MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 6
LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9
1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại 9
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 9
1.1.2. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 9
1.2. Rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại 10
1.2.1. Khái niệm rủi ro lãi suất 10
1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất 10
1.2.2.1. Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản 10
1.2.2.2. Sự thay đổi của lãi suất thị trường khác với dự kiến của NH 10
1.2.2.3. NH sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng 10
1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro lãi suất 13
1.2.3.1. Khe hở lãi suất 13
1.2.3.2. Thu nhập ròng từ lãi và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) 15
1.2.4. Các mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất 16
1.2.4.1. Mô hình định giá lại 16
1.2.4.2. Mô hình thời lượng 17
1.3. Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại 19
1.3.1. Mục tiêu của quản lý rủi ro lãi suất 19
1.3.2. Các biện pháp quản lý rủi ro lãi suất 19
1.3.2.1. Duy trì sự phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản 20
1.3.2.2. Sử dụng hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi lãi suất 20
1.3.2.2.1. Hợp đồng tương lai 20
1.3.2.2.2. Hợp đồng quyền chọn 22
1.3.2.2.3. Hợp đồng hoán đổi lãi suất 25
1.3.2.3. Sử dụng lãi suất trần, sàn và khoảng trần - sàn lãi suất 27
1.3.2.3.1. Trần lãi suất 27
1.3.2.3.2. Sàn lãi suất 28
1.3.2.3.3. Khoảng trần – sàn lãi suất 29
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 30
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 30
2.1.1. Lịch sử hình thành 30
2.1.2. Thuận lợi và khó khăn 31
2.1.2.1. Thuận lợi 31
2.1.2.2. Khó khăn 32
2.1.3. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 33
2.2. Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 38
2.2.1. Diễn biến lãi suất trong thời gian qua (từ năm 2006 đến nay) 38
2.2.1.1. Lãi suất VND 39
2.2.1.2. Lãi suất USD 42
2.2.2. Thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 44
2.2.2.1. Thực trạng khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất luỹ kế trên tổng tài sản 44
2.2.2.2. Tình hình tuân thủ Nghị quyết ALCO về giới hạn khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất luỹ kế trên tổng tài sản 46
2.2.2.3. Thực trạng tổn thất do rủi ro lãi suất gây ra 47
2.2.3. Các biện pháp quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 47
2.2.3.1. Chương trình quản lý giá trị chịu rủi ro lãi suất (VaR lãi suất) 47
2.2.3.2. Dự báo lãi suất và thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt 49
2.2.3.3. Sử dụng các công cụ phái sinh 51
2.2.3.4. Điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn nguồn và tài sản 55
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 57
2.3.1. Những mặt đã đạt được 57
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 59
2.3.2.1. Hạn chế 59
2.3.2.2. Nguyên nhân 60
2.3.2.2.1. Nguyên nhân khách quan 60
2.3.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan 61
CHƯƠNG III : Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 63
3.1. Định hướng quản lý rủi ro lãi suất của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 63
3.1.1. Mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 63
3.1.2. Định hướng quản lý rủi ro lãi suất giai đoạn 2006 – 2010 64
3.2. Đề xuất tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 65
3.2.1. Xây dựng quy chế quản lý rủi ro lãi suất phù hợp với mô hình tổ chức mới 66
3.2.2. Lựa chọn phương pháp đo lường khe hở lãi suất phù hợp, kết hợp với làm tốt công tác dự báo lãi suất để nhận biết rủi ro lãi suất 67
3.2.3. Bổ sung các chỉ tiêu lượng hóa rủi ro lãi suất 69
3.2.4. Nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng chống rủi ro lãi suất 71
3.2.4.1. Điều chỉnh kỳ hạn của nguồn và tài sản, thực hiện điều hành, cân đối vốn có hiệu quả 71
3.2.4.2. Mở rộng số lượng các giao dịch phái sinh lãi suất 73
3.2.4.3. Các giải pháp khác 75
3.3. Kiến nghị 76
3.3.1. Đối với NHNN Việt Nam 76
3.3.2. Đối với Chính phủ 77
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỷ, tăng 19% so với năm 2007, hoàn thành 111% kế hoạch năm.
Huy động vốn đạt 201.141 tỷ, tăng trưởng 25,7% so với năm 2007; hoàn thành 121% kế hoạch năm. Huy động vốn bình quân đạt 158.466 tỷ, tăng 11,2% so với năm 2007. Thị phần huy động vốn của BIDV năm 2008 đạt 13,3% tăng nhẹ so với mức 13,2% cuối năm 2007.
Tổng dư nợ tín dụng (bao gồm TTUT và cho thuê tài chính) đạt 158.470 tỷ tăng 26,1% so với năm 2007. Thị phần tín dụng của BIDV trong hệ thống NHTM năm 2008 đạt 12,4%; tăng 0.7% so với mức 11,7% cuối năm 2007.
Dư nợ tín dụng cho vay nền kinh tế (không bao gồm TTUT và cho thuê tài chính) đạt 149.419 tỷ tăng 26,5% so với năm 2007, đạt 98% kế hoạch tăng trưởng tín dụng. Trong 9 tháng đầu năm: mức tăng tín dụng là 19.098 tỷ đồng, đặc biệt tính riêng Quý 4/2008, mức tăng đạt 12.215 tỷ đồng (chiếm 39% mức tăng tín dụng trong năm). Mức tăng trưởng mạnh này (khi nền kinh tế xuất hiện dấu hiệu suy giảm) đã bổ sung nguồn vốn tập trung cho xuất khẩu, các dự án trọng điểm cần đẩy nhanh tiến độ, cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa,… đã góp phần quan trọng là kênh dẫn vốn kịp thời cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu trong Quý 4/2008.
BIDV luôn nghiêm túc thực hiện theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của NHNN:
+ Kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ đạo, kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 27%.
+ Đồng thời, BIDV là ngân hàng tiên phong trong cắt giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm thiết yếu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tài trợ xuất khẩu (trong vòng 5 tháng cuối năm 2008 đã thực hiện 10 lần cắt giảm lãi suất cho vay từ 21% xuống 10%). Với động thái trên, dư nợ tín dụng của BIDV trong 5 tháng cuối năm 2008 đã tăng ròng 18943 tỷ đồng so với mức tăng dư nợ tín dụng 7 tháng đầu năm chỉ là 12.730 tỷ đồng.
Thu dịch vụ ròng đạt 1.953 tỷ, tuy chỉ hoàn thành 93% kế hoạch năm nhưng đã có mức tăng trưởng rất cao; gấp 2,19 lần so với năm trước, thể hiện sự nỗ lực và cố gắng của toàn ngành trong công tác dịch vụ. Kết quả này đã đưa BIDV lần đầu tiên đứng đầu hệ thống NHTM về kết quả hoạt động dịch vụ.
Doanh số mua bán ngoại tệ: ước đạt 41 tỷ USD, tăng 80% so với năm 2007.
Nhìn chung các chỉ tiêu quy mô thực hiện đến 31/12/2008 đều có tăng trưởng so với năm 2007 và hoàn thành 100% kế hoạch kinh doanh đề ra. Tuy nhiên tính bền vững vẫn chưa được đảm bảo: tốc độ tăng trưởng huy động vốn thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng thể hiện qua số bình quân (11,2% huy động vốn bình quân và 31,2% so với dư nợ tín dụng bình quân)…ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, khả năng cân đối nguồn vốn – sử dụng vốn theo loại tiền và kỳ hạn.
Các chỉ tiêu chất lượng: Tiếp tục chuyển dịch theo đúng hướng chỉ đạo của Hội đồng quản trị:
Thu nợ hạch toán ngoại bảng đạt 871 tỷ, hoàn thành 97% kế hoạch năm. Nếu tính cả các khoản nợ đã ký hợp đồng bán nợ nhưng chưa thu được tiền trong năm thì chỉ tiêu này đạt 1.043 tỷ đồng, hoàn thành 116% kế hoạch năm.
Tỷ lệ nợ xấu: theo điều 7 quyết định 493 (tương đương với chuẩn mực quốc tế) được kiểm soát chặt chẽ. Tỷ lệ nợ xấu đến 31/12/2008 đã được kiểm soát <3% (đạt 2,05%, giảm tuyệt đối 552 tỷ so với đầu năm). Chất lượng tín dụng được cải thiện mạnh mẽ so với năm 2007 là do trong năm 2008 BIDV đã tập trung thực hiện thu nợ vay chứng khoán, thắt chặt cho vay bất động sản, cơ cấu lại các khoản nợ gặp khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới theo chủ trương của Chính phủ, tập trung thu nợ xấu trong bảng, đồng thời gắn với đánh giá định hạng doanh nghiệp, cho vay có chọn lọc, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng gắn với chất lượng tín dụng.
Tỷ trọng nợ nhóm 2/Tổng dư nợ: đạt 17,8%, giảm so với tỷ trọng 21% thời điểm đầu năm, gần đạt so với kế hoạch được giao (kế hoạch: 17,6%, theo khuyến nghị của Moody’s: ≤12%).
Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn chiếm 38% tổng dư nợ (kế hoạch: 40%)
Dư nợ có tài sản đảm bảo chiếm 70% tổng dư nợ (kế hoạch: 70%).
Dư nợ ngoài quốc doanh chiếm 70% tổng dư nợ (kế hoạch: 70%).
Như vậy, nhìn chung các chỉ tiêu chất lượng đều diễn biến tương đối theo hướng mục tiêu, dù một số tỷ trọng biến động chưa đạt yêu cầu (tỷ lệ nợ nhóm 2/ Tổng dư nợ còn cao, tỷ lệ bán lẻ/Tổng dư nợ đạt thấp,…).
Các chỉ tiêu, chỉ số về hiệu quả và an toàn hoạt động: Hoàn thành xuất sắc và tiếp tục duy trì hiệu quả kinh doanh ở mức cao:
Chênh lệch thu – chi (gồm thu nợ hạch toán ngoại bảng) đạt 6.338 tỷ, đạt 102% kế hoạch năm, tăng 14,1% so với năm 2007.
Trích đủ dự phòng rủi ro theo quyđịnh: Năm 2008 trích được 3.910 tỷ dự phòng rủi ro, hoàn thành 118% kế hoạch, đưa dư quỹ dự phòng rủi ro đạt 5.874 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế đạt 2.428 tỷ, hoàn thành 84% kế hoạch năm.
Các chỉ số về hiệu quả kinh doanh còn thấp hơn mục tiêu đề ra: Chỉ sos ROE đạt 13,6%. Chỉ số ROA đạt 0,75%. Hệ số an toàn vốn CAR đạt 8,64%.
Có thể nói, các chỉ số hiệu quả về cơ bản vẫn duy trì ở mức năm 2007 là do trong năm BIDV đã quán triệt quan điẻm chỉ đạo của Chính phủ và NHNN về việc chủ động chia sẻ khó khăn với khách hàng thong qua công cụ lãi suất dẫn đến thu nhập ròng từ lãi giảm sút so với tiềm năng thực tế.
Tóm lại: Trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước diễn biến nhanh, phức tạp và khó dự đoán, kết quả đạt được trong giai đoạn 2006-2008 và đặc biệt năm 2008, của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam có thể nói là một sự nỗ lực, sự cố gắng phi thường của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn hệ thống BIDV, đặc biệt là sự quyết liệt, tỉnh táo, sự năng động, sáng tạo trong điều hành của Ban lãnh đạo đã đưa ra các quyết sách điều chỉnh kịp thời, thích ứng với tình hình thị trường đưa hoạt động của BIDV vượt qua những khó khăn, thách thức để hoàn thành một cách toàn diện, xuất sắc, vượt trội các chỉ tiêu KHKD đề ra. BIDV đã luôn đi đầu, gương mẫu, chủ động thực hiện nhanh và có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ về việc cung ứng vốn cho các dự án quan trọng, chấp hành nghiêm túc chính sách tiền tệ thắt chặt của Ngân hàng Nhà nước, góp phần không nhỏ vào thành quả, kết quả chung của kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng.
2.2. Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.2.1. Diễn biến lãi suất trong thời gian qua (từ năm 2006 đến nay)
2.2.1.1. Lãi suất VND
Năm 2006, Chính phủ đã có bước tiến dài về môi trường pháp lý cho hoạt động NH. Cơ chế tín dụng, cơ chế bảo đảm tiền vay được hoàn thiện theo hướng một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp vay vốn. Mặt khác, mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn cho toàn hệ thống. Chính sách tiền tệ được điều hành một cách thận trọng, linh hoạt và phù hợp với diễn biến thực tế. Chính vì vậy việc cho áp dụng lãi suất thỏa thuận, bước đột phá thực hiện tự do hóa lãi suất, lãi suất trên thị trường vẫn tương đối ổn định. Lãi suất VND có xu hướng tăng nhẹ phản ánh đúng quan hệ cung cầu: lãi suất huy động tăng khoảng 0,1 – 0,4%/năm, lãi suất cho vay tương đối ổn định. Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm 2006, lãi suất huy động có xu hướng tăng chủ yếu ở nhóm NHTM cổ phần; các NHTM Nhà nước không tăng lãi suất huy động tiết kiệm nhưng mở rộng phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn khoảng 0,1-0,3%/năm. Điều này phần nào tác động đến tâm lý thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, lãi suất huy động VND về cơ bản ít biến động. Lãi suất huy động phổ biến kỳ hạn 3 tháng là 7,56 - 8,52%/năm, 6 tháng là 7,8 - 8,76%/năm, 12 tháng là 8,4 - 9,24%/năm. Lãi suất cho vay ít biến động so với mặt bằng lãi suất cho vay cuối năm 2005 nhưng vẫn ở mức khá cao, nhất là các NHTM cổ phần. Lãi suất cho vay phổ biến ở mức 10,2 - 13,8%/năm đối với cho vay ngắn hạn và 10,8 - 15,3%/năm đối với cho vay trung, dài hạn.
Năm 2007 Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì các mức lãi suất chủ đạo. Lãi suất cơ bản được giữ vững ở mức 8,25%/năm. Tuy nhiên diễn biến lãi suất VND trên thị trường vẫn có nhiều biến động.
Những tháng đầu năm 2007, lãi suất của các NHTM Nhà nước khá ổn định do khả năng cung vốn dồi dào, phổ biến ở mức 2,4% - 3%/năm (không kỳ hạn), 3 tháng là 7,2 - 7,74%/năm, 6 tháng là 7,44 - 7,8%/năm, 12 tháng là 8,04 - 8,4%/năm. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất huy động của khối các NHTMCP tăng khoảng 0,05 - 0,45%/năm do nhu cầu vốn của thị trường chứng khoán tăng mạnh. Khi đó, nhiều người dân rút tiền gửi tiết kiệm để đổ vào chứng khoán, buộc các NH phải tăng lãi suất để giữ chân khách hàng và cạnh tranh với kênh đầu tư chứng khoán. Lãi suất huy động vốn ngắn hạn có thời điểm tăng tới trên 10%/năm.
Không chỉ dừng lại ở đó, đến cuối tháng 11, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng biến động mạnh, có thời điểm vọt lên 12%/năm, cao hơn cả lãi suất cho vay của các NHTM. Cộng thêm nhu cầu vốn giải ngân của các doanh nghiệp cuối năm tăng cao, tác động tới lượng vốn khả dụng đã đẩy lãi suất huy động của các NHTM vào đợt tăng mới, buộc NHNN phải bơm 10.000 tỷ đồng vào thị trường để bình ổn lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ở mức 8%/năm.
Lãi suất cho vay VND tương đối ổn định. Lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 9,84 - 13.8%/năm, trung dài hạn ở mức 11,4 – 16,2%/năm.
Tuy nhiên, năm 2008 mới thực sự là một năm mặt bằng lãi suất có nhiều biến động mà nổi bật nhất là những cuộc chạy đua lãi suất của các NHTM cổ phần. Ngay từ đầu năm, lãi suất đã có xu hướng tăng nhẹ khi nhu cầu vốn từ các doanh nghiệp vẫn cao cho kỳ kinh doanh Tết Nguyên đán. Tháng 2/2008, NHNN quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm nhằm tiến tới thiết lập mối quan hệ hợp lý giữa lãi suất điều hành của NHNN với lãi suất thị trường, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ về điều hành chính sách tiền tệ năm 2008. Trong thời gian này, lãi suất huy động phổ biến ở mức không kỳ hạn 3,48%/năm, kỳ hạn 3 tháng 10,38%/năm, kỳ hạn 6 tháng 10,5%/năm, kỳ hạn 12 tháng 10,78%/năm; lãi suất cho vay phổ biến ở mức ngắn hạn 14,6%/năm, trung và dài hạn 16,2%/năm.
Tháng 5/2008, NHNN chính thức bỏ cơ chế lãi suất thỏa thuận, bỏ trần lãi suất. Thay vào đó, quy định các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh bao gồm lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay VND theo nguyên tắc lãi suất kinh doanh không vượt quá 150% lãi suất cơ bản mà NHNN công bố áp dụng cho từng thời kỳ. Đồng thời công bố điều chỉnh lãi suất cơ bản lên 12%/năm. Không lâu sau đó, lãi suất cơ bản tiếp tục được đưa lên một mốc mới 14%/năm báo hiệu một cuộc đua lãi suất mới bắt đầu. Đã có thời điểm, lãi suất huy động tăng lên đến 19,8%/năm. Tuy nhiên việc điều chỉnh các mức lãi suất bằng đồng Việt Nam lần này nhằm tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ “thắt chặt”, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Bảng 2.2: Diễn biến lãi suất cơ bản trong năm 2008
Loại Lãi suất
Giá trị
Văn bản quyết định
Ngày áp dụng
Lãi suất cơ bản
7%/năm
172/QĐ-NHNN
01/02/2009
Lãi suất cơ bản
8.5%/năm
3161/QĐ-NHNN
22/12/2008
Lãi suất cơ bản
10%/năm
2948/QĐ-NHNN
05/12/2008
Lãi suất cơ bản
11%/năm
2809/QĐ-NHNN
21/11/2008
Lãi suất cơ bản
12%/năm
2559/QĐ-NHNN
05/11/2008
Lãi suất cơ bản
13.%/năm
2316/QĐ-NHNN
21/10/2008
Lãi suất cơ bản
14%/năm
2131/QĐ-NHNN
01/10/2008
Lãi suất cơ bản
14%/năm
1906/QĐ-NHNN
01/09/2008
Lãi suất cơ bản
14%/năm
1434/QĐ-NHNN
01/07/2008
Lãi suất cơ bản
14%/năm
1317/QĐ-NHNN
11/06/2008
Lãi suất cơ bản
12%/năm
1257/QĐ-NHNN
01/06/2008
Lãi suất cơ bản
12%/năm
1099/QĐ-NHNN
19/05/2008
Lãi suất cơ bản
8.75%/năm
978/QĐ-NHNN
01/05/2008
Lãi suất cơ bản
8.75%/năm
689/QĐ-NHNN
01/04/2008
Lãi suất cơ bản
8.75%/năm
479/QĐ-NHNN
01/03/2008
Lãi suất cơ bản
8.75%/năm
305/QĐ-NHNN
01/02/2008
Lãi suất cơ bản
8.25%/năm
3096/QĐ-NHNN
01/01/2008
Càng về những tháng cuối năm 2008, áp lực ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội càng tăng cao. Để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu, kích cầu đầu tư, tiêu dùng và thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, NHNN liên tục hạ lãi suất cơ bản. Mặt bằng lãi suất trên thị trường nhờ đó có xu hướng giảm dần tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng đảm bảo khả năng huy động vốn và thanh toán, hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, kinh doanh phát triển.
Năm 2009 là năm được báo hiệu là một năm cực kỳ khó khăn cho nền kinh tế thế giới nói chung cũng như kinh tế Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy, để ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm cho người lao động, NHNN đã quyết định đưa lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam từ mức 8,5% xuống còn 7%/năm, đồng thời các tổ chức tín dụng được thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với một số nghiệp vụ cho vay. Như vậy, trần lãi suất cho vay trên thị trường sẽ chỉ còn 10,5%/năm, đúng bằng một nửa đỉnh cao đạt được giữa năm ngoái.
Hiện nay, NHNN cũng đang triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 4%/năm cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh. Do đó, mặt bằng lãi suất cho vay của các NHTM sau khi đã được hỗ trợ hiện đang dao động trong khoảng 4-6,5%/năm.
2.2.1.2. Lãi suất USD
Lãi suất USD của các NHTM trong nước thường diễn biến theo sự điều chỉnh của FED. Tuy nhiên, NHNN hiện chưa có quy định nào về việc điều chỉnh lãi suất đối với USD, nói cách khác lãi suất USD đang được thả nổi một cách bất hợp lý.
Biểu đồ 2.3 : Biểu đồ lãi suất của FED giai đoạn 2001 - 2008
Trong năm 2006, FED đã ba lần điều chỉnh tăng lãi suất định hướng liên NH làm cho lãi suất USD trong nước có xu hướng tăng nhưng với mức tăng thấp hơn so với mức tăng của FED. Lãi suất USD tăng khoảng 0,2 – 0,6%/năm , phổ biến ở kỳ hạn 3 tháng là 3,9 – 4,2%/năm, 6 tháng là 4,05 – 4,4%/năm, 12 tháng là 4,65 – 4,9%/năm.
Nửa đầu năm 2007, lãi suất USD của các NHTM tiếp tục diễn biến tăng, một diễn biến ngược chiều với tác động từ chủ trương tăng mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHNN mới ban hành. Theo đó, lãi suất USD tăng ở mức 0,8 – 1,4%/năm, phổ biến ở kỳ hạn 3 tháng là 4,25 – 4,6%/năm, 6 tháng là 4,4 – 4,8%/năm, 12 tháng 5,25 – 5,75%/năm.
Tuy nhiên từ tháng 9/2007 đến nay, FED đã 10 lần cắt giảm lãi suất USD, đưa lãi suất này từ mức 5,25% về khoảng lãi suất 0 – 0,25% hiện nay. Theo đó, mức lãi suất USD trong nước có xu hướng giảm mạnh ở tất cả các kỳ hạn, phổ biến ở kỳ hạn 3 tháng là 1,5 – 1,7%/năm, 6 tháng là 2,0 – 2,3%/năm, 12 tháng là 2,6 – 2,9%/năm.
2.2.2. Thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.2.2.1. Thực trạng khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất luỹ kế trên tổng tài sản
Thực trạng khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất luỹ kế trên tổng tài sản của toàn hệ thống trong năm 2008 đánh giá theo từng loại tiền cụ thể như sau:
Đối với USD: Qua thống kê số liệu khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất luỹ kế trên tổng tài sản USD của các ngày cuối tháng trong năm cho thấy tỷ lệ này có sự dao động khá lớn giữa các thời điểm và đặc biệt cao trong những tháng cuối năm. Nếu như lãi suất USD ngắn hạn trên thị trường giảm thì BIDV sẽ được hưởng lợi từ việc duy trì khe hở lãi suất âm. Nhưng ngược lại, nếu lãi suất trên thị trường tăng thì BIDV sẽ gặp phải rủi ro lãi suất. Trong điều kiện kinh tế bất ổn như hiện nay, lãi suất USD trên thế giới đang biến động theo xu hướng có lợi cho BIDV. Tuy nhiên, tình hình biến động lãi suất USD trong nước chưa thực sự rõ nét và vẫn duy trì ở mức cao. Đặc biệt là đối với tình trạng dư thừa vốn ngoại tệ ngắn hạn như hiện nay, BIDV cần có biện pháp thu hẹp chênh lệch tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất ngắn hạn.
Đối với VND: Tỷ lệ khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất trên tổng tài sản VND giữa các thời điểm cuối tháng thay đổi khá nhiều. Khe hở âm tập trung chủ yếu ở các kỳ hạn O/N, 1 tháng, 2 tháng và 12 tháng.
Bảng 2.3: Tình hình khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất lũy kế
trên tổng tài sản đối với USD năm 2008
Thời điểm
Đến 3 tháng
Đến 6 tháng
Đến 9 tháng
Đến 12 tháng
Cuối tháng 1
-8.10%
-4.01%
-7.30%
-13.50%
Cuối tháng 2
-1.70%
-0.30%
-5.20%
-4.60%
Cuối tháng 3
-7.50%
-2.40%
-7.90%
-14.50%
Cuối tháng 4
-8.20%
-3.20%
-8.40%
-11.70%
Cuối tháng 5
-4.60%
-3.30%
-6.70%
-11.04%
Cuối tháng 6
-2.80%
-0.20%
-3.30%
-7.10%
Cuối tháng 7
-3.30%
-5.40%
-8.70%
-9.60%
Cuối tháng 8
-1.40%
-3.10%
-4.40%
-5.00%
Cuối tháng 9
-6.40%
-7.20%
-7.60%
-8.60%
Cuối tháng 10
-16.30%
-19.30%
-21.90%
-22.80%
Cuối tháng 11
-16.00%
-15.50%
-14.80%
-15.00%
22/12/2008
-20.20%
-18.12%
-19.97%
-21.53%
Bảng 2.4: Tình hình khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất lũy kế
trên tổng tài sản đối với VND năm 2008
Thời điểm
Đến 3 tháng
Đến 6 tháng
Đến 9 tháng
Đến 12 tháng
Cuối tháng 1
-30.70%
-21.60%
-16.60%
-14.00%
Cuối tháng 2
-32.80%
-25.20%
-20.70%
-18.50%
Cuối tháng 3
-30.50%
-27.20%
-21.40%
-19.50%
Cuối tháng 4
-26.90%
-18.20%
-13.80%
-14.40%
Cuối tháng 5
-27.80%
-20.20%
-17.90%
-15.50%
Cuối tháng 6
-30.30%
-20.90%
-17.90%
-15.50%
Cuối tháng 7
-22.10%
-15.50%
-15.20%
-14.70%
Cuối tháng 8
-26.20%
-17.90%
-15.70%
-15.10%
Cuối tháng 9
-28.90%
-21.10%
-18.50%
-19.30%
Cuối tháng 10
-22.60%
-15.20%
-11.40%
-11.90%
Cuối tháng 11
-25.70%
-24.30%
-21.90%
-18.90%
22/12/2008
-27.68%
-18.36%
-16.46%
-19.90%
2.2.2.2. Tình hình tuân thủ Nghị quyết ALCO về giới hạn khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất luỹ kế trên tổng tài sản
Ngày 22/9/2008, Hội đồng ALCO đã ra Nghị quyết số 5054/NQ-ALCO về giới hạn khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất trên tổng tài sản. Theo đó, giới hạn khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất trên tổng tài sản đối với các kỳ hạn đến 3 tháng là -25%, đến 6 tháng là -20%, đến 9 tháng là -15%, đến 12 tháng là -10%.
Như vậy, trong 3 tháng 9, 10, 11, khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất lũy kế trên tổng tài sản VND và USD của các kỳ hạn đến 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng có một số ngày vượt giới hạn quy định của ALCO. Khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất lũy kế đến 12 tháng bình quân của USD cao hơn giới hạn cho phép.
Bảng 2.5: Tình hình tuân thủ giới hạn khe hở tài sản
nhạy cảm lãi suất luỹ kế trên tổng tài sản đối với USD năm 2008
Khoản mục
Đến 3 tháng
Đến 6 tháng
Đến 9 tháng
Đến 12 tháng
Tháng 9, 10 và 11/2008
Giới hạn
-25% đến +5%
-20%
-15%
-10%
Cao nhất
-22%
-24.1%
-24.4%
-25.5%
Thấp nhất
3.3%
1.6%
0.1%
-0.9%
Bình quân
-15.40%
-15.43%
-16.46%
-17.79%
Bảng 2.6: Tình hình tuân thủ giới hạn khe hở tài sản
nhạy cảm lãi suất luỹ kế trên tổng tài sản đối với VND năm 2008
Khoản mục
Đến 3 tháng
Đến 6 tháng
Đến 9 tháng
Đến 12 tháng
Tháng 9, 10 và 11/2008
Giới hạn
-30.0%
-25.0%
-25.0%
-20.0%
Cao nhất
-33.5%
-26.3%
-21.9%
-23.5%
Thấp nhất
-22.9%
-17.3%
-14.8%
-15.5%
Bình quân
-27.58%
-19.76%
-17.12%
-19.30%
2.2.2.3. Thực trạng tổn thất do rủi ro lãi suất gây ra
Giá trị thu nhập ròng từ lãi lớn gấp nhiều lần tổn thất do rủi ro lãi suất. Tuy nhiên mức độ tổn thất do rủi ro lãi suất gây ra có xu hướng tăng lên. Điều này được minh chứng cụ thể qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.7 : Biểu đồ thu nhập ròng từ lãi
và tổn thất do rủi ro lãi suất gây ra đối với BIDV
2.2.3. Các biện pháp quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.2.3.1. Chương trình quản lý giá trị chịu rủi ro lãi suất (VaR lãi suất)
Chương trình quản lý VaR lãi suất do Ban Quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp phối hợp với Trung tâm công nghệ xây dựng chính thức đi vào vận hành từ tháng 9/2008. Đây là công cụ quản lý rủi ro lãi suất mới được áp dụng tại BIDV, giúp đo lường mức độ tổn thất NH gặp phải từ rủi ro lãi suất, từ đó có thể giới hạn mức độ tổn thất tối đa, phù hợp với độ ưa thích rủi ro của NH trong từng thời kỳ.
VaR lãi suất (VaR – Value at Risk) là đại lượng dự báo mức tổn thất lớn nhất xảy ra đối với giá trị tài sản của NH do các biến động lãi suất trong điều kiện thị trường thông thường với một độ tin cậy cho trước.
VaR lãi suất đánh giá mức độ rủi ro thông qua việc sử dụng mô hình thống kê và mô phỏng để đo lường độ biến động giá trị tài sản của NH trước các biến động lãi suất trong điều kiện thị trường thông thường.
Qua theo dõi, số liệu VaR lãi suất trong 3 tháng vừa qua như sau:
Biểu đồ 2.8 : Biểu đồ giá trị VaR lãi suất trong 3 tháng cuối năm 2008
VaR lãi suất của VND và cả giỏ tiền có xu hướng tăng từ cuối tháng 10, đó là bởi những nguyên nhân sau:
+ Từ 20/10/2008 đến nay, NHNN đã thực hiện 5 đợt cắt giảm lãi suất cơ bản liên tục, đưa lãi suất cơ bản từ 14% xuống 8%/năm. Kéo theo đó, lãi suất thị trường cũng giảm mạnh ở tất cả các kỳ hạn.
+ Khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất kỳ hạn O/N và 3 tháng tăng cao hơn so với các tháng trước.
Bảng 2.9 : Diễn biến giá trị VaR lãi suất trong năm 2008
Khoản mục
VaR lãi suất USD (triệu đồng)
VaR lãi suất VND (triệu đồng)
VaR lãi suất giỏ tiền (USD, VND)
Cao nhất
18.565,48
81.463,31
85.560,68
Thấp nhất
13.606,40
41.025,00
46.516,00
Bình quân
16.310,20
53.766,01
58.710,81
2.2.3.2. Dự báo lãi suất và thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt
BIDV đã có bộ phận dự báo lãi suất và quản lý rủi ro lãi suất. Trước những diễn biến phức tạp về thanh khoản, biến động lãi suất thị trường, BIDV đã đưa ra những nhận định về xu hướng lãi suất , chủ động đề xuất báo cáo NHNN về điều chỉnh lãi suất. Đồng thời BIDV cũng hành động với vai trò là NH tiên phong, giảm lãi suất huy động vốn và cho vay để định hướng, dẫn dắt thị trường phù hợp với chuyển biến của nền kinh tế.
Khi NHNN thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản, Trung tâm quản lý và hỗ trợ ALCO đã thường xuyên phối hợp với Ban Quản lý rủi ro tín dụng xác định doanh số và lãi suất cho vay phát sinh để xem xét ảnh hưởng của việc thay đổi lãi suất đến thu nhập/chi phí của BIDV. Từ đó, đưa ra lãi suất điều hành phù hợp, đảm bảo lợi nhuận của BIDV.
Vào các tháng cuối năm 2008, trước những thay đổi theo xu hướng dư thừa vốn khả dụng, BIDV đã linh hoạt giảm mạnh lãi suất huy động vốn tại các kỳ hạn <3 tháng, hạn chế huy động vốn từ các định chế tài chính, gia tăng đầu tư tiền gửi với các đối tác có uy tín, xếp hạng tín dụng tốt, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có tính thanh khoản cao,…nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Trước áp lực các NHTM cạnh tranh lãi suất để thu hút vốn, BIDV thực hiện cơ chế điều hành lãi suất tối đa để chi nhánh làm căn cứ và chủ động quyết định, hạn chế tối đa rủi ro lãi suất cho NH. Lãi suất tối đa điều hành trong từng thời điểm được căn cứ vào xu hướng lãi suất thị trường, chi phí hoà vốn, trạng thái nhạy cảm lãi suất.
Ngoài ra, BIDV còn cho phép các chi nhánh thực hiện cơ chế mở, áp dụng chính sách lãi suất thoả thuận cho khách hàng lớn, tiềm năng để chi nhánh được chủ động và linh hoạt hơn trong cạnh tranh lãi suất, giữ ổn định nền vốn, nhưnh vẫn đảm bảo chi phí vốn hợp ký, tối đa không vượt quá lãi suất mua vốn FTP.
Trong giai đoạn huy động vốn khó khăn, thực hiện cơ chế khen thưởng kịp thời, áp dụng thống nhất cơ chế cấp bù lãi suất huy động cho các khoản tiền gửi lớn, chi nhánh thuộc địa bàn khó khăn, khuyến khích chi nhánh tích cực đẩy mạnh huy động vốn với chi phí vốn thấp, không mở rộng quy mô huy động vốn giá cao làm tăng chi phí đầu vào.
BIDV thực hiện cơ chế phối hợp giữa các Ban liên quan để xử lý nhanh các trường hợp huy động có ảnh hưởng đến thanh khoản và cân đối chung toàn ngành với yêu cầu lãi suất cạnh tranh.
Trong năm 2008, BIDV đã tổng cộng 36 lần điều chỉnh giá mua – bán vốn FTP theo loại tiền, kỳ hạn để phù hợp với diễn biến lãi suất thị trường, giữ ổn định nền vốn, phục vụ công tác phòng chống rủi ro lãi suất có hiệu quả.
Trong năm 2009, BIDV đã có những dự báo về lãi suất, tỷ giá như sau: Năm 2009, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục khó khăn, đặc biệt khi cuộc khủng hoảng trên toàn cầu vẫn đang diễn biến phức tạp. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ và gói giải pháp chống suy giảm kinh tế có đem lại hiệu quả như mong muốn và có gây ra lạm phát trong thời gian tới hay không vẫn đang là điều khó xác định.
+ Việc thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ để kích cầu đầu tư và tiêu dùng, lãi suất (huy động và cho vay) dự báo sẽ tiếp tục giảm, có thể thấp hơn mức phổ bíên của năm 2007 (lãi suất cho vay từ 9% - 11% và lãi suất huy động từ 6% - 8%).
+ Nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu do suy thoái kinh tế toàn cầu (giá cả hàng hóa giảm) và dòng vốn nước ngoài (FDI, ODA, FII) dự báo nhiều khả năng giảm và nếu quan hệ lãi suất VND và USD không được điều chỉnh hợp lý sẽ gây áp lực tăng tỷ giá. Đồng thời, để tăng sức cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, VND cần được phá giá hợp lý (như các quốc gia khác đang thực hiện), tỷ giá được dự báo có thể điều chỉnh lên mức 6% (cuối năm 2008, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá 3%).
2.2.3.3. Sử dụng các công cụ phái sinh
Từ năm 2007 đến nay, trên cơ sở nắm bắt nhu cầu thị trường, BIDV đã chủ động chỉ đạo các chi nhánh triển khai tiếp cận khách hàng thực hiện một số giao dịch hoán đổi lãi suất (giao dịch hoán đổi lãi suất một đồng tiền, giao dịch hoán đổi lãi suất hai đồng tiền hay giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo,…), đáp ứng nhu cầu khách hàng trong việc hạn chế rủi ro lãi suất, tăng thu cho ngân hàng. Đặc biệt,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng quản trị rủi ro tại BIDV những năm gần đây.doc