MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: SỰ CẦN THIẾT TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP DO QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA 3
1.1 Một số khái niệm cơ bản 3
1.1.1 Đô thị hóa 3
1.1.2 Việc làm 11
1.2 Cơ chế tạo việc làm 15
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới tạo việc làm 17
1.3.1 Điều kiện tự nhiên, vốn và con người 17
1.3.2 Nhân tố thuộc về sức lao động 18
1.3.3 Cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến tạo việc làm 19
1.4. Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động 20
Chương II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THUỘC DIỆN BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP DO QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở QUẬN CẦU GIẤY GIAI ĐOẠN 1998-2008. 23
2.1 Những đặc điểm của Quận ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa 23
2.1.1 Khái quát chung về sự hình thành và phát triển của quận Cầu Giấy 23
2.1.2 Đặc điểm của Quận ảnh hưởng tới tạo việc làm cho người lao động trong diện thu hồi đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa 24
2.1.3 Tình hình thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy 37
2.1.4 Đặc điểm của người lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp. 41
2.2 Phân tích thực trạng việc làm của người lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy trong thời gian vừa qua 46
2.2.1 Khái quát thực trạng việc làm, thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động mất đất 46
2.2.2 Thực trạng việc làm của lao động mất đất theo ngành kinh tế 51
2.2.3 Phân tích thực trạng việc làm của lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa sau khi mất đất theo khu vực hành chính tại quận Cầu Giấy. 53
2.3 Các chính sách của Quận tham gia hỗ trợ tạo việc làm cho lao động mất đất ở quận Cầu Giấy 55
2.3.1 Các chính sách đền bù, hỗ trợ 55
2.3.2 Thực trạng học nghề và giải quyết việc làm của lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp ở quận Cầu Giấy trong thời gian vừa qua 58
2.4 Đánh giá những ưu điểm, tồn tại và những vấn đề đặt ra nhằm tạo việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp ở quận Cầu Giấy 63
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở QUẬN CẦU GIẤY TRONG THỜI GIAN TỚI 67
3.1 Các quan điểm về tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy 67
3.2 Phương hướng phát triển kinh tế và dự báo dân số - lao động quận Cầu Giấy đến năm 2010 67
3.2.1 Dự báo dân số - lao động đến năm 2010 của quận Cầu Giấy 67
3.2.2 Định hướng chung về phát triển kinh tế 68
3.3 Giải pháp về tạo việc làm 69
3.3.1 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 69
3.3.2 Nhóm giải pháp về công tác quản lý và tổ chức thực hiện 72
KẾT LUẬN 83
110 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tạo việc làm cho lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4
Có chuyên môn kỹ thuật
111
37,88
64
21,84
47
16,04
Trong đó:
Sơ cấp/ chứng chỉ
25
8,53
13
4,44
12
4,1
CNKT không bằng
35
11,95
23
7,85
12
4,1
CNKT có bằng nghề dài hạn
8
2,73
5
1,71
3
1,02
Trung học chuyên nghiệp
25
8,53
15
5,12
10
3,41
Cao đẳng, đại học trở lên
18
6,14
8
2,73
10
3,41
Tổng
293
100
158
53,92
135
46,08
Nguồn: Điều tra lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp quận Cầu GIấy 2009
Nhìn chung, trong số lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật thì không có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ. Sự chênh lệch có thể thấy rõ nhất là ở trình độ công nhân kĩ thuật không bằng cấp (tỉ lệ nam ở trình độ này là 7,85% và ở nữ là 4,10%), và ở trình độ trung học chuyên nghiệp (tỉ lệ nam là 5,12% và ở nữ là 3,41%). Sở dĩ như vậy là do, sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở hay trung học phổ thông thì lao động nam thường tham gia học nghề trực tiếp ở các cơ sở sửa chữa, đi làm công nhân, thợ xây dựng hay đi làm bộ đội chuyên nghiệptrong khi đó, lao động nữ thường có xu hướng làm công nhân hoặc học tiếp lên trung cấp và cao đẳng.
2.2 Phân tích thực trạng việc làm của người lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa ở quận Cầu Giấy trong thời gian vừa qua
2.2.1 Khái quát thực trạng việc làm, thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động mất đất
2.2.1.1 Số hộ nông nghiệp hàng năm có đất bị thu hồi và số lao động bị mất việc làm do mất đất sản xuất.
Theo số liệu thống kê hàng năm của Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy về tình hình thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho các dự án xây dựng đô thị thì trong 10 năm (1998 – 2008), tổng số diện tích đất nông nghiệp nhà nước thu hồi là 358,2 ha của 18378 hộ nông dân.
Bảng 2.12: Số hộ nông nghiệp hàng năm có đất bị thu hồi
ở quận Cầu Giấy (1998-2008)
Phường
1998 - 2000
2001 - 2005
2006
2007
2008
Tổng
Trung Hòa
612
3369
585
509
417
5492
Yên Hòa
898
2087
292
408
398
4083
Nghĩa Đô
92
156
47
0
53
348
Dịch Vọng
673
3206
568
408
393
5248
Mai Dịch
263
2109
298
300
237
3207
Tổng
2583
10927
1790
1625
1498
18378
Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội quận Cầu GIấy
Quá trình thu hồi đất nông nghiệp của nông dân diễn ra không cùng một thời điểm mà hàng năm các dự án vào theo từng khu vực. Theo số liệu thống kê ở bảng trên, ta thấy trong thời gian qua, hai phường có số hộ nông nghiệp bị thu hồi đất nhiều nhất là Trung Hòa (5492 hộ) và Dịch Vọng (5248 hộ) và hai phường này cũng là hai phường số diện tích thu hồi đất nông nghiệp lớn nhất. Phường Nghĩa Đô là phường có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi ít nhất (6,6 ha), do đó phường này cũng có tổng số hộ nông nghiệp bị thu hồi đất trong thời gian qua là ít nhất (348 hộ).
Trong mười năm (1998 – 2008) nhà nước đã tiến hành thu hồi đất nông nghiệp của 18378 hộ nông nghiệp kéo theo hàng nghìn lao động bị mất việc làm do mất đất sản xuất nông nghiệp:
Bảng 2.13: Số lao động bị mất việc làm do mất đất sản xuất nông nghiệp
Năm
Số lao động bị mất
việc làm
1998 – 2000
3647
2001 – 2005
11947
2006
1567
2007
1238
2008
1048
Tổng
19447
Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội quận Cầu GIấy
Tổng số lao động mất việc làm do bị thu hồi đất nông nghiệp là 19447 người. Những năm 1998 – 2000 bình quân một năm toàn quận chỉ có 1215 lao động nông nghiệp mất việc làm, đến giai đoạn 2001 – 2005, toàn quận đã có 2389 lao động nông nghiệp mất việc làm bình quân hàng năm. Có thể thấy diễn biến đất nông nghiệp nhà nước thu hồi càng lớn thì số lao động nông nghiệp mất việc làm càng nhiều. Tuy nhiên, những năm gần đây, số lao động trong hộ nông nghiệp bị thu hồi đất bị mất việc làm do hết đất sản xuất nông nghiệp càng giảm vì người lao động ít làm nông nghiệp mà chuyển sang làm các ngành khác, đặc biệt là dịch vụ hoặc TTCN. Họ coi làm nông nghiệp chỉ là nghề phụ, trên 50% thu nhập của họ kiếm từ các công việc phi nông nghiệp. Do đó, khi nhà nước tiến hành thu hồi đất, đời sống, việc làm và thu nhập của họ ít bị biến động nhiều.
2.2.1.2 Thực trạng việc làm của lao động trong diện bị thu hồi đất nông nghiệp
Thực trạng hoạt động kinh tế của lao động trong diện bị thu hồi đất nông nghiệp tại thời điểm hiện tại (sau khi thu hồi đất) có nhiều thay đổi so với thời điểm trước khi thu hồi đất. Cụ thể:
Bảng 2.14: Thực trạng hoạt động kinh tế của lao động trong diện bị thu hồi đất nông nghiệp được điều tra
Thất nghiệp
Đang làm việc
Không làm việc
Tổng
Số lượng
Tỷ lệ % so với tổng LĐ điều tra
Số lượng
Tỷ lệ % so với tổng LĐ điều tra
Số lượng
Tỷ lệ % so với tổng LĐ điều tra
Số lượng
Tỷ lệ %
Trước khi thu hồi đất
Nam
15
5,12
96
32,76
47
16,04
158
53,92
Nữ
21
7,17
76
25,94
38
12,97
135
46,08
Chung
36
12,29
172
58,7
85
29,01
293
100
Sau khi thu hồi đất
Nam
26
8,87
85
29,01
47
16,04
158
53,92
Nữ
31
10,58
63
21,5
41
14,00
135
46,08
Chung
57
19,45
148
50,51
88
30,04
293
100
Nguồn: Điều tra lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp quận Cầu GIấy 2009
Theo số liệu bảng trên ta thấy, trước khi bị thu hồi đất tỉ lệ lao động điều tra thất nghiệp là khá cao 12,29%, và tỉ lệ này lại tăng tại thời điểm hiện tại, tức là sau khi thu hồi đất nông nghiệp, lên đến 19,45%. Tỉ lệ lao động không làm việc trước và sau khi thu hồi đất cũng khá cao, tương ứng là 29,01% và 30,04%, không có sự chênh lệch lớn giữa hai thời điểm. Số lao động này chủ yếu là những người về hưu và những người đang đi học và lao động nội trợ, không có nhu cầu tìm việc làm. Tỉ lệ lao động điều tra đang làm việc trước khi thu hồi đất là 58,7% lớn hơn tỉ lệ này sau khi thu hồi đất là 50,51%.
So sánh thực trạng hoạt động kinh tế giữa nam và nữ ta thấy, trước khi thu hồi đất, tỉ lệ nữ tham gia hoạt động kinh tế là 33,11% thấp hơn so với tỉ lệ này ở nam là 37,88%. Tuy nhiên, tỉ lệ nữ thất nghiệp lại cao hơn ở nam. Kết luận này cũng đúng với thời điểm sau khi thu hồi đất. Sở dĩ như vậy là do, lao động nữ thường kém năng động hơn và có trình độ thấp hơn so với nam, bị ràng buộc nhiều hơn bởi mối quan hệ gia đình và xã hội nên thường khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm mới.
Trong số 148 người đang làm việc tại thời điểm hiện tại (sau thu hồi đất) được hỏi về tình trạng công việc hiện thời thì có 30 lao động trả lời là hoàn toàn phù hợp, chiếm 20,27% trong số các lao động đang làm việc, và 10,24% trong tổng số lao động mất đất điều tra. 77 lao động trong số lao động đang làm việc trả lời là có công việc đang làm bình thường, chiếm 52,03%, và có tới 41 lao động có việc làm không phù hợp, chiếm 27,7%. Như vậy, số lao động thỏa mãn với công việc của mình còn thấp. Một thực tế ảnh hưởng đến thực trạng việc làm đó là do năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra trên phạm vi toàn cầu, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn phải cắt giảm lao động. Nhiều lao động bị mất việc làm, đặc biệt là những lao động trong những hộ nông nghiệp vì trình độ chuyên môn kĩ thuật của họ thường thấp. Đa số các lao động trong quận thường tìm các việc làm tạm thời như buôn bán, đi làm thuê, xe ômđể chờ cơ hội tìm việc làm mới sau khi nền kinh tế phục hồi trở lại.
2.2.2 Thực trạng việc làm của lao động mất đất theo ngành kinh tế
Theo điều tra 293 lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp, trong tổng số lao động đang làm việc thì cơ cấu việc làm theo ngành kinh tế được thể hiện như sau:
Bảng 2.15: Cơ cấu lao động mất đất được điều tra theo ngành kinh tế
Ngành kinh tế
Trước khi thu hồi đất
Sau khi thu hồi đất
Số người
Tỷ lệ %
Số người
Tỷ lệ %
Nông nghiệp
47
27,33
6
4,06
Công nghiệp-TTCN-XD
56
32,55
50
33,78
Dịch vụ, thương mại
69
40,12
92
62,16
Tổng
172
100
148
100
Nguồn: Điều tra lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp quận Cầu GIấy 2009
Theo số liệu bảng trên ta thấy, so với trước khi thu hồi đất thì cơ cấu lao động, việc làm của lao động mất đất đang làm việc có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ - thương mại. Cụ thể: Tỉ trọng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp giảm từ 27,33% thời điểm trước khi thu hồi đất xuống còn 4,06% thời điểm sau khi thu hồi đất. Số lao động còn lại thật ít ỏi (4,06%) này chủ yếu là trồng hoa và cây cảnh. Tỉ trọng lao động làm việc trong ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng có tăng từ 32,55% lên 33,78%, nhưng tăng không đáng kể. Đó là do năm 2008 là năm chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề. Các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp gặp nhiều khó khăn, tuy những năm trước thu hút được nhiều lao động từ nông nghiệp chuyển sang, nhưng từ năm 2008 đến nay cũng buộc phải cắt giảm nhiều lao động. Duy chỉ có tỉ trọng lao động trong ngành dịch vụ là tăng lên đáng kể, từ 40,12% lên 62,16%. Sau khi bị thu hồi đất, lao động có xu hướng chuyển sang ngành dịch vụ và công nghiệp, trong đó lao động trong ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất. Nguyên nhân của việc chuyển đổi nghề nghiệp của nông dân từ nông nghiệp sang thương mại dịch vụ với tỷ lệ cao như vậy là do:
- Môi trường kinh doanh thuận lợi: Quận Cầu GIấy có lơi thế về vị trí địa lý, quận đóng vai trò là cửa ngõ phía tây của thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao thông và trung chuyển hàng hóa giữa các quận nội thành và các huyện ngoại thành, tạo điều kiện phát triển các dịch vụ vận tải hàng hóa. Trong quận có các tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua giúp phát triển các dịch vụ dọc theo hai bên đường. Quận lai có tiềm năng du lịch, giúp phát triển các dịch vụ kèm theo. Với lợi thế của một quận mới thành lập, lại đang trong quá trình đô thị hóa nên quận là nơi tập trung nhiều các trường Cao đẳng, Đại học, Học viện, các cơ quan TW và thành phố, thu hút một số lượng lớn học sinh, sinh viên và người lao động nơi khác về thuê nhà ở để học tập và làm việc. Tất cả những điều đó tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút ngày càng nhiều hộ gia đình và người lao động hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.
- Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa trên địa bàn quận, thu nhập của người lao động trên địa bàn quận cũng tăng dần, do đó mức luân chuyển hàng hóa tiêu dùng lớn.
- Nhu cầu về chuyển đổi ngành nghề đang là vấn đề bức xúc của người lao động nông nghiệp mất đất sản xuất. Sau khi bị thu hồi đất, người nông dân được đền bù một khoản tiền nhất định, đó là nguồn vốn thuận lợi để họ chuyển hướng kinh doanh từ nông nghiệp sang thương mại dịch vụ.
- Ngày càng có nhiều công việc thuộc ngành dịch vụ mà không đòi hỏi trình độ cao từ người lao động, thậm chí không cần trình độ, đối tượng lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp có thể đáp ứng dễ dàng.
- Ngành dịch vụ được quận chủ trương là hướng tạo việc làm chủ yếu cho lao động trong quận, được sự quan tâm của các cấp, các ngành tạo cơ chế thông thoáng về đăng ký kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.
Với những thuận lợi nêu trên hứa hẹn đây sẽ là ngành tạo ra nhiều việc làm cho người lao động trong thời gian tới, đặc biệt là lao động sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp.
Có thể nói, xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động như trên là xu hướng tiến bộ và tất yếu, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đô thị hóa của quận trong thời gian qua.
2.2.3 Thực trạng việc làm của lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp theo thành phần kinh tế thời điểm sau khi thu hồi đất
Theo điều tra 293 lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp, trong tổng số lao động đang làm việc thì cơ cấu việc làm theo thành phần kinh tế được thể hiện ở bảng dưới đây:
Nam
Nữ
Chung
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Nhà nước
6
4,05
4
2,7
10
6,76
Tập thể (hợp tác xã)
19
12,84
14
9,46
33
22,3
Tư nhân
19
12,84
13
8,78
32
21,62
Cá thể, hộ gia đình
37
25
29
19,6
66
44,59
DN có vốn đầu tư nước ngoài
4
2,7
3
2,03
7
4,73
Tổng
85
57,43
63
42,57
148
100
Nguồn: Điều tra lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở quận Cầu GIấy năm 2009
Theo số liệu điều tra ta thấy, trong 148 lao động đang làm việc ở thời điểm sau khi thu hồi đất có tới 44,59% lao động làm việc trong khu vực kinh tế cá thể, hộ gia đình. Đây là khu vực thu hút tỷ lệ lao động mất đất vào làm việc cao nhất. Các lao đọng này chủ yếu làm dịch vụ, buôn bán nhỏ, hoặc làm nghề tiểu thủ công nghiệp, làm nghề truyền thống hoặc làm các công việc dịch vụ khác như xe ôm, làm đầu Khu vực này cần nhiều lao động và không đòi hỏi trình đọ lao động cao như các khu vực khác.
2.2.4 Phân tích thực trạng việc làm của lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa sau khi mất đất theo khu vực hành chính tại quận Cầu Giấy.
Theo số liệu điều tra 148 lao động mất đất đang làm việc sau khi bị thu hồi đất cho thấy đa số lao động làm việc ngay tại địa phương mình sinh sống, tỉ lệ này chiếm tới 74,33%, trong đó tỉ lệ lao động làm việc ngay tại phường là 31,76% và tỉ lệ lao động làm việc trong quận là 42,57%, có 19,59% lao động được hỏi là đang làm việc bên ngoài quận, trên địa bàn Hà Nội, còn lại 6,08% lao động làm việc ở các tỉnh thành khác trên cả nước.
Bảng 2.16: Thực trạng việc làm của lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp theo khu vực hành chính sau thời điểm thu hồi đất
Khu vực hành chính
Nam
Nữ
Chung
Số lượng
Tỉ lệ
%
Số lượng
Tỉ lệ
%
Số lượng
Tỉ lệ
%
Cùng phường
26
17,57
21
14,19
47
31,76
Cùng quận
35
23,65
28
18,92
63
42,57
Cùng thành phố
18
12,16
11
7,43
29
19,59
Ngoài thành phố
6
4,05
3
2,03
9
6,08
Tổng
85
57,43
63
42,57
148
100
Nguồn: Điều tra lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp quận Cầu GIấy 2009
Từ số liệu thống kê ở bảng trên, nhìn chung tỉ lệ lao động nam và nữ làm việc tại các khu vực là khá đồng đều, không có sự chênh lệch lớn.
Quận Cầu Giấy là quận có tiềm năng du lịch, có vị trí địa lý thuận lợi với nhiều tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua, là đầu mối giao thông, là nơi trung chuyển hàng hóa giữa Hà Nội và các tỉnh, huyện ngoại thành. Quận lại đang trong quá trình đô thị hóa nhanh nên thu hút một số lượng lớn dân cư hàng năm từ các tỉnh khác nhập cư vào quận. Quận cũng là trung tâm văn hóa với nhiều trường đại học, cao đẳng, học viện, việc nghiên cứuDo đó, trong quận thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ cho thuê nhà ở, dịch vụ vận tải, phục vụ du lịch, các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của các dân nhập cưDo vậy mà người dân trong quận có thể tìm được việc làm ngay tại địa phương của mình sinh sống. Đây cũng là thuận lợi cho việc quản lý của chính quyền địa phương, đồng thời là thuận lợi cho người lao động gần gia đình, họ sẽ yên tâm làm việc tốt hơn.
2.3 Các chính sách của Quận tham gia hỗ trợ tạo việc làm cho lao động mất đất ở quận Cầu Giấy
2.3.1 Các chính sách đền bù, hỗ trợ
Thu hồi đất phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, đô thị hóa là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và thành phố Hà Nội, quận Cầu Giấy nói riêng. Quá trình giải tỏa đất nông nghiệp khiến cho nhiều nông dân mất dất để tiến hành sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người nông dân và gia đình họ. Do vậy, nhằm đảm bảo đời sống của người lao động thuộc diện bị thu hồi đất và đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của nhân dân, Nhà nước và chính quyền địa phương đã ban hành nhiều chính sách đền bù, hỗ trợ, bồi thường thiệt hại cho người có đất bị thu hồi. Có thể kể đến ở đây như là:
Chính sách của Nhà nước:
- Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Sau đó nhằm thay thế cho nghị định 22/1998/NĐ-CP, Chính phủ đã ban hành nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Trong đó có nêu “1- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người trong đô tuổi lao động, mức hỗ trợ và số lượng lao động cụ thể được hỗ trợ do UBND cấp tỉnh quyết định phù hợp với thực tế địa phương. 2- Việc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề được thực hiện chủ yếu bằng hình thức cho đi học nghề tại các cơ sở dạy nghề”.
Ngày 07/12/2004 Bộ Tài chính có ban hành thông tư số 116/2004/TT-BTC hướng dẫn về việc thực hiên Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003. Trong đó, vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp, bố trí việc làm mới được ghi rõ tại khoản 4 điều 42 có nội dung như sau: “Trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất mà không có đất để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền, người bị thu hồi đất còn được Nhà nước hỗ trợ đề ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm mới”.
Nghị định 181/ NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2003. Sau đó thời gian gần đây Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2006/ NĐ-CP ngày 27/01/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai.
- Nghị định số 188/2004/ NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về các phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Thêm vào đó là thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 188/2004/ NĐ-CP ngày 1611/2004 của Chính phủ.
Như vậy, khi thu hồi đất Nhà nước và chính quyền địa phương có những phương thức xử lý khác nhau về việc bồi thường cho người dân mất đất, có thể đền bù bằng tiền, và cũng có thể bồi thường bằng đất. Tuy nhiên trên thực tế, bồi thường bằng tiền được áp dụng rộng rãi hơn cả.
Bên cạnh những chính sách đền bù, bồi thường bằng tiền cho người dân mất đất, Nhà nước và chính quyền địa phương còn ban hành những chính sách nhằm hỗ trợ dạy nghề, học nghề và tạo việc làm. Có thể kể đến ở đây như là:
- Nghị định số 22/1998/ NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ quy định việc hỗ trợ nông dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp được hỗ trợ trực tiếp kinh phí dạy nghề để chuyển đổi nghề. Sau đó, nhằm thay thế cho nghị định số 22/1998/ NĐ-CP. Chính phủ đã ban hành nghị định số 197/2004/ NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, trong đó quy định việc hỗ trợ gián tiếp để chuyển đổi nghề nghiệp thay vì quy định việc hỗ trợ trực tiếp như trong nghị định cũ.
- Quyết định số 032/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.
- Quyết định số 81/2005/ QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.Theo đó, đối tượng ưu tiên là đối tượng lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. Bộ tài chính cùng với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành thông tư liên tịch số 06/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 19/01/2006 hướng dẫn thực hiện quyết định số 81/2005/ QĐ-TTg, trong đó có nêu: mỗi lao động bị thu hồi đất nếu có nhu cầu học nghề sẽ được hỗ trợ tối đa không quá 300.000 đồng/người/tháng và không quá 1.500.000 đồng/người/khóa học nghề.
Chính sách của Quận Cầu Giấy
Trên cơ sở các nghị định của Chính phủ, thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước và của toàn thành phố, quận Cầu Giấy tiến hành đền bù, bồi thường cho các hộ bị mất đất. Dựa vào tình hình thực tế của từng vùng và từng loại đất, kết hợp với giá thị trường, quận đã đề ra bảng giá đền bù như sau: Giá tiền bồi thường bình quân cho 1m2 đất nông nghiệp bị thu hồi là 100.000 đồng, 2.000.000 đồng/1m2 đất ở và 900.000 đồng cho 1m2 đất phi nông nghiệp không phải đất ở. Như vậy có thể thấy sự chênh lệch về tiền bồi thường cho từng loại đất. Đất nông nghiệp được bồi thường ít nhất. Tại quận Cầu GIấy thì diện tích đất thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp phục vụ cho việc xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp và các công trình công cộng. Tuy đã có khung giá quy định việc bồi thường với diện tích đất bị thu hồi, nhưng khi tiến hành đền bù cho người dân và các hộ mất đất thì quận đã áp dụng khá linh hoạt, cụ thể: Hộ gia đình bị thu hồi từ 30%– 50% diện tích đất thì được hỗ trợ chi phí chuyển đổi nghề nghiệp cho 1 lao động; hộ gia đình có từ 50% - 70% diện tích đất bị thu hồi thì được hỗ trợ chi phí chuyển đổi nghề nghiệp cho 2 lao động; nếu hộ có trên 70% diện tích đất bị thu hồi thì được hỗ trợ chi phí chuyển đổi nghề cho toàn bộ lao động trong hộ; mỗi lao động được hỗ trợ 3.800.000 đồng.
Quận cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nếu có nhu cầu tuyển dụng lao động thì ưu tiên tuyển dụng lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp.
2.3.2 Thực trạng học nghề và giải quyết việc làm của lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp ở quận Cầu Giấy trong thời gian vừa qua
Bên cạnh các chính sách, quy định hỗ trợ về kinh tế trong việc chuyển đổi nghề nghiệp, quận Cầu Giấy còn đưa ra các chương trình hỗ trợ về đào tạo nghề, hỗ trợ tạo việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ về hướng dần sử dụng tiền đền bù để học nghề và tạo việc làm cho hợp lý. Qua điều tra lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp đã thống kê được tỷ lệ lao động được sử dụng các dịch vụ trên như sau:
Bảng 2.17: Tỷ lệ người lao động được trợ giúp sau khi thu hồi đất
Danh mục hỗ trợ
Tỷ lệ %
Hỗ trợ học nghề
3,07
Hỗ trợ tạo việc làm
5,12
Tư vấn sử dụng tiền đền bù để học nghề
3,07
Tư vấn sử dụng tiền đền bù để tạo việc làm
8,53
Khác
2,73
Không có hỗ trợ
77,48
Nguồn: Điều tra lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp quận Cầu GIấy 2009
Từ kết quả diều tra trên có thể thấy dường như các dịch vụ hỗ trợ mà quận đưa ra chưa thực sự đem lai hiệu quả cao. 77,48% lao động được điều tra trả lời rằng họ không được sử dụng các dịch vụ này, tỷ lệ lao động điều tra được sử dụng dịch vụ chỉ chiếm 22,52%. Tỷ lệ lao động được điều tra cho rằng họ được tư vấn sử dụng tiền đền bù để học nghề và tạo việc làm là rất thấp, chỉ có 11,6%. Vì vậy, vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp người dân sau khi nhận được tiền đền bù sử dụng tùy tiện theo ý thích. Theo điều tra về mục đích sử dụng tiền đền bù của tác giả năm 2009 (bảng 2.20 bên dưới) cho thấy hầu hết các hộ gia đình sau khi nhận được tiền đền bù sử dụng vào mục đích đầu tiên là mua sắm đố dùng sinh hoạt, sửa chữa và xây dựng nhà cửa, tỷ lệ này chiếm tới trên 53%, và có thể dùng tới trên 50% tổng số tiền được bồi thường. Đó là lý do làm cho tư liệu phục vụ đời sống của các hộ bị thu hồi đất tăng lên, cuộc sống của họ có vẻ khá hơn trước nhưng thực tế lại không phải như vậy. Việc sử dụng tiền bồi thường không hợp lý, tiêu xài hoang phí như vậy sẽ tiềm ẩn những điều bất ổn về thu nhập và đời sống của các hộ bị thu hồi đất, sau một thời gian ngắn khi mà số tiền bồi thường đã hết, liệu những hộ này sẽ xử trí ra sao. Không những thế, một số người không có việc làm, lại sẵn có tiền nên dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, lô đề, ma túy, mại dâm Đó thực sự là một thực tế đáng buồn mà các gia đình và cả xã hội phải gánh chịu do người lao động không có nhận thức đúng dắn về việc sử dụng tiền bồi thường. Trong tổng số hộ mất đất dược điều tra có 32,22% dành tiền cho việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, và 34,44% dành cho đầu tư học văn hóa và học nghề. Tuy con số này chưa phải là cao nhưng cũng là kết quả khả quan cho thấy một bộ phận người dân đã có nhận thức đúng đắn trong việc sử dụng số tiền bồi thường nhằm tạo việc làm cho bản thân và gia đình, góp phần ổn định cuộc sống trong tương lai. Nó cũng góp phần thuận lợi trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của quận trong thời gian tới từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, phù hợp với định hướng của quận nói riêng, và chủ trương của thành phố, của cả nước nói chung.
Bảng 2.18: Tỷ lệ hộ sử dụng tiền đền bù theo mục đích sử dụng
Tỷ lệ % so với tổng số hộ được điều tra
Sửa chữa, xây dựng nhà cửa
53,33
Mua sắm đồ dùng sinh hoạt
62,22
Gửi tiết kiệm
24,44
Đầu tư cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
32,22
Đầu tư cho sản xuất nông nghiệp
15,55
Đầu tư cho học văn hóa, học nghề
34,44
Khác
11,11
Nguồn: Điều tra lao động thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp quận Cầu GIấy 2009
Thực trạng dạy nghề và học nghề
Qua số liệu ở bảng 2.17 về tỷ lệ người lao động được trợ giúp sau khi thu hồi đất cho thấy tỷ lệ lao động được hỗ trợ học nghề và được tư vấn sử dụng tiền đền bù để học nghề là rất thấp, đều là 3,07%. Các chính sách hiện nay đều chủ yếu là cấp kinh phí cho người lao động, hình thức này chưa đem lai hiệu quả do người lao động chưa chắc đã sử dụng số tiền hỗ trợ theo đúng mục đích học nghề. Do đó trong thời gian tới đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các cơ sở đào tạo nghề để người lao động mất đất được học nghệ tại các trung tâm.
Tuy nhiên phải thừa nhận một thực tế là lao động nông nghiệp trong diện mất đất có tuổi đời cao vấn chiếm tỷ lệ khá lớn. Những lao động này có trình độ học vấn thấp, khả năng tiếp thu đào tạo nghề không cao, khó đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Do đó, cần có những nghiên cứu và phân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2499.doc