Chuyên đề Thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG BẮC Á- CHI NHÁNH HÀ NỘI 2

 1.1 Khái quát về ngân hàng BẮC Á chi nhánh Hà Nội: 2

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Bắc Á 2

1.1.2 Cơ cấu,tổ chức,chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 3

1.1.3. Một số hoạt động của ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội 7

1.2 Tình hình thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội: 14

1.2.3 Quy trình thẩm định 17

1.2.4 Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư. 22

 1.2.5 Ví dụ minh họa cho công tác thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng TMCP

Hà Nội: Bắc Á – chi nhánh Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo - mở rộng nhà máy sản xuất Urê của công ty Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao 31

1.2.6 Đánh giá chung về công tác chung về công tác thẩm định dự án vay vốn tại n gân hàng TMCP Bắc Á 58

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á CHI NHÁNH HÀ NỘI 73

2.1 Định hướng & mục tiêu của chi nhánh: 73

2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng TMCP Bắc Á 74

2.2.2 Đối với công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Bắc Á: 77

KẾT LUẬN 84

 

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1881 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấp thụ hai lần, nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên liệu lưu huỳnh và giảm thiểu lượng khí thải độc hại, đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam. - Đầu tư xây dựng xây dựng công trình cải tạo - mở rộng nhà máy sản xuất Urê của công ty Supe 500 000 tấn/năm - Đầu tư xây dựng nhà tập luyện thể dục - thể thao và xây dựng tổng đài điện tử nhằm tăng cường điều kiện làm việc cũng như giải trí cho công nhân viên nhà máy,tập trung phát triển theo chiều sâu. + Luợng tiền mặt của công ty trong các năm qua tăng khá nhanh, từ trên 232 tỷ năm 2006 (chiếm 25% tổng tài sản) lên trên 360 tỷ đồng tính đến 30/6/2007 (chiếm 37% tổng tài sản). Tuy nhiên tính đến thời điểm 31/12/2008 lượng tiền mặt tại quỹ lại giảm mạnh,xuống còn gần 300 tỷ đồng ( tương đương giảm 51,04% so với năm 2007) và chỉ chiếm 14.84% tổng tài sản. Nguyên nhân là do thị trường tiêu thụ của công ty cũng bị ảnh hưởng do suy thoái kinh tế, dẫn đến việc mua bán giao ngay giảm hơn hẳn so với năm trước; Hơn nữa tiếp tục thực hiện quyết định của Thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm hàng hoá thông qua hợp đồng cũng như hỗ trợ cho bà con nông dân trong việc trả chậm (1 vụ) không tính lãi suất (chương trình “liên kết bốn nhà”) giúp nông dân phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo. Đó cũng là lý do khiến các khoản phải thu (đặc biệt là phải thu của khách hàng và dự phòng PT khó đòi ) cũng đã tăng lên gần 170 tỷ (tăng 81 tỷ so với năm 2007). + Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế cộng với đặc thù là doanh nghiệp sản xuất phân bón, hoá chất, gia công TB hoá chất nên sản phẩm phân bón của Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao đã có lúc tồn kho lên tới gần 40 vạn tấn khiến giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp năm 2008 tăng 201.89% so với năm 2007. Năm 2006 chiếm 43% tổng tài sản, tương đương trên 393 tỷ đồng, năm 2007 đạt 34.68% tương đương trên 443 tỷ đồng và đặc biệt trong năm 2008 lượng hàng hoá tồn kho là 1,338,232,543,516 (gấp hơn 3 lần so với năm 2007 và chiếm 66.25% tổng tài sản) . Nguyên nhân chính của việc tích trữ là do từ cuối năm 2007 trở lại đây tình hình kinh tế nước ta có nhiều biến động, phát sinh những khó khăn ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh. Cùng với tình hình chung, lĩnh vực sản xuất hóa chất và phân bón của Công ty cũng chịu tác động lớn, đó là giá đầu vào vật tư, nguyên, nhiên liệu tăng mạnh. Cụ thể lưu huỳnh nhập so đầu năm 2007 với 2008 đã tăng từ 76 lên 900 USD/tấn; kali tăng từ 3,2 lên 13,5 triệu đồng/tấn; đạm SA từ 2,050 triệu lên 5,4 triệu đồng/tấn, đặc biệt quặng Apatít tăng tới 28 lần so với đầu năm 2007. Trong khi đó phân bón hóa học nằm trong nhóm mặt hàng do Chính phủ chỉ đạo bình ổn giá để phục vụ sản xuất nông nghiệp nên độ chênh lệch giữa giá thành với giá bán không lớn, trong sản xuất rất lớn, một số mặt hàng có nguy cơ thua lỗ. Đối với chính sách tài chính - tiền tệ do tác động lạm phát tăng nên có nhiều thay đổi tác động tới đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực, đổi mới công nghệ của Công ty đang trong giai đoạn triển khai. + Trong 2 năm 2007-2008 công ty chủ yếu tập trung vào đầu tư cải tạo 3 dây chuyền sản xuất axít sunfuriccủa Liên Xô cũ thiết kế, để chuyển sang sử dụng nguyên liệu mới, tiết kiệm chi phí lại ít gây ảnh hưởng tới môi trường cũng như đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống mạng, máy vi tính, Nhà điều hành số 2,Hệ thống cung cấp nước sạch… Giá trị tài sản cố định tại thời điểm 31/12/2008 là trên 211 tỷ đồng tăng 29.51% so với năm 2007. + Trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn cuối năm 2007 là 38.89 % tổng nguồn vốn và năm 2008 là 68,55% trên tổng nguồn vốn, tăng hơn 887 tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân gây nên sự tăng mạnh về các khoản vay ngắn hạn chính bởi sự biến động lớn về giá trị đầu vào : năm 2008, tác động mạnh của tăng giá dầu mỏ khiến giá của nguyên liệu nhập như lưu huỳnh, kali, DAP, u rê, SA.. tăng giá đột biến. Khiến cho các khoản vay ngắn hạn thanh toán mở L/C nhằm mua nguyên vật liệu thiết yếu cho sản xuất tại các tổ chức tín dụng cũng đồng loạt tăng theo. + Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp khá ổn định qua các năm. Giá trị vốn chủ sở hữu năm 2007 và năm 2008 lần lượt là 340 tỷ đồng và 348 tỷ đồng. Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chủ yếu được huy động từ nguồn vốn góp của nhà nước nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty. Tuy nhiên, trong 2008 cũng đánh dấu sự cắt giảm nguồn vốn từ các quỹ đầu tư phát triển, cụ thể kà nguồn vốn này đã giảm 31,75% về khối lượng tương đương trên 6 tỷ đồng về giá trị. Điều này cũng chính là một trong những hệ quả từ suy thoái kinh tế trong năm 2008, dẫn đến các quỹ đầu tư tìa chính phải rút bớt lượng tiền đầu tư bên ngoài nhằm kiểm soát rủi ro cũng như nhằm cải thiện tính thanh khoản cho chính mình. Kết quả kinh doanh Bảng 1.6: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty tính đến 31/12/2008 CHỈ TIÊU 31/12/2007 31/12/2008 Chênh lệch Số tiền (%) Số tiền (%) So sánh năm 2008 với 2007 Số tiền (%) Tổng doanh thu 1,938,137,011,821 2,786,442,015,445 848,305,003,624 44% Trong đó: doanh thu XK 1,938,137,011,821 2,786,442,015,445 848,305,003,624 44% Các khoản giảm trừ 493,578,657 385,869,139 (107,709,518) -22% 1- Doanh thu thuần 1,937,643,433,164 100.% 2,786,056,146,306 100.% 848,412,713,142 44% 2- Giá vốn hàng bán 1,623,229,063,051 83.77% 2,377,373,964,095 85.33% 754,144,901,044 46% 3- Lợi nhuận gộp 314,414,370,113 16.23% 408,682,182,211 14.67% 94,267,812,098 30% 4- Chi phí bán hàng 176,700,873,104 9.12% 171,600,781,178 6.16% (5,100,091,926) -3% 5- Chi phí quản lý doanh nghiệp 68,409,563,028 3.53% 62,204,807,736 2.23% (6,204,755,292) -9% 6- Lợi nhuận thuần HĐKD 69,303,933,981 3.58% 174,876,593,297 6.28% 105,572,659,316 152% + Thu nhập hoạt động tài chính 10,171,473,923 0.52% 15,450,529,039 0.55% 5,279,055,116 52% - Chi phí hoạt động TC 36,813,405,188 1.90% 144,860,005,994 5.20% 108,046,600,806 293% 7- Lợi nhuận hoạt động TC (26,641,931,265) -1.37% (129,409,476,955) -4.64% (102,767,545,690) 386% + Thu nhập HĐ bất thường 8,386,154,976 0.43% 6,652,565,185 0.24% (1,733,589,791) -21% - Chi phí HĐ bất thường 952,538,658 0.05% 2,700,693,569 0.10% 1,748,154,911 184% 8- Lợi nhuận HĐ bất thường 7,433,616,318 0.38% 3,951,871,616 0.14% (3,481,744,702) -47% 9- Tổng lợi nhuận trước thuế 50,095,619,034 2.59% 49,418,987,958 1.77% (676,631,076) -1% 10- Thuế TNDN phải nộp: 14,024,533,330 0.72% 18,982,866,625 0.68% 4,958,333,295 35% 11- Lợi nhuận sau thuế 36,071,085,704 1.86% 30,436,121,333 1.09% (5,634,964,371) -16% 12- Lợi nhuận lưu giữ 36,071,085,704 1.86% 30,436,121,333 1.09% (5,634,964,371) -16% Nguồn : Phòng dự án ngân hàng TMCP Bắc Á Nhận xét: Năm 2008 tổng doanh thu của doanh nghiệp đạt 2789 tỷ, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2007. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại giảm 16%.Điều này lý giải do đầu năm 2008, tác động của sự tăng giá dầu mỏ, biến động lớn của giá các nguyên liệu đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất trong nước, trong đó sản xuất phân bón supe lân, NPK bị sức ép lớn do sự tăng giá đột biến của nguyên liệu nhập như lưu huỳnh, kali, DAP, u rê, SA.. Giá các loại vật tư, nguyên liệu cho sản xuất liên tục tăng cao, nguồn vốn cho kinh doanh bị thiếu hụt trong khi lãi suất ngân hàng tăng, hạn mức vay hạn chế, tỷ giá thay đổi. Hàng hóa nhập khẩu cạnh tranh mạnh với hàng hóa sản xuất trong nước. Hàng hóa kém chất lượng, hàng giả chủ yếu là phân bón, săm lốp đã gây thiệt hại cho người tiêu dùng và làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Sang quý IV/2008, tuy giá một số nguyên liệu đã giảm, lãi suất vay giảm dần nhưng sản phẩm tồn kho có giá thành cao sản xuất từ nguyên liệu ở thời điểm giá cao cộng với sức mua của thị trường thấp và nhu cầu cho sản xuất, đầu tư, tiêu dùng đều giảm nên tiêu thụ bị sụt giảm mạnh, nhất là các mặt hàng phân bón, săm lốp, hóa chất, pin ắc quy. Điều này được thể hiện một cách rõ ràng qua sự tăng đột biến về các chi phí hoạt động tài chính trong năm 2008 :tăng 108 tỷ ( 293%) so với năm 2007. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, các hoạt động sản xuất kinh doanh đang phat triển khá tốt, khi giảm được các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp nhờ áp dụng các quy chuẩn mới cũng như áp dụng khoa học công nghẹ trong kinh doanh. Mặc dù lợi nhuận của công ty có giảm so với năm 2007 tuy nhiên vẫn là rất đáng ghi nhận trong bối cảnh một năm đầy biến động như năm 2008, khi mà đa số các công ty lớn đều gặp lao đao vì khủng hoảng tìa chính. Điều này đuợc hiểu một phần bởi cách điều hành, quản lý tốt của ban lãnh đạo nói riêng và một phần bởi lĩnh vực sản xuất của LAFCHEMCO không bị ảnh hưởng nặng về cơn bão tài chính tồi tệ nhất trong lịch sử kề từ cuộc đại khủng hoảng 1929. Bảng 1.7: Các chỉ tiêu đánh giá về khả năng thanh toán: STT HỆ SỐ Năm 2005 Năm 2006 năm 2007 Năm 2008 Nhóm hệ số phản ảnh khả năng độc lập tài chính 1 Hệ số nợ 0.65 0.64 0.73 0.83 2 Tỷ suất tự tài trợ 0.35 0.36 0.27 0.17 3 Vốn lưu động thường xuyên 1.29 1.40 1.22 1.08 Nhóm hệ số về khả năng thanh toán 4 Hệ số thanh toán tổng quát 1.53 1.56 1.36 1.21 5 Hệ số thanh toán ngắn hạn 1.29 1.40 1.22 1.08 6 Hệ số thanh toán nhanh 0.10 0.40 0.65 0.18 7 Hệ số thanh toán lãi vay 2.32 2.55 1.44 Hệ số phản ánh hiệu quả hoạt động 8 Vòng quay vốn lưu động 1.81 1.99 1.99 1.89 9 Vòng quay hàng tồn kho 3.89 3.18 3.66 1.78 10 Hệ số quay vòng các khoản phải thu 3.35 6.35 18.82 30.00 11 Chỉ số sử dụng tài sản 1.81 1.93 1.69 1.54 Nhóm hệ số về khả năng sinh lời 12 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 2% 2.14% 1.86% 1.09% 13 ROE 18% 10.26% 10.59% 8.74% 14 ROA 3.69% 2.82% 1.51% Nguồn: phòng dự án ngân hàng TMCP Bắc Á Nhận xét: Khả năng độc lập tài chính: Trong tài chính công ty, mức độ sử dụng nợ để tải trợ cho hoạt động công ty được gọi là đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chínhcó tính 2 mặt: một mặt giúp gia tăng lợi nhuận cho công ty, nhưng mặt khác lại làm gia tăng rủi ro cho các chủ nợ. Chính bởi vậy nếu đứng về khía cạnh của ngân hàng thì công ty có hệ số nợ qua các năm tăng dần sẽ dẫn đến rủi ro khả năng trả nợ thấp. Mặt khác, vốn lưu động của công ty trong 3 năm gần đây liên tục sụt giảm (do các khoản nợ ngắn hạn liên tục tăng),điều này đồng nghĩa với khả năng độc lập về tài chính của công ty không thực sự tốt hay nói cách khác là các hoạt động của công ty ngày càng phụ thuộc vào nguồn ngân sách từ các khoản vay,như đã nói ở trên, điều này tiềm ẩn rủi ro về khả năng trả nợ cho ngân hàng. Khả năng thanh toán: Trong các chỉ số về khả năng thanh toán, khả năng thanh toán nhanh của công ty khá thấp, năm 2006 hệ số này là 0.40, năm 2007 là 0.65 và trong năm 2008 là 0.18. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp không có những tài sản có tính thanh khoản cao, rễ chuyển đổi thành tiền, và nếu chủ nợ đòi tiền thì công ty sẽ không đủ khả năng thanh khoản nhanh để chi trả mà sẽ buộc phải thanh lý hàng tồn kho. Ngoài ra, hệ số về khả năng trả lãi của LACHEMCO cũng giảm mạnh so với năm 2007, có nhiều nguyên nhân như biến động mạnh về lãi suất, tỷ giá và các tỷ lệ trích lập dự phòng. Tuy nhiên, với chính sách hỗ trợ tín dụng của nhà nước trong năm 2009, khả năng hệ số này sẽ tốt lên cũng như doanh nghiệp sẽ có khả năng trả nợ cũng như trả lãi cao hơn. Nhìn chung, hệ số thanh toán tổng quát của doanh nghiệp thấp và có xu hướng giảm dần (do đặc thù công ty hoạt động trong lĩnh vực phân bón và cá hoá chất dung trong nông nghiệp nên giá trị hang tồn kho sẽ lớn), tuy nhiên tỷ số trên vẫn lớn hơn 1 chứng tỏ công ty vẫn hoàn toàn có khả năng trả nợ và lãi cho các chủ nợ. Khả năng sinh lời: Các tỷ lệ về khả năng sinh lời của doanh nghiệp rất thấp, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu giảm từ 2.14% xuống còn 1.09%. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công,chi phái vận chuyển tăng mạnh trong 3 năm trở lại đây khiến lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Doanh nghiệp cần nâng cao khả năng quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như cần có các chính sách hợp lí nhằm giảm thiểu các chi phí cũng như cần có một chiến lược về chu kì nhập nguyên vật liệu hợp lí nhằm chủ động đối phó với các biến động của thị trường trong năm 2009.. Chu kỳ sản xuất kinh doanh: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động doanh nghiệp năm 2007 và 2008 lần lượt là 1,99 vòng (tương ứng với 183 ngày) và 1.89 vòng (tương ứng với 193 ngày) như vậy tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2008 chậm hơn năm 2007 0,1 vòng tương ứng với tăng thời gian luân chuyển lên 10 ngày chứng tỏ doanh nghiệp đang gặp khó khăn về quản lý hoạt động sản xuất. Số ngày 1 vòng quay của các khoản phải thu được cải thiện từ 19 ngày năm 2007 xuống 12 ngày năm 2008. Nhận xét chung: Nhìn chung tình hình tài chính của công ty lành mạnh, hoạt động kinh doanh phát triển và có hiệu quả, doanh thu tăng trưởng trong các năm gần đây.Tuy nhiên giá trị gia tăng trên sản phẩm chưa được cải thiện cũng như công tác quản lý chi phí chưa thực sự hiệu quả cộng với những biến đổi mạnh về thị trường nguyên liệu đầu vào đã khiến cho lợi nhuận của công ty bị giảm so với những năm trước. Điều này đặt ra vấn đề về vai trò của nghiệp vụ “dự đoấn” (prevision) thị trường trong dài hạn. Hiện nay, công ty đang tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ và mở rộng sản xuất theo hướng hiện đại. Doanh thu và lợi nhuận của công ty có thể sẽ tăng trưởng tốt hơn trong những năm tiếp theo. Về tình hình quan hệ tín dụng: Tính đến thời điểm 28/02/2009 Khách hàng có tổng dư nợ là 381.323 triệu VNĐ và 1.010.810 USD. Như vậy tổng dư nợ (đã quy đổi) của khách hàng hiện nay là: 399 tỷ đồng.Trong quá trình quan hệ tín dụng với các TCTD, theo đánh giá trên CIC khách hàng không có dư nợ không đủ tiêu chuẩn. Như vậy về tình hình dư nợ của khách hàng là khá tốt, có uy tín tại các tổ chức tín dụng. Quan hệ với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á: Đây là lần đầu tiên đơn vị thiết lập quan hệ tín dụng với ngân hàng. Phân tích nhu cầu vốn lưu động của Công ty: Căn cứ theo bảng cân đối kế toán và báo cáo nhanh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2008 như sau: Tại thời điểm 31/12/2008 giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp là: 1338 tỷ đồng. Giá trị các khoản phải thu là: 169 tỷ đồng. Giá trị các khoản phải trả là: 287 tỷ đồng. Vốn thương mại doanh nghiệp chiếm dụng là: (Giá trị các khoản phải trả – giá trị các khoản phải thu) = 118 tỷ đồng Vốn chủ sở hữu + Vay trung dài hạn = 348.3 tỷ đồng Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: 211.65 tỷ đồng Như vậy vốn chủ sở hữu tham gia vào vốn lưu động = (Vốn chủ sở hữu + vay dài hạn – TSCĐ &ĐTDH) = 136.6 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán thực = Giá vốn hàng bán - Chênh lệch vốn chiếm dụng = 2.377-118 = 2.259 tỷ đồng. Dự đoán trong năm 2009,Chi phí sản xuất sẽ còn tiếp tục tăng so với cùng kì năm 2008 do Trung quốc(một trong những nhà cung cấp nguyên liệu lớn nhất thế giới) đang có chính sách hạn chế xuất khẩu khiến giá các nguyên liệu thô :than đá, các loại nguyên liệu cho sản xuất phân như Kali,urê… đều sẽ tăng mạnh chính bởi vậy, giá vốn hàng bán cũng sẽ tỷ lệ thuận và khả năng sẽ trong biên độ tăng 8-10% . Dự đoán tôc độ tăng trưởng của công ty trong năm 2009 sẽ tiếp tục khoảng 10%/năm do tác động từ nền kinh tế. Vậy giá vốn hàng bán trong kỳ sản xuất tới = 2800 tỷ đồng Vòng quay vốn lưu động năm 2008 là 1.89 vòng. Sang năm 2009 dự tính vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp tăng lên 2 vòng do việc quản lý vốn có hiệu quả hơn. Nhu cầu vốn lưu động = Giá vốn hàng bán dự kiến/Số vòng quay vốn lưu động = 2800 tỷ đồng /2 vòng = 1400 tỷ đồng. Nhu cầu vốn lưu động cần vay là: (Nhu cầu vốn lưu động - Vốn tự có và coi như tự có) = 1400 tỷ - 136 tỷ = 1264 tỷ.. Phân tích rủi ro, vấn đề Khó khăn, rủi ro Khó khăn về nguồn nguyên vật liệu (đầu vào): Nguồn nguyên liệu của Công ty ngoài mua trong nước từ Công ty XNK Hà Anh, hiện công ty chủ yếu nhập khẩu từ một số nước như UK, Thuỵ Điển, Singapore…. Nếu trong trường hợp khách hàng chậm cung cấp hay do nguồn nguyên liệu từ bên đối tác suy yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ sản xuất và cung cấp sản phẩm đúng thời hạn cho khách hàng. Nhận xét: Qua tìm hiểu của cán bộ dự án nhận thấy Công ty Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao có đầy đủ tư cách pháp nhân để vay vốn tại NASB. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây tuy bị ảnh hưởng bởi suy thoái và lạm phát nhưng vẫn giữ được mức lợi nhuận dương, có những bước tăng trưởng đáng kể về doanh thu . Có uy tín lâu năm trên thị trường trong nước. Thực trạng sản xuất và phương án kinh doanh trong thời gian tới cho thấy khả năng kinh doanh của Công ty khá ổn định, có thể mở rộng quy mô và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Đội ngũ quản lý của Công ty là những người có trình độ, nhiều kinh nghiệm và có mối quan hệ rộng trong lĩnh vực Công ty đang kinh doanh. Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm phân bón và háo chất phục vụ ngành nông nghiệp, đây là các sản phẩm thiết yếu khi mà nước ta đang đẩy mạnh xuất khẩu lương thực ra thị trường thế giới. Với vòng quay vốn khoảng trên 2 lần/năm cho thấy chu kỳ sử dụng vốn của công ty khoảng 6 tháng/kỳ. Tóm lại, Phòng Dự án đánh giá khá tốt tư cách của khách hàng, kinh nghiệm cũng như khả năng kinh doanh của khách hàng. DN có khả năng thực hiện phương án kinh doanh. Giới thiệu dự án vay vốn: Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo - mở rộng nhà máy sản xuất Urê Sự cần thiết phải xây dựng Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo - mở rộng nhà máy sản xuất Urê - Thứ nhất: Nước ta sẵn có nguồn than - nguyên liệu cho sản xuất Urê rất dồi dào. Nhu cầu về Urê cho sản xuất nông nghiệp khoảng 2,5 triệu tấn/năm. Hiện tại, sản lượng sản xuất của hai nhà máy trong nước (Đạm Hà Bắc và Đạm Phú Mỹ) mới đạt 900 ngàn tấn. hai nhà máy đang trong quá trình xây dựng (Đạm Cà Mau và Đạm Ninh Bình) có công suất khoảng 1,26 triệu tấn, dự kiến 2012 sẽ hoàn thành. Như vậy thiếu khoảng 340 ngàn tấn so với nhu cầu. Để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, chủ động nguồn Urê đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích các nguồn lực đầu tư sản xuất phân bón nói chung và Urê nói riêng. - Thứ hai: Thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ và Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) triển khai thực hiện Nghị quyết số 37/NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010, Bộ Công nghiệp đã xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Hóa chất Việt Nam đến năm 2010, có tính đến năm 2020 (Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 26/12/2005), trong đó có dự án đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất Urê thuộc Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao - Thứ ba: Với mục tiêu không ngừng ổn định và phát triển, trong kế hoạch 5 năm từ 2006-2010, Công ty đã đề ra mục tiêu đầu tư mở rộng nâng cao năng lực sản xuất Urê và cải tạo chuyển đổi nguồn nguyên liệu cho dây chuyền hiện có từ sử dụng than cục sang than cám nhằm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng, hiệu quả và giảm thiểu ô nhiễm môi trường Các nội dung cơ bản của dự án Nội dung: Đầu tư xây dựng thêm một dây chuyền sản xuất Urê mới kết hợp với cải tạo dây chuyền sản xuất Urê hiện có Quy mô - Sản phẩm Urê: 500.000 tấn/năm, trong đó dây chuyền hiện có sau cải tạo là 180.000 tấn/năm, dây chuyền mới 320.000 tấn/năm. - Sản phẩm trung gian Amoniac lỏng: 300.000 tấn/năm, trong đó dây chuyền hiện có sau cải tạo là 108.000 tấn/năm, dây chuyền mới 192.000 tấn/năm Chất lượng sản phẩm - Urê đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2619:1994 - Amoniac đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2613:1993 Diện tích đất sử dụng: 29 ha Vị trí mặt bằng xây dựng dự án: tiếp giáp phía Bắc nhà máy hiện có. Công nghệ sử dụng Các công nghệ sử dụng cho các công đoạn chính của dây chuyền sản xuất là: + Công nghệ khí hóa than cám Shell (Hà Lan). + Công nghệ tổng hợp NH3 của Topsoe (Đan Mạch) + Công nghệ tổng hợp Urê của Snamprogetty (Ý). Mức độ công nghệ tiến tiến, hiện đại và đã được thương mại hóa rộng rãi trên thế giới, đảm bảo thân thiện môi trường. Nguyên, nhiên vật liệu chính: Sử dụng nguyên, nhiên liệu trong nước là loại than cám antraxit (dự kiến mua của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam), gồm các loại: than cám 4a, 4b và than cám 5. Thời gian thực hiện dự án: 48 tháng kể từ ngày dự án được phê duyệt, thời gian xây dựng: 36 tháng. Đời dự án: 25 năm vận hành, trong đó năm đầu huy động 70% công suất, năm thứ hai huy động 90% công suất, từ năm thứ 3 trở đi huy động 100% công suất. Lao động sử dụng: 2.000 người, trong đó sử dụng lao động hiện có 1850 người, tuyển mới 150 người. Mức lương dự kiến 410 USD/người/tháng Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án - Hiệu quả kinh tế theo tính toán cho kết quả sau: TT Tên chỉ tiêu Dự án Ghi chú 1 IRR (%) 10,002 2 NPV (USD) 40.287.328 r = 8,82% 3 Thời gian hoàn vốn giản đơn (năm) 11,58 4 Hệ số trả nợ bình quân 1,5 - Hiệu quả xã hội: Dự án đi vào hoạt động sẽ cung cấp lượng Urê và một số sản phẩm hoá chất đáp ứng nhu cầu trong nước thay thế hàng nhập khẩu, giảm chi phí ngoại tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn than sẵn có trong nước, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, phát triển kinh tế xã hội cho ngành và các địa phương liên quan. Các dòng tiền khi xây dựng dự án Xác định dòng tiền ra của dự án Dòng tiền ra đối với dự án cải tạo - mở rộng nhà máy Urê cụ thể gồm: - Các khoản chi liên quan đến hình thành tài sản cố định của Dự án (tổng mức đầu tư tài sản cố định): các khoản chi phí xây dựng công trình; chi phí mua sắm thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình; chi phí khác; chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình. - Vốn đầu tư để hình thành vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho dự án khi dự án đi vào hoạt động là số vốn đầu tư vào mua sắm tài sản lưu động thường xuyên cần thiết ban đầu đưa dự án vào hoạt động.. Xác định khoản chi liên quan đến hình thành tài sản cố định * Căn cứ xác định dòng tiền ra của Dự án: - Chi phí xây dựng và mua sắm thiết bị căn cứ vào một dự án tương tự đã được thực hiện trong thời gian gần đây của một số Công ty ở Trung Quốc (theo giá thị trường thế giới), và đơn giá xây dựng tại thị trưởng Việt Nam. - Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư căn cứ vào: vị trí, diện tích xây dựng dự án; các văn bản quy định, hướng dẫn của Nhà nước về vấn đề này; và số liệu điều tra sơ bộ về tình trạng đất đai, hoa màu, hộ dân và tài sản kiến trúc trên đất. - Chi phí quản lý dự án tính theo quy định của nhà nước. - Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình và chi phí khác: tham khảo chi phí tư vấn hoặc theo báo giá của một số nhà tư vấn nước ngoài; theo văn bản hướng dẫn của nhà nước; một số là tạm tính. - Lãi vay trong thời gian xây dựng: tính theo lãi suất hiện hành của các nguồn vốn dự kiến lựa chọn (nội dung này được trình bày chi tiết ở phần sau) và tiến độ giải ngân cụ thể của dự án trong 3 năm xây dựng: + Năm thứ nhất xây dựng: 30% tổng mức đầu tư tài sản cố định; + Năm thứ hai xây dựng: 50% tổng mức đầu tư tài sản cố định; + Năm thứ ba xây dựng: 20% tổng mức đầu tư tài sản cố định; - Chi phí dự phòng được tính theo văn bản hướng dẫn của nhà nước: + Đối với dự phòng cho khối lượng phát sinh bằng 5% tổng chi phí xây dựng, thiết bị, bồi thường giải phóng mặt bằng, quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác. + Dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng 3 năm: tính bằng (tổng mức đầu tư – lãi vay trong thời gian xây dựng) nhân với chỉ số giá xây dựng bình quân năm 2005, 2006, 2007, 2008 là 5%. Kết quả tính toán tổng tiền cần bỏ ra để hình thành nên tài sản cố định đối với dự án được nêu bảng sau: Bảng 1.8: Tổng tiền cần bỏ ra để hình thành nên tài sản cố định đối với dự án TT Hạng mục Vốn đầu tư (USD) Ghi chú 1 Tổng chi phí đầu tư xây dựng công trình 342.620.074 1.1 Chi phí xây dựng công trình 70.980.602 1.2 Chi phí thiết bị 190.927.967 1.3 Chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư 3.298.163 1.4 Chi phí quản lý dự án 993.752 1.5 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 36.817.264 1.6 Chi phí khác 6.990.082 1.7 Chi phí dự phòng đầu tư 32.612.243 2 Lãi vay trong thời gian xây dựng công trình (Bao gồm chi phí dự phòng) 38.042.693 ** Tổng cộng đầu tư tài sản cố định 380.662.767 Xác định vốn đầu tư để hình thành vốn lưu động * Vốn lưu động được xác định trên cơ sở: - Vốn lưu động dự trữ hàng tồn kho cần thiết gồm: + Nguyên, nhiên vật liệu để sản xuất sản phẩm Urê gồm: than cám 4a, 4b và 5, đá vôi, dầu Fo, bao bì, các loại hóa chất, phụ tùng, công cụ, dụng cụ và vật liệu phụ khác, trong đó + Nhu cầu vốn sản phẩm dở dang: + Nhu cầu vốn chi phí trả trước bình qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26525.doc
Tài liệu liên quan