MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG – BIỂU
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: Khái quát công tác thẩm định các dự án đầu tư nói chung tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội 2
I. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội và một số hoạt động kinh doanh chủ yếu 2
1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội (NH No&PTNT Nam Hà Nội) 2
2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội 3
3. Một số hoạt động kinh doanh của NH Nno&PTNT Nam Hà Nội 8
3.1. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng 8
3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NH No&PTNT Việt Nam từ năm 2007 đến đầu năm 2009 11
II. Khái quát công tác thẩm định các dự án đầu tư nói chung của Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội 16
1. Những quy định của Ngân hàngNo&PTNT đối với hình thức cho vay theo dự án đầu tư 16
2. Số lượng và qui mô các dự án đầu tư được thẩm định tại Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội 18
2.1. Thẩm định dự án đầu tư theo loại hình cho vay 19
2.2. Thẩm định các dự án đầu tư theo ngành kinh tế 19
2.3.Thẩm định các dự án đầu tư theo thành phần kinh tế 20
2.4 Thẩm định các dự án đầu tư theo loại tiền gửi 20
Chương II : Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư mua sắm tàu biển tại Ngân hàng NNo&PTNT Nam Hà Nội 22
I. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư mua sắm tàu biển tại Ngân hàng NNo&PTNT và yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án đầu tư mua sắm tàu biển tại Ngân hàng NNo&PTNT Nam Hà Nội 22
1. Dự án đầu tư mua sắm tàu biển mua sắm tàu biển và yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án đầu tư mua sắm tàu biển tại Ngân hàng NNo&PTNT Nam Hà Nội 22
1.1. Số lượng và quy mô các dự án đầu tư mua sắm tàu biển được thẩm định tại Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội 23
1.2. Đặc điểm của dự án đầu tư mua sắm tàu biển và yêu cầu cầu đối với công tác thẩm định 23
2. Quy trình và thẩm quyền thẩm định 24
2.1. Mục đích thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn 24
2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư 27
2.3.Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư 28
3. Phương pháp thẩm định 29
3.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự 30
3.2. Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu 30
3.3. Phương pháp phân tích độ nhạy 31
3.4. Phương pháp dự báo 32
3.5. Phương pháp triệt tiêu rủi ro 32
4. Đội ngũ cán bộ thẩm định và phương tiện phục vụ công tác thẩm định 33
5. Nội dung thẩm định 33
5.1. Thẩm định khách hàng 33
5.2. Thẩm định dự án đầu tư 38
5.3. Điều kiện đảm bảo tiền vay 48
5.4. Lập báo cáo thẩm định và ra quyết định cấp vốn 49
II. Thực tế công tác thẩm định dự án đầu tư mua sắm tàu biển đối với một dự án cụ thể - dự án mua tàu chở dầu GANMUR 47.084 DWT. 49
A. Thẩm định khách hàng vay vốn 50
B. Thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn 55
C. Kết luận và đề xuất 72
III. Đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư mua sắm tàu biển tại ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội 73
1. Những kết quả đạt được 74
2. Một số mặt hạn chế và nguyên nhân 77
Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư mua sắm tàu biển tại Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội 80
I. Định hướng phát triển của Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội 80
1. Những thuận lợi và khó khăn của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và của NHNo&PTNT Nam Hà Nội nói riêng trong bối cảnh hiện nay 80
2. Phương hướng và mục tiêu kinh doanh năm 2009 81
3. Định hướng chung cho công tác thẩm định 83
II. Một số giải pháp chủ yếu nhắm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư mua sắm tàu biển 84
1. Phát triển nhận thức về vị trí và vai trò của công tác thẩm định trong ngân hàng 84
2. Hoàn thiện quy trình thẩm định 85
3. Hoàn thiện nội dung thẩm định 85
4. Đào tạo cán bộ thẩm định 86
5. Nâng cao chất lượng công tác thu thập thông tin 88
III. Một số kiến nghị 89
1. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành và các cơ quan có liên quan. 89
2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 90
3. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội 91
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 94
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 114
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 115
121 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thẩm định các dự án đầu tư mua sắm tàu biển tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t phần thu nhập ứng với mỗi đồng chi phí cho cả thời kỳ hoạt động của dự án.
Nhược điểm: đây là một tiêu chuẩn đánh giá tương đối, tỷ lệ B/C có thể dẫn đến sai lầm khi lựa chọn những dự án loại trừ nhau vì những dự án nhỏ có tỷ lệ B/C lớn song tổng lợi nhuận vẫn nhỏ, phương pháp này cũng phụ thuộc nhiều vào tỷ suất chiết khấu.
- Phân tích độ nhạy của dự án: Đây là phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa các đại lượng đầu vào không an toàn và đại lượng đầu ra của dự án.
Các đại lượng đầu vào mà cán bộ thẩm định đánh giá là không an toàn gồm có:
Mức lãi suất tính toán: chọn mức lãi suất tính toán thấp làm cho các chỉ tiêu giá trị tương đương trở thành hấp dẫn. Thực tế mức lãi suất đó có thể cao hơn.
Mức giá và sản lượng : hai chỉ tiêu này càng cao thì doanh thu càng lớn, các chỉ tiêu đầu ra mang tính hấp dẫn hơn.Vì vậy để đả bảo độ tin cậy cao, cán bộ thẩm định pahri đưa ra nhiều phương án khác nhau để khẳng định hiệu quả của dự án.
Các yếu tố chi phí sản xuất: mỗi yếu tố này đều ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. Để tăng tính hấp dẫn nhiều doanh nghiệp đã giảm chi phí xuống hoặc tính toán chi phí không đầy đủ. Nên để xem xét xem trong trường hợp xấu hơn, dự án có trụ lại được không, có giữ được mức hiệu quả yêu cầu không thì việc xem xét sự biến động giá của các chi phí là rất cần thiết trong mọi trường hợp.
Chi phí vốn đầu tư: chi phí vốn đầu tư thấp làm cho dự án hấp dẫn hơn và ngược lại. Các dự án thường dự toán chi phí đầu tư thấp hơn nhiều so với chi phí đầu tư thực tế là cho dự án từ chỗ có hiệu quả thành phi hiệu quả.
Các đại lượng đầu ra của dự án đầu tư có thể là:
Giá trị hiện tại thuần NPV
Tỉ suất hoàn vốn nội bộ IRR
Thời gian thu hồi vốn T
Phân tích độ nhạy của dự án cho phép cán bộ thẩm định nhận biết được những nhân tố đầu vào có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu ra của dự án, từ đó có những chú ý đặc biệt trong việc tính toán quản lý các yếu tố này về sau. Những dự án được coi là an toàn nếu nó chịu ít ảnh hưởng từ các yếu tố đầu vào. Tức là nếu những nhân tố đầu vào bất định thì kết quả dự án vẫn nằm trong khung có thể chấp nhận được.
h) Phân tích rủi ro của dự án
Ngoài ra, cán bột hẩm định còn đánh giá những khó khăn, rủi ro có khả năng xảy ra với dự án, từ đó chủ động đề xuất các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác hại của những rủi ro đó. Tuỳ mức độ phức tạp của dự án và khả năng của bản thân mà cán bộ thẩm định có thể chủ động tư vấn cho khách hàng hoặc báo cáo lên trưởng phòng tín dụng để cùng tìm hướng giải quyết. Các rủi ro xảy ra đối với một dự án đầu tư thông thường là:
- Về cung cấp: sự sẵn có của nguyên nhiên liệu, của loại hàng hóa vận tải
- Về sản xuất: thay đổi công nghệ, thiết bị, khoa học kỹ thuật, thay đổi về bộ máy quản lý, lãnh đạo công ty như: mâu thuẫn nội bộ, rủi ro bất khả kháng xảy ra đối với các lãnh đạo chủ chốt, tài năng của công ty
- Về cung cấp dịch vụ vận tải biển: khó khăn không tiêu thụ được sản phẩm theo dự kiến, mức độ cạnh tranh găy gắt hơn dự kiến vì có các đối thủ cạnh tranh mới, có các sản phẩm mới thay thế làm ảnh hưởng đến đầu ra của sản phẩm,
Rủi ro do
- Rủi ro do nguyên nhân khách quan: tác động của các yếu tố thiên nhiên, xã hội: Mưa, động đất, lũ, hoả hoạn, trộm cướp, lừa đảo;do các chính sách thay đổi của Nhà nước: thuế, xuất, nhập khẩu, đầu tư, đất đai
i) Thẩm định về phương diện môi trường
Sự phát triển không ngừng của ngành vận tải biển trên thế giới đã làm cho số lượng tàu hoạt động trên các đại dương ngày càng nhiều và do đó biển ngày càng bị ô nhiễm do các chất thải của tàu thải ra biển (dầu, chất lỏng độc hại, rác thải) hoặc các sự cố tràn dầu do tai nạn trên biển. Do đó bên cạnh việc thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án, cán bộ thẩm định còn xem xét đến hiệu quả kinh tế xã hội, đặc biệt về mặt môi trường sinh thái của dự án.
Cán bộ thẩm định khi xem xét hồ sơ vay vốn đã kiểm tra đối chiếu với các văn bản hiện hành xem dự án có nằm trong diện phải lập, thẩm định và trình duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hay không. Nếu có thì phải được các cơ quan chức năng có thẩm quyền chấp nhận, phê duyệt
Trong quá trình khảo sát, cán bộ thẩm định đã xem xét đến mức độ gây ô nhiễm môi trường của dự án, những giải pháp và phương tiện doanh nghiệp áp dụng trong việc xử lý các chất thải, những giải pháp đó có phù hợp với các quy định của luật bảo vệ môi trường, của các Bộ ngành liên quan hay không, chi phí là bao nhiêu...
5.3. Điều kiện đảm bảo tiền vay
Để tránh những tổn thất xảy ra do khách hàng không trả được nợ như đã cam kết, một trong những quy định mà ngân hàng đưa ra đối với khách hàng muốn vay vốn là phải có tài sản đảm bảo. Tài sản dùng để đảm bảo cho khoản vay có thể là tài sản thuộc sở hữu của người vay, của bên thứ 3 bảo lãnh hoặc là tài sản hình thành từ chính nguồn vốn vay của ngân hàng. Tài sản đảm bảo chính là nguồn trả nợ thứ 2 khi thu nhập từ hoạt động của dự án không đảm bảo để trả nợ. Tài sản đảm bảo phải được đánh giá 1 cách chính xác làm cơ sở xác định hạn mức tín dụng và đảm bảo khả năng phát mại tài sản khi cần thiết. Đối với các dự án đầu tư mua sắm tàu biển thì tài sản đảm bảo thông thường chính là con tàu xin đầu tư. Vì vậy, trong nội dung thẩm định tài sản đảm bảo thường bao gồm :
* Về nguồn thông tin để thẩm định: Cán bộ thẩm định sử dụng thông tin từ 3 nguồn sau :
+ Hồ sơ tài liệu và thông tin do khách hàng cung cấp : danh sách các thiết bị trên tàu, năm sản xuất và khấu hao của tàu...
+ Khảo sát thực tế : biên bản giám định tàu, ý kiến của các chuyên gia...
+ Các nguồn khác : công an, tòa án, báo chí, cơ quan đăng ký tàu...
* Thẩm định về tính pháp lý của tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo tín dụng trước hết phải có đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định, nghĩa là tài sản đó phải:
+Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người vay hay người bảo lãnh: Đối với trường hợp dự án mua sắm tàu biển thì tài sản đảm bảo thường chính là con tàu dự án dự định mua
+ Không có tranh chấp tại thời điểm ký hợp đồng
+ Được phép giao dịch theo quy định của pháp luật
* Thẩm định tính dễ chuyển nhượng của tài sản
Con tàu dùng làm tài sản đảm bảo phải đảm bảo điều kiện có thể chuyển nhượng được trên thị trường. Những tài sản không được chấp nhận làm tài sản đảm bảo tín dụng là các loại tài sản ứ đọng, kém phẩm chất, các loại hàng hoá đặc chủng dễ bị phá huỷ do tác động của môi trường, thời gian Cán bộ tín dụng có trách nhiệm khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng trên thị trường về loại tàu mà doanh nghiệp dùng làm tài sản đảm bảo để kết luận về tính dễ tiêu thụ của nó.
* Thẩm định giá trị tài sản đảm bảo: công việc này do cán bộ thẩm định tài sản đảm bảo trực tiếp đảm nhiệm. Tài sản bảo đảm tiền vay phải được xác định giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm. Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay được xác định bao gồm cả hoa lợi lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản đó.
Hạn mức cho vay là 1 tỷ lệ phần trăm nhất định tính trên giá trị tài sản đảm bảo, được ngân hàng quy định tuỳ theo tính chất rủi ro của dự án nhằm đảm bảo nguyên tắc giá trị tài sản thế chấp phải lớn hơn số tiền xin vay. Tuy nhiên, ngân hàng không quy định rõ ràng tỷ lệ phần trăm nhất định dựa trên khả năng rủi ro của dự án, mà cán bộ thẩm định sẽ xác định tỷ lệ này dựa vào khả năng trả nợ của dự án, tiềm lực tài chính và lịch sử tín dụng của khả hàng.
Đối với loại dự án đầu tư mua sắm tàu biển thì tài sản đảm bảo là con tàu nên cán bộ thẩm định căn cứ vào giá trị ghi trên hóa đơn mua sắm, giá trị còn lại ghi trên sổ sách sau khi đã trừ đi giá trị khấu hao, giá công bố trên báo chí, giá chào bán của đại lý... để thỏa thuận với khách hàng vay/ bên bảo lãnh về giá trị tài sản bảo đảm.
5.4. Lập báo cáo thẩm định và ra quyết định cấp vốn
Sau khi tiến hành thẩm định các nội dung của dự án như trên, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành lập báo cáo thẩm định để đưa ra kết luận, nhận xét về dự án và trình lên các cơ quan có thẩm quyền để ra quyết định xem có cho vay vốn không. Mỗi mẫu báo cáo thẩm định thường gồm các nội dung sau :
Tóm lược về dự án
Thẩm định về chủ đầu tư : tư cách pháp lý, năng lực kinh doanh, năng lực quản lý, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh
Thẩm định dự án đầu tư : hồ sơ dự án, sự cần thiết phải đầu tư, thị trường đầu vào đầu ra, kỹ thuật, tài chính, môi trường, đảm bảo tiền vay của dự án.
Những rủi ro cơ bản của dự án
Những thuận lợi và khó khăn của dự án
Kết luận và đề xuất của tổ thẩm định
II. Thực tế công tác thẩm định dự án đầu tư mua sắm tàu biển đối với một dự án cụ thể - dự án mua tàu chở dầu GANMUR 47.084 DWT.
Đây là dự án được 5 Ngân hàng cùng tham gia thẩm định đồng tài trợ vốn, Chi nhánh Nam Hà Nội là ngân hàng đầu mối và thu xếp vốn. Danh sách các Ngân hàng cùng thẩm định như sau:
1. Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội
2. Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Cầy Giấy.
3. Ngân Hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội
4. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn – Hà Nội – Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh .
5. Ngân hàng Liên doanh Việt Thái – Chi nhánh Hà Nội
Sau khi thống nhất các bên đã tiến hành thẩm định các bước như sau :
A. Thẩm định khách hàng vay vốn
1. Hồ sơ pháp lý và kinh tế của khách hàng
1.1. Hồ sơ pháp lý
- Quyết định thành lập Công ty vận tải Biển Đông số 645/QĐ/TCCB - LĐ ngày 1/3/1995 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 100693, đăng ký lần đầu ngày 09/03/1995. Đăng ký thay đổi lần 1 ngày 12/03/1998, lần 2 ngày 26/10/1999, lần 3 ngày 08/08/2003, lần 4 ngày 04/04/2005, lần 5 ngày 19/08/2005 và đăng ký thay đổi lần thứ 6, đăng ký lại lần thứ 1 số 0106000560 ngày 17/10/2005 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà nội cấp;
- Quyết định số 186/QĐ/TCCB-LĐ ngày 31/7/1997 của Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam V/v “Ban hành điều lệ về tổ chức và hoạt động của Công ty vận tải Biển Đông”;
- Quyết định số 121/QĐ/TCCB- LĐ ngày 11/6/1997 của chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Công nghiệp Tàu Thủy Việt Nam V/v “bổ nhiệm Ông Bùi Quốc Anh giữ chức vụ Giám đốc Công ty Vận tải Biển Đông thuộc Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ VN”;
- Quyết định số 1757/QĐ/NSLĐ - TL ngày 19/09/2005 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam V/v “bổ nhiệm Bà Đỗ Thị Bích Thuỷ giữ chức vụ Kế toán trưởng Công ty Vận tải Biển Đông”;
1.2 Hồ sơ kinh tế:
- Báo cáo tài chính năm 2004, 2005, 2006;
- Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, nợ vay các TCTD, tài sản cố đinh thời điểm 31/12/2006;
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2007.
Nhận xét : Công ty Vận tải Biển Đông có đủ hồ sơ pháp lý và hồ sơ kinh tế. Công ty có đủ điều kiện vay vốn ngân hàng theo quy định tín dụng hiện hành.
2. Thẩm định tư cách pháp lý chủ đầu tư
Chủ đầu tư : CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN ĐÔNG
Tên tiếng Anh : Bien Dong Shipping Company
Tài khoản số : 431.101.000557- NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
Địa chỉ : Số 3 – Mai Xuân Thưởng – Hà Nội.
Điện thoại : 7.280.307/7.280.309 – Fax: 7.280.296.
Loại hình doanh nghiệp: DNNN trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ VN.
Ngành nghề kinh doanh: Vận tải đường biển, xếp dỡ vật tư, thiết bị phục vụ khảo sát thi công các công trình biển, hải đảo; Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải; Đại lý giao nhận vận tải hàng hoá bằng các phương tiện vận tải đường bộ và đường thuỷ; Dịch vụ sửa chữa các phương tiện thuỷ; Kinh doanh khai thác cảng biển, cảng container cảng (IDC) và kho; Khai thác hàng container chung chủ (CFS); Kinh doanh đóng mới, sửa chữa và cho thuê thiết bị mang hàng container; Đầu tư kinh doanh nhà; Dịch vụ du lịch, khách sạn.
Vốn điều lệ : 27.618.000.000 đồng.
Kế hoạch cổ phần hoá của doanh nghiệp: hiện nay Công ty Vận tải Biển Đông là Công ty Nhà nước và sẽ thực hiện cổ phần hoá trong năm 2007, trong đó Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.
Nhận xét: Công ty Vận tải Biển Đông có đủ tư cách pháp nhân. Công ty có đủ điều kiện vay vốn ngân hàng theo quy định tín dụng hiện hành.
3. Năng lực kinh doanh của chủ đầu tư
3.1. Năng lực cán bộ quản lý
- Giám đốc:Ông Bùi Quốc Anh
Năm sinh : 1959
Trình độ : Đại học Giao thông Vận tải ; Thạc sỹ Kinh tế
Thời gian đảm nhận chức vụ: từ năm 1997 đến nay.
Kinh nghiệm công tác: Đã từng công tác tại Viện KHCN Tàu thuỷ
- Kế toán trưởng: Bà Đỗ Thị Bích Thuỷ
Năm sinh : 1962
Trình độ chuyên môn: Đại học tài chính kế toán; Đại học tổng hợp hoá
Thời gian đảm nhận chức vụ: từ năm 2003 đến nay.
Kinh nghiệm công tác: Đã từng công tác tại Viện KHCN Tàu thuỷ
- Tổng số nhân viên hiện nay: 380 người, trong đó CB quản lý 95 người.
- Mạng lưới: Công ty có 01 Xí nghiệp vận tải tàu chuyên dụng trực thuộc và 02 Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh và TP Hải Phòng.
3.2. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Công ty vận tải Biển Đông là một trong những Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh vận tải biển, trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Tàu Thủy Việt Nam, hoạt động chính là tham gia vào đội tàu quốc gia để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hoá cho các khách hàng trong và ngoài nước.
Từ khi thành lập năm 1995 đến nay, được sự hỗ trợ của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ VINASHIN) và các cơ quan hữu quan, Công ty vận tải Biển Đông đã ngày càng phát triển vững chắc hơn; Công ty đã trực tiếp đưa tầu mang thương hiệu VINASHIN tham gia khai thác kinh doanh chuyên tuyến quốc tế Việt Nam - Thailand và Việt Nam - Singapore. Trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục mạnh dạn khai thác một số tuyến quốc tế đang có nhu cầu vận chuyển hàng hoá cao trong khu vực nhằm từng bước củng cố thương hiệu, khẳng định vị trí uy tín trong khu vực cũng như trên thị trường vận tải quốc tế, được các hiệp hội hàng hải biết đến. Tính đến hết tháng 12/2006, Công ty đang sở hữu và khai thác 05 tàu container và sắp tới chuẩn bị đưa thêm 03 tàu container 1700 Teus vào khai thác.
Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận phù hợp (DOC) cho hệ thống quản lý của Công ty và Giấy chứng nhận nhà quản lý an toàn (SMC) cho các tầu hiện đang khai thác theo Bộ luật quản lý an toàn quốc tế ISM Code.
Mặc dù mới chỉ tham gia khai thác vận tải container từ năm 2003 nhưng với những định hướng phát triển đúng đắn cùng với sự nỗ lực phấn đấu, Công ty Vận tải Biển Đông đã liên tục hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch do Tập đoàn giao và đạt được kết quả kinh doanh khá tốt và tăng trưởng qua các năm.
Bảng 9: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty đạt được từ năm 2003-2006:
Đơn vị: triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
Doanh thu
83,728
195,523
339,750
534,716
2
Chi phí
83,256
190,050
332,575
517,240
3
Lợi nhuận trước thuế
472
5,473
7,175
17,476
3.3. Vị trí của doanh nghiệp trên thị trường vận tải
Với đội tàu trọng tải 107 nghìn tấn, sản lượng vận tải của Công ty tính theo tấn và theo tấn km các năm liên tục tăng đặc biệt trong những năm gần đây với hoạt động hiệu quả của các tàu thu được những thành tựu đáng kể.
- Theo đánh giá của Hiệp hội chủ tàu Việt Nam và thống kê của Vinalines , tính đến thời điểm 31/8/2006, sản lượng vận tải Container của Công ty Vận tải Biển Đông chiếm 23% thị phần vận tải container nội địa; được đánh giá là doanh nghiệp trẻ có phương pháp quản lý và kinh doanh khoa học đang thu hút được nhiều khách hàng lớn và tiềm năng, đặc biệt có uy tín trên thị trường.
- Mở tuyến vận tải Quốc tế Việt Nam - Thailand, Việt Nam - Singapore và sẽ tiếp tục mở rộng các dịch vụ của mình tới các nước khác trong khu vực.
Tuy nhiên, thực tế cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt là các phương tiện vận tải của Công ty hiện còn hạn chế, chưa đáp ứng được các mục tiêu chiến lược của Công ty cũng như nhu cầu vận tải hàng nội địa và hàng xuất khẩu ngày càng tăng.
Việc đầu tư theo định hướng phát triển lâu dài: đầu tư mua tàu chở container , tàu chở dầu, ... thêm phương tiện vận tải nhằm vận hành các con tàu mới, hiện đại, sức chở lớn là cần thiết cho hoạt động kinh doanh của Công ty nói chung và định hướng chiến lược của Việt Nam nói riêng.
3.4. Thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp
Sau khi tổng hợp số liệu từ Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp (phụ lục 1) và Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (phụ lục 2), cán bộ thẩm định tính được bảng chỉ tiêu tài chính như sau :
Bảng 10: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu
TT
NĂM
CHỈ TIÊU
2004
2005
2006
1
Tỷ suất tự tài trợ
4.6%
2.4%
1.9%
2
Tỷ suất thanh toán hiện hành
0.359
5.060
0.996
3
Tỷ suất thanh toán nhanh
0.075
3.891
0.612
4
Tỷ lệ các khoản p.thu so với phải trả
10.5%
6.6%
3.2%
5
Vòng quay vốn lưu động
1,81
0,9
1,06
6
Hệ số doanh lợi /vốn CSH
14,9%
17,2%
36,2%
7
Hệ số doanh lợi/doanh thu thuần
2,8%
2,11%
3,27%
- Tỷ suất tự tài trợ tại hai thời điểm năm 2005, 2006 đều ở mức thấp (dưới 3%) cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty ở mức thấp. Nguyên nhân là do công ty đang trong giai đoạn đầu tư phương tiện vận tải (đầu tư đội tàu) với giá trị tài sản lớn trong khi nguồn vốn tự có của công ty hạn chế, phải sử dụng chủ yếu nguồn vốn vay ngân hàng để đầu tư. Tuy nhiên đây cũng là khó khăn phổ biến của các Công ty Nhà nước nói chung cũng như các đơn vị hoạt động vận tải biển của Việt Nam nói riêng.
- Tỷ suất thanh toán hiện hành: có biến động rất lớn qua các năm 2004, 2005, 2006 do việc nhận nợ nguồn trái phiếu chính phủ chưa giải ngân hết.
- Tỷ suất thanh toán nhanh: tại thời điểm cuối năm 2006 là 0,612 có thể chấp nhận được.
- Tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả: xu hướng giảm mạnh, công ty luôn giảm thiểu tình trạng bị đọng vốn trong thanh toán.
- Vòng quay vốn lưu động: ở mức thấp do doanh nghiệp có khoản tiền nhận nợ trái phiếu của nước ngoài vẫn chưa được giải ngân nhưng đơn vị vẫn phải hạch toán.
- Hệ số doanh lợi /vốn chủ sở hữu: tăng dần qua các năm thể hiện khả năng sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp tốt.
- Hệ số doanh lợi /doanh thu thuần: tăng qua các năm cho thấy hoạt động của doanh nghiệp là có hiệu quả.
Qua phân tích trên, vòng quay vốn lưu động thấp do Công ty phải nhận nợ nguồn huy động trái phiếu nước ngoài, tính đến thời điểm 31/12/2006 nguồn này vẫn chưa giải ngân hết. Nếu loại trừ yếu tố này thì vòng quay vốn lưu động của đơn vị khoảng từ 3,5 đến 4 vòng/năm và các chỉ số thanh toán ở mức hợp lý.
Qua phân tích tài chính Công ty cho thấy Công ty có tình hình tài chính lành mạnh, có quan hệ tín dụng rõ ràng, vay trả sòng phẳng. Khả năng tự chủ về tài chính của Công ty tương đối thấp do tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn nhỏ, tuy nhiên đây cũng là đặc thù của ngành vận tải đường biển trong giai đoạn đầu tư phát triển đội tàu trọng tải lớn đồng thời tốc độ tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước chủ yếu từ nguồn lợi nhuận hàng năm còn chưa tương xứng với tốc độ tăng tài sản cố định.
Nhận xét chung: Một cách tổng quát, Công ty là doanh nghiệp có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực vận tải đường biển, đội ngũ cán bộ quản lý có nhiều kinh nghiệm, năng động, tham gia khai thác kinh doanh trên các tuyến quốc tế. Công ty đã từng bước củng cố thương hiệu, khẳng định vị trí uy tín trong khu vực cũng như trên thị trường vận tải quốc tế, được các Hiệp hội hàng hải biết đến. Công ty có tình hình tài chính lành mạnh, có quan hệ tín dụng rõ ràng, vay trả sòng phẳng. Hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định có hiệu quả, có định hướng đầu tư phù hợp với chiến lược chung của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam.
B. Thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn
* Khái quát chung về dự án đầu tư
Chủ đầu tư : CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN ĐÔNG
Tên dự án : Dự án mua tàu chở dầu sản phẩm trọng tải 47,084 DWT
+ Tên tàu : GANMUR
+ Cờ tàu : Bahamas
+ Năm/nơi đóng : 09/2001/Onomichi Nhật Bản.
+ Loại tàu : Tàu chở dầu 47.084 DWT.
+ Chủ tàu : Gan – Vision Co.Ltd.
+ Trọng Tải : 47.084 DWT
+ Các thông số kỹ thuật chính:
Chiều dài toàn bộ : Lmax = 182.5 m
Chiều rộng : B = 32.2 m
Chiều cao mạn : H = 19.1 m
Mớn nước : T = 12.666 m
Tốc độ khai thác : V = 15 hải lý/h
+ Đăng kiểm : ABS (Mỹ)
+ Ký hiệu cấp tàu : 1A1 – Oil Carrier, E, AMS, ACCU.
+ Tuổi tàu : 6 tuổi
Tổng mức đầu tư : 49,253,354 USD
- Tiền mua tàu : 47,500,000 USD
- Chi phí tiếp nhận : 100,000 USD
- Chi phí lập và thẩm định BCNCKT: 122,104 USD
- Chi phí dự phòng : 500,000 USD
- Thuế trước bạ : 31,250 USD
- Vốn lưu động : 1,000,000 USD
Về nguồn vốn dự kiến:
- Vốn đầu tư dài hạn : 48,253,354 USD
+ Vốn tự có và huy động(15%) : 7,238,003 USD.
+ Vay các TCTD (85%) : 41,015,351 USD.
- Vốn vay ngắn hạn : 1,000,000 USD.
1. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư của dự án
Việt Nam nằm trong khu vực Đông –Nam châu Á, là nơi đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, một thị trường xuất nhập khẩu đang phát triển và đầy tiềm năng. Vùng Biển Đông Nam Á được đánh giá là bản lề nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, đây là khu vực phát triển và hoạt động sôi động với các cảng biển trung chuyển lớn nhất thế giới như Hongkong, Singapore . . là cửa ngõ thông thương với các nền kinh tế lớn trên thế giới như Châu Âu, Châu Mỹ, . . .
Trong bối cảnh khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế, nền kinh tế Việt Nam nói riêng cũng như của một quốc gia nói chung có mối quan hệ hữu cơ với nền kinh tế trong khu vực cũng như với toàn thế giới thông qua các chính sách mở cửa, đối ngoại mà nổi bật là các hoạt động kinh tế ngoại thương – hoạt động xuất nhập khẩu.
Tháng 7 năm 1995, Việt Nam chính thức ra nhập ASEAN và cam kết hoàn thành việc thực hiện các nghĩa vụ của AFTA vào năm 2006. Tháng 7/1998 Việt Nam đã chính thức ra nhập APEC và năm 2006 là thành viên thứ 150 của tổ chức WTO.
Những cam kết trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới mà trước hết là những cam kết về tự do hoá thương mại, một mặt đòi hỏi chúng ta có những đóng góp nhất định đồng thời cũng tạo cho chúng ta những cơ hội mới, tiềm năng kinh doanh lớn trong tương lai cho nền kinh tế nói chung và đặc biệt là cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng. Điều này sẽ không thực hiện được nếu không có sự tham gia của hoạt động kinh tế vận tải mà trong đó vận tải hàng hải chiếm 80%. Thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế nhu cầu vận chuyển đường biển ngày càng trở nên bức xúc. Với thế mạnh về địa lý, bờ biển chạy dọc theo chiều dài đất nước chúng ta có rất nhiều cơ hội để phát triển các cơ sở đóng tàu, cảng biển và đội tàu sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó, theo đánh giá của chuyên gia ở các nước phát triển và khối OPEC thì trong vòng 20 năm tới, nhiên liệu sử dụng chủ yếu vẫn là dầu mỏ. Nhu cầu nhập khẩu ròng dầu mỏ của khu vực Châu Á sẽ tăng hơn gấp 2 lần trong vòng 16 năm tới cho đến năm 2020. Hơn nữa, qua nghiên cứu một cách tổng thể cho thấy sự phát triển của các nước trong lĩnh vực công nghiệp dầu khí sẽ đem lại những mối quan hệ mật thiết mang tính chiến lược và thương mại chủ yếu cho khu vực.
Cùng với sự gia tăng của nhu cầu xăng dầu thế giới thì theo dự báo của Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch - Đầu tư); Bộ Thương mại, đến năm 2020 khi dân số Việt Nam ở mức 100 triệu người thì nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam ước tính sẽ khoảng 33 triệu tấn. Điều đó có nghĩa là nhu cầu vận chuyển xăng dầu về Việt Nam sẽ rất lớn ngay cả khi Việt Nam đã xây dựng xong Nhà máy lọc dầu Dung Quất (dự kiến đến năm 2009 sẽ bắt đầu đưa vào hoạt động với công suất 6.5 triêu tấn/ năm) và Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (dự kiến đến năm 2010 sẽ bắt đầu đưa vào hoạt động với công suất 6.5 triêu tấn/ năm).
Với chiến lược từng bước chiếm lĩnh thị trường vận tải biển và tạo dựng thương hiệu trên trường vận tải biển quốc tế, năm 2006 Công ty đã đầu tư mua 01 tàu chở dầu trọng tải 35.000 DWT. Đào tạo đội ngũ thuyền viên, mời các chuyên gia trong lĩnh vực vận tải biển đặc biệt trong lĩnh vực biển quốc tế về thành lập phòng tàu dầu chuyên phụ trách việc quản lý và khai thác các tàu dầu, để mở rộng hoạt động của mình năm 2007 Công ty quyết định tầu tư mua thêm 01 tàu chở dầu trọng tải 47.084 DWT.
Nhận xét: Sau khi tiến hành thầm định kiểm tra, cán bộ thẩm định thấy rằng của dự án sẽ phần nào đáp ứng được nhu cầu vận tải biển nói chung và nhu cầu vận tải dầu nói riêng trong nước và trong khu vực, góp phần giúp Việt Nam độc lập trong vấn đề về nhu cầu năng lượng hiện nay.
2. Căn cứ pháp lý của dự án
Quyết định số 1195/QĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2003 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Quyết định số 1420/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2001 và Quyết định số 1106/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và Đề án điều chỉnh phát triển của Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam giai đoạn 2005-2010 và định hướng đến năm 2015.
Công văn số 1452/BĐ-TD ngày 14 tháng 12 năm 2006 của Công ty Vận tải Biển Đông V/v Xin đầu tư tàu chở dầu thành phẩm.
Công văn số 1060/CNT-CV-KHĐT ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam về việc cho chủ trương đầu tư thêm tàu chở dầu thành phẩm trọng tải 35.000 DWT đến 55.000 DWT.
Công văn số 122/BĐ-TD ngày 02 tháng 02 năm 20
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2211.doc