Chuyên đề Tăng cường quản lý rủi ro tại Công ty cho thuê tài chính- Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

Chương 1.Lý thuyết chung về quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 3

1.1 Tổng quan về hoạt động cho thuê tài chính 3

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động cho thuê tài chính 3

1.1.3 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho thuê tài chính 5

1.1.3 Phân loại hoạt động cho thuê tài chính 8

1.1.4. Ưu điểm của hoạt động cho thuê tài chính 12

1.2. Rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 13

1.2.1. Khái niệm rủi ro cho thuê tài chính 13

1.2.2. Phân loại rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 14

1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro của hoạt động cho thuê tài chính 15

1.3 Quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 17

1.3.1 Khái niệm quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 17

1.3.2 Nội dung quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính. 18

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính 25

Chương 2. Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty CTTC- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 28

2.1. Khái quát chung về công ty cho thuê tài chính –BIDV 28

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 28

2.1.2 Một số nét chính về công ty 29

2.2. Thực trạng về rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty CTTC-BIDV 40

2.2.1. Các loại rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính của Công ty 40

2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình rủi ro CTTC tại công ty 42

2.3. Thực trạng về quản lý rủi ro cho thuê tài chính tại công ty CTTC-BIDV 48

2.3.1. Về công tác phòng ngừa rủi ro cho thuê tài chính 48

2.3.2. Về công tác hạn chế tổn thất rủi ro gây ra 55

2.4. Đánh giá công tác quản lý rủi ro cho thuê tài chính tại công ty 57

2.4.1. Kết quả đạt được 57

2.4.2. Hạn chế 58

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế 59

Chương 3. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại công ty CTTC-BIDV 62

3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty giai đoạn 2010-2015 62

3.1.1. Mục tiêu phát triển chung của công ty 62

3.1.2. Định hướng phát triển năm 2010- 2011 62

3.1.3.Một số chỉ tiêu phát triển cụ thể 63

3.2. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tại công ty 64

3.2.1. Biện pháp tăng cường công tác phòng ngừa rủi ro 64

3.2.2. Biện pháp tăng cường công tác hạn chế tổn thất rủi ro gây ra 68

3.3. Một số kiến nghị 68

3.3.1. Kiến nghị với chính phủ 68

3.3.2. Kiến nghị với các Bộ, Ban ngành chức năng 69

3.3.3. Kiến nghị với BIDV 71

KẾT LUẬN 73

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2397 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường quản lý rủi ro tại Công ty cho thuê tài chính- Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t động của mình. Thứ tư, công ty thực hiện cho vay vốn lưu động và thực hiện bao thanh toán. Thứ năm, công ty được phép thực hiện hoạt động ngoại hối theo các nội dung ghi trong Giấy phép hoạt động ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước cấp. Ngoài ra, Công ty cũng được thực hiện các hoạt động khác theo quy định pháp luật như: -Tư vấn cho khách hàng về những dịch vụ có liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính. -Thực hiện các dịch vụ uỷ thác, quản lý tài sản và bảo lãnh liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính. -Đầu tư, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản thế chấp, cầm cố đã chuyển thành tài sản do công ty quản lý để sử dụng hoặc kinh doanh theo các quy định của pháp luật. -Thực hiện các nghiệp vụ khác theo uỷ quyền của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. 2.2.2.2. Cơ cấu tổ chức Công ty cho thuê tài chính – BIDV hoạt động dựa trên các nguyên tắc phù hợp với quy định Pháp luật, của Ngân hàng nhà nước và BIDV sau: - Công ty cho thuê tài chính-Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chịu sự quản lý của của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về vốn, về kế hoạch phát triển kinh doanh, về tổ chức nhân sự và chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước về nội dung và phạm vi hoạt động nghiệp vụ. - Công ty thực hiện các nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về tài chính, tín dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của mình. - Công ty chịu sự quản lý, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Từ mô hình tổ chức đơn giản khi mới thành lập năm 1998 với 01 Ban lãnh đạo, 03 phòng chức năng Kinh doanh, Tổng hợp, Kế toán, đến năm 2009, mô hình tổ chức và hoạt động của Công ty CTTC BIDV đã có nhiều biến chuyển tích cực. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN ĐIỀU HÀNH Các phòng chức năng Phòng Quan hệ khách hàng I Phòng Quan hệ khách hàng II Phòng Quan hệ khách hàng III Phòng Quản trị rủi ro Phòng Quản trị tín dụng Phòng Cho thuê nội ngành Phòng Tổ chức - hành chính Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Kế toán - Tài chính Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Công ty CTTC đến ngày 31/12/2009 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009- Công ty CTTC- BIDV) Mô hình tổ chức mới vừa tăng tính chuyên môn hóa của mỗi Phòng, Ban vừa làm mối quan hệ giữa Công ty với Hội sở chính BIDV và giữa các bộ phận trong Công ty rõ ràng và chặt chẽ hơn. Mối quan hệ giữa các Ban, Trung tâm tại Hội sở chính BIDV với các phòng thuộc Công ty CTTC trong nghiệp vụ là mối quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ và phối hợp triển khai nhiệm vụ cụ thể theo Quy chế điều hành của Tổng giám đốc và các quy trình , quyết định nghiệp vụ có liên quan. Đồng thời, giữa các phòng nghiệp vụ trong Công ty CTTC cũng có mối quan hệ rất mật thiết, cùng phối hợp công tác theo các quy trình nghiệp vụ và theo chức năng, nhiệm vụ từng phòng. Ngoài ra, Chi nhánh, Phòng giao dịch, Điểm giao dịch thuộc Công ty chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ về nghiệp vụ của các phòng tại trụ sở chính Công ty tùy theo chức năng, nhiệm vụ từng phòng để cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của các Phòng, Ban trong Công ty được quy định cụ thể như sau: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban điều hành Theo Điều lệ của Công ty, Hội đồng quản trị có chức năng quản trị Công ty theo các quy định của Pháp luật, Điều lệ tổ chức, và hoạt động của BIDV nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn mà BIDV đã giao quản lý. Ban kiểm soát có chức năng kiểm soát hoạt động của Công ty. Ban điều hành bao gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc, có nhiệm vụ điều hành hoạt động của công ty, đảm bảo thực hiện các kế hoạch và mục tiêu của Công ty cũng như của BIDV. Phòng quan hệ khách hàng Hiện tại, Công ty có 3 phòng Quan hệ khách hàng, thực hiện hai nhiệm vụ chính là: công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng và tham gia công tác cho thuê tài chính. Phòng Quản lý rủi ro Thực hiện 4 nhiệm vụ chủ yếu sau Quản lý tín dụng, Quản lý rủi ro tín dụng, Quản lý các rủi ro tác nghiệp Chống rửa tiền. Đây là bộ phận đánh giá rủi ro của các dự án cho thuê tài chính, đề xuất và thực hiện các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro có khả năng xảy ra. Phòng Quản trị tín dụng Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho thuê tài chính với khách hàng theo quy định, quy trình của công ty. Phòng cho thuê nội ngành Cho thuê tài chính với các tài sản mua bán từ chi nhánh BIDV Cho thuê tài chính đối với các tài sản mua bán tập trung toàn ngành. Phòng Kế hoạch tổng hợp Thực hiện các công tác kế hoạch tổng hợp, quản lý hệ thống chất lượng ISO và thực hiện công tác pháp chế- chế độ Công tác nghiệp vụ: đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành các nghiệp vụ, giải pháp phát triển nghiệp vụ Phòng Tài chính - Kế toán Phòng Tài chính- Kế toán thực hiện ba công tác chính là : công tác tài chính, công tác điện toán, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào nhiệp vụ kế toán và công tác kho quỹ. Phòng Tổ chức hành chính Thực hiện tổ chức nhân sự Thực hiện các công tác văn phòng, hành chính quản trị 2.1.3. Kết quả hoạt độngcủa Công ty giai đoạn 2006-2009 Theo Điều lệ của Công ty, vốn hoạt động của Công ty bao gồm: Vốn điều lệ, các Quỹ bao gồm : quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự trữ bổ sung vốn lưu động, các loại quỹ khác và lợi nhuận chưa chia, vốn huy động được và các loại vốn khác. a, Về quy mô nguồn vốn Theo dõi sự thay đổi của nguồn vốn qua các năm 2006-2009 có thể thấy tổng nguồn vốn của Công ty không ngừng gia tăng từ năm 2006- 2008, tuy nhiên trong năm 2009, tổng tài sản giảm 57.25 tỷ ( giảm 3.6%) do dư nợ nội ngành giảm mạnh. Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn 2006-2009 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Tổng nguồn vốn 949,821 1,192,369 1,705,377 1,648,000 Tốc độ tăng trưởng (%) - 25.54 43.02 -3.36 Vốn tự có 221,322 237,621 274,503 304,318 -Tỷ trọng (%) 23.30 19.93 16.10 18.47 -Tốc độ tăng trưởng (%) - 7.36 15.52 10.86 Vốn huy động 719,680 945,454 1,402,044 1,335,309 Tốc độ tăng trưởng (%) - 31.37 48.29 -4.76 Trong đó -Nhận tiền gửi 19,526 35,200 64,508 22,399 Tỷ trọng (%) 2.06 2.95 3.78 1.36 Tốc độ tăng trưởng (%) - 80.27 83.26 -65.28 -Vay từ TCTDkhác 700,154 910,254 1,337,536 1,306,969 Tỷ trọng (%) 73.71 76.34 78.43 79.31 Tốc độ tăng trưởng (%) - 3.57 2.74 1.12 - Vốn khác 8,819 9,294 28,830 8,373 Tỷ trọng(%) 0.93 0.78 1.69 0.51 Tốc độ tăng trưởng (%) - 5.39 210.20 -70.96 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty CTTC-BIDV năm 2006-2009) Từ bảng 2.1, có thể thấy quy mô nguồn vốn của Công ty tăng liên tục qua các năm từ 2006-2008, tuy nhiên đến năm 2009 đã bắt đầu bị suy giảm. Nếu như năm 2006, tổng nguồn vốn là 949,821 triệu đồng thì đến năm 2007 đã tăng lên 1,192,369 triệu, tốc độ tăng trưởng đạt 25.54% thì đến năm 2008 đã tăng mạnh lên 1,705,377 triệu đồng, tăng 43.02% so với năm 2007, do sự tăng mạnh của nguồn vốn huy động ( tăng 48.29%). Tuy nhiên trong năm 2009, do gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế suy thoái nên nguồn vốn chỉ còn 1,648,000 triệu đồng, giảm 57,377 triệu đồng so với năm 2008 do vốn huy động giảm mạnh, đặc biệt là khoản nhận tiền gửi( giảm 65.28%) và tài sản khác (giảm 70.96%). Cùng với sự gia tăng của nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn cũng ngày càng dịch chuyển theo hướng tích cực. Nếu như trong những năm đầu mới thành lập, công ty hoạt động chủ yếu dựa vào vốn tự có và nguồn vốn vay các TCTD khác, mà chủ yếu là BIDV, thì trong những năm từ 2006- 2009, công ty mở rộng nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác như BIC, Bảo hiểm tiền gủi Việt Nam. Năm 2006, tỷ trọng của vốn tự có là 23.3% thì đến năm 2008 chỉ còn 16.1% và năm 2009 là 18.47%. Trong khi đó, vốn huy động có mức tăng trưởng khá cao trong năm 2007 và 2008 ( lần lượt là 31.37% và 48.29%). Tuy nhiên, qua 15 năm hoạt động, công ty vẫn hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay từ BIDV, hoạt động nhận tiền gửi tuy cũng có sự tăng trưởng qua các năm nhưng chỉ chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn ( năm 2008 chiếm 3.78% và năm 2009 là 1.36%) . Đó là do khả năng huy động bằng các hình thức khác như phát hành trái phiếu, chứng chỉ nợ hay vay trên thị trường liên ngân hàng của công ty là rất khó khăn. Công ty không có mạng lưới chi nhánh, uy tín không đủ cao để cạnh tranh với các ngân hàng thương mai trong việc thu hút nguồn vốn từ dân cư nên khả năng tự huy động vốn gặp khó khăn. Đối với phát hành trái phiếu, công ty không đáp ứng được điều kiện về tỷ lệ nợ xấu dưới 5% , đồng thời vay vốn trên thị trường liên ngân hàng phải chịu mức lãi suất rất cao nên công ty cũng không thể thu hút vốn từ nguồn này. b, Hoạt động tín dụng của công ty Hoạt động tín dụng của công ty hiện nay vẫn chỉ có một sản phẩm dịch vụ duy nhất là cho thuê tài chính. Đó là do Công ty Cho thuê tài chính là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, nên không được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng của như các hoạt động khác liên quan. Cho đến nay, Công ty vẫn chưa được phép thực hiện các nghiệp vụ đầu tư tài chính và chưa đủ điều kiện để cho thuê vận hành. Có thể thấy, cho thuê tài chính là hoạt động chủ đạo của công ty, đưa lại doanh thu và lợi nhuận lớn nhất cho công ty. Bảng 2.2: Dư nợ cho thuê 2006-2009 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ ngoại ngành 548 58.5% 821 68.7% 1352 78% 1391 84.05% Dư nợ nội ngành 388 41.5% 406 31.3% 381 22% 264 15.95% Tổng dư nợ 936 100% 1227 100% 1733 100% 1655 100% Tăng trưởng tổng dư nợ qua các năm (%) 27,7% 45% -4,5% Tốc độ tăng trưởng ngành 12.29% 18.91% ( Nguồn: Báo cáo tổng kết từ năm 2006-2009 công ty cho thuê tài chính-BIDV) Tính đến 31/12/2009, tổng dư nợ cho thuê tài chính của công ty là 1655 tỷ đồng, giảm 4,5% so với năm 2008, do dư nợ nội ngành giảm mạnh ( giảm 117 tỷ đồng so với năm 2008) trong khi dư nợ ngoại ngành tăng ít ( tăng 39 tỷ). Nếu như trong giai đoạn trước, dư nợ tín dụng của công ty đều có mức tăng trưởng tốt và cao hơn mức tăng trưởng của toàn ngành, 27.7% năm 2007 và 45% năm 2008 thì năm 2009, trước những khó khăn của nền kinh tế nói chung cũng như những khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới có chất lượng tốt khiến hoạt động cho thuê tài chính của công ty giảm sút. Công ty CTTC không thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất của Chính phủ là một bất lợi lớn dẫn đến nền khách hàng không ổn định, các doanh nghiệp có dự án đầu tư hiệu quả hoặc giá trị hợp đồng lớn trên 3 tỷ đồng đều có động thái trả trước hoặc bỏ không giải ngân để vay ngân hàng nhằm được hưởng lãi suất ưu đãi. Đơn vị: tỷ đồng Biểu đồ 2.1.: Cho thuê tài chính nội ngành và ngoại ngành 2006-2009 Theo tiêu chí đối tượng cho thuê cũng như lãi suất cho thuê và mức độ rủi ro, hoạt động cho thuê tài chính của công ty được phân thành hai khu vực là cho thuê nội ngành và cho thuê ngoại ngành. - Cho thuê nội ngành Cho thuê nội ngành là hoạt động cho thuê tài chính đối với các tài sản mua bán từ các chi nhánh BIDV hoặc các tài sản mua bán tập trung toàn ngành. Tài sản thuê thường là hệ thống máy văn phòng, hệ thống điều hòa, máy rút tiền tự động, xe ô tô,… Tháng 11/2008 Công ty đã thành lập Phòng cho thuê nội ngành để thực hiện một cách tốt nhất khu vực cho thuê này. Tính đến ngày 31/12/2009, dư nợ cho thuê nội ngành đạt 264 tỷ đồng, giảm mạnh so với năm 2008 ( 381 tỷ đồng), năm 2007 ( 377 tỷ) và năm 2006 (388 tỷ đồng). Có thể thấy từ năm 2006- 2009, tỷ trọng cho thuê nội ngành giảm mạnh, nếu như năm 2006 chiếm 41.5% tổng dư nợ cho thuê tài chính thì năm 2009, tỷ trọng này chỉ còn 15.95%. Như vậy, Công ty đang mở rộng hoạt động sang khu vực cho thuê ngoại ngành- khu vực có khả năng sinh lời lớn hơn. Cho thuê tài chính ngoại ngành Cho thuê tài chính ngoại ngành là hoạt động cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính cho các khách hàng hoạt động ngoài hệ thống BIDV như các pháp nhân ( công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp Nhà nước, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã). Tài sản cho thuê cũng rất đa dạng, gồm các dây chuyền sản xuất, các sản phẩm công nghiệp, tiêu dùng, phương tiện thi công, xây dựng,… Năm 2007, số lượng dự án đã ký kết cho thuê tài chính ngoại ngành là 174 dự án, tổng giá trị cho thuê lên đến 1056 tỷ đồng, dư nợ cho thuê ngoại ngành cuối kỳ là 821 tỷ đồng, tăng 49,8% so với năm 2006. Dư nợ cho thuê đến 31/12/2008 của cho thuê ngoại ngành là 1352 tỷ đồng, tăng trưởng 65% so với cuối năm 2007( dư nợ 821 tỷ đồng) . Năm 2009, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng Công ty vẫn cố gắng phê duyệt 70 dự án cho thuê với tổng trị giá là 300 tỷ đồng, giải ngân 270 tỷ, tổng dư nợ ngoại ngành đạt 1391 tỷ, tăng 9% so với năm 2008. c, Về thị phần hoạt động của Công ty Hiện nay, tại Việt Nam đang có 13 Công ty cho thuê tài chính đang hoạt động, gồm 06 Công ty trực thuộc các NHTM nhà nước, 04 Công ty có vốn đầu tư nước ngoài và 03 Công ty thuộc NHTM cổ phần. Theo số liệu Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam cung cấp tính đến hết năm 2008, Công ty chiếm thị phần khoảng 12.41% trong số 9 công ty tham gia Hiệp hội cho thuê tài chính, chủ yếu cho thuê ngoại ngành và tập trung cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đến hết tháng 9/2009, Công ty vẫn giữ vị trí thứ ba về dư nợ và chiếm khoảng 8% thị phần hoạt động. Bảng 2.3. Thị phần của các Công ty cho thuê tài chính hội viên Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam năm 2008 Đơn vị: tỷ đồng STT Tên công ty Dư nợ cho thuê Thị phần(%) 1 Cty CTTC II NHNN & PTNT VN 6206.27 44.43 2 Cty CTTC I NHNN & PTNT VN 2146.48 15.36 3 Cty CTTC I NH Đầu tư & PTVN 1733.34 12.41 4 Cty CTTC II NH Đầu tư & PTVN 1309.45 9.37 5 Cty CTTC NH Ngoại thương VN 1084.16 7.76 6 Cty CTTC NH Công thương VN 985.06 7.05 7 Cty CTTC NH Sài Gòn thương tín 331.77 2.37 8 Cty CTTC NH Á Châu 106.14 0.76 9 Cty CTTC Công nghiệp tàu thủy 67.27 0.48 Tổng cộng 13969.94 100.00 (Nguồn:Báo cáo kết quả công tác năm 2008- Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam) Có thể thấy, hai công ty Cho thuê tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất, dư nợ của hai công ty này cũng chiếm hơn một nửa tổng số dư nợ của các công ty trong Hiệp hội cho thuê tài chính. Đó là do hai công ty cho thuê tài chính trên ra đời trước và có vốn điều lệ lớn hơn ( tương ứng là 200 tỷ và 350 tỷ ) so với số vốn điều lệ 200 tỷ của Công ty cho thuê tài chính- BIDV. d, Hiệu quả hoạt động kinh doanh Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được thể hiện qua Báo cáo tài chính của Công ty qua các năm và được tổng hợp trong bảng 2.4 dưới đây Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 -Doanh thu 110,493 157,412 231,923 179,158 + Thu từ hoạt động CTTC 108,840 123,928 215,132 174,097 Tỷ trọng / tổng thu nhập 98.5% 78.7% 92.8% 97.17% + Thu nhập khác 1,653 33,484 16,791 5,061 -Chi phí 109,226 136,119 177,760 131,510 -Chênh lệch thu chi 30,667 103,493 94,563 47,648 -Tỷ lệ LN ròng/VCSH (ROE) 10.0% 31.4% 24.8% 11% -Tỷ lệ LN ròng/tổng TS (ROA) 2.3% 6.2% 4.0% 1.8% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty CTTC-BIDV năm 2006-2009) Về doanh thu, Công ty luôn duy trì mức tăng trưởng qua các năm. Năm 2008, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều biến động, phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng doanh thu vẫn đạt 231,923 triệu đồng, tăng 47,33% so với năm 2007. Đến cuối năm 2009, doanh thu chỉ đạt 174,097 triệu đồng, giảm 19.07% so với năm 2008. Do sản phẩm dịch vụ cung cấp chủ yếu là cho thuê tài chính nên thu từ cho thuê tài chính luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, thường chiếm trên 90%. Về chi phí, từ tháng 4/2009, theo sự chỉ đạo của BIDV, Công ty đã chuyển sang trụ sở mới và việc chuyển trụ sở này đã làm phát sinh thêm khoảng 1.5 tỷ đồng cho việc trang bị hệ thống mạng, điện, cáp quang,… Đồng thời, Công ty cũng phải thực hiện trả trước tiền thuê nhà 8.5 tỷ đồng cho 2 năm. Tổng chi phí phát sinh từ việc chuyển trụ sở đã làm giảm lợi nhuận năm 2009 của Công ty khoảng 3.2 tỷ. Về chênh lệch thu chi, nếu như năm 2006 chỉ đạt 30,667 triệu đồng thì năm 2007 đạt 103,493 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần năm 2006. Đến năm 2008 và năm 2009, chênh lệch thu chi trước dự phòng rủi ro đều giảm ( đạt 94,563 triệu năm 2008 và 47,647 triệu năm 2009), do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế nhưng vẫn vượt chỉ tiêu kế hoạch mà Công ty đề ra, năm 2009 Công ty đạt 106% kế hoạch được giao. Về tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu( ROE) và trên tổng tài sản( ROA), nếu như năm 2007, công ty hoạt động rất hiệu quả, các chỉ tiêu này đều rất cao (ROE là 31.4% và ROA là 6.2%) thì trong năm 2008 và 2009, tỷ lệ lợi nhuận giảm sút mạnh, chỉ còn tương ứng là 11% và 1.8% năm 2009. Nhìn chung, trong giai đoạn từ 2006-2009, với những chính sách đổi mới về cơ cấu tổ chức, bố trí nhân sự cùng với việc hoàn thiện hệ thống văn bản chế độ, trong năm 2007 và 2008 Công ty đã đạt được những bước tăng trưởng đáng kể, tổng vốn tăng qua các năm, lợi nhuận thu được cao, tỷ suất sinh lời khá cao và từng bước khẳng định vị trí trên thị trường cho thuê tài chính. Đặc biệt, năm 2008, mặc dù phải đối mặt với những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, Công ty vẫn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra, hoạt động dần đi vào ổn định. Tuy nhiên đến năm 2009, trước những thách thức của suy thoái kinh tế, chất lượng hoạt động kinh doanh của Công ty sụt giảm mạnh, tổng tài sản giảm, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời đều rất thấp, rủi ro mà Công ty đang phải đối mặt là rất cao. 2.2. Thực trạng về rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty CTTC-BIDV 2.2.1. Các loại rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính Công ty đã gặp phải Trong suốt quá trình hoạt động trong lĩnh vực cho thuê tài chính, Công ty phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro, tuy nhiên có thể phân những rủi ro cơ bản thành rủi ro tín dụng rủi ro tác nghiệp và một số rủi ro khác. a, Rủi ro tín dụng Trong năm 2008 và đặc biệt là năm 2009, chất lượng tín dụng của Công ty giảm mạnh, đặc biệt là nhóm vận tải biển khiến rủi ro tín dụng của Công ty là khá cao. Những trường hợp xảy ra rủi ro tín dụng bao gồm: - Bên thuê không trả tiền thuê khi đến hạn Trong trường hợp này, hầu hết khách hàng làm ăn thua lỗ, rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính dẫn đến không thể trả được nợ đúng hạn. Ví dụ như trong năm 2006 có Công ty cổ phần AP Việt Nam với khoản nợ 2879 triệu đồng không thu hồi được, Công ty Xây Dựng Công trình 5 Ninh Bình 861 triệu đồng, Công ty TNHH Đại Đồng 662 triệu... Năm 2007có Công ty cổ phần PG Rồng Biển 26,54 tỷ đồng; Công ty Liên doanh Hoàng Phát 459 triệu đồng. - Bên thuê có ý định lừa đảo Có một số trường hợp tài sản vẫn hoạt động hiệu quả nhưng khách hàng cố ý không trả nợ mà giữ nguồn thu từ dự án cho mục đích khác. Ví dụ như Công CP Thiên Lộc có dư nợ là 1035 triệu đồng, nhưng khả năng thu hồi được vốn là 766 triệu đồng, DNTN Hoàng Hải dư nợ 318 triệu đồng nhưng khả năng không thu hồi được nợ lên đến 300 triệu đồng. - Bên thuê bỏ trốn khi không trả được nợ hoặc không chịu giao tài sản khi Công ty quyết định thu hồi tài sản thậm chí tự ý bán tài sản thuê hoặc sử dụng tài sản thuê không đúng mục đích. Đó là trường hợp của Công ty TNHH Sản xuât thương mại Lê Hoàng, Công ty CP Xây dựng công trình giao thông 818, Công ty Xây dựng thương mại 495. b, Rủi ro tác nghiệp - Rủi ro trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng tài sản, hợp đồng bảo hiểm tài sản : Đó là trường hợp của công ty quảng cáo và hội chợ thương mại Thái Bình Dương thuê của Công ty cho thuê tài chính-BIDV màn hình quảng cáo ngoài trời. Trong quá trình sử dụng, màn hình đã bị cháy hỏng. Theo quy định thì nếu trong quá trình sử dụng tài sản bị hỏng, bên thuê có quyền chấm dứt hợp đồng. Khi tài sản bị hỏng, công ty Thái Bình Dương đã chấm dứt hợp đồng trước hạn với công ty cho thuê tài chính-BIDV, trả lại tài sản cho thuê và đòi lại số tiền đã ứng trước (30% giá trị tài sản). - Rủi ro về tài sản thuê: Đó là trường hợp cho thuê những tài sản có tính chuyển nhượng thấp, khi thu về công ty không thể cho thuê tiếp do tài sản mang tính chuyên dụng và đặc chủng cao, như trường hợp Công ty Du lịch Hải Long thuê thiết bị trò chơi cảm giác mạnh. Cũng có trường hợp cho thuê tài sản, nhưng tài sản không được bảo quản cẩn thận dẫn đến giá trị bị giảm sút nghiêm trọng. Rủi ro này xảy ra với trường hợp Công ty TNHH Hùng Cường thuê ô tô tải nhưng do bến bãi không có nên xe bị xuống cấp, hỏng hóc. Một vài trường hợp về rủi ro tài sản thuê còn gặp phải là: không mua bảo hiểm cho tài sản, không kiểm tra kiểm soát giá trị mua vào của tài sản... c, Các rủi ro khác Rủi ro do môi trường kinh doanh biến động, do các chính sách của Nhà nước. Rủi ro này dễ thấy nhất trong năm 2008 và năm 2009 với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cho ngành Ngân hàng tài chính phải đối mặt với một loạt khó khăn mà Công ty cho thuê tài chính-BIDV cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Hoạt động cho thuê trở nên khó khăn và gặp nhiều biến cố phức tạp hơn. Việc thực hiện các dự án của doanh nghiệp cũng chậm so với tiến độ dẫn tới việc thu hồi tiền lãi thuê của Công ty trở nên khó khăn hơn nhiều. Việc hoạt động cho thuê tài chính không được hỗ trợ lãi suất của Chính phủ cũng làm hoạt động của Công ty gặp khó khăn, không cạnh tranh được về lãi suất với tín dụng ngân hàng, khiến công tác lựa chọn khách hàng tốt gặp nhiều trở ngại. 2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình rủi ro CTTC tại công ty 2.2.2.1. Tình hình nợ quá hạn Dựa trên kết quả phân loại nợ theo Quyết định 493/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, có thể theo dõi và đánh giá về tình hình nợ quá hạn của Công ty trong giai đoạn 2006-2009. Bảng 2.5: Dư nợ cho thuê và nợ quá hạn 2006-2009 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 -Tổng dư nợ cho thuê 936 1195.4 1733.3 1655 -Nợ quá hạn 85.8 223.4 653.2 459.11 -Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 9.17% 18.69% 37.69% 27.74% -Tỷ lệ nợ quá hạn ròng 6.22% 12.33% 36.20% 25.55% Từ bảng 2.5 có thể thấy cùng với sự tăng trưởng của tổng dư nợ cho thuê tài chính từ năm 2006 đến 2009 thì nợ quá hạn cũng có xu hướng tăng dần qua các năm. Từ đó kéo theo các tỷ lệ nợ quá hạn cũng rất cao, cho thấy rủi ro tín dụng mà công ty đang phải đối mặt là khá lớn. Biểu đồ 2.2: Nợ quá quá hạn 2006-2009 Thứ nhất, về tình hình nợ quá hạn, trong năm 2006, nợ quá hạn mới chỉ ở mức 88.5 tỷ đồng, nhưng sang đến năm 2007 nợ quá hạn đã tăng nhanh lên 223,4 tỷ đồng và năm 2008 tăng vọt lên 653.2 tỷ đồng, tăng 192% so với năm 2007 và gấp hơn 7 lần so với năm 2006. Đến năm 2009, nợ quá hạn giảm xuống còn 459.11 tỷ đồng, đó là do Công ty đã đẩy mạnh và chú trọng công tác đốc thúc và thu hồi nợ, đặc biệt là nợ xấu ngoại bảng. Trong năm 2006, nợ nhóm V( nợ quá hạn trên 306 ngày) chiếm tỷ trọng lớn(65%) thì đến năm 2007, 2008 và 2009, các khoản nợ quá hạn ở nhóm V đã dần dịch chuyển lên nhóm II và nhóm III, năm 2009 nợ nhóm V chỉ chiếm 0.83% nợ quá hạn. Có được kết quả như trên là vì Công ty đã có các biện pháp xử lý kịp thời với các khoản nợ quá hạn. Thứ hai, về các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng dựa trên nợ quá hạn, từ bảng 2.5 có thể thấy là khá cao và tăng nhanh qua các năm. Trong năm 2006, nếu như tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 9.17% thì trong năm 2007 con số này đã tăng gấp đôi (18.69%) và đặc biệt năm 2008, nợ quá hạn chiếm tới 37. 69% trên tổng dư nợ. Mặc dù trong năm 2009, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 27.74% nhưng vẫn là một tỷ lệ rất cao, Công ty cần có những biện pháp thu hồi nợ hợp lý và cương quyết để đảm bảo hoạt động cũng như hạn chế rủi ro xảy ra. 2.2.2.2. Tình hình nợ xấu a, Tình hình nợ xấu của Công ty giai đoạn 2006-2009 Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nợ xấu là các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại hoặc các khoản nợ ( kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà công ty tài chính có đủ cơ sở đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì công ty cho thuê tài chính chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ thuộc nợ xấu. Dựa trên kết quả phân loại nợ theo Quyết định 493/QĐ-NHNN thì nợ xấu là nợ thuộc nhóm III, IV và V. Từ bảng 2.6, có thể thấy tình hình nợ xấu của Công ty thay đổi qua các năm. Bảng 2.6: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu 2006-2009 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 -Tổng dư nợ cho thuê 936 1195.4 1733.3 1655 -Nợ xấu 81.5 33.1 37.8 126.26 + Nhóm III 24.1 2.8 11.8 93.46 + Nhóm IV 1.7 7.8 22.4 29 + Nhóm V 55.7 22.5 3.6 3.8 -Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ(%) 8.7 2.77 2.18 7.63 -Tỷ lệ nợ xấu/Vốn chủ sở hữu(%) 37.3 14.1 13.7 47.0 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006-2009 Công ty cho thuê tài chính -BIDV) Về tình hình nợ xấu, có thể thấy mặc dù tổng dư nợ cho thuê đều tăng trưởng qua các năm nhưng nợ xấu lại có xu hướng giảm mạnh từ năm 20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25753.doc
Tài liệu liên quan