Theo thống kê, số lượng doanh nghiệp khu vực nhà nước sau quá trình tổ chức lại đã giảm đi đáng kể, chỉ còn khoảng trên 11% so với thời điểm đầu năm 1990. Ngoài ra còn có sự sụt giảm mạnh số lượng DNNN ở Trung ương và địa phương quản lý, từ 2.908 xuống còn 1.256 doanh nghiệp, chiếm 38% tổng số doanh nghiệp khu vực này.
Nhìn chung, qua một thời gian tiến hành cải cách và đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã bước đầu ghi được dấu ấn bằng những bước phát triển khả quan, song mô hình này cũng dần bộc lộ những mặt yếu kém. Khu vực kinh tế nhà nước được ưu đãi nhiều song mang lại chẳng được bao nhiêu; khối doanh nghiệp tư nhân có tiềm lực lớn nhưng thiếu đi sự hỗ trợ từ phía Nhà nước nên vẫn phải tự mình bươn chải; nhóm đầu tư nước ngoài cũng không mang lại nhiều lợi ích như chúng ta mong đợi. Rõ ràng, môi trường đầu tư trong nước đang tồn tại những bất cập cần được tháo gỡ.
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tập đoàn kinh tế nhà nước và Tái cấu trúc khu vực kinh tế nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;
Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề;
Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần.
Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.
Nhược điểm
Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.
Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
Việc cổ phần hóa chưa được thực hiện đều khắp trong các lĩnh vực.
Hình thức thực hiện cổ phần hóa ở VN
Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốnnhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Tái cấu trúc tài chính
Cấu trúc tài chính bao gồm nợ ngắn hạn, nợ trung và dài hạn, vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Cấu trúc tài chính trừ đi nợ ngắn hạn sẽ cho ta cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Một cấu trúc vốn hợp lý phải đảm bảo sự hài hòa giữa vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả, có chi phí sử dụng vốn thấp và rủi ro chấp nhận được, phù hợp với điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Sự kết hợp giữa hai nguồn vốn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp hoạt động, tùy thuộc vào quyết định của người quản lý trên cơ sở xem xét tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.
Tái cấu trúc vốn là thật sự quan trọng và cần thiết cho mọi doanh nghiệp. Hiểu theo nghĩa hẹp, đây là quá trình tổ chức, sắp xếp lại các nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc lựa chọn và thực hiện các quyết định tài trợ của doanh nghiệp nhằm đạt được một cấu trúc vốn hợp lý, thích ứng với từng giai đoạn phát triển, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đề ra. Hiểu theo nghĩa rộng, quá trình này còn bao gồm cả việc lựa chọn và đa dạng hóa các kênh huy động vốn, tổ chức hoạt động kinh doanh hiệu quả, làm lành mạnh hóa tình hình tài chính...trong từng thời kỳ nhất định để từ đó gia tăng giá trị doanh nghiệp.
Đánh giá lại quy trình kinh doanh
Quy trình kinh doanh (gồm các chiến lược, các quy trình, công nghệ và con người) là yếu tố quan trọng cần tái cơ cấu. Doanh nghiệp cần xác lập lại mục tiêu để định ra chiến lược phát triển mới, có thể co hẹp lại, cũng có thể mở rộng ra ở một ngành hay lĩnh vực nhất định. Việc đánh giá lại tận gốc rễ quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh có thể khiến doanh nghiệp phải thay đổi mạnh mẽ cơ cấu tổ chức và các quy trình thủ tục trong hoạt động, nhưng lại rất cần thiết.
Tái cấu trúc công tác quản trị
Quản trị doanh nghiệp yếu kém thì nhà đầu tư bên ngoài sẽ trả giá thấp cho giá trị doanh nghiệp. Ngân hàng, đối tác, khách hàng sẽ “tăng hệ số” cho doanh nghiệp nếu chất lượng quản trị tốt. Nói cách khác, vì người đi vay đạt điểm cao cho nhiều tiêu chí sẽ được vay dễ dàng hơn, lãi suất thấp hơn; người vay khong đủ tiêu chuẩn thì rủi ro cao hơn, lãi vay sẽ cao hơn. Do đó, để giảm thiểu chi phí vốn vay, việc nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, kích thích sử dụng tối đa các nguồn lực, tạo môi trường cho sự sáng tạo ra đời cũng cần được chú trọng.
Tìm đối tác chiến lược và xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Những đối tác ngắn hạn thường nhằm vào mục tiêu ngắn hạn. Trong giai đoạn khó khăn chỉ có đối tác chiến lược thực sự mới có thể tiếp tục chung vai sát cánh. Một đối tác chiến lược rất quan trọng mà do đặc thù lịch sử phát triển, nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua, đó là đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp.
Văn hóa công ty là nhân tố quan trọng gắn liền với thương hiệu, là nhân tố gắn kết nhân sự với công ty. Doanh nghiệp cần sự đoàn kết để có sức mạnh của tập thể vượt qua những lúc khó khăn. Việc xây dựng, vun đắp văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi một quá trình lâu dài. Khi doanh nghiệp đạt đến một nền tảng văn hóa riêng thì người lãnh đạo phải biết khơi dậy nó đúng lúc để sức mạnh của doanh nghiệp được nhân lên bội phần. Đây chính là lúc văn hóa doanh nghiệp cần được khơi dậy mạnh mẽ nhất.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC VÀ TÌNH HÌNH TÁI CẤU TRÚC KHU VỰC KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
Trong báo cáo phát triển kinh tế xã hội có nói “Khu vực kinh tế nhà nước đang được tổ chức lại, đổi mới và chiếm 38,4% GDP, chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt và tập trung hơn vào những lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế”. Còn trong Bản trình bày của Đoàn Chủ tịch về ý kiến thảo luận các đại biểu đối với văn kiện Đại hội X của Đảng CSVN có giải thích về vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước như sau: “…vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước không phải thể hiện ở số lượng doanh nghiệp nhiều hay ít, tỷ trọng đóng góp GDP cao hay thấp mà ở chỗ, đó là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển”. Chúng ta hãy xem xét “vai trò chủ đạo” của khu vực kinh tế nhà nước qua vài số liệu cụ thể như sau :
Vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong vòng 16 năm qua (1995 – 2010) tăng gấp hơn 10 lần (từ 72,4 nghìn tỷ đồng tăng lên 830,3 nghìn tỷ đồng), trong đó vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Từ năm 1998 đến năm 2003, tỷ trọng này luôn chiếm trên 50%, cao nhất là năm 2000, vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước chiếm 59,14%; sau đó có giảm trong những năm tiếp theo từ năm 2004 đến nay, cụ thể năm 2007 là 37,2%, năm 2008 là 33,9%, năm 2009 là 40,6%, năm 2010 là 38,1%, nhưng nhìn chung vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm một phần lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển của xã hội.
Hình 1. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phân theo thành phần kinh tế (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Tổng lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2010 đạt 830,3 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn khu vực Nhà nước 316,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,1% tổng vốn; vốn khu vực ngoài Nhà nước 299,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,1% ; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 214,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,8%. Mặc dù tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà có xu hướng giảm trong gần 10 năm qua, nhưng nhìn chung vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm một tỷ trọng lớn, chủ yếu trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.
Vốn kinh doanh
Tổng quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp ở Việt Nam đã tăng nhanh trong thời gian qua: Tổng số vốn năm 2006 hơn 3 triệu tỷ đồng tăng gấp 3 lần so với năm 2000, và tổng số vốn năm 2008 hơn 6 triệu tỷ đồng tăng gấp 2 lần so với năm 2006; trong đó, số vốn của DNNN đã tăng 2,3 lần từ 2000 – 2006 (từ hơn 746 nghìn tỷ đồng lên hơn 1,7 triệu tỷ đồng), và tăng gần 1,5 lần từ 2006 – 2008, thể hiện qua Hình 2. Tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy rằng tỷ trọng vốn kinh doanh của DNNN so với tổng quy mô vốn kinh doanh của tất cả doanh nghiệp ở Việt Nam giảm dần, thể hiện ở Hình 4; tỷ trọng vốn kinh doanh của DNNN đã giảm xuống từ khoảng 67,7% vào năm 2000 xuống còn khoảng 39,9% năm 2008, nếu như năm 2000 vốn kinh doanh của DNNN gấp hơn 2 lần so với tổng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài NN và doanh nghiệp FDI, thì đến 2008 tỷ lệ này chỉ là 0,66 lần. Điều này không chỉ thể hiện sự lớn mạnh dần của khu vực doanh nghiệp ngoài NN mà còn chứng tỏ chủ trương chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
Hình 2 : Vốn kinh doanh của DN phân theo thành phần kinh tế (Nguồn: GSO - Điều tra doanh nghiệp & Niên giám Thống kê 2010)
Tài sản cố định
Về giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp, thì tổng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp đã tăng lên 6,27 lần trong thời kỳ 2000-2008, trong đó DNNN tăng hơn 4,81 lần, doanh nghiệp tư nhân trong nước tăng hơn 28,22 lần và doanh nghiệp FDI tăng gần 3,48 lần. Mặc dù tỷ trọng của DNNN trong thời gian vừa qua biến động và có giảm nhẹ (cụ thể năm 2000 là 55,8%, năm 2004 là 48,3%, năm 2008 là 42,9%) và tốc độ tăng tài sản cố định của khu vực DNNN chậm hơn nhiều so với của khu vực doanh nghiệp ngoài NN nhưng có thể nói giá trị tăng thêm về tài sản cố định của DNNN trong thời kỳ nói trên vẫn chiếm khoảng một nửa số giá trị tăng thêm về tài sản cố định của các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Hình 3: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn tính đến 31-12 hàng năm (Nguồn: GSO - Điều tra doanh nghiệp & Niên giám Thống kê 2010)
Doanh thu – Lợi nhuận
Bảng 1: Số liệu về doanh thu của các thành phần kinh tế ở Việt Nam (Tỷ đồng) (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Năm
2,000
2,001
2,002
2,003
2,004
2,005
2,006
2,007
2,008
Tổng số
809,786
897,856
1,194,902
1,436,151
1,720,339
2,157,785
2,684,341
3,459,800
5,133,073
DNNN
444,673
460,029
611,167
666,022
708,898
838,380
961,461
1,089,100
1,305,661
DN ngoài N.N
203,156
260,565
362,657
482,181
637,371
851,002
1,126,356
1,635,300
2,868,860
DN FDI
161,957
177,262
221,078
287,948
374,070
468,403
596,524
735,500
958,552
Theo số liệu, quy mô doanh thu của doanh nghiệp Việt Nam tăng gấp 6 lần trong khoảng 2000 – 2008, trong đó doanh thu của doanh nghiệp nhà nước tăng gấp 3 lần. Tuy nhiên, nếu nhìn tổng quát cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp nhà nước ngày càng giảm từ 54.91 % năm 2000 xuống 25.44% năm 2008. Ngược lại, cơ cấu doanh thu doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng nhanh từ 25.09% năm 2000 lên 55.89% năm 2008.
So sánh với vốn đầu tư tài sản cố định, mức doanh thu của khu vực kinh tế nhà nước như trên là không tương xứng, cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của khu vực kinh tế nhà nước thấp.
Bảng 2: Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên doanh thu (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
DNNN
3.95%
4.38%
4.25%
4.23%
5.40%
5.54%
6.33%
7.00%
5.35%
DN ngoài N.N
1.00%
1.41%
1.51%
1.50%
1.26%
1.23%
1.76%
2.87%
1.27%
DN FDI
13.30%
13.21%
13.93%
14.85%
15.66%
12.67%
14.44%
13.52%
10.95%
Từ năm 2000 đến năm 2008, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu của doanh nghiệp nhà nước luôn thấp hơn so với doanh nghiệp FDI, cụ thể năm 2008, lợi nhuận trước thuế trên doanh thu của doanh nghiệp nhà nước chỉ bằng 5,35% doanh thu, trong khi đó đối với doanh nghiệp FDI tỷ lệ này là 10,95%. Như vậy có thể thấy trong thời gian vừa qua khu vực kinh tế nhà nước chưa thực sự hoạt động có hiệu quả.
Đóng góp cho GDP
Bảng 3: Tỷ lệ đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế (%) (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Kinh tế Nhà nước
40.18
39.93
40.48
40.00
38.74
38.52
38.40
38.38
39.08
39.10
38.40
37.39
35.93
35.54
Kinh tế ngoài Nhà nước
53.52
52.68
50.45
49.98
49.03
48.20
47.84
47.86
46.45
45.77
45.61
45.63
46.11
46.03
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
6.30
7.39
9.07
10.03
12.24
13.28
13.76
13.76
14.47
15.13
15.99
16.98
17.96
18.43
Có thể thấy đóng góp vào GDP của khu vực kinh tế nhà nước không tương xứng với nguồn lực (vốn đầu tư, vốn kinh doanh, tài sản cố định) đã được sử dụng. Khu vực kinh tế nhà nước sử dụng nhiều nguồn lực song tạo ra giá trị thấp, chỉ hơn 1/3 giá trị GDP của cả nước, trong khi khu vực tư nhân nói chung (trong nước và FDI) tạo ra gần 2/3 của GDP.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng đóng góp của “kinh tế nhà nước” cho GDP, theo Tổng cục Thống kê, bao gồm cả đóng góp của nhà nước trong các lĩnh vực: quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng (đóng góp 3,28% năm 1998 và 2,77% năm 2008); giáo dục đào tạo (3,66% năm 1998 và 2,61% năm 2008); y tế cứu trợ, văn hoá thể thao, đảng và đoàn thể (2,11% năm 1998 và 1,8% năm 2008) [tổng cộng là 9,05% năm 1998 và 7,18% năm 2008]. Nếu trừ phần đóng góp này khỏi thành tích của khu vực nhà nước, chúng ta có một ước lượng cho sự đóng góp của khu vực DNNN vào GDP như sau:
Bảng 4: Ước lượng đóng góp của các DNNN vào GDP (Nguồn:www.toquoc.vn)
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
% GDP
30,95
30,32
30,35
30,31
30,42
30,74
31,29
31,33
29,46
28,15
27,17
Hình 4 : Cơ cấu % GDP theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế
Theo số liệu trên, tất cả các DNNN chỉ đóng góp khoảng 27%-31% cho GDP hàng năm, suy luận logic thì phần của các tập đoàn chắc chắn không thể vượt qua con số này. Theo Hình 4 thì đóng góp thực sự của khu vực kinh tế nhà nước chưa tới 1/3 GDP của cả nước.
Mặc dù vậy, Ban chỉ đạo đổi mới DNNN lại đánh giá bức tranh tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tập đoàn, TCT 91 trong năm 2010 lại khá sáng sủa. Cụ thể: Quy mô vốn chủ sở hữu của các DNNN đã đạt 540.701 tỷ đồng, tăng 11,75% so với năm 2009, trong đó một số đơn vị đã tăng mạnh tới mức 44-453% như Tập đoàn Than-Khoáng sản, Viettel, Tập đoàn phát triển nhà và đô thị; Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp hầu hết nằm trong giới hạn cho phép; Tổng doanh thu của các đơn vị ước đạt 1.173.489 tỷ đồng, vượt 22% kế hoạch năm và tăng 36% so với năm 2009, đóng góp khoảng 59,24% GDP năm 2010, hầu hết các TCT làm ăn có lãi, tổng lợi nhuận trước thuế ước đạt 70.778 tỷ đồng.
Tuy nhiên, từ các con số trên chúng ta có thể tính toán được lợi nhuận trước thuế 2010 chỉ bằng 6,03% tổng doanh thu, bằng 13,1% tổng vốn chủ sở hữu, lạm phát 2010 ở mức 11,75% tức là mức lợi nhuận thực vẫn dương nhưng quá nhỏ (1,35%); Theo Tổng cục thống kê, GDP năm 2010 tính bằng giá thực tế là 1.980.914 tỷ đồng, như vậy đóng góp của DNNN vào GDP là 59,24%, tuy nhiên cũng theo Tổng cục thống kê đóng góp của Nhà nước năm 2010 trong các lĩnh vực khác như sau: quản lý nhà nước (2,79%), giáo dục đào tạo (2,55%), y tế, văn hóa, Đảng… (1,71%), như thế đóng góp thực vào GDP của các DNNN chỉ ở mức 27-28% GDP. Tổng nộp ngân sách ước đạt 173.549 tỷ đồng, tăng 31% so với thực hiện năm 2009, nhưng chủ yếu là từ dầu thô – tài nguyên vốn có của đất nước, và thuế từ các thành phần kinh tế khác nộp cho Nhà nước chứ không phải là thành tích của các DNNN. Như vậy trong thời gian vừa qua khu vực kinh tế nhà nước chưa thực sự hoàn thành tốt “vai trò chủ đạo” của mình trong công cụ xây dựng phát triển kinh tế đất nước.
NHỮNG HẠN CHẾ HIỆN NAY CỦA CÁC TĐKTNN
Được thành lập, liên kết bằng quyết định hành chính, một số tập đoàn là biến thể của mô hình tổng công ty cũ, nên chưa thực hiện được mục tiêu đề ra là trở thành tập đoàn kinh tế mạnh.
Quy mô và nguồn vốn quá nhỏ so với các tập đoàn kinh tế trong khu vực và trên thế giới; tổ chức và hoạt động chưa có đổi mới nhiều so với tổng công ty nhà nước trước đây, chưa tạo được sự đột phá mạnh mẽ cho mô hình tập đoàn kinh tế.
Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của các tập đoàn kinh tế chưa được hoàn thiện, chưa tách bạch rõ chức năng quản lý hành chính nhà nước với chức năng của chủ sở hữu nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế; cơ chế quản lý tập đoàn còn nhiều bất cập.
Kết quả sản xuất, kinh doanh của một số tập đoàn chưa tương xứng với đầu tư của Nhà nước, hiệu quả hoạt động chưa cao, năng suất lao động còn thấp, sức cạnh tranh chưa đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
Việc thực hiện huy động vốn, nguồn lực của các thành phần kinh tế khác vào sản xuất, kinh doanh thông qua cổ phần hóa, tiếp nhận doanh nghiệp thành viên, cùng các thành phần kinh tế khác thành lập các công ty cổ phần mới tạo ra cơ cấu đa sở hữu ở một số tập đoàn triển khai còn chậm; dẫn tới hạn chế về thu hút thêm vốn, kinh nghiệm quản lý, điều hành và sự giám sát của xã hội đối với hoạt động của tập đoàn kinh tế.
Một số tập đoàn có tỷ lệ nợ trên vốn còn quá cao, dẫn đến độ rủi ro lớn, khả năng thanh toán nợ thấp. Việc xử lý các tồn tại về tài chính còn chậm do nhiều nguyên nhân nhưng chưa được khắc phục.
Một số tập đoàn chưa phát huy được vai trò chi phối trong lĩnh vực hoạt động. Các mô hình tổ chức quản lý mới triển khai còn chậm; ở một số tập đoàn vẫn duy trì biện pháp quản lý hành chính đối với các công ty con.
Công tác dự báo, giám sát, đánh giá đối với hoạt động của các tập đoàn kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của mô hình này.
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TÁI CẤU TRÚC KHU VỰC KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
Tình hình chung về tái cấu trúc khu vực kinh tế nhà nước ở Việt Nam
Theo thống kê, số lượng doanh nghiệp khu vực nhà nước sau quá trình tổ chức lại đã giảm đi đáng kể, chỉ còn khoảng trên 11% so với thời điểm đầu năm 1990. Ngoài ra còn có sự sụt giảm mạnh số lượng DNNN ở Trung ương và địa phương quản lý, từ 2.908 xuống còn 1.256 doanh nghiệp, chiếm 38% tổng số doanh nghiệp khu vực này.
Nhìn chung, qua một thời gian tiến hành cải cách và đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã bước đầu ghi được dấu ấn bằng những bước phát triển khả quan, song mô hình này cũng dần bộc lộ những mặt yếu kém. Khu vực kinh tế nhà nước được ưu đãi nhiều song mang lại chẳng được bao nhiêu; khối doanh nghiệp tư nhân có tiềm lực lớn nhưng thiếu đi sự hỗ trợ từ phía Nhà nước nên vẫn phải tự mình bươn chải; nhóm đầu tư nước ngoài cũng không mang lại nhiều lợi ích như chúng ta mong đợi. Rõ ràng, môi trường đầu tư trong nước đang tồn tại những bất cập cần được tháo gỡ.
Những DNNN được hưởng vị thế độc quyền trên thị trường nội địa, được ưu tiên tiếp cận các nguồn tài nguyên khan hiếm như đất đai và tín dụng nhờ vào vai trò chủ đạo (có tính mặc nhiên) của chúng trong các ngành kinh tế trọng yếu. Khi không chịu áp lực cạnh tranh từ thị trường và giám sát chặt chẽ từ nhà nước, các DN này đầu tư ào ạt và dàn trải để mở rộng “đế chế” của mình mà không quan tâm đến hiệu quả vì họ biết rằng nếu có thua lỗ chăng nữa thì nhà nước sẽ cứu. Khi không chịu áp lực cạnh tranh từ thị trường và giám sát chặt chẽ từ nhà nước.
Để tái cơ cấu một cách hiệu quả thì phải nhận dạng được những “méo mó” quan trọng nhất của khu vực kinh tế nhà nước, mà đầu tiên là tình trạng phân bổ và sử dụng nguồn lực kém hiệu quả của các tập đoàn, TCT và các siêu dự án đầu tư công. Khắc phục được tình trạng “méo mó” này sẽ là tiền đề quan trọng để giải quyết các trục trặc có tính cơ cấu khác
Giám đốc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbringt đánh giá việc phân bổ các nguồn lực giữa các khu vực kinh tế không hợp lý trong những năm qua đang khiến nền kinh tế mất cân đối. Điều này được thể hiện rõ khi khu vực kinh tế Nhà nước đóng góp 34% GDP, chiếm hơn 33% tổng vốn đầu tư xã hội nhưng chỉ sử dụng 9% số lượng lao động. Trong khi đó, khu vực ngoài Nhà nước đóng góp 47% GDP, 32% tổng vốn đầu tư xã hội lại sử dụng tới 87% lao động xã hội. Điều đáng bàn là trong khi khu vực kinh tế Nhà nước được hưởng rất nhiều ưu đãi về vốn và đất đai nhưng hiệu quả lại kém hơn hẳn khu vực kinh tế tư nhân. Vì thế, khu vực nào có hiệu quả nhất trong nền kinh tế thì phải được phân bổ nguồn lực một cách tương ứng, những khu vực nào kém cạnh tranh và không tạo được giá trị gia tăng thì việc phân bổ nguồn lực phải giảm đi.
Diễn biến CPH DNNN ở Việt Nam
Tính đến hết năm 2009, cả nước đã sắp xếp lại được 5.414 doanh nghiệp trong tổng số khoảng 6.200 DNNN. Trong đó, CPH 3.941 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp (chiếm 72,8% tổng số doanh nghiệp đã sắp xếp).
Theo phương án đã được Thủ tướng Chính phủ duyệt thì giai đoại 2007-2010 cả nước cần sắp xếp 1.553 DNNN, trong đó 950 doanh nghiệp sẽ CPH. Theo số liệu của Bộ Tài chính, cả nước còn 1.192 DNNN vào cuối năm 2008. Mục tiêu mà Chính phủ đặt ra là chỉ giữ lại 700-800 DNNN sau năm 2010.
Nhưng cả năm 2007 chỉ sắp xếp được 271 doanh nghiệp trong số 550 doanh nghiệp theo kế hoạch, trong đó CPH được 116 doanh nghiệp. Năm 2008 chỉ sắp xếp được 119 doanh nghiệp, trong đó CPH chỉ đạt một phần tư kế hoạch với 74/262 doanh nghiệp.
Tình hình sắp xếp, đổi mới DNNN tính đến 31/12/2009
(số doanh nghiệp CPH nằm trong số doanh nghiệp sắp xếp lại)
Tổng số DN đã sắp xếp lại
Số DN đã CPH
Cả nước
5.414
3.941
Các bộ, ngành
1.354
1.164
Các tổng công ty 90,91
554
440
Các địa phương
3.506
2.232
Nguồn: Bộ Công Thương
Tuy nhiên, Nhà nước chỉ tập trung tiến hành CPH ở một số ngành, lĩnh vực then chốt trong xã hội. Do đó, quá trình CPH chưa có được sự phân bố đồng đều giữa các ngành, lĩnh vực. Theo số liệu tính đến hết năm 2009 thì cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực được CPH, như sau:
Hình 5 : Cơ cấu ngành nghề CPH
Phần lớn các doanh nghiệp được Cổ phần hoá có quy mô nhỏ, các doanh nghiệp có vốn nhỏ hơn 5 tỷ chiếm trên 50%, trong khi đó số doanh nghiệp có số vốn trên 10 tỷ chỉ chiếm khoảng 12%. Đa số các doanh nghiệp thực hiện Cổ phần hoá theo hình thức bán một phần vốn của Nhà nước nắm giữ trong doanh nghiệp.
Tiến trình Cổ phần hoá được thực hiện chủ yếu 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nơi tập trung nhiều DNNN và sau đó lan sang các tỉnh thành phố khác như: Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Đà Nẵng…
Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, tính đến 15/12/2010, cả nước đã thực hiện sắp xếp được 5.846 doanh nghiệp và bộ phận DNNN.
Trong đó, đã CPH 3.944 doanh nghiệp, chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 261 doanh nghiệp và sáp nhập, hợp nhất, giao bán khoán 1.902 doanh nghiệp.Điều đó có nghĩa trong năm 2010 chỉ có thêm 144 DNNN được CPH (Năm 2009 được 67 đơn vị).
Theo báo cáo của các Bộ, ngành địa phương của 850 doanh nghiệp Cổ phần hoá đã hoạt động trên một năm cho thấy: vốn điều lệ bình quân tăng 44%, doanh thu bình quân tăng 23.6%, lợi nhuận thực hiện bình quân tăng 139,76 %, trên 90% doanh nghiệp sau khi Cổ phần hoá hoạt động kinh doanh có lãi, nộp ngân sách bình quân tăng 24,9%, thu nhập của người lao động bình quân tăng 12%. Các DNNN CPH đã góp phần làm giảm gánh nặng của Nhà nước phải bao cấp, bù lỗ hằng năm. Hơn thế, trong quá trình CPH, nợ xấu của DNNN cũng được xử lý một cách cơ bản; đồng thời, chấm dứt xu hướng thành lập DNNN một cách tràn lan. Trong các DNNN được CPH, vai trò làm chủ của người lao động – cổ đông được nâng lên rõ rệt, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Hình 6 : Quá trình CPH từ 1992 – 2010
Ngoài những thành tựu đạt được kể trên thì vấn đề CPH DNNN ở Việt Nam còn tồn tại một số bất cập như:
Định giá Doanh nghiệp CPH:
Một thực tế đang tồn tại đó là việc định giá quá thấp đối với các doanh nghiệp được mang ra CPH và bất cập chủ yếu nằm ở phương pháp xác định giá trị tài sản.
Theo quy định, doanh nghiệp được quyền chọn một trong hai cách xác định giá trị là phương pháp định giá theo tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu. Việc chọn phương pháp lẽ ra phải tuân theo những nguyên tắc hết sức nghiêm ngặt vì có trường hợp chỉ có thể sử dụng được phương pháp này hoặc phương pháp kia thì ngược lại hầu hết các doanh nghiệp chỉ “thích” chọn phương pháp tài sản.Điều này đã tạo một kẽ hở lớn làm thất thoát tài sản của Nhà nước.
Tình trạng nợ vô chủ:
Việc thu hồi nợ sau khi doanh nghiệp CPH có thể gặp khó khăn vì không xác định được đối tượng cụ thể phải chịu trách nhiệm về pháp luật. Đó là những khoản nợ không được bàn giao cho công ty cổ phần tại thời điểm cổ phần hoá. Theo đó, khi ngân hàng thực hiện thu hồi nợ lại gặp khó khăn vì không xác định được đối tượng cụ thể phải chịu trách nhiệm về pháp lý. DNNN (đối tượng nợ) đến thời điểm đó không còn tồn tại, còn doanh nghiệp mới thì tránh trách nhiệm vì không được bàn giao, theo quy định là chuyển giao nghĩa vụ từ DNNN trước đó.
Nhà nước thu về phần lớn thặng dư từ đợt đấu giá gây bức xúc cho DN:
Nghị định 64 và nghị định 187 trước đây qui định toàn bộ số chênh lệch do bán đấu giá cổ phần (sau khi trừ chi phí CPH, trợ cấp mất việc, thôi việc...) phải nộp về cho Nhà nước. Sau đó DN muốn huy động vốn thì phải làm đơn vay từ khoản này của Nhà nước. Quy định này dẫn đến tâm lý chung của các doanh nghiệp là không muốn huy động vốn trong quá trình CPH. Họ thường chờ tới giai đoạn sau CPH, khi thặng dư được giữ lại cho công ty cổ phần. Nếu Nhà nước tiếp tục thực hiện hình thức này thì sẽ khuyến khích các công ty cổ phần làm tương tự cho rằng mình cũng có quyền làm vậy và dẫn tới việc các công ty niêm yết có thể huy động vốn, lấy thặng dư chia cho cổ đông cũ còn cổ đông mới hoàn toàn không được gì từ thặng dư vốn do chính mình góp vào.
Thông tin thiếu minh bạch:
Để đưa giá trị doanh nghiệp sát với giá thị trường, theo Nghị định 187, Chính phủ yêu cầu phải đưa cổ phần ra đấu giá công khai. Đây là biện pháp tốt, tuy nhiên, cách thức tổ chức vẫn còn nhiều điều chưa ổn và đang bị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CD3_Tai cau truc khu vua kinh te nha nuoc.doc