Chuyên đề Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế Thị xã Cao Bằng

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I : C¸c vấn đề cơ bản về quản lý thu thuế GTGT 3

đối với hộ kinh doanh cá thể 3

1.1. Khái quát về thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể : 3

1.1.1Kh¸i niÖm 3

1.1.1.2. §Æc ®iÓm 3

1.1.1.3.Vai trß cña thuÕ GTGT 3

1.1.2 §èi t­îng chÞu thuÕ, ®èi t­îng kh«ng chÞu thuÕ vµ ®èi t­îng nép thuÕ GTGT 4

1.1.2.1. §èi t­îng chÞu thuÕ GTGT 4

1.1.2.2. §èi t­îng kh«ng chÞu thuÕ GTGT 4

1.1.2.3. §èi t­îng nép thuÕ GTGT 5

1.1.1. c¨n cø tÝnh thuÕ GTGT 5

1.1.1.1. GÝa tÝnh thuÕ 6

1.1.1.2. ThuÕ suÊt thuÕ GTGT 7

1.1.2. C¸c ph­¬ng ph¸p tÝnh thuÕ GTGT 8

1.1.2.1. Ph­¬ng ph¸p khÊu trõ 8

1.1.2.2. Ph­¬ng ph¸p tÝnh thuÕ GTGT trùc tiÕp trªn GTGT ( ph­¬ng ph¸p trùc tiÕp ) 9

1.2 Quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể 9

1.2.1 Khái niệm quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể 9

1.2.3. Nội dung cơ bản về thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể 12

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể 16

1.3.1. Các nhân tố chủ quan: 18

1.3.2. Các nhân tố khách quan: 19

Chương II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG20 ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ CAO BẰNG 20

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ CAO BẰNG : 20

2.1.1. Sơ lược quá trình phát triển Chi cục thuế thị xã Cao Bằng 20

2.1.2-Cơ cấu tổ chức -nhân sự của Chi cục thuế thị xã Cao Bằng . 20

2.1.3-Kết quả các hoạt động chủ yếu của Chi cục thuế thị xã Cao Bằng . 23

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ CAO BẰNG 26

2.2.1 .Thực trạng thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thị xã Cao Bằng . 27

4. Đội kiểm tra thuế ,quản lý thuế thu nhập cá nhân nợ và cưỡng chế nợ thuế : 30

2.2.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ CAO BẰNG. 32

2.2.1. THỰC TRẠNG THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CAO BẰNG. 32

2.2.2 Thực trạng quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể của chi cục thuế thị xã thị xã Cao Bằng . 37

2.2.2.1.Công tác quản lý đối tượng nộp thuế: 37

2.2.2.2 Công tác quản lý đối tượng tính thuế: 47

2.2.2.3 Quản lý thu nộp thuế và quyết toán thuế: 51

2.2.2.4 Công tác miễn giảm thuế giá trị gia tăng: 56

2.2.2.5 Công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế: 58

2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN TH Ị XÃ CAO BẰNG 60

2.3.1 Kết quả : 60

2.3.2. H¹n chÕ nguyªn nh©n : 61

2.3.2.1. H¹n chÕ : 61

2.3.2.2 Nguyên nhân : 63

Chương III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ CỦA TH Ị X Ã CAO BẰNG. 67

3.1 ĐỊNH HƯỚNG TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ CỦA CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ CAO BẰNG. 67

3.2 GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TAỊ CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ CAO BẰNG. 69

3.2.1 Đối với công tác quản lý đối tượng nộp thuế: 69

3.2.2 Đối với công tác quản lý thu nộp thuế giá trị gia tăng: 71

3.2.3 Tăng cường công tác quản lý hoá đơn chứng từ: 72

3.2.4 Tăng cường công tác tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế. 73

3.2.5 Đối với công tác thanh tra, kiểm tra: 75

3.2.6 Tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin 76

3.3. KIẾN NGHỊ: 78

3.3.1. Đối vơi Tổng cục Thuế: 78

3.3.2. Đối với UBND tỉnh Cao Bằng: 80

KẾT LUẬN 81

 

doc87 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế Thị xã Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luật còn chưa đồng bộ thiếu tính thực tế, thay đổi liên tục. Xong đối với Chi cục thuế thị xã đã triển khai thành công luật thuế giá trị gia tăng trong phạm vi toàn thị xã và từng bước thực thi có hiệu quả cao cả về số lượng và chất lượng, số thu ngày một nâng cao, đảm bảo sự công bằng và đồng đều về nghĩa vụ quyền lợi của người nộp thuế, từng bước khẳng định tính ưu việt của luật thuế giá trị gia tăng trong điều kiện hiện nay. - Những thuận lợi: Tình hình chính trị ổn định, hệ thống thể chế về kinh tế thị trường được hình thành rõ nét, nhiều cơ chế chính sách mới ban hành có tác động tích cực tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư phát triển. Đây là thành quả và cơ hội rất tốt, là nền tảng tạo đà thúc đẩy kinh tế thị xã phát triển. Các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển nhanh, mạnh cả về quy mô lẫn vốn đầu tư, làm ra nhiều của cải cho xã hội và cũng đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước. - Những khó khăn: Hệ thống cơ chế chính sách có nhiều thay đổi, chưa đồng bộ ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng nộp thuế, làm thay đổi một số biện pháp xử lý hành vi vi phạm của đối tượng nộp thuế do đó cũng ảnh hưởng đến kết quả thu nộp ngân sách Nhà nước. - Cùng với sự phát triển của nền kinh tế các thành phần kinh tế phát triển mạnh, đa dạng về loại hình cũng như hình thức, ngành nghề kinh doanh, do vậy một vấn đề đặt ra là đòi hỏi công chức ngành Thuế cần ra sức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn để đảm bảo yêu cầu công tác trong giai đoạn mới. Nhưng trên thực tế hiện nay, ngành Thuế cả nước nói chung và ngành Thuế tỉnh Cao Bằng nói riêng đang đứng trước tình trạng thừa cán bộ tính theo biên chế theo số thu nhưng lại thiếu cán bộ có năng lực để đảm đương công việc. Tình hình nộp thuế của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thị xã Cao Bằng * Đối với hộ kê hai: Hầu hết các hộ kê khai thực hiện khá tốt việc kê khai, đã kê khai đúng mẫu và đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai, hàng tháng cơ quan thuế đều tiến hành đấu tranh yêu cầu kê khai bổ sung doanh số bán lẻ tuy nhiên việc kê khai chưa sát với thực tế kinh doanh. Hầu hết các hộ kê khai chấp hành tốt chế độ thu nộp bảo đảm đúng kỳ hạn. Theo số liệu tính đến thời điểm tháng 12 năm 2006 doanh số bình quân là 106.364.000 đồng/ hộ/ tháng; số thuế GTGT + TNDN bình quân là 3.118.900 đồng/ hộ/ tháng. *Đối với hộ ấn định: việc chấp hành nghĩa vụ thuế cơ bản tốt, nhất là các khu vực chợ, bến xe, đã tiến hành thu thuế tập trung nhằm tiết kiệm thời gian cho hộ kinh doanh, huy động nhanh số thuế vào ngân sách Nhà Nước. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ nhận thức chưa đầy đủ, chưa tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế còn nộp chậm tiền thuế, cá biệt còn có trường hợp dây dưa, trây ỳ tiền thuế nhất là hoạt động kinh doanh vận tải gây khó khăn cho công tác quản lý và thất thu cho NSNN. 2.2.2 Thực trạng quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể của chi cục thuế thị xã thị xã Cao Bằng . 2.2.2.1.Công tác quản lý đối tượng nộp thuế: Trong bất kỳ một Luật thuế nào, vấn đề đầu tiên là phải xác định được đối tượng nộp thuế, vấn đề này càng có ý nghĩa quan trọng hơn đối với công tác thu thuế. Bởi đối với mỗi loại đối tượng nộp thuế cơ quan thuế sẽ có những quy định và biện pháp quản lý cho phù hợp. Luật thuế giá trị gia tăng quy định đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên lãnh thổ Việt nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức kinh doanh và tổ chức, cá nhân có hoạt động nhập khẩu hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng. Theo quy định hiện hành, sau khi được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh các cơ sở kinh doanh đều phải đăng ký nộp thuế tại Chi cục thuế quản lý địa bàn kinh doanh của mình. Cơ quan thuế có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở kinh doanh đăng ký nộp thuế, thực hiện sổ sách kế toán, sử dụng hoá đơn theo mẫu thống nhất do Bộ Tài chính phát hành. Tiến hành kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở kinh doanh và yêu cầu các cơ sở cung cấp đầy đủ tài liệu, số liệu liên quan khi cần thiết. Đồng thời phối hợp các ngành hữu quan để quan sát, kiểm tra các hộ kinh doanh, nhưng chưa đăng ký kinh doanh hay chưa đăng ký nộp thuế hoặc các hộ mới ra kinh doanh để đưa vào quản lý thu thuế. Công tác quản lý đối tượng nộp thuế ở Chi cục thuế thị xã Cao Bằng được coi là trọng tâm. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao và thường xuyên của Lãnh đạo Chi cục, công tác quản lý đối tượng nộp thuế ở Chi cục được tổ chức thực hiện như sau: - Đội KK - KTT và TH cùng với Đội HTTT phối hợp với UBND các phường, xã, và các cơ quan chức năng có liên quan, nắm bắt các đối tượng kinh doanh nhưng chưa đăng ký kinh doanh hoặc đã đăng ký kinh doanh nhưng chưa đăng ký nộp thuế để đôn đốc các cơ sở này thực hiện đăng ký nộp thuế. - Từng đội thuế được giao nhiệm vụ thống kê danh sách các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn mình phụ trách và phân loại theo ngành nghề kinh doanh, quy mô kinh doanh. cán bộ thuế thuộc các tổ, đội được giao nhiệm vụ phải thường xuyên kiểm tra địa bàn, phát hiện các cơ sở, cá nhân mới tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh để đôn đốc hộ kinh doanh đến cơ quan thuế làm thủ tục kê khai đưng ký và đưa vào quản lý thu thuế. - Đội KK - KTT và TH kiểm tra hồ sơ của Đội thuế các Phường, Xã gửi lên và truyền số liệu lên Cục thuế,in mã số thuế trình Lãnh đạo Chi cục ký duyệt rồi chuyển về đội thuế các Phường, Xã. Đội thuế có trách nhiệm giao tận tay tới hộ kinh doanh. Ở Chi cục thuế thị xã Cao Bằng , đối tượng nộp thuế được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.Việc phân loại đối tượng nộp thuế ở Chi cục nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ nói chung và phục vụ công tác quản lý của Chi cục trong thời gian tiếp theo. Đối tượng nộp thuế ở chi cục được phân loại theo các tiêu thức sau: * Công tác quản lý đối tượng nộp thuế theo địa bàn: Đây là một công tác được Chi cục thuế thị xã Cao Bằng đặc biệt quan tâm, vì nó là một yếu tố quyết định đến kết quả thu và đảm bảo tính công bằng trong quản lý thu thuế. Công tác quản lý đối tượng nộp thuế theo địa bàn ở Chi cục thuế thị xã Cao Bằng được tổng hợp trong bảng như sau: Bảng 2: CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ THEO ĐỊA BÀN CỦA CHI CỤC THUẾ TH Ị X Ã CAO B ẰNG . Đơn vị tính: Hộ Đội thuế quản lý Số hộ kinh doanh Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Đội thuế phường Hợp Giang 588 740 763 Đội thuế phường Sông Bằng 169 235 238 Đội liên phường xã Sông Hiến Hoà Chung 260 317 324 Đội liên phường xã Tân Giang Duyệt Chung 243 298 301 Đội thuế xã Ngọc Xuân 223 288 297 Đội thuế xã Đề Thám 190 221 239 Đội thuế Chợ Sông Bằng 225 350 363 Đội thuế Chợ Xanh 202 278 291 Tổng cộng: 2.100 2.727 2.816 Nguồn: Báo cáo thống kê thuế giá trị gia tăng – thu nhập doanh nghiệp chi cục thuế thị xã Cao Bằng . Qua số liệu bảng 2 ta thấy: Việc quản lý đối tượng nộp thuế theo địa bàn của Chi cục thuế thị xã Cao Bằng là tương đối tốt. Số hộ quản lý thu thuế luôn tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2007 tăng 29,8 % so với năm 2006, năm 2008 tăng 3,3 % so với năm 2007. Xét về số tuyệt đối năm 2007 so với năm 2006 tăng 627 hộ, năm 2008 tăng 89 hộ so với năm 2007. Nếu xét riêng từng Đội thuế, số hộ quản lý thu thuế ở các Đội thuế cũng đều tăng qua mỗi năm. Nổi bật nhất là đội thuế phường Hợp Giang số hộ kinh doanh năm 2007 tăng 452 hộ so với năm 2006, năm 2008 số hộ quản lý thu thuế tăng lên 23 hộ so với năm 2007, hoặc đội thuế phường Sông Bằng , đội thuế liên phường xã Tân giang Duyệt Chung và đội thuế liên phường xã Sông Hiến Hoà Chung. * Công tác theo dõi biến động về diện hộ kinh doanh: Việc kiểm tra quản lý các hộ mới ra kinh doanh, hộ đã bỏ kinh doanh ở chi cục được thực hiện thường xuyên và sát với thực tế. Điều này cũng nói lên rằng công tác chỉ đạo của Chi cục đã hết sức sát sao, kết hợp với nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trong công việc của cán bộ trong Chi cục, luôn bám sát địa bàn quản lý, khai thác triệt để nguồn thu ở các đội thuế. Để thấy rõ hơn vấn đề này chúng ta cùng xem xét kết quả quản lý hộ mới ra kinh doanh, hộ bỏ kinh doanh của Chi cục qua số liệu sau: Bảng 3: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ HỘ MỚI RA KINH DOANH HỘ BỎ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TH Ị XÃ CAO BẰNG. Đơn vị tính: Hộ Năm Hộ mới ra kinh doanh Hộ bỏ kinh doanh Năm 2006 758 520 Năm 2007 1.131 504 Năm 2008 116 27 Tổng Cộng: 2.843 1.051 Nguồn: báo cáo thống kê thuế giá trị gia tăng-Thu nhập doanh nghiệp Chi cục thuế thị xã Cao Bằng . Qua số liệu bảng 3 ta thấy rằng tình hình quản lý hộ kinh doanh mới phát sinh và hộ bỏ kinh doanh ở Chi cục khá tốt: - Số hộ mới ra kinh doanh trên địa bàn thị xã Cao Bằng tăng lên theo từng năm (năm 2006 là: 758 hộ, năm 2007 là: 1.131 hộ, năm 2008 là: 116 hộ). Điều này cho ta thấy Chi cục thuế thị xã Cao Bằng đã quản lý tốt các hộ kinh doanh này, từ đó dẫn đến tổng số hộ kinh doanh trên địa bàn cũng tăng dần qua các năm. - Số hộ bỏ kinh doanh trên địa bàn giảm dần qua từng năm: Năm 2006: 520 hộ, năm 2007 là 504 hộ và đến năm 2008 giảm xuống chỉ còn 27 hộ. Như vậy số hộ bỏ kinh doanh luôn thấp hơn số hộ mới ra kinh doanh, 3 năm số hộ mới ra kinh doanh bằng 190,7 % số hộ bỏ kinh doanh), làm cho tổng số hộ quản lý năm 2008 tăng lên 716 hộ so với năm 2006 đưa tổng hộ thực tế chi cục quản lý lên 2.816 hộ. Từ việc phân tích trên ta thấy rằng: Bên cạnh việc quản lý hộ bỏ kinh doanh, Chi cục thuế thị xã Cao Bằng đã chú trọng đẩy mạnh việc kiểm tra rà soát đưa vào quản lý các hộ mới ra kinh doanh đặc biệt công tác này được trấn chỉnh quyết liệt vào năm 2007. Để làm được điều này ngoài sự chỉ đạo của Chi cục còn phải kể đến tinh thần trách nhiệm của các đội thuế Phường, Xã, luôn chủ động nắm chắc địa bàn, phối kết hợp có hiệu quả với Hội đồng tư vấn thuế Phường, xã, để chỉ đạo cán bộ chuyên quản thường xuyên rà soát diện hộ, sâu sát với thực tế kinh doanh của các hộ trên địa bàn quản lý, góp phần hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hàng năm. Việc quản lý đánh giá đối tượng nộp thuế còn phụ thuộc vào tác động của các yếu tố quản lý khác trong quá trình thực hiện Luật thuế. Nếu phân loại quản lý đối tượng nộp thuế theo ngành nghề kinh doanh ta có số liệu của các năm như sau: Bảng 4: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ THEO NGÀNH NGHỀ KINH DOANH Ở CHI CỤC THUẾ TH Ị X Ã CAO B ẰNG Đơn vị tính: Hộ STT Ngành nghề KD Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Ngành sản xuất 61 92 88 2 Ngành vận tải 230 127 224 3 Ngành ăn uống 192 228 233 4 Ng.Thương nghiệp 1.367 1.872 1.856 5 Ngành Dịch vụ 250 408 415 Tổng cộng: 2.100 2.727 2.816 Nguồn: Báo cáo thống kê thuế giá trị gia tăng - Thu nhập doanh nghiệp Chi cục thuế thị xã Cao Bằng . Từ số liệu bảng 4 ta thấy: - Đối với Ngành Sản Xuất: - Ngành sản xuất trên địa bàn thị xã Cao Bằng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số hộ kinh doanh, bình quân trong 3 năm từ 2006 đến 2006 chiếm 3,1% tổng hộ kinh doanh (năm 2006 chiếm 2,9%, năm 2007 chiếm 3,4 % và năm 2008 chiếm 3,1 % trên tổng số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã Cao Bằng ) trong đó: Chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng ,sản xuất đồ gỗ... Hoạt động sản xuất kinh doanh thất thường. - Ngành Vận Tải: Số hộ kinh doanh vận tải bình quân trong 3 năm chiếm 7,6 % tổng số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã Cao Bằng (chủ yếu là vận tải hàng hoá). Đây là một ngành kinh doanh có tính lưu động nên việc quản lý thu thuế rất khó khăn vì tình trạng mua bán xe ô tô trao tay không đăng ký quyền sở hữu vẫn phổ biến, dẫn đến chính quyền địa phương không quản lý được đối tượng sử dụng xe, nhiều xe lợi dụng việc đăng ký xe không kinh doanh nhưng thực tế xe vẫn kinh doanh để trốn thuế. Tuy Chi cục đã phối hợp với các ngành chức năng tiến hành kiểm tra thủ tục về thuế trên đường và xử phạt đối với những trường hợp vi phạm, nhưng vẫn chưa đem lại sự chuyển biến rõ rệt. Chi cục cần có biện pháp tốt hơn đối với ngành kinh doanh này. - Đối với Ngành Ăn Uống: Số hộ kinh doanh ăn uống bình quân trong 3 năm chiếm khoảng 8,5% tổng số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã Cao Bằng , qua số liệu thống kê ta thấy từ năm 2006 đến năm 2008 số hộ kinh doanh ngành này tăng 41 hộ (từ 192 hộ năm 2006 tăng lên 233 hộ năm 2008 ). Số hộ kinh doanh ăn uống tăng mạnh ở năm 2007 (36 hộ) đây là ngành có số thu thuế hàng tháng tương đối ổn định so với các ngành khác, tuy vậy Chi cục cũng cần phải có biện pháp hữu hiệu trong công tác quản lý thu, phải phân loại tốt các đối tượng trong ngành này để tổ chức thu đạt kết quả. - Đối với ngành thương nghiệp: Là ngành kinh doanh chủ yếu trên địa bàn thị xã Cao Bằng ,số hộ kinh doanh ngành này chiếm quá nửa tổng số hộ kinh doanh trên địa bàn cụ thể: Năm 2006 chiếm 63,6 %, năm 2007 chiếm 68,6 %, năm 2008 chiếm 68,3 % trên tổng số hộ kinh doanh trong toàn thị xã Cao Bằng . Các hộ kinh doanh thương nghiệp trên địa bàn thị xã Cao Bằng có quy mô vừa và nhỏ (chủ yếu là các hộ có môn bài bậc 2, bậc 3, bậc 4), với mặt hàng kinh doanh đa dạng như kinh doanh vải, quần áo, hàng tạp hoá, vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình. Do chiếm tỷ trọng cao về số hộ, đa dạng về hàng kinh doanh và số thuế tương đối lớn, việc quản lý các đối tượng này cũng rất khó khăn, phức tạp, xong được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Chi cục và sự cố gắng nỗ lực của các Phường, Đội, Xã nên việc quản lý các đối tượng này đã đạt được yêu cầu: Năm 2006 quản lý 1.367 hộ, năm 2007 tăng lên 1.872 hộ và năm 2008 là 1.856 hộ ( bằng 135,7 % so với năm 2006 ). - Đối với ngành kinh doanh dịch vụ: Ngành Dịch vụ trên địa bàn thị xã Cao Bằng tương đối lớn, xếp thứ hai sau ngành Thương Nghiệp trong tổng số hộ quản lý ( chủ yếu là các hộ kinh doanh ngành hàng may đo, sủa chữa xe máy, ô tô. Số lượng hộ thuộc ngành dịch vụ ngày một nâng cao qua từng năm, theo đà phát triển kinh tế (từ năm 2006 đến năm 2008 tăng 165 hộ). * Công tác quản lý diện hộ kinh doanh theo phương pháp tính, nộp thuế: Với số hộ kinh doanh như trên, xuất phát từ yêu cầu của công tác quản lý từ khi áp dụng Luật thuế giá trị gia tăng, Chi cục đã phân loại đối tượng nộp thuế theo phương pháp tính, nộp thuế nhằm tăng cường sự quản lý và chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí, phân công cán bộ trong cơ quan. Hiện nay tại Chi cục thuế thị xã Cao Bằng đang triển khai công tác tính thuế giá trị gia tăng của hộ kinhh doanh cá thể theo 2 phương pháp: Phương pháp trực tiếp trên doanh số ( Hộ kế toán ) và phương pháp ấn định doanh số( Khoán) . Đi đôi với 2 phương pháp tính thuế trên có 2 phương pháp nộp thuế là phương pháp kê khai (hộ kế toán): Hộ kinh doanh tư kê khai, tính thuế, tự nộp thuế và phương pháp ấn định (khoán) trong thời gian ổn định ( 6 tháng đến 1 năm) hộ kinh doanh phải nộp thuế theo mức khoán nhất định. Mỗi phương pháp tính và nộp đều có ưu nhược điểm riêng, nguồn thu từ mỗi phương pháp đã đóng góp quyết định đối với kết quả thu nộp thuế giá trị gia tăng trong tổng thu ngân sách Nhà nước, nhưng mỗi phương pháp cũng có những vấn đề bất cập riêng của nó. Căn cứ sự chỉ đạo của ngành thuế tỉnh thị xã Cao Bằng , xuất phát từ thực tiễn của địa phương, căn cứ các điều kiện về quy mô kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, các quy định về quản lý, sử dụng hoá đơn chứng từ, Chi cục thuế thị xã Cao Bằng đã triển khai thực hiện tốt Luật thuế giá trị gia tăng, đáp ứng được yêu cầu đề ra, từng bước thực hiện tốt việc quản lý đối tượng nộp thuế theo 2 phương pháp nêu trên, đã và đang phát huy được tính ưu việt của Luật thuế giá trị gia tăng. Tình hình quản lý đối tượng nộp thuế theo phương pháp tính thuế ở Chi cục thuế thị xã Cao Bằng như sau: Bảng 5: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ THEO PHƯƠNG PHÁP TÍNH, NỘP THUẾ Ở CHI CỤC THUẾ TH Ị X Ã CAO B ẰNG Đơn vị tính: Hộ STT Diễn giải Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Hộ kê khai: 128 189 219 - Trực tiếp trên doanh số 128 189 219 2 Hộ khoán: 1.972 2.538 2.597 Tổng cộng: 2.100 2.727 2.816 Nguồn: báo cáo thống kê thuế giá trị gia tăng - Thu nhập doanh nghiệp chi cục thuế... Trong hai phương pháp ở bảng 5, phương pháp kê khai là phương pháp tiến bộ, doanh thu kinh doanh được quản lý sát thực hơn, nhưng phương pháp này khó thực hiện. Trong những năm đầu thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng ngành thuế áp dụng phương pháp này với các hộ kinh doanh có quy mô lớn, mức thuế nộp hàng tháng lớn, có ý thức chấp hành pháp luật. Tính đến năm 2006 kể từ khi thực hiện luật thuế giá trị gia tăng, Chi cục thuế thị xã Cao Bằng đã tích cực hướng dẫn động viên hộ kinh doanh thực hiện chế độ sổ sách kế toán hộ kinh doanh theo Quyết định số: 144/QĐ-BTC và sử dụng hoá đơn chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính để làm căn cứ đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp kê khai. Trên địa bàn thị xã Cao Bằng, các hộ sản xuất kinh doanh hầu hết có quy mô nhỏ, nên việc thực hiện quản lý đối tượng nộp theo phương pháp kê khai trong mấy năm qua còn rất hạn chế. Xong do ý thức được tính ưu việt của phương pháp kê khai Chi cục thuế thị xã Cao Bằng đã làm tốt công tác tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn nên số hộ xin chuyển phương pháp tính và nộp thuế ngày một tăng cụ thể là: Năm 2006 mới có 128 hộ nộp theo kê khai, năm 2007 tăng lên 189 hộ và đến năm 2008 tăng lên tới 219 hộ.( Tăng 1,8 lần so với năm 2006) 2.2.2.2 Công tác quản lý đối tượng tính thuế: * Đối với hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai: Nộp thuế theo phương pháp kê khai đòi hỏi đối tượng nộp thuế phải thực hiện tốt chế độ sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ đầy đủ. Đây là căn cứ, là cơ sở để xác minh việc tự kê khai thuế của đối tượng nộp thuế khi cơ quan thuế tiến hành kiểm tra. Trên địa bàn thị xã Cao Bằng do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động nên hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai còn ít. Xong việc quản lý vẫn phải đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ, đồng thời đây cũng là bước đầu làm quen với việc quản lý hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai. Khi thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng, tính đến năm 2006 trên địa bàn thị xã Cao Bằng có 128 hộ kinh doanh đăng ký tính thuế theo phương pháp kê khai, sang năm 2007 toàn thị xã Cao Bằng đã có 189 hộ đăng ký nộp thuế theo phương pháp kê khai, đến năm 2008 toàn thị xã Cao Bằng đã có 219 hộ đăng ký nộp thuế theo phương pháp kê khai. ( Bằng 171% so với năm 2006). Qua 3 năm thực hiện công tác quản lý đối tượng nộp thuế theo kê khai ở Chi cục thuế thị xã Cao Bằng ta thấy: Muốn tính được thuế giá trị gia tăng phải nộp của đối tượng nộp thuế chính xác thì phải tính thuế giá trị gia tăng đầu vào, thuế giá trị gia tăng đầu ra hoặc phải tính đúng giá thanh toán của hàng hoá dịch vụ bán ra, giá thanh toán của hàng hoá dịch vụ mua vào tương ứng; mà căn cứ để xác định chúng phải dựa vào hoá đơn, chứng từ sổ sách kế toán của hộ nộp thuế. Vấn đề cốt lõi mà Chi cục thuế thị xã Cao Bằng xác định trong công tác quản lý căn cứ tính thuế giá trị gia tăng đối với hộ nộp theo phương pháp kê khai là việc quản lý sử dụng hoá đơn, chứng từ và thực hiện chế độ mở sổ sách kế toán của hộ kinh doanh. Căn cứ vào sự chỉ đạo của Cục thuế thị xã Cao Bằng về việc thực hiện chế độ kế toán kinh doanh, Chi cục thuế thị xã Cao Bằng đã phối kết hợp với phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ Cục thuế tỉnh hướng dẫn tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về thuế, chế độ mở sổ sách kế toán theo quyết định số: 169-2000/QĐ-BTC, cho cán bộ Chi cục và hộ kinh doanh thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai. Đồng thời đã chỉ đạo Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế, cùng các bộ phận liên quan khác tăng cường kiểm tra hướng dẫn uốn nắn các hộ thực hiện nghiêm chế độ hiện hành. Kết quả đạt được của các hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai trong 3 năm qua hầu hết đã đáp ứng được yêu cầu quản lý của ngành thuế, chất lượng hạch toán, hành tự, hoá đơn qua các năm cũng đã tiến bộ rõ rệt, tuy nhiên các đối tượng này chủ yếu chỉ thực hiện viết hoá đơn đầu ra mà chưa tập hợp được đầy đủ hoá đơn đầu vào nên việc xác định GTGT chịu thuế bằng tỷ lệ GTGT/ doanh thu vẫn là chủ yếu và vẫn còn một số hộ chưa chấp hành nghiêm túc các quy định của Luật, để trốn thuế họ không viết hoá đơn bán hàng, thực hiện công tác kế toán làm ngược, viết hoá đơn liên 1 khác liên 2... qua kết quả thống kê của công tác thanh kiểm tra số hộ vi phạm pháp lệnh kế toán thống kê, quy trình quản lý thuế đối với hộ kê khai là: năm 2006 chiếm 20%, năm 2007 chiếm 17% và năm 2008 chiếm 10%. Nguyên nhân của tồn tại trên: Về phía hộ kinh doanh không có chuyên môn, một số hộ khác cố tình hạch toán sai lệch, lợi dụng sơ hở của chính sách để trốn thuế; bên cạnh đó công tác thanh tra, kiểm tra của cán bộ thuế còn lơi lỏng thiếu hiệu quả, chưa thường xuyên, đôi khi phát hiện sai phạm của đối tượng nộp thuế chưa kịp thời, lực lượng quản lý trực tiếp còn mỏng, sự phối kết hợp của các ban ngành còn hạn chế. Để đáp ứng yêu cầu quản lý đối với các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai, Chi cục thuế thị xã Cao Bằng tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý nghiêm khắc đối với những hộ kinh doanh không chỿp hành, hạch toán kế toán, lập hoá đơn chứng từ không trung thực với thực tế phát sinh nhằm mục đích trốn lậu thuế. Đối với những hộ quản lý kiểm tra phát hiện vi phạm, ngoài việc xử lý vi phạm hành chính còn phải xử phạt theo lần số thuế lậu, đồng thời phải ấn định thuế theo kết quả kiểm tra đó. Mức thuế ấn định phải cao hơn mức thuế của những hộ kinh doanh cùng ngành nghề, cùng quy mô thực hiện tốt chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ để động viên những hộ kinh doanh thực hiện tốt và hộ kinh doanh thấy được lợi ích thực tế, không tái phạm * Đối với hộ khoán ổn định: Việc quản lý doanh thu của các hộ nộp thuế theo phương pháp khoán ổn định rất phức tạp, để có được một mức doanh thu ấn định phải thực hiện qua nhiều bước, nhiều bộ phận cùng tham gia xem xét. Phương pháp này có ưu điểm: Đơn giản trong việc tính thuế, tạo được sự ổn định cho cả đối tượng nộp thuế và Chi cục. Song nhược điểm của phương pháp này lại không nhỏ: mang tính áp đặt, thiếu sự công bằng về nghĩa vụ thuế đặc biệt khoán doanh thu khó có thể theo sát được tình hình biến động về giá cả, về tình hình sản xuất kinh doanh của các đối tượng nộp thuế nó mang nặng tính bình quân nên khó có thể thu thuế cho phù hợp với biến động của tình hình kinh doanh. Theo quy trình quản lý hộ kinh doanh cá thể của Tổng cục thuế, để xác định doanh thu tính thuế cho phù hợp với từng hộ, vào từng thời điểm nhất định, cần phải điều chỉnh doanh thu tính thuế của các hộ kinh doanh khi hết thời hạn ổn định thuế, các hộ kinh doanh có quy mô lớn thời gian ổn định thuế là 6 tháng, các hộ kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ thời gian ổn định là 1 năm. Ta xét bảng sau: Bảng 6: THỐNG KÊ ĐIỀU CHỈNH DOANH SỐ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KHOÁN Ở CHI CỤC THUẾ TH Ị X Ã CAO B ẰNG . Đơn vị tính: 1000 đồng Năm Số Lượt hộ(Đ/C) Doanh số cũ Doanh số mới Tỷ lệ % Doanh số Thuế Doanh số Thuế D. Số Thuế 2006 1.750 4.850.000 40.530 6.062.500 50.662,5 125 125 2007 1.980 7.140.776 59.700 9.419.035 74.450 131,9 124,7 2008 2.180 8.215.241 68.850 10.269.051 90.820 125 131,9 Tổng cộng 5.910 20.206.017 169.080 25.750.586 215.932,5 127,4 127,7 Nguồn: Báo cáo thống kê thuế giá trị gia tăng – Thu nhập doanh nghiệp Chi cục thuế... Căn cứ số liệu thống kê bảng 6 ta thấy: Việc điều chỉnh doanh thu tính thuế ở Chi cục thuế thị xã Cao Bằng trong các năm 2006, 2007, 2008 đều có biến động tăng. Cụ thể: Năm 2006 điều chỉnh 1.750 lượt hộ với doanh thu điều chỉnh tăng: 1.212.500.000 đồng, số thuế tăng 10.132.500 đồng (tăng 25 %). Năm 2007 điều chỉnh 1.980 lượt hộ với doanh thu điều chỉnh tăng: 2.278.259.000 đồng, đưa số thuế tăng lên 14.750.000 đồng (tăng 24,7%). Năm 2008 điều chỉnh 2.180 lượt hộ với doanh thu điều chỉnh tăng 2.053.810.000 đồng, số thuế tăng 21.970.000 đồng (tăng 131,9%). Năm 1999 Nhà nước thực hiện luật thuế giá trị gia tăng. Sau 10 năm ( tạm tính cả năm 2008 ) thực hiện Chi cục thuế thị xã Cao Bằng đã từng bước triển khai tập huấn luật thuế giá trị gia tăng phù hợp với tình hình thực tế của thị xã . Trong các năm đầu thực hiện do mới thực hiện Luật thuế mới nên số thu chưa cao. Sang năm 2006, 2007 và 2008 sau một thời gian thực hiện luật thuế giá trị gia tăng được sửa đổi bổ sung và áp dụng các quy trình quản lý thuế đối với hộ cá thể của Tổng cục thuế, việc quản lý căn cứ tính thuế đối với hộ khoán đã đi vào nề nếp. Chi cục đã phối hợp điều tra doanh thu tính thuế của các hộ theo từng ngành nghề, vị trí kinh doanh trên cơ sở đó điều chỉnh doanh thu, tính thuế của các hộ kinh doanh cho hợp lý sát với thực tế. Kết quả cho thấy trong 3 năm (2006, 2007, 2008) Chi cục đã điều chỉnh doanh thu của 5.910 lượt hộ kinh doanh với doanh thu trước điều chỉnh là: 20.206.017.000 đồng, doanh thu sau điều chỉnh là: 25.750.586.000 tăng 27,4 %. Số thuế trước điều chỉnh là: 169.080.000 đồng, sau điều chỉnh là 215.932.500 đồng, tăng 27,7% (số tuyệt đối về thuế tăng 46.852.500 đồng). 2.2.2.3 Quản lý thu nộp thuế và quyết toán thuế: Công tác quản lý thu nộp thuế là hệ quả của 2 khâu quản lý trước, kết quả thực hiện ở khâu này phản ánh hiệu quả của quá trình thực hiện quy trình nghiệp vụ thu thuế. Hàng tháng căn cứ vào tờ khai (của hộ nộp thuế theo kê khai), số hộ kinh doanh thực tế, các quyết định miễn, giảm, danh sách các hộ đưa ra khỏi bộ, dan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7917.doc
Tài liệu liên quan