Chuyên đề Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp tại tỉnh Nghệ An đến năm 2010

Môc lôc

Trang

Lời mở đầu 1

Phần I. Lý luận chung về vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An 3

I. Vai trò của FDI trong quá trình phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển (Việt Nam) 3

1. Tính tất yếu khách quan của hình thức FDI 3

1.2. Xuất phát từ xu hướng của các quốc gia đi đầu tư 4

1.3. Xuất phát từ xu hướng của các quốc gia tiếp nhận đầu tư 6

2. Tác động của FDI trong quá trình phát triển ở các nước đang phát triển (LDCs) nói chung và Việt Nam nói riêng 8

2.1. Những mặt tích cực của FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư 8

2.2. Những mặt hạn chế của FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư 10

3. Vài nét về tình hình cạnh tranh thu hút FDI trên phạm vi khu vực và ở Việt Nam 12

3.1. Tình hình cạnh tranh thu hút FDI trong khu vực 12

3.2. Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam 13

II. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Nghệ An 16

1. Những tiềm năng và lợi thế phát triển của tỉnh Nghệ An 16

1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 16

1.2. Cơ sở hạ tầng 17

1.3. Nguồn nhân lực 17

2. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế Nghệ An 19

2.1. Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ 19

2.2. Đào tạo và thu hút nguồn lao động của tỉnh 20

2.3. Nâng cao năng lực khoa học công nghệ 20

2.4. Đóng góp vào ngân sách cho tỉnh 21

2.5. Bổ sung nguồn vốn phát triển kinh tế tỉnh 21

III. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của một số địa phương trong nước và bài học rút ra cho tỉnh Nghệ An 21

1. Kinh nghiệm thu hút của một số địa phương trong nước 21

1.1. Kinh nghiệm thu hút FDI vào Đà Nẵng 22

1.2. Những cơ chế chính sách ưu đãi riêng của tỉnh Đồng Nai 23

1.3. Chính sách cải thiện môi trường đầu tư của Bà Rịa Vũng Tàu 24

1.4. Kinh nghiệm thu hút của TP.HCM 25

2. Bài học rút ra cho tỉnh Nghệ An 26

Phần II. Đánh giá tình hình thu hút FDI vào phát triển công nghiệp Nghệ An trong giai đoạn 2001-2005 28

I . Tổng quan tình hình thu hút FDI vào công nghiệp cả nước 28

II. Tình hình thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại Nghệ An trong giai đoạn 2001-2005 30

1. Tổng quan về công nghiệp tỉnh Nghệ An 30

2. Tình hình thu hút FDI vào ngành công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2001-2005 34

2.1. Quy mô đầu tư FDI vào công nghiệp 34

2.2. FDI theo dự án đầu tư 36

III. Các nhân tố tác động đến việc thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại Nghệ An 38

1. Nhân tố thúc đẩy khả năng thu hút 38

1.1. Nhân tố quốc tế 38

1.2. Nhân tố quốc gia 39

1.3. Nhân tố trong tỉnh 42

2. Nhân tố hạn chế khả năng thu hút 45

IV. Đánh giá tổng quan về thu hút FDI vào công nghiệp của Nghệ An trong giai đoạn 2001-2005 46

1. Những thành tựu 46

1.1. FDI có xu hướng tăng và tỉ trọng tăng trưởng vốn đầu tư của tỉnh được cải thiện rõ rệt 46

1.2. FDI công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số vốn FDI của tỉnh, và tỉ trọng FDI công nghiệp tỉnh so với cả nước cũng đang tăng lên 48

1.3. Ngoài ra, FDI còn có tác động tới chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh 50

2. Những hạn chế, tồn tại 51

2.1. Những hạn chế chủ yếu 51

2.2. Nguyên nhân 52

Phần III. Các biện pháp tăng cường khả năng thu hút vốn FDI để phát triển công nghiệp tại Nghệ An đến năm 2010 55

I. Phương hướng và mục tiêu huy động FDI để phát triển công nghiệp tại tỉnh Nghệ An đến năm 2010 55

1. Các quan điểm trong phát triển công nghiệp Nghệ An 55

1.1. Phát triển công nghiệp bền vững 55

1.2. Phát triển công nghiệp dựa trên việc khai thác lợi thế so sánh của tỉnh 55

1.3. Phát triển theo xu hướng mở cửa, hội nhập của quốc gia và thế giới 55

2. Các mục tiêu huy động FDI 56

2.1. Mục tiêu phát triển 56

2.2. Mục tiêu vận động thời kỳ 2006-2010 57

3. Nhiệm vụ vận động thu hút FDI vào tỉnh thời kỳ 2006-2010 59

3.1. Xác định lĩnh vực, địa bàn, phương thức và đối tác đầu tư 59

3.2. Một số ưu tiên đầu tư của tỉnh 61

II. Các biện pháp tăng cường khả năng thu hút vốn FDI để phát triển công nghiệp tại tỉnh Nghệ An đến năm 2010 62

1. Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành lĩnh vực và chuẩn bị đầu tư 62

2. Tăng cường hoạt động đối ngoại để đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư 63

3. Tích cực cải thiện môi trường đầu tư 64

3.1. Đẩy mạnh tuyên truyền về công tác phát triển kinh tế đối ngoại 64

3.2. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính 64

3.3. Tập trung làm tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho các dự án 65

3.4. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng được hệ thống hạ tầng một cách đồng bộ, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư 65

3.5. Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động xúc tiến đầu tư 66

3.6. Tăng cường phát triển các ngành dịch vụ phụ trợ đáp ứng nhu cầu phát triển 66

3.7. Đảm bảo an ninh, trật tự cho các dự án vào đầu tư, làm ăn trong tỉnh 66

4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thu hút đầu tư 66

Kết luận 69

Tài liệu tham khảo 70

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1994 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp tại tỉnh Nghệ An đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háp hỗ trợ giải quyết 1.4. Kinh nghiệm thu hút của TP.HCM Để có được thành quả là dẫn đầu cả nước trong thu hút vốn FDI , TP Hồ Chí Minh đã có những nỗ lực rất nhiều trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Trước hết, thành phố cũng bắt đầu cuộc chạy đua với các địa phương trải thảm đỏ đón các nhà đầu tư. Thành phố lựa chọn các ngành nghề phù hợp với quy hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ưu tiên những ngành dịch vụ cao cấp, những ngành công nghệ cao sử dụng ít lao động; công bố quy hoạch ngành nghề, quy hoạch quỹ sử dụng đất; hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm địa điểm, đơn giản các thủ tục đăng ký và triển khai các dự án đầu tư. Thành phố còn hợp đồng với các hãng thông tấn lớn trên thế giới để giới thiệu các dự án, chính sách ưu đãi… đến các nhà đầu tư quốc tế. Sau hội chợ là kế hoạch mời các nhà đầu tư vào TP Hồ Chí Minh tham quan, giới thiệu các cơ hội và tiềm năng đầu tư vào những ngành công nghiệp mũi nhọn, giới thiệu tiềm năng du lịch... Các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào các dự án công nghệ sinh học, công nghệ cao, công nghệ vật liệu mới, các dự án thâm dụng chất xám… tại TPHCM sẽ được cấp giấy phép nhanh nhất, hưởng giá thuê đất thấp nhất, thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất. Song song đó, thành phố cũng kêu gọi đầu tư vào các dịch vụ ngân hàng, tài chính, du lịch, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm… Những dự án vào khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ được cấp giấy phép trong 5 ngày. Từ 1-9 Sở Kế hoạch - Đầu tư sẽ áp dụng quy trình cấp phép một cửa tại chỗ, hỗ trợ nhà đầu tư sau cấp phép. TP cũng công bố chương trình 7 sẵn sàng hỗ trợ nhà đầu tư trên các lĩnh vực: Sẵn sàng đất, viễn thông, cung ứng lao động, hạ tầng điện nước, thông tin… Thành phố trở nên chuyên nghiệp hơn trong mời gọi đầu tư, quảng bá hình ảnh. Với những hoạt động này, chúng ta có quyền hy vọng một dòng chảy đầu tư mới, mạnh hơn sẽ đổ về TP Hố Chí Minh trong thời gian tới. 2. Bài học rút ra cho tỉnh Nghệ An Qua quá trình phát triển tạo nên những kinh nghiệm cho tỉnh, bên cạnh đó việc học tập các giải pháp mà các địa phương đã sử dụng và được coi là phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh. Nghệ An đã rút ra những bài học sau: - Bài học về giải pháp cải thiện môi trường đầu tư + Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực đầu tư + Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đây là vấn đề có tính chất rất quan trọng , tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà đầu tư + Đẩy nhanh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và đầu tư vào KCN, cụm công nghiệp + Có các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư + Nâng cao hiệu quả các dịch vụ hiện có làm sao để cạnh tranh với các địa phương trong cả nước…. - Bài học về việc sử dụng Ngân sách: đây là vấn đề rất quan trọng, có tính đột phá, Ngân sách của tỉnh nên: + Cùng với ngân sách trung ương để dành cho việc đầu tư hạ tầng quan trọng như cảng, sân bay, đường quốc lộ chính, điện nước, viễn thông, sớm hoàn chỉnh cơ sở vật chất hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp… + Bố trí ngân sách cho công tác bồi thường, giải phóng và san lấp mặt bằng các dự án đặc thù + Tập trung đầu tư vào Quỹ Xúc tiến Đầu tư, quỹ này phục vụ cho các công tác đầu tư - Xác định đối tác phù hợp, hiệu quả để xúc tiến vận động, đa dạng hoá các hình thức Xúc tiến đầu tư + Xác định các đối tác chiến lược, mang tính thường xuyên, lâu dài cần xúc tiến đầu tư, xác định cụ thể cho các loại chương trình, dự án + Xác định các hình thức xúc tiến tập trung, hình thức phân tán - Phân nhóm và xác định các dự án để có giải pháp xúc tiến và vận động đầu tư có hiệu quả Trên đây chỉ là những bài học được rút ra rất tóm tắt từ những kinh nghiệm của các địa phương trong cả nước đã thành công trong công tác kêu gọi và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, và cũng chính từ kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An Phần II. Đánh giá tình hình thu hút FDI vào phát triển công nghiệp Nghệ An trong giai đoạn 2001-2005 I . Tổng quan tình hình thu hút FDI vào công nghiệp cả nước Sau giai đoạn sụt giảm 1996-1998 (do khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực), thu hút ĐTNN phục hồi chậm trong các năm 2001-2003, đến thời kỳ 2004-2005, cùng chung với xu hướng tăng mạnh dòng đầu tư đổ vào các nước đang phát triển, thu hút ĐTNN vào Việt Nam đã tăng lên rõ rệt, báo hiệu một làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam. Trước nhu cầu phát triển kinh tế với nhịp độ tăng trưởng GDP hơn 7%/năm trong thời gian tới, Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn là phải nhanh chóng nắm bắt thời cơ và tạo ra một cuộc bùng nổ về thu hút FDI, cả về quy mô và chất lượng, như là một lực đẩy cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Một số ngành như năng lượng (dầu khí, điện), công nghiệp nặng (cơ khí, thép, ôtô, thiết bị điện - điện tử), công nghiệp nhẹ (dệt may, da giầy, rượu bia nước giải khát, thuốc lá, nhựa, giấy) có sự tăng trưởng nhanh, liên tục và luôn thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất. Riêng ngành dầu khí đã thu hút gần 7 tỷ USD từ nguồn vốn FDI. Công nghiệp khu vực có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) do có lợi thế về yếu tố kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm quản lý điều kiện, có thị trường đầu ra ổn định, lại được nhà nước khuyến khích bằng các cơ chế, chính sách ngày càng thông thoáng, nên trong những năm qua phát triển ngày càng nhanh và ổn định hơn khu vực công nghiệp trong nước. Giai đoạn 1996-2005 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15,7% và tăng giá trị sản xuất 20,28%. Vị trí của công nghiệp FDI trong cơ cấu công nghiệp cả nước ngày càng được củng cố. Tỷ trọng của khu vực này trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần: từ 16,9% năm 1991 lên 23,65% năm 1995, từ 26,5% năm 1996 lên tới 35,3% năm 2001, và hiện chiếm tới 35,6% (cao hơn cả khu vực DNNN và khu vực ngoài quốc doanh) Không chỉ tăng nhanh mà công nghiệp khu vực FDI còn sản xuất với quy trình công nghệ hiện đại nên chất lượng và chi phí sản xuất có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng cao và tỷ trọng ngày càng lớn cùng với chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ của công nghiệp FDI đã góp phần quan trọng đảm bảo nhịp độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp cả nước trên 10% liên tục suốt thập niên 90 và những năm đầu thế kỷ 21. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hiện đang chiếm tỷ trọng cao một số ngành như: dầu khí 99,9%; 84,2% lắp ráp ôtô; 75% sản xuất phương tiện vận tải khác; 31,5% sản xuất thép; 44,8% sản xuất thiết bị điện tử; 40,5% về dệt may, da giầy; 37,7% hoá chất; 24,6% sản xuất thực phẩm và đồ uống, v.v... Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội ở nước Việt Nam, đóng góp đáng kể vào giá trị sản lượng công nghiệp, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng công nghiệp của cả nước và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. Chẳng hạn, tốc độ tăng trưởng công nghiệp 7 tháng đầu năm đạt 16% và đóng góp xuất sắc vào việc tạo nên tốc độ tăng trưởng cao này là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu khí) với mức tăng trong 7 tháng đầu năm 2005 là 25,2%. Nhìn chung, về mặt vĩ mô, khu vực FDI tạo ra khoảng 13-15% GDP, đóng góp ngày càng lớn vào ngân sách nhà nước (1/4 thu ngân sách) và tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngoài giá trị về kinh tế, công nghiệp FDI còn tạo thêm hàng triệu việc làm, nhất là trong ngành công nghiệp nhẹ, góp phần bổ sung và hoàn thiện các mô hình quản lý và tổ chức sản xuất mới phù hợp với cơ chế thị trường ở Việt Nam. II. Tình hình thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại Nghệ An trong giai đoạn 2001-2005 1. Tổng quan về công nghiệp tỉnh Nghệ An Trong 5 năm qua, nền kinh tế của tỉnh phát triển khá nhanh và đúng hướng, bước đầu tạo nên thế và lực cao hơn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10,6% /năm, cao hơn mức bình quân của cả nước. Cơ cấu của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ trọng công nghiệp- xây dựng trong GDP từ 18,6% năm 2000 đã tăng lên 27,5% năm 2005, tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp giảm xuống một cách rõ rệt. GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 5,3 triệu đồng. Riêng lĩnh vực công nghiệp có sự phát triển nhanh chóng, giá trị sản xuất tăng bình quân năm 24%. Năm 2005 nhiều sản phẩm chủ lực đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra và tăng gấp nhiều lần so với năm 2000 như Bia 30 triệu lít tăng gấp 2,7 lần; đường kính 152.000 tấn, tăng gấp 3 lần, xi măng 1,4 triệu tấn, tăng gấp 9 lần; gạch nung 330 triệu viên, tăng gấp 2 lần… Theo thống kê của tỉnh ta có bảng số liệu sau về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh trong những năm qua: Bảng 4 : Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) theo thành phần kinh tế 2001-2005 (đơn vị: %) 2001 2002 2003 2004 Ước 2005 GTSX Công nghiệp (tỉ đồng) 1300.92 1793.62 3026.6 3395.13 3694.7 GTSX Công nghiệp (%) 100 100 100 100 100 GTSXCNquốc doanh 29,78 38,6 43,14 45,21 45,83 GTSXCN ngoài quốc doanh 45,21 41,98 40,69 38,77 38,09 GTSXCN có vốn ĐTNN 24,99 19,43 16,18 16,02 16,08 Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2004 và ước tính 2005 tỉnh Nghệ An-Biên soạn Chi cục thống kê Nghệ An Theo số liệu trên ta thấy, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh trong những năm qua đang tăng lên. Trong đó GTSX công nghiệp của thành phần kinh tế quốc doanh chiếm tỉ lệ lớn nhất và đang có xu hướng tăng lên. Bên cạnh đó thành phần kinh tế có vốn ĐTNN có tăng lên, nhưng những năm gần đây thì có xu hướng chững lại, do đó chúng ta càng phải xem lại những biện pháp khắc phục tình trạng này. Về cơ cấu ngành công nghiệp, công nghiệp của tỉnh tập trung vào 3 ngành công nghiệp là công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, và công nghiệp sản xuất điện nước. Nhưng tập trung hơn cả là ngành công nghiệp chế biến chiếm hơn 90% số vốn đầu tư vào công nghiệp của tỉnh Bảng 5 : Cơ cấu ngành công nghiệp thời kỳ 2000-2005 (đơn vị: %) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 CN khai thác mỏ 8,30 8,03 8,92 7,21 7,02 6,96 CN chế biến 91,15 91,51 90,57 92,2 92,31 92,33 Sản xuất điện nước 0,55 0,46 0,51 0,59 0,67 0,71 Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An 2004 và ước tính 2005 Ngoài ra với 16.480 km đất tự nhiên có thể đáp ứng nhu cầu đất và rất thuận lợi cho việc lựa chọn địa điểm phù hợp để quy hoạch các khu công nghiệp (KCN). Để khai thác những tiềm năng và thế mạnh của địa phương, Nghệ An là xây dựng thành công các KCN tập trung để hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Ngay từ năm 1997, thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ, tỉnh đã quyết định xây dựng KCN đầu tiên vào ngày 18/12/1998 , KCN Bắc Vinh Theo báo cáo của ban quản lý các KCN tỉnh Nghệ An, sau hơn 6 năm triển khai thực hiện, tỉnh Nghệ An đã lập quy hoạch chi tiết được 4 KCN tập trung và được chính phủ đồng ý. Đó là Cửa Lò diện tích 50 ha; Bắc Vinh diện tích 143 ha ; Hoàng Mai diện tích 300 ha, Nam Cấm 327,83 ha. Hiện nay tỉnh đang triển khai lập quy hoạch chi tiết KCN Phủ Quỳ với diện tích 300 ha + KCN Bắc Vinh: Thành lập năm 1998 tại Hưng Đông, thành phố Vinh, với diện tích 143,6 ha với tổng vốn đầu tư 78.5 tỉ đồng. Các ngành nghề ưu tiên phát triển tại KCN là : Dệt, may xuất khẩu; giầy da xuất khẩu; điện tử; điện dân dụng; chế biến lương thực, thực phẩm…Tính đến 6/2005 đã có 15 dự án đầu tư xây dựng trong KCN với diện tích đất thuê là 30 ha, đạt gần 70% diện tích công nghiệp. Tổng vốn đầu tư hiện đạt 305 tỉ đồng và 1,2 triệu USD. Trong đó có 2 dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc, còn lại là các dự án liên doanh với nước ngoài và ngoại tỉnh, còn một số dự án đang xây dựng. Sự ra đời của kCN đã giải quyết một phần nhu cầu di dời các cơ sở công nghiệp trong nội thành, tạo ra một diện mạo mới cho thành phố, thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá các vùng lân cận thành phố Vinh; các dự án đầu tư tại KCN góp phần giải quyết hơn 1600 lao động tại địa phương + KCN Nam Cấm: Được thành lập ngày 16/9/2003, có diện tích 327 ha, thuộc địa bàn huyện Nghi Lộc; Các ngành công nghiệp được ưu tiên là: Sản xuất thép; lắp ráp ô tô; phân bón; chế biến khoáng sản; chế biến gỗ; chế biến lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; giầy da xuất khẩu… Đến 6/2005 KCN đã thu hút 20 dự án đầu tư. Tổng số vốn đầu tư là 1.336,2 tỉ đồng và 9,388 triệu USD. Diện tích của đất công nghiệp cho thuê là 142 ha + KCN Cửa Lò: KCN đã được chính phủ phê duyệt để thành lập, có diện tích quy hoạch là 40,55 ha. Các ngành công nghiệp ưu tiên trong KCN là: May xuất khẩu; hàng mỹ nghệ xuất khẩu; đồ chơi trẻ em; đồ lưu niệm; điện- điện tử; lắp ráp cơ khí; kho ngoại… Đặc biệt trong KCN này, công ty VINAMILK đã thuê 4,37 ha đất, hoàn thành xây dựng và đưa vào sản xuất vào tháng 6/2005. Nhà máy sữa Nghệ An có công suất 15 triệu lít sữa/ năm, tổng số vốn đầu tư là 75tỉ đồng + KCN Hoàng Mai: Quy hoạch KCN này nằm trong quy hoạch tổng thể vùng Nam Thanh-Bắc Nghệ đã được chính phủ phê duyệt ngày 10/10/1997, thuộc huyện Quỳnh Lưu với diện tích khoảng 400 ha. Vị trí quy hoạch này tương đối thuận tiện, phù hợp với quy hoạch phát triển của huyện Quỳnh Lưu thời kỳ 2001-2010 và quy hoạch tổng thể khu đô thị Hoàng Mai đang được UBND tỉnh thẩm định và phê duyệt. Các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển: Sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí sửa chữa, lắp ráp thiết bị xây dựng; sản xuất bao bì, hoá chất… + KCN Phù Quỳ: KCN nằm cạnh đường Hồ Chí Minh, có diện tích khoảng 180-200 ha. Các ngành nghề ưu tiên: Công nghiệp chế biến sau đường, chế biến nông sản, chế biến lâm sản, chế biến thức ăn gia súc; sản xuất vật liệu xây dựng, chế tạo cơ khí, chế biến khoáng sản… Tính đến tháng 6/2005, các KCN Nghệ An đã thu hút được 36 dự án đầu tư, trong đó có 9 dự án FDI, chiếm 25% tổng số dự án, với tổng số vốn là 12,40 triệu USD. Số dự án đi vào hoạt động là 14 dự án. Số dự án đang xây dựng là 12 dự án, trong đó có 7 dự án đã đưa vào hoạt động trong năm 2005 (3 dự án ở KCN Bắc Vinh và 4 dự án tại KCN Nam Cấm). Số dự án chưa triển khai là 11 dự án, đều tập trung ở KCN Nam Cấm. Một số dự án lớn đầu tư vào Nghệ An đáng kể đến là Nhà máy bia Vilaken của công ty hợp tác kinh tế Việt-Lào có công suất 100 triệu lít/năm, vốn đầu tư là 900 tỉ đồng; Nhà máy sản xuất bao bì tự huỷ với công suất là 30 triệu sp/năm, vốn đầu tư là 155 tỉ đồng; Nhà máy chế biến đá trắng công suất 100.000 tấn/năm, liên doanh Việt-Mỹ có vốn đầu tư 3,5 triệu USD… Nhìn chung, số dự án đầu tư vào công nghiệp Nghệ An, đặc biệt là các KCN có xu hướng ngày càng tăng phản ánh môi trường đầu tư ở Nghệ An có những cải thiện đáng kể trong thời gian vừa qua. 2. Tình hình thu hút FDI vào ngành công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2001-2005 2.1. Quy mô đầu tư FDI vào công nghiệp Nhìn chung, tình hình thu hút đầu tư phát triển của tỉnh có bước chuyển biến tích cực và toàn diện. Tổng vốn đầu tư huy động thời kỳ 2001-2005 ước đạt 27.800 tỉ đồng, tăng 40% so với thời kỳ 1996-2000, bằng 108% so với dự kiến kế hoạch. Trong đó chiếm tỉ trọng lớn nhất là đầu tư trong nước đạt 88%, vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh chiếm 11%. FDI vào tỉnh những năm gần đây tăng mạnh, đạt khoảng 4.000 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2005, toàn tỉnh có 14 dự án đầu tư, so với 81 triệu USD, đưa số dự án đầu tư nước ngoài vào Nghệ An sau 10 năm lên 18 dự án đang hoạt động với số vốn 188.73 triệu USD, đứng thứ 20/64 tỉnh, thành trong cả nước. Điều đáng chú ý là tỉnh đang ngày càng thu hút đầu tư vào công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến và khai thác khoáng sản. Một số dự án đã đi vào sản xuất ổn định và có nhu cầu sản xuất vượt quá công suất thiết kế như liên doanh mía đường và gỗ ép MDF, đá Việt-Nhật… Sau đây là bảng thống kê tình hình thu hút FDI vào công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn 2001-2005. Bảng 6: Tình hình thu hút FDI vào công nghiệp Nghệ An trong giai đoạn 2001-2005. (Đơn vị: Triệu đồng) 96-2000 2000-2005 2001 2002 2003 2004 2005 FDI vào tỉnh 2.823.000 2.045.434 185.434 157.000 210.000 729.000 764.000 FDI vào CN 2.117.250 1.431.803 129.803 109.900 147.000 510.300 534.800 Nguồn : Phòng tổng hợp - Sở Kế Hoạch Đầu tư Nghệ An Theo bảng trên ta thấy nhìn chung FDI vào công nghiệp Nghệ An đang tăng đều, và tỉ lệ đầu tư vào công nghiệp khá cao. FDI vào công nghiệp năm 2001 là 129.803 triệu đồng và 5 năm sau, con số này là 534.800 triệu đồng, tăng hơn 4 lần. Như vậy ta thấy việc Nghệ An tích cực cải thiện môi trường đầu tư và có những chính sách đầu tư đang phát huy hiệu quả của nó. Tuy nhiên, so với số dự án và số vốn đầu tư của cả nước và của các địa phương khác thì con số này là còn hạn chế, nhưng với tốc độ tăng này thì ta có quyền hy vọng trong những năm tới, khi mà chính quyền và người dân có một cách nhìn khác về việc thu hút FDI và khi mà Việt Nam gia nhập WTO, mở rộng hơn nữa với thế giới thì con số FDI vào Nghệ An sẽ tiếp tục tăng nhanh. 2.2. FDI theo dự án đầu tư Trong những năm qua, các dự án đầu tư FDI vào công nghiệp Nghệ An thực hiện theo các hình thức đầu tư như: Liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh tế. Trong đó - Dự án Liên doanh : 8 dự án - Dự án 100% vốn nước ngoài: 9 dự án - Hợp đồng hợp tác kinh doanh: 1 dự án Và sau đây là danh sách các dự án cụ thể có vốn FDI vào công nghiệp Nghệ An Bảng 7 : Danh sách các doanh nghiệp có vốn FDI và tổng hợp vốn đến năm 2005 (Đv tính: 1000 USD) TT Danh mục tổng vốn đầu tư vốn pháp định vị trí đặt trụ sở ước thực hiện 1991-2005 tTổng số NN(%) VN(%) tổng NN VN 1 XNLD chế biến gỗ Nghệ An 520 520 51 49 Vinh-NghệAn 520 2 CTLDHữu Nghị Shell Butimen 16,000 7,600 100 TX Cửa Lò-N.A 16,000 3 CTLDMíađường Tate&Lyle 90,000 36,000 81 19 QuỳHợp Nghệ An 90,000 4 CTLDSX giầy da Việt Đức 3,000 2,400 30 70 Vinh- NghệAn 2,100 5 CT khoáng sản Việt Nhật 4,500 3,960 100 QuỳHợp-Nghệ An 4,000 6 CTLDSX gỗ ép MDF 4,500 4,000 93 7 NghĩaĐàn Nghệ An 4,000 7 XNSX bật lửa gas doanh phú 2,500 2,500 100 Nghi liên Nghi Lộc 2,500 8 NMSX bê tông & thiết bị điện 1,200 1,200 100 KCN Bắc Vinh 1,200 9 HĐ đá trắng Đài Loan 2,000 2,000 100 TP Vinh 2,000 10 LD Hồng Thái 50,000 50,000 64 36 KCN Cửa Lò 35,000 11 Khai thác Vàng Sông Hiếu 480 480 70 30 Nghĩa Đàn 480 12 Gỗ Dăm Đài Loan 5,000 610 70 30 TP Vinh 2,000 13 Cty Đá trắng Đài Loan 2,000 2,000 100 Quỳ Hợp 2,000 14 Cty Khoáng sản OMYA 4,000 2,500 100 Quỳ Hợp 2,500 TỔNG 188,73 166,93 Nguồn: Sở Kế Hoạch Đầu tư Nghệ An Theo bảng trên ta thấy các dự án đầu tư từ nguồn FDI được tập trung vào một số lĩnh vực sau: + Chế biến nông sản: 1 dự án, Mía đường Tate & Lyle với tổng số vốn đầu tư: 90 triệu USD + Chế biến lâm sản: 4dự án (gỗ Vinh, MDF, gỗ dăm) vốn đầu tư: 12,52 triệu USD + Chế biến khoáng sản: 5 dự án (4 dự án đá trắng, 1 dự án vàng), vốn đầu tư 11,5 triệu USD + Sản xuất hàng tiêu dung: 1 dự án (bật lửa gas) vốn đầu tư: 2,5 triệu USD + Vật liệu xây dựng và giao thông: 2 dự án (Shell Bitumen, Bê tông Khánh Vinh) với vốn đầu tư: 17,9 triệu USD + Các dự án khác : 2 dự án, vốn đầu tư: 610.000 USD Tổng số vốn đầu tư là 188,73 triậu USD và số vốn pháp định là : 166,93 triệu USD Nộp ngân sách nhà nước ước đạt 43 tỉ đồng/ năm trong đó nhiều nhất là nhà máy đường Tate & Lyle với 36 tỉ đồng III. Các nhân tố tác động đến việc thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại Nghệ An Thu hút FDI cho việc phát triển công nghiệp của tỉnh là một đòi hỏi khách quan và rất cần thiết, nhưng kết quả thu hút lại chịu ảnh hưởng đồng thời của nhiều nhân tố khác nhau. Sau đây chúng ta nêu lên những nhân tố nào thúc đẩy khả năng thu hút vốn vào tỉnh để từ đó phát huy nó, và những nhân tố nào hạn chế thúc đẩy để khắc phục nó 1. Nhân tố thúc đẩy khả năng thu hút 1.1. Nhân tố quốc tế Nền kinh tế thế giới là tổng thể nền kinh tế của các quốc gia, các khu vực, có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau thông qua các quan hệ kinh tế trong đó có FDI. Vì vậy, việc thu hút FDI vào Nghệ An tất yếu sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố có liên quan đến FDI trên thế giới. Xu hướng tự do hoá đầu tư được thể hiện trên ba bình diện quốc gia, đó là việc giảm dần những hạn chế về hình thức đầu tư, về vốn góp, thuê mướn nhân công, đòi hỏi về chuyển giao công nghệ, tỷ lệ xuất khẩu…bên cạnh đó các quốc gia cũng đưa ra các khuyến khích khác như tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, các khuyến khích về tài chính… từ đó thành lập các khu vực đầu tư, việc ký kết các hiệp định đầu tư song phương Các tập đoàn xuyên quốc gia là nguồn cung cấp vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý chính trong đầu tư quốc tế. Điều đặc biệt lưu ý là đa số các tập đoàn xuyên quốc gia ở các nước đang phát triển hầu hết tập trung ở Châu Á Bên cạnh đó với sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, các công ty xuyên quốc gia giờ đây đang chịu sự cạnh tranh đáng kể của các hang có quy mô vừa và nhỏ trên toàn cầu Một xu hướng lâu dài là vốn đầu tư được luân chuyển chủ yếu giữa các nước phát triển. Tuy nhiên, cùng với sự lớn mạnh của các tập đoàn xuyên quốc gia ở các nước đang phát triển và tác động của quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới đang có những biến đổi theo xu hướng tăng dần về quy mô và tốc độ vốn đầu tư vào các nước đang phát triển, trong đó các nước ở khu vực Đông Nam Á nổi lên là khu vực thu hút nhiều vốn đầu tư Xu hướng chung của thế giới trong việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư là chuyển từ việc đầu tư khai thác các nguồn lực tự nhiên sang công nghiệp chế tạo và dịch vụ. Trong lĩnh vực sản xuất có sự chuyển dịch các ngành có hàm lượng lao động cao từ có nền kinh tế phát triển cao hơn sang những nước khác mà Châu Á là một điển hình. 1.2. Nhân tố quốc gia Tỉnh Nghệ An là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, do đó đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách kinh tế của Nhà nước và những điều kiện vĩ mô sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút FDI vào khu vực này. Cụ thể là: - Nước ta nằm gần ở trung tâm Đông Nam Á, thuộc vòng cung Châu Á- Thái Bình Dương, trên tuyến giao thong quốc tế quan trọng về đường biển, đồng thời lại ở vào khu vực có sự phát triển kinh tế năng động nhất thế giới từ thập kỷ 90 đến nay. Với vị trí thuận lợi cùng với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, nước ta đang là điểm thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư và các tổ chức quốc tế, nhiểu nhà đầu tư đã chọn nước ta là điểm chấm phá đầu tiên cho sự thâm nhập đầu tư và mở rộng thị trường của mình ở Đông Nam Á. Điều đó đã mở ra cơ hội lớn cho việc thu hút FDI vào tỉnh Nghệ An - Với quan điểm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước” thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ và các hình thức hợp tác quốc tế, trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào hợp tác làm ăn với Việt Nam. Đặc biệt nhà nước đã có những chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Miền Trung,. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc thu hút FDI vào tỉnh Nghệ An Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã có nhiều nỗ lực và biện pháp cụ thể nhằm tháo gỡ vướng mắc của các dự án, của các doanh nghiệp, trong đó tập trung giải quyết một số vấn đề bức xúc nhất về đất đai, mặt bằng sản xuất, thuế, hải quan và thủ tục hành chính + Cải cách thủ tục hành chính Chính sách thuế và những vấn đề liên quan đến thuế là những vấn đề bức xúc nhất của cộng đồng doanh nghiệp và khu vực kinh tế tư nhân, trong năm 2005 chính sách thuế tiếp tục được cải thiện nhằm tạo sân chơi bình đẳng, xoá những bất hợp lý, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, nhất là kinh tế có vốn ĐTNN Quyết định 197/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thí điểm về tự kê khai, tự tính, tự nộp thuế, bỏ cơ chế thong báo thuế, áp đặt hoặc tính thuế thay doanh nghiệp. Đây là một bước tiến đến xây dựng một hệ thống tự đánh giá theo chuẩn mực quốc tế trong việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp Ngoài ra, mức thuế thu nhập doanh nghiệp đã được điều chỉnh: Mức thuế suất phổ thong giảm xuống còn 28%, thuế suất ưu đãi là 20%, 15%, và 10% (mức thuế cũ là 32%, 25%, 20%, và 15%); mở rộng diện thuế ưu đãi, mở rộng diện áp dụng thuế suất 0% đối với thuế giá trị gia tăng. Đến nay, hầu hết các chính sách thuế đã được xây dựng trên cơ sở không phân biệt đối xử với các thành phần kinh tế, bảo đảm bình đẳng giữa các đối tượng nộp. Ngày 5/4/2004, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích đầu tư tại KCN, theo đó nhà đầu tư sẽ được hưởng mức ưu đãi về thuế thu nhập… Công tác kiểm tra thủ tục hải quan được chuyển từ “ tiển kiểm” sang “ hậu kiểm”, thực hiện kiểm tra có trọng điểm Các thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh và chế độ báo cáo của doanh nghiệp tiếp tục được đơn giản hoá, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư + Môi trường pháp lý cho sự phát triển kinh tế tư nhân, nhất là những dự án có vốn ĐTNN cũng đang được tiếp tục đổi mới. Cơ sở pháp lý phân định rõ quyền của Nhà nước, của cán bộ, công chức với quyền của người đầu tư và doanh nghiệp đã được xác định rõ hơn + Công tác quản lý đất đai cũng được cải tiến và phân cấp cụ thể hơn. Các khâu trung gian và thời gian làm các thủ tục hành chính trong việc giao đất, thuê đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh được rút ngắn lại. Các doanh nghiệp được phép tự thoả thuận với người có đất, nhận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36337.doc
Tài liệu liên quan