn: Phòng QLTD – Chi nhánh Hải Phòng) Qua đây cho thấy phần lớn các khoản nợ đang được theo dõi tại ngoại bảng đều có thời gian phát sinh từ trước năm 2006, công tác xử lý, thu hồi nợ đã xử lý bằng quỹ DPRR không có nhiều tiến triển. Nhìn chung, với quan niệm về nợ xấu như đã trình bày, tình hình nợ xấu của Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hải Phòng còn có xu hướng diễn biến theo chiều hướng bất lợi, khả năng thu hồi các khoản nợ suy giảm mạnh đối với cả các khoản nợ mới phát sinh và các khoản nợ đã được xử lý bằng quỹ dự DPRR. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều diễn biến bất lợi theo chiều hướng suy giảm như hiện nay, với tình hình nợ xấu của Chi nhánh hiện tại đặt công tác quản lý nợ xấu cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc theo những chính sách nhất định và tăng cường hơn nữa công tác đánh giá, lựa chọn khách hàng nhằm ngăn chặn ngay từ đầu nợ xấu có thể phát sinh. 2.2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hải Phòng 2.2.2.1. Xác định nợ xấu Trước năm 2008, Ngân hàng TMCP Quân đội thực hiện phân loại nợ theo điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 v/v sửa đổi bổ sung QĐ 493, theo đó việc phân loại nợ chủ yếu dựa trên tiêu chí về thời gian khoản vay bị chậm trả hoặc khoản vay đã được cơ cấu. Sau khi Ngân hàng Nhà nước phê duyệt cho Ngân hàng TMCP Quân đội được áp dụng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN vào Quý IV/2008, theo đó các khoản nợ được phân loại thành 5 nhóm nợ, cụ thể: Nhóm 1- Nợ đủ tiêu chuẩn: bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Nhóm 2 - Nợ cần chú ý: bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn: bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ: bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn: bao gồm các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Việc phân định các khoản nợ vào 5 nhóm nợ nêu trên dựa vào kết quả đánh giá khách hàng, khoản vay theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng TMCP Quân đội. Theo đó, việc xếp hạng tín dụng được thực hiện theo từng khách hàng (đối với các khách hàng là Doanh nghiệp có dư nợ trên 500 trđ, Định chế tài chính) và thực hiện theo từng phương án vay vốn cụ thể (đối với khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp có dự nợ dưới 500 trđ) tại thời điểm xét duyệt cho vay và theo định kỳ hàng quý. Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hải Phòng đã thực hiện đánh giá, phân loại khách hàng và tình trạng các khoản nợ tại 31/12/2008 tương ứng theo kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ, cụ thể: Bảng 2.5: - Phân loại nợ theo kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ STT Phân loại khách hàng Số lượng khách hàng Dư nợ (trđ) tại 31/12/2008 Phân loại nợ 1 AAA 15 128,490 Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn 2 AA 177 298,435 3 A 212 457,530 4 BBB 15 38,921 Nhóm 2 - Nợ cần chú ý 5 BB 17 11,425 6 B 12 4,983 Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn 7 CCC 10 3,124 8 CC 6 1,873 Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ 9 C 1 244 10 D 2 1,302 Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn Tổng 467 946,327 (Nguồn: Phòng QLTD – Chi nhánh Hải Phòng) Mặc dù các khoản nợ chỉ được phân chia thành 5 nhóm nợ tương ứng với khả năng thu hồi nợ và mức độ tổn thất nhưng việc phân loại khách hàng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ lại được phân chia chi tiết thành 10 nhóm khách hàng. Việc phân loại khách hàng như vậy sẽ giúp ngân hàng đánh giá khách hàng một cách chi tiết, dưới nhiều góc độ và theo các tiêu chí khác nhau. Từ đó có thể xác định được cụ thể mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến kết quả xếp hạng tín dụng, giúp cho chuyên viên quan hệ khách hàng chủ động hơn trong việc quản lý khách hàng cũng như đề xuất các chính sách tín dụng, biện pháp xử lý, thu hồi nợ phù hợp. Việc phân loại nợ trên cơ sở kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ so với kết quả phân loại nợ theo điều 6 Quyết định Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 v/v sửa đổi bổ sung QĐ 493 có một số chênh lệch nhất định, cụ thể: Bảng 2.6: - Kết quả phân loại nợ nội bảng tại 31/12/2008 STT Chỉ tiêu Phân loại nợ theo điều 7 Phân loại nợ theo điều 6 Chênh lệch Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ +/- % 1 Dư nợ nhóm 1 884,455 93.46 884,570 93.47 115 0.01% 2 Dư nợ nhóm 2 50,346 5.32 48,203 5.09 (2,143) -4.26% 3 Dư nợ nhóm 3 8,107 0.86 10,467 1.11 2,360 29.11% 4 Dư nợ nhóm 4 2,117 0.22 1,785 0.19 (332) -15.70% 5 Dư nợ nhóm 5 1,302 0.14 1,302 0.14 - 0.00% Tổng cộng 946,327 100 946,327 100 (Nguồn: Phòng QLTD – Chi nhánh Hải Phòng) Bảng 2.6 cho thấy việc phân loại nợ, xác định nợ xấu theo những tiêu chí khác nhau sẽ cho ta kết quả về tình hình nợ xấu khác nhau, từ đó sẽ ảnh hưởng tới việc đưa ra các chính sách quản lý nợ xấu cũng như đánh giá thực trạng tình hình nợ xấu của ngân hàng. Phân loại nợ xấu theo điều 6 do đánh giá chủ yếu dựa trên thời gian quá hạn của các khoản nợ nên chưa đề cập đến đối tượng khách hàng có tình hình kinh doanh gặp khó khăn hoặc đang có những yếu tố bất lợi trong nội tại nhưng lại chưa được biểu hiện thông qua khả năng thanh toán các khoản nợ do chưa đến kỳ hạn trả nợ. Vì vậy, nếu phân loại nợ theo điều 6 sẽ cho kết quả là các khoản nợ nhóm 2 giảm 4.26% so với phân loại nợ theo điều 7. Tuy nhiên, khi các khoản nợ đã bị quá hạn và được xác định là nợ xấu thì việc đánh giá, phân loại nợ theo điều 6 cho ra kết quả khắt khe hơn theo điều 7. Theo đó, một số khoản nợ mặc dù đã quá hạn trên 90 ngày nhưng kết hợp đánh giá với các tiêu chí khác như tình hình tài chính, các nhân tố về thị trường tiêu thụ, tổng quan nền kinh tếthì kết quả là khách hàng cũng như khoản vay được đánh giá với mức độ rủi ro thấp hơn. Đối với các khoản vay bị suy giảm đáng kể khả năng thu hồi (nợ nhóm 4, nhóm 5) thì việc phân loại theo điều 6 hay điều 7 sẽ không có nhiều sự chênh lệch vì về cơ bản thời gian chậm trả của khoản vay nếu xem xét ở một khoảng thời gian đủ dài (từ 180 ngày trở lên) cũng đã phản ánh tương đối đầy đủ khả năng thanh toán nợ của khách hàng trong điều kiện có sự tác động tổng thể của các yếu tố khác. Nhìn chung, trong quản lý nợ xấu việc xác định nợ xấu một cách chuẩn xác sẽ có tác động tích cực đến hoạch định chính sách quản trị rủi ro nói chung và chính sách quản lý nợ xấu nói riêng. Trên cơ sở tình hình nợ xấu đã được xác định, ngân hàng mới có thể đưa ra những biện pháp cũng như kế hoạch cụ thể cho công tác xử lý nợ xấu và kiểm soát nợ xấu ở một mức độ nhất định, phù hợp với chính sách quản trị rủi ro đã đề ra. 2.2.2.2. Thực trạng xử lý nợ xấu Để công tác xử lý nợ xấu đạt kết quả, tiết kiệm thời gian và chi phí, việc phân tích, đánh giá và tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh nợ xấu trước khi tiến hành các biện pháp xử lý là cần thiết. Đối với những khoản nợ xấu phát sinh do nguyên nhân khách quan thì có thể áp dụng các biện pháp nhắc nhở, đôn đốc, cơ cấu các khoản nợ nếu đánh giá khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả. Đối với những khoản nợ xấu phát sinh do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng thì cần phải áp dụng ngay từ đầu những biện pháp mạnh hơn như xiết nợ, xử lý tài sản bảo đảm hay sử dụng công cụ pháp lý nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Với quan điểm xử lý nợ xấu như trên, Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hải Phòng đã tiến hành xử lý nợ xấu, cụ thể: */ Đôn đốc thu hồi nợ Việc đôn đốc thu hồi nợ luôn được thực hiện thường xuyên đối với tất cả các khoản nợ của chi nhánh. Với sự hỗ trợ của hệ thống phần mềm T24, định kỳ hàng tháng, hàng tuần chuyên viên hỗ trợ quan hệ khách hàng lập danh sách các khoản vay đến hạn thanh toán và thông báo cho chuyên viên quan hệ khách hàng để chủ động làm việc với khách hàng. Vì vậy, những khoản nợ xấu phát sinh hầu như không có tình trạng do khách hàng quên hoặc nhầm lịch trả nợ. Việc đánh giá xếp hạng tín dụng nội bộ đã giúp ngân hàng chủ động theo sát tình hình khách hàng, nhắc nhở và đôn đốc đối với những khoản vay chưa đến hạn nhưng khách hàng được phân loại vào nhóm có rủi ro về khả năng thanh toán nợ cao. Đối với những khoản nợ xấu đã thực sự phát sinh thì việc đôn đốc khách hàng không chỉ dừng lại ở liên lạc qua điện thoại mà chuyên viên quan hệ khách hàng tiến hành gặp trực tiếp khách hàng và kiểm tra, đánh giá tình hình kinh doanh hiện tại, nắm bắt các nguồn thu để thu hồi nợ, tránh trường hợp khách hàng có nguồn tiền nhưng lại sử dụng vào những mục đích khác. */ Tái cơ cấu các khoản nợ Biện pháp này chỉ được chi nhánh sử dụng trong trường hợp chuyên viên quan hệ khách hàng nắm bắt được tình hình khách hàng và kiểm soát được hoạt động kinh doanh của họ thông qua những phương án kinh doanh chắc chắn có hiệu quả. Thực tế việc gia hạn nợ tại chi nhánh theo chiều hướng ngày càng thắt chặt, đặc biệt là dưới tác động không mấy thuận lợi của nền kinh tế vĩ mô trong năm vừa qua. Năm 2007, chi nhánh đã thực hiện gia hạn nợ với tổng dư nợ là 11,250 trđ. Đến năm 2008, tổng dư nợ được gia hạn là 5,782 trđ, giảm 5,468 trđ so với năm 2007. Thời gian gia hạn là từ ba đến sáu tháng. Trong thời gian gia hạn, chi nhánh thường xuyên nắm bắt tình hình khách hàng, hoạt động kinh doanh, làm việc trực tiếp với phía đối tác của khách hàng và quản lý doanh thu, do vậy đã thu hồi được một phần khoản nợ xấu đã được gia hạn trong năm. Có thể thấy việc gia hạn nợ sẽ đem lại hiệu quả nhất định trong công tác xử lý nợ xấu, không chỉ giảm bớt gánh nặng chi phí vốn cho doanh nghiệp (mức lãi suất gia hạn được tính bằng 120% lãi suất cho vay tại thời điểm gia hạn nhưng không vượt quá lãi suất cho vay tối đa theo quy định của Ngân hàng nhà nước, mức lãi suất phạt quá hạn được tính bằng 150% lãi suất cho vay tại thời điểm gia hạn) mà quan trọng hơn, khách hàng sẽ thấy được thiện chí và quan điểm chia sẻ khó khăn của ngân hàng, từ đó tác động tích cực đến tinh thần hợp tác và cam kết trả nợ của khách hàng. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến mức độ và thời gian thu hồi nợ trong công tác xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đã xem xét và thực hiện cấp thêm vốn đối với một số khách hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại thép, thép phế liệu. Với nhận định thị trường thép nửa cuối năm 2008 gặp khó khăn, tuy nhiên đây là mặt hàng thiết yếu góp phần thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh tế nên sẽ phục hồi dần trong thời gian tới nên việc cấp thêm vốn cho các khách hàng này sẽ giúp họ duy trì hoạt động kinh doanh và đảm bảo cho các khoản vay hiện tại không bị chậm trả. */ Xử lý tài sản bảo đảm, yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh Trong tình hình hiện nay, xử lý tài sản bảo đảm được coi là một biện pháp hữu hiệu giúp ngân hàng có thể thu hồi nợ xấu với chi phí thấp trong điều kiện tài sản có tính khả mại và hoàn thiện về mặt pháp lý. Đặc biệt với tài sản bảo đảm không phải là bất động sản (hàng hóa, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị) thì việc xử lý tài sản không mất nhiều thời gian và thủ tục tương đối đơn giản, chủ yếu do khách hàng hoặc ngân hàng tự phát mại mà không thông qua đấu giá công khai hay Trung tâm bán đấu giá. Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hải Phòng đã làm việc với khách hàng và thực hiện phát mại tài sản bảo đảm, thu hồi nợ xấu của một số khách hàng như: Chi nhánh Cty XNK Vật tư đường biển Hải Phòng: 440 trđ, Cty TNHH Xây dựng Phú Quý 1.351,4 trđ, Lê Văn Xuân: 42 trđ. Việc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cũng được chi nhánh triển khai áp dụng, đặc biệt đối với các khoản vay lương, tín chấp của cán bộ nhân viên thuộc các cơ quan nhà nước, đơn vị Quốc phòng. Trong thời gian qua, việc thu hồi nợ xấu bằng biện pháp này đã mang lại kết quả nhất định, hầu hết các khoản nợ xấu tín chấp đều đã được thu hồi. Đối với người bảo lãnh bằng tài sản, chi nhánh cũng đã yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thông qua hình thức nộp tiền thanh toán nợ hoặc bàn giao tài sản bảo lãnh. */ Phối hợp với Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân đội (AMC) Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân đội – AMC được thành lập với nhiệm vụ: Tiếp nhận, quản lý các khoản nợ và tài sản bảo đảm nợ vay liên quan đến các khoản nợ phải xử lý của Ngân hàng TMCP Quân đội Hoàn thiện hồ sơ có liên quan đến các khoản nợ theo quy định của pháp luật Chủ động bán các tài sản bảo đảm nợ vay thuộc quyền định đoạt của Ngân hàng Quân đội theo giá thị trường bằng các hình thức: tự bán công khai trên thị trường, bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, bán cho Công ty mua bán nợ khác Xử lý tài sản bảo đảm nợ vay bằng các biện pháp thích hợp: cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh, góp vốn liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ Mua bán nợ tồn đọng của các tổ chức tín dụng khác, thẩm định giá tài sản. Là cơ quan chuyên trách về xử lý nợ xấu, AMC có quyền trực tiếp làm việc với cơ quan hữu quan, thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ. Với đội ngũ nhân viên am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm và chuyên môn sâu, AMC là một kênh thu hồi nợ xấu độc lập và có hiệu quả. Hiện tại, AMC có thể thực hiện thu hồi nợ xấu phát sinh từ hoạt động cho vay của Ngân hàng Quân đội theo hai hình thức: i) AMC thực hiện các biện pháp thu hồi nợ xấu như một hoạt động cung cấp dịch vụ có thu phí. Phí được tính trên cơ sở giá trị khoản nợ được thu hồi và tỷ lệ phí tương ứng. Theo hình thức này, khoản nợ xấu vẫn được ngân hàng hạch toán và theo dõi trong suốt quá trình AMC thực hiện các biện pháp thu hồi nợ. ii) AMC thực hiện nghiệp vụ mua bán nợ với ngân hàng. Theo đó, hai bên sẽ thỏa thuận một mức giá nhất định đối với khoản nợ cần được thu hồi. Sau khi khoản vay được bán cho AMC, ngân hàng thực hiện tất toán toàn bộ khoản nợ. Thực tế thời gian qua, Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hải Phòng mới chỉ thực hiện chuyển giao hồ sơ một khoản vay cho AMC vào tháng 06/2008 theo hình thức thuê dịch vụ có thu phí. Tuy nhiên, hiện AMC vẫn đang trong quá trình làm việc và thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay, việc thu hồi nợ xấu vẫn chưa đạt kết quả. */ Sử dụng công cụ pháp lý để đòi nợ Việc ngân hàng kiện khách hàng ra tòa do khách hàng không thanh toán nợ cho ngân hàng theo các điều khoản đã ký kết thường chỉ được áp dụng trong trường hợp khách hàng trây ỳ hoặc tài sản bảo đảm đang thế chấp hoặc cầm cố tại ngân hàng được đánh giá là không đủ giá trị để thanh toán nợ xấu. Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hải Phòng cũng đã thực hiện các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật để khởi kiện một số khách hàng như Trung tâm đào tạo tin học ngoại ngữ tư thục Bạch Đằng, Công ty TNHH Thắng Tuyết, Công ty TNHH vận tải Đức Tuấn. Đến nay, khoản nợ của Trung tâm đào tạo tin học ngoại ngữ tư thục Bạch Đằng đã được thu hồi. Riêng đối với khoản nợ của Công ty TNHH Thắng Tuyết do tài sản bảo đảm là hàng hóa đã bị bán hết và hiện đơn vị vẫn còn khoản phải thu từ phía đối tác nên toàn bộ quyền đòi nợ đối với khoản phải thu này đã được quyết định chuyển giao cho Ngân hàng Quân đội để thu hồi nợ. Tuy nhiên, hiện phía đối tác vẫn chưa có khả năng thanh toán cho ngân hàng vì thế khoản nợ xấu của Công ty TNHH Thắng Tuyết vẫn chưa được xử lý. Ngoài biện pháp khởi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2557.doc
Tài liệu liên quan