Quản lý lĩnh vực nợ và cưỡng chế nợ thuế: Bên cạnh những người nộp thuế tự giác cao trong chấp hành luật thuế thì cũng còn có không ít người nộp thuế khác trây ỳ trong thu nộp ngân sách. Biện pháp quan trọng của quản lý nợ và cưỡng chế thuế đối với người nộp thuế là ra thông báo nợ thuế để đôn đốc thu nợ, là Lệnh thu gửi tới ngân hàng. Tuy nhiên, hiệu lực thực tế của biện pháp này có lúc, có nơi còn hạn chế bởi các vi phạm của một vài ngân hàng (không ưu tiên chuyển tiền nộp thuế đúng quy định). Trong thời gian qua, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang đã áp dụng biện pháp thu tiền của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức khác đang năm giữ. Đến nay, chưa có trường hợp nào Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang phải áp dụng các biện pháp như tạm giữ hàng hóa, kê biên tài sản . đối với người nợ đọng thuế. Việc phạt chậm nộp thuế TNDN đối với người nộp thuế chưa được triển khai; Số nợ thuế TNDN do máy tính theo dõi đối với không ít DNNN hiện nay là chưa chính xác.
77 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1456 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uộc của các DNNN đóng tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang (gồm DNNN trung ương quản lý và DNNN địa phương quản lý).
- Các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh.
Về cơ bản, việc quản lý thuế đối với mỗi khu vực được giao cho một phòng thuộc khối văn phòng Cục thuế (các Chi cục Thuế huyện, thị không được giao nhiệm vụ quản lý DNNN).
+ Quy trình quản lý thuế TNDN
Trong những năm đầu thực hiện thuế TNDN, công tác thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang sử dụng toàn bộ đội ngũ cán bộ quản lý đã có kinh nghiệm quản lý thuế lợi tức và kế thừa toàn bộ nghiệp vụ quản lý thuế lợi tức. Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế lợi tức được giữ nguyên khi chuyển sang quản lý thuế TNDN. Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang thực hiện quản lý thuế nói chung, thuế TNDN theo Quyết định số 1368 TCT/QĐ/TCCB ngày 16/12/1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
Lãnh đạo cơ quan thuế
Phòng Thanh tra và Xử lý tố tụng
về thuế
Các phòng quản lý thuế theo khu vực
Phòng quản lý ấn chỉ, phòng Nghiệp vụ
Phòng Xử lý thông tin và tin học
Các đối tượng nộp thuế
Sơ đồ 2.3 - Mô hình quản lý thuế các doanh nghiệp
Đánh giá khái quát về việc thực hiện quy trình:
- Công tác đăng ký cấp mã số thuế cho các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang phần lớn được thực hiện năm 1998. Các trường hợp mới thành lập
hoặc bổ sung các thông tin doanh nghiệp được thực hiện kịp thời đúng quy định.
- Mặc dù còn nhiều vướng mắc nhưng việc thực hiện các quy trình quản lý thuế trên máy tính theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế đã giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế nói chung, quản lý thuế TNDN nói riêng.
- Việc kê khai và báo cáo quyết toán thuế TNDN về cơ bản đã đi vào ổn định, kế thừa kết quả quản lý thuế lợi tức trước kia. Về việc chấp hành thời hạn nộp tờ khai, báo cáo quyết toán thuế TNDN của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Việc nộp cho cơ quan thuế báo cáo quyết toán thuế TNDN hàng quý chưa được các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh.
- Chương trình quản lý thuế trên máy tính của Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang chưa thực hiện tính phạt chậm nộp thuế TNDN.
- Việc kiểm tra quyết toán thuế bước 1 (kiểm tra tại văn phòng Cục thuế) được thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên, hiệu quả thực tế của giai đoạn kiểm tra này còn hạn chế.
- Thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế TNDN trực tiếp tại doanh nghiệp là công tác giữ vai trò chủ đạo trong việc chấn chỉnh, phát hiện các sai phạm của các doanh nghiệp trong việc chấp hành luật thuế TNDN. Trong những năm đầu thực hiện quản lý thuế TNDN, sự phối hợp giữa các phòng quản lý và phòng thanh tra trong kế hoạch kiểm tra quyết toán thuế chưa được thực hiện tốt.
Hiện nay, theo mô hình quản lý theo chức năng mỗi phòng tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang đều thực hiện hầu hết các nội dung chính chức năng quản lý thuế (xử lý tờ khai, thanh tra thuế, kiểm tra thuế... )
Người nộp thuế “tự khai, tự tính, tự nộp” và Luật Quản lý thuế mới quy trình quản lý thuế đối với các doanh nghiệp được khái quát như sau:
- Đăng ký thuế, cấp mã số thuế : Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm đăng ký thuế TNDN cùng với việc đăng ký nộp thuế GTGT. Doanh nghiệp mới ra kinh doanh phải liên hệ với Cục Thuế (bộ phận một cửa) để nhận và kê khai tờ khai đăng ký thuế theo mẫu quy định.
Cấp mã số thuế cho các đối tượng nộp thuế là một biện pháp quan trọng được ngành thuế nói chung, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang nói riêng triển khai thực hiện.
Tình hình cấp mã số thuế cho các ĐTNT trên địa bàn Tuyên Quang qua các năm:
Bảng 2.2 - Tình hình cấp mã số thuế qua các năm
Thời điểm
Tổng số (đơn vị)
DNNN, Công ty TNHH
Doanh nghiệp tư nhân, HTX
Hộ cá thể
31/12/2005
1.580
62
85
1.433
31/12/2006
1.568
5
141
1.422
31/12/2007
1.248
8
139
1.101
(Nguồn : Báo cáo thống kê tình hình đăng ký thuế và cấp mã số thuế các năm của Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang)
Nhận xét : Cấp mã số thuế cho người nộp thuế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong ba năm 2005, 2006, 2007 nhìn chung khá đồng đều; Kinh tế ở tỉnh Tuyên Quang gần đây tăng trưởng khá, năm 2005,2006 số người nộp thuế đăng ký cấp mã số nhiều vì đây là thời kỳ xây dựng Thủy điện Tuyên Quang đang tập trung đẩy nhanh về tiến độ nên thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tới đầu tư sản xuất kinh doanh, thi công xây lắp. Năm 2006, 2007 tỉnh Tuyên Quang có chính sách khuyến khích đầu tư như ưu tiên về vay vốn sản xuất nên các ngành nghề, dịch vụ, hợp tác xã phát triển.
- Kê khai: Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai và nộp tờ khai thuế TNDN theo mẫu quy định
+ Khai thuế TNDN tạm tính theo quý(mẫu số 01A/TNDN, 01B/TNDN) cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ nộp thuế; Khai thuế TNDN tạm tính theo từng lần chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (mẫu số 02/TNDN) chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế; Khai thuế TNDN theo tỷ lệ thu nhập trên doanh thu chịu thuế theo tháng, theo lần phát sinh, khấu trừ từ tiền hoa hồng
đại lý theo tháng (mẫu số 04/TNDN, 05/TNDN) thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ
thuế.
- Quyết toán thuế: cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế TNDN với cơ quan thuế (mẫu số 03/TNDN).Thời hạn nộp báo cáo quyết toán tài chính và quyết toán thuế là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.Trường hợp chấm dứt hoạt động kinh doanh, tổ chức lại doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ bốn mươi lăm, kể từ ngày phát sinh trường hợp đó.
Tại các phòng chức năng phải triển khai 2 bước kiểm tra quyết toán thuế, bao gồm:
Bước 1: Phòng Kê khai và kế toán thuế nhập hồ sơ khai thuế qua chương trình Quản lý thuế (QHS), mã vạch hai chiều kiểm tra ban đầu nếu doanh nghiệp khai sai mẫu quy định ra văn bản yêu cầu doanh nghiệp khai lại và lưu hồ sơ khai thuế. Phòng Kiểm tra thuế kiểm tra số liệu quyết toán thuế qua chương trình mà phòng Kê khai và kế toán thuế đã nhập nhằm xác định các đối tượng có dấu hiệu nghi ngờ về kê khai, quyết toán.
Bước 2: Căn cứ kết quả kiểm tra, xác minh nói trên, phòng Kiểm tra thuế yêu cầu doanh nghiệp giải trình, cung cấp số liệu quyết toán thuế và lập kế hoạch kiểm tra trình lãnh đạo duyệt.
Thanh tra, kiểm tra: Phòng Kiểm tra thuế tiến hành kiểm tra tại cơ sở về sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ, đối chiếu với quyết toán thuế để xác định số quyết toán chính xác và lập biên bản kiểm tra. Hồ sơ biên bản kiểm tra phòng Kiểm tra thuế để đưa vào cặp hồ sơ doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có sai phạm lớn, vượt quá thẩm quyền phối hợp với phòng Thanh tra thuế để tiến hành thanh tra. Sau khi có kết quả thanh tra, phòng Thanh tra thuế ra quyết định xử lý vi phạm.
2.2.3. Quản lý lĩnh vực thanh tra, kiểm tra nội bộ
Trong năm 2005, 2006 và đến 6/2007 việc thanh tra kiểm tra nội bộ Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang thực hiện theo Quy trình thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành
thuế ban hành kèm theo Quyết định số 786 TCT/QĐ/TTr ngày 23/5/2000 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế. Theo quy trình nói trên, công tác thanh tra kiểm tra nội bộ áp dụng đối với các phòng quản lý thu, tập trung vào các nội dung:
- Việc theo dõi tình hình biến động về người nộp thuế, số người nộp thuế phát sinh, phá sản, giải thể, sáp nhập, liên doanh, liên kết; việc tham gia lập dự toán thu, khai thác nguồn thu.
- Việc hướng dẫn người nộp thuế về thủ tục kê khai đăng ký thuế, kê khai nộp thuế, lập hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và quyết toán thuế; Việc giải đáp thắc mắc của người nộp thuế liên quan đến việc tính thuế, thu nộp tiền thuế; Việc lập và lưu giữ hồ sơ người nộp thuế.
- Việc kiểm tra các tờ khai tính thuế và thông báo người nộp thuế để chỉnh sửa về các chỉ tiêu kê khai trên các tờ khai đăng ký kinh doanh, kê khai nộp thuế, hồ sơ đề nghị miễn, giảm, hoàn, quyết toán thuế và lập các thủ tục xem xét theo quy định.
- Việc kiểm tra các báo cáo quyết toán thuế hàng năm của người nộp thuế nếu có dấu hiệu nghi ngờ trên quyết toán thì bộ phận quản lý trực tiếp lập kế hoạch kiểm tra. Kiểm tra việc ấn định thuế cho người nộp thuế có vi phạm như không nộp hoặc nộp chậm tờ khai thuế...
- Việc thực hiện quy chế phối hợp công tác với phòng thanh tra thuế trong việc kiểm tra, thanh tra người nộp thuế về sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ mua bán của người nộp thuế có hiện tượng khai man trốn thuế, nợ đọng tiền thuế.
Từ 7/2007 Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang thực hiện theo Quy trình thanh tra, kiểm tra chấp hành nhiệm vụ công vụ của cơ quan thuế ban hành kèm theo Quyết định số 898/ QĐ-TCT ngày 10/7/2007 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc thực hiện quy trình quản lý thu thuế; quy trình thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế; quy trình quản lý ấn chỉ thuế; tổ chức thực hiện luật quản lý thuế theo chức năng và kiểm tra việc thực hành tiết kiệm
chống lãng phí trong quản lý và sử dụng đất đai và đầu tư XDCB của ngành. Qua kiểm tra chấn chỉnh kịp thời các sai sót, không để xảy ra vi phạm lớn.
2.2.4. Quản lý lĩnh vực thanh tra, kiểm tra người nộp thuế TNDN
Hàng năm, sau khi có sự chỉ đạo thống nhất của lãnh đạo Tổng cục Thuế và Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang, phòng Thanh tra đã chủ động xây dựng kế hoạch thanh
tra, kiểm tra chấp hành pháp luật thuế thông qua công tác phân tích đánh giá rủi ro theo quy trình 1166/QĐ-TCT ngày 31/10/2005 của Tổng cục Thuế. Việc xây dựng kế hoạch này cố gắng đảm bảo tránh sự chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế. Mục đích cơ bản của thanh tra, kiểm tra là nhằm tăng thu cho ngân sách, xử lý, khắc phục các sai phạm để người nộp thuế chấp hành tốt các chính sách pháp luật về thuế.
- Các biện pháp chống thất thu NSNN.
Các biện pháp chống thất thu ngân sách trong quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang được tập trung trước hết vào việc đẩy mạnh công tác thanh tra chấp hành pháp luật thuế (nhất là các đơn vị trọng điểm) trên cơ sở kế hoạch thanh tra do lãnh đạo duyệt. Đây được coi là khâu quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang. Để việc quyết toán thuế được tốt thì phòng Kê khai và Kế toán thuế và phòng Kiểm tra thuế phải tương đối tích cực đôn đốc người nộp thuế nộp báo cáo quyết toán và kiểm tra báo cáo quyết toán bước 1. Ngoài ra, việc thanh tra người nộp thuế trên cơ sở các đơn thư khiếu tố cũng như các dấu hiệu khác cũng góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước và kịp thời chấn chỉnh các vi phạm về thuế của người nộp thuế.
2.2.5. Quản lý lĩnh vực hỗ trợ người nộp thuế
Từ cuối tháng 6/2007 Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang thành lập bộ phận giao dịch “ Một cửa” thuộc phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế nhằm đáp ứng nhu cầu hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn về chính sách thuế của người nộp thuế. Đến nay, hoạt động của phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế đã đi vào nề nếp, có hiệu quả đã tạo thuận lợi cho các tổ chức và người nộp thuế, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng thu cho ngân sách nhà nước.
2.4.6. Quản lý lĩnh vực nợ và cưỡng chế nợ thuế: Bên cạnh những người nộp thuế tự giác cao trong chấp hành luật thuế thì cũng còn có không ít người nộp thuế khác trây ỳ trong thu nộp ngân sách. Biện pháp quan trọng của quản lý nợ và cưỡng chế thuế đối với người nộp thuế là ra thông báo nợ thuế để đôn đốc thu nợ, là Lệnh thu gửi tới ngân hàng. Tuy nhiên, hiệu lực thực tế của biện pháp này có lúc, có nơi còn hạn chế bởi các vi phạm của một vài ngân hàng (không ưu tiên chuyển tiền nộp thuế đúng quy định). Trong thời gian qua, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang đã áp dụng biện pháp thu tiền của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức khác đang năm giữ. Đến nay, chưa có trường hợp nào Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang phải áp dụng các biện pháp như tạm giữ hàng hóa, kê biên tài sản ... đối với người nợ đọng thuế. Việc phạt chậm nộp thuế TNDN đối với người nộp thuế chưa được triển khai; Số nợ thuế TNDN do máy tính theo dõi đối với không ít DNNN hiện nay là chưa chính xác.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH TUYÊN QUANG
2.3.1. Kết quả đạt được
2.3.1.1. Kết quả thực hiện kế hoạch thu thuế TNDN
Bảng 2. 3 -Tình hình thực hiện kế hoạch thuế TNDN
Đơn vị tính: triệu đồng.
Năm
Dự toán Pháp lệnh
Thực hiện
% TH/DT
2005
Tổng số : 16.541
DNNN TW: 239
DNNN ĐP: 1.302
CTN (NQD): 15.000
Tổng số: 17.454
DNNNTW: 1.088
DNNN ĐP: 2.024
CTN (NQD): 14.342
106
455
155
96
2006
Tổng số: 22.535
DNNN TW: 850
DNNN ĐP: 1.700
CTN (NQD): 19.985
Tổng số: 19.535
DNNNTW: 1.050 DNNN ĐP: 1.539
CTN (NQD): 16.946
87
124
91
85
2007
Tổng số: 25.652
DNNN TW: 780
DNNN ĐP: 1.267
CTN (NQD): 23.605
Tổng số: 30.177
DNNNTW: 2.294 DNNN ĐP: 2.883
CTN (NQD): 25.000
118
294
228
106
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang)
Đánh giá chung:
- Thực hiện cơ chế “tự tính, tự khai, tự nộp”, đại bộ phận người nộp thuế ước tính thu nhập chịu thuế và thực hiện kê khai thuế TNDN tạm tính theo kế hoạch ngay từ đầu năm và thực hiện nộp thuế TNDN theo từng quý.
- Việc hoàn thành kế hoạch thu thuế TNDN có nhiều biến động qua các năm.
Năm 2005, hoạt động xây dựng Thuỷ điện Tuyên Quang được đẩy nhanh tiến độ, đặc biệt là trong năm 2005 được thanh toán vốn phần lớn khối lượng XDCB hoàn thành cuối năm 2004 và năm 2005 nên số thuế thu từ hoạt động này năm 2005 tăng 17 tỷ đồng so dự toán. Sản lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ và doanh thu một số sản phẩm tăng trưởng cao như: Điện thương phẩm tăng 13,8%; nhũ tương 29,2%; doanh thu bưu chính và viễn thông tăng 13,3% ... đặc biệt Công ty Đường Sơn Dương năm 2005 đã nộp NSNN tăng so dự kiến 3,2 tỷ đồng ... Một số sản phẩm của các doanh nghiệp địa phương sản xuất và tiêu thụ tăng so với kế hoạch làm tăng số nộp Ngân sách như: Xi măng, Gạch, Bột Barit, doanh thu hoạt động tư vấn xây dựng ... góp phần làm cho số thu từ khu vực doanh nghiệp tăng trưởng trong đó có thuế TNDN.
Có thêm 77 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh thành lập mới trên địa bàn, tuy số lượng doanh nghiệp có tăng nhưng lại được hưởng những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp nên số thu từ khu vực này chưa đạt được yêu cầu tăng trưởng.
Năm 2006, chỉ một số sản phẩm sản xuất, tiêu thụ đạt doanh thu khá như : Điện thương phẩm, doanh thu bưu chính viễn thông. Thu từ doanh nghiệp địa phương không hoàn thành dự toán do: 03 doanh nghiệp chè sản lượng sản xuất và tiêu thụ đạt 109%; Công ty cổ phần khoáng sản tiêu thụ bột Barit đạt 102% kế hoạch nhưng do tăng sản lượng xuất khẩu nên thuế suất thuế GTGT đầu ra là 0% vì vậy số thuế giảm thu so với dự toán 2,1 tỷ đồng; nhiều doanh nghiệp hoạt động XDCB không đạt doanh thu theo kế hoạch cũng làm giảm số thu từ thuế TNDN.
Là một tỉnh miền núi nên các doanh nghiệp mới ra kinh doanh, mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ đều được miễn, giảm nhiều khoản nộp ngân sách theo Luật thuế TNDN và Luật ưu đãi đầu tư.
Năm 2007, kinh tế trên địa bàn tiếp tục phát triển và tăng trưởng ở mức khá cao. Một số doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ đạt khá so với cùng kỳ làm tăng số nộp ngân sách so với kế hoạch như: Đường Sơn Dương tăng 1,6 tỷ, Công ty cổ phần khoáng sản 1,8 tỷ, các doanh nghiệp hoạt động xây dựng cơ bản tăng 1 tỷ; Mỏ sắt và cán thép tăng 722 triệu ...
Số lượng người nộp thuế đăng ký mới phát sinh trên địa bàn năm 2007 là 1398 trường hợp, trong đó có 99 người thuộc diện nộp thuế thu nhập cao . Rà soát đưa vào quản lý thu đối với các cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cao phát sinh vào những tháng cuối năm 2006 chuyển sang; phát sinh 02 chuyên gia nước ngoài làm việc tại công trình Thuỷ điện Tuyên Quang kê khai nộp thuế thu nhập cao, vì vậy số thu thuế TNDN đạt cao.
2.3.1.2. Quản lý lĩnh vực thanh tra, kiểm tra nội bộ
Kết quả một vài năm :
- Năm 2005: Kiểm tra chi tiêu nội bộ ngành tại Văn phòng Cục qua đó kiến nghị các phòng xây dựng quy chế chi tiêu đúng chế độ, phù hợp với tình hình kinh phí được cấp.
- Năm 2006 (cuối năm): thanh tra nội bộ về việc thực hiện quy trình quản lý thuế hiện hành do Tổng cục Thuế thực hiện.
- Năm 2007: Tiến hành kiểm tra nội bộ về chấp hành công vụ; thực hiện tự kiểm tra theo kế hoạch của Tổng cục Thuế , không có phát sinh đơn tố cáo đối với cán bộ thuế.
2.3.1.3. Quản lý lĩnh vực thanh tra, kiểm tra người nộp thuế TNDN
Tình hình thanh tra, kiểm tra và tăng thu thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2. 4 - Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế
ĐVT : 1000 đ
Năm
Loại hình doanh nghiệp
Số DN được thanh tra,
kiểm tra
Số thuế tăng thu (các loại)
Số thu thuế TNDN trong năm
Thuế TNDN/Số thuế tăng thu (%)
1
2
3
4
5
6
2005
DN nhà nước
DN ngoài QD
38
107
1.953.820
2.275.804
624.597
1.152.621
31,9
50,6
2006
DN nhà nước
DN ngoài QD
27
132
985.373
3.207.141
253.704
1.552.929
25,7
48,4
2007
DN nhà nước
DN ngoài QD
28
307
1.171.629
2.776.988
227.314
1.287.525
19,4
46,3
(Nguồn: Báo cáo thống kê công tác thanh tra, kiểm tra hàng năm
của Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang)
Đánh giá chung:
- Về cơ bản công tác thanh tra kiểm tra người nộp thuế là nhằm chống thất thu góp phần tăng thu để hoàn thành kế hoạch thu được giao. Tỷ lệ doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật thuế còn thấp. Nói cách khác là thanh tra, kiểm tra nhằm tới "hiện tại" chứ chưa hướng tới "tương lai".
- Thanh tra, kiểm tra nhằm làm cho người nộp thuế sẽ chấp hành pháp luật thuế một cách nghiêm chỉnh hơn. Kết quả thanh tra, kiểm tra người nộp thuế có sai phạm về thuế TNDN trong khu vực doanh nghiệp nhà nước thấp hơn doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Năm 2005, số đơn vị được kiểm tra quyết toán thuế tăng về số lượng so với kê hoạch (DNNN: 30/38; DN NQD: 107/104) nhưng chất lượng kiểm tra còn hạn chế, xử lý bước một chưa nghiêm: doanh nghiệp nộp chậm báo cáo quyết toán thuế nhưng không bị xử phạt theo quy định. Công tác quản lý đối tượng kinh doanh chưa chặt chẽ, chưa đúng quy trình. Việc kiểm tra tính hợp pháp trong chi
phí tính thu nhập chịu thuế chưa sâu, chủ yếu mới loại các chi phí do hoá đơn, chứng từ không hợp pháp như hoá đơn không phải tên của doanh nghiệp hoặc ghi không đầy đủ các chỉ tiêu, tính toán khấu hao TSCĐ sai quy định. Chưa kiểm tra được các chi phí hợp lý so với định mức theo các văn bản quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2005 chưa đúng với chỉ đạo của Cục Thuế nên có trường hợp nhiều cơ sở kinh doanh 2-3 năm liền không được kiểm tra, hoặc báo cáo kết quả kinh doanh lỗ nhiều năm vẫn không được kiểm tra.
Năm 2006, Cục Thuế đã chỉ đạo các Chi cục Thuế, các phòng chức năng xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế, hoàn thuế theo phương pháp đánh giá rủi ro, và duyệt kế hoạch ngay từ đầu năm nên đã chủ động trong công tác thanh tra, kiểm tra; thực hiện tổng kiểm tra chống gian lận thuế. Nội dung thanh tra được tập trung: Thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật thuế, hoàn thuế của người nộp thuế, các cơ sở kinh doanh có quy mô lớn, các lĩnh vực, ngành kinh doanh thường hay vi phạm.
Năm 2007, công tác kiểm tra thuế: Các đơn vị đã triển khai chức năng kiểm tra khai thuế ngay sau khi chuyển đổi bộ máy, tuy nhiên, công tác kiểm tra khai thuế còn chậm, lúng túng, công tác kiểm tra chưa sâu. Việc chậm ban hành quy trình kiểm tra thuế cũng làm ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế Công tác thanh tra thuế: Kế hoạch thanh tra, kiểm tra được xây dựng ngay từ đầu năm. Nội dung thanh tra, kiểm tra tập trung vào công tác chấp hành pháp luật thuế, việc hoàn thuế, thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành. Thời gian tiến hành các cuộc kiểm tra, thanh tra đã được thực hiện đảm bảo đúng quy định, kết luận thanh tra, đề xuất xử lý đúng quy định của pháp luật nên không có khiếu nại đối với các quyết định xử lý của cơ quan thuế.
2.3.1.4. Quản lý lĩnh vực hỗ trợ người nộp thuế
Thường xuyên phối hợp với Báo Tuyên Quang, đài phát thanh và truyền hình giải đáp chính sách pháp luật thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Phối hợp với các cơ quan truyền thông thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thuế và tình hình thu ngân sách trên địa bàn.
Đặc biệt đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức tuyên truyền về cải cách và hiện đại hoá ngành thuế đến năm 2010 đến các chi bộ cơ sở trên địa bàn. Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế đã góp phần tích cực nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của các tổ chức, cá nhân nộp thuế.
Xây dựng định hướng tuyên truyền sát với hoạt động của ngành: chính sách thuế, các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, phí; sửa đổi, bổ sung các Luật thuế trong đó có Luật thuế TNDN.
Thực hiện tốt chức năng hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế thực hiện các thủ tục kê khai đăng ký, nộp thuế thông qua trao đổi trực tiếp, trả lời điện thoại, trả lời bằng văn bản và qua các hội nghị đối thoại trực tiếp, những vướng mắc trong việc khai nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế đã được giải đáp kịp thời, các sai phạm ngày càng giảm đi rõ rệt. Triển khai cơ chế “một cửa” theo mô hình chung của Tổng cục Thuế từ ngày 01/7/2007, người nộp thuế chỉ nộp hồ sơ vào một nơi và được hẹn ngày đến nhận kết quả; việc tiếp nhận, luân chuyển các hồ sơ khai thuế thuộc trách nhiệm nội bộ cơ quan thuế, các trường hợp vi phạm đã được nhắc nhở, xử lý kịp thời. Mọi thủ tục hành chính thuế, chính sách thuế đều được công khai tại nơi giao dịch; Người nộp thuế được tư vấn hỗ trợ trước khi thực hiện đăng ký cấp mã số thuế; Việc tổ chức tiếp người nộp thuế được thực hiện lịch sự tận tình, chu đáo thể hiện văn minh, văn hoá công sở. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ đã tạo thuận lợi cho người nộp thuế trong thực hiện nghĩa vụ với nhà nước đồng thời thấy rõ hơn trách nhiệm trong việc tự tính, tự khai, tự nộp thuế theo quy định của Luật. Tổ chức tuyên dương tập thể, cá nhân người nộp thuế chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế.
Triển khai xây dựng trang thông tin nội bộ ngành Thuế và đưa vào hoạt động từ tháng 11/2007 bước đầu mang lại hiệu quả trong khuyến khích các đơn vị
cung cấp thông tin, khai thác thông tin phục vụ công tác chuyên môn của các đơn vị trong ngành.
2.3.1.5. Quản lý lĩnh vực nợ và cưỡng chế nợ thuế
Năm 2005, báo cáo UBND tỉnh và triển khai kịp thời Chỉ thị 15/2005/CT-TTg ngày 15/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp xử lý nợ đọng thuế và chống thất thu NSNN đến các đơn vị trong ngành. Tiến hành rà soát các khoản nợ đọng thuế và đề ra các biện pháp thu đối với từng khoản nợ. Tính đến 31/12/2005 tổng các khoản nợ thuế: 16.262.391.552đ, trong đó nợ thuế TNDN: 713.068.522 đ.
Năm 2006, thực hiện rà soát và phân tích nguyên nhân từng khoản nợ đọng, lập kế hoạch, tổ chức đôn đốc thu hồi nợ đọng và kiên quyết xử lý các doanh nghiệp kê khai chậm và dây dưa nợ đọng kéo dài. Tính đến 31/12/2006 tổng các khoản nợ thuế : 15.842.999.559 đ, trong đó thuế TNDN: 1.518.322.623đ (bằng 9,5% tổng số thuế nợ).
Năm 2007, được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, thực hiện rà soát phân loại cụ thể các khoản nợ và đề ra các biện pháp tích cực thu hồi các khoản nợ có khả năng thu góp phần tăng thu Ngân sách trên địa bàn. Nợ đọng thuế đến 30/12/2007 là: 13.038.022.870đ, trong đó nợ thuế TNDN: 956.405.464 đ (bằng 7,3% tổng số thuế nợ, giảm 2,2% so với năm 2006). Số nợ thông thường chỉ còn 2,4% trên tổng thu thuế, phí, lệ phí trên địa bàn góp phần thực hiện tốt mục tiêu quản lý thuế do ngành đề ra.
Tuy nhiên, tình trạng nợ thuế vẫn tăng đáng kể, tập trung chủ yếu ở khu vực doanh nghiệp quốc doanh trung ương và doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Tính đến 30/6/2008, tổng số nợ thuế là trên 17 tỷ đồng, trong đó nợ khó thu trên 3,5 tỷ đồng, nợ chờ xử lý là trên 3 tỷ đồng.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
+ Quản lý thuế TNDN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chưa đạt được yêu cầu, số nợ khó thu, nợ chờ xử lý vẫn còn tồn, nhất là hiện nay tình hình lạm phát, giá cả một số mặt hàng tăng cao, một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, lắp đặt thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Mặt khác hiện nay Ngân hàng siết chặt thủ tục cho vay, khoản phạt nộp chậm thấp hơn nhiều so với lãi suất Ngân hàng. Vì vậy việc chiếm dụng khoản thuế nộp NSNN là điều khó tránh khỏi.
+ Về tổ chức con người
Quá trình chuyển từ cơ chế "chuyên quản thuế" sang cơ chế mới còn bộc lộ nhiều lúng túng. Các phòng quản lý hầu như vẫn được phân công công việc không khác mấy so với trước kia. Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang chưa đủ điều kiện để có thể triệt để chuyển từ cơ chế "chuyên quản thuế" sang cơ chế quản lý mới. Như vậy, về cơ bản tổ chức con người trong quản lý thuế TNDN chưa có sự thay đổi mấy so với "thời bao cấp", sự khác nhau chỉ là số lượng cán bộ trong mỗi phòng "đông lên" so với trước.
+ Về tin học hóa công tác quản lý thuế TNDN
- Các quy trình quản lý thuế trên máy tính còn có bất cập cần phải sửa đổi
Để chương trình quản lý thuế trên máy hoạt động được thì thông tin đầu vào phải chuẩn hóa. Tuy nhiên, quy trình quản lý thuế hiện hành chưa hoàn thiện nên thông tin đầu vào khó chuẩn hóa. Khi đó lại phải bổ xung các thủ tục để có thông tin đầu vào chuẩn. Tuy nhiên, việc "bổ xung thủ tục" chỉ nhằm mục đích là có "thông tin đầu vào chuẩn" hơn là vì yêu cầu của quản lý thuế. Các bộ phận quản lý lạ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tc-54.doc
- Tc-54.xls