Chuyên đề Tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Vietcombank

Ngày nay, hoạt động thanh toán quốc tế đóng vai trò là hoạt động không thể thiếu trong các thương vụ xuất nhập khẩu. Nó góp phần làm cho hoạt động này nhanh chóng, đơn giản đi rất nhiều. Đối với các ngân hàng khác, hoạt động tín dụng nổi trội hơn cả, nhưng tại SGD Vietcombank, thanh toán quốc tế là một thế mạnh trong các dịch vụ phi tín dụng, duy trì vị trí dẫn đầu trong các ngân hàng TMCP có thị phần cao nhất về thanh toán quốc tế.

doc123 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Vietcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). Năm 1991, NHNT VN thành lập Sở Giao dịch NHNT TW trực thuộc NHNT VN. Trong thời gian đầu thành lập, SDG là đơn vị phụ thuộc NHNT TW (Hội sở chính), thực hiện các hoạt động của NHNT TW. SGD đóng vai trò là đầu mối thực thi chiến lược phát triển các phát triển, dịch vụ của NHNT VN với các khách hàng của NHNT VN. Cùng với sự phát triển của NHNT VN và SGD ( trực thuộc NHNT VN ) cũng ngày một phát triển và mở rộng cả về quy mô và nghiệp vụ: - Tháng 9/1999, NHNT VN đưa vào ứng dụng tại SGD hệ thống ngân hàng bán lẻ VCB 2010 – một bộ phận của chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng. Việc áp dụng hệ thống VCB – 2010 giúp NHNT VN nói chung và SGD nói riêng không những tiêu chuẩn hóa loại hình nghiệp vụ, quy trình xử lý, giúp ngắn thời gian giao dịch của khách hàng…mà còn làm nền tảng cho sự phát triển công nghệ sau này. - Ngày 20/12/2001, NHNT VN khai trương tòa nhà VCB Tower tại địa chỉ số 168 đường Trần Quang Khải- TP Hà Nội. NHNT TW ( Hội sở chính ) và SGD NHNT TW được đặt tại trụ sở này. - Kể từ khi thành lập, SGD đã thành lập thêm mạng lưới các phòng giao dịch trên khắp địa bàn TP Hà Nội, đến nay đã có 21 phòng giao dịch, tăng thời gian giao dịch tại các phòng giao dịch này để tạo điều kiện thuận lợi giao dịch, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. - Cùng với toàn bộ hệ thống NHNT VN, SGD thực hiện đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, đưa ra nhiều sản phẩm mới, đi đầu trong ngành ngân hàng. - Từ 01/01/2006, Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam tách ra độc lập với Hội sở chính, có vai trò như một chi nhánh cấp I trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương. - Kể từ đây, toàn bộ giao dịch của các tổng công ty sẽ do hội sở chính quản lý, còn giao dịch của tất cả các đối tượng khách hàng khác, doanh nghiệp, cá nhân… sẽ do SGD thực hiện. - Sở giao dịch hiện nay là một trong những chi nhánh lớn nhất và tạo ra nhiều lợi nhuận nhất cho toàn hệ thống NHNT. Sở giao dịch thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong nhiều năm qua, sở giao dịch liên tục chiếm vị trí nhất nhì về hiệu quả kinh doanh trong số 25 chi nhánh của ngân hàng. - Để mở rộng mạng lưới, trong năm 2008 SGD đã tiến hành khảo sát, đàm phán, và ký hợp đồng thuê địa điểm, xây dựng, cải tạo các địa điểm lắp đặt máy ATM, triển khai lắp camera cho các máy ATM, đồng thời tìm kiếm địa điểm và sửa chữa cơ sở vật chất cho các phòng giao dịch. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của SGD Vietcombank Sở giao dịch chịu sự điều hành của một ban giám đốc bao gồm một giám đốc sở và ba phó giám đốc phụ trách các mảng kinh doanh khác nhau. Hiện nay, SGD có khoảng hơn 700 người chia thành các phòng ban như: phòng kế toán tài chính, phòng tổ chức cán bộ, phòng đầu tư dự án, phòng tín dụng ngắn hạn, phòng hối đoái, phòng kế toán giao dịch, phòng kiểm tra nội bộ, phòng kinh doanh ngoại tệ, phòng ngân quỹ, phòng quản lý và khai thác tài sản xiết nợ. phòng thanh toán các ngân hàng, phòng thanh toán nhập khẩu, phòng thanh toán xuất khẩu, phòng thanh toán thẻ, phòng tiết kiệm, phòng vay nợ viện trợ, và 25 phòng giao dịch được đặt trong thành phố Hà Nội. Trong mô hình tổ chức của SGD Vietcombank, mỗi vị trí có chức năng, nhiệm vụ khác nhau: - Giám đốc: Là người điều hành cao nhất tại SGD, có trách nhiệm quản lý, tổ chức điều hành hoạt động, quyết định hoạt động kinh doanh của SGD đúng chức năng nhiệm vụ đã được quy định và theo phân cấp/ ủy quyền của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong từng thời kỳ. Giám đốc SGD chịu trách P.Quan hệ khách hàng Phòng/ tổ tổng hợp Phòng/tổ Quản lý nợ Phòng Kế toán Phòng Thanh toán quốc tế Phòng hành chính nhân sự Phòng kinh doanh - DVNH Phòng/tổ kiểm tra nội bộ Giám đốc Các PGD Phòng ngân quỹ Các Phó Giám đốc Phòng thanh toán thẻ Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của SGD Vietcombank nhiệm trước Tổng Giám đốc, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. - Phó giám đốc: Giúp Giám đốc SGD chỉ đạo, điều hành một số mặt công tác do Giám đốc phân công và thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giao. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc SGD, Tổng giám đốc và pháp luật về các nhiệm vụ được phân công hoặc những công việc được Giám đốc SGD ủy quyền. - Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Mỗi phòng chuyên môn nghiệp vụ tại SGD có một Trưởng phòng điều hành, giúp việc cho Trưởng phòng có một số Phó trưởng phòng. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Trưởng phòng/Phó trưởng phòng tại SGD do Giám đốc Chi nhánh quyết định, trừ các Trưởng phòng co Tổng giám đốc bổ nhiệm. Mối quan hệ công việc giữa các phòng ban trong SGD Vietcombank: Giữa các phòng ban của SGD Vietcombank có mối liên hệ mật thiết với nhau. Các phòng tham mưu thực hiện các nghiệp vụ của mình nhằm hỗ trợ cho các phòng ban khác hoạt động liên tục và liền mạch. Ngược lại, mỗi phòng nghiệp vụ đều phải phối hợp với các phòng tham mưu để quá trình thực hiện nghiệp vụ diễn ra thuận lợi và trôi chảy. Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ là phòng quan trọng nhất trong việc phụ trách hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn. đây là phòng nghiên cứu và chịu trách nhiệm đưa ra các chính sách sản phẩm, chính sách lãi suất cũng như việc đưa ra các kế hoạch kinh doanh ngoại tệ, tiền gửi tiền vay. Các phòng tiết kiệm, kế toán giao dịch, hối đoái và phòng giao dịch là các phòng triển khai công tác huy động vốn và được chuyên môn hóa công tác hoạt động. phòng tiết kiệm chỉ làm nhiệm vụ huy động vốn dưới dạng sổ tiết kiệm, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi cho khách hàng là tổ chức và cá nhân. Phòng hối đoái thực hiện việc huy động vốn dưới hình thức mở tài khoản thanh toán vãng lai và tài khoản có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ cho khách hàng là các cá nhân. Phòng kế toán giao dịch thực hiện nhiệm vụ huy động vốn dưới hình thức mở tài khoản giao dịch và tài khoản có kỳ hạn cho các khách hàng là các cá nhân. Phòng kế toán giao dịch thực hiện nhiệm vụ huy động vốn dưới hình thức mở tài khoản giao dịch và tài khoản có kỳ hạn cho các khách hàng là các tổ chức. Các phòng giao dịch tuy được đặt ở nhiều địa điểm khác nhau, không tập trung cùng địa điểm với SGD nhưng hoạt động của các phòng này lại có liên quan mật thiết với phòng ngân quỹ. Phòng giao dịch thực hiện nhiệm vụ của phòng tiết kiệm, phòng hối đoái nhưng với quy mô nhỏ hơn. 2.1.3 Các hoạt động kinh doanh chính của SGD 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn giai đoạn 2005-2008 Sở huy động vốn thông qua nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng cả nội tệ và ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Bên cạnh đó Sở còn phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và thực hện các hình thức huy động khác theo quy định của NHNT. Khi cần thiết, SGD còn có thể vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước theo quy định của NHNT. Ngoài ra, Sở còn tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, ủy thác của Chính phủ và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Tính đến 31/12/2008, vốn huy động quy VND của SGD đạt 37926.81 tỷ đồng, tăng 6147.43 tỷ đồng (tức tăng 19.34 %) so với 31/12/2007 và chỉ hoàn thành kế hoạch huy động vốn Trung ương giao. Vốn huy động bằng ngoại tệ của SGD chiếm tỷ trọng 54.71% vốn huy động của SGD. Thị phần huy động vốn VND tại SGD trên địa bàn Hà Nội ước đạt 12.07% trong đó thị phần vốn huy động VND là 7.18% và ngoại tệ quy USD là 20.63% và đếu giảm so với 2007. Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn tại SGD năm 2008 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 VNĐ USD Quy VND VNĐ USD Quy VNĐ VNĐ USD Quy VND VNĐ USD Quy VNĐ I. Huy động từ LNH 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 II. Huy động từ nền KT 1362.92 396.21 32996.41 14340.12 471.98 49581.16 15332.97 1020.63 31779.38 24280.95 803.79 37926.81 1. TG của TCKT 1698.32 321.97 29120.36 17381.25 374.76 25230.82 12513.21 575.36 21784.58 21713.04 404.49 28580.12 1.1. TGKKH 275.19 322.10 3180.27 283.19 355.91 3284.21 5074.92 514.73 13369.28 3982.84 301.64 9103.82 1.2. TGCKH 978.26 50.29 13842.20 1093.28 55.88 14784.07 7438.30 60.63 8415.30 17730.20 102.85 19476.30 2.Tiết kiệm & kỳ phiếu, trái phiếu 5210.94 129.81 8723.16 5422.94 135.49 9079.52 2819.76 445.27 9994.80 2567.90 399.29 9346.69 2.1. Tiết kiệm 1359.32 693.25 2631.81 1468.87 778.62 2955.37 2728.96 428.34 9631.26 2533.48 327.04 8085.68 Trđó: TK KKH 3.69 7.94 45.89 4.58 8.78 66.89 23.11 5.86 117.54 3.25 2.20 40.55 TK CKH < 12T 1320.94 122.31 3691.20 1361.14 144.39 4503.82 1514.53 125.08 3530.13 1712.30 160.70 4440.45 TK CKH > 12T 1593.20 520.39 1319.45 1642.69 515.20 1619.26 1191.32 297.40 5983.59 817.94 164.15 3604.67 2.2. Kỳ phiếu, trái phiếu 58.91 17.38 1109.38 71.14 19.02 1169.53 90.79 16.93 363.54 34.42 72.25 1216.01 1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn giai đoạn 2005-2008 Sở thực hiện cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ đối với khách hàng của thành phần kinh tế khác nhau. Sở cho vay hộ gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, tiêu dùng.. sở tài trợ vốn cho các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tư nhân kinh doanh xuất nhập khẩu… Bên cạnh đó, Sở còn thẩm định, tái thẩm định các dự án tín dụng, trực tiếp chi vay các dự án theo phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc NHNT. Bảng 2.2: Cho vay trực tiếp nền kinh tế của SGD giai đoạn 2005-2008 Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 VNĐ USD Quy VNĐ VNĐ USD Quy VNĐ VNĐ USD Quy VNĐ VNĐ USD Quy VNĐ Tổng dư nợ CV 1069.3 99.25 2349.2 1096.5 128.21 2964.3 1149.8 139.86 3403.5 1495.59 175.4 4473.8 1. Dư nợ CVNH 482.31 100.28 2297.6 495.12 113.20 2310.7 589.45 117.35 2480.4 698.30 140.3 3080.9 2. Dư nợ CV TDH 216.21 9.69 512.09 239.14 12.67 593.81 298.33 19.36 610.28 353.28 24.23 764.71 3. Dư nợ CV ĐTT 200.19 4.98 256.37 216.85 5.68 286.34 262.05 3.15 312.81 443.76 10.85 627.92 (Nguồn: Báo cáo tài chính SGD Vietcombank) Đến cuối năm 2008, dư nợ tín dụng của SGD quy VND đạt 4473.84 tỷ đồng, tăng 1070.3 tỷ VND (tăng 31.45%) so với năm 2007, chiếm 11% tổng sử dụng vốn của SGD và hoàn thành kế hoạch NHNT TW giao. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 3080.91 tỷ VND tăng 600.46 tỷ VND (24.2%), trung dài hạn đạt 764.71 tỷ VND tăng 154.43 tỷ VND (25.3%) và cho vay đồng tài trợ đạt 627.92 tỷ VND tăng 315.11 tỷ VND (hơn 100%) so với cuối năm 2007. 2.1.3.3 Hoạt động kinh doanh ngoại hối giai đoạn 2005-2008 Đây là hoạt động mua bán ngoại tệ mà chủ yếu nhằm mục đích cho vay và phục vụ thanh toán quốc tế, những dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, NHNN và NHNT. Trong năm 2008, trạng thái ngoại tệ của SGD luôn được duy trì cân bằng. trạng thái ngoại tệ đến 31/12/2008 của SGD đối với các loại ngoại tệ khác quy USD là 242679.55 USD. Trong năm 2008, tỷ giá của SGD Vietcombank luôn được điều chỉnh theo sát với tỷ giá USD/VND có biến khác so với xu hướng của các năm trước khi xu hướng giảm dần vào cuối năm do USD đang mất giá trên thị trường quốc tế và lượng cung USD từ các dòng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam tăng mạnh. Trong năm 2008, SGD luôn đáp ứng nhanh chóng và kịp thời các nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng để thanh toán và trả nợ. 2.1.3.4 Hoạt động thanh toán quốc tế giai đoạn 2005-2008 Ngày nay, hoạt động thanh toán quốc tế đóng vai trò là hoạt động không thể thiếu trong các thương vụ xuất nhập khẩu. Nó góp phần làm cho hoạt động này nhanh chóng, đơn giản đi rất nhiều. Đối với các ngân hàng khác, hoạt động tín dụng nổi trội hơn cả, nhưng tại SGD Vietcombank, thanh toán quốc tế là một thế mạnh trong các dịch vụ phi tín dụng, duy trì vị trí dẫn đầu trong các ngân hàng TMCP có thị phần cao nhất về thanh toán quốc tế. 2.1.3.4.1 Dịch vụ thanh toán nhập khẩu Trong năm 2008, số món giao dịch nhập khẩu tại Sở giao dịch Vietcombank giảm rõ rệt nhưng trị giá mở thư tín dụng lại tăng nhiều. Các khách hàng truyền thống của SGD như PTSC, Coalimex, công ty than miền Bắc, công ty phát triển đầu tư công nghệ FPT, công ty cổ phần hóa dầu, CTCP Gas Petrolimex hầu hết là khách hàng đặc biệt của SGD có hạn mức tín dụng lớn và được mở thư tín dụng miễn ký quỹ 100% nên các công ty này luôn là những đơn vị có doanh số giao dịch cao tại SGD. Các công ty vừa và nhỏ trước đây là khách hàng của SGD nay có xu hướng chuyển sang giao dịch tại các ngân hàng khác. Một số khách hàng đã không thực hiện giao dịch với SGD nữa, lượng giao dịch của bộ phận khách hàng này trong năm 2008 đã bị giảm rõ rệt, số món thanh toán thư tín dụng chỉ đạt 80% so với năm 2007. Bảng 2.3: Tình hình thanh toán nhập khẩu giai đoạn 2005 – 2008 Đơn vị: Triệu USD STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Thanh toán L/C 1763.38 1358.21 1054.15 1030.7 2 Nhờ thu 32.42 33.56 31.01 34.84 3 Chuyển tiền 1242.99 1317.02 1349.48 1787.27 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SGD Vietcombank) Năm 2008, tổng kim ngạch thanh toán nhập khẩu của cả 3 phương thức tại SGD đạt 2852.81 triệu USD, tăng 418.17 USD (17.17%) so với năm 2007. Trong đó thanh toán bằng nhờ thu và chuyển tiền đều tăng tương ứng 12.35 % và 32.44% nhưng thanh toán bằng L/C giảm 2.22% so với năm trước. Trong năm 2007, SGD đã thực hiện xác nhận L/C và mở L/C cho các khách hàng chưa có tài khoản giao dịch tại SGD nhưng có sự bảo lãnh của các ngân hàng khác như Ngân hàng quân đội, Eximbank, Ngân hàng Hàng hải, Ngân hàng Đông Nam Á, G-Bank. Tóm lại, cùng với mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp và bề dày kinh nghiệm hơn 40 năm trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, cùng với việc thúc đẩy mạnh mẽ tin học hóa lĩnh vực ngân hàng, thực hiện kết nối vào mạng thanh toán quốc tế đã góp phần hoàn thiện hơn hoạt động thanh toán quốc tế ở SGD Vietcombank. Với việc tham gia mạng SWIFT làm cho tốc độ xử lý các giao dịch trở nên nhanh chóng, thuận tiện, việc truyền tin, dữ liệu nhờ vậy cũng chính xác hơn. Tất cả những ưu việt trên đây, cùng với mức phí dịch vụ được coi là hấp dẫn nhất so với những NHTM khác trong nước đã làm nên một SGD Vietcombank luôn đi đầu trong việc chiếm lĩnh thị phần xuất nhập khẩu của cả nước. 2.1.3.4.2. Dịch vụ thanh toán xuất khẩu Trong những năm trở lại đây, hoạt động thanh toán xuất khẩu có sự giảm sút mặc dù SGD đã có nhiều cố gắng trong việc lôi kéo các khách hàng có doanh số lớn, lượng hàng xuất nhiều và giữ chân các khách hàng truyển thống. Năm 2008 là năm kinh doanh xuất khẩu của cả nước tăng mạnh nhưng lại là năm tương đối khó khăn đối với hoạt động thanh toán xuất khẩu của SGD với doanh số thanh toán L/C, nhờ thu đều giảm đáng kể so với năm trước do cuộc khủng hoảng kinh tế diến ra nghiêm trọng trên toàn cầu cùng với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt khi số lượng chi nhánh các ngân hàng nước ngoài và TMCP tăng lên đáng kể trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bảng 2.4: Hoạt động thanh toán xuất khẩu tại SGD từ năm 2005 đến năm 2008 Đơn vị: Triệu USD, món. STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số bộ Giá trị Số bộ Giá trị Số bộ Giá trị Số bộ Giá trị 1 Số thư tín dụng thông báo 1723 196.3 1694 200.7 1635 222.8 1445 337.6 2 Số bộ chứng từ xuất trình 2346 264.1 2105 224.6 2021 235.4 1651 305.9 3 Doanh số thanh toán L/C, nhờ thu 2351 227.9 2114 239 2026 245.9 1641 332.8 4 Doanh số chiết khấu 27.39 26.84 23.37 12.83 5 Thanh toán chuyển tiền 563 254 212.4 201.2 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh Sở giao dịch năm 2005-2008) Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy, hoạt động thanh toán L/C trong năm 2008 thực hiện 1445 món, giảm 190 món (11.6%) với doanh số đạt 337.6 triệu USD. Về thanh toán L/C và nhờ thu, trong năm 2008 số món thanh toán là 1641 món với doanh số đạt 332.8 triệu USD tăng 86.9 triệu USD (35.3%) so với năm 2007. Sự gia tăng này chứng tỏ SGD đang chú trọng phát triển phương thức thanh toán nhờ thu chứng từ, một phương thức thanh toán khá an toàn cho ngân hàng trong tình hình biến động và rủi ro cao như hiện nay. Doanh số chiết khấu lại liên tục giảm, tỷ lệ bộ chứng từ được chiết khấu cũng giảm dần. Điều này cho thấy hoạt động chiết khấu chứng từ của SGD có dấu hiệu thụt lùi nghiêm trọng. Chiết khấu chứng từ hàng xuất là một trong những hình thức tín dụng xuất nhập khẩu khá an toàn, và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân hàng, hơn nữa SGD Vietcombank lại rất có thế mạnh trong mảng thanh toán xuất khẩu, đó là lợi thế không nhỏ để phát triển hình thức tín dụng xuất nhập khẩu này. Tuy nhiên SGD vẫn chưa tận dụng được lợi thế này. Nguyên nhân là do ngân hàng còn quá cẩn trọng trong hoạt động chiết khấu, chính vì vậy nhiều khách hàng muốn chiết khấu chứng từ mà không được chấp nhận. Nhiều khách hang đã chuyển sang xuất trình chứng từ ở các ngân hàng khác. Trong những năm tới, SGD cần phái có biện pháp thúc đẩy hoạt động chiết kháu chứng từ hàng xuất, bởi vì sự sụt giảm này có thể dẫn tới sự sụt giảm trong thanh toán hàng xuất, mất dần vị trí của ngân hàng trên thị trường. 2.1.3.4.3 Đánh giá kết quả thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế tại phòng thanh toán xuất khẩu SGD Vietcombank Hiện nay, SGD Vietcombank sử dụng chủ yếu ba phương thức thanh toán quốc tế là chuyển tiền bằng điện, nhờ thu và tín dụng chứng từ, do đó ta sẽ tìm hiểu rủi ro đối với ba phương thức này tại SGD Vietcombank. * Phương thức thanh toán chuyển tiền SGD Vietcombank thực hiện chuyển tiền mậu dịch và phi mậu dịch trên phạm vi toàn cầu. Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008, doanh số thực hiện chuyển tiền có xu hướng suy giảm: năm 2008 đạt 201 triệu USD, tăng % so với 212 triệu USD năm 2007. Đó là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại trong nước và các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam làm cho thị phần thanh toán quốc tế nói chung theo phương thức chuyển tiền nói riêng của SGD Vietcombank bị chia sẻ. Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có tới hơn 100 ngân hàng hoạt động kinh doanh, mặt khác, hiện nay, Nhà nước đã cho phép các ngân hàng đủ điều kiện có thể mở rộng hoạt động của mình sang lĩnh vực hoạt động kinh doanh đối ngoại, Ngân hàng ngoại thương không còn giữ vị trí độc quyền. Bảng 2.5: Tổng hợp các phương thức thanh toán quốc tế 2005-2008 Đơn vị: triệu USD, món Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị Tốc độ phát triển Giá trị Tốc độ phát triển Giá trị Tốc độ phát triển Giá trị Tốc độ phát triển Chuyển tiền 251 3.4% 254 1.1% 212 -19.8% 201 - 5.1% Nhờ thu 227 4.9% 239 5.2% 246 2.92% 332 34.95% Tín dụng chứng từ 425 6.2% 441 3.76% 458 3.71% 643 40.39% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SGD Vietcombank) * Phương thức thanh toán nhờ thu Nhờ thu chứng từ gồm nhờ thu nhập khẩu và nhờ thu xuất khẩu đều phát sinh không nhiều tại SGD Vietcombank. Doanh số nhờ thu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số thanh toán xuất khẩu (21.25%) Với phương thức này các chi nhánh SGD Vietcombank chỉ có trách nhiệm nhận bộ chứng từ của khách hàng và ủy thác thu để gửi đi ngân hàng nước ngoài nhờ thanh toán chứ không có bất cứ sự cam kết thanh toán nào, vì vậy thường không xảy ra rủi ro cho SGD Vietcomvank. Nhận thức được ưu điểm của phương thức này là mức độ rủi ro thấp nhất lại đang trong tình hình kinh tế khủng hoảng, SGD Vietcombank đang đẩy mạnh phát triển hoạt động thanh toán nhờ thu. Do đó trong những năm vừa qua, doanh thu từ hoạt động nhờ thu đang tăng trưởng đều đặn. Năm 2008 đạt doanh số 332 triệu USD tăng % so với 246 triệu USD của năm 2007. * Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Tín dụng chứng từ là một phương thức phổ biến ở hầu hết các NHTM. Nó luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế và đem lại nguồn thu phí dịch vụ không nhỏ đối với lợi nhuận ngân hàng. Doanh số thanh toán tín dụng chứng từ ở phòng thanh toán xuất khẩu SGD Vietcombank trong những năm gần đây có sự giảm sút mặc dù SGD Vietcombank đã có nhiều cố gắng trong việc lôi kéo các khách hàng có doanh số lớn, lượng hàng xuất nhiều và giữ chân các khách hàng truyền thống. Trong những năm gần đây, nhà nước có nhiều nỗ lực trong chủ trương, chính sách mở đường cho hoạt động xuất khẩu gia tăng, doanh số thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại SGD luôn có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Năm 2008 SGD có doanh số thanh toán L/C xuất khẩu đạt 643 triệu USD, tăng mạnh (40.39%) so với 458 triệu USD của năm 2007, tuy nhiên tỷ trọng thanh toán xuất khẩu vẫn rất nhỏ so với tổng doanh số thanh toán quốc tế. Mặc dù doanh số tăng cao, nhưng thực tế số L/C thông báo và số bộ chứng từ thanh toán xuất khẩu tại SGD Vietcombank lại giảm, hoạt động thanh toán L/C trong năm 2008 thực hiện 1445 món, giảm 190 món (11.6%) với doanh số đạt 337.6 triệu USD. Đó là do SGD Vietcombank chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lớn và ổn định, bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng thươgn mại cổ phần khác đang ngày càng gia tăng, dẫn đến nguồn thu ngoại tệ từ thanh toán xuất khẩu còn rất thấp so với nhu cầu ngoại tệ cho thanh toán chuyển tiền và L/C nhập khẩu nên thu chi ngoại tệ luôn mất cân đối. các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mới phát triển những năm gần đây do còn ít kinh nghiệm trong hoạt động ngoại thương, tính cạnh tranh chưa cao nên còn tỏ ra yếu thế trước bạn hàng nước ngoài, đòi hỏi quá trình thanh toán L/C xuất khẩu tại SGD Vietcombank phải rất cẩn trọng, kỹ lưỡng để tránh những tổn thất, rủi ro cho khách hàng và ngân hàng. * So sánh kết quả hoạt động từ các phương thức thanh toán Qua những kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại SGD Vietcombank ở trên, có thể thấy phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được ưa chuộng nhất và sử dụng rộng rãi nhất. Trong những năm qua, tỷ trọng thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ ngày càng tăng, thường xuyên chiếm tỷ trọng trên 60% doanh số thanh toán xuất khẩu tại SGD Vietcombank. Hình 2.2: Kết quả thực hiện các phương thức TTQT tại SGD Vietcombank từ 2005-2008 Trải qua nhiều năm hoạt động thanh toán xuất khẩu của SGD Vietcombank, việc doanh số thanh toán bằng L/C chiếm tỷ trọng lớn nhất không nằm ngoài quy luật, tín dụng thư mang lại một yếu tố an toàn giữa các bên tham gia thương vụ thông qua việc kiểm tra chứng từ và lời cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành L/C. So với hai phương thức chuyển tiền và nhờ thu, phương thức thanh toán bằng thư tín dụng là ưu việt hơn cả. Bởi phương thức này đã dung hòa, cân bằng với quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng mua bán ngoại thương. Những nghĩa vụ và trách nhiệm được đan xen, ràng buộc lẫn nhau tạo nên một sự đảm bảo và chắc chắn hơn cả cho việc thanh toán tiền hàng, nâng cao quyền bình đẳng trong quan hệ thanh toán giữa người mua và người bán. Song phương thức L/C không phải hoàn toàn thay thế được sự thiếu tin tưởng lẫn nhau giữa các bên tham gia và hoạt động tác nghiệp của bản thân ngân hàng. Nói đến tín dụng chứng từ là đề cập đến trách nhiệm của ngân hàng đối với quá trình thông báo L/C, thương lượng và thanh toán cho các khách hàng do mình phục vụ, đồng thời luôn đi kèm theo các điều khoản tín dụng mà ngân hàng dành cho các doanh nghiệp để đáp ứng cho họ nguồn vốn hoạt động xuất khẩu. Vì vậy những khó khăn, rủi ro luôn là những mối lo cả về vật chất và uy tín hoạt động của ngân hàng. 2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT KHẨU TẠI SGD VIETCOMBANK GIAI ĐOẠN 2005-2008 2.2.1 Môi trường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất khẩu tại SGD Vietcombank Từ năm 2005 đến nay, phòng thanh toán quốc tế SGD Vietcombank hoạt động với cơ cấu tổ chức gồm có 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 7 nhân viên thanh toán xuất khẩu. Mỗi quyết định thanh toán hay không thanh toán đều dưới sự giám sát của trưởng phòng. Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế luôn luôn tồn tại song song với quá trình hoạt động của các nhân viên, và rủi ro thanh toán quốc tế xảy ra thì hậu quả là không ngờ. Thực tế tại phòng thanh toán xuất khẩu SGD Vietcombank, việc quản trị rủi ro chưa được tiến hành một cách chuẩn hóa và có quy cách. Tại SGD Vietcombank hiện nay, không có một bộ phận chính thức chuyên trách quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất khẩu. Phần lớn hoạt động nhận dạng, ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế đều là đúc kết kinh nghiệm của các nhân viên. Có thể nhận thấy SGD Vietcombank còn khá thờ ơ trước những nguy cơ rủi ro rất lớn trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Trong suốt quá trình hoạt động thanh toán quốc tế từ năm 2005 đến nay, phần lớn các rủi ro xảy ra đều trong phương thức tín dụng chứng từ, và gây tổn thất lớn nhất cho ngân hàng là tổn thất về cho vay tín dụng. Việc cho vay tín dụng của phòng thanh toán xuất khẩu nhằm phục vụ hoạt động xuất khẩu của khách hàng này hiện nay đang được quản lý bởi phòng quan hệ khách hàng theo cơ chế quản lý vốn tập trung của toàn hệ thống NHNT Việt Nam. Phòng này sẽ xác lập hạn mức tín dụng tổng thể cho khách hàng. Trong hạn mức tổng thể ấy bao gồm 4 loại hạn mức:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31727.doc
Tài liệu liên quan