MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BA ĐÌNH .2
1.Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh 2
2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh 2
2.1. Giam đốc 3
2.2. Phó Giam đốc 3
2.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng trong chi nhánh .4
3. Tình hình hoạt động đầu tư phát triển của chi nhánh 7
3.1. Định hướng của chi nhánh .7
3.2. Mục tiêu của chi nhánh .8
3.3. Lĩnh vực hoạt động 8
3.4 Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của chi nhánh .9
3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh những năm gần đây .12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BA ĐÌNH .17
1. Quy định của chi nhánh Ngân hàng đối với hình thức vay vốn .17
1.1. Đối với vay ngắn hạn .17
1.2. Đối với trung và dài hạn . .18
2. Thẩm quyền về thời hạn vay vốn tại chi nhánh . .19
2.1. Đối với vay ngắn hạn . .19
2.2. Đối với vay dài hạn .19
3. Công tác thẩm định dự án vay vốn tại chi nhánh 19
3.1. Các căn cứ, cơ sở thẩm định . 19
3.2. Quy trình thẩm định dự án vay vốn .19
3.3. Tổ chức thẩm định dự án vay vốn 21
3.4. Phương pháp thẩm định dự án vay vốn 22
3.5. Nội dung thẩm định dự án vay vốn .23
Minh họa nội dung thẩm định dự án vay vốn .31
3.6. Những kết quả đạt được và những vấn đề tồn tại trong công tác thẩm định dự án vay vốn của chi nhánh .45
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BA ĐÌNH.56
1. Nâng cao chất lượng của công tác thu thập thông tin trong thẩm định dự án đầu tư .57
2. Nâng cao trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ thẩm định 61
3. Về công tác tổ chức cán bộ .62
4. Lập ra quỹ thẩm định .63
KẾT LUẬN .64
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 65
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2419 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương chi nhánh Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để ước tính số lao động cần dùng, yêu cầu về kỹ năng, bậc thợ và trình độ quản lý.
Thẩm định về kế hoạch triển khai của dự án
Đây là khâu quan trọng trong thẩm định về phương diện kỹ thuật. Một công trình đầu tư bao gồm nhiều hạng mục khác nhau, quá trình thực hiện xây lắp đòi hỏi một trình tự thời gian nhất định để đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ thuật.
3.5.3. Thẩm định về mặt tài chính của dự án:
Thẩm định về tổng vốn đầu tư của dự án
Xác định dòng tiền dự kiến hàng năm (tháng, quý…)
Dòng tiền ròng = Thu nhập trong kỳ - chi phí trong kỳ
NCFi = Bi - Ci
Thu nhập trong kì (Bi): Gồm tất cả các khoản thu của dự án như doanh thu bán hàng, vốn đi vay, tiền thu của các hoạt động khác…
Chi phí trong kì (Ci) : Gồm tất cả các khoản chi phí như: chi vốn đầu tư, chi vốn lưu động thường xuyên, trả gốc và vốn vay ngân hàng.
Tính toán chỉ tiêu chi phí vốn của dự án
Để tính được các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, đặc biệt là những chỉ tiêu hiệu quả tài chính có chiết khấu, ta cần tính được chi phí sử dụng vốn bình quân.
Trong đó : Ik là số vốn đầu tư của nguồn vốn thứ k
rk là lãi suất tương ứng của nguồn vốn đó
m là số nguồn vốn huy động được cho dự án
Tính toán chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (the Payback Period)
Khái niệm : Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian cần thiết để cho thu nhập ròng từ dự án vừa đủ bù đắp số vốn đầu tư ban đầu.
Thời gian hoàn vốn được tính theo hai cách : Thời gian hoàn vốn giản đơn (không có chiết khấu) và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
Thời gian hoàn vốn giản đơn
Công thức:
Trong đó T: thời gian hoàn vốn giản đơn.
Chỉ tiêu này cho phép tính toán nhanh nhưng xét đến giá trị thời gian của đồng tiền nên tính chính xác thấp.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu
Công thức:
Ý nghĩa : T cho ta biết sau bao lâu dự án sẽ có thu nhập đủ bù chi phí vốn đầu tư. Đối với hoạt động đầu tư, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường đầy biến động và rủi ro thì thu hồi nhanh vốn đầu tư là vấn đề được chủ đầu tư và ngân hàng rất quan tâm.
Ưu điểm:
Dễ xác định.
Độ tin cậy tương đối cao – Thời gian hoàn vốn là những năm đầu khai thác, mức độ rủi ro ít hơn những năm sau. Các số liệu dự báo đối với các năm đầu đạt độ tin cậy cao hơn so với các năm sau.
Chỉ tiêu này giúp nhà đầu tư thấy rõ đến bao giờ thì vốn có thể được thu hồi, do đó họ có thể quyết định có nên đầu tư hay không. Chỉ tiêu này được các doanh nghiệp vừa và nhỏ (thiếu vốn, đoản vốn), các nước chậm phát triển quan tâm nhiều vì khả năng tài chính và dự báo thị trường kém.
Nhược điểm:
Không cho biết thu nhập lớn sau khi hoàn vốn. Đôi khi một phương án có thời gian hoàn vốn dài, nhưng thu nhập về sau lại cao hơn thì vẫn có thể là phương án tốt.
Phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu. Nếu lãi suất càng lớn thì thời gian hoàn vốn càng dài và ngược lại. vì vậy cần phải chọn lãi suất chiết khấu sao cho phù hợp với từng dự án trên cơ sở tính toán chi phí sử dụng vốn của từng dự án.
Tính chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn đầu tư - ROI (Return on Investment).
Chỉ tiêu ROI cho ta biết một đồng vốn đầu tư cho dự án được mấy đồng lợi nhuận sau thuế. ROI là chỉ tiêu biểu hiện khả năng sinh lời của vốn đầu tư cũnh như của dự án nói chung.
Công thức:
Trong đó: I: tổng vốn đầu tư ban đầu.
Pr: Lợi nhuận sau thuế hàng năm.
ROI khi tính xong được so sánh với ROI của các doanh nghiệp, các dự án khác cùng ngành nghề và lĩnh vực.
Tính chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng - NPV (Net Present Value).
Chỉ tiêu NPV cho ta biết quy mô tiền lời của dự án sau khi đã hoàn đủ vốn. Khi tính toán chỉ tiêu này cũng dựa trên cơ sở giá trị hiện tại, tức là phải xét đến chiết khấu.
Công thức:
Trong đó: n: thời hạn đầu tư hoặc thời gian hoạt động của dự án (năm).
i : năm thứ i.
Bi: khoản thu hồi ròng của năm thứ i.
Ci: Vốn đầu tư thực hiện tại năm thứ i.
r : lãi suất chiết khấu.
Vì NPV cho ta biết tổng giá trị hiện tại thu hồi ròng sau khi đã hoàn vốn nên:
Nếu NPV > 0 dự án có lời, có thể đầu tư.
Nếu NPV = 0 dự án chỉ hoà vốn
Nếu NPV > 0 dự án lỗ.
NPV càng lớn càng có lợi, vì vậy nếu có hai dự án cần so sánh thì dự án nào có NPV lớn hơn sẽ được chọn. Trường hợp có nhiều ds thì ta chọn ds có giá trị hiện tại ròng tối đa (max NPV).
Ưu điểm :
Phản ánh hiệu quả của việc đầu tư về phương diện tài chính.
Nhược điểm:
- Phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu r càng lớn thì NPV càng nhỏ và ngược lại. Do đó, cần chọn lãi suất chiết khấu sao cho phù hợp với từng dự án, trên cơ sở tính toán chi phí sử dụng vốn của từng dự án.
-
NPV cho biết khả năng sinh lợi của dự án dưới tác động của lãi suất chiết khấu. Nói một cách khác, nó không cho ta biết được tỷ lệ sinh lợi (lãi suất) mà bản thân dự án có thể tạo ra được.
Tính tỷ suất thu hồi nội bộ - IRR (Internal Rate of Return).
Khái niệm: IRR là lãi suất chiết khấu r mà ứng với nó tổng giá trị hiện tại thu hồi ròng bằng tổng giá trị hiện tại chi phí (tức NPV = 0).
Công thức:
Cách xác định IRR:
Chọn suất chiết khấu r1, thường lấy bằng lãi suất vay vốn, ta tính được NPV1.
Chọn suất chiết khấu r2 để NPV2 < 0 tính được NPV2.
Sao cho r2 > r1 và r2 – r1 £ 5%
Tacó:
Chỉ tiêu IRR cho biết lãi suất mà bản thân dự án có thể mang lại cho nhà đầu tư. IRR càng lớn càng tốt. Nếu có hai hoặc nhiều dự án cần so sánh thì dự án nào có IRR tối đa (max IRR) sẽ được lựa chọn.
Nếu IRR < r; dự án sẽ không đủ tiền để trả nợ.
Nếu IRR = r: dự án chỉ vừa đủ tiền để trả nợ, nhà đầu tư không có lợi gì.
Nếu IRR > r: lúc này nhà đầu tư không những có thể trả được nợ mà còn có lợi.
Xác định điểm hoà vốn của dự án (Break Even Point Analysis)
Khái niệm: Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ trang trải các khoản chi phí phải bỏ ra.
Xác định điểm hoà vốn:
Gọi: X - số lượng sản phẩm bán ra (cái)
a - giá bán một đơn vị sản phẩm (đồng/cái)
b - biến phí tính cho một đơn vị sản phẩm (đồng)
c- định phí (đồng)
Sản lượng hoà vốn:
Doanh thu hoà vốn:
x1 x2 xhv
Doanh thu
Y = aX
Lãi
Y = bX + c
bX
E
c
Sản lượng
Lỗ
Đồ thị điểm hoà vốn
Biểu đồ 2.2: Điểm hòa vốn
Minh hoạ nội dung thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh:
Đầu tư và mở rộng năng lực sản xuất ôtô khách của công ty cơ khí A thuộc Tổng công ty cơ khí GTVT-Bộ Giao thông vận tải
Giới thiệu chung về công ty cơ khí A.
Bảng 2.1: Bảng hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây:
Đơn vị: đồng
Stt
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
I
Tình hình vốn và ts
1
Nguồn vốn kd
7.936.900.515
8.147.895.382
8.147.995.382
Vốn cố định
7.493.364.795
-
7.669.013.682
Vốn lưu động
443.625.720
-
478.881.700
2
Tài sản cố định
-
-
-
Nguyên giá TSCĐ
12.094.518.996
12.491.331.796
12.924.606.729
Ngân sách cấp
-
-
-
Vốn tự có
-
-
-
Hao mòn TSCĐ
6.406.521.633
6.998.681.643
7.449.681.643
Giá trị còn lại
5.687.997.363
5.492.653.153
5.475.925.086
Thực trích khấu hao
-
-
-
Mức đạt
-
-
-
II
Lợi nhuận và nghĩa vụ với Nhà nước
Thuế doanh thu
260.000.000
1.960056.465
2.835.152.168
Thuế lợi tức
300.000.000
Thu trên vốn
203.000.000
68.061.903
125.000.000
Tiền thuê đất
80.000.000
100.000.000
90.000.000
Số thuế dn còn nợ
255.299.031
323.307.732
46.811.865
III
Kết quả SXKD
1
Gtrị tổng sản lượng
37.971.000
2
Doanh thu
34.914.382.977
28.241.786.465
30.987.201.578
Giá vốn hàng bán
27.384.792.939
22.881.247.711
23.957.591.203
Lợi nhuận trc thuế
1.053.785.000
174.848.200
619.530.000
Lợi nhuận sau thuế
790.338.750
131.136.150
464.647.500
3
Các quỹ của dn
Quỹ khen thưởng
99.267.730
115.912.530
44.022.530
Quỹ phúc lợi
159.887.533
23.381.855
2.231.918
Quỹ phát trỉên KD
447.655.560
535.189.196
672.512.890
IV
Tình hình công nợ
Dư nợ ngắn hạn
Dư nợ dài hạn
Các khoản phải thu
9.353.412.662
21.741.164.814
20.288.911.451
Các khoản phải trả
35.452.179.099
(Nguồn tài liệu báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cơ khí A).
Nhìn chung doanh thu của các năm là tương đối ổn định. Năm 2008 có thấp hơn năm 2007 nhưng tỷ lệ vẫn cao. Điều này cho thấy hoạt động SXKD của công ty là có hiệu quả. Doanh nghiệp đã biết điều tiết và tiết kiệm các khoản chi phí về nguyên nhiên vật liệu, chi phí quản lý.
Bảng 2.2: Bảng cơ cấu vốn của công ty cơ khí A
Đơn v ị: %
Năm
2006
2007
2008
TSCĐ/Tổng TS
15
18
26
TSLĐ/Tổng TS
85
82
74
(Nguồn tài liệu:Báo cáo cơ cấu nguồn vốn do công ty cơ khí A lập.)
Có thể nhận thấy một cách rõ ràng rằng: Giá trị TSCĐ của công ty là thấp so với quy mô hoạt động SXKD của công ty. Chính vì vậy dự án cải tạo và mở rộng công ty cổ phần cơ khí A là rất cần thiết.
Mục đích đầu tư:
Đầu tư xây dựng mở rộng năng lực sản xuất ôtô khách.
Quy mô công suất :500 xe/năm
Sản phẩm chủ yếu :Xe ca loại 25-30 chỗ ngồi
Xe ca loại 46-50 chỗ ngồi
Các hạng mục đầu tư: Xây dựng mở rộng mặt bằng nhà xưởng
Đầu tư bổ sung thiết bị công nghệ
Tổng vốn đầu tư cho dự án :27.780 triệu đồng.
Trong đó: Xây lắp :8.580 triệu đồng
Thiết bị :19.200 triệu đồng
Nguồn vốn
Vốn vay+vốn huy động từ nguồn khác :26780 triệu đồng
Thời gian hoàn vốn đầu tư: 10năm
Đối với dự án vay vốn như trên thì chi nhánh thẩm định như sau:
Thẩm định tư cách pháp nhân của doanh nghiệp vay vốn:
Quyết định thành lập doanh nghiệp 1041/QĐ/TCCB-LĐ ngày 27/5/1993 của Bộ Giao thông Vận tải về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước Nhà máy ôtô X trực thuộc liên hiệp xí nghiệp cơ khí GTVT.
Quyết định đổi tên doanh nghiệp Nhà nước số 1465/QĐ/TCCB-LĐ ngày 15/6/1996 của Bộ Giao thông Vận tải về việc đổi tên Nhà máy cơ khí ôtô X thành công ty cơ khí A trực thuộc Tổng công ty cơ khí GTVT.
Công ty cơ khí ôtô có giấy phép đăng ký kinh doanh số 108863 ngày 18/6/1993 do Trọng tài kinh tế Thành phố Hà nội cấp.
Là một doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước,hạch toán độc lập,công ty cơ khí A có đủ pháp nhân vay vốn.
2) Thẩm định hồ sơ xin vay:
Dự án khả thi”Đầu tư mở rộng năng lực sản xuất ôtô khách”với quyết định phê duyệt dự án số119/2008-KHĐT ngày 30 tháng 11 năm 2008 của chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cơ khí GTVT . Nội dung cụ thể như sau:
Chủ đầu tư :Công ty cơ khí A
Địa điểm :Số 10 Trường Chinh
Quy mô: công suất 500xe/năm(sản phảm chủ yếu là xe ca loại 25-30 CN và 46-50 CN
Tổng vốn đầu tư :27.780.000.000 đồng
Thiết bị:19.200.000.000 đồng
Xây lắp : 8.580.000.000 đồng
Đơn xin vay vốn đầu tư phát triển kiêm kế hoạch rút vốn và trả nợ của công ty cơ khí X ngày 15-1-2008.
Tổng số tiền xin vay:26.780.000.000(hai mươi sáu tỷ, bảy trăm tám mươi triệu đồng)
Thời gian xin vay:114 tháng(9,5năm) ân hạn 9 tháng.
Lãi suất xin vay :0,78%/tháng.
Hình thức xin bảo đảm tiền vay:Thế chấp,cầm cố tài sản hình thành từ vốn vay và các tài sản hợp pháp khác.
Sau khi xem xét dự án khả thi, bên thẩm định có ý kiến như sau:
Về hồ sơ pháp lý: Hồ sơ do chi nhánh gửi lên để xem xét dự án là bản photo copy(không có công chứng)
Về mục đích đầu tư :
Thị trường ôtô trở khách hiện nay tại thủ đô còn thiếu, giá thành xe nhập ngoại cao, do vậy các cơ quan kinh doanh xe khách gặp nhiều khó khăn. Sản phẩm dự kiến đầu tư của dự án là xe ôtô trở khách từ 25-30 chỗ và loại 45-50 chỗ, khí A.àng và phiên báo giáhì chi nhánh thẩm định như sau: máy nhập ngoại vỏ gia công tại công ty sẽ đáp ứng được sản phẩm chất lượng ngoại nhưng giá thành nội.
Tổng mức vốn đầu tư cho 1 DA để đạt được sản phẩm có chất lượng tốt như vậy là phù hợp với thực tiến của công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Như vậy mục đích đầu tư dự án là hợp lý
3) Thẩm định về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của công ty cơ khí A:
Về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Dựa trên số liệu báo cáo tài chính năm 2006,2007,2008 ta thấy:
Về kết quả kinh doanh :
Bảng 2.3: Báo cáo tài chính doanh nghiệp
Đơn vị :triệu đồng
STT
CHỈ TIÊU
2006
2007
2008
1
Tổng doanh thu
35.126
28.242
30.987
2
Doanh thu thuần
34.914
28.242
30.987
3
Lợi nhuận từ hoạt động SXKD
1.054
175
620
4
Tổng lợi nhuận trước thuế
1.054
175
620
5
Lợi nhuận sau thuế
790
131
465
Trong nhiều năm liên tục công ty cơ khí A đã có những bước đi đúng đắn,sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường, nên trong lúc ngành cơ khí nói chung của nước ta gặp nhiều khó khăn thì công ty cơ khí ôtô 1-5 hoạt động SXKD luôn có lãi, doanh thu năm sau cao hơn năm trước.
Tình hình thực hiện nhiệm vụ với ngân sách Nhà nước:
Bảng 2.4:Thực hiện nhiệm vụ ngân sách với Nhà nước
STT
Năm
Số thuế phải nộp
Số thuế đã nộp
1
2006
962.228.658
1.029.374.512
2
2007
2.507.499.624
2.439.490.925
3
2008
3.151.512.010
3.428.677.867
Doanh nghiệp đã thực hiện nộp nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước là đầy đủ và kịp thời, số nộp năm sau cao hơn năm trước.
Về tình hình tài chính của công ty cơ khí A:
Bảng 2.5: Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Đơn vị :VNĐ
Stt
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
A
TSLĐ và ĐTNH
17.942.226.840
26.955.888.989
37.238.954.707
I
Tiền
365.734.711
1.143.376.920
248.788.954
II
Các khoản PT
8.877.909.471
16.322.836.049
18.478.933.269
1
Phải thu của KH
8.184.077.346
12.499.048.928
14.181.066.418
2
Trả trc cho NB
626.203.990
3.763.527.107
4.058.373.377
3
Phải thu khác
67.628.135
60.260.014
239.493.514
III
Hàng tồn kho
8.180.084.040
7.994.152.385
16.700.254.302
1
NL,VL tồn kho
3.439.336.640
3.139.829.953
5.377.711.294
2
CC,DC tồn kho
8.885.397
14.761.616
11.684.131
3
CP SXKDDD
4.731.862.003
4.839.523.635
11.350.858.877
IV
Tài sản LĐ khác
518.498.618
1.088.812.092
1.810.978.182
1
Tạm ứng
501.509.536
406.711.543
1.810.978.182
2
Khoản thế chấp
16.989.082
5.947.278.777
1.000.000
B
TSCĐ và ĐTDH
5.687.997.363
5.497.278.777
7.980.122.893
I
TSCĐ
5.687.997.363
5.492.653.153
5.475.925.086
1
TSCĐ hữu hình
Nguyên giá
Giá trị HM luỹ kế
12.094.518.996
6.046.521.633
12.491.334.796
6.998.681.643
12.924.606.729
7.448.681.643
2
TSCĐ vô hình
II
Các khoản đầu tư tài chính DH
30.000.000
30.000.000
III
CP XDCB DD
424.625.624
2.474.197.807
Tổng tài sản
23.630.224.203
62.903.167.766
45.219.077.600
A
Nợ phải trả
14.740.843.641
23.949.652.659
36.221.278.730
I
Nợ ngắn hạn
13.288697.606
22.322.527.935
31.008.360.639
1
Vay ngắn hạn
8.194.852.618
14.095.769.181
22.169.679.827
2
Phải trả cho NB
3.379.396.706
5.276.841.031
4.794.248.902
3
NM trả tiền trc
768.060.600
2.005.067.860
3.577.987.327
4
Thuế và các khoản phải nộp
275.089.609
323.307.722
46.811.865
5
Phải trả CBCNV
291.707.950
354.692.740
35.215.657
6
Phải trả.phải nôp khác
379.590.123
266.849.401
384.417.061
II
Nợ dài hạn
1.441.136.360
1.554.024.360
4.443.818.460
1
Vay dài hạn
2.766.041.000
2
Nợ dài hạn khác
1.441.136.360
1.554.024.360
1.677.777.460
III
Nợ khác
11.009.675
73.100.364
769.099.631
Chi phí phải trả
11.009.675
73.100.369
769.099.631
B
NV chủ sở hữu
8.889.380.562
8.953.515.107
8.997.798.870
I
NV và quỹ
8.889.380.562
8.953.515.107
8.997.798.870
1
NVKD
7.972.246.495
8.147.895.382
8.147.895.382
2
Quỹ ĐTPT
535.189.190
8.147.895.382
672.512.890
3
Lãi chưa PP
535.189.190
131.136.150
4
Quỹ khen thưởng phúc lợi
381.944.877
139.294.150
46.254.448
Tổng nguồn vốn
23.630224.203
32.903.167.766
45.219.077.600
Bảng 2.6: Các hệ số đánh giá tình hình tài chính
STT
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
1
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
5%
0.62%
2%
2
Tỷ lệ TSCĐ/Tổng TS
24%
18%
18%
3
Tỷ lệ TSLĐ/Tổng TS
76%
82%
82%
4
Khả năng thanh toán NH
Khả năng thanh toán nhanh
135%
0.95
121%
0.92
120%
0.66
5
Tỷ lệ nợ phải trả /Tổng TS
62%
73%
80%
6
Tỷ lệ vốn CSH/Nợ phải trả
60%
37%
25%
Qua số liệu trên cho thấy tỷ trọng TSCĐ trong tổng tài sản là 24% năm 2006, 18% năm 2007 và năm 2008 là 18% còn thấp, mất cân đối, tỷ lệ này chưa tương xứng với một doanh nghiệp cơ khí. Doanhghiệp có nhu cầu vốn lưu động khá lớn để phục vụ cho SXKD, TSLĐ tập trung chủ yếu ở hàng tồn kho và phải thu khách hàng, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn.
Khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp có giảm từ 135% năm 2006 xuống 120% năm 2008, song đây vẫn là một tỷ lệ đảm bảo và ổn định. Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp là chưa cao, nhưng so với tình hình tài chính của một số công ty cơ khí hiện nay thì hệ số này là tương đối đảm bảo.
25% là tỷ lệ vốn CSH/Nợ phải trả tính tại thời điểm năm 2008 mặc dù có giảm so với tỷ lệ 60% tại thời điểm năm 2006 nhưng đây là một tỷ lệ khá cao so với các doanh nghiệp cơ khí nói riêng và các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế. Hàng năm doanh nghiệp có bổ sung được nguồn vốn kinh doanh để tăng trưởng sản xuất.
4) Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư:
Nhu cầu ôtô vận tải hành khách đến năm 2010.
Dự báo nhu cầu ôtô khách:
Căn cứ để dự báo nhu cầu ôtô sẽ áp dụng trong dự án này là số liệu trong báo cáo Chiến lược quốc gia phát triển GTVT đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 của bộ GTVT như sau:
Tăng trưởng hành năm 9.1% cho giai đoạn 2001-2010 và 7,8% cho giai đoạn 2010-2020.
Thay thế số ôtô phải thanh lý hàng năm là 5%(tức là ôtô có tuổi từ 20 năm trở lên)
Bên cạnh các yếu tố đó cần tính toán đến nhu cầu du lịch ngày càng tăng mạnh vì chế độ làm việc giảm xuống còn 5 ngày/tuần, khi công nghiệp du lịch được đẩy nhanh và cùng với chủ trương kích cầu của Nhà nước. Các yếu tố đó sẽ đóng góp phần đẩy nhanh nhu cầu đi lại trong phạm vi thành phố và ngoại ô, liên tỉnh từ đó nhu cầu mua sắm bổ sung ôtô khách sẽ tăng theo.
Nguồn cung cấp ôtô khách:
Trước đây nguồn cung cấp ôtô chủ yếu nhập từ Liên Xô cũ, hoặc nhập ôtô từ CHDC Đức(ôtôIFA-W50L)để tự đóng thành ôtô khách 46-50 chỗ ngồi. Số ôtô này hiện chiếm tới 70% tổng lượng ôtô đang lưu hành,sau một thời gian dài ngừng sản xuất vì không còn nguồn cung cấp ôtô chasi nên nguồn này không còn nữa. Chất lượng đóng ôtô cũng chưa đạt yêu cầu kỹ thuật trong tình hình thị trường hiện tại.
Một vài công ty liên doanh ôtô cũng đã thử lắp ôtô khách dạng CKD như IVECO,ôtô DAIWOO, ôtô MERCEDES-BENS...nhưng giá thành quá cao,chưa phù hợp với sức mua của thị trường.
Giá xe mà thị trường trong nước có thể chấp nhận chỉ ở mức 300 triệu đồng/ôtô25 CN và khoảng 400 triệu đồng/ôtô trên 466 CN(tương đương 20.000USDvà 28.000USD)
Nguồn nhập ôtô đã qua sử dụng của Hàn Quốc còn rất ít và giá cũng rất cao nên không phải là giải pháp tích cực và thị trường cũng khó chấp nhận.
Rõ ràng để có cơ sở vật chất đảm bảo cung cấp ôtô khách như đã nêu, Công ty cơ khí A cần phải đầu tư mở rộng sản xuất ôtô khách dạng IKD để đáp ứng nhu cầu của thị trường vận tải khách công cộng và chủ động phát triển công nghiệp đóng ôtô khách trong nước. Kinh nghiệm rút ra từ thực tế đóng ôtô khách trong thời gian qua đã giúp ta khẳng định được một điều cơ bản là công nghệ đóng ôtô khách là loại hình rất quen thuộc ở nước ta và đảm bảo sẽ đạt tỷ lệ nội địa hoá cao.
5)Thẩm định về phương diện thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Xuất phát từ thực tế nước ta tại các thành phố lớn và các tuyến đương huyết mạch, thì phương diện vận tải hành khách chiếm một tỷ trọng chưa cao (chỉ đáp ứng được nhu cầu 30-35% nhu cầu của xã hội về vận tải hành khách), chất lượng xe đã được cải thiện rất nhiều, tuy nhiên vẫn còn một số xe đã quá thời hạn sử dụng.Theo quyết định 890/1999QĐ-GTVT, Bộ GTVT quy định tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng ôtô trở khách nên nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách trong cả nước có nhu cầu mua sắm phương tiện mới (để thay thế và bổ sung). Theo số liệu thống kê của Cục Đường Bộ Việt nam trong thời hạn 3 năm(2006-2008)số lượng xe khách phải ngừng hoạt động do qua thời hạn được phép sử dụng và không bảo đảm chất lượng an toàn phục vụ là gần 1000 chiếc.
Thiếu phương tiện vận tải hành khách (xe khách) do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là do thiếu vốn để đầu tư mua sắm xe mới của Nhà nước cũng như các doanh nghiệp khác làm công tác vận tải hành khách. Thực tế trên thị trường hiện nay một số loại xe đang được tiêu thụ là DAWOO,MERCEDES-BENS,IVECO,HUYNDAI...,đây là một số loại xe do các công ty liên doanh lắp ráp trong nước dưới hình thức CKD với giá bán tuy đã hạ so với những năm trước nhưng vẫn còn khá cao chưa phù hợp với khả năng thanh toán của thị trường.
Như vậy hướng đầu tư lắp ráp xe khách của Công ty cơ khí A theo hướng chủ động của một công ty trong nghề, với giá bán dự kiến chỉ bằng50-60% giá bán của các hàng xe cùng kích cỡ (chỗ ngồi) xong vẫn đảm bảo theo đúng quy định về chất lượng do Nhà nước quy định là hướng đi phù hợp.
Trong chiến lược quốc gia phát triển GTVT đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 do Bộ giao thông vận tải đề ra thì:
Tăng trưởng hàng năm 9,1%cho giai đoạn 2001-2010 và khoảng 7,8% cho giai đoạn 2010-2020.
Thay thế ôtô thanh lý hàng năm khoảng 5%(tức là ôtô có tuổi đời trên 10 năm,so với số ôtô trên 12 chỗ hiện nay cả nước có khoảng gần 100.000 xe). Đây là nhân tố định hướng mang tính vĩ mô của Nhà nước .
Với nhu cầu của thị trường về xe ôtô vận tải hành khách trên, nhưng sức mua thực tế hiện nay của thị trừơng (khả năng thanh toán) còn bị hạn chế về giá cả, thì việc công ty cơ khí A tung ra thị trường loại xe khách đảm bảo chất lượng ngoại và giá cả nội hợp lý trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới là thời điểm thích hợp đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Giá thành xe hợp lý, giá bán chỉ bằng 50% đến 60%của các xe cùng loại trên thị trường, là do công ty đã tận dụng mặt bằng sẵn có, trình độ cán bộ, công nhânviên hịên có của công ty có khả năng đáp ứng tốt khi triển khai dự án và chi phí nhân công thấp..
Tóm lại,thị trường của dự án và khả năng thực hiện (nội lực) của doanh nghiệp là có, kết hợp với chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước trên con đường CNH-HĐH đất nước thì dự án”đầu tư mở rộng năng lực sản xuất ôtô khách” là một dự án có tính khả thi.
6) Thẩm định hiệu quả của dự án:
Sau khi xem xét bảng tính toán hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp và của chi nhánh, xuất phát từ nội dung của dự án ”Đầu tư mở rộng năng lực sản xuất ôtô khách của công ty cơ khí A” đã được phê duyệt, căn cứ vào các số liệu thực tế của dự án về chi phí sản xuất, lãi suất vay, nguồn vốn vay, về dự kiến mức tiêu thụ, dự kiến giá thành sản phẩm để tính toán cũng như phân tích, đánh giá theo bảng tính của chi nhánh có thể nhận thấy:
Dự án “Đầu tư mở rộng năng lực sản xuất ôtô khách”có tính khả thi, có hiệu quả nếu được triển khai đầu tư tại thời điểm hiện nay với giá bán 400 triệu đồng/chiếc, lãi suất vay vốn thương mại ưu đãi 0.78%/tháng
Theo tính toán của chi nhánh thì năm thứ 10 của dự án NPV đạt 825.72 triệu đồng: IRR đạt 11%, hiệu quả của dự án đối với doanh nghiệp là có tuy không cao, đạt kết quả này là do việc kết hợp đầu tư dự án chủ yếu sử dụng vốn vay thương mại(91,7%). Mặt khác nhu cầu vôn lưu động để dự án hoạt động quá lớn do vậy lãi vay vốn lưu động hàng năm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của dự án.
Hiệu quả của dự án phụ thuộc vào giá bán của sản phẩm mà việc xác định giá bán dự kiến trong dự án (xe quy chuẩn25-30CN) lại được căn cứ vào kết quả tính toán vào giá thành bình quân cho một xe khi xuất xưởng. Do vậy chủ đầu tư khi tính lãi xuất vay vốn là 0.75%/tháng thậm chí còn thấp hơn thì dự kiến giá bình quân chỉ là 385 triệu đồng/1 xe.Chi nhánh khi tính lãi suất vay vốn đầu tư lên 0,787%/tháng và tính nhu cầu vốn lưu động dựa trên chi phí sản xuất trong bảng tính toán thì giá bán dự kiến bình quân phải là 400triệu đồng/1xe.
Như vậy, dự án có khả năng hoàn trả vôn vay đầu tư trong 9,5 năm và đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp nếu gía thành bán xe tăng lên với dự kiến của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp được hỗ trợ về vốn lưu động khi đầu tư dự án. Việc đánh giá bình quân giao động từ 385 triệu đồng/1xe đến 400 triệu đồng/1xe so với giá thị trường hiện tại là vẫn hợp lý, vẫn đảm bảo được tính cạnh tranh về giá thành của sản phẩm.
Phân tích hiệu quả của dự án trong việc đóng góp vào ngân sách và hiệu quả xã hội:
Khi dự án đi vào hoạt động sẽ đóng góp khá lớn cho ngân sách nhà nước thông qua việc nộp thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, bình quân 3 năm đầu là 2 tỷ đồng và các năm tiếp theo là 4 tỉ đồng.
Tạo điều kiện và duy trì ổn định việc làm cho 370 lao động và so với hiện nay thì đã tạo thêm được chỗ làm cho 70 lao động mới tại công ty cơ khí A, ngoài ra còn góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động trong các ngành và lĩnh vực có liên quan.
Khi dự án đi vào hoạt động sẽ dần đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách của xã hội, hiệu quả của dự án mang lại cho xã hội khó có thể định lượng, định tính được, song chắc chắn nó sẽ là nhân tố kích cầu trong tiêu dùng,kích thích sản xuất phát triển, tăng cường giao lưu, phát triển kinh tế giữa nhiều địa phương trong cả nước,góp phần đẩy nhanh, đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH của đất nước
7) Đánh giá rủi ro và biện pháp bảo đảm an toàn vốn
Về rủi ro của dự án:
Chủ trương đầu tư là phù hợp, song tính hiệu quả của dự án là trên lý thuyết (mặc dù đã có sự tính toán khoa học và dựa vào kinh nghiệm thực tế) phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trước,trong và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21755.doc