MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1. Các khái niệm liên quan đến thanh khoản 4
1.1.1. Dự trữ thanh toán 4
1.1.1.1. Vốn khả dụng 4
1.1.1.2. Dự trữ thanh toán 4
1.1.2. Thanh khoản 5
1.1.2.1. Thanh khoản của ngân hàng 5
1.1.2.2. Tính thanh khoản của tài sản 5
1.1.2.3. Tính thanh khoản của nguồn 6
1.1.3. Rủi ro thanh khoản 6
1.1.4. Khe hở thanh khoản 7
1.2. Nội dung quản lý thanh khoản 8
1.2.1. Xác định mục tiêu của quản lý thanh khoản 8
1.2.2. Xác định cung cầu thanh khoản 8
1.2.2.1. Xác định cung thanh khoản 8
1.2.2.2. Xác định cầu thanh khoản 11
1.3. Phương pháp quản lý thanh khoản 13
1.3.1. Quản lý thanh khoản theo phương pháp truyền thống 13
1.3.1.1. Nội dung của phương pháp 13
1.3.1.2. Điều kiện áp dụng 16
1.3.1.3. Đánh giá phương pháp 16
1.3.2. Quản lý theo phương pháp hiện đại 18
1.3.2.1 Nội dung phương pháp 18
1.3.2.2. Điều kiện áp dụng 22
1.3.2.3. Đánh giá ưu nhược điểm 22
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thanh khoản 23
1.4.1. Nguyên nhân phát sinh nhu cầu thanh khoản 23
1.4.2. Kỳ hạn của nhu cầu thanh khoản 23
1.4.3. Khả năng tham gia các thị trường tiền tệ 24
1.4.4. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng 24
1.4.5. Chi phí của nguồn thanh khoản 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI NHCTVN 25
2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam 25
2.1.1. Một số chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2003 – 2008 25
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh 3 năm gần nhất của NHCTVN 27
2.1.2.1. Tình hình huy động vốn NHCT Việt Nam 27
2.1.2.2. Tình hình cho vay của NHCTVN 29
2.1.2.3. Kết quả kinh doanh 31
2.2 Thực trạng quản lý thanh khoản 31
2.2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý thanh khoản 31
2.2.2. Tổ chức quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam 32
2.2.3.Quy trình quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam 34
2.2.3.1. Quy trình quản lý thanh khoản theo định kì 34
2.2.3.2. Quy trình quản lý thanh khoản hàng ngày 35
2.2.3.3. Thông báo lượng tiền thanh toán lớn 35
2.2.3.4 Xử lý khi dư thừa thanh khoản 36
2.2.3.5. Xử lý khi thiếu hụt thanh khoản 36
2.2.4. Kết quả đạt được 39
2.2.4.1. Tình hình thực hiện các chỉ số thanh khoản 39
2.2.4.2. Trạng thái thanh khoản 42
2.2.5. Đánh giá công tác quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam 44
2.2.5.1. Những thuận lợi 44
2.2.5.2. Hạn chế 47
2.2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế 48
CHƯƠNG III: TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 50
3.1. Định hướng phát triển kinh doanh 50
3.2 Giải pháp tăng cường công tác quản lý thanh khoản 50
3.2.1. Xây dựng chiến lược quản lý thanh khoản 50
3.2.2 Áp dụng và tuân thủ chặt chẽ mô hình quản lý thanh khoản 51
3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý thanh khoản 52
3.2.4. Phát triển nền tảng công nghệ và làm chủ hệ thống thông tin 52
3.2.5. Tăng cường quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ 53
3.3. Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 54
3.3.1. Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô 54
3.3.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý 55
3.3.3. Đẩy mạnh hoạt động của thị trường phái sinh 56
3.3.4. Vận dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ 56
KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3779 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tiền gửi của khách hàng luôn luôn thay đổi, theo tình hình thị trường khách hàng có thể chuyển từ tiền gửi sang danh mục khác, từ kỳ hạn này sang kỳ hạn khác và trong ngắn hạn, sự thay đổi chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến phần vốn không ổn định.
Nhà quản lý ngân hàng sẽ cần phải nắm vững và giám sát hành vi của các nhóm đối tượng khách hàng theo từng loại sản phẩm và ngày đáo hạn, xây dựng các kịch bản tác động đến luồng tiền vào, luồn tiền ra để từ đó xác định trạng thái thanh khoản để dự đoán thanh khoản trong thời gian tới dư thừa hay thiếu hụt.
d. Đánh giá rủi ro thanh khoản
Mục đích của việc phân tích rủi ro thanh khoản là nhằm đánh giá tình trạng ngân hàng sẽ ra sao nêu tình huống xấu nhất có thể xảy ra mà cụ thể tình huống được đề cập ở đây là khủng hoảng thanh khoản xảy ra tại ngân hàng, từ đó đánh giá khả năng chống đỡ của ngân hàng trước những tình huống xấu. Cụ thể ngân hàng sẽ phải tiến hành đánh giá trên các mặt sau:
- Khả năng huy động vốn của ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng
- Yếu tố thời gian : ngân hàng có thể huy động hoặc cho vay bao nhiêu trong khoảng thời gian nhất định
- Thời gian cần phải có để ngân hàng có thể bán một số tài sản nhất định
- Ngân hàng có thể bán các tài sản tại mức giá nào
- Khủng hoảng xảy ra là có tính hệ thống hay chỉ cục bộ trong ngân hàng
- Khả năng ngân hàng có thể tiếp tục cung cấp các dịch vụ cho khách hàng một cách bình thường hay không
- Khả năng tạo vốn thanh khoản từ các công cụ phái sinh và các hoạt động ngoại bảng
1.3.2.2. Điều kiện áp dụng
Để áp dụng được phương pháp này yêu cầu ngân hàng phải có kho dữ liệu tập trung với cơ sở dữ liệu đủ mạnh phục vụ cho công tác lập báo cáo, phân tích, dự báo. Như vậy yêu cầu ngân hàng phải có một nền tảng cơ sở vật chất cũng như trình độ công nghệ phát triển ở mức tương đối cao.
Bên cạnh đó với phương pháp này đối tượng là trạng thái thanh khoản trong tương lai với nhiều yếu tố khách quan tác động nên yêu cầu khả năng phân tích, dự báo tương đối chính xác và phức tạp, do vậy yêu cầu về trình độ cán bộ tác nghiệp cũng là tương đối cao trong khi đây là hạn chế phổ biến ở các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.
1.3.2.3. Đánh giá ưu nhược điểm
a. Ưu điểm
Ngược lại với phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh, phương pháp phân tích thanh khoản động qua phân tích trạng thái thanh khoản là phương pháp mang lại hiệu quả cao và ngày càng phù hợp với xu hướng phát triển của hoạt động ngân hàng cũng như tính hính biến động của thị trường. Với phương pháp này ngân hàng sẽ thực hiện tốt hơn mục tiêu của quản lý thanh khoản là an toàn và hiệu quả trong hoạt động.
b. Nhược điểm
Như đã đề cập ở trên, yêu cầu của phương pháp thanh khoản động là tương đối cao về cơ sở vật chất, công nghệ cũng như nguồn nhân lực trong khi đây đang là hạn chế của hệ thống ngân hàng thương mại nước ta, do vậy việc áp dụng tương đối khó và yêu cầu phải có sự đầu tư lớn.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thanh khoản
Các quyết định thanh khoản có thể phát sinh từ phía Tài sản Có hoặc Tài sản Nợ hoặc Tài sản ngoại bảng để đáp ứng cung thanh khoản hoặc cầu thanh khoản phát sinh. Mặt khác, thanh khoản bao gồm hai mục tiêu là an toàn và hiệu quả trong khi hai mục tiêu này lại mâu thuẫn nhau, nghĩa là khi ngân hàng theo đuổi mục tiêu an toàn thì sẽ phải làm giảm hiệu quả và ngược lại. Để đáp ứng các nhu cầu thanh khoản, ngân hàng sẽ phải lựa chọn rất nhiều loại trong số các nguồn cung thanh khoản từ các Tài sản Có, tài sản Nợ, hay từ những nguồn thanh khoản phái sinh khác nhau để đáp ứng mục tiêu kinh doanh. Và việc ra quyết định này sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
1.4.1. Nguyên nhân phát sinh nhu cầu thanh khoản
Với một nhu cầu thanh khoản phát sinh nhất định tại thời điểm ngân hàng sẽ phải lựa chọn giữa các khả năng hiện có để có quyết định lựa chọn. Nguyên nhân của nhu cầu thanh khoản nếu phát sinh do tính thời vụ thì ngân hàng sẽ dựa vào số liệu lịch sử trong quá khứ để dự đoán trước được và sau đó lựa chọn nguồn cung thanh khoản hợp lý và mang lại hiểu quả cao nhất cho ngân hàng. Cầu thanh khoản phát sinh từ việc nhiều người liên tục rút tiền và cầu thanh khoản phát sinh từ việc ngân hàng mở rộng cho vay và người đi vay gia tăng được ngân hàng xử lý theo cách khác nhau bằng việc lựa chọn nguồn cung thanh khoản khác nhau.
1.4.2. Kỳ hạn của nhu cầu thanh khoản
Kỳ hạn này cũng là yếu tố quan trọng tác động đến quyết định thanh khoản. Khi thiếu hụt thanh khoản ngắn hạn thì ngân hàng có xu hướng sử dụng các nguồn vay trên thị trường tiền tệ hoặc bán một số tài sản thanh khoản. Ngược lại nếu phải đối mặt với thiếu hụt thanh khoản trong dài hạn thì ngân hàng thường có xu hướng tăng cường nguồn vốn huy động hơn là vay nóng. Tương tự khi dư thừa thanh khoản trong ngắn hạn thì ngân hàng sẽ đầu tư vào các tài sản thanh khoản ngắn hạn hoặc cho các định chế tài chính khác vay. Nhưng trong trường hợp dư thừa thanh khoản dài hạn, ngân hàng hoặc đầu tư vào các tài sản có kỳ hạn dài như giấy tờ có giá dài hạn…
1.4.3. Khả năng tham gia các thị trường tiền tệ
Thị trường tiền tệ là kênh tạo nguồn thanh khoản nhanh chóng và chi phí phù hợp, đặc biệt là nguồn vay từ hạn mức được Ngân hàng Nhà nước cấp. Khả năng tham gia thị trường này cũng coi như khả năng tăng cung thanh khoản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản nhất định, và việc lựa chọn nguồn cung cũng phụ thuộc vào khả năng này. Nếu ngân hàng có uy tín và dễ dàng tiếp cận các nguồn cho vay khối lượng lớn trong thời gian ngắn ở trong nước hoặc quốc tế thì có lợi thế hơn và việc lựa chọn cung thanh khoản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trở nên rộng rãi, thuận lợi hơn. Nhưng đối với những ngân hàng nhỏ, bị hạn chế và ít có điều kiện tiếp cận nguồn vốn trên thị trường này, thì hạn mức đi vay từ các định chế tài chính khác và từ Ngân hàng Nhà nước sẽ được để dành cho những trường hợp phát sinh thanh khoản đột xuất, còn nguồn cung thanh khoản thường được lựa chọn là bán tài sản của mình.
1.4.4. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Chiến lược kinh doanh ảnh hưởng tất yếu đến công tác quản lý thanh khoản, là nhân tố phát sinh từ nội tại ngân hàng. Tùy vào chiến lược kinh doanh mà ngân hàng sẽ cụ thể hóa các quy định về quản lý thanh khoản cũng như hoạt động khác có liên quan.
1.4.5. Chi phí của nguồn thanh khoản
Ngân hàng luôn muốn lựa chọn nguồn có chi phí thấp nhất mà vẫn đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thanh khoản. Nếu tính đến việc bán một tài sản nào đó để giải quyết thanh khoản thì chi phí ở đây bao gồm : nguồn thu nhập còn lại từ tài sản mà ngân hàng chấp nhận từ bỏ, các khoản thuế, phí môi giới… Còn nếu muốn huy động nguồn mới thì ngân hàng phải cân nhắc chi phí trả lãi, chi phí cho dự trữ bắt buộc, phí bảo hiểm, các phí liên quan…
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI NHCTVN
2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam
2.1.1. Một số chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2003 – 2008
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh 3 năm gần nhất của NHCTVN
Trong 3 năm qua tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt trong hệ thống tài chính. Có thể nói đó là những khó khăn lớn mà các ngân hàng đã phải vượt qua để tồn tại và khẳng định mình. Chỉ tiêu chủ yếu mà chúng ta xem xét để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của hoạt động Ngân hàng là huy động vốn, cho vay, lãi lỗ hạch toán nội bộ.
2.1.2.1. Tình hình huy động vốn NHCT Việt Nam
Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp toàn quốc, sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng, đem lại nhiều tiện ích cho người gửi tiền, tổng nguồn vốn huy động của NHCTVN luôn tăng trưởng qua các năm.
Bảng 2.1: Tổng vốn huy động của NHCTVN
(Đơn vị: tỷ đồng, %)
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
%
%
%
Tổng NVHĐ
126.625
151.459
190.731
25,9%
- VNĐ
101.880
80,45
127.947
84,5
162.693
85,3 %
- Ngoại tệ quy VNĐ
24.745
19,55
23.512
15,5
28.038
14,7 %
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007 và 2008 NHCTVN)
Tuy nhiên năm 2008 là năm có nhiều biến động lớn nhất trong ngành tài chính ngân hàng. 6 tháng đầu năm chứng kiến sự gia tăng lãi suất huy động chưa từng có, thị trường liên ngân hàng, lãi suất ghi nhận kỷ lục “treo” tới 43%/năm, nhiều ngân hàng đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cư lên tới trên 19%/năm, cá biệt có trường hợp áp tới 20%/năm. Do đó, lượng tiền gửi vào ngân hàng ồ ạt hơn nên lượng vốn huy động tăng trưởng khá cao ở mức 25,9% so với năm 2007, đặc biệt là khoản mục tiền gửi có kỳ hạn. Trong đó thì nguồn vốn nội tệ chiếm 85,3% và ngoại tệ chiếm 14,7%.
Năm 2007, tổng nguồn vốn huy động là 151.459 tỷ đồng, tăng 24.835 tỷ đồng so với năm 2006, tỷ lệ tăng 19,6%, chiếm 10,5% thị phần toàn ngành ngân hàng. Trong đó, nguồn vốn nội tệ đạt 127.947 tỷ đồng, tăng 26.067 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 25,5% và chiếm tỷ trọng 84,5% tổng nguồn vốn huy động. Vốn huy động ngoại tệ qui VNĐ đạt 23.512 tỷ đồng, giảm 1.233 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 4%.
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn tiền gửi của NHCT
(Đơn vị: tỷ đồng, %)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Thay đổi %
Thay đổi %
Tiền gửi của khách hàng bao gồm:
99.683
116.365
+16,73%
152.385
+30,9%
- Tiền gửi của tổ chức kinh tế
40.643
55.083
+35,53%
68.878
25%
- Tiền gửi của dân cư
52.773
55.060
+4,33%
75.358
36,8%
- Tiền gửi của các đối tượng khác
6.267
6.222
-7,18%
8.149
30,97%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007 và 2008 NHCTVN)
Cơ cấu của nguồn vốn huy động thay đổi theo sự biến động của nền kinh tế qua từng năm. Năm 2008, sự gia tăng chóng mặt của lãi suất huy động kéo theo lượng tiền gửi vào ngân hàng đều tăng ở mức cao đột biến, nhất là tiền gửi của dân cư tăng ở mức 36,8%. Ngược lại, do thiếu hụt thanh khoản và phải đảm bảo yêu cầu thanh khoản do Nhân hàng Nhà nước đặt ra, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế mà cụ thể là tiền gửi của các tổ chức tín dụng giảm nhiều, lượng tăng lên chỉ còn 25%. .
Năm 2007, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 55.083 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 36,4% tổng nguồn vốn huy động và tăng 35,5% so với năm 2006. Trong đó, tiền gửi doanh nghiệp đạt 28.836 tỷ đồng, chiếm 52,3% tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tăng 38,5% so với năm trước. Tiền gửi doanh nghiệp tăng, một phần do việc cổ phần hoá, các doanh nghiệp Nhà nước thu được lượng vốn thặng dư khá lớn, phần được giữ lại chưa đầu tư vào sản xuất kinh doanh ngay tạm thời gửi vào các ngân hàng. Trong cơ cấu tiền gửi từ tổ chức kinh tế: Tiền gửi từ doanh nghiệp quốc doanh là 43.802 tỷ đồng, tăng 8.883 tỷ đồng (25,4%) so năm trước, tiền gửi từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 8.486 tỷ đồng, tăng 4.081 tỷ đồng (93%) so với năm trước, tiền gửi từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2.795 tỷ đồng, tăng 1.476 tỷ đồng (gấp 2 lần) so với năm trước. Tiền gửi của doanh nghiệp có thời hạn ổn định chiếm từ 30-35%/ tổng nguồn vốn huy động
2.1.2.2. Tình hình cho vay của NHCTVN
Hoạt động cho vay là một trong hai hoạt động cơ bản và truyền thống, mang đặc trưng bản chất của ngân hàng nhất. Tình hình cho vay của NHCTVN 3 năm gần đây tăng trưởng ở mức nhanh.
Bảng số liệu về tình hình dư nợ cho vay trong 3 năm qua là những con số biết nói.
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay của NHCT
(Đơn vị: tỷ đồng, %)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Thay đổi (%)
Thay đổi (%)
Dư nợ cho vay
80.152
102.191
+27,5%
154.584
51,2%
- Cho vay ngắn hạn
47.329
60.529
+27,89%
83.706
38,3%
- Cho vay trung dài hạn
31.388
39.707
+26,5%
68.743
73,12%
- Cho thuê tài chính
625
613
-1,92%
749
22,18%
- Cho vay chương trình tín dụng quốc tế
714
938
+31,37%
1.034
10,2%
- Cho vay khác
96
404
320,08%
352
-12,8%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007 và 2008 NHCTVN)
Dư nợ cho vay năm 2008 tăng khá cao (đặc biêt là tiền gửi trung và dài hạn tăng đến 73,12%) do tình hình biến động của lãi suất, tăng 51,2% so với 2007. Dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2007 là 102.191 tỷ đồng, tăng 22.039 tỷ đồng so với năm 2006, tỷ lệ tăng 27,5% và đến nay thị phần tín dụng của NHCT-VN chiếm 10,5% ngành ngân hàng. Về cơ cấu dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn chiếm tỷ trọng 37,9%; dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 41,8%; dư nợ cho vay cá nhân và hộ gia đình chiếm 20,3%.
Hình 2.1: Tăng trưởng huy động và dư nợ cho vay NHCTVN
Những năm gần đây, do việc đẩy mạnh phát triển thị phần và mở rộng mạng lưới, tốc độ tăng dư nợ cho vay của NHCT nhanh hơn tốc độ tăng trưởng huy động vốn. Tỷ lệ cho vay/huy động ở mức cao, năm 2007 là 67,47% trong khi năm 2006 là 63,3%. Đặc biệt trong năm 2008 là 81% làm gia tăng rủi ro thanh khoản và chất lượng tài sản.
2.1.2.3. Kết quả kinh doanh
Bảng 2.4: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng) của NHCTVN qua các năm
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2007/2006
2008/2007
Tổng thu
4.571.569
6.648.680
9.680.634
45,4%
45,6%
Tổng chi
2.141.322
2.766.027
3.875.240
29,17%
40,1%
Lãi hạch toán nội bộ
2.430.247
3.882.653
5.805.394
59,7%
49,5%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tháng 12 và 12 tháng năm 2006, 2007, 2008 – NHCTVN)
Như vậy NHCTVN luôn làm ăn có lãi trong 3 năm qua. Với tình hình khó khăn năm 2008 vừa qua thì lãi chỉ tăng với tỷ lệ 49,5% trong khi năm 2007 tăng tỷ lệ cao đến 59,7%. Nguyên nhân chính là do tổng chi phát sinh tăng nhiều hơn năm trước trong khi đó tổng thu chỉ tăng tương đối.
2.2 Thực trạng quản lý thanh khoản
2.2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý thanh khoản
- Luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và sửa đổi Lật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11.
- Quyết định số 37/2000QĐ-NHNN ngày 24/01/2000 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế quản lý vốn khả dụng.
- Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 09/06/2003 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy định về dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng và quyết định số 1141/QĐ-NHNN ngày 28/05/2007 quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
- Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
2.2.2. Tổ chức quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam
Hội sở chính chịu trách nhiệm quản lý thanh khoản toàn hệ thống, theo nguyên tắc quản lý vốn tập trung. Quản lý thanh khoản tại ngân hàng được diễn ra hàng ngày theo chiến lược của ban quản trị, chính sách và quy định về giới hạn do hội đồng quản lý rủi ro quyết định sau khi được ban Giám đốc thông qua. Hội sở chính quy định riêng đối với từng chi nhánh quản lý thanh khoản. Quản lý thanh khoản tại ngân hàng Công thương được kết hợp giữa 2 phương pháp là phương pháp tĩnh và phương pháp động.
Quản lý rủi ro thanh khoản tại NHCT được thực hiện trong một kế hoạch tổng thể về quản lý rủi ro thanh khoản và ứng phó với các sự cố rủi ro thanh khoản. Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động, Ngân hàng luôn đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản rất tốt và luôn tuân thủ các quy định về thanh khoản của NHNN. Hội đồng ALCO, Ban điều hành ngân quỹ, Phòng Quản lý rủi ro tùy theo phân cấp có trách nhiệm đưa ra những đánh giá định tính, định lượng thanh khoản, xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản. Quản lý rủi ro thanh khoản tại NHCT đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cụ thể sau:
- Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng.
- Duy trì tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản có có thể thanh toán ngay và các tài sản nợ sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo.
- Duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng một (1) giữa tổng tài sản có có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản nợ phải thanh toán trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo.
- Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản lý rủi ro thanh khoản do Hội đồng ALCO quy định.
- Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn.
NHCT cũng thiết lập các định mức thanh khoản như là một công cụ dự phòng tài chính để ứng phó với các đột biến về thanh khoản. Căn cứ khả năng thanh toán ngay và khả năng chuyển đổi thành thanh toán ngay, định mức thanh khoản chia làm bốn (4) cấp độ từ thấp đến cao. Trong mỗi cấp độ sẽ quy định rõ các loại thanh khoản. Kế hoạch thanh khoản dự phòng được thể hiện bằng văn bản và được Hội đồng ALCO xem xét cập nhật hàng tháng.
Ngoài ra, Ngân hàng cũng xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản nhằm cung cấp cho lãnh đạo, trưởng các đơn vị, bộ phận và các nhân viên phương cách quản lý và ứng phó khi xảy ra sự cố thanh khoản. Các bước có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản, bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch: định nghĩa phân loại sự cố, mô phỏng các tình huống của sự cố và các hành động cụ thể để ứng phó. Kế hoạch phải thể hiện bằng văn bản được thiết lập trên công việc hàng ngày kể cả ngoài giờ làm việc. Kế hoạch phải được xem xét cập nhật ít nhất sáu (6) tháng một lần.
- Thực hiện hành động ứng phó có hệ thống.
- Kiểm soát phương thức quản lý tình trạng khẩn cấp: quản lý mọi hành động trong thời gian xảy ra sự cố, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình.
Kế hoạch ứng phó cũng bao gồm việc định nghĩa các mức độ khẩn cấp của thanh khoản và các biện pháp ngăn chặn, các định mức thanh khoản có thể sử dụng, các nguồn lực có thể huy động bao gồm cả nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài để ngăn chặn và đối phó với sự cố thanh khoản. Kế hoạch cũng quy định sơ đồ thông tin liên lạc đa chiều từ nhân viên đến lãnh đạo và ra bên ngoài cũng như phương tiện thông tin liên lạc và mức độ duy trì liên lạc.
Ngân hàng đã và đang triển khai tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cổ đông nước ngoài về quản trị rủi ro, trong đó bao gồm cả nâng cao trình độ quản trị rủi ro về thanh khoản.
2.2.3.Quy trình quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam
2.2.3.1. Quy trình quản lý thanh khoản theo định kì
Để dự báo cung cầu thanh khoản cho một khoảng thời gian trong tuơng lai định kỳ (thuờng là tháng hoặc q uý), ngân hàng thống kê số liệu và dự báo theo các bước sau:
Bước 1: Bộ phận giao dịch, các phòng nghiệp vụ báo cáo về tình hình huy động vốn, tín dụng, thanh toán, ngân quỹ…để phòng quản trị tính toán được cung cầu thanh khoản. Bộ phận quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp nắm bắt thông tin thị trường, báo cáo để có dự đoán về thay đổi lãi suất, tỷ giá và xu hướng của nền kinh tế.
Bước 2 : Lập báo cáo và phân tích rủi ro thanh khoản
Bước 3 : Kiến nghị với hội đồng ALCO về thanh khoản
Bước 4 : Ra quyết định và thực hiện quyết định thanh khoản
2.2.3.2. Quy trình quản lý thanh khoản hàng ngày
Đối với việc quản lý thanh khoản hàng ngày, thì ngay đầu tuần làm việc, bộ phận quản lý thanh khoản sẽ lập báo cáo cung cầu thanh khoản, lập các chỉ số thanh khoản và đánh giá tình hình thanh khoản trong tuần. Sau đó xem xét xác định mức dư thừa hay thiếu hụt thanh khoản. Bộ phận giao dịch kiểm tra tính toán, luôn đảm bảo thực hiện dự trữ bắt buộc đầy đủ và đảm bảo các tỷ lệ về an toàn thanh toán do Ngân hàng nhà nước quy định. Thực hiện thường xuyên kiểm tra số dư của tài khoản NOSTRO của từng đồng tiền, đảm bảo số dư của các đồng tiền không bị âm.
2.2.3.3. Thông báo lượng tiền thanh toán lớn
Để thực hiện chiến luợc thanh khoản định kì, khi thực hiện quản lý thanh khoản hàng ngày, trước hết bộ phận giao dịch phải thông báo lệnh thanh toán đối với những khoản tiền lớn của chi nhánh về hội sở chính như sau:
* Thanh toán tiền đi: Đối với những khoản thanh toán tiền nhỏ hơn 50 tỷ VNĐ, 500.000 USD, 200.000 EUR, chi nhánh không cần phải thông báo về Hội sở chính.
- Còn đối với những khoản tiền lớn hơn 50 tỷ VNĐ, 500.000 USD, 200.000 EUR thì phải báo cho Hội sở chính trước 10h sáng trong ngày hiệu lực.
- Những khoản tiền trên 200 tỷ VNĐ đến 300 tỷ VNĐ, trên 1.000.000 USD đến 2.000.000 USD; trên 1.000.000 EUR đến 2.000.000 EUR thì phải thông báo trước ngày thanh toán ít nhất 1 ngày làm việc.
- Trên 300 tỷ VNĐ, trên 2.000.000 USD, trên 1.000.000 EUR phải thông báo trước ngày thanh toán ít nhất 2 ngày làm việc.
- Đối với ngoại tệ khác : chi nhánh thông báo lệnh thanh toán trước ít nhất 1 ngày làm việc
* Với những khoản tiền về:
Chi nhánh phải báo về Hội sở chính đối với các khoản tiền về từ 200 tỷ, 1.000.000 USD, 500.000 EUR trở lên hoặc các loại ngoại tệ khác tương đương.
2.2.3.4 Xử lý khi dư thừa thanh khoản
* Đối với dư thừa thanh khoản ngắn hạn (ít hơn 6 tháng)
- Đầu tư tiền gửi liên ngân hàng
- Cho vay ngắn hạn các Tổ chức tín dụng
- Mua giấy tờ có giá ngắn hạn
- Kinh doanh ngoại tệ
* Đối với dư thừa thanh khoản dài hạn (6 tháng trở lên)
- Tăng cường các khoản cho vay
- Mua giấy tờ có giá dài hạn
- Trong trường hợp khi đã áp dụng các biện pháp trên mà vấn còn dư thừa thanh khoản, ngân hàng sẽ có kế hoạch cân nhắc việc giảm nguồn vốn huy động, vốn đi vay.
2.2.3.5. Xử lý khi thiếu hụt thanh khoản
Các giới hạn và mức độ về thiếu hụt thanh khoản được ngân hàng lập ra để có những mức xử lý và đối phó phù hợp. Cụ thể giới hạn về khe hở thanh khoản tích lũy/tổng tài sản sẽ được chia ở các mức như sau để phản ánh mức độ thiếu hụt thanh khoản (mức độ thiếu hụt thanh khoản được chia làm 3 mức là : thiếu hụt cao, thiếu hụt thấp và không thiếu hụt).
Bảng 2.5. Giới hạn khe hở thanh khoản tích lũy
Chỉ tiêu
Thanh khoản không thiếu hụt
Thiếu hụt ở mức thấp
Thiếu hụt ở mức cao
Tỷ lệ khe hở thanh khoản lũy kế 1 ngày tới/Tổng tài sản
> 0%
Từ -1% đến 0%
< -1%
Tỷ lệ khe hở thanh khoản lũy kế 7 ngày tới/Tổng tài sản
> -1%
Từ -2% đến -1%
< -2%
Tỷ lệ khe hở thanh khoản lũy kế 1 tháng tới/Tổng tài sản
> -3%
Từ -5% đến -3%
< -5%
Tỷ lệ khe hở thanh khoản lũy kế 3 tháng tới/Tổng tài sản
> -5%
Từ -7% đến -5%
<-7%
Tỷ lệ khe hở thanh khoản lũy kế 6 tháng tới/Tổng tài sản
> -7%
Từ -10% đến -7%
<-10%
* Khi thanh khoản thiếu hụt ở mức thấp ngân hàng thực hiện sẽ các biện pháp sau:
- Thiếu hụt trong vài ngày tới (từ 1-7 ngày) : trong trường hợp này ngân hàng sẽ phải thường xuyên theo dõi và kiểm soát số dư tài khoản NOSTRO, thận trọng khi thực hiện các nghiệp vụ đầu tư vào giấy tờ có giá, mua ngoại tệ hay đầu tư tiền gửi liên ngân hàng. Tiếp tục nhận tiền gửi của các Tổ chức tín dụng.
- Thiếu hụt từ 7 ngày – 1 tháng tới : lúc này ngân hàng phải hạn chế các hoạt động đầu tư vào tiền gửi liên ngân hàng kỳ hạn trên 7 ngày, đầu tư giấy tờ có giá dài hạn, mua ngoại tệ kỳ hạn. Thêm vào đó ngân hàng sẽ triển khai tăng huy động vốn ngắn hạn của khách hàng.
- Thiếu hụt trong 1 tháng – 6 tháng tới : Hạn chế đầu tư tiền gửi liên ngân hàng kỳ hạn trên 1 tháng, hạn chế đầu tư giấy tờ có giá và mua ngoại tệ kỳ hạn trên 1 tháng.
* Khi thiếu hụt ở mức cao:
- Thiếu hụt trong khoảng vài ngày tới (từ 1 – 7 ngày) : Ngân hàng sẽ thôi không đầu tư vào tiền gửi liên ngân hàng, đầu tư vào giấy tờ có giá và mua ngoại tệ. Thực hiện vay ngắn hạn Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác, bán bớt các giấy tờ có giá, bán ngoại tệ và tạm thời ngừng giải ngân tín dụng.
- Thiếu hụt trong 7 ngày đến 1 tháng tới: Không đầu từ tiền gửi liên ngân hàng, giấy tờ có giá và ngoại tệ. Vay ngắn hạn Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng, bán tài sản thanh khoản (giấy tờ có giá, ngoại tệ…). Ngoài ra phải ngân hàng sẽ tích cực huy động vốn ngắn hạn của khách hàng.
- Thiếu hụt cao trong 1 tháng – 6 tháng: Hạn chế đầu tư tiền gửi liên ngân hàng kỳ hạn trên 1 tháng, hạn chế đầu tư giấy tờ có giá và mua ngoại tệ kỳ hạn trên 1 tháng. Bán các giấy tờ có giá và ngoại tệ,. Trong vòng 1 tháng, tiền hành thủ tục vay ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng kỳ hạn từ 3-6 tháng. Đẩy mạnh việc huy động vốn, phát hành giấy tờ có giá và có thể phải chấp nhận lãi suất cao. Hạn chế cam kết cho vay và ngừng giải ngân tín dụng. Bên cạnh đó ngân hàng sẽ tiến hành tích cực thu hồi nợ quá hạn.
2.2.4. Kết quả đạt được
2.2.4.1. Tình hình thực hiện các chỉ số thanh khoản
a) Dự trữ thanh toán
Đơn vị: tỷ đồng
2006
2007
2008
Dự trữ thanh toán
23.736
28.087
33.227
Tr.đó: Vốn khả dụng
11.788
15.069
18.564
Tổng tài sản
135.442
166.112
209.776
Chỉ số dự trữ sơ cấp
8,7 %
9,07 %
10,06 %
Chỉ số dự trữ thanh toán
17,5%
16,9%
15,8%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007 và 2008 NHCTVN)
Tỷ lệ dự trữ sơ cấp của ngân hàng được duy trì đều ở mức khá cao, so với chuẩn mực thì chỉ tiêu này ở NHCT là tốt. Nhìn chung, dự trữ thanh khoản của ngân hàng từng năm được duy trì một cách khá hợp lý và không để dư thừa dự trữ quá nhiều, sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh. Chỉ số dự trữ thanh toán ngày càng được ngân hàng điều chỉnh về mức thấp hơn từ 17,5% xuống 15,8% nhằm giảm bớt lượng vốn nhàn rỗi không sinh lời để phù hợp với nhu cầu thanh toán của khách hàng nhưng vẫn đạt hiệu quả cao nhất.
b) Chỉ số cho vay/tiền gửi
Đơn vị: tỷ đồng
2006
2007
2008
Cho vay
80.152
102.190
149.854
Tiền gửi
99.684
116.364
152.385
Chỉ số cho vay/tiền gửi
80,4 %
87.8 %
94,8%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007 và 2008 NHCTVN)
Chỉ số này ở NHCT tăng cao qua các năm. Hầu hết các kh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tăng cường quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Công thương Việt Nam.DOC