Chuyên đề Thẩm định dự án vay vốn tại Sở Giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU 5

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN QUÂN ĐỘI 4

1.1. Tổng quan hoạt động kinh doanh ở SGD 4

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển SGD 4

1.1.2. Tổng quan hoạt động kinh doanh ở SGD 6

1.1.2.1. Tình hình huy động vốn 7

1.1.2.2. Hoạt động tín dụng 8

1.1.2.3. Hoạt động phi tín dụng 8

1.2. Thực trạng thẩm định dự án vay vốn tại SGD 8

1.2.1. Quy trình thẩm định 9

1.2.2. Phương pháp thẩm định 11

1.2.3. Nội dung thẩm định 11

1.2.3.1. Thẩm định kinh tế dự án 12

1.2.3.2. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật 16

1.2.3.3. Thẩm định về khả năng thực hiện dự án 17

1.2.3.4. Đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án 19

1.2.3.5. Đánh giá rủi ro của dự án 22

1.2.3.6. Đánh giá các biện pháp bảo đảm tiền vay 23

1.2.4. Kết luận và kiến nghị về dự án đầu tư 23

1.3. Ví dụ minh họa về thẩm định một dự án vay vốn ở SGD – Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền II nhà máy xi măng Hồng Hà 24

1.3.1. Thẩm định kinh tế dự án 24

1.3.1.1. Đánh giá mục tiêu đầu tư và các nội dung sơ bộ của dự án 24

1.3.1.2. Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ xi măng của dự án 25

1.3.1.3. Đánh giá khả năng cung ứng nguyên vật liệu 35

1.3.2. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án 36

1.3.2.1. Đánh giá địa điểm xây dựng 36

1.3.2.2. Thẩm định công nghệ và máy móc thiết bị của dự án 37

1.3.3. Thẩm định về khả năng thực hiện dự án 39

1.3.3.1. Thẩm định năng lực quản lý thực hiện dự án của chủ đầu tư 39

1.3.3.2. Thẩm định tổng vốn đầu tư và phương án nguồn vốn 39

1.3.4. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án 41

1.3.4.1. Xác định các căn cứ tính toán hiệu quả tài chính của dự án 41

1.3.4.2. Tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án 41

1.3.5. Đánh giá rủi ro của dự án 49

1.3.5.1. Rủi ro về tiến độ 49

1.3.5.2. Rủi ro về thị trường 49

1.3.5.3. Rủi ro về quản lý, vận hành 50

1.3.5.4. Rủi ro về tổ chức phân phối tiêu thụ sản phẩm 50

1.3.5.5. Rủi ro về kinh tế vĩ mô 50

1.3.5.6. Bảo đảm tiền vay 51

1.3.6. Kết luận và kiến nghị về dự án 51

1.3.6.1. Thuận lợi 51

1.3.6.2. Khó khăn 52

1.3.6.3. Ý kiến của tổ thẩm định về dự án 54

1.4. Đánh giá tình hình thẩm định dự án vay vốn tại SGD 54

1.4.1. Những kết quả đạt được 54

1.4.1.1. Về quy trình thẩm định 54

1.4.1.2. Về nội dung thẩm định 55

1.4.1.3. Về phương pháp thẩm định 55

1.4.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 55

1.4.2.1. Hạn chế 55

1.4.2.2. Nguyên nhân 58

CHƯƠNG 2: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 60

2.1. Định hướng phát triển hoạt động thẩm định dự án vay vốn của SGD 60

2.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn tại SGD NHQĐ 60

2.2.1. Giải pháp về công tác thu thập thông tin 60

2.2.2. Giải pháp về quy trình thẩm định 61

2.2.3. Giải pháp về phương pháp thẩm định 61

2.2.4. Giải pháp về nội dung thẩm định 62

KẾT LUẬN 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thẩm định dự án vay vốn tại Sở Giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng cạnh tranh của dự án Theo Báo cáo đầu tư do đơn vị tư vấn lập, thị trường tiêu thụ chính của dây chuyền II Nhà máy xi măng Hồng Hà được xác định hai khu vực chính là: Thị trường tại chỗ và khu vực lân cận bao gồm các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Thị trường Miền Nam. Ninh Bình thuộc vùng đồng bằng sông Hồng là cửa ngõ giao lưu của vùng Đồng bằng sông Hồng với vùng Bắc Trung Bộ. Đồng thời, với hệ thống giao thông sắt, thuỷ, bộ khá hoàn chỉnh, Ninh Bình có thể đưa xi măng tới tất cả các tỉnh trong vùng đặc biệt là tới Hà Nội, một trong những thị trường xi măng lớn nhất của cả nước. Ninh Bình giáp Nam Định, thông qua Nam Định tới Thái Bình và Hưng Yên là ba tỉnh không có nguồn đá vôi để sản xuất xi măng, cũng có thể thông qua cửa Đáy bằng các tàu nhỏ chạy ven biển, xi măng của Ninh Bình sẽ đến được nhiều địa bàn ven biển của các tỉnh lân cận trong vùng . Thị trường của Nhà máy xi măng Hồng Hà dự kiến cũng là thị trường chung của của các nhà máy xi măng tại khu vực Hoà Bình – Hà Tây – Hà Nam – Ninh Bình - Bắc Thanh Hoá; Hải Phòng - Hải Dương; Quảng Ninh. Tổng công suất các Nhà máy đã có và đang xây dựng của khu vực Hà Tây – Hà Nam – Ninh Bình - Bắc Thanh Hoá là 8,94 triệu tấn/năm. Tổng số các Nhà máy là 14, trong đó có 5 Nhà máy XM lò quay lớn là Bỉm Sơn, Bút Sơn, Tam Điệp, Nghi Sơn, Hoàng Mai còn lại 11 Nhà máy XM lò đứng. Cùng với sức sản xuất của các khu vực Hải Phòng - Hải Dương và Quảng Ninh, lượng sản xuất của các Nhà máy đã có và đang xây dựng sẽ đủ cung cấp cho vùng đồng bằng Sông Hồng. Hiện nay có 02 Nhà máy xi măng Bút Sơn và Bỉm Sơn đều đang xây dựng dây chuyền 2 và d/c 3, trong khu vực này còn dự kiến xây dựng 02 Nhà máy: Xi măng Mỹ Đức công suất 1,4 triệu tấn/năm, xi măng Nghi Sơn CS 2triệu tấn/năm và xây dựng 3 Nhà máy xi măng lò quay với quy mô 0,9 triệu tấn/năm tại Ninh Bình và Tây Thanh Hoá. Nhiều Nhà máy xi măng lò đứng có kế hoạch chuyển đổi sang lò quay quy mô nhỏ. Khi tất cả các dự án hoàn thành và đưa vào khai thác, tổng công suất của khu vực này vượt quá nhu cầu tiêu thụ, phải xuất đi miền Trung và miền Nam. Xem xét đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án được xem xét lần lượt từng mặt từ chất lượng, giá cả, thương hiệu, kênh phân phối, năng lực quản lý của Chủ đầu tư. Về chất lượng Dự án Xi măng Hồng Hà có lợi thế của người đi sau là có khả năng tiếp xúc với công nghệ kỹ thuật đời mới. Hiện theo báo cáo của Chủ đầu tư dự án đã ký được hợp đồng giao tổng thầu EPC cho Viện nghiên cứu và thiết kế xi măng Hợp Phì – Trung Quốc thực hiện. Theo báo cáo đầu tư sản phẩm của dự án là clanhke PC50 và Xi măng PCB40 là loại xi măng có chất lượng phổ biến được tiêu thụ trên thị trường Việt Nam hiện nay là PCB30 & PCB40. Như vậy, sản phẩm của dự án sẽ không có khác biệt nhiều so với thị trường về chất lượng. Về thương hiệu, khả năng tiêu thụ sản phẩm Các Nhà máy xi măng mới đi vào hoạt động sẽ chịu các chi phí khấu hao trả nợ lớn, sản phẩm mới tiếp cận với thị trường, thương hiệu còn lạ, kênh phân phối (đại lý) chưa được xác định, khả năng quản lý điều hành hạn chế, chi phí quảng bá, tiếp thị sản phẩm cao… nên mức độ và khả năng phát huy hiệu quả, cạnh tranh với các sản phẩm khác khi đi vào hoạt động sẽ khó khăn hơn nhiều, đặc biệt là đối với sản phẩm của các Cty thuộc thành viên của Tổng Công ty xi măng Việt nam đã có thương hiệu từ lâu; Về giá bán sản phẩm Trong bối cảnh thị trường có sự cạnh tranh rất quyết liệt, giá cả xi măng trong nước sẽ dần tiệm cận tới giá cả của thị trường khu vực, các nhà sản xuất trong nước phải hạ dần giá bán để kích thích tiêu thụ, giành giật thị trường. Từ đầu năm 2004 đến nay phần lớn các mặt hàng chủ yếu trên thế giới như giá thép, giá dầu thô, cước vận tải biển, giá than, giá vật liệu bao bì và giá lương thực thực phẩm,… đều tăng. Các mặt hàng trên thế giới đang vận động theo xu hướng tăng trong đó giá xi măng cũng có khả năng tăng theo. Lúc đó, sự thành công của một sản phẩm được quyết định bằng chi phí thuận lợi của sản phẩm đó. Theo Báo cáo nghiên cứu khả thi thì giá bán sản phẩm Xm PCB40 của dự án là 610.000 đồng/tấn (giá chưa có VAT), nếu tính thêm chi phí vận chuyển, tiêu thụ thì vẫn thấp hơn giá bán tại thị trường miền Bắc khoảng 20.000đ/t (hiện nay trung bình là 720.000 – 760.000 đồng/tấn, cao hơn so với giá bán dự kiến của sản phẩm). Tuy nhiên, do dự án sử dụng công nghệ của Trung Quốc nên về mặt giá thành là thấp hơn so với mặt bằng chung, nhưng về mặt chất lượng thì chưa thể kiểm chứng được. Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ xi măng của dự án Để xác định địa bàn tiêu thụ của dự án và xây dựng chính sách thị trường thích hợp, cần xem xét đến địa bàn tiêu thụ (thị trường chính) xi măng đối với dự án đầu tư tập trung chủ yếu là: Thị trường tại chỗ và khu vực lân cận bao gồm các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Thị trường Miền Nam. Với cơ cấu sản phẩm của dự án gồm hai loại Clinker PC50 sản lượng sản xuất là 500.000tấn/năm và Xi măng PCB40 sản lượng sản xuất là 1,2 triệu tấn/năm. Đối với sản phẩm Xi măng: Như đã phân tích ở trên, tại khu vực từ Thanh Hoá đến Hà Nam nơi dự án được đầu tư hiện đã có 5 nhà máy sản xuất XM với công suất lớn đang hoạt động và có khoảng 11 nhà máy XM lò đứng có công suất nhỏ chưa kể trong những năm tới thêm một số nhà máy có đang được đầu tư như: XM Bút Sơn II, XM Bỉm Sơn III, XM Vinakasai II, XM Hoàng Long, Phú Sơn….sẽ cho ra sản phẩm đồng thời với dự án XM Hồng Hà II. Do đó thị trường tiêu thụ cho dự án là rất khó khăn, tính chất cạnh tranh rất khốc liệt. Theo tài liệu đã cung cấp của chủ đầu tư, Doanh nghiệp hiện đang hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp, hàng năm cần một số lượng xi măng khá lớn để thi công các công trình mà doanh nghiệp nhận thầu. Ngoài ra, Chủ đầu tư cũng đã có văn bản cam kết của một số bạn hàng chuyên sản xuất VLXD (cột điện, Bê tông tươi…) như Cty CP Bê tông-Thép Ninh Bình, Cty CP Bê tông & XD Vĩnh Tuy Hà Nội, Cty CP Bê tông & XD Thái Nguyên, Cty CP Bê tông & XD Hà Nội, các Cty này sẽ sử dụng sản phẩm của dự án khi nhà máy đi vào hoạt động nhưng với số lượng không nhiều. Tuy nhiên, phần nào cũng đã giải quyết được nhu cầu đầu ra của dự án. Ngoài ra hiện chủ đầu tư đã ký được một số hợp đồng nguyên tắc với các đại lý nhận tiệu thụ sản phẩm của dự án tại các tỉnh, thành phố lân cận, mạng lưới đại lý này cũng sẽ tiêu thụ một số lượng đáng kể XM cho dự án đầu tư. Chủ đầu tư đã tiến hành khảo sát đánh giá thị trường tại khu vực các tỉnh phía Bắc và đã có kế hoạch thâm nhập thị trường bằng việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các đại lý tại các tỉnh phía Bắc, cùng các chính sách giảm giá bán sản phẩm, ưu đãi, khuyến mại và tăng tỷ lệ % hoa hồng cho các đại lý cao hơn các nhà máy sản xuất xi măng trên địa bàn khi sản phẩm của nhà máy được tung ra thị trường. Tuy nhiên, việc khảo sát thăm dò thị trường chỉ mới dừng tại các tỉnh phía Bắc và có thể tiêu thụ sản phẩm của dây chuyền I với sản lương không nhiều (550.000tấn Xm/năm). Nhưng với dây chuyền II có sản lượng rất lớn ~1,2 triệu tấn Xm/năm là rất khó khăn, trong khi thị trường phía Nam với nhu cầu rất lớn về xi măng thì chủ đầu tư chưa có kế hoạch để thâm nhập thị trường này. Vì vậy, việc tiêu thụ sản phẩm xi măng của dây chuyền II dự án đầu tư cần phải có phương án, kế hoạch tiêu thụ cụ thể và xác định được thị trường phía Nam là chủ yếu thì mới thực hiện được mục tiêu đầu tư của dự án. Đối với sản phẩm Clinker: Với sản lượng clinker sản suất hàng năm là 500.000 tấn/năm Theo thông tin về tình hình nhập khẩu clinker, thì hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu từ 4 – 5 triệu tấn clinker/năm, riêng tổng Cty xi măng Việt nam hàng năm cũng phải nhập khẩu trên dưới 2 triệu tấn clinker/năm. Việc nhập khẩu clinker hàng năm do hiện tại cả nước có khoảng trên 20 trạm nghiền xi măng độc lập có công suất trạm nghiền từ 100.000T/năm – 1.000.000T/năm nhưng không gắn với nguồn cung cấp clinker, với tổng công suất các trạm nghiền trên 6 triệu tấn/năm. Nên phải nhập khẩu clinker để sản xuất xi măng hoặc mua clinker của các nhà máy sản xuất xi măng trong nước để sản xuất. Trong khi các nhà máy xi măng được đầu tư xây dựng đều có công suất thiết kế đến giai đoạn sản xuất ra xi măng, nên việc bán clinker chỉ khi nào việc tiêu thụ xi măng chậm. Vì vậy, nhu cầu cung cấp clinker cho các trạm nghiền độc lập trong tương lai vẫn rất cao và với công suất thiết kế của dự án thì rất nhỏ so với nhu cầu thực tế. Theo hồ sơ dự án chủ đầu tư cung cấp đã có hợp đồng nguyền tắc về việc cung cấp sản phẩm clinker cho Cty CP XD vật liệu & đầu tư Đại Việt với sản lượng 400.000tấn/năm để đưa vào trạm nghiền của Cty Đại Việt đặt tại tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài ra, trong hồ sơ vay vốn chủ đầu tư đã có kế hoạch liên kết hợp vốn cùng CCBM để xây dựng một trạm nghiền tại khu vực phía Nam để nghiền sản phẩm clinker của dự án. Nếu thực hiện được thì tính khả thi trong việc tiêu thụ sản phẩm clinker của dự án rất cao. Tuy nhiên, chủ đầu tư cần có phương án hữu hiệu trong việc thâm nhập thị trường của dự án, xây dựng được các đại lý tiêu thụ, có chính sách bán hàng và khuyến khích hậu mãi thoả đáng thì mới có thể tham gia cạnh tranh được. Tóm lại: Thị trường mục tiêu của dự án được đánh giá là có sự cạnh tranh gay gắt về giá cả và thị phần và đây là thị trường mà được dự báo cung sẽ vượt cầu. Vấn đề đặt ra là hiện dự án xi măng mới chưa có: kinh nghiệm, thâm niên, thương hiệu và hệ thống các kênh phân phối, hỗ trợ tiêu thụ,… cần tính toán cân nhắc hết sức thận trọng, đặc biệt là tính kinh tế, nguồn vốn, nguồn nguyên liệu, nhu cầu thị trường, năng lực xây dựng, trình độ quản lý vận hành Nhà máy sau này,… để đảm bảo Nhà máy XM của dự án được phát triển bền vững. Ngoài những yếu tố trên, thành công của dự án cũng phụ thuộc khá nhiều vào việc xác định giá bán, phương thức bán hàng và khả năng quản trị, điều hành Nhà máy,… Đánh giá khả năng cung ứng nguyên vật liệu Nguồn nguyên liệu đầu vào cung cấp cho dự án hoạt động chủ yếu là đá vôi, đất sét. Ngoài ra để sản xuất clinker và xi măng cần có một số nguyên nhiên liệu phụ khác với tỷ trọng nhỏ. Theo báo cáo thẩm định chung của các ngân hàng và công văn số 1193/BXD-VLXD ngày 6/6/2007 của Bộ Xây dựng, đá vôi tại mỏ Mả Vối và đẩt sét tại mỏ đồi Rộc Cho, mỏ Bồ Đề đủ đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy hoạt động trên 30 năm. Tuy nhiên chất lượng đất sét có hàm lượng Silic thấp, hàm lượng kiềm lớn có ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm và thiết bị. Về vấn đề này Chủ đầu tư đã có giải trình là mặc dù chất lượng đất sét chưa cao nhưng các mỏ có trữ lượng lớn, có điều kiện khai thác thuận lợi, có điều kiện hạ giá thành khi tiến hành khai thác với lượng lớn. Chủ đầu tư đưa ra giải pháp xử lý như sau: về hàm lượng Silic thấp (61,84%) sẽ bổ sung thêm cao Silic hoặc cát mịn (khi sử dụng hết mỏ của giai đoạn 1, chuyển sang khai thác mỏ của giai đoạn 2 sẽ sử dụng thêm cao Silic Hà Trung – Thanh Hoá với hàm lượng SiO2 từ 80%-90%– khá gần nhà máy); về hàm lượng kiềm cao: chủ đầu tư đã đề cập đến cùng các đơn vị tư vấn ngay từ khi lập dự án và cùng đơn vị tổng thầu để lưu ý biện pháp sử lý. Mẫu đá và đất sét đã được chuyển cho nhà sản xuất thiết bị để thí nghiệm phục vụ công tác thiết kế sản xuất thiết bị. Theo Nhà thầu thì trong dây chuyền có thiết kế bổ sung hệ thống bypass (thiết bị tách kiềm) để xả bớt hàm lượng kiềm nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và thiết bị. Do thời gian xin cấp phép khai thác mỏ kéo dài, vì vậy Chủ đầu tư cần khẩn trương thực hiện các thủ tục cần thiết để xin cấp phép khai thác mỏ theo đúng quy định (lập phương án xin giấy phép thăm dò, tiến hành khảo sát thăm dò, báo cáo kết quả thăm dò trình Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản theo qui định của Luật Tài nguyên Môi trường...) Các nguồn nguyên liệu khác chiếm tỷ trọng thập như: than cám, cao silic, quặng sắt, thạch cao, điện năng, nguồn nước chủ đầu tư đã có kế hoạch đảm bảo khả năng thực hiện dự án. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án Đánh giá địa điểm xây dựng Vị trí xây dựng Nhà máy cụ thể như sau: TT Nội dung Mô tả Địa điểm XD nhà máy Tại xã Ninh Vân, huyện Hoa lư, tỉnh Ninh Bình Giao thông đường bộ Cách quốc lộ1A khoảng 2,5 Km về phía bắc Giao thông đường thuỷ Cách cảng Ninh phúc15km Giao thông đường sắt Cách ga Cầu Yên khoảng 3 Km Khoảng cách đến mỏ đá Cách mỏ đá 2 km Khoảng cách đến mỏ sét Cách mỏ sét khoảng 10 km An ninh quốc phòng Không ảnh hưởng Di tích văn hoá, lịch sử Không có di tích văn hoá lịch sử Với địa điểm xây dựng nhà máy như trên cho thấy: Giao thông tương đối thuận lợi nhất là khai thác và vận chuyển nguyên liệu đá vôi, đá sét; Mặt bằng nhà máy nằm trên cánh đồng của làng Hệ, phía Đông và Nam giáp núi, cách xa khu dân cư nên công tác đền bù, giải phóng mặt bằng có nhiều thuận lợi, hạn chế tối đa tác động môi trường, ngoài ra đường giao thông từ quốc lộ 1A vào nhà máy dài 1,4 km được tỉnh đầu tư toàn bộ. Do vậy việc lựa chọn địa điểm đầu tư được đánh giá có nhiều thuận lợi cả khi triển khai đầu tư cũng như việc khai thác vận hành nhà máy sau này. Thẩm định công nghệ và máy móc thiết bị của dự án Về công nghệ của dự án Theo Báo cáo đầu tư, công nghệ của dự án được sản suất theo phương pháp khô với lò quay có tháp trao đổi nhiệt gồm một nhánh 5 tầng Xiclon có buồng phân huỷ (calciner) đốt hoàn toàn bằng than cám 4aHG Quảng Ninh, hệ thống dây chuyền với trang thiết bị hiện đại mức độ tự động hoá cao. Hệ thống nghiền liệu bằng máy nghiền con lăn đứng năng suất 400T/h; hệ thống nghiền than bằng máy nghiền con lăn đứng có công suất 30T/h; hệ thống nghiền xi măng bằng máy nghiền đứng có công suất 2x140T/h (giai đoạn 1 đầu tư 1 dây chuyền nghiền sau mới đầu tư tiếp). Như vậy công nghệ sản xuất của dự án là công nghệ tiên tiến đang được áp dụng trên thế giới và cũng như của các nhà máy đang sản xuất hoặc đang được đầu tư xây dựng tại Việt Nam. Về dây chuyền thiết bị của dự án Trong Báo cáo đầu tư dự án đầu tư lựa chọn dây chuyền thiết bị cho nhà máy được sử dụng có xuất xứ từ Trung Quốc và một số thiết bị đơn giản được sản xuất tại Việt nam. Theo hợp đồng giao nhận tổng thầu EPC của chủ đầu tư đã ký với Viện nghiên cứu và thiết kế xi măng Hợp Phì – Trung Quốc, dây chuyền thiết chính được chế tạo và nhập khẩu từ Trung Quốc, một số thiết bị chính xác, thiết bị điện có xuất xứ từ châu Âu (EU) do đơn vị tổng thầu nhập. Ngoài ra một số thiết bị phụ trợ, thiết bị phi tiêu chuẩn sẽ được mua hoặc gia công chế tạo trong nước. Như vậy, về cơ bản những thiết bị có xuất xứ từ Trung Quốc. Đối với những thiết bị sản xuất xi măng có xuất xứ từ Trung Quốc hiện nay tại Việt Nam mới chỉ có thiết bị để sản xuất có công suất thiết kế 1triệu tấn Xm/năm, trong khi đó công suất thiết kế dự án đầu tư nhà máy là 5.000 tấn clinker/ngày tương ứng với ~1,8 triệu tấn Xm/năm là rất lớn. Đây là dự án đầu tiên tại Việt Nam sử dụng thiết bị của Trung Quốc có công suất thiết kế lớn tương đương công suất thiết kế của những thiết bị có xuất xứ từ châu Âu mà hiện các nhà máy lớn đang đầu tư xây dựng.. Nhận xét: Đối với việc sử dụng dây chuyền thiết bị của Trung Quốc có ưu điểm giảm suất đầu tư của dự án, thời gian thi công lắp đặt nhanh (do khoảng cách vận chuyển thiết bị ngắn). Việc sử dụng dây chuyền thiết bị của Trung Quốc cho dự án, hiện nay một số nhà máy đang được đầu tư XD lựa chọn như XM Yên Bình Yên Bái, XM Vinakansai, XM Hướng Dương…..Trong thực tế tại Việt Nam đối với việc sử dụng thiết bị Trung Quốc trong sản xuất xi măng bằng phương pháp khô theo công nghệ lò quay mới chỉ có công suất thiết kế < 1triệu tấn Xm/năm và chưa được kiểm chứng đánh giá chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Trong khi dự án đầu tư sử dụng thiết bị xuất xứ từ Trung Quốc có công suất thiết kế lớn ~1,85 triệu tấn Xm/năm đây là dự án đầu tiên tại Việt Nam sử dụng thiết bị Trung Quốc có công suất lớn. Do đó khó đánh giá được tính đồng bộ, khả năng hoạt động cũng như chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Theo báo cáo của chủ đầu tư qua việc đi thực tế tại Trung Quốc thì đối với dây chuyền thiết bị có công suất như dự án đầu tư đã được bên tổng thầu thực hiện xây dựng tại một số quốc gia châu Phi và khu vực Trung Đông. Tóm lại: Trên cơ sở những nhận xét đánh giá đã nêu, vấn đề rủi ro về chất lượng sản phẩm sản xuất ra và tính đồng bộ giữa thiết bị nhập khẩu và thiết bị sản xuất trong nước là rất cao. Do đó chủ đầu tư cần lưu ý khi lựa chọn nhà cung cấp thiết bị cũng như thuê tư vấn giám sát kỹ thuật trong quá trình thi công xây dựng nhà máy. Thẩm định về khả năng thực hiện dự án Thẩm định năng lực quản lý thực hiện dự án của chủ đầu tư Theo Báo cáo đầu tư nhận định, Công ty TNHH Hồng Hà là Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án của Nhà máy xi măng Hồng Hà. Công ty TNHH Hồng Hà đã được thành lập từ năm 1993, nhưng hoạt động chủ yếu của Công ty là về lĩnh vực xây lắp, Chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, vận hành, sản xuất và kinh doanh xi măng. Theo hồ sơ do chủ đầu tư cung cấp, hiện việc đào tạo đội ngũ công nhân cho dây chuyền II của nhà máy Chủ đầu tư đã ký hợp đồng nguyên tắc với Trường cao đẳng nghề LILAMA gửi công nhân vào để đào tạo nghề vận hành thiết bị xi măng phục vụ hoạt động của dự án. Ngoài ra theo hợp đồng Tổng thầu EPC đã ký thì Viện nghiên cứu và thiết kế xi măng Hợp Phì – Trung Quốc có trách nhiệm đưa một số lượng công nhân sang Trung Quốc để đào tạo sử dụng máy móc thiết bị xi măng kinh phí đào tạo do phía đơn vị Tổng thầu chịu. Đồng thời có kế hoạch thuê các chuyên gia đã và đang công tác trong ngành xi măng về bố trí vào những vị trí chủ chốt. Thẩm định tổng vốn đầu tư và phương án nguồn vốn Thẩm định tổng vốn đầu tư và suất đầu tư dự án Tổng mức đầu tư theo Báo cáo đầu tư do đơn vị tư vấn (CCBM) lập là 2.076.811 triệu đồng, được phân bổ như sau: Bảng 10. Cơ cấu tổng VĐT dự án dây chuyển II Nhà máy xi măng Hồng Hà Đơn vị: triệu đồng TT Khoản mục Giá trị I Chi phí cố định 2.020.011 1 Chi phí thiết bị 1.159.708 2 Chi phí xây dựng 383.441 3 Chi phí khác 83.440 4 Chi phí đền bù GPMB 5.965 5 Vốn dự phòng 170.192 6 Lãi vay trong TGXD 148.099 7 Thuế VAT 69.166 IV Vốn lưu động 56.800 Tổng cộng 2.076.811 Suất đầu tư dự án là 1.122.228 đ/Txm tương đương ~70 USD/Txm (theo tỷ giá qui đổi 16.038 VND/USD). So sánh với một số suất đầu tư của một số nhà máy sử dụng thiết bị Trung Quốc như XM Hướng Dương là 1,178 trđ, XM Vinakansai là 1,126 trđ, XM Yên Bình là 1,160 trđ, thì suất đầu tư của dự án là tương đối phù hợp. Thẩm định tính khả thi của phương án nguồn vốn Theo giải trình của chủ đầu tư về việc huy động các nguồn vốn tự có để tham gia đầu tư dự án như trên. Qua kiểm tra đánh giá từng nguồn huy động vốn, Tổ thẩm định chung nhận thấy: Đối với nguồn vốn lưu động ròng (226 tỷ đồng) và nguồn lợi nhuận của 2 năm 2008&2009 (12 tỷ đồng) khả năng huy động của Cty là có thể thực hiện được. Tuy nhiên, Cty cần phải có biện pháp và phương án, kế hoạch cụ thể thì mới đảm bảo việc huy động vốn theo tiến độ đầu tư của dự án. Đối với nguồn hoàn thuế VAT sản phẩm tiêu thụ khi dây chuyền I đi vào hoạt động (38,4 tỷ đồng) theo tính toán khả năng tiêu thụ sản phẩm trong 2 năm (2008&2009) thì có thể huy động được 20 tỷ đồng. Đối với nguồn vốn huy động bằng sự tham gia góp vốn của Cty cơ khí Hà Nội (33 tỷ đồng), qua đánh giá tài chính thì khả năng huy động từ nguồn vốn này là 20 tỷ đồng. Đối với nguồn hỗ trợ sau đầu tư của Dây chuyền 1 từ Ngân hàng phát triển, theo đánh giá của Tổ thẩm định là khoảng 10 tỷ đồng là có thể thực hiện được. Đối với nguồn vốn huy động từ cán bộ của Cty, Nhà máy xi măng và CN TP Hồ Chí Minh chủ đầu tư chưa có phương án cụ thể việc huy động nguồn vốn này, do đó Tổ thẩm định chung chưa đủ cơ sở để đánh giá tính khả thi. Như vậy, với khả năng huy động các nguồn vốn tự có theo giải trình của chủ đầu tư chỉ có thể huy động được khoảng 288 tỷ đồng số vốn còn thiếu là 15 tỷ đồng (từ nguồn huy động cán bộ công nhân viên) do chưa có phương án huy động cụ thể, vì vậy chủ đầu tư cần giải trình hoặc bổ sung thêm bằng các nguồn vốn huy động khác. Còn nguồn vốn vay thương mại các ngân hàng đang được xem xét thẩm định, sau khi tiến hành thẩm định chung với các điều kiện nếu dự án có hiệu quả và đảm bảo trả nợ vốn vay ngân hàng Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án Xác định các căn cứ tính toán hiệu quả tài chính của dự án Để xem xét đánh giá về hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư, việc tính toán được thực hiện gồm 2 phần. Phần 1: Tính toán cho trường hợp cơ sở (Phương án tĩnh). Phần 2: Thử độ nhậy (Phân tích độ nhậy) với các thông số đầu vào cơ bản có nhiều ảnh hưởng tác động đến dự án trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án Các thông số đầu vào của dự án Nhóm thông số tổng mức đầu tư  Trong phần tính toán, tổng vốn đầu tư dự án dựa trên cơ sở đơn vị tư vấn lập tháng 4/2007, Tổ thẩm định nhận thấy tổng vốn đầu tư dự án do đơn vị tư vấn lập theo các qui định hiện hành của nhà nước về xây dựng cơ bản và các chế độ chính sách có liên quan. Theo đơn vị tư vấn, khoản vay ngân hàng thương mại bằng cả USD và VND, tuy nhiên theo đề nghị của chủ đầu tư vay toàn bộ bằng VND do đó Tổ thẩm định chung đã tính toán lại lãi vay trong thời gian xây dựng theo lại suất hiện hành khoản vay ngân hàng thương mại. Nguồn vốn đầu tư và chi phí vốn của dự án  Theo dự kiến nguồn vốn đầu tư dự án được hình thành từ 2 nguồn: vốn tự có là 303.000 triệu đồng chiếm 15%VCĐ và vốn vay NHTM là 1.717.000 triệu đồng chiếm 85%VĐT. Để xác định tỷ suất chiết khấu bình quân của dự án làm cơ sở tính toán hiệu quả tài chính, tỷ lệ các nguồn vốn tham gia đầu tư được xác định so với tổng vốn cố định (VCĐ) trực tiếp đầu tư dự án như sau (kể cả phần lãi vay được nhập gốc). Nguồn vốn tự có: 303.000 triệu đồng (chiếm ~15% VCĐ) để xác định lãi suất chiết khấu bình quân của dự án, giả định chi phí cơ hội của nguồn vốn tự có tham gia đầu tư sẽ là 10% bằng với lãi suất vay ngân hàng trong thời điểm hiện tại. Nguồn vốn vay NHTM: vay gốc là 1.569.112 triệu đồng và lãi vay trong TGXD là 148.099 triệu đồng, lãi trong TGXD được nhập gốc, như vậy số vốn vay NH khi DA đi vào hoạt động là 1.717.211 triệu đồng (chiếm 85%VCĐ), thời gian vay 11 năm, thời hạn trả nợ gốc 8 năm, thời gian ân hạn là 3 năm. Theo F/S lập với lãi suất là 13,5%/năm là cao hơn thực tế nên được điều chỉnh lại là 12%/năm cho phù hợp, thời hạn trả gốc và lãi hàng quí. Thông số về hoạt động của nhà máy Công suất thiết kế & cơ cấu sản phẩm: Theo Báo cáo đầu tư và QĐ phê duyệt dự án đầu tư của chủ tịch HĐTV Cty TNHH Hồng Hà, công suất thiết kế của Nhà máy là 5.000 tấn Clinker PC50/ngày (1,5 triệu tấn/năm), tương ứng với sản lượng sản xuất chủng loại xi măng hỗn hợp PCB40 là 1,8 triệu tấnXm/năm với cơ cấu sản phẩm là: 500.000 TClinker/năm chiếm33%CSTK và xi măng PCB40 là 1.206.255 tấn Xm/năm chiếm 67%CSTK (trong đó xi măng bao chiếm 80% là 965.000tấn/năm, xi măng rời chiếm 20% là 241.255 tấn/năm). Công suất huy động: Theo F/S lập công suất huy động năm đầu là 75%, năm 2 là 90% và năm 3 là 100%. Theo C/v số 1193/BXD- VLXD ngày 06.6.2007 ‘V/v góp ý dự án đầu tư dây chuyền II nhà máy xi măng Hồng Hà, tỉnh Ninh Bình’  thì công suất huy động là khá cao không phù hợp tình hình thực tế tại thời điểm nhà máy đi vào hoạt động. Đồng thời trên cơ sở tham khảo công suất các nhà máy xi măng đã xây dựng xong hoàn thành đi vào sản xuất, vì lý do nhà máy mới hoạt động chưa ổn định, dự án đi vào hoạt động đúng thời điểm dự báo dư thừa xi măng (từ 2009-2011) nên khả năng tiêu thụ sản phẩm chậm. Do đó tổ thẩm định thống nhất xác định công suất huy động năm đầu của dự án là 60%, các năm sau tăng 10%/năm. Hàng năm tạm tính sản lượng sản phẩm tồn kho gối đầu các năm là 5%/năm. Thời gian hoạt động của dự án: Theo FS lập vòng đời dự án được tính là 15 năm. Tuy nhiên, khả năng sử dụng thực tế của các nhà máy này thường dài hơn. Ví dụ, một số dây chuyền xi măng lò quay với công nghệ cũ đã hoạt động trên 20 năm như xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn hiện vẫn hoạt động cho chất lượng sản phẩm tốt với công suất lên tới 100%. Tổ thẩm định chung thống nhất xác định thời gian hoạt động của dự án là 15 năm theo FS lập. Dòng thu hồi giá trị tài sản cố định của phần xây lắp bằng giá trị còn lại chưa khấu hao. Nhóm thông số về chi phí hoạt động hàng năm: Chi phí biến đổi của dự án :  Chi phí biến đổi phụ thuộc vào định mức kinh tế kỹ thuật của dự án và giá thành nguyên vật liệu đầu vào. Qua tham khảo định mức nguyên vật liệu chính của các nhà máy đang hoạt động như xi măng Hoàng Mai, Tam Điệp, Bỉm Sơn... , Tổ thẩm định chung thống nhất với định mức của nguyên nhiên vật liệu đầu vào theo đơn vị tư vấn. Về đơn giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, căn cứ theo giá hiện hành tại Ninh Bình và tham khảo chi phí giá nguyên vật liệu đầu vào của một số nhà máy xi măng hiện nay, trên cơ sở đánh giá những thuận lợi và khó khăn về nguyên, nhiên liệu của dự án, Tổ thẩm định đã điều chỉnh lại đơn giá của một số nguyên liệu đầu vào như: giá Đá vôi, đất sét (do phải mua lại), than cám, dầu Diêzen, dầu bôi trơn.... cho phù hợp thực tế. Chi phí cố định của dự án (chưa tính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21674.doc
Tài liệu liên quan