MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 4
1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế. 4
1.1.1. Khái niệm, bản chất của tăng trưởng kinh tế. 4
1.1.2. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế. 4
1.1.2.1. Nhân tố kinh tế 5
1.1.2.2. Nhân tố phi kinh tế 7
1.2. Khái niệm đói nghèo và XĐGN. 9
1.2.1. Khái niệm về đói nghèo. 9
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá đói nghèo. 10
1.2.3. Các nhân tố tác động đến đói nghèo. 12
1.2.3.1. Điều kiện tự nhiên 13
1.2.4. Ảnh hưởng của đói nghèo. 17
1.2.4.1. Ảnh hưởng về kinh tế 17
1.2.4.2. Ảnh hưởng về văn hóa 19
1.2.4.3. Ảnh hưởng về chính trị - xã hội 20
1.3. XĐGN và sự cấn thiết phải XĐGN. 22
1.3.1. XĐGN là một vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc cần giải quyết để tiếp tục đổi mới nhằm tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước theo hướng CNH – HĐH. 22
1.3.2. XĐGN tạo điều kiện cho tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội. 23
1.3.3. XĐGN góp phần đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, tạo ra môi trường xã hội trong sạch, bên cạnh đó, là cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái 23
1.4. Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và XĐGN . 24
1.4.1. Vai trò của tăng trưởng kinh tế tới XĐGN. 28
1.4.2. XĐGN là yếu tố nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 29
1.5. Những kinh nghiệm về tăng trưởng kinh tế và XĐGN ở Việt Nam những năm
đã qua 31
1.5.1. Tổng quan về tăng trưởng kinh tế và XĐGN ở Việt Nam 31
1.5.2. Những thách thức còn tồn tại trong tăng trưởng và XĐGN 34
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XĐGN Ở TỈNH PHÚ THỌ 38
2.1. Đặc điển tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và XĐGN. 38
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên. 38
2.1.1.1. Vị trí địa lý: 38
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu: 39
2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội. 40
2.1.2.1. Đặc điểm dân cư. 40
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật. 42
2.1.2.3. Đặc điểm văn hóa. 44
2.2. Phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Thọ. 45
2.2.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế. 45
2.2.1.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Thọ. 45
2.2.1.2. Tăng trưởng kinh tế trong các ngành. 46
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phục vụ tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo 52
2.3. Thực trạng về đói nghèo của tỉnh Phú Thọ. 55
2.3.1. Thực trạng đói nghèo của tỉnh . 55
2.3.2. Kết quả thực hiện các mục tiêu chưong trình XĐGN giai đoạn 2001 – 2005
của tỉnh: 57
2.3.2.1. Thực hiện các chính sách xã hội: 57
2.3.2.2. Kết quả thực hiện các dự án: 58
2.4. Đánh giá sự tác động của tăng trưởng kinh tế tới XĐGN ở tỉnh Phú Thọ. 61
2.4.1. Tác động tích cực . 61
2.4.2. Vấn đề tồn tại hạn chế và nguyên nhân: 63
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XĐGN CỦA TỈNH PHÚ THỌ 66
3.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu về tăng trưởng kinh tế và XĐGN của tỉnh Phú Thọ. 66
3.1.1. Quan điểm về tăng trưởng kinh tế và XĐGN và của tỉnh Phú Thọ. 66
3.1.2. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế và XĐGN của tỉnh 66
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát. 66
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể. 67
3.1.3. Các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh trong thời gian tới. 69
3.1.3.1. Cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh tế nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 69
3.1.3.2. Mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư. 69
3.1.3.3. Phát triển kinh tế đối ngoại, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 70
3.1.3.4. Đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính 71
3.1.3.5. Tăng cường năng lực bộ máy 72
3.1.4. Phương hướng và giải pháp của tỉnh nhằm XĐGN trong thời gian tới. 72
3.1.4.1. Đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo. 73
3.1.3.2. Nâng cao khả năng tạo việc làm cho người lao động 74
3.1.4.3. Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và bảo vệ môi trường. 74
3.1.4.4. Nhóm giải pháp về chính sách hỗ trợ, tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 75
3.2. Một số kiến nghị 78
3.2.1. Tổ chức thực hiện 78
3.2.2. Tăng cường năng lực 79
3.2.4. Tăng cường công tác thống kê phục vụ tăng trưởng và XĐGN 80
3.2.5. Tăng cường việc lồng ghép các mục tiêu, chính sách của Chiến lược phát triển kinh tế và Chương trình XĐGN với các mục tiêu, giải pháp thực hiện kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm 81
3.2.6. Tăng cường sự tham gia của các nhà khoa học, các viện nghiên cứu để có những phân tích sâu và đánh giá từ nhiều góc độ hơn 81
3.2.7. Gắn chặt chẽ sự giúp đỡ của cộng đồng trong nước và quốc tế vào thực hiện các mục tiêu, chính sách nhằm tăng trưởng kinh tế và XĐGN. 81
KẾT LUẬN 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1874 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo tỉnh Phú Thọ: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng hiệu quả đã góp phần làm tăng thu nhập của các tầng lớp dân cư.
* Tăng trưởng găn liền với XĐGN
Một thành tựu nổi bật của kinh tế Việt Nam trong những năm đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới là quá trình TTKT luôn đi đôi với XĐGN và cải thiện đời sống nhân dân. TTKT vừa tạo công ăn việc làm, vừa tăng thu nhập và đưa một bộ phận lớn nhân dân thoát khỏi tình trạng nghèo khổ.
Tăng trưởng GDP luôn đạt mức khá cao và ổn định trong những năm qua là tiền đề quan trọng cho những thành tựu trong giảm nghèo, theo nhận xét của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đưa ra ngày 15/2/2008: “Việt Nam đạt được tốc độ giảm nghèo nhanh nhất trên thế giới”; tính bằng số người sống dưới mức 1 đô la Mỹ một ngày thì tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam đã giảm từ khoảng 68% năm 1993 xuống 16% năm 2006, với khoảng 34 triệu người đã thoát khỏi nghèo đói .
Thực tế nhiều năm qua ở nước ta cho thấy TTKT luôn đi kèm với tạo thêm nhiều việc làm mới. Tỷ lệ TTKT tăng lên thì tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cũng giảm mạnh và ngược lại khi tỷ lệ TTKT giảm sút thì tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị lại tăng lên. Tương tự, khi tỷ lệ TTKT tăng lên thì tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn cũng tăng lên và ngược lại khi tỷ lệ TTKT giảm sút thì tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn cũng giảm đi. Cùng với quá trình TTKT, thu nhập của người dân cũng tăng lên và tỷ lệ nghèo cũng giảm đi tương ứng. Thu nhập của chính những người nghèo tăng lên cho thấy người nghèo được hưởng các thành quả của TTKT.
1.5.2. Những thách thức còn tồn tại trong tăng trưởng và XĐGN
Mặc dù những năm qua, dưới sự cố gắng của toàn Đảng, toàn dân, Việt Nam luôn duy trì được sự ổn định chính trị xã hội và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và XĐGN, nhưng nhìn chung trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng hoạt động cụ thể vẫn tồn tại những mặt yếu kém và bất cập.
* Về tăng trưởng kinh tế
Chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, cơ cấu kinh tế còn chậm chuyển dịch. Trình độ phát triển kinh tế Việt Nam còn thấp; chất lượng phát triển chưa cao; tỷ lệ tăng trưởng kinh tế khá nhưng không vững chắc, chưa tương xứng với tăng trưởng đầu, với tiềm năng và với yêu cầu; nguy cơ tụt hậu còn rất lớn.
Đến nay, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào các nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng, chưa đi vào chiều sâu, còn phụ thuộc nhiều vào đầu tư và bảo hộ nhà nước; số lao động thiếu việc làm còn lớn; kết cấu hạ tầng thấp kém so với yêu cầu phát triển. Tăng trưởng vẫn tập trung vào một số ngành, sản phẩm truyền thống nhưng công nghệ chưa cao như dệt may, thuỷ sản, và nông sản chưa chế biến. Đóng góp vào tăng trưởng của các ngành sử dụng công nghệ cao như điện tử, cơ khí chính xác... còn rất thấp. Việc triển khai thực hiện các biện pháp giảm chi phí sản xuất trong từng ngành, từng sản phẩm công, nông nghiệp và dịch vụ còn chậm, làm cho tốc độ tăng trưởng GDP chưa tương xứng với tốc độ tăng giá trị sản xuất.
Quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé. Tỷ lệ tiết kiệm so với GDP đạt khoảng 29,5% GDP, thấp so với một số nước xung quanh. Tuy xuất khẩu tăng trưởng khá song xuất khẩu bình quân đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực; nhập siêu lớn và có xu hướng tăng lên, có nguy cơ ảnh hưởng bất lợi.
Sản xuất công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng chất lượng và hiệu quả toàn ngành chưa được cải thiện. Chi phí sản xuất của nhiều sản phẩm công nghiệp còn ở mức cao.
Môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc làm cho chi phí đầu tư, giá thành sản phẩm còn cao; sự phối hợp giữa các cơ quan chưa tốt; còn nhiều chồng chéo mâu thuẫn, chưa minh bạch; chính sách hay thay đổi và khó dự báo trước. Khả năng hội nhập quốc tế chậm, trong khi đó khó khăn về thị trường xuất khẩu ngày càng tăng.
* Về xóa đói giảm nghèo
Khoảng cách chênh lệch giữa các vùng và giữa các tầng lớp dân cư vẫn tiếp tục tăng tuy tốc độ tăng có giảm nhiều so với trước đây. Tuy tỷ lệ nghèo ở các vùng đều giảm. nhưng mức độ giảm nghèo giữa các vùng chênh lệch nhau khá nhiều.
Trong các vùng của cả nước tỷ lệ hộ nghèo đều giảm, nhưng cá biệt một số tỉnh miền núi, tại những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người số hộ nghèo vẫn còn chiếm tỷ trọng cao: Tỷ lệ hộ nghèo của Lai Châu hiện nay là 55,32%; Điện Biên 40,77%; Hà Giang 39,44% và Bắc Kạn 37,8%. Một bộ phận không nhỏ người đang nằm ở ranh giới nghèo ( cận nghèo ), khả năng rơi vào tình trạng nghèo cao. Theo điều tra mức sống dân cư năm 2004, mức độ chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của nhóm 20% hộ có thu nhập thấp nhất so với 20% hộ có thu nhập cao nhất là 8,34 lần, trong đó khu vực thành thị là 8,08 lần và khu vực nông thôn là 6,36 lần; mức độ chênh lệch này đều cao hơn so với kết quả cuộc điều tra mức sống dân cư năm 2002 tương ứng là 8,1 lần, 8,09 lần và 5,6 lần.
Hình 1.2: Thu nhập bình quân đầu người/tháng chia theo 5 nhóm thu nhập (ngũ phân vị) (nghìn đồng).
( Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình 2004 - Tổng cục thống kê )
Giải quyết việc làm nhất là cho lực lượng lao động nông thôn, vẫn là vấn đề bức xúc hiện nay. Tạo việc làm là vấn đề sống còn trong xoá đói giảm nghèo vì người nghèo không có tài sản đáng kể, nên thu nhập từ lao động là nguồn thu nhập quan trọng nhất. Với khoảng 90% người nghèo sống ở nông thôn Việt Nam, đặc biệt ưu tiên tạo việc làm phi nông nghiệp trong các chương trình xoá đói giảm nghèo. Tuy công nghiệp liên tục có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm qua, khu vực công nghiệp vẫn chưa tạo được thay đổi đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu lao động
Một vấn đề bức xúc hiện nay là tình trạng trẻ em tham gia lao động chưa có xu hướng giảm. Theo điều tra mức sống dân cư năm 2004, có 2,3% trẻ em từ 10 tuổi đến dưới 16 tuổi tham gia lao động và hưởng lương và khoảng 14,5% trẻ em từ 10 đến dưới 16 tuổi làm việc đồng áng tại nhà trong 12 tháng
Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đã có bước phát triển mới nhưng cần tiếp tục củng cố và tăng cường hơn nữa. Đặc biệt, cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư tại cấp cơ sở và cần tiếp tục trợ giá giống cây con, hỗ trợ vốn vay.
Chất lượng giáo dục còn thấp. Phát triển giáo dục là một trong những giải pháp quan trọng nhằm xây dựng nguồn nhân lực mạnh đảm bảo tăng trưởng dài hạn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghệ cao, đồng thời góp phần xoá đói giảm nghèo một cách bền vững. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục vẫn là một vấn đề bức xúc với cơ cấu đào tạo còn nhiều bất hợp lý nhưng chậm điều chỉnh. Cơ cấu cấp học, ngành học còn nhiều mặt chưa đồng bộ. Quy mô đào tạo tăng không cân đối với điều kiện đảm bảo chất lượng.
Hỗ trợ y tế cho người nghèo còn có những bất cập, mạng lưới an sinh xã hội chưa hỗ trợ phần lớn những người yếu thế. Hệ thống mạng lưới an sinh xã hội của Việt Nam còn một số điểm bất cập cần được cải thiện để nâng cao hiệu quả. Hiện nay vẫn chưa có một tiêu chí chung cho cả nước để xác định nhóm dân cư ưu tiên.
Quản lý môi trường còn yếu kém, chưa có chiến lược đồng bộ giữa các ngành các cấp.
Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp không có sự quản lý tập trung về môi trường có thể dẫn đến huỷ hoại môi trường, tăng trưởng không bền vững và người nghèo mất đi một số cơ hội thu nhập của họ.
Di dân tới các đô thị chưa được quản lý thoả đáng, có xu hướng tăng nhanh, dẫn đến sự tăng thêm số người nghèo ở đô thị đồng thời tạo sức ép lớn đối với chính quyền địa phương trong giải quyết thất nghiệp và các tệ nạn xã hội.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XĐGN Ở TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Đặc điển tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và XĐGN.
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.
2.1.1.1. Vị trí địa lý:
Phú Thọ có tọa độ địa lý 20o55’ -21o 43’ vĩ độ Bắc, 104o48’ -105o27’ kinh độ Đông, Bắc giáp Tuyên Quang, Nam giáp Hòa Bình, Đông giáp Vĩnh Phúc và Hà Tây, Tây giáp Sơn La và Yên Bái. Là trung tâm của tiểu vùng Đông Bắc, đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng, nối liền thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc.
Bản đồ 1: Bản đồ địa lý Phú Thọ
Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc.
Quốc lộ 2 qua Phú Thọ đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 70 đi Yên Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 32 qua Phú Thọ đi Yên Bái, Sơn La, cùng với các tỉnh bạn trong cả nước và quốc tế.
Phú Thọ có tổng diện tích tự nhiên là 3.519,56 km2 chiếm 1,2% diện tích cả nước và chiếm 5,4% diện tích vùng miền núi phía Bắc, tỉnh có 12 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Đa, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn và Yên Lập. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh; 274 đơn vị hành chính cấp xã gồm 14 phường, 10 thị trấn và 250 xã, trong đó có 214 xã miền núi, 7 xã vùng cao và 50 xã đặc biệt khó khăn.
2..1.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu:
Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi.
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85 – 87%. Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội.
2.1.2.1. Đặc điểm dân cư.
Dân số của tỉnh trên 1,3 triệu người, gồm 21 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đông nhất là người Kinh, người Mường. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và ctăng dân số cơ học đã giảm bình quân mỗi năm khoảng 0,11%, đó là kết quả thực hiên chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trong những năm vừa qua.
Biểu 2.1: Cơ cấu dân số theo giới tính qua các năm
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2005
Nam giới
48,96
49,0
49,1
48,7
49,0
49,0
49,0
47,1
Nữ giới
51,04
51,0
50,9
51,3
51,0
51,0
51,0
52,9
( Nguồn: Niên giám thống kê 2005 – Cục thống kê tỉnh Phú Thọ )
Biểu 2.2: Cơ cấu dân số theo khu vực cư trú qua các năm
Đơn vị tính; %
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2005
Khu vực đô thị
14,0
14,1
14,2
14,4
14,6
14,8
15,1
15,7
Khu vực nông thôn
86,0
85,9
85,8
85,6
85,4
85,2
84,9
84,3
( Nguồn: Niên giám thống kê 2005 – Cục thống kê tỉnh Phú Thọ )
Từ kết quả trên cho thấy tốc độ đô thị hóa từ năm 1997 đến năm 2005 của tỉnh diễn ra rất chậm nên dân số cư trú ở khu vực nông thôn vẫn cao 84,3% ( 2005). Tỷ lệ đo thị hóa của Phú Thọ thuộc loại không cao, chỉ nhỉnh hơn một chút so với mức trung bình của vùng TDMNBB (105% năm 2005)), nhưng thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước ( 58,2% năm 2005 ).
Tình hình phân bố dân cư giữa các huyện, thị thành rất không đồng đều ( xem Biểu 2.3), đông nhất là thành phố Việt Trì, tiếp đến là thị xã Phú Thọ và huyện Lâm Thao, thưa dân cư nhất là Thanh Sơn, Yên Lập. Bình quân cả tỉnh cao hơn cả nước 53,3%. Sự phân bố dân cư rất không đồng đều giữa 2 tiểu vùng và các huyện thị, thành phố đã ảnh hưởng đến khai thác tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội.
Biểu 2.3: Tình hình phân bố dân cư theo các đơn vị hành chính trong tỉnh (2005)
Huyện, thành, thị
Dân số
trung bình
(103 người)
Mật độ
bình quân
(người/km2)
Ghi chú
TP. Việt Trì
TX. Phú Thọ
H. Đoan Hùng
H. Hạ Hòa
H. Thanh Ba
H. Cẩm Khê
H. Phù Ninh
H. Lâm Thao
H. Tam Nông
H. Thanh Thủy
H. Yên Lập
H. Thanh Sơn
Toàn tỉnh
141,0
63
107,3
111,5
116,8
129,9
109,9
116,5
81,4
77,0
81,5
190,7
1.326,8
1.979
976,5
354,8
328,1
599
554,7
657,3
956,7
522,7
617
186,3
145,7
376,5
Bình quân cả nước 252 người/km2
( Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 – UBND tỉnh Phú Thọ)
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.
Phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật được ưu tiên đi trước một bước.
* Hạ tầng giao thông vận tải: Trong những năm gần đây, GTVT Phú Thọ đã bám sát và thực hiện được cơ bản các mục tiêu của quy hoạc 2000- 2010, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển; giao thông nông thôn đã đạt được thành tích quan trọng, đổi mới bộ mặt nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh đã được cải thiện một bước đáng kể, với tổng chiều dài 11.483 km đường bộ, 248 km đường song và 90km đường sắt. Đã đảm bảo 100% xã có đường ô tô vào đến trung tâm. Mạng lưới giao thông của tỉnh phân bố tương đối hợp lý, thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa, hành khách nội, ngoại tỉnh.
* Hạ tầng thủy lợi: Bằng các nguồn vốn đầu tư nên đến nay hệ thống thủy lợi của tỉnh đã phát triển khá, đáp ứng được nhu cầu tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp và phòng chống lũ lụt. Giai đoạn 2001 – 2005 đã nâng cấp, cải tạo xây dựng mới 76 trạm bơm, 125 hồ đập, hệ thông kênh tưới kiên cố hóa 646 km. Đã tập trung đầu tư một số công trình thủy lợi trọng điểm vùng đồi như: hệ thống thủy lợi 13 xã Bắc Phù Linh với tổng mức đầu 3,4 tỷ đồng, đập Núi Cầu – Võ Lao, hệ thống thủy lợi Hồ Hàm và nhiều dự án tu bổ đê, kè khác.
* Hạ tầng cấp điện: Hiện tại hệ thống đường dây trung thê, hạ thê, trạm biến áp các loại đang từng bước được cải tạo, nâng cấp, thay thế và xây dựng mới. Đến hết năm 2003 đã có 100% xã có điện lưới quốc gia, điện năng cung cấp đạt 500KƯh/người/năm. Trong 3 năm 2004- 2006 đã tập trung đầu tư các công trình trọng điểm về lưới điện, truyền tải điện: mở rộng trạm 220kv Vân Phú, đầu tư mới 4 trạm biến áp 110kv.
* Hạ tầng bưu chính viễn thông: Mạng lưới bưu chính, viễn thông của tỉnh phát triển tương đối nhanh, cơ bản có độ phủ tốt, chất lượng cao, công nghệ hiện đại. 100% số xã có máy điện thoại, đến cuối năm 2005 Phú Thọ đã đạt bình quân 9,9 máy điện thoại/ 100 dân. Có nhiều nhà cung cấp dịch vụ bưu chính viên thông với các loại hình dịch vụ đầy đủ và phong phú.
* Hạ tầng dịch vụ: mạng lưới thưong mại và dịch vụ tổng hợp đã phát triển rộng khắp đến các huyện thị, thành và các xã trong tỉnh. Hệ thống khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch ngày càng phát triển.
* Hạ tầng cấp thoát nước: Cấp thoát nước mới đầu tư phát triển nhiều ở thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các trung tâm huyện. Khu vực nông thôn việc đầu tư phát triển hệ thống cấp, thoát nước còn hạn chế.
* Hạ tầng đô thị và các khu công nghiệp: Hạ tầng thành phố Việt trì đã đầu tư phát triển khá về hệ thống giao thông nội thành, cấp điện, cấp thoát nước, các công trình văn hóa, thể thao…cơ bản đáp ứng được nhu cầu. Hạ tầng thị xã Phú Thọ và các thị trấ, huyện cũng được chú ý đầu tư phát triển nhưng chưa đồng bộ.
Hạ tầng của các khu công nghiệp Thụy Vân, Bạch hạc, Đồng Lạng… đang tiếp tục được đầu tư và triển khai.
* Hạ tầng giáo dục- đào tạo và Y tế:
Về giáo dục- đào tạo: có 299 trường mẫu giáo, 293 trường tiểu học, 252 trường phổ thông cơ sở, 50 trường Trung học phổ thông, 20 Trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, 7 trường Trung học chuyên nghiệp, 3 trường Đại học và Cao đẳng, 27 trường, trung tâm dạy nghề. Số phòng học được kiên cố hóa đạt 94,3%.
Về Y tế: có 16 bệnh viện do địa phương quản lý và 2 bệnh viện đa khoa, 3 bệnh xá do các lực lượng an ninh và quốc phòng, các doanh nghiệp quản lý, 4 phong khám đa khoa khu vực, 15 trung tâm y tế ( hệ dự phòng ) và 274 trạm y tế xã, phường, thị trấn, 80% trạm y tế được xây dựng kiên cố. Về cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
2.1.2.3. Đặc điểm văn hóa.
Phú Thọ có nền văn hóa rực rỡ từ lâu đời. Là đất cội nguồn phát tích của dân tộc, Phú Thọ ẩn chứa 3 nền văn hoá cổ xưa độc đáo đó là văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun. Văn hóa khảo cổ học Phùng Nguyên (làng Phùng Nguyên huyện Lâm Thao) là khởi thuỷ của nền văn minh sông Hồng từ lâu đã được người ta biết đến.
Đây là vùng đất có nhiều lễ hội, đáng kể nhất là lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương ngày 10 tháng Ba âm lịch, nay đã trở thành quốc giỗ. Văn hóa khảo cổ, văn hóa vật thể, phi vật thể thời đại Hùng Vương hòa quyện và kết tinh đã làm cho văn hóa vùng đất Tổ thêm rực rỡ và làm nên vẻ đẹp tiềm ẩn hấp dẫn du khách trong các hành trình du lịch văn hóa trên đất Tổ. Bên cạnh đó còn nhiều địa danh du lịch hấp dẫn khác: Ao Châu, Ao Giời suối tiên…có 150 di tích được xếp hạng, cùng những nét đặc trưng riêng của các dân tộc như: ẩm thực, truyện thơ, ca dao, hát xéc bùa, hát ví, hát đúm, hát xoan…
Từ khi nhìn nhận rõ vai trò của kinh tế du lịch, tỉnh đã dành sự quan tâm chỉ đạo một cách có hiệu quả thực hiện quy hoạch và xây dựng các dự án đầu tư du lịch. Trong đó đã triển khai lập quy hoạch chi tiết: Khu du lịch sinh thái vườn Quốc gia Xuân Sơn – huyện Tân Sơn; hạ tầng du lịch, dịch vụ phía Nam Quốc lộ 32C – Khu di tích lịch sử Đền Hùng; Khu du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Thanh Thủy – huyện Thanh Thủy; quy hoạch xây dựng Quảng trường Festival – Khu DL Văn Lang; quy hoạch Khu du lịch Bến Gót – thành phố Việt Trì; quy hoạch khu DL vui chơi giải trí tổng hợp Núi Trang – huyện Phù Ninh.
Có thể nói, đặc trưng lịch sử văn hóa tạo cho Phú Thọ một lợi thế, tiềm năng lớn về du lịch, đó thực sự là một mũi nhọn kinh tế cần khai thác và phát huy.
2.2. Phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Thọ.
2.2.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế.
Là một tỉnh miền núi, sau 10 năm tách lập tỉnh ( 1997- 2007) Phú Thọ đã có nhiều cố gắng phấn đấu vươn lên phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều khởi sắc, chuyển biến tích cực. Kinh tế có mức tăng trưởng khá cao trong nhiều năm liền, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao hơn.
2.2.1.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Thọ.
Trong thời gian qua, nhất là những năm gần đây kinh tế Phú Thọ có sự tăng trưởng khá cao và ổn định.
Biểu 2.4: Tổng hợp kết quả tăng trưởng kinh tế (GDP) của Phú Thọ so với vùng miền núi phía Bắc và cả nước giai đoạn 2001 – 2005
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Phú Thọ
Vùng miền
núi phía Bắc
Cả nước
Toàn nền kinh tế
Trong đó:
Công nghiệp - xây dựng
Nông lâm thủy sản
Dịch vụ
9,79
12,17
7,07
12,73
6,6
8,6
4,7
6,3
7,5
10,3
3,6
7,0
( Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 – UBND tỉnh Phú Thọ)
Từ kết quả trên cho thấy giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Phú Thọ gấp 1,48 lần, công nghiệp - xây dựng gấp 1,41 lần, nông lâm thủy sản gấp 1,5 lần, dịch vụ gấp 2,02 lần so với Trung du miền núi phía Bắc; tương ứng , gấp 1,3 lần, công nghiệp – xây dựng gấp 1,18 lần, nông lâm thủy sản gấp 1,96 lần, dịch vụ gấp 1,8 lần so với bình quân cả nước. Giai đoạn 2001 - 2005 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 9,79% cao hơn 1,63% so với giai đoạn 1997 – 2000 trước đó, GDP bình quân đầu người tăng 1,53 lần so với năm 2000.
2.2.1.2. Tăng trưởng kinh tế trong các ngành.
Từ năm 1997 đến nay, nhất là giai đoạn 2001 – 2005 cho thấy nền kinh tế tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển đồng đều ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, đó là: Sản xuất nông lâm nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả; sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng, năng lực sản xuất của nhiều ngành tăng cao với sự tham gia tích cực của khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các ngành dịch vụ tiếp tục có chuyển biến, quy mô thị trường tiếp tục được mở rộng, một số ngành nghề dịch vụ mới có tốc độ tăng trưởng cao như bưu chính viễn thông, bảo hiểm; những lợi thế về du lịch gắn với du lịch lễ hội tiếp tục được đầu tư, thu hút sự quan tâm của du khách. Tất cả góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định của tỉnh.
* Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Từ tình trạng trì trệ của những năm 1990, nhưng bước sang giai đoạn 1991 -1997 công nghiệp tỉnh đã hồi phục và có mức tăng trưởng khá, khoang 11,6% gần bằng mức tăng trưởng của cả nước (13,8%). Một số sản phẩm chủ yếu có mức tăng nhanh như: cao lanh tăng 5 lần, rượu các loại tăng 21 lần, bia tăng khoảng 16 lần, giấy các loại tăng 2,2 lần… so với năm 1990. Từ năm 2000 đến năm 2005 sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, tốc độ tăng trưởng đã đạt 12,17% ( tính theo GDP). Công nghiệp quốc doanh TW, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công nghiệp ngoài quốc doanh đã có những đóng góp quan trọng về giá trị sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp so với tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn tăng so với mục tiêu đề ra. Một số sản phẩm chủ yếu như: Chè, rượu, bia, phân bón… sản lượng sản xuất vượt mục tiêu đề ra. Đã hình thành một số ngành sản xuất quan trọng không những có ý nghĩa đối với tỉnh mà còn có ý nghĩa cả nước như: giấy, hóa chất, phân bón… Các ngành dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản… tiếp tục thu hút được các dự án đầu tư mới và đóng góp lớn vào GDP của tỉnh. Nhiều sản phẩm đạt tốc độ tăng trưởng cao như: may mặc tăng 2,5 lần, rượu tăng 3,15 lần, phân NPK tăng 2,85 lần, xi măng tăng 3,7 lần, gạch xây tăng 24,4%...Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng các làng nghề được chú trọng và đã bắt đầu khôi phục, tăng trưởng nhanh.
Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp vẫn thấp hơn mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước, chưa đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV đề ra; tốc độ tăng trưởng chưa thật sự đảm bảo ổn định và bền vững, hiệu quả sản xuất còn thấp, giá trị gia tăng công nghiệp chưa cao do đầu tư kết cấu hạ tầng để phát triển công nghiệp còn thiếu đồng bộ và kịp thời, đã ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp. Do vậy chưa phát huy vai trò tích cực của công nghiệp để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
* Sản xuất nông lâm thủy sản
Sản xuất nông, lâm, thủy sản đã đạt tốc độ tăng trưởng cao liên tục giai đoạn 1997- 2000, tốc độ tăng của Phú Thọ là 5,91%, vùng miền núi phía Bắc: 4,45%, cả nước: 4,87%, giai đoạn 2001- 2005 Phú Thọ là: 6,6% (tính theo GDP), vùng miền núi phía Bắc: 4,7%, cả nước: 3,6%. Thưc hiện hoạch 5 năm giai đoạn 2001- 2005 sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá vững chắc, tương đối toàn diện, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Giá trị sản xuất bình quân tăng 8,11% năm. Giá trị sản phẩm trồng trọt- thủy sản bình quân/ha đất sản xuất đạt 25 triệu đồng năm 2005. Cơ cấu nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp tiếp tục dịch chuyển theo hướng tiến bộ: trồng trọt giảm từ 77,3% năm 1997 xuống 71,6% năm 2000 và tiếp tục giảm còn 63% năm 200, chăn nuôi tăng tương ứng từ 20,9% lên 27,2% và tiếp tục tăng lên dạt 34%. Những kết quả trên được thể hiện trong bảng sau:
Biểu 2.5: Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
1997
2000
2001
2002
2003
2004
2005
I. GTSX nông lâm thủy sản ( giá HH)
Trong đó:
1. Nông nghiệp
2. Lâm nghiệp
3. Thủy sản
100,0
89,5
6,5
4,0
100,0
87,5
8,0
4,5
100,0
87,9
7,9
4,2
100,0
88,3
7,3
4,4
100,0
88,7
7,2
4,1
100,0
87,5
7,9
4,6
100,0
89,5
5,8
4,7
II. GTSX nông nghiệp
1. Trồng trọt
2. Chăn nuôi
3. Dịch vụ nông nghiệp
100,0
77.3
20,9
1,8
100,0
71,6
27,2
1,2
100,0
72,2
26,5
1,3
100,0
71,0
27,7
1,3
100,0
69,0
29,6
1,4
100,0
67,2
31,6
1,4
100,0
63,0
34,0
3,0
( Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 - UBND tỉnh Phú Thọ).
Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đến năm 2005 so với năm 2000 tăng 1,5 lần. Kinh tế nông nghiệp- nông thôn phát triển tương đối toàn diện, vững chắc.
Về sản xuất cây lương thực ( so với năm 2000): Diện tích chỉ tăng khoảng 2,2%, nhưng năng suất tăng khá nên sản lượng tăng khoảng 25,8%. Những diện tích trồng lúa bấp bênh đã chuyển sàn nuôi thủy sản. Đã tích cực triển khai nhanh giống mới có năng suất cao nên đã đưa năng suất lúa từ 39,4 tạ/ha năm 2004 lên 48,53 tạ/ha năm 2005. Lương thực bình quân/ người từ 254,7 kg năm 2000 lên 324 kg vào năm 2005, so với năm 2000 đã tăng 69,3 kg và gấp 1,7 lần so với năm 1997. Đối với các xã khó khăn về lương thực đã đạt trên 300 kg, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đại đa số đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh.
Về cây công nghiệp chủ lực: sản lượng chè búp tươi so với năm 2000 tăng 2,37 lần (tăng bình quân mỗi nă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28558.doc